Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Tổ chức không gian đô thị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (493.46 KB, 35 trang )

Tổ chức không gian đô thị

Chương 1:
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN ĐÔ THỊ
1.1. Khái niệm và phân loại:
1.1.1. Khái niệm đô thị:
Đô thị là lối sống đuợc đặc trưng bởi những đặc điểm như: có nhu cầu
về tinh thần cao, tiếp thu nền văn minh của nhân loại nhanh chóng, có đầu tư cơ
sở, kết cấu hạ tầng kinh té xã hội đầy đủ và thuận tiện.
Tuy nhiên, ở mỗi nước có những điều kiện phát triển kinh tế xã hội
khác nhau, nên ỏ mỗi nước có những quy định khác nhau về quy mô điểm dân
cư đô thị. Nhưng nhìn chung đều phải thống nhất ở những tiêu chuẩn sau đây:
- Đô thị là trung tâm tổng hợp chuyên ngành có vai trò thúc đẩy
phát triển kinh tế xã hội của mmột vùng lãnh thổ hoạc của cả nước.
- Quy mô điểm dân cư đô thị có ít nhất 4000 người ( tuy nhiên ở
miền níu có thể ít hơn). Hiện nay, ở nước ta có đô thị nhỏ nhất đó là thị trấn Con
cuông (Nghệ An).
- Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp chiếm 60 % trở lên.
- Có sự đầu tư co sở hạ tầng kĩ thuật và các công trình công cộng
phục vụ nhu cầu của dân đô thị.
- Có mật độ dân số được xác định heo từng loai đo thị và tỳ theo
đặc điẻm từng vùng
Ở Việt Nam năm 1990 đô thị là các điểm dân cư có các yếu tố cơ bản trên.
Một số chỉ tiêu xác định đô thị:
Theo liên hiệp quốc được đô thị là khi có dân số lớn hơn hoặc bằng
2000 người và tỉ lệ phi nông nghiệp trên 75%. Ví dụ:
Dân số
Nga
Phần
Lan


Ấn Độ

12000
12000

Tỉ lệ phi nông
nghiệp
85%
95%

5000

755

Một số nước khác lấy chỉ tiêu trung tâm hành chính như: thị trấn
(trung tâm huyện), thị xã (trung tâm tỉnh),.... Các nước khác như: Braxin,
Paragoay, Ai Cập, Mông Cổ,...là những nước xác định đô thị dựa vào trung tâm
hành chính.
Một số nước khác dựa vao hhệ thống công trình phục vụ công cộng:
nhà văn hoá, trung tâm thể thao, trường học, bệnh viện,... các nước như: Chi Lê,
Trang 1


Tổ chức không gian đô thị

Bangladet, Inđônêxia,..Đặc biệt Goatêmala quy định đô thị có dân số trên 2000
người có nước máy sử dụng.
1.1.2. Phân loại đô thị:
Phân loai đô thị nhằm phục vụ cho công tác phát triển và quản lí đô
thị, đô thị được chia thành nhiều loại khác nhau căn cú vào tính chất, quy mô và

vị trí, vai trò của nó trong mạng lưới đô thịquốc gia. Tính chất của đô thị được
xác định dựa vào các yếu tố sản xuất chính và những hoạt động kinh tế trội của
đô thị.
1.1.2.1. Phân loại theo mô hình thế giới:
- Phân loại theo quy mô dân số:
+ Đô thị nhỏ và vừa có dân số từ 4000 đến 20000 người.
+ Đô thị trung bình có dân số từ 20000 đến 100000 người.
+ Đô thị lớn có dân sổ trên 10 vạn đến 50 vạn người.
+ Đô thị cực lớn có dân số trên 50 vạn đến 1 triệu người.
+ Siêu đô thị có dân số trên 1 triêu người.
- Phân loại theo tính chất hành chính - chính trị:
Dựa vào chức năng về hành chính, chính trị mà đô thị được phân
thành: thủ đô (quốc gia hay liên bang), thủ phủ bang, tỉnh lị, huyện lị,...
Đô thị gồm có: nội thành, nội thị và ngoại ô_ một số nước còn gọi
là vùng trung tâm, ven nội và ngoại ô. Các đô thị hành chính của nội thị gồm có
quận, phường, còn có các đơn vị hành chính của các vùng ngoại ô gồm có huyện
và xã.
1.1.2.2. Phân loại theo mô hình của Việt Nam:
Đô thị ở Việt nam được phân thành 5 loại, dựa vào 5 tiêu chí cơ
bản.
- Đô thị loại 1: là những đô thị cực lớn trực thuộc trùng ương
quản lí. Đó là những trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội, khoa học kĩ
thuật, du lịch, dịch vụ, công nghiệp, thương mại, giao lưu quốc tế,... có vai trò
thúc đẩy sự phát triểncủa cả nước, có dân số từ 1 triệu người trở lên (Hà Nội,
Thành Phố hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng)
- Đô thị loại 2: là những đô thị lớn, là trung tâm kinh tế, Văn hoá
- xã hội, sản xuất công nghiệp, du lịch, giao thông vận tải và giao lưu quốc tế.
Có vai trò thúc đẩy sự phát triển của một vùng lãnh thổ.
- Đô thị loại 3: là loại đô thị trung bình lớn. Đó là trung tâm
chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội, là nơi sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công

nghiệp, du lịch, dịch vụ. Nó có vai trò thúc đẩy sự phát triển của một tỉnh hoặc
từng lĩnh vực đối với một vùng lãnh thổ.
Trang 2


Tổ chức không gian đô thị

- Đô thi loại 4: là loại đô thị trung bình nhỏ, là trung tâm tổng
hợp chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hôi, hoặc trung tâm chuyên sản xuất công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ,...Có vai trò thúc đẩy sự phát
triển của một tỉnh hay một vùng trong tỉnh.
- Đô thị loại 5: là những đô thị nhỏ, là trung tâm tổng hợp kinh tế
- xã hội hoặc trung tâm chuyên sản xuấttiểu thủ công nghiệp, thương mại,... Nó
có vai trò thúc đẩy sự phát triển của một huyện hay một vùng trong tỉnh hoặc
một vùng trong huyện.
Ngoài ra, 5 loại đô thị trên còn có những chỉ tiêu trong bảng số liệu
sau:
Loại đô thị Tiêu biểu

Loại I

Nội,
Đô thị rất TP.
Hồ
lớn
Chí Minh,
Đà Nẵng,
Hải Phòng
Loại II
Đô thị lớn


Vinh, Huế,
Cần Thơ,
Nha
Trang,..

Loai III
Đô
thị
trung bình
lớn

Long
Xuyên, Cà
Mau, Điện
Biên, Thái
Bình,..

