Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Câu hỏi và đáp án ôn môn kinh tế sản xuất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.93 KB, 13 trang )

ÔN TẬP KINH TẾ SẢN XUẤT
Câu 1: Theo quan điểm của T K Mathus (1985) cho rằng: dân số lao động tăng
lên và trong khi đó diện tích đất sản xuất không đổi thì năng suất lao động trên
đơn vị đất sản xuất sẻ bị giảm:
a) Anh chị hãy nhận xét quan điểm trên của T K Mathus trong điều kiện sản
xuất hiện nay.
b) Anh chị hãy phân tích các nguyên nhân dẫn đến sản lượng lúa ở ĐBSCL
có xu hướng tăng trong những năm gần đây, mặc dù diện tích canh tác bị
giảm.
c) Anh chị hãy viết hàm sản xuất dạng tổng quát gồm 3 nguồn lực sản xuất:
vốn, lao động và đất đai.
Câu 2: Anh chị hãy thể hiện các giai đoạn của hàm sản xuất bằng đồ thị và trình
bày mối quan hệ giữa AP và MP trong từng giai đoạn? Cho vd về một sản phẩm


nào đó để minh họa.
Câu 3: Anh chị hãy phân tích các yếu tố tác động làm htay đổi giá cả của các
nguồn lực sản xuất. Trong quá trình thu thập và xử lý số liệu, anh chị có thể đưa
ra những đề xuất cụ thể gì để giúp nông dân giảm chi phí sản xuất.
Câu 4: Hiện nay phần lớn các nhà sản xuất đã áp dụng khoa học học kỷ thuật
vào sản xuất;
a) Anh chị hãy nêu những lợi ích từ việc áp dụng khoa học kỷ thuật trong
sản xuất.
b) Tuy nhiên ở một số địa phương thì nhà sản xuất còn e ngại việc áp dụng
kỷ thuật mới. Vì vậy khi bắt đầu triển khai áp dụng khoa học kỷ thuật thì
chúng ta càng quan tâm đến những vấn đề gì?
Câu 5: Anh chị hãy phân tích một số rủi ro mà các nhà thường gặp phải. Và có

thể đưa ra một số giải pháp gì để phòng ngừa.
Câu 8: Để đo lường và đánh giá hiệu quả sản xuất chúng ta thường dùn gcác
chỉ tiêu nào? Cho vd minh họa.
Trong trường hợp doanh thu biên MR lớn hơn chi phí biên MC thì cty
quyết định giảm hay tăng mức sản lượng? Giải thích?
Câu 9: Trong sản xuất nông nghiệp ngày nay nông dân đã và đang từng bước áp
dụng những tiến bộ khoa học kỷ thuật vào quá trình canh tác như mô hình IPM,
sạ hàng…Anh chị hãy phân tích những lợi ích mà nông dân đạt được từ việc áp
dụng chúng?


Câu 10: Khi thực hiện khảo sát về mối quan hệ giữa một số chi phí và thu nhập

của người dân, kết quả xử lý được thể hiện như sau:
R2 = 0.743
Coefficients

Model

B

Sig

t


Std Error

(Constant)

9.005

23.146

863

413


CP ăn uống

3.649

29.721

- 85

041

CP giải trí


- 10.196

77.028

- 1.346

082

11.422

891


129

CP điện nước 6.179

Từ các dữ liệu sẳn có trên anh chị hãy phân tích và nhận xét chúng.
Câu 11: Giả sử một cty có hàm sản xuất sau q = K0,4 L0,75 .
a) Để đáp ứng nhu cầu thị trường cty đưa ra mục tiêu sẻ tăng gấp đôi mức
sản lượng so với hiện tại, khi đó một nhân viên cho rằng để đạt được mục
tiêu trên thì công ty phải tăng gấp đôi các yếu tố đầu vào (K,L). Anh chị
nhận xét đề xuất của nhân viên này là đúng hay sai? Giải thích?
b) Trong trường hợp cty vẫn giữ nguyên mức sản lượng. Nhưng cty quyết
định đầu tư yếu tố vốn (K) vào trong thiết bị máy móc. Anh chị hãy nhận

