Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Tổng hợp kinh nghiệm nuôi cá la hán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.6 KB, 17 trang )

TẠO MÔI TRƯỜNG SỐNG THÍCH HỢP
CHO CÁ LA HÁN CON
Phương pháp chọn cá con là chọn những cá thể lớn, hoạt bát, hiếu chiến,
trên vây lưng không có đốm đen. Bể cá được coi là thích hợp là có kích cỡ
chừng 90x40x50cm (dài x rộng x cao), dùng tấn ngăn cách thuỷ tinh chia thành
6 khu vựa, hai bên đầu lớn hơn một chút do đặc ống nước và máy lọc, phân
thành 20cm và 15cm. Những khu vực khác rộng khoảng 12- 13cm, mỗi khu vực
một nuôi con, hai bên đầu bể đặc 2 con lớn nhất.
Tấm thủy tinh dùng giác mút hút vào thành bể, dưới đáy dùng một miếng
thủy tinh chừng 3mm lót bên dưới. Chất cặn bã sẽ được lọc sạch qua khe hở bên
dưới tấm thủy tinh. Nhiệt độ luôn luôn giữ ở 31oC.Để tăng dòng chảy mạnh và
lọc sạch, nên dùng máy lọc công suất lớn, mực nước trong bể là 34cm (khoảng
1200l), máy lọc nên dùng có công suất 100l/h. Mỗi giờ nước trong bể phải tuần
hoàn ít nhất 7 lần. Lọc sinh hoá và lọc sinh học cũng rất quan trọng. Vật liệu
trong máy lọc là 5 lớp bông lọc, 2 lớp bông sinh hoá, bông sinh hoá dày 4cm.
cát san hô, lớp hỗn hợp vòng gốm.

CHĂM SÓC CÁ CON HÀNG NGÀY
Thức ăn chính cho cá con là tôn biển và thịt cá, tôn biển và thịt cá sau khi
băm nhỏ, trộn đều và để đông lạnh. Phải đông lạnh thức ăn là để tiêu diệt ký
sinh trùng và vi khuẩn có khả năng tồn tại trong thức ăn. Không tùy tiện cho cá
con ăn thức ăn sống chưa qua đông lạnh để tránh lây nhiễm ký sinh trùng. Khi
cho cá con ăn, cần vo thức ăn lại thành từng miếng nhỏ, cho ăn đến khi cá không
còn muốn ăn nữa thì thôi.
Khi cho cá con ăn xong hãy mở máy lọc. Không được để chất thải quá
nhiều trong hồ sẽ gây ô nhiễm nước. Nếu máy lọc không được sạch, cần phải
dùng các biện pháp thủ công để tránh ảnh hưởng đến chất lượng nước.
Sau một tháng nuôi dưỡng theo phương pháp trên, nếu chăm sóc tốt cá con sẽ
khoẻ mạnh, mập mạp, con lớn nhất có thể dài từ 5-8cm gồm cả đuôi.
Phần đầu tròn đấy, mọc lên cái bướu nhỏ, bên trong trong suốt, phát sáng.
Tuy vẫn chưa lớn nhưng sẽ lên gù, đốm châu trên thân cũng nổi bật rất


đẹp.Những con khác. Tuy chưa lên gù nhưng vẫn tăng trưởng rất nhanh và vô
cùng khoẻ mạnh, chỉ có khuyết điểm là màu sắc chưa được tươi tắn. Đợi cho
đến khi cá đạt khoảng 12-13cm thì sẽ bắt đầu chọn lựa từ 6 con ban đầu ra 2
con đẹp nhất về dáng đầu, hoa văn, dàn châu để nuôi dưỡng riêng.


KINH NGHIỆM LÊN MÀU
Hiện có rất nhiều loại thức ăn lên màu cho cá. Chúng ta vẫn có thể mua về
cho cá dùng, thế nhưng trước “một rừng” thức ăn, nhiều người e ngại không biết
chọn loại nào tốt nhất, và với xu hướng “thích màu tự nhiên vì vĩnh cữu” người
chơi cá đang tự học cách lên màu cá theo hướng tự nhiên. Để cá có màu tự nhiên
bạn có thể tham khảo những kinh nghiệm sau:
Lên màu tự nhiên với thức ăn tươi sống (tép, trùng vĩ, cá con)
Tùy theo độ tuổi của cá, với cá bột (cá con) sau khi nở hai ngày nên cho ăn
trứng Artemia. Trứng Artemia có chất lượng tốt, bảo đảm dinh dưỡng cho cá
con. Cho ăn trứng là cách ngăn ngừ các ký sinh trùng – mối đe dọa thường
xuyên của cá con. Trước khi cho ăn cần ấp cho trứng nở. Cách cho ấp trứng đã
được hướng dẫn sau hộp Artemia. Khi một tuần tuổi, cho cá ăn trùng vĩ đông
lạnh, được bán tại các cửa hàng chuyên bán cá kiểng. Giá cả trùng vĩ cũng khá
mềm, tiết kiệm lại rất sạch và đảm bảo dinh dưỡng.
Khi cá 1,5 tháng cho cá ăn thức ăn tươi sống như tép, cá con. Tuy nhiên
với tép nên tỉa bớt râu để tránh làm rách miệng cá khi cá ăn. Khi cho ăn không
nên cho cá ăn quá nhiều vì cá có thể bị sình bụng.

LÊN MÀU CHO CÁ TRƯỞNG THÀNH
Với cá đã trưởng thành, ta có thể lên màu bằng cách: Chu kì 1 tháng nên
thả cá mái vào kè với cá trống, có thể kè bằng cách ngăn kiếng cho trống mái
mỗi con 1 ngăn, kè trong vòng 1-2 ngày. Sau đó vớt ra hoặc có thể kè bằng cách
trực tiếp thả cá mái vào chung cá trống. Tuy nhiên với cách kè này chỉ có thể thả
cá mái trong vòng 1-2 giờ rồi vớt ra. Với chú cá trống sau khi được gặp gỡ cá

mái sẽ tăng kích thích tố trong cơ thể, giúp màu sắc cá đẹp hơn. Khi chọn cá nên
chọn cá bố mẹ khỏe, đẹp, màu sắc sáng, không bệnh, trong thời kì sinh sản sung
mãn. Sung mãn nhất là thời gian giao mùa từ mùa nắng chuyển sang mùa mưa
hoặc ngược lại.