Loại IV
Đô
thị
trung bình
nhỏ

Kiên
Giang
(
Rạch
Giá,


Tiên), An
Giang
(Long
Xuyên,
Châu
đốc),.. Các
thị xã là
trung tâm
tỉnh

Vị trí

Số
dân Tỉ lệ lao động Mật độ Kết cấu hạ
(nghìn
phi
nông dân số tầng và công
người)
nghiệp (%)
(người/ trình phục vụ
km2)
công cộng
Thủ Lớn
hơn Lớn hơn 90% Trên
Đã được xây
đô,trung
hoặc bằng
15000
dựng mạng
tâm của cả 1000 người

lưới đồng bộ
nước,
tiến tới hoàn
phạm vi
chỉnh
ảnh hưởng
toàn quốc
Trung tâm Từ 350 đến Lớn hơn hoặc 12000
Đã được xây
của một 1000 người bằng 90%
dựng nhiều
vùng,
mặt tiến tới
phạm vi
đồng bộ
ảnh hưởng
liên vùng
Trung tâm Từ 100 đến Lớn
hơn 10000
Tiến tới xây
tỉnh hoặc 350 người
hoăch
bằng
dựng
phát
vùng,
80%
triển
nhièu
phạm vi

mặt
ảnh hưởng
tỉnh hoặc
liên tỉnh
Trung tâm Từ 30 đến Lớn hơn hoặc 8000
Xây dựng và
tỉnh hoặc 100 người
bằng 70%
phát
triển
một phần
từng
mặt,
tỉnh, phạm
từng phần
vi
ảnh
hưởng tỉnh

Trang 3


Tổ chức không gian đô thị
Loại V
Đô thị nhỏ

Các
trấn

thị Trung tâm Từ 4 đến Trên 60%

huyện
30 người
hoặc một
phần trong
huyện,
phạm vi
ảnh hưởng
huyện,
liên huyện

5000

Bước đầu xây
dựng
từng
phần
cần
thiết nhất

1.1.3. Đô thị hoá:
1.1.3.1. Khái niệm:
Đô thị hoá là sự chuyển hoá từ dạng quần cư nông thôn sang thành thị.
Đô thị hoá là quá trình rộng và phức tạp kéo theo các hoạt động kinh tế - xã hội
khác bị thay đổi như: sự phân bố dân cư, nghề nghiệp, tính chất,..nguyên nhân là
do quá trình công nghiệp công nghiệp hoá.
1.1.3.2. Biểu hiện của đô thị hoá:
Thế giới hiện nay có trên 6 tỉ người, tăng 6 lần so với thế kỉ 19. Dân
số tăng nhanh là một biểu hiện sức mạnh của con người trong cuộc đấu tranh với
thiên nhiên và bệnh tật, nhưng cũng đặt ra nhiều vấn đề lớn cần phải giải quyết
nhằm thoả mãn những nhu cầu sinh hoạt của con người.Cùng với sự tặng dân số,

sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp đã đẩy nhanh sự chuyển hoá lao động từ
nông nghiệp sang công nghiệp, dân cư tập trung ngày càng đông vào các đô thị.
Cùng với sự phát triển công nghiệp dân cư đô thị không ngừng tăng lên, được
thể hiện qua bảng số liẹu sau:
Sự phát triển dân số đô thị thế giới
Sự phát triển dân số đô thị thế giới

Năm
1800
1900
1950
1960
1970
1980

Dân số
thế giới
(triệu người)
906
1608
2485
2991
3636
4468

Dân số
đô thị thế giới
Triệu
Tỉ lệ %
người

27,2
3
218,7
13,6
701
28,2
985
33,2
1352
33
1854
37,1
Trang 4


Tổ chức không gian đô thị

1990
2000

5456
6515

2517
3329

41,5
46,1

Qua bảng số liệu cho thấy tỉ lệ dân số nông thôn ngày càng giảm, dân

số đô thị tăng năm 1800 dân số đô thị chỉ 3% và dân số nông thôn chiếm đến
97% nhưng đến năm 2000 có 51% dân số đô thị và 49% dân số nông thôn. Hiện
nay có nhiều quốc gia có dân số đô thị hầu như 100%: Coet, Singabo,
Vatican,...Một số quốc gia có dân số đô thị trên 90%; Macao,Hồng Kông, Tây
Bang Nha, Icelen, Ixrael,…những quốc gia có dân số đô thị trên 85% đến 90%
như : Anh, Hà Lan, Úc,…
Ở nước ta dân số đô thị cũng tăng, từ 1976 đến 1996 dân số đô thị
tăng từ 10,1 triệu người lên 15 triệu người, tương đương 20%, mặc dù dấnố đô
thị nước ta có tăng những vẫn còn chiếm tỉ lệ thấp.
1.1.3.3. Sự tập trung dân số đô thị:
Là sự tích tụ đô thị, Quy mô đô thị càng lớn, thì tốc độ tăng càng
nhanh. Ví dụ: 1920 đến 1960 dân số quy mô từ 20000 đến 100000 người tăng
2,3 lần. 100000 đến 500000 người tăng 2,9 lần. 500000 đến 2500000 người tăng
3 lần và trên 2,5 triệu người tăng 5 lần. Như vậy, súc thu hút dân số của các
thành phố lớn rất mạnh, dẫn đến sự hình thành các thành phố khổng lồ.
Năm 1800
Năm 1900
Năm 1950
Năm 1970
Năm 1980
Năm 2000

Không có
thành phố nào
Thành phố 1 triệu dân
11 thành phố
Thành phố 1 triệu dân
75 thành phố
Thành phố 1 triệu dân
162 thành phố

Xuất hiện những thành phố có 5 20 thành phố
triêu dân
Xuất hiện những thành phố có 5 79 thành phố
triêu dân
Thành phố 1 triệu dân

Danh sách các thành phố có dân số đứng đầu thế giới năm 1980:
Tên thành phố
To Ky Ô
New York
Mê Xi Cô ci ty
Sau Pao Lô
Thượng Hải
Buenos Aires

Dân số
( triệu người)
16,9
16,5
14,5
12,1
11,7
9,9

Trang 5


Tổ chức không gian đô thị

Los Angeles

Cancutta
Bắc Kinh
Rio de Janeiso

9,5
9
9
8,8

Đến năm 2000 vị trí về dân số ở các thành phố trên có sự thay đổi:
Tên thành phố
Năm 2000
Mê Xi Co city
25,6
Sau Pao Lo
22,1
To Ky Ô
19
Thượng Hải
17
New York
16,8
Cancutta
15,7
Bom Bay
15,4
Bắc Kinh
14
Los Angeles
13,9

Jacarta
13,7
1.1.3.4. Sự mở rộng lãnh thổ đô thị:
Thể hiện ở diện tích các đô thị ngày càng tăng lên. Theo thống kê hiện
nay, diện tích đô thị chiếm 2% trong tổng diện tích tự nhiên trên trái đất, chiếm
13% đất sử dụng. Tốc độ tăng diện tích nhanh hơn dân số. 1940 đến 1960, 15
trung tâm đô thị lớn thế giới tổng diện tích tăng 97% nhưng dân số tăng 45%.
Tên
Diện tích tăng
Dân số tăng
thành phố
(%)
(%)
Tô Ky Ô
300
55
Madrid
310
75
Menbuốc
155
74
Paris
82
30
New York
79
34
Ở đô thị thì diện tích tăng nhanh hơn dân số, do nhu cầu sử dụng đất
trong các đô thị rất đa dạng bao gồm đủ các hoạt động kinh tế: Khu công nghiệp,

dịch vụ,…
- Các nhà cao tầng có không gian nhất định.
- Hệ thống giao thông cũng cần không gian rộng lớn. Ngoài hệ thống
giao thông động, còn có giao thông tỉnh như các bãi đậu xe. Ví dụ: Mỹ cứ 2
người thì có 1 ô tô cá nhân.
- Ngoài ra, còn phải có mối liên hệ bên ngoài, thường số lượng bên
ngoài vào đô thị 30% đến 50% so với tổng số dân.

Trang 6


Tổ chức không gian đô thị

- Ngoài ra xu hướng tạo cân bằng sinh thái cho các đô thị như: hồ
nước, cây xanh,…nên cần có không gian rất rộng. Tiêu chuẩn tối đa cho quy mô
cây xanh là 5m2/ người.
Theo nhà nghiên cứu Mỹ Doxiadis trong 150 năm tới.
- Đất cho nông nghiệp là 37%
- Đất cho dân cư là 30%
- Đất bảo tồn là 33%.
Khi diện tích mở rộng kéo theo sự thay đổi về dân cư, ví dụ dân cư
trong vùng đô thị hoá sẽ bị thay đổi. Ở Viêt Nam các đô thị tăng diện tích khá
mạnh như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh
1.1.3.5. Sự phổ biến lối sống đô thị:
Đô thị hoá làm cho lối sống ở nông thôn và thành thị có sự khác nhau.
Ở nông thôn có lối sông ổn định, an nhàn, ăn uông thì tự cấp tự túc, …điều đó
dẫn tới sự lạc hậu, trì truệ về nhiều mặt, nhất là trong phát triển kinh tế. Trong
khi đó ở thành thị với cuộc sống phồn hoa khiến người ta làm việc phải có giờ
giấc, phải năng động, lĩnh vực văn hoá tinh thần phát triển, thể hiện sự tự do cá
nhân,….

