Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

170415 đồ án thực tập tốt nghiệp máy phát điện 1200 KVA chương 1, chương 2 (phần i, II, III, IV, v, VI), chương 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.84 MB, 38 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN ĐIỆN
BỘ MÔN THIẾT BỊ ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đề tài:

TÌM HIỂU CẤU TẠO VÀ LẬP QUY TRÌNH VẬN HÀNH,
BẢO DƯỠNG, SỮA CHỮA MÁY PHÁT ĐIỆN CÔNG SUẤT
1200 KVA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ CHẾ
BIẾN DẦU KHÍ PHÚ MỸ-PV OIL PHÚ MỸ .
Giáo viên hướng dẫn: TS. Phùng Anh Tuấn
Sinh viên thực hiện : Phan Lê Thắng

MSSV: 20150566C

Đoàn Mạnh Lộc MSSV: 20150551C
Bùi Bá Hùng

MSSV: 20150542C

1


Vũng Tàu, ngày 12 tháng 5 năm 2017
Lời nói đầu
Sau quá trình học tập lý thuyết sinh viên rất cần được tiếp xúc thực tế sản xuất để làm
quen với thiết bị máy móc hỗ trợ cho công việc sau này. Chính vì vậy Trường Đại học
Bách Khoa Hà Nội-Viện Điện-Bộ môn thiết bị điện-điện tử cùng với doanh nghiệp đã
kết hợp tổ chức cho sinh viên đợt thực tập tốt nghiệp. Thực tập tốt nghiệp chính là


bước đệm giữa học lý thuyết trong nhà trường và môi trường làm việc thực tế. Qua quá
trình thực tập sinh viên kiểm nghiệm lại các kiến thức đã học và giúp bổ sung các kiến
thức còn thiếu. Tuy rằng việc thực tập tại cơ sở sản xuất diễn ra trong thời gian ngắn
và tiếp xúc hạn chế với một số các thiết bị nhưng nhóm thực tập đã thu được nhiều
kiến thức. Ngoài kiến thức chuyên môn còn có kiến thức về quy trình hoạt động một
nhà máy, cách thức tổ chức một công việc cụ thể, cách tiếp cận vấn đề khi sự cố xẩy
ra,…Đặc biệt là cách sắp xếp trình bày các tài liệu kỹ thuật của thiết bị, cụm thiết bị và
rộng hơn là nhà máy.
Để thu được kiến thức như vậy, nhóm thực tập đã được sự chỉ bảo tận tình của giáo
viên hướng dẫn là TS. Phùng Anh Tuấn và các anh chị trong phòng Kỹ thuật công
nghệ - Công ty cổ phần sản xuất và chế biến dầu khí Phú Mỹ.
Qua đây nhóm thực tập gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. Phùng Anh Tuấn và các
anh chị trong phòng Kỹ thuật công nghệ - Công ty cổ phần sản xuất và chế biến
dầu khí Phú Mỹ.
Do kiến thức và thời gian còn eo hẹp nên báo cáo này không thể tránh khỏi thiếu sót.
Rất mong được sự góp ý của quý thầy cô và các anh chị.
Trân trọng cảm ơn.
Nhóm sinh viên thực tập.

2


Nội dung
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP...........................................................................4
CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN DẦU KHÍ PHÚ MỸ PV OIL PHÚ MỸ.............4
I.Quá trình hình thành và phát triển....................................................................................................4
II.Lĩnh vực hoạt động và thế mạnh của Công ty.................................................................................5
III.Sơ đồ tổ chức và bố trí nhân sự của Công ty.................................................................................7
CHƯƠNG 2............................................................................................................................................8
MÁY PHÁT ĐIỆN 1200 KVA...............................................................................................................8

I.Giới thiệu máy phát điện công suất 1200 KVA................................................................................8
II.Cấu tạo máy phát điện công suất 1200 KVA................................................................................11
III.Lập quy trình vận hành máy phát điện công suất 1200 KVA......................................................14
IV.Lập quy trình bảo dưỡng máy phát điện công suất 1200 KVA....................................................20
V.Hướng dẫn sửa chữa một số lỗi khi vận hành máy phát điện công suất 1200 KVA.....................23
VI.Các quy định về an toàn khi vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa máy phát điện công suất 1200
KVA. 27
CHƯƠNG 3..........................................................................................................................................30
ĐỀ XUẤT CẢI TIẾN...........................................................................................................................30