LÊN ĐẦU GÙ
Lên gù tự nhiên: Bằng thức ăn tươi sống hoặc thức ăn viên
Tương tự như cách lên màu. Tuy nhiên cần lưu ý, trong chiếc đầu gù của
cá La Hán có đến 80% là chất đạm, nên trong khẩu phần ăn của cá cần bổ sung
nhiều đạm để cá mau lên gù. Thức ăn nhiều đạm thường là trùng huyết đông
lạnh, tôm, tép, thịt bò…Với những loại này nên cho ăn đúng liều lượng và điều


độ. Ngoài ra nên bổ sung thêm thức ăn viên để lên gù. Hiện nay trên thị trường
có bán nhiều loại thức ăn khô đóng hộp như ( JBL.NoVo.ToP.XO) bạn dễ tìm
mua tại các cửa hàng cá kiểng.
Lên gù bằng cách thả cái mái vào:
Cách cho kè này tương tự như cách cho kè lên màu. Lưu ý trong thời gian
cho kè, đầu cá trống sẽ xẹp xuống nhưng sau khi vớt cá mái ra đầu sẽ lên rất
nhanh.
Soi gương:
Ngoài cách cho kè với cá mái, có thể cho kè với chính nó bằng cách đặt
gương trên vách hồ. Chú cá sẽ sung mãn hơn, kích thích các hormon và dễ lên
đầu. Một kinh nghiệm nhỏ chúng tôi muốn chia sẽ với người chơi cá: Với người
mới bắt đầu chơi nên bắt đầu từ chú cà rẻ đến chú cá mắc hơn. Nên mua cá đã
trưởng thành vì tỉ lệ lên màu, lên đầu cao hơn cá con. Tìm hiểu thêm sách, báo
để biết thêm thông tin.

VÌ SAO CÁ LA HÁN CÓ ĐẦU GÙ
Rất nhiều người nuôi cá la hán thường xuyên cho rằng việc lên đầu cá La

Hán tuỳ thuộc vào số tuổi tăng trưởng hoặc protein nhiều dẫn đến lớp mỡ tích tụ
ở dưới trán khiến đầu cá La Hán phình to ra. Thực ra, đầu cá lớn nhỏ là do các
tuyến ở xương trán tiết ra nhiều hay ít quyết định và tuổi cá không có quan hệ
với việc tích tụ lớp mỡ. Vậy tại sao phần xương trán của cá La Hán xuất hiện
sớm nhất trước kia không có chất tiết ra? Vấn đề này phải truy tìm cấu tạo sinh
lý của tổ tiên cá miệng lửa Mexico ( còn gọi là hổ vàng xanh) của cá La Hán có
quan hệ với đầu to của cá hổ vàng xanh vì hoa giác thời kỳ đầu cũng tiếp thu đặc
điểm điển hình nhất của cá La Hán. Nhưng thay đổi đầu của mỹ nhân ngư ( cách
gọi cá La Hán của người Malaysia) chính là nhờ công’’ người sáng tạo’’ ra Hoa
La Hán, ông Tạ Ngọc Đường.


ĐẦU GÙ LỚN HAY KHÔNG PHỤ THUỘC NHIỀU
VÀO GENE
Kể từ năm 1997 đến nay đã một thập kỷ trôi qua và hình dáng của chủng
loại Hoa La Hán đã có nhiều thay đổi to lớn, trong đó mang trí tuệ và tâm huyết
cúa bao ghệ nhân. Tuy nhiên, quan điểm cũ trước kia vẫn không hề thay đổi,
nguyên nhân khiến đầu cá La Hán lớn nhỏ chính là việc "đầu nước", "đầu thịt",
"đầu xừng" mà mọi người thường tranh luận, do chất tiết ra ở xương trán ít hay
nhiều tạo thành. Cách phân biệt 3 loại này cũng không có tiêu chuẩn hệ thống,
chỉ là dựa vào cảm quan để phán đoán. Nói đầu mềm là đầu nước cũng không
đúng, chủ yếu là cảm nhận mức độ trong suốt của phần đầu. Nhưng cũng không
phải đầu to thì tốt, cảm nhận tổng thể là quan trọng nhất. Những người nuôi cá
La Hán cho rằng cung cấp thức ăn dinh dưỡng cao thì sẽ đạt được hiệu quả lên
đầu ( gien là điều kiện đầu tiên không thể phủ nhận). Thiệt ra, cá mang theo gien
đầu gù khi được khoảng 100-240 ngày tuổi là thời gian tốt nhất tăng thêm thức
ăn có lượng dinh dưỡng cao. Lượng thức ăn nhiều chỉ làm thân hình cá lớn thêm
chú đầu vẫn không đẹp. Thời gian này, cần cung cấp cho chúng những loại dinh
dưỡng cần thiết, đừng quan tâm đến vấn đề tích tụ mỡ có thể lên đầu, cho ăn
lượng thích hợp thì ngừng.


NHỮNG YẾU TỐ CƠ BẢN TÁC ĐỘNG ĐẾN
CHẤT LƯỢNG NƯỚC
Hàm lượng oxy: nguồn oxy có từ 2 nguồn, một là do tác dụng quang hợp
thực vật thủy sinh sinh ra, hai là do tiếp xúc giữa dưỡng khí và mặt nước trong
không khí, đồng thời từ từ hòa tan vào trong nước. Nguồn oxy trong bể cá nhiệt
đới chủ yếu được hình thành thông qua sự tiếp xúc giữa không khí và mặt nước.
Căn cứ theo các tư liệu liên quan, hàm lượng oxy cần đối với cá nhiệt đới là
7mg/lít, nếu thấp hơn 1mg/lít, cá s4 xuất hiện phản ứng sinh lý thiếu khí. Đa số
cá kiểng nhiệt đới được nuôi trong hồ nhỏ và được đặt trong phòng, diện tích
tiếp xúc giữa không khí và nước có giới hạn, sự lưu thông không khí trong
phòng cũng yếu hơn so với môi trường bên ngoài, vì vậy lượng oxy có được
trong nước nuôi chủ yếu dựa vào sự trợ giúp của bơm tăng khí, bơm tăng khí
bình thường vận động liên tục 24 giờ.
Nhiệt độ nước: Cá nhiệt đới là loài cá chịu nhiệt độ cao, thường sinh
sống trong môi trường nhiệt độ nước khoảng 20 độ C đến 32 độ C, nếu nhiệt độ
nước trong khoảng 20oC đến 24oC vẫn có thể duy trì hoạt động sống, nếu nhiệt