Chính ảnh hưởng của thành thị đối với nông thôn làm cho nông thôn
ngày càng giống với kiểu đô thị, cách tổ chức xã hội cũng ngày càng dần dần
biến đổi, sinh hoạt mang tính tự do cao hơn. Đây còn gọi là quá trình thành thị
hoa nông thôn.
1.2. Một số mô hình tổ chức không gian đô thị:
1.2.1. Kiểu ô bàn cờ:
Kiểu ô bàn cờ có từ thời kì Hi Lạp, vào khoảng năm 500 trước công
nguyên. Nhà kiến trúc Hypodanus của Hy Lạp đưa ra, chọn hướng Bắc làm
hướng chủ đạo. Từ đó có các trục chính: Bắc - Nam, Đông - Tây, từ đó chia đất
đai đô thị thành những ô bàn cờ (Griđơn _ theo tiếng gọi Hy Lạp. Những ô bàn
cờ này có hình vuông hay hình chữ nhật, ở nhũng khu vực trong thành phố đơn
giản. Ở Hy Lạp có các ô bàn cờ chia đều nhau nhưng về sau không nhất thiết
phải chia đều nhau. Như vậy bản chất cảu ô bàn cờ dựa avò các trục giao thông.
Mạng đường này không có sự phân chia đường phố một cách rõ ràng (đường
chính, đường khu vực, đường khu nhà ở,…), khó thích hợp với điều kiện địa
hình phức tạp, chỉ có thể sử dụng được ở những khu vực có đại hình bằng
phẵng.Vì vậy kiểu ô bàn cờ này có những ưu điểm và hạn chế sau:
- Ưu điểm: có cách thực hiện đơn giản. Tạo trật tự trong sắp xếp, bố
trí không gian. Tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa các khu vực cạnh nhau trong đô
thị.

Trang 7


Tổ chức không gian đô thị

- Hạn chế: Hơi cứng nhắc ( không linh hoạt). Không phù hợp với địa
hình đa dạng. Trong điền kiện giao thông ngày nay có quá nhiều giao lộ nên nó
không phù hợp. Khu vực cách xa nhau trong đô thị. Ngày nay mô hình này có ở:
New York, Chicago,..

B
B
T

Đ

N

Kiểu ô bàn cờ
1.2.2. Ô bàn cờ có đường chéo:
Để khắc phục những hạn chế của kiểu ô bàn cờ, không thuận tiện cho
việc đi lại theo hướng đường chéo, người ta tạo ra những đường chéo trên ô bàn
cờ, bố trí những đường giao thông nhánh nối các gốc chéo với nhau. Hình thức
này chia cắt các khu đất thành phố, ảnh hưởng đến vấn đề xây dựngở những khu
vực có đường giao thông cắt ngang.
B

T

Đ

N

Ô bàn cờ có đường chéo
Tuy nhiên, mô hình này vẫn có những ưu, nhược điểm sau đây:
- Ưu điểm: Khắc phục được những hạn chế của mô hình ô bàn cò
thuần tuý, dễ liên hệ trong tùng khu vực.
- Hạn chế: Tạo ra những khối tam giác lớn, nhỏ nên gây trở ngại cho
việc bố trí.
1.2.3. Kiểu toả tia (nan quạt):


Trang 8


Tổ chức không gian đô thị

Khác với ô bàn cờ (xác định trục trước), kiểu toả tia xac định tâm
trước. Được tạo thành khi có nhiều đường giao thông cùng xuất phát từu một
điểm (trung tâm thành phố) và phát triển về các hướng khác nhau. Khi có địa
hình như sông, hồ,.. hạn chế sự phát triển về mọi hướng thì các đường phố tao
thành hình tia ở một phia giống nan quạt. Mạng đường này tạo khả năng liên hệ
nhanh giữa bên ngoài với trung tâm thành phố, nhưng mật độ đường tập trung
cao ở trung tâm, gây khó khăn cho việc tổ chưc đầu mối. Có ưu và nhược điểm
như sau:
- Ưu điểm: tạo sự liên kết giữa trung tâm với khu vực bên ngoài. Có kết cấu chặt
chẽ, tạo mối quan hệ giữa trung tâm với các khu vực trở nêndễ dàng.
- Nhược điểm: những khu vực gần nhâuphỉ vòng qua trung tâm mới liên hẹ với
khu vực khác. Tạo mật độ quá cao ở trung tâm, tạo ra ách tắt giao thông.
1.2.4.Kiểu toả tia có vành đai:
Kiểu này có các vòng đồng tâm cách đều so với trung tâm, tổ
chức những tuyến đường vòng nối liền các nhánh đường, đảm bảo mối liên hệ
thuận tiện giữa các khu vực khac nhau trong thành phố.

Mô hình toả tia có vành đai

Về cơ bản có ưu điểm như:giảm bớt mật độ ở trung tâm, tăng mối liên
hệ với nhau, được phân bố nhiều ở các đo thị lởntên thế giới: Luân Đôn, Paris,..
1.2.5. Kiểu thành phố dải:Sát bờ sông là hệ thống cây
xanh,
công

viên hoặc theo chiều dài, ví
Tức là thiết kếcác trục giao thông
theo
tuyến
dụ: Brazilia, Angiê (khối công trình cao 10 tầng quanh Địa Trung Hải), ở Ý,…
Được đánh giá cao nhất là thành phố Vongagrat do nhà nước Liên Xô cũ _
Milutin thiết kế năm1930, với chiều rộng của thành phố là5 km chiều dài trên
thực tế là 70 km. Kiểu này có ưu điểm là, có thể khai thác điểu kiện môi trường
của các đô thị một cách phù hợp:dãi khu dânCảng
cư khai
hỗ trợthác các khu cây xanh,
công viên, khu công nghiệp, khai thác các tuyến đường,..
Khu nhà ở
Các trục giao thông
Dải cây xanh cách ly
Các khu công nghiệp
Trang 9
Mô hình thành phố kiểu dải: thành phố Vongrat (Liên Xô)


Tổ chức không gian đô thị

Phát triển theo chiều dài thì gắn bó chặt chẽ ví dụ: khu công nghiệp
gắn chặt đường sắt đường bộ,…Có thể phối hợp bố trí các công trình với nhau ví
dụ: khoảng cách giữa các khu công nghiệpvới khu nàh ở gần nhau, đi lại dễ dàng
phục vụ cho nhau. Tuy nhiên, cũng có những hạn chế là đối với thành phố dãi
việc xây dựng khu trung tâm không rõ ràng lắm. Liên hệ với trung tâm không
thuận tiện. Quản lí đô thị theo ý tưởng ban đầu rất khó khăn, sẽ bị phá vỡ khi
phát triển lên gây khó khăn trong quản lí.
1.2.6. Kiểu thành phố vệ tinh:

Là tên gọi để chỉ thành phố này gắn với thành phố khác, đóng vai trò
là trung tâm của nó. Đây là ý tưởng của nhà kiến trúc Anh _ Howard, ông gọi
đó là thành phố vườn (thành phố vệ tinh) vào năm 1896.
Ý tưởng này nhằm phân bố lại hệ thống đô thị theo kiểu có các thành
phố vệ tinh xung quanh, thành phố trung tâm. Thành phố trung tâm có quy mô
dân số lớn nhất 55000 người. Thành phố vệ tinh thiết kế theno kiểu thành phố
vườn có quy mô dân số khoảng 32000 người, quy mô đất đai khoảng 400 ha, bố
trí theo kiểu nhà ở mô hình thấp tầng, có vườn. Xung quanh thành phố tinh trung
tâm đó là các khu cây xanh và đất nông nghiệp.
Thành phố trung tâm
(55000 người)