xét quyết định trên sẻ ảnh hưởng đến năng suất biên của vốn và của lao
động như thế nào.
c) Anh chị hãy cho biết hàm sản xuất trên có dạng gì?
Câu 12: Giả sử một cty có hàm sản xuất như sau: q = 3K + 5L
a) Để đáp ứng nhu cầu thị trường, cty đưa ra mục tiêu sẻ tăng gấp đôi mức
sản lượng so với hiện tại. Khi đó một nhân viên cty cho rằng để đạt được
mục tiêu trên cty phải tăng gấp đôi các yếu tố đấu vào (K,L). Anh chị hãy
nhận xét đề xuất này là đúng hay sai ? Giải thích.
b) Trong trường hợp cty vẩn giử nguyên mức sản lượng nhưng cty quyết
định tăng mức đầu tư vốn (K) vào trang thiết bị máy móc. Anh chị hãy
nhận xét quyết định trên sẻ ảnh hưởng đến năng suất biên của vốn và lao
động như thế nào ?

c) Anh chị cho biết hàm sản xuất trên có dạng gì ?
Câu 13: Hiện nay một số địa phương, một số địa phương nông dân bước đầu áp
dụng mô hình với giá trị sản xuất 50 triệu. Tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến nhận
xét khác nhau về mô hình này.
a) Theo anh chị chi thực hiện mô hình sản xuất này, nhà sản xuất sẻ gặp
thuận lợi và khó khăn gì ?


b) Để đạt hiệu quả kinh tế cao và áp dụng phổ biến, anh chị có những đề
xuất gì ?
Câu 14: Qua quá trình học và tiếp cận thực tế liên quan đến tình hình sản xuất
của nông dân. Anh chị hãy nhận xét thực trạng chung liên quan đến các vấn đề

như: vốn, kỉ thuật, nguyên vật liệu và thị trường tiêu thụ ?
Để nâng cao hiêu quả sản xuất cần có những giải pháp hiệu quả gì ?

Trả Lời
Câu 1:


a) Theo qui luật năng suất biên giảm dần thì khi chúng ta thay đổi tăng một
nguồn nhân lực đầu vào, đồng thời giử cố định các nguồn lực khác thì kết
quả là năng suất biên của nguồn lực bị thay đổi sẻ giảm dần.
Cần lưu ý 3 điểm khi nói về qui lực này
Rút ra từ quan sát thực nghiệm

Giả định rằng công nghệ không thay đổi
Giả định rằng có ít nhất một nguồn lực đầu vào là cố định
Nếu dựa vào qui lực này thì quan điểm của T.R.Mathus là đúng
VD: Khi chỉ có một người canh tác trên một diện tích nhất định thì người
này sẻ có lợi thế tuyệt đối trong việc quyết định năng suất, tức là anh ta làm theo
khả năng của mình, giả sử hái được 10 kg nấm rơm. Tuy nhiên khi có thêm
người thứ 2 cùng làm với anh ta thì tất nhiên sản lượng sẻ tăng lên lớn hơn 10
kg (giả sử 18 kg) Vì vậy năng suất biên trong trường hợp này là 8 kg.
Nếu dựa vào điều kiện sản xuất hiện nay thì công nghệ sản xuất đã thay
đổi, khoa học kỹ thuật được áp dụng nhiều trong sản xuất.
VD: mô hình IPM, sạ hàng…trong sản xuất lúa được chứng minh là đem
lại năng suất lao dộng cao hơn so với trồng lúa truyền thống khi mà dân số tăng