độ giảm xuống dưới 20oC, cá có thể bị chết. Nhiệt độ là yếu tố rất quan trọng
đối với sinh mệnh của cá nhiệt đới. Sự ổn định của nhiệt độ có thể sử dụng 2
phương pháp: khống chế nhiệt độ của phòng ở phạm vi hợp lý. Đa số những
người nuôi cá kiểng tại gai đình thường áp dụng phương pháp này, còn đối với
những người nuôi với quy mô lớn thường lựa chọn phương pháp khống chế
nước trong phạm vi hợp lý. Hiện nay trên thị trường có bán nhiều loại ống tăng
nhiệt bằng thủy tinh có thể tự động điều chỉnh nhiệt độ bằng thép không rỉ để
điều chỉnh nhiệt độ dao động từ 24oC – 27oC. Như vậy nhiệt độ trong bể sẽ
luôn ổn định trong phạm vi bình thường, lắp thêm thiết bị tăng nhiệt là lợi thế để
nuôi cá nhiệt đới.
Độ acid của nước: Độ acid của nước biểu thị qua chỉ số pH, độ pH=7

phẩm chất nước là trung tính, khi pH lớn hơn là pH có tính kiềm, pH nhỏ hơn 7
là pH có tính acid. Hầu hết các loài cá cảnh nhiệt đới đều thích môi trường nước
trung tính, chỉ có 1 số loài thích tính acid yếu hoặc tính kiềm yếu. Đối với cá
nhiệt đới, độ pH thích hợp trong khoảng từ 6 đến 8. Nếu sử dụng nước máy nuôi
cá thì tính trung tính của nước máy dễ bị tác động, chuyển hóa thành nước có
tính acid yếu hoặc nước có tính kiềm yếu.
Có nhiều cách xác định độ pH như: giấy thứ độ pH, dịch kiềm định độ pH
hoặc máy kiểm tra độ pH chuyên nghiệp…cũng có thể dùng chất hóa học điều
tiết độ acid kiềm của nước. Sau khi thêm vào bicarbonat natri, tính chất nước sẽ
chuyển sang tính kiềm yếu, sau khi thêm biphosphat natri hoắc giấm gạo, chất
nước sẽ chuyển sang tính acid yếu.
Độ cứng mềm của nước: độ cứng, mềm của nước chủ yếu là chỉ số số
lượng các ion kim loại chứa trong nước như ion calci, magiê, sắt. Các ion kim
loại này ở trong nước tồn tại dưới dạng carbonat, carbonat nặng, sulfat và chất
clo. Khi hàm lượng carbonat calci là 65mg/lít gọi là nước độ vừa, khi hàm lượng
carbonat calci ít hơn 65mg/lít gọi là nước mềm và vượt quá 65mg/lít là nước
cứng. Phương pháp đơn giản để kiểm tra độ cứng, mềm của nước là đem đun
sôi. Nếu như dưới đáy có lợp màu trắng, chứng tỏ nước có độ cứng, ngược lại là
có độ mềm. Sử dụng thiết bị đo độ chuyên dùng để đo và điều tiết độ cứng, mềm
của nước, có thể dùng than hoạt tính lọc nước cũng có tác dụng làm giảm độ
cứng của nước.
Ngoài chất lượng nước, việc bảo dưỡng nước nguồn nước cũng quan trọng:
Đổi nước: là biện pháp đơn giản nhưng rất hiệu quả. Trước khi đổi nước,
phải tắt hết các nguồn điện của những thiết bị trong hồ như: máy bơm lọc tuần
hoàn, bơm sung khí, máy tăng nhiệt. Sau khi tắt hết các thiết bị, dùng khăn lau
sạch thành kính của hồ cá hoặc rêu trên đá trong hồ, để nước yên tĩnh trong thời
gian 15 phút, khi các vật thể nổi đã chìm xuống đáy hồ, dùng ống cao su nhẹ
nhàng hút sạch các tạp chất. Mỗi lần đổi nước chỉ nên hút khoảng 1/4 hoặc 1/3



lượng nước trong hồ, sau đó đổ nước mới có cùng nhiệt độ với nước trong hồ đã
chuẩn bị sẵn trước đó để tránh cho cá bị shock.
Thay nước: là biện pháp thay đổi toàn bộ môi trường nước trong hồ tương
tự như công việc đổi nước, trước tiên phải tắt hết các nguồn điện của thiết bị
trong hồ, vớt cá và các vật liệu trang trí ra khỏi hồ, rút bỏ toàn bộ nước cũ, vệ
sinh hồ sạch sẽ, sát trùng hồ nước trước khi cho nước mới vào, khi vớt cá phải
làm thật nhẹ nhàng tránh cho cá không bị hoảng sợ mà mất sức.

ĐÁNH GIÁ CÁ ĐẸP HAY XẤU
Việc đánh giá vẻ đẹp mang tính chủ quan và không giống nhau. Cái được
xem là đẹp ở nơi này lại không được đánh giá cao ở nơi khác, không có thước
đo chắc chắn nào cho việc đánh giá vẻ đẹp. Vì lí do đó, ấn tượng chung ban đầu
là rất quan trọng. Bạn có thể nhận ra những khuyết điểm hoặc những phần
không hấp dẫn khi bạn quan sát kỹ toàn bộ cơ thể cá, nhưng sau khi nhìn lại thì
những khuyết điểm đó sẽ không gây chướng mắt nữa mà thậm chí còn rất ưa
nhìn. Sự đánh giá công bằng là ấn tượng chung bạn có được, và nó hoàn toàn
chủ quan. Vì vậy, ngoài một số nguyên tắc cơ bản thì yếu tố quan trọng nhất để
lựa chọn cá La hán là cảm giác mà bạn cảm nhận được từ con cá đó. Sử dụng
phương pháp này ắt hẳn tốt hơn phương pháp "vạch lá tìm sâu".
Đầu cá
Đầu cá là yếu tố đập vào mắt trước tiên. Người Singapore và Malaysia
thích những con cá trưởng thành với châu tròn, cao và nhô. Trên thực tế, chính
đặc điểm của đầu là nguồn gốc mà cá có tên gọi là La hán (nó được ví như vị
anh hùng Arhats đầu to trong truyền thuyết Trung Hoa).
Cá La hán là giống lai có tổ tiên gồm nhiều loài American Cichlid khác
nhau. Không phải loài cá La hán nào cũng có những châu nhô vì loài cá này đã
có sẵn vẻ đẹp quyến rũ. Nhưng không thể phủ nhận rằng châu càng cao thì cá
càng đẹp. Châu phải phù hợp với toàn bộ hình dáng cơ thể cá. Nó phải có hình
tròn trơn tru, không biến dạng hay rụt xuống. Nhìn từ phía trước, châu phải đầy
đặn và cân xứng. Các vảy đốm đen trên đầu phải có kích thước phù hợp và tốt