Đất nông nghiệp,
khu cây xanh

Đường chạy nhanh

Thành phố vệ tinh
(32000 người)
Mô hình thành phố vệ tinh

Trang 10


Tổ chức không gian đô thị

Phải đảm bảo mối liên hệ chặt chẽ giữa thnàh phố vệ tinh với trung
tâm bằng các tuyến đường sắt và tuyến đường ôtô chay nhanh. Ngoài ra, ông
còn đưa ra hai ý tưởng không tưởng là các thiết bị làm cơ sở phục vụ nhu cầu
toàn dân, đất đai, xây dựng quyền sở hữu chung,…

Hầu hết các thành phố thế giới hiện nay điều tập trung vào mô hình
này, mở đường cho hệ thống đô thị liên hợp phát triển như: cụm độ thị, chùm đô
thị, chuỗi đô thị, miền đô thị,…Ý tưởng đầu tiên được ứng dụng ở hai thành phố
của Anh năm 1904, xây dựng thành phố vệ tinh đầu tiên: thành phố Lecs Worth,
thành phố nhỏ cách thủ đô Luân Đôn 55 km. Năm 1920 xây dựng thành phố
Welwyn cách Luân Đôn 25 km.
Sau này mô hình thành phố vệ tinh phát triển rộng khắp thế
giới.Thành phố Hà Nội cũng đang có ý tưởng xây dựng thành phố vệ tinh, thành
phố Hồ Chí Minh thì chưa nhưung cũng dần dần sẽ có cho đúng quỹ đạo.
1.2.7. Kiểu thành phố theo kiểu đơn vị:
Năm 1923 nhà kiến trúc người Mĩ tên là Perry đưa ra ý tưởng phân
chia đô thị ra thành những bộ phận và là đợn vị quy hoạch.Perry cho rằng thành
phố là sự tập hợp các đơn vi và mối đơn vị có nhiều cấp trong đó đợn vị cơ sở
đợn nhỏ nhất, lúc đầu ông gọi là đơn vị láng giềng. Sau này chuyển sang tiền
khu nhà ở, với tiền khu nhà ở dựa vào chương trình phục vụ cơ bản, đó là trường
tiểu học (một trường tiểu học ở Mĩ là 1000 đến 1200 học sinh) và tương đương
quy mô dân cư tiền khu 5000 đến 6000 người. Trong đó dẩm bảo nhu cầu sinh
hoạt hằng ngày: lương thực thực phẩm, sức khoẻ, y tế cửa hàng, khu thể dục thể
thao,…Trong tiểu khu không có những tuyến đường cơ giới.
Đây là ý tưởng sau này được sử dụng rộng trên thế giới. Năm 1944 ở
nước Anh sử dụng kiểu thành phố này _ thành phố Harlow với dân số khoảng
80000 dân, theo kiểu chia thành các đơn vị, gọi là 4 khu nhà ở (20000 dân),
trong đó có từ 2đến 4 tiểu khu (mỗi tiểu khu có quy mô dân số khoảng
4000đeens 7000 người. Hiện nay ý tưởng này được đưa vào thiết kế theo kiểu
tổng hợp thành các mô hình.
1.2.8. Một số mô hình khác:
1.2.8.1. Hệ thống tam giác: hệ thống tam giác có hệ thống
giao thông phân chia đất đai thành những khu vực tam giác. Có ưu điểm là tạo
điều kiện tổ chức hợp lí các biện pháp quy hoạch thành phố trong khuôn khổ
tam giác: các đơn vị ô, cụm công nghiệp,…tổ chức giao thông thuận tiện đồng

thời đảm bảo mối quan hệ dễ dàng giữa khu vực trong các thành phố với những
với những đường phố xung quanh. Tuy nhiên, ở mô hình này không quá cứng
nhắc, khó phù hợp với địa hình thiên nhiên, nhiều đường cùng cắt ngang qua
một điểm nên tổ chức đầu mối giao thông tại những điểm này khá phức tạp.

Trang 11


Tổ chức không gian đô thị

1.2.8.2. Hệ thống lục giác: Đây là mạng đường phố dựa trên
hình ô cạnh đều tạo thành những nút giao thông 3 nhánh với góc 120 0 . Hình
thưc này đảm bảo an toàn giao thông cao độ thành các tuyến đường giao thông
khép kín một chiều tránh được điểm xung đột giữa những luồng xe. Có thể hình
thành các đơn vị ở trong khuôn khổ hình lục giác bao quanh là hệ thống co giới
một chiều.
1.2.8.3. Hệ thống răng lược: Do Hinbert Seym đề xuất năm
1944, các tuyến đường phố được tổ chức theohình răng lược, phân biệt rã ràng
mối tuyến giao thông theo chức năng phục vụ của nó và được đi sâu vào bên
trong các đơn vị.
1.3. Phân khu chức năng và tổ chức khu chức năng:
1.3.1. Phân khu chức năng:
Căn cứ vào chức năg sử dụng, đô thị được phân thành nhiều loại và
nhiều cấp quản lí. Nhưng mỗi nước lại có cách phân chia khác nhau, nhưng nội
dung và chức năng của từng loại thì lại giống nhau. Nhìn chung có 5 chức năng
cơ bản sau:
1.3.1.1. Khu công nghiệp:
Bao gồm các nhà máy xí nghiệp, công nghiệp, thủ công nghiệp,…
được bố trí tập trung thành từng khu vực, trong đó tính cả giao thông nội bộ, các
bến bãi hoặc công trình quản lí phục vụ cho các nhà máy. Hệ thống điều hành

quản lí và kho tàng.
Khu công nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng cho sự hình
thành và phát triển đô thị. Do yêu cầu sản xuất và bảo vệ môi trường sống, để
tránh độc hại của sản xuất công nghiệp, một số cơ sở sản xuất phải được bố trí ở
bên ngoài thành phố. Tuy nhiên những xí nghiệp công nghiệp và thủ công
nghiệp mà sản xuấy không ảnh hưởng xấu đối với môi trường thì bố trí trong
thành phố.
1.3.1.2. Khu kho tàng:
Khu kho tàng thành phố bao gồm các kho trực thuộc và không trực
thuộc thành phố, kể cả đất xây dựng các trang thiét bị kĩ thuật hành chính, phục
vụ, cách li, bảo vệ, kho tàng, quản lí chức năng liên quan đến kho tàng. Các kho
như: Kho chứa vật tư hàng hoá cảu thành phố, kho phục vụ chung cho thành
phố, kho phục vụ chung cho vùng.
1.3.1.3. Khu giao thông đối ngoại:
Khu này nhằm phục vụ cho yêu cầu hoạt động của các phương tiện
giao thông vận tải của thành phố để liên hệ với bên ngoài:

Trang 12


Tổ chức không gian đô thị

- Tuyến đường sắt (không kể dành riêng theo yêu cầu công nghiệp),
nhà ga các loại, kho tàng, trang thiết kĩ thuật,… phục vụ cho yêu cầu giao thông
đường sắt, điều hành quản lí,…
- Giao thông đường bộ là các loại được xây dựng như tuyến đường,
bến xe. Các trạm tiếp xăng dầu, bãi đẫue, gara thành phố và các cơ sở phục vụ
giao thông đường bộ.
- Giao thông đường thuỷ là các bến cảng hành khách và hàng hoá, kể
cả kho tàng, bến bãi, công trình phục vụ và trang thiết bị kĩ thuật phục vụ yêu

cầu hoạt động vận chuyển hành khách và hàng hoá của thành phố với bên ngoài.
- Giao thông hàng không thì không quy ước tuyến đường nhưng phải
xây dựng các sân bay dân dụng của thành phố, nhà ga hàng không và hệ thống
công trình thiết bị kĩ thuật, hệ thống điều hành quản lí,…của các sân bay
1.3.1.4. Khu dân dụng đô thị:
Đây là khu quan trrọng của con người bao gồm nhà ở, các công trình
phục vụ công cộng, đường phố, quãng trường,…phục vụ nhu cầu về nhà ở, nghỉ
ngơi, giải trí của người dân thành phố.
Về nhà ở thì có những ngôi nhà riêng lẽ được xây dựng, vì vậy phải có
đường giao thông để nối các nhà với nhau, hệ thống phục vụ công cộng, cây
xanh trong phạm vi tiểu khu nhà ở này.
Khu công trình công cộng hay còn gọi là khu trung tâm, bao gồm có
những công trình phục vụ thí nghiệm, văn hoá: nhà hát, rạp chiếu phim,.. y tế:
bệnh viện trung tâm y tế,.. giáo dục có trường học, nhà giữ trẻ,..ngoài phạm vi
nhà ở. Các công trình này có thể tập trung ở trung tâm thành phố, trung tâm nhà
ở hoặc bên ngoài thành phố (tuỳ theo tính chất yêu cầu).
Đường phố và quãng trường hay còn gọi là giao thông đối nội bao
gồm mạng lưới đường phố như: trục chính (nối các khu chức năg quan trọng),
đường nhánh,… phục vụ nhu cầu đi lại bên trong và quãng trường lớn của thành
phố như những ngày lễ,…
Cây xanh công viên là việc xây dựng những công viên, những vườn
hoa của thành phố và nhà ở: Thảo Cầm Viên, Lê Văn Tám,… chủ yếu phục vụ
cho yêu cầu nghỉ ngơi, giải trí của nhân dân.
1.3.1.5. Khu đặc biệt:
Là nhưng công trình phục vụ cho mục đích riêng biệt như: doanh trại
quân đội, là nhưng công trình có tính chất đặc biệt nằm trong khu dân dụng như:
xử lí chất thải, thông tin liên lạc, cấp nước, nghĩa trang,…
Những đô thị có quy mô trung bình trở lên thường có cơ cấu hoàn
chỉnh với 5 chức năng trên. Trong các đo thị lớn ngoài đất nội thành còn có đất
ngoại thành phục vụ sản xuất công nghiệp đáp ứng một phần đời sông của nhân

dân.
Trang 13


Tổ chức không gian đô thị

Xét một cách tổng quát đô thị người ta chỉ dựa vào 4 chức năng có
bản: khu dân dụng, khu công nghiệp, khu cây xanh và khu giao thông đối ngoại.

1

3

2

4
Sơ đồ cơ cấu mối quan hệ giữa các khu chức năng đô thị cơ bản
1.khu dân dụng
3. khu cây xanh
2.khu công nghiệp
4. giao thông đối ngoại

1.3.2. Tổ chưc khu chức năng:
1.3.2.1. Tổ chức khu công nghiệp:
1.3.2.1.1. Vai trò vủa khu công nghiệp trong đô thị:
Ngày nay với sự hình thành cơ chế mở và hiện đại hoá các ngành sản
xuất công nghiệp, xu thế hình thành các khu công nghiệp tập trung ở các đô thị
là một tất yếu khách quan. Vì các khu công nghiệp có vai trò quan trọng là chi
phối quy mô, tính chất và tốc độ phát triển của đô thị. Ngoài ra, còn ảnh hưởng
đến môi trường đô thị. Quy mô các khu công nghiệp ở Việt Nam là khoảng100

ha là thích hợp.
1.3.2.1.2. Một số loại hình khu công nghiệp:
Xuất phát từ đặc điểm của sự tác động tương hỗ về công nghệ, sự ảnh
hưởng của chúng đến quy hoạch tổ chức không gian đô thị cũng như chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội, các khu công nghiệp tập trung được phân bố ra như
sau:
- Tổ hợp công nghiệp hoàn chỉnh dưới hình thức liên hợp hoá dây
chuyền công nghệ
- Khu công nghiệp hỗn hợp đa ngành là khu công nghiệp tập trung
hình thành trên cơ sở 1+2 xí nghiệp chế tạo máy lớn và các nhà máy chuyên
môn hoá có kềm theo các công trình phụ trợ khác bên cạnh.
- Khu công nghiệp tổng hợp chuyên ngành, bao gồm các xí nghiệp
công nghiệp nhẹ và thục phẩm cùng các công trình phụ trợ.

Trang 14


Tổ chức không gian đô thị

- Khu công nghiệp tập trung hàng xuất khẩu gọi tắt là khu chế xuất,
được hình thành từ chiến lược phát triển kinh tế. Ở đây mục tiêu của nước chủ
nhà và của các công ty xuyên quốc gia trùng hợp nhau.
- Khu công nghiệp kĩ thuật cao - là khu công nghiệp tạo ra những sản
phẩm kĩ thuật cao tiêu thụ trên thị trường quốc tế.
Ngoài các khu công nghiệp tập trung ở các đô thị lớn, còn có những khu công
nghiệp ở địa phương, thị xã, thị trấn,…các khu công nghiệp này không lớn lắm
nhưngcó vai trò, vị trí của nó ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của
đô thị, đến đời sống sinh hoạt hằng ngày của người dân, dặc biệt là các loại công
nghiệp chế biến địa phương, các xí nghiệp thủ công dặc sản, cơ sở sản xuất, dịch
vụ, giao thông vận tải, cơ khí sũa chữa,…

1.3.2.1.3. Các nguyên tắc bố trí khu công nghiệp trong đô thị:
Các nhà máy xí nghiệp công nghiệp cần xây dựng tập trung thành
từng cụm, khu công nghiệp và bố trí ở ngoài khu dân dụng. Khu công nghiệp
phải đặt ở phía cuối hướng gió và cuối nguồn nước nếu gần sông. Vị trí của khu
công nghiệp phải đảm bảo yêu cầu về giao thông thuận tiện. Việc đi lại giữa khu
công nghiệp với khu dân dụng khoảng 30 đến 40 phút, yêu cầu về cung cấp
nước, điện và các dịch vụ khác.
Đảm bảo giao thông thuận tiện cho khu công nghiệp qua bảng sau:
Phương tiện
Đi bộ
Xe điện
Ôtô điện
Ôtô xe buýt
Tàu ngầm

khoảng cách
2 đến 2,7 km
5,1 đến 7,7 km
5,5 đến 8 km
5,7 đến 8,5 km
8 đến 12 km

Đảm bảo nguyên tắc sử dụng đất đai hợp lí. Đất xây dưngj khu công
nghiệp phụ thuộc vào tính chất, quy mô của các xí nghiệp, công nghiệp được
tính toán theo nhiệm vụ thiết kế của các xí nghiệp. Có thể dựa vào một số tiêu
chuẩn sau:
- Đối với đô thị loại I: 35 đến 40 m2/ người
- Đối với đô thị loại II: 30 đến 35 m2/ người
- Đối với đô thị loại III: 25 đến 30 m2/ người
- Đối với đô thị loại IV: 20 đến 25 m2/người

Trong các cụm khu công nghiệp được phân chia thành các khu chức
năng bao gồm:
- Các khu đất xây dựng các xí nghiệp công nghiệp và các công trình
phụ trợ của nhà máy.
- Khu vục trung tâm công cộng, hành chính, nghiên cứu khoa học,
dịch vụ, kĩ thuật, vườn hoa, cây xanh, bến bãi,…
Trang 15