3


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP
CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN DẦU KHÍ PHÚ MỸ
PV OIL PHÚ MỸ
I. Quá trình hình thành và phát triển.
Công ty Cổ phần sản xuất và chế biến dầu khí Phú Mỹ hay còn gọi tắt là PV OIL
Phú Mỹ tọa lạc trong KCN Cái Mép, Huyện Tân Thành, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu,
Việt Nam.
Website: ; Điện thoại: 064 – 3636798

Hình 1: Logo Công ty
PV OIL Phú Mỹ tiền thân là Nhà máy chế biến Condensate trực thuộc Công ty chế
biến và kinh doanh sản phẩm dầu (PDC). Sau này, khi PDC sát nhập với Tổng công ty
thương mại dầu khí (Petechim) trở thành Tổng công ty dầu Việt Nam (PV OIL) như
ngày nay. Nhà máy được xây dựng hoàn thành và đi vào hoạt động chính thức từ năm
2004. Đến năm 2010, thực hiện chủ trương của nhà nước và tập đoàn dầu khí quốc gia
Việt Nam về việc chuyển đổi mô hình doanh nghiệp, vào ngày 30/11/2010 Nhà máy
chế biến Condensate đã chính thức cổ phần hóa và đổi tên thành Công Ty Cổ Phần Sản

Xuất và Chế Biến Dầu Khí Phú Mỹ, theo giấy chứng nhận doanh nghiệp số
3501741445 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cấp.

4


Hình 2: Hình ảnh Công ty
II. Lĩnh vực hoạt động và thế mạnh của Công ty.
Lĩnh vực hoạt động chủ yếu là chế biến Condensate từ các nguồn mỏ Bạch Hổ, Rồng
Đôi, Nam Côn Sơn, … và condensate nhập khẩu. Các sản phẩm của Công ty cung cấp
ra thị trường như: M92, M95, E5, DO, …
Hệ thống sản xuất của nhà máy bao gồm: Hệ thống tháp chưng cất hiện đại và tự động
theo công nghệ DCS, SSD/F&GS với công suất thết kế là 340.000 tấn/năm.

Hình 3: Phòng điều khiển trung tâm DCS.
Hệ thống bồn bể có sức chứa lớn đáp ứng tốt nhu cầu dự trữ và hoạt động lâu dài của
nhà máy.
Hệ thống đường ống và hệ thống van điện tử hiện đại nối thông với hệ thống xuất nhập
theo đường thủy trên sông Thị Vải của kho cảng Công ty PV GAS.

5


Hình 4: Tháp chưng cất và Hệ thống bồn chứa.
Hệ thống phân phối và xuất hàng hóa đường bộ (Xe bồn, xi, téc, …).

Hình 5: Trạm xuất hàng đường bộ - xe bồn.
Ngoài quá trình sản xuất, Công ty còn sở hữu phòng Hóa Nghiệm được Bộ khoa học
và công nghệ cấp chứng chỉ VLAS. Do đó bên cạnh việc phục vụ nghiên cứu, kiểm
tra, đánh giá chất lượng nguyên liệu, sản phẩm, Công ty còn cung cấp thêm dịch vụ

pha chế và thử mẫu cho các khách hàng. Chi tiết hơn là các dịch vụ: Xác định chỉ số
Octan, xác định hàm lượng Toluen, xác định hàm lượng chì quang phổ hấp thụ nguyên
tử, độ nhớt động học, hàm lượng Benzen, …

6


Hình 6: Phân tích mẫu tại Phòng Hóa nghiệm.

III. Sơ đồ tổ chức và bố trí nhân sự của Công ty.
Nhân sự công ty PV OIL Phú Mỹ được phân bổ theo các phòng ban với chuyên môn
đặc thù, liên kết làm việc với nhau theo một quy trình khoa học.
Với số lượng cán bộ, công nhân viên 153 người, bộ máy nhân sự được bố trí qua sơ đồ
sau:

7


Hình 7: Sơ đồ bố trí nhân sự Công ty.