nhất là phải phân bố đồng đều ở cả 2 bên. Những đốm màu ngọc trai hay đỏ phải
được phân bố đều trên đầu.
Chúng phải có kích thước đồng đều và không có các đốm khác thường.
Tốt nhất là miệng không nhô ra quá nhiều gây cảm giác miệng lớn hơn so với
đầu.
Các đốm ngọc trai


Những người yêu thích cá cảnh hiện nay đang rất quan tâm đến sự phân
bố của các đốm ngọc trai trên thân cá. Ban đầu, các đốm ngọc trai được người
nuôi sử dụng để cải thiện giống cá nuôi, nhưng sau đó nó trở nên rất phổ biến và
ngày càng được xem trọng. Các đốm ngọc trai phải được phân bố đều trên hai
bên thân cá. Tuy các đốm ngọc trai được xem là lý tưởng nếu phủ đều trên cơ
thể cá, nhưng trên thực tế chúng hiếm khi xuất hiện ở bụng. Một số giống cá
được lai tạo để có các đốm đỏ phủ lên má và đầu, thay cho các đốm ngọc trai, và
điều này cũng được xem như 1 ưu điểm. Nếu những đốm đỏ và những đốm ngọc
trai được phân bố đều trên toàn bộ cơ thể thì con cá này được xem là giống vượt
trội. Các đốm ngọc trai phải sáng và lấp lánh, còn các đốm đỏ phải tươi và
không dính vào nhau.
Vảy đốm đen
Một số người cho rằng cá La hán sẽ không đẹp nếu không có các vảy
đốm đen. Nhưng gần đây một số giống La hán mới không có đốm đen lại được
lai tạo. Những giống này có màu sáng và các đốm ngọc trai. Tuy nhiên, không
thể phủ nhận rằng các vảy đốm đen vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc lựa
chọn cá La hán. Vì vậy, bản thân đọc giả phải quyết định xem cá của mình muốn
có cần phải có vảy đốm đen không. Thông thường, người ta cho rằng những vảy
đốm đen phải to và bắt mắt, đồng thời phải được phân bố đều trên cơ thể.
Các vảy đốm đen nên nằm xen kẽ với các vảy màu bạc, mà thường được
biết đến như "những sợi chỉ bạc phủ lên mình đen". Nếu có sự kết hợp của hai
loại vảy này tạo nên những ký tự hay hình ảnh ngẫu nhiên thì con cá đó có giá

trị lớn hơn nhiều so với bình thường. Nếu các vảy đốm đen được xếp thành hai
hàng (hàng thứ 2 nằm gần vây lưng) thì sự phân bố của nó phải giống như khi
các vảy này nằm trên một hàng. Vì những con cá có hai hàng vảy là rất hiếm nên
những con cá này được xem là có giá trị hơn nhiều.
Vây cá
Tuy tất cả vây của cá đều được chú ý nhưng vây lưng và vây bụng lại
không thay đổi nhiều. Vì chúng đều giống nhau ở các con cá nên chúng không
được chú ý lắm. Hầu hết mọi người tập trung vào 3 vây còn lại. Vì vậy, chúng ta
sẽ phân tích cách lựa chọn cá dựa trên 3 vây này.
Cá có vây đuôi và vây hậu môn có phần kéo dài ra sau sẽ là tiêu chuẩn
quan trọng để chọn cá. Tuy không ai thắc mắc về vấn đề này nhưng kích thước,
hình dạng và độ cân đối của vây có mối quan hệ mật thiết với hình dáng và tỉ lệ
cơ thể. Nếu vây không phù hợp với hình dáng bên ngoài của cá, nó quá lớn hoặc
phần kéo dài của nó quá dài thì cũng không mang lại vẻ đẹp cho cá. Ví dụ, phần
đuôi vây quá dài có thể sẽ bị rũ xuống hoặc cong lại nếu chúng thiếu sức sống,
điều này làm cho cá thiếu sinh khí và trông kỳ quặc. Vì vậy phần trên và dưới


của vây phải cân đối, và hình dáng của vây càng mềm mại càng tốt. Các đốm
ngọc trai trên vây và các tia vây phải sắc sảo và được sắp xếp hài hòa.
Dù mọi người thích cá La hán Pearl có màu tươi sáng và hình dáng quyến
rũ, nhưng vây đuôi dài và rũ xuống của chúng thực ra lại không đẹp. Các giống
La hán trước đây có vây đuôi to hình cánh quạt, đặc điểm đã đem lại cho cá La
hán diện mạo khoẻ mạnh và cứng cáp. Ngoài màu sắc đẹp thì đuôi hình quạt là 1
yếu tố quan trọng để lựa chọn cá La hán, và nhiều người xem đó là mục tiêu để
cải thiện giống cá.
Màu sắc
Người ta thường cho rằng mọi người thích cá La hán màu đỏ hoặc hơi đỏ,
nhưng điều đó không hoàn toàn đúng. Vì thị trường tràn ngập cá màu đỏ nên
người mua không có cơ hội để lựa chọn các màu khác. Thật ra, cá La hán có rất