Tổ chức không gian đô thị

- Hệ thống đường giao thông
- Các công trình kĩ thuật hạ tầng, cơ sở cấp thoát nước ,điện, hơi đốt,
thông tin,…phục vụ cho các cụm khu công nghiệp.
- Các khu vực thu gom rác, chất thải, cây xanh cách li và đất dự trữ
phát triển. Phải đảm bảo vệ sinh môi trường như: Các nhà máy, khu cụm công
nghiệp có thải chất độc thì phải có khoảng cách li thích hợp với khu ở và các
khu vực xung quanh, cụ thể như sau:
Độ
độc Khoảng cách tối thiểu
hại
(m)
Cấp I
1000
Cấp II
500
Cấp III
300
Cấp IV
100

Cấp V
50
Các khu công nghiệp đặc biệt có chất phóng xạ hoặc sản xuất chất nổ,
vũ khí,…nhất thiết không được bố trí trong phạm vi đô thị. Vị trí các loại công
nghiệp dăc biệt đó phải được cấp có thẩm quyền cho phép và phải có điều kiện
cách li bảo vệ tốt. Khoảng cách li chủ yếu dùng biện pháp trồng cây xanh, bởi vì
cây xanh là loại hình tự nhiên có tác dụng tích cực nhất về nhiều mặt làm giảm
khói bụi, tiếng ồn, tốc độ gió cũng như cải tạo môi trường tự nhiên. Đặc biệt
tiếng ồn thì phải có hệ thống cách li với khoảng cách như sau:
Tiếng ồn
Trên 100dB
90 đến 100dB
80 đến 90 dB
70 đến 80 dB
Dưới 70dB

Khoảng cách
300 đến 400
m
150
đến
300m
100
đến
150m
50 đến 100m
dưới 50m

Bố trí khu công nghiệp phải bảo đảm điều kiện liên hệ thuận tiện mọi
nơi ở để người đi làm đến khu công nghiệp không vuợt quá 30 km bằng các

phương tiện giao thông của thành phố. Ngoài ra, còn đảm bảo về yêu cầu kinh tế
kĩ thuật sản xuất công nghiệp.
1.3.2.1.4. Hình thức tổ chức khu công nghiệp:
Tuỳ theo đại hình, tính chất sản xuất của khu công nghiệp, bố trí khu
công nghiệp trong quy hoạch đô thị có thể theo các hình thức sau đây:

Trang 16


Tổ chức không gian đô thị

- Bố trí khu công nghiệp về một phía so với khu dân dụng, cả địa hình
và đất đai cùng phát triển về một hướng theo kiểu thành phố dãi, phải phát triển
song song phương án khác tuy bố trí về một phia, nhưng hướng phát triển lại
ngược chiều, phát triển cách này không hợp lí vì ngày càng xa nhau. Hình thức
này thích hợp với đô thị nhỏ và trung bình, có cơ cấu khu công nghiệp lhông
phức tạp.
- Bố trí khu công nghiệp ở nhiều phía trông đô thị, đối với đô thị có
quy mô lớn, cơ cấu khu cong nghiệp phức tạp.
- Bố trí khu công nghiệp phát triển song song giữa công nghịêp và dân
dụng.
- Bố trí khu công nghiệp xen kẻ khu dân dụng, nhưng phải chú ý đến
môi trường. Cơ sơ công nghiệp ảnh hưởng không đáng kể mới được bố trí.
1.3.2.2. Tổ chức khu dân dụng:
1.3.2.2.1. Các thành phần trong khu dân dụng: có 4 thành
phần cơ bản:
Bình quân
Tỉ lệ
2
(m /người)

(%)
Khu nhà ở
30 - 40 40 - 45
Khu đường phố và quãng
8 - 12 10 - 15
trường
Khu công trình công cộng
10 - 15 15 - 20
Khu cây xanh
10 - 15 15 - 20
1.3.2.2.2. Nguyên tắc khu dân dụng:
- Đảm bảo mối quan hệ giữa khu dân dụng với các khu chức năng
khác, ví dụ: khu công nghiệp phải đảm bảo lao động của khu ở với khu công
nghiệp
- Đảm bảo sự phát triển lâu dài của đô thị (giảm được chi phí và tạo sự
ổn định cho dân cư)
- Đảm bảo sự phù hợp với điểu kiện tự nhiên và hiện trạng đô thị:
hướng gió, độ dốc, mưa bao nhiêu, thời gian nào, sông hồ để tính toan khả năng
thoát nước,…
- Đảm bảo vệ sinh môi trường và mĩ quan đô thị
1.3.2.2.3. Tổ chức khu nhà ở:
- Các loại nhà ở:
+ Nhà ở ít tầng (thấp tầng): từ1 đến 2 tầng, có một sô skiểu cơ
bản:

• Kiểu độc lập: biệt lập với xung quanh

Trang 17



Tổ chức không gian đô thị

• Kiểu xong lập: hai nhà ở ghép với nhau, chung tường,
chung hàng rào,…
• Kiểu dãi: nối với nhau theo chiều ngang và cácphòng chung
tường.
+ Nhà ở nhiều tầng (cao tầng): 3 tầng trở lên:
• Kiểu đơn nguyên: những khu nhà nhiều tầng, tách thành
những khối độc lập có tường ngăn cách.

• Kiểu tháp: chủ yếu phát triển theo chiều cao, thường dùng
thang máy: Trung tâm thương mại,…
• Kiểu khách sạn: thiết lập theo hệ thống nhiều phòng có cầu
thang và những công trình công cộng chung. Có thể gọi là
khu chung cư.
• Kiểu liên hợp: sử dụng cho số đông người, trong đó có
những nơi buôn bán thực phẩm, nhà công cộng.
- Hình thức bố trí:
• Kiểu song song: bố trí theo hướng tương tự nhau.

• Theo cụm: những góc phố, ngã ba, phối hợp với các công
trình kiến trúc.
• Theo dãi: dọc theo một tuyến giao thông hoặc một trục tự
nhiên nào đó.
• Theo mảng (diện): thường áp dụng cho nhà ít tầng với
không gian rộng.
1.3.2.3. Tổ chưc giao thông đô thị:
- Phân loại giao thông đô thị:
+Phân loại theo đường:
• Những tuyến đường cao tốc (xa lộ): Vận tốc trên 70 km/giờ,

lưu lượng xe lớn hơn hoặc bằng1200 xe/giờ
• đường phố chính ( đại lộ)
Trang 18


Tổ chức không gian đô thị

• Đường đô thị
• Đường nhánh (hẻm): đi vào khu dân cư nhà ở,…
• Đường dành riêng: phục vụ cho đối tượng nào đó: dành ch
người đi bộ, cho người đi xe đạp,…
+Phân loại theo phương tiện:
• Những phương tiện giao thông định tuyến (hoạt động theo
những tuyến cố định):xe điện, xe điện bánh hơi, tàu điện
ngầm,…
• Không định tuyến: taxi, honđa,…
- Một số hình thức bố trí giao thông đô thị:
• Theo ô bàn cờ và ô bàn cờ có đường chéo
• Toả tia, toả tia có vành đai
• Tam giác

• Lục giác

• Răng lược

1.3.2.4. Tổ chức quãng trường giao thông và các nút giao
thông:
- Quãng trường cùng cốt: cùng trên một mặt phẳng, phổ biến ở Việt
Nam
+ Có điều khiển: bằng đền

+ Tự điều chỉnh: đi theo những vòng xoay

Trang 19


Tổ chức không gian đô thị

- Quãng trường giao thông khác cốt (lập thể):
Tốn kém về không gian và đòi hỏi nhiều kĩ thuật, có thể tham khảo
một vài loại sau:

1.3.2.5. Tổ chức khu cây xanh đô thị:
1.3.2.5.1. Vai trò của cây xanh đô thị:
- Tác động trong việc điều hoà khí hậu và đẩm bảo vệ sinh môi
trường, cân bằng các yếu tố khí hậu như: nhiệt độ, độ ẩm, ngăn cản bức xạ mặt
trời,…
- Cân bằng thành phần của không khí