CHƯƠNG 2
MÁY PHÁT ĐIỆN 1200 KVA
I. Giới thiệu máy phát điện công suất 1200 KVA.
Máy phát điện công suất 1200 KVA do hãng Caterpillar-Mỹ chế tạo.
8


Hình 8: Máy phát điện công suất 1200 KVA.
Các thông số kỹ thuật của máy phát điện công suất 1200 KVA:
Máy phát điện Caterpillar công suất 1200 KVA

Công suất liên tục
1200 KVA
Công suất dự phòng
1400 KVA
Số pha
3
Điện áp/ tần số
400V/50Hz
Hệ thống khởi động
Đề điện 24Vdc bằng bình điện ắc quy, kèm
theo bộ điều tiết sạc
Tốc độ quay
1500 Vòng/phút
Tiêu hao nhiên liệu
100% tải: 271.6 Lít/giờ,
75% tải: 209.8 Lít/giờ,
50% tải: 147.6 Lít/giờ
Độ ồn dB-@7m
75 dB
Kích thước (DxRxC) (Máy trần)
5171 x 2317 x 2545 mm
Dung tích bình nhiên liệu (Đặt rời)
1000 Lít
Khối lượng
8500 Kg
Động cơ
Ký hiệu
3512
Hãng sản xuất động cơ
Caterpillar

Công suất đầu ra
1030 kW
Loại động cơ
Động cơ diesel 4 thì
Tốc độ quay
900 – 1500 Vòng/phút
Tốc độ không tải
900 Vòng/phút
Thông số xi lanh
Số xi lanh: 12
9


Bố trí xi lanh: Chữ V nghiêng một góc 600
Đường kính xi lanh: 170 mm
Hành trình xi lanh: 190 mm
Kích thước cửa hút xi lanh: 0.5 mm
Kích thước cửa xả xi lanh: 1.0 mm
Thể tích một xi lanh: 4.3 lít
Thể tích toàn bộ xi lanh: 51.6 lít
Tỉ số nén
14:1
Phương pháp làm mát động cơ
Làm mát bằng nước
Nhiệt độ nước làm mát khi vận hành 93-107 0C
Thể tích két nước làm mát
156,8 lít
Chiều quay
Tiêu chuẩn ngược kim đồng hồ
Kiểu phun nhiên liệu

Kiểu cơ khí
Lọc gió
Hai lọc gió bố trí hai bên. Lọc giấy loại
xoắn ốc
Lọc dầu
Dạng lõi lọc xoay- kiểu thành phần thay thế
Lọc nhớt
Dạng lõi lọc xoay- kiểu thành phần thay thế
Nhiên liệu
Dầu DO
Nhớt bôi trơn
API-CF4 15W40/API-CG4 15W40
Đầu phát
Ký hiệu
SR4B
Hãng sản xuất đầu phát
Caterpillar
Loại đầu phát
Không chổi than, tự kích từ
Công suất liên tục
1200 KVA
Cấp cách điện
H
Cấp bảo vệ
IP 22
Kiểu kết nối
3 pha 4 dây
Số đầu cực
4
Điều chỉnh điện áp

Điều chỉnh điện tử
Tủ điều khiển
Ký hiệu
EMCP II
Điện áp điều khiển
24 VDC
Điều khiển
Điều chỉnh điện áp điện tử
Start/Stop tự động
Màn hình hiển thị
Tốc độ, giờ hoạt động, số lần khởi động, áp
suất dầu, nhiệt độ nước làm mát, tần số,
điện áp,…
Báo lỗi
Hiển thị các lỗi thông qua đèn báo
Cảnh báo
Tốc độ động cơ, quá tải, áp suất dầu, nhiệt
độ nước làm mát, …
Chế độ bảo vệ
Máy phát tự động tắt khi có các lỗi sau:
10


-

Điện áp quá cao hay quá thấp
Tần số giảm hay vượt quá 50 Hz
Vượt quá dòng cho phép
Nhiệt độ nước làm mát vượt quá
nhiệt độ cho phép