nhiều màu sắc.
Tuy cá màu đỏ không giành được sự ưu tiên hàng đầu, nhưng màu sắc rực
rỡ và sắc sảo của chúng là 1 tiêu chuẩn quan trọng. Những lời đồn đại sai lệch
có thể làm cho người nuôi hiểu lầm rằng cá màu đỏ là tốt nhất, nhưng ý nghĩ này
lại luôn âm ỉ trong quá trình lai tạo giống. Tuy cá La hán có thể có màu bạc, đỏ,
cam, vàng, xanh lá cây, xanh dương, tím, đen hoặc xám nhưng màu đỏ là màu
nổi bật và bắt mắt nhất. Vì vậy, không có gì là ngạc nhiên khi màu đỏ vẫn luôn
chiếm ưu thế.
Để đánh giá xem màu sắc của cá có đẹp hay không thì câu hỏi đầu tiên là
nó đơn màu hay đa màu. Cũng cần phải xem các đốm ngọc trai và vảy đốm đen
có được phân bố đều không và ấn tượng chung đối với con cá đó. Cá một màu
(không có đốm ngọc trai hay những hình thù khác) thường có màu vàng, bạc,
xanh lá cây, xám hoặc đỏ. Màu sắc của những con cá này thường sáng đều. Cá
đa màu sắc có các đốm ngọc trai và các mảng màu sắc trên những vùng đồng
màu.
Các mảng màu đỏ này thường có nhiều nhất ở trên đầu, mặt và cằm cá,
còn các đốm màu ngọc trai thì phân bố trên phần sau của cá. Tốt nhất nên lựa
chọn những con cá có màu sắc bắt mắt, đặc biệt là những mảng màu phải lớn
phân bố phía trên và phía dưới cơ thể cá. Chẳng hạn như cá đỏ phải có màu đỏ
tươi và cá vàng phải có màu vàng tươi. Vì tính thẩm mỹ tổng thể được chú trọng
nên các vảy đốm đen phải được phân bố đều và tương xứng. Tốt nhất là vừa
phải chứ không nên quá ít hoặc quá nhiều.

Mắt
Đã từng có thời gian người ta chỉ chú ý đến những con cá La hán có hình
dáng cơ thể, đầu và vây đẹp. Cá phải có những vành trắng xung quanh mắt và


viền phía nửa trên mắt, đồng thời phải hài hoà về màu sắc. Vì thế, người ta cho
rằng màu sắc mắt cũng là 1 yếu tố quan trọng.

Qua quá trình nhiều lần lai tạo, cá La hán ngày nay có các viền mắt màu
đỏ và cơ thể đa màu sắc. Cá có mắt màu đỏ rubi được rất nhiều người ưa
chuộng. Vốn dĩ người ta tin rằng mắt cá có màu đỏ có thể xua đuổi tội ác, đó là
lí do cá La hán mắt đỏ được ưa thích.
Mắt được phân loại dựa trên sắc đỏ, độ sáng, sự sắc nét của đường viền.
Sắc đỏ và độ sáng là điều hiển nhiên. Nhưng làm thế nào để đánh giá được sự
sắc nét của đường viền? Trước đây, người ta cho rằng cá đẹp phải có viền mắt
màu đen phía nửa trên mắt, nếu đường viền đen này nổi bật thì cả con mắt sẽ
trông sáng hơn. Vì vậy, nó được ví như chân mày của con người. Viền đỏ của
mắt phải liền nét và sẽ không đẹp nếu không liền mạch khi có viền đen chen
vào. Một số ít các loài cá có những viền đen ngắn bao quanh bởi 1 đường viền
màu bạc phía dưới mắt.
Những con cá như vậy được gọi là "những viên ngọc trai rơi" và rất được
ưa chuộng. Loài cá này minh họa cho sự đa dạng của các loài cá La hán, và giải
thích tại sao cá La hán lại được ưa chuộng hơn hẳn so với những loài cá nhiệt
đới khác.
Hình dạng cơ thể
Hình dạng cơ thể cá bao gồm 2 yếu tố là kích thước và hình dạng. Vây
đuôi thường không được tính đến khi cá La hán được đo và hầu hết những loài
cá tham gia cuộc thi ở một số nơi (Malaysia, Singapore...) của một số loài đã
trưởng thành. Ở những nước này, cá La hán dài tối thiểu 15cm, không tính chiều
dài của đuôi. Cá có chiều dài lớn hơn 20cm được xem là khá lớn, và có điểm rất
cao trong cuộc thi. Cá La hán đạt kỷ lục ở Malaysia dài 42cm (không tính vây
đuôi). Những người gây giống và những người đam mê loại cá này đang dành
hết sự chú ý nhiều hơn vào sự tăng kích thước.
Cá La hán có sức chịu đựng rất tốt và tương đối dễ nuôi. Tuy nhiên cũng
có một số kỹ thuật và phương pháp cần được biết nếu như bạn muốn con cá
mình có vẻ đẹp hoàn mỹ nhất.

Thức ăn

Cá La hán ăn nhiều, nên cho cá ăn số lượng ít, nhiều lần trong ngày, 4 lần
khi cá còn nhỏ và giảm xuống 2 lần khi đã trưởng thành, nếu không cá sẽ bị béo
phì. Thức ăn tươi sống gồm có tôm,tép, thịt ,trùn huyết, cá nhỏ, tôm, sâu gạo...
Trùn huyết đông lạnh là thức ăn ưa thích của cá La hán. Thức ăn đóng hộp có
nhiều protein, chất làm tăng sắc màu. Cần có sự cân bằng giữa thức ăn tươi và
thức ăn chế biến sẵn.


Có nên nuôi chung?
Cá La hán thích chiếm cứ lãnh địa và hung hãn, không nên nuôi chung
với cá khác. Nếu nuôi hai con cá La hán trong một hồ, cần phải ngăn hồ ra để cá
khỏi đánh nhau. Kỹ thuật dùng vách ngăn hồ rất có ích nếu có ý định ép đẻ cá
La hán. Việc nuôi một con cá La hán trống và một con cá La hán mái trong cùng
một hồ có vách ngăn trong suốt sẽ làm cho hai con cá quen với nhau

PHÂN BIỆT CÁ TRỐNG MÁI
Để xác định được giới tính cá la hán, những người chơi cá cảnh có nhiều
kinh nghiệm khuyên bạn nên mua cá từ 4-6 tháng tuổi. Bằng cách này, bạn có
thể dễ dàng hơn trong việc xác định giới tính của con cá. Bảng nhận biết dưới
đây sẽ phần nào giúp bạn điều đó.
BẢNG XÁC ĐỊNH GIỚI TÍNH CÁ LA HÁN THEO TUỔI
Tuổi và chiều dài cơ
thể