Trang 20


Tổ chức không gian đô thị

-Có tác động phòng hộ khắc phục những khó khăn trở ngại cho con
người: chắn bịu, chắn gió,…
- Tăng mĩ quan cho đô thị: Cây xanh là yếu tố làm tăng vẻ đẹp cho đô
thị, đặc biệt là các công trình kiến trúc.
- Giá trị kinh tế
1.3.2.5.2. Phân loại:
- Cây xanh sử dụng công cộng: là những cây xanh sử dụng chung cho

mọi người trong đô thị: công viên cây xanh, vườn hoa, khu cây xanh đô thị,..
- Cây xanh sử dụng hạn chế: gắn với một loại công trình nào đó, có
chức năng riêng.
- Cây xanh có chưc năng riêng: là cây xanh đặt ra mục đích sử dụng
riêng biệt nào đó.
1.3.2.5.3.Hình thức bố trí:
- Bố trí theo điểm: tập trung vài loại cây tiêu biểu thành cụm tại một
điểm nào đó
- Bố trí theo dãi: bố trí cây theo một hướng nào đó. Có 3 dãi: dãi song
song, dãi đồng tâm và dãi hình niêm
- Bố trí theo mảng: bổtí trên không gian rộng, phối hợp nhiều loại cây
có diện tích từ1 đến 2 ha trở lên.
1.3.2.5.4. Tổ chúc công viên đô thị:
- Các khu chức năng trong công viên: Khu biểu diễn, khu thể thao,
khu thiếu nhi,..
- Bố cục cây xanh trong công viên:
+ Cây độc lập: là những cây được chọn trồng ở vị trí đặc biệt, có
màu sắc hình dáng đẹp, có thể kết hợp như đền màu để làm đẹp thêm.
+ Nhóm cây: tập hợp khoảng từ 3 đến 10 cây bó trí ở nơi nhất định
nào đó trong công viên.
+ Mảng cây: Khu vực có diện tích rộng từ 1 ha trở lên tao thoáng
mát sinh hoạt tập thể
+ Rừng cây nhỏ: bố trí cây xanh trên diện rộng từ 2 ha trở lên
- Đường đi trong công viên: có ý nghĩa quan trọng phục vụ đa dạng
cho người
+ Đường trục chính: cổng chính đến trung tâm phục vụ cho người
đi bộ
+ Đường đến khu chức năng: nối từ trung tâm đến khu chức năng
+ Đường trong khu chức năng.
1.3.2.6. Tổ chưc khu đặc biệt:


Trang 21


Tổ chức không gian đô thị

- Đất đặc biệt nằm trong khu dân dụng: phục vụ mục đích đặc biêt nào
đó: khu ngoại giao, doanh trại quân đội, du lịch quốc tế các cơ quan đặc biệt của
nhà nước.
- Ngoài ra, còn có các công trình như; xử lí chất thải, các công trình kĩ
thuật, khu nghĩa địa và khu dự trữ ( dành những không gian cho tưuơng lai có
thể sử dụng tạm thời cho mục đích khác)
1.3.2.7. Tổ chức khu kho tàng:
1.3.2.7.1. Vai trò:
Kho tàng là nơi chứa các tài sản, vật tư, mhiên liệu, hàng hoá của nhà
nước,của tư nhân, của các xí nghiệp sản xuất và dịch vụ công cộng trong thành
phố. Khu kho tàng chiếm vị trí khá quan trọng đối với việc điều hoà phân phối
và dự trữ các tài sản phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân đô thị và
các vùng xung quanh.
1.3.2.6.2. Các loại kho tàng và nguyên tắc bố trí:
Tuỳ theo tính chất chức năng và quản lí kho tàng đô thị có thể phân
thành các loại sau:
- Kho dự trữ quốc gia ngoài đô thị: lương thực thực phẩm, vũ khí, chất
đốt,… loại kho này bố trí bên ngoài thành phố, ở những vị trí đặc biệt an toàn,
thuận lợi giao thông và có điều kiện bảo vệ nhất.
- Kho trung chuyển: nhằm phục vụ cho việc vận chuyển hàng hoa stài
sản trước khi phân phối vận chuyển đi nơi khác. Kho tàng này phải được bố trí ở
nơi thuận tiện nhất về giao thông nhằm giải toả nhanh chóng hàng hoá, tránh
việc ứ động quá lâu, đặc biệt là ở các khu vực ga, cảng,..
- Kho công nghiệp: loại kho này phục vụ cho các hoạt động của các

nàh máy và của toàn khu công nghiệp, loại kho này thường được bố trí cạnh khu
công nghiệp hoặc ngay trong khu công nghiệp.
- Kho vật liệu xây dựng: vật tư và nguyên phụ liệu phục vụ cho thành
phố và các khu công nghiệp, loại kho này được bố trí thành từng cụm ở phia
ngoài cạnh cca đầu mối giao thông, liên hệ tốt với thành phố và dễ dàng trong
điều phối lưu thông hàng hoá hàng ngày.
- Các kho phân phối: Lương thực thục phẩm, hàng hoá, các loại kho
này thường được bố trí đều trong khu dân dụng thành phố, trên những khu đất
riêng có khoảng cách li cần thiết đối với các khu ở và công cộng.
- Kho lạnh: Đâylà loại kho đặc biệt chứa các hàng hoá dễ hỏng dưới
tác động của thời tiết, chủ yếu là các loại thực phẩm đông lạnh. Loại kho này có
yêu cầu đặc biệt về kĩ thuật, được bố trí thành những khu riêng bảo đảm yêu cầu
về bảo quảnvà bốc dỡ.
- Kho dễ cháy, dễ nổ, kho nhiên liệu, kho bãi chứa chất thải rắn. Được
bố trí cách xa thành phố và có khoảng cách li an toàn.

Trang 22


Tổ chức không gian đô thị

1.3.2.7.3. Quy mô kho tàng:
Đất đai kho tàng phụ thuộc vào địa điểm và chức năng của từng loại
kho. Quy mô kho tàng còn tuỳ thuộc vào khả năng lưu thông hàng hoá, thời gian
lưu kho và đặc điểm của từng loại hàng hoá.
Kho tàng xây dựng trong đô thị phải đảm bảo mật độ xây dựng trên 60
%, trừ những loại kho đặc biệt chuyên dùng, diện tích chung đất đai kho tàng
phục vụ cho đô thị có thể tính toán như sau:
- Đô thị lớn và đặc biệt: 3 đến 4 m2/ người
- Đô thị nhỏ và trung bình: 2 đến 3 m2/ người

Nói chung quy mô đất đai kho tàng phụ thuộc vào các yếu tố cơ bản
sau đây:
- Tính chất và quy mô của thành phố.
- Đặc điểm của các loại hàng hoá bảo quản.
- Điều kiện tổ chức giao thông và phương thức điều hoà phân phối.
- Hình thức bố trí kho và các trang thiết bị phục vụ cho các kho.