- Áp suất dầu thấp
- Tốc độ vượt quá tốc độ cho phép
Chế độ bảo vệ: Nút dừng khẩn cấp
Khung bảo vệ và vỏ chống ồn
Kích thước khung bảo vệ (DxRxC)
9000 x 2600 x 3200 mm
Vỏ chống ồn
Lót sợi thủy tinh cách âm chống ồn
Các thiết bị khác
Ống xả giảm thanh
Vật liệu ống xả: Inox
Đường kính ống xả: 203.2 mm
Lưu lượng khí xả: 115.7 m3/phút
Bình ắc quy
Hai bình ắc quy GS: 12 VDC, 200 Ah
Bảng 1: Thông số kỹ thuật máy phát.
Máy phát điện công suất 1200 KVA là máy phát dự phòng chính của công ty chịu trách
nhiệm cung cấp toàn bộ điện năng cho việc vận hành nhà máy khi lưới điện chính có
sự cố nên việc vận hành, bảo dưỡng, sữa chữa phải thực hiện theo đúng quy trình.
II. Cấu tạo máy phát điện công suất 1200 KVA.
Cấu tạo của máy phát điện gồm bộ phận chính: Động cơ, đầu phát, tủ điều khiển.
Tủ điều khiển
Động cơ

Đầu phát

11


Hình 9: Cấu tạo máy phát điện công suất 1200 KVA.

Ngoài các bộ phận chính trình bày trong hình trên máy phát còn có các bộ phận sau:
Quạt làm mát, két nước, két dầu, lọc gió, đế máy, moto đề, bộ xạc, bình ắc quy, dây
đai, đồng hồ báo mức dầu, tanh nhớt, lọc nước, lọc dầu, lọc nhớt, bơm dầu, ống xả,…

 Động cơ.
Động cơ ký hiệu 3512 do hãng Caterpillar chế tạo là động cơ diesel 4 thì có 12 xi lanh
bố trí theo kiểu chữ V với góc nghiêng 600.
Sơ đồ bố trí 12 Xi lanh động cơ:

12


Hình 10: Sơ đồ bố trí Xi lanh (A: Cửa hút, B: Cửa xả)
 Đầu phát.
Đầu phát ký hiệu SR4B do hãng Caterpillar chế tạo là loại đầu phát cực lồi có 6 cuộn
dây đấu nối kiểu sao nối tiếp. Đây là loại đầu phát có 4 cực.
Sơ đồ đấu dây đầu phát:

Hình 11: Sơ đồ đấu sao nối tiếp của đầu phát
 Tủ điều khiển.
Tủ điều khiển được thiết kế với bộ phận chính là màn hình điều khiển EMCP II hiển
thị, đo lường và bảo vệ bằng kỹ thuật số.
Giao diện màn hình điều khiển:
13


1

2


3

4

5

6

7

Hình 12: Màn hình điều khiển máy phát.
Màn hình điều khiển gồm các bộ phận:
(1) Màn hình hiển thị các thông số máy phát.
(2) Nút đèn màn hình điều khiển.
(3) Nút điều chỉnh tần số.
(4) Nút chuyển đổi các chế độ khởi động/tắt máy phát.
(5) Nút điều chỉnh điện áp.
(6) Nút tắt khẩn cấp.
(7) Màn hình hiển thị các đèn cảnh báo.
Ngoài màn hình hiển thị trong tủ điều khiển còn có các bộ phận như thanh Bus đấu nối
với tải, các terminal đấu nối, các bo mạch điện tử,…
III. Lập quy trình vận hành máy phát điện công suất 1200 KVA.
Máy phát điện công suất 120 KVA có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sản xuất
liên tục và an toàn cho nhà máy nên việc vận hành phải tuân thủ nghiêm ngặt theo quy
trình đã được phòng Kỹ thuật công nghệ phê duyệt. Nhân viên phải được đào tạo và
cho phép của cấp quản lý mới được vận hành máy phát.
Quy trình vận hành gồm các bước sau:

Bước chuẩn bị (Được thực hiện hàng ngày tại mỗi đầu ca làm việc):
Thứ tự


Các bước thực hiện

Nội dung thực hiện
14


1

Quan sát xung
quanh máy phát

2

Kiểm tra hệ thống
lọc gió

3

Hệ thống làm mát

4

Hệ thống điện

5

Hệ thống cung cấp
nhiên liệu


- Quan sát xung quanh máy phát kiểm tra xem có
các chất dễ cháy nổ hay thiết bị khác để trong
hành lang hoạt động an toàn của máy.
- Kiểm tra vỏ máy phát xem có thành phần nào bị
hư hỏng hay thiếu không.
- Kiểm tra đường ống lọc gió xem đường ống có
bị hư hỏng hay các bu lông tại mặt bích đấu nối
có đầy đủ không.
- Kiểm tra các cùm trên các vị trí đấu nối có chắc
chắn không.
- Kiểm tra bộ hiển thị trên lọc gió xem bộ hiển thị
màu xanh hay màu đỏ. Nếu màu xanh thì lọc gió
còn hoạt động, màu đỏ tiến hành thay lọc.
- Kiểm tra xem các đường ống, két nước có bị rò
rỉ không.
- Kiểm tra các đường ống có bị hư hỏng hay bị
mất các cùm không.
- Kiểm tra độ chùng của dây đai.
- Kiểm tra quạt gió xem có vật cản không.
- Kiểm tra mức nước làm mát của két nước.
- Kiểm tra các dây điện đấu nối có bị trầy xước
không.
- CB máy phát ở vị trí mở ‘’OFF’’.
- Các thanh Bus đấu nối với tải có chắc chắn
không.
- Kiểm tra dây nối đất.
- Tất cả các van cung cấp nhiên liệu cho động cơ
phải ở vị trí mở.
- Kiểm tra xem có rò rỉ nhiên liệu không.
- Kiểm tra các đường ống cấp dầu có bị trầy xước

hay gãy vỡ không.
- Kiểm tra các điểm đấu nối đường ống có chắc
chắn không.
- Kiểm tra nhiên liệu đã cấp cho máy phát chưa.
15


6

Hệ thống nhớt bôi
trơn

7

Hệ thống khởi
động

8

Các thiết bị an toàn
phòng chống cháy
nổ
 Khởi động máy phát:

- Kiểm tra mức nhiên liệu trong két dầu. Mức
nhiên liệu ở ¾ két là tốt nhất.
- Kiểm tra mức nhớt ở két nhớt, mức nhớt ở vị trí
‘’Full’’.
- Kiểm tra có rò rỉ nhớt không.
- Kiểm tra các đường ống có bị trầy xước hay gãy

vỡ không.
- Kiểm tra các điểm đấu nối có chắc chắn không.
- Kiểm tra tháo các dây đấu nối Ắc quy với bộ
xạc bên ngoài.
- Kiểm tra dây nối ắc quy với mô tơ đề xem có
chắc chắn không và dây có bị ôxy hóa không.
- Mở nút Emergency.
- Bật công tắc cấp nguồn cho màn hình điều
khiển
- Kiểm tra các đồng hồ và các đèn báo xem tình
trạng máy.
- Kiểm tra điện áp bình ác quy.
- Lập lại các giá trị trên màn hình điều khiển.
- Chuẩn bị sẵn các thiết bị an toàn.
- Chuẩn bị sẵn các thiết bị phòng cháy chữa cháy.

 Khởi động bằng tay:
Các bước thao tác:
(1) Khởi động: Xoay nút khởi động sang vị trí ‘’Man. Start’’. Lúc này máy phát sẽ
khởi động. Chỉ khởi động trong 30 giây. Nếu máy phát không khởi động được phải
nghỉ 1 phút cho bình ắc quy phục hồi sau đó khởi động lại. Thao tác này thực hiện
khoảng 3 lần nếu không khởi động được thì kiểm tra lỗi.

16


Vị trí nút
gạt

(2)

(3)
(4)
(5)
-

Hình 13: Vị trí nút khởi động
Kiểm tra trên màn hình điều khiển xem có báo lỗi hay không. Nếu có tiến hành sửa
lỗi rồi mới tiếp tục các bước tiếp theo.
Kiểm tra các thông số máy phát khi máy chạy được 3-5 phút:
Tốc độ máy phát: 1500 Vòng/ phút.
Điện áp: 400 Vôn. Có thể điều chỉnh điện áp bằng nút trên màn hình điều khiển
(hình 12).
Tần số: 50 Hz. Có thể điều chỉnh tần số bằng nút trên màn hình điều khiển (hình
12).
Áp suất nhới: 61-63 PSI.
Áp suất dầu: 59-62 PSI.
Nhiệt độ nước làm mát: 93-107 0C.
Kiểm tra xem bộ xạc ắc quy có làm việc không.
Cấp nguồn cho tải (Khi máy phát chạy ổn định và các thông số bình thường):
Ngắt CB kết nối hệ thống điện Công ty với lưới điện chính. Vị trí ‘’OFF’’.
Đóng CB máy phát. Vị trí ‘’ON’’.
Đóng lần lượt các CB tải tại tủ hòa. Lưu ý đóng từ tải lớn đến tải nhỏ.
Kiểm tra tình trạng hoạt động máy khi có tải:
Nghe xem khi có tải thì máy có phát ra các tiếng kêu lạ không. Nếu có tiến hành
kiểm tra.
Kiểm tra điện áp, tần số, áp suất dầu, áp suất nhớt, …
Kiểm tra đồng hồ cường độ dòng điện máy phát.
Kiểm tra công suất máy phát.
17



- Kiểm tra điện áp từng pha.
 Khởi động máy phát tự động kết hợp tủ chuyển đổi ATS (Automatic Transfer
Switch).