Đặc điểm

Phương pháp xác định giới tính

Giai đoạn này cá
Cá La Hán 2 tháng

còn là cá bột. Màu
Chưa có phương pháp xác định
tuổi
:
sắc hoa văn trêngiới tính
Chiều dài 2cm - 3cm
mình chưa ra rỏ rệt
Những đốm đen trên vây lưng
cho biết đó là cá mái. Tuy nhiên
không phải lúc nào điều này cũng
đúng. Nếu cơ quan sinh dục của cá có
hình chữ V cho biết đó là cá trống.
Cá La Hán 2-5 tháng Màu sắc và hoa văn
Nếu nhú sinh dục hình chữ U thì đó
tuổi
trên mình cá tương
là cá mái. Bằng cách bóp nhẹ vùng
Chiều dai : 3cm -đối rõ, có thể nhìn
bụng cá, nhú sinh dục sẽ lộ ra. Cá la
15cm
thấy khá rõ.
hán trống thường có thân hình to lớn,
vây lưng, vây đuôi, vây hậu môn cao
hơn cá mái. Ngoài ra, cá trống có
đường viền của hàm dười dày hơn, có
màu trên mình rực rỡ hơn.
Cá La Hán 5 thángCá la hán bắt đầu

Cá mái bắt đầu đẻ trứng dù không



giai đoạn trưởng
tuổi
trở
lên
thành. U trên đầu cá
Chiều dài : 15cm có cá trống .
trống phát triển nổi
30cm
bật hơn.

THỨC ĂN CHO CÁ
Giá trị dinh dưỡng trong loại thức ăn này rất cao, tương đối phù hợp với
phương thức sống của cá kiểng là đớp mồi tự nhiên, nhưng loại thức ăn này
cũng có khuyết điểm đó là thời gian bảo tồn không được lâu; đồng thời rất dễ
mang theo những ký sinh trùng và vi khuẩn có hại đối với sức khỏe của cá.
A. Trùn đỏ : Hay còn gọi là bọ chét nước, đây được xem là loại thức ăn dành
cho cá được nhiều người lựa chọn nhất.
B. Trùn huyết : Một loại ấu trùng của muỗi, là loại thức ăn có giá trị và hàm
lượng dinh dưỡng cao nhất trong loại thức ăn tươi sống (có chứa hàm lượng
Protein rất phong phú), và tương đối sạch sẽ, loại thức ăn này có một khuyết
điểm đó là rất khó bảo tồn vào mùa hè .
C. Giun tơ : Loại thức ăn này rất dễ mang theo ký sinh trùng, trước khi cho cá
ăn phải rửa qua trong nước sạch rồi mới thả vào cho cá ăn, nhưng vẫn không
chắc đã thanh trừ và loại bỏ được hết thủy tức và đỉa bám ở trên nó, cho nên
không thích hợp cho ăn trong thời gian dài .
D. Tôm biển : Loại thức ăn này rất tiện lợi cho người nuôi cá, phần lớn người ta
dùng ấu trùng vô tiết của tôm biển làm loại thức ăn chính cho cá, ấu trùng vô tiết
mới được nở ra từ trứng nên nó chứa hàm lượng dinh dưỡng rất cao, khi lớn lên
thành trùng hàm lượng nước chiếm đại đa số, giá trị dinh dưỡng không cao, hiện

nay trên thị trường cá kiểng loại thức ăn này không nhiều.
THỨC ĂN ĐÔNG LẠNH, THỨC ĂN ĐÔNG LẠNH SẤY KHÔ, THỨC
ĂN KHÔ
Cũng chính là loại thức ăn tươi sống được xử lý rồi mới đem đông lạnh
hoặc sấy khô.


A. Trùn đỏ đông lạnh : Giá trị hàm lượng chứa trong loại thức ăn này rất cao,
do thức ăn tươi sống trực tiếp cho vào đông lạnh mà thành.
B. Tôm biển đông lạnh : Tôm biển đông lạnh bao gồm hai loại là tôm đã
trưởng thành và tôm con. Giá trị dinh dưỡng có chứa trong loại tôm biển trưởng
thành đông lạnh tương đối thấp nhưng cá lại rất thích ăn, có thể trộn chung với
các loại thức ăn khác có chứa đủ hàm lượng và các thành phần dinh dưỡng để
đảm bảo sức khỏe cũng như quá trình sinh trưởng và phát triển của cá. Còn tôm
biển con đông lạnh là lọai thức ăn có chứa nhiều hàm lượng dinh dưỡng cao,
nếu không thuận tiện dùng loại tôm biển mới nở làm thức ăn cho cá trong giai
đọan cá còn nhỏ thì có thể dùng tôm biển con đông lạnh để thay thế. Nhưng tôm
biển con đông lạnh trong một thời gian dài có chứa hàm lượng dinh dưỡng
không bằng loại tôm biển con tự nở.
C. Trùn đỏ sấy khô : Dùng kỹ thuật hong khô để bảo tồn thức ăn. Trùn đỏ sấy
khô sẽ không mang theo ký sinh trùng, sử dụng loại thức ăn này cho cá tương
đối an toàn hơn thức ăn sống đông lạnh, nhưng cá lại không hào hứng lắm với
loại thức ăn này.

THỨC ĂN CÔNG NGHIỆP
Đây là loại thức ăn được ưa chuộng nhất hiện nay, không chỉ lợi về mặt
kinh tế mà còn giúp người nuôi tiết kiệm thời gian và công sức, loại thức ăn này
cũng không mang theo ký sinh trùng nên rất an toàn khi sử dụng, dễ khống chế
hàm lượng khi cho ăn. Loại thức ăn này rất đa dạng, có loại hạt tròn, có loại
miếng mỏng. Với thức ăn nhân tạo tốt nhất nên cho ăn nhiều loại khác nhau để

cung cấp đầy đủ và đa dạng các thành phần dinh dưỡng cho cá .
A. Thức ăn miếng mỏng có tác dụng giúp cá sinh trưởng :
Thức ăn công nghiệp dạng miếng mỏng được chế tạo từ hơn 40 loại
nguyên liệu khác nhau, chất Protein trong loại thức ăn này cao nên cá rất dễ hấp
thu, có thể thúc đẩy cá trưởng thành khỏe mạnh và nhanh chóng.
B. Thức ăn miếng mỏng có tác dụng tăng màu cho cá : loại thức ăn này khi
sử dụng sẽ có tác dụng thúc đẩy và giúp cá lên màu tươi sáng và tự nhiên.