Chương 2:
TỔ CHỨC KHU ĐÔ THỊ VIỆT NAM
2.1. Khái quát chung:
2.1.1. Khái quát lịch sử phát triển đô thị Việt Nam:
2.1.1.1.Thời kỳ sơ khởi:
Đô thị Việt Nam phát triển khá sớm khoảng 500 TCN, bắt đàu hình
thành các đô thị đầu tiên, gọi là đô thị cảng, đô thị trạm dịch. Đằc biệt là sự ra
đời của nhà nứơc Văn Lang, đánh dấu sự ra đời của đô thị hành chính đầu tiên là
thành Văn Lang (Phong Châu), nay là Việt Trì (Phú Thọ). Thành Văn Lang là
trung tâm giao lưu nhiều mặt, đặc biệt các tuyến sông Hồng, sông Lô, sông Cả,
…tồn tại khá lâu.
Ngoài ra, Trước công nguyên còn có thành Luy Lâu (Bác Ninh), Đại Chiêm
(Hội An), Óc Eo (An Giang),…đây là những cảng rất phát triển và đựơc phát
triển từ lâu. Nhìn chung đô thị còn mang tính chất sơ khai, ngay cả nhà nước
Văn Lang cũng chưa rõ nét.
Các nhà nghiên cứu cho rằng thành Cổ Loa là thành ra đời đầu tiên,
kinh đô của nhà nước Âu Lạc, do An Dương Vương xây dựng , ra đời 225 TCN,
có vị trí giao lưu thuận lợi cả 3 sông : sông Hồng, sông Thương, sông Lục Nam.
Qua trình xây dựng thành Cổ Loa rất khó khăn vì thành chủ yếu bằng đất, người
xây thành chưa có kinh nghiệm, thành có kiểu hình xoáy trôn ốc nên gọi là Loa
Thành. Thành tồn tại trong thời gian dài (225 đến 179 TCN)
Năm 111 TCN Hán Vũ Đế làm vua sau đó đánh chiếm Nam Việt của
Triệu Đà và thiết lập một số thành:thành Đại La, tiếp tục phát triển thành Luy


Trang 23


Tổ chức không gian đô thị

Lâu và trở thành trung tâm truyền bá đạo phật của Trung Quốc. Ngoài ra, còn có
thành Lạch Trường, giai đoạn này các đô thị kia cũng phát triển.
Năm 40 sau CN Hai Bà Trưng khởi nghĩa đánh nhà Hán thắng lợi và định đô ở
thành Mê Linh (Vĩnh Phúc). Sau đó năm 43 sau CN khởi nghĩa này bị thất bại.
Năm 500 sau CN Lí Bí khởi nghĩa lập ra nhà nước Vạn Xuân kinh đô là Long
Biên (Hà Nội), nhiều cuộc khởi nghĩa tiếp theo như Triệu Quân Phục, ….nhưng
cũng tồn tại trong một thơig gian ngắn, không gian chiếm được không lớn lắm
nhưng thể hiện được tinh thần yêu nước.
2.1.1.2. Thời kỳ phong kiến:
Năm 938 Ngô Quyền giành được thắng lợi trên sông Bạch Đằng, lên
ngôi vua và chọn kinh đô là Cổ Loa kế tục sự nghiệp của An Dương Vương cho
xây dựng và phát triển thêm quy mô lớn hơn.
Năm 968 Đinh Bộ Lĩnh lên làm vua chọn Hoa Lư làm nơi phòng thủ
vững chắc, nhưng cũng tồn tại trong thời gian ngắn.
Năm 1009 Lí Công Uẩn lên ngôi vua, năm 1010 dời đô từ Hoa Lư về
Thăng Long, Ngoài Thăng Long còn một số kinh đô khác: Vĩnh Bình, Vân Đồn,

Tiếp tục đến mãi sau năm 1802 vua Gia Long chọn Huế làm kinh đô.
Năm 1945 chọ Hà Nội.
2.1.1.3. Thời kỳ Pháp thuộc:
Năm 1859 đánh chiếm Gia Định mở mở đầu thời kì đô hộ nước ta, với
các chính sách khai thác thuộc địa: đầu tư xây dựng giao thông, các khu mỏ, các
trung tâm công nghiệp,… tạo điều kiện hình thành và phát triển đô thị nước ta.
Nhìn chung, chính sách này cũng có mặt tích cực:

- Đô thị tách rời với nông thôn
- Lúc đầu Pháp áp dụng phương pháp quy hoạch đô thị theo kiểu
phương Tây
- Để lại nhiều công trình kiến trúc có giá trị
- Pháp muốn để lại kĩ thuât xây dựng nhiệt đới hoá
2.1.1.4.Thời kỳ 1945 đến nay:
2.1.1.4.1 Giai đoạn: 1945 đến 1954:
Đô thị không có điều kiện phát triển, giai đoạn này ta chủ động phá
các công trình đô thị. Dân số đô thị thời kì này cũng giảm đáng kể.
2.1.1.4.2 Giai đoạn: 1954 đến 1975:
Về cơ bản phát triển đô thị khá phức tạp, với hiệp định Giơnevơ lấy vĩ
tuyến 17 chia nước ta làm 2 miền:
Trang 24


Tổ chức không gian đô thị

- Miền Bắc sau 15 năm xây dựng đã hình thành nhiều trung tâm công
nghiệp, hệ thống các đô thị công nghiệp đã được hình thành, dân số đô thị tăng
lên, các đô thị chú trọng các công trình phúc lợi: trường học, bệnh viện,…Tuy
nhiên có hạn chế là thiết kế nhà không phù hợp.
- Miền nam: Với ý đồ biến miền Nam thành căn cứ quân sự lâu dài
nên Mỹ áp dụng viện trợ ồ ạt cho miền Nam, là cơ sở cho các đô thị phát triển:
Sài Gòn, Biên Hoà, Đà Nẵng,…Nhìn chung với tác động bên ngoài qua trình đô
thị hoá ở miền Nam nhanh, tỉ lệ dân số đô thị tăng từ 10 đến 30 %. Các đô thị
miền nam mang tích chất là các đô thị quân sự, dich vụ trong các đô thị phát
triển hệ thống khách sạn, vũ trường,…. Tóm lại, Phân hó đô thị ở miền Nam rất
rõ bên cạch các khách sạn, ngân hàng,… thì đô thị miền Nam ít chú trọng đến
các công trình công cộng.
2.1.1.4.3. Giai đoạn 1975 đến nay:

Đất nước hoàn toàn thống nhất, thực hiện chủ trương cải tạo đô thị cả
nước, đồng thời đầu tư mở rọng xây dựng phát triển các đô thị mới. Với đường
lối đổi mới tao ra cơ chế huy động các nguồn lực để phát triển đô thị: Hà Nội,
Thành phố Hồ Chí Minh,…
2.1.2. Những đặc trưng của quá trình đô thị hoá ở Việt Nam:
- Đô thị hoá Việt Nam trãi qua Thời gian lâu dài phức tạp, phát triển
chậm chạp: Do xuất phát tù nền kinh tế nông nghiệp, về ý thức hệ tư tưởng, do
sự tác động của thế lực nước ngoài, hạn chế việc phát triển đô thị.
- Dân cư đô thị bị xáo trộn, những cuộc chiến tranh là nguyên nhân
chính của sự xáo trộn dân cư: sơ tán người dân, một bộ phận dân cư nông thôn
chuyển đến đô thị (1945), sau năm 1954 có sự xáo trộn ngược lại. Năm 1975
những người tập kết trở về quê hương, những người đô thị, những người trong
ấp chiến lựơc cũng được giải phóng. Nhìn chung trong suốt lịch sử Viêt Nam
dân cư đô thị không ổn định.
- Mạng lưới đô thị tương đối rải đều trên khắp lãnh thổ quốc gia,
nhưng quy mô nhỏ bé và tính chất không thuần nhất. Mạng lưới đô thị Việt Nam
đã qua một qua trình hình thành, phát triển, thay đổi không bình thường, chúng
ta kế thừa một mạng lưới đô thị có nhiều loại hình, nhiều tính chất khác nhau: đô
thị công nghiệp, đô thị tổng hợp, đô thị cảng, đô thị hành chính,…Mạng lưới đô
thị không thuần nhất đó là sản phẩm tất yếu của những xáo trộn liên tục, của
những chính sách nhất thời và khác nhau giữa hai miền. Chính sách đó hiện nay
không phù hợp với chính sách đổi mới hiện hành.
- Những yêu cầu mới hiện nay, cơ xchế thị trường buợc chúng ta,
những người đang hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu, xây dựng, phân bố dân
cư, phát triển đô thị, phải đổi mói hoàn toàn từ hệ thống tư duy trừu tượng, đến
phương thúc chỉ đạo thực hiện.
Trang 25



×