Hình 14: Tủ ATS
- Đóng CB cấp nguồn cho màn hình điều khiển.
- Trong màn hình điều khiển nhấn vào nút có biểu tượng ATS kích hoạt chế độ tự
động.
- Chuyển vị trí nút khởi động sang vị trí ‘’Auto’’.
- Đóng CB trên máy phát sang vị trí ‘’ON’’.
- Máy sẽ tự khởi động cung cấp điện khi điện lưới thấp, điện lưới cao, điện lưới bị
mất pha, mất điện lưới.
- Máy sẽ tự động tắt khi điện lưới ổn định hoặc có điện lưới trở lại.
Lưu ý: Để khởi động máy phát tự động kết hợp tủ chuyển đổi ATS thì phải luôn
cung cấp nguồn cho màn hình điều khiển. Việc bảo dưỡng máy phát phải tuân thủ
các quy định vì máy phát có thể khởi động bất cứ lúc nào. Cần chuyển chế độ khởi
động khi bảo dưỡng máy phát.

 Tắt máy phát điện:
 Tắt máy phát thông thường:
18


- Ngắt lần lượt các tải. CB ở vị trí ‘’OFF’’.
- Ngắt CB máy phát. Vị trí ‘’OFF’’.
- Xoay nút gạt về vị trí ‘’Cooldown stop’’ cho máy chạy làm mát khoảng 7-9 phút.
Vị trí nút gạt

Hình 15: Vị trí nút gạt ‘’Cooldown stop’’.

- Tắt máy bằng cách xoay nút gạt về vị trí ‘’OFF Reset’’.
Vị trí nút gạt

Hình 16: Vị trí nút gạt ‘’OFF Reset’’.
- Tắt nguồn cung cấp cho màn hình điều khiển.



Tắt máy phát khẩn cấp:

19


- Khi có sự cố tải hay sự cố máy máy phát ta tiến hành tắt khẩn cấp máy phát bằng
cách nhấn nút Emergency stop.

Hình 16: Nút Emergency stop.
Lưu ý: Khi sau khi tắt máy phát bằng nút Emergency mà muốn khỏi động lại máy
cần chuyển nút khởi động về vị trí ‘’OFF Reset’’. Nếu nút khởi động đang ở vị trí
‘’Auto‘’ mà mở nút Emergency ra thì máy phát tự động khởi động.
Sau khoảng 30 phút tiến hành kiểm tra và vệ sinh máy. Lưu ý các điểm nhiệt độ cao
như động cơ, ống xả, két nước, các đường ống dẫn nước…
IV. Lập quy trình bảo dưỡng máy phát điện công suất 1200 KVA.
Việc bảo dưỡng máy phát công suất 1200 KVA rất quan trọng ảnh hưởng đến tính sẵn
sàng hoạt động của máy cũng như giảm chi phí sữa chữa, giảm thời gian máy ngưng
hoạt động.
 Bảo dưỡng hàng ngày.
Các công việc bảo dưỡng hàng ngày được thực hiện giống ‘’Bước chuẩn bị’’ trong
‘’Phần III-Chương 2’’ của báo cáo này.
Lưu ý: Hàng tuần nếu máy phát không hoạt động thì cho máy chạy không tải 15

phút để bôi trơn các bộ phận máy tránh máy khó nổ khi cần.