C. Thức ăn công nghiệp miếng mỏng chứa hàm lượng Protein cao : Trong
thành phần của các loại thức ăn này có thêm chất iốt và rong biển, tôm rỗng, tôm
biển và một số sinh vật nổi, thích hợp dùng làm thức ăn cho các loại cá nhiệt đới
như cá cichlids có kích thước lớn và các loài cá biển như cá Bơn, cá Ông Tiên...
D. Thức ăn miếng mỏng có chứa chất rau : Là loại thức ăn có tính thực vật
thích hợp với tất cả các loại cá thuộc tính ăn cỏ.
E. Thức ăn cho cá con : Thức ăn dạng bột mịn có đủ chất dinh dưỡng sẽ làm
cho bạn không phải lo lắng khi tìm thức ăn cho cá con mới nở. Loại thức ăn này
thích hợp dùng cho cả cá nước mặn và nước ngọt.
F. Thức ăn dạng viên có chứa hàm lượng Protein cao : có chứa đủ các chất
dinh dưỡng, vitamin, các nguyên tố vi lượng quan trọng và cần thiết đối với quá
trình sinh trưởng và phát triển của cá kiểng, thích hợp dùng cho các loại cá có
thể hình lớn không giống nhau.
G. Thức ăn dạng sợi có hàm lượng Protein cao : Loại thức ăn này có tính nổi
rất riêng biệt, thích hợp cho các loại cá có tập tính đớp mồi ở tầng trên của mặt
nước.
H. Thức ăn dính : Loại thức ăn này có đặc tính là dính vào thành bể, rất tiện lợi
đối với cá con.
I. Thức ăn dạng thỏi : Thích hợp dùng cho các loài cá sống tầng đáy và có thể
dùng cho san hô và hải quỳ trong quần thể sinh vật không xương sống của biển.
J. Tôm biển sấy khô : Có chứa lượng chất Carotene rất phong phú, không chỉ

tăng cường thể sắc cho cá, mà còn có thể lợi dụng các chất có trong thức ăn như
Protein, chất béo, Vitamin, để thúc đẩy cá phát triển nhanh.
K. Thuốc Vitamin : Có thể bổ sung các chất vitamin bị thiếu ngoài định mức
trong thức ăn, thích hợp sử dụng trong giai đoạn cá con sinh trưởng, khôi phục
lại sức khỏe cho cá bệnh, và thời kỳ sinh sản


CÁC YẾU TỐ GÂY BỆNH CHO CÁ
Các nhân tố gây bệnh từ bên ngoài:
Các nhân tố vật lý:
- Nhiệt độ:Nhiệt độ cơ thể cá biến đổi theo nhiệt độ bên ngoài,nếu nhiệt
độ nước đột ngột thay đổi,cá không kịp thích ứng sẽ bị sốc,bệnh,hoặc tệ hơn có
thể chết.Do đó phải căn cứ nhiệt độ thích hợp cho từng loại cá mà điều chỉnh để
tránh tình trạng xấu cho sức khỏe của cá.
- Tổn thương cơ:Nguyên nhân khi thay nước,lúc vớt cá di chuyển ra khỏi
hồ quá mạnh tay làm tổn thương đến các cơ bắp của chúng.
Các nhân tố hóa học:
- Lượng oxy trong nước có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng của
cá.Trong môi trường nước thiếu 0xy,cá không hấp thu được thức ăn,cơ thể bị
suy yếu,biểu hiện trồi đầu lên mặt nước để hấp thu oxy.
- Độ pH trong nước:Mỗi loài cá sẽ thích hợp sinh trưởng trong môi trường
có độ pH khác nhau.Do đó phải điểu chỉnh chất lượng nước có độ pH thích hợp
tránh cho cá sống trong môi trường bị "tress"sẽ dễ bệnh.
- Thành phần hóa học và các chất độc tố trong nước:Thức ăn dư và các
bài tiết của cá sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cá,nếu chúng thường phải
sống trong môi trường ô nhiễm sẽ sinh bệnh.
- Nhân tố sinh học:Là do các sinh vật gồm các vi khuẩn,siêu vi trùng,vi
khuẩn nấm,xâm nhập truyền bệnh vào cơ thể cá.
Nhân tố con người:
- Khi mật độ cá quá nhiều rất dễ dẫn đến thiếu 0xy va hấp thu thức ăn

giảm,cá sinh trưởng kém.Nuôi nhiều giống cá khác nhau chung thì những con có
tính khí hung hăng sẽ công kích những con có tính ôn hòa, dẫn đến việc cá
không phát triển bình thường.
- Chế độ dinh dưỡng không thích hợp:Nếu không duy trì chất lượng nước
sạch,cho ăn lượng thức ăn thích hợp,qúa lâu mới thay nước,chất bẩn sẽ là những
nguyên nhân gây bệnh cho cá.
Nhân tố gây bệnh từ bên trong:


- Ngoài những điều kiện về môi trường,do truyền nhiễm,sức khỏe của cá
còn phụ thuộc vào sự miễn dich{sức đề kháng}trong cơ thể cá.Do đó nên cân
bằng chế độ dinh dưỡng để cá sinh trưởng mạnh mẽ,nâng cao sức đề kháng dể
chúng không dể dàng mắc bệnh

Với loài cá, sống khỏe mạnh hay không là nhờ nước. Với cá La Hán
môi trường nước môi trường nước lại càng quan trọng, nó ảnh hưởng trực
tiếp đến sự sinh trưởng, phát triển lên màu, lên gù của cá. Chúng tôi xin
chia sẽ với các bạn những kinh nghiệm chuẩn bị cho một môi trường thật
tốt cho chú cá cưng của bạn .
HỒ CÁ – KÍCH THƯỚC:
Thao tác đầu tiên cần chuẩn bị để rước chú cá của mình về là hồ cá. Việc lựa
chọn hồ và kích thước sẽ tùy thuộc vào kích cỡ và độ tuỏi của từng chú cá. Cá
nhỏ nuôi hồ vừa, cá lớn nuôi hồ lớn. Tuy nhiên theo kinh nghiệm thực tế hồ
càng to càng rộng thì cá càng phát triển tốt, nhưng cần lưu ý không nên chọn hồ
có kích thước quá lớn so với kích thước cá, vì khi ấy chú cá của bạn sẽ gặp
không ít khó khăn khi “rượt đuổi” con mồi. Thông thường cá cỡ 5 đến 8cm, có
thể chọn hồ 80-90 lít. Vị trí đặt hồ cần được ưu ái nơi cao ráo, thoáng mát.
Không nên đặt quá thấp vì khi ấy chú cá sẽ thường xuyên thấy người “khổng lồ”
to lớn khiến chú cá sợ hãi, rụt rè. Nếu đặt cá lên một nơi ngang tầm khi cho cá
ăn, cá sẽ sung mãn hơn và mau lên màu hơn.