 Bảo dưỡng định kỳ hàng tháng.
20


Các công việc bảo trì hàng tháng:
Các công việc thực hiện
Kiểm tra Ắc quy: Tình trạng dây, đầu nối, mức acid,
điện áp, vệ sinh làm sạch.
Kiểm tra tất cả các bulông: Số lượng bulông, lực xiết.
Kiểm tra bộ tản nhiệt: Mức nước, rò rỉ, chất lượng
nước làm mát, tình trạng các đường ống, thời hạn thay
lọc nước.
Kiểm tra hệ thống nhớt: Kiểm tra mức nhớt, rò rỉ, lấy
mẫu nhớt, thời hạn thay lọc.
Kiểm tra hệ thống nhiên liệu: Kiểm tra rò rỉ, lấy mẫu
nhiên liệu, thời hạn thay lọc.
Kiểm tra hệ thống khởi động: Mô tơ đề, bộ xạc.
Kiểm tra các relay trung gian, các solenoid, tình trạng
đấu nối đầu cuối thiết bị.
Kiểm tra hệ thống lọc gió: Kiểm tra tình trạng lọc gió,
vệ sinh lọc.

Tình trạng

Ghi chú

 Bảo dưỡng định kỳ sáu tháng.
Các công việc bảo trì sáu tháng:

Các công việc thực hiện
Tình trạng
Ghi chú
Kiểm tra điều chỉnh tần số, điện áp.
Kiểm tra độ cách điện đầu phát.
Kiểm tra các chức năng trên màn hình điều khiển.
Thay nước làm mát.
Thay lọc nước.
Kiểm tra bộ tản nhiệt: Tình trạng các đường ống trong
bộ tản nhiệt, các lá tản nhiệt. Chú ý tình trạng oxy hóa.
Thay lọc dầu (Nếu thời gian chạy đủ 500 giờ).
Thay nhớt (Nếu thời gian chạy đủ 500 giờ).
Thay lọc nhớt (Nếu thời gian chạy đủ 500 giờ).
Thay lọc gió (Nếu thời gian chạy đủ 500 giờ).
Kiểm tra bơm nhiên liệu.
Kiểm tra bơm nước.
Kiểm tra CB trên máy phát.
Lưu ý: Nếu thời gian hoạt động của máy phát chưa đủ 500 giờ nhưng máy phát
hoạt động trên 6 tháng thì vẫn tiến hành thay lọc dầu, lọc nhớt, lọc nước.
 Bảo dưỡng định kỳ một năm.
21


Các công việc bảo trì một năm:
Các công việc thực hiện
Kiểm tra các cảm biến: Cảm biến áp suất dầu, cảm
biến áp suất nhớt, cảm biến nhiệt độ,…
Kiểm tra bộ giảm chấn.
Kiểm tra các ổ bi, gối đỡ và tra mỡ bôi trơn.
Kiểm tra và làm sạch ống xả.

Kiểm tra độ hở sup pap
Kiểm tra bộ ly hợp.
Vệ sinh vòi phun cao áp (Nếu máy hoạt động 1500
giờ).
Kiểm tra và hiệu chỉnh bơm nhiên liệu (Nếu máy đã
hoạt động 2 năm).
Làm sạch bộ phận tản nhiệt của két nước (Nếu máy đã
hoạt động 2 năm).
Kiểm tra và bảo dưỡng mô tơ đề (Nếu máy đã hoạt
động 2 năm).
Thử tải đầu phát (Nếu máy đã hoạt động 2 năm).
 Vật tư chuẩn bị cho việc thay thế định kỳ:

Tình trạng

Ghi chú

- Lọc dầu
- Lọc nhớt
- Lọc gió
- Dây đai
- Nhớt máy phát
- Hóa chất chống rêu
- Cảm biến áp suất dầu
- Cảm biến áp suất nhớt
Thời gian thay thế các vật tư định kỳ:
Số
TT
1
2

3
4
5
6

Thiết bị
Lọc dầu
Lọc nhớt
Lọc nước
Lọc gió
Nhớt
Nước làm mát

Số giờ làm việc (giờ)
50
250
500
750 1000 1500
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x

x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
Bảng 2: Vật tư thay thế định kỳ.

Ghi chú
2000
x
x
x
x
x
x

22


V. Hướng dẫn sửa chữa một số lỗi khi vận hành máy phát điện công suất 1200
KVA.
Các lỗi thường gặp khi vận hành máy phát được hiển thị thông qua màn hình và bộ
Module báo lỗi mở rộng với đèn và chuông cảnh báo:
1
2

3
4
5

6
7
Hình 17: Màn hình báo lỗi.
Các lỗi được cảnh báo: 1. Áp suất dầu thấp; 2. Lỗi tắt khẩn cấp; 3. Nhiệt độ nước làm
mát cao; 4. Tốc độ máy phát cao; 5. Máy phát chạy không ổn định; 6. Lỗi tắt máy phát;
7. Đèn cảnh báo lỗi.