SỎI:
La Hán có thói quen thích ngậm sỏi và nhả xuống, ngoài ra chúng cũng có
thói quen dời đá để xây nhà cho mình. Do đó nên thả một ít sỏi vào hồ cá, vừa
tạo cảnh quan vừa duy trì độ pH, lại vừa giúp cá vận động (cá năng vận động sẽ
có thân hình đẹp). Lớp sỏi cũng giúp giữ lại các chất thải lơ lửng trong nước và
làm sạch nước, và là nơi trú ngụ của các loại “ vi sinh vật có ích” cho chú La
Hán. Tuy nhiên không nên cho sỏi quá nhiều vào hồ cá cũng như cho sỏi quá to
vì nó sẽ làm xấu đi chú cá. Màu sỏi nên đậm hơn màu sắc cá để tạo nền tôn vẻ
đẹp cho chú cá cưng của bạn.
NỀN:
Chọn nền đẹp sẽ làm tăng kích thích đối với chú cá La Hán, vừa tăng kích
thích ngắm nhìn cá. Màu thích hợp của nền thường là màu đậm như xanh hoặc
xanh đen để tương phản với màu sắc cá.
NƯỚC:
Cần lưu ý khi cho nước vào hồ. Nếu là nước máy, bạn cần để ngoài nắng từ
24-48 giờ để nước bay hết Clo. Không nên dùng nước giếng vì nước giếng chứa


nhiều vi khuẩn có thể gây hại cho cá. Lưu ý những ngày mưa ròng rã không nên
dùng nước máy, vì khi ấy nguồn nước dễ bị ô nhiễm. Lượng nước cho vào hồ
không quá đầy để đảm bảo chú cá cưng của bạn không thể ngao du ra ngoài.
Trong trường hợp nước hồ quá đầy thì dùng nắp đậy che chắn bề mặt hồ. Thực
tế nhiều người nuôi cá thường không dùng nắp đậy để bảo vệ chú cá, nhưng
trong những trường hợp đi công tác xa, đi dài ngày không thể lo cho chú cá
cưng, bạn nên dùng nắp đậy.
MUỐI:
Muối – khoáng chất cần thiết cho cơ thể cá. Khi cho nước vào hồ, bạn
đừng quên bỏ thêm muối vào cho tương ứng với lượng nước. Nên dùng muối
biển dạng hột, không có iốt để tạo lớp màng bảo vệ mỏng trên cơ thể cá. Ngoài
ra muối sẽ kích thích hệ tiêu hóa của cá, tiêu diệt một số vi sinh vật, động vật ký

sinh có hại trên cơ thể cá. Lượng nước muối vừa phải, thông thường 2 muỗng
nhỏ cho 2 lít nước.
ĐỘ Ph:
Cần duy trì độ pH ổn định cho hồ cá của bạn. Độ pH thích hợp với chú La
Hán là từ 7-7,5 độ. Trong môi trường này cá khỏe mạnh và có thể lên màu, lên
gù tốt. Lưu ý khi thay nước độ pH sẽ tăng lên, trong khi nước cũ độ pH lại giảm
xuống. Bạn có thể duy trì độ pH bằng cách bỏ sỏi hoặc san hô vụng vào hồ. Sỏi
và san hô vụn vừa có thể trang trí hồ vừa duy trì độ pH của nước “một công đôi
việc”. Để theo dõi độ pH trong nước, bạn nên tậu cho mình một bộ đo độ pH có
bán ở các cửa hàng bán cá kiểng, trong đó có sách hướng dẫn sử dụng. (Giá
khoảng 25 ngàn đồng).
NHIỆT ĐỘ:
Cá La Hán sống khỏe trong môi trường có nhiệt độ 28-32oC. Vào những
tháng 12, tháng 1, tháng 2 thời tiết trở nên lạnh, nhiệt độ trong hồ sẽ giảm
xuống. Khi nhiệt độ giảm cá dễ bị các bệnh ngoài da, cụ thể là nấm. Do đó cần
sưởi ấm cho cá để duy trì nhiệt độ ổn định. Bạn nên mua một cây sưởi làm ấm
cá. Nhiệt độ cao và phù hợp góp phần kích thích cá mau ăn chóng lớn, lên màu
và lên gù.
BỘ LỌC:
Đừng tiếc tiền khi mua thêm một bộ lọc để hoàn chỉnh hồ cá yêu thích của
bạn. Đây là công cụ hổ trợ đắc lực duy trì môi trường nước trong sạch cho chú
cá cưng của bạn. Ngoài chức năng làm sạch nước, bộ lọc còn giúp tăng lưu


lượng oxy và tạo nên dòng chảy. Trên thị trường hiện có rất nhiều loại lọc nước.
Có thể dùng bộ lọc với than hoạt tính, hoặc bộ lọc với xốp (mousse).
VỆ SINH HỒ, THAY NƯỚC:
Tùy theo kích cỡ hồ và độ tuổi cá mà bạn làm vệ sinh hồ, thay nước. Với
chú cá con, còn nhỏ không nên thay nước nhiều lần vì cá dễ bị shock. Với cá
trưởng thành, nên tạo một thời khóa biểu thay nước định kỳ, thay nước mỗi tuần

1 lần, mỗi lần thay 1/3 hoặc 1/4 hồ. Lưu ý khi thay nước mới vào cần điều chỉnh
nhiệt độ nước mới cho bằng nhiệt độ nước cũ. Nên cho thêm lượng muối tương
ứng với lượng nước mới.



×