23


1
2
3
4
5
6

7

Hình 18: Module báo lỗi mở rộng.
Các lỗi được cảnh báo: 1. Nhiệt độ nước làm mát cao; 2. Nhiệt độ nước làm mát thấp
(Thường gặp ở các nước hàn đới); 3. Áp suất dầu thấp; 4. Mức dầu thấp; 5. Máy phát
không khởi động tự động; 6. Điện áp bình ắc quy thấp; 7. Chuông cảnh báo lỗi.
(1) Máy phát không khởi động được:
Lỗi
Nguyên nhân

Cách sửa chữa
Máy phát Chưa cấp nhiên liệu cho
Kiểm tra lại các van cung cấp nhiên liệu
không
máy phát
cho máy phát đã ở vị trí mở chưa. Kiểm
khởi động
tra mức nhiên liệu trong Két nhiên liệu
được
Lọc gió bẩn
Kiểm tra bộ phận chỉ thị màu của lọc gió.
Nếu vạch chỉ thị màu là màu đỏ thì tiến
hành thay lọc
Có khí trong lọc và các Tiến hành xả khí tại lọc và đường ống
đường ống cấp nhiên liệu
Ắc quy không đủ điện áp Kiểm tra điện áp ắc quy và tiến hành xạc
lại.
Trong một số trường hợp đo điện áp ắc
quy vẫn đủ nhưng khi khởi động máy thì
điện áp tụt rất nhanh và không đề máy
được. Trường hợp này ắc quy đã hỏng cần
thay thế.
Mô tơ đề hỏng
Kiểm tra lại mô tơ đề
24


(2) Áp suất dầu thấp:
Lỗi
Nguyên nhân

Áp suất Dầu bẩn làm tắc lọc
dầu thấp

Cách sửa chữa
Kiểm tra tình trạng dầu. Dầu bẩn làm tắc
lọc và tiến hành thay lọc. Trong một số
trường hợp dầu để lâu sẽ bị thối và làm
tắc lọc

(3) Áp suất nhớt thấp:
Lỗi
Nguyên nhân
Áp suất Nhớt bẩn làm tắc lọc
nhớt thấp

Cách sửa chữa
Kiểm tra tình trạng nhớt. Nhớt bẩn làm
tắc lọc và tiến hành thay lọc, thay nhớt.

(4) Nhiệt độ nước làm mát cao:
Lỗi
Nguyên nhân
Nhiệt độ Nước làm mát không đủ
nước làm Nước làm mát bẩn
mát cao

Cách sửa chữa
Kiểm tra bổ sung nước làm mát.
Tiến hành thay nước làm mát. Bổ sung
chất chống rêu đúng tỉ lệ.


(5) Nhiệt độ làm việc động cơ cao:
Lỗi
Nguyên nhân
Nhiệt độ Đổ quá nhiều nhớt
làm việc
động cơ
cao
Máy làm mát không đủ

(6) Máy tự động tắt:
Lỗi
Nguyên nhân
Máy tự Nhiên liệu không đủ
động tắt Nhiên liệu bẩn làm tắc lọc
Nhiên liệu có nước
Tải gặp sự cố
Máy phát quá nóng
Lọc gió bẩn

Cách sửa chữa
Kiểm tra mức nhớt trên que thăm nhớt
nếu mức nhớt nằm trên vạch ‘’Full’’ thì
xả nhớt về mức tiệm cận vạch ‘’Full’’.
Kiểm tra tình trạng bộ làm mát: Lưới tản
nhiệt, mức nước làm mát, độ bẩn nước
làm mát.
Cách sửa chữa
Kiểm tra mức nhiên liệu.
Kiểm tra tình trạng nhiên liệu. Nếu

nhiên liệu bẩn thì tiến hành thay nhiên
liệu và lọc.
Mở nút xả nước dưới lọc dầu. Lấy mẫu
nhiên liệu kiểm tra nước lẫn trong dầu.
Tải bị chập mạch hay quá tải lâu làm
máy phát tự động tắt.
Kiểm tra bộ phận làm mát.
Kiểm tra mức nhớt.
Kiểm tra bộ hiển thị tình trạng lọc gió.

25


×