mà diện tích đất sản xuất không đổi.
Nhưng ở một số vùng, nông dân áp dụng khoa học kỹ thuật không đúng
cách nên không giảm được chi phí sản xuất và không làm tăng NSLĐ .
Do đó quan điểm của T.R.Mathus sẻ không đúng hoàn toàn trong điều kiện
sản xuất hiện nay.
b) Mặc dù diện tích canh tác bị giảm nhưng sản lượng lúa ở ĐBSCLcó xu
hướng tăng trong những năm gần đây là do:
- Diện tích đất trồng lúa bị giảm sẻ làm cho giá đất tăng, điều này dẫn điến giá
lúa gạo cũng tăng.
- Áp dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất đã tác động làm tăng năng
suất và sản lượng lúa một cách rỏ rệt. Cụ thể là trường hợp áp dụng mô hình sản
xuất 3 giảm 3 tăng giúp cây lúa sinh trưởng tốt ít sâu bệnh nên năng suất cao dẫn

đến sản lượng lúa tăng.
- Tiến bộ khoa học kt là nguyên nhân làm cho chi phí sản suất giảm. Vì khi áp
dụng khoa học kt thì chi phí phân bón, thuốc trừ sâu, giống sẻ cần ít hơn so với
sản xuất truyền thống. VD: Ở huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) áp dụng mô hình
IPM trên ruộng lúa cho thấy chi phí sản xuất giảm 22,85%
- KHKT cũng tác động làm chất lượng lúa được cải thiện nên giá thành cũng cao
hơn trước, lợi nhuận thu được cũng sẻ tăng. Người dân sẻ đầu tư áp dụng tiến
bộ KHKT vào sản xuất nhiều hơn từ đó sản lượng đạt nhiều hơn.


- Chính sách miễn giảm thuế đất sản xuất nông nghiệp của nhà nước, vì vậy thu
nhập giữ lại của người dân tăng lên. Họ sẻ đầu tư nhiều hơn nên sản lượng lúa

có xu hướng tăng.
c) Hàm sản xuất:

y = f (K,L,Kd)

Trong đó: y mức sản lượng
K Nguồn nhân lực đầu vào vốn
L

lao động

Kd


đất đai

Câu 2: Thông thường hàm sản xuất có thể chia ra làm 3 giai đoạn tương ứng
với các nhập lượng khác nhau và được thể hiện thông qua các tham số như năng
suất biên MP, năng suất trung bình AP.
Đồ thị:

Mối quan hệ giữa AP và MP trong từng giai đoạn
* Giai đoạn 1: MP > AP > 0 Nghĩa là mỗi nguồn lực đầu vào tăng thêm thì sẻ
tạo ra mức sản lượng cao hơn mức sản lượng trung bình.



* Giai đoạn 2: AP > MP > 0 Năng suất biên vẫn là số dương nhưng mức sản
lượng khi tăng thêm một nguồn lực đầu vào thì sẻ thấp hơn mức sản lượng trung
bình.
* Giai đoạn 3: MP < 0 Năng suất biên sẻ giảm và có thể âm, cho nên thu nhập
theo qui mô của hàm sẻ giảm dần.
VD: Trong quá trình nuôi Artemia tính từ ngày thả trứng đến ngày thứ 18
thì người nuôi có thể vớt trứng, nhưng lượng vớt trong những ngày đầu tương
đối ít. Tuy nhiên đến ngày thứ 25 trở đi thì lượng trứng vớt được mỗi ngày sẻ
tăng lên (đạt năng suất cao nhất). Trong giai đoạn này chỉ diễn ra trong khoản
thời gian ngắn và 1-2 tháng cuối vụ thì sản lượng trứng sẻ bị giảm xuống đến
khi kết thúc vụ nuôi (trung bình 1 vụ nuôi khoảng 6-7 tháng).


Câu 3:
Các yếu tố tác động làm thay đổi giá cả của các nguồn lực sản xuất:
Giá của nguyên vật liệu và lao động tăng lên do cầu lớn hơn cung làm cho
các nguồn lực nay khan hiếm. VD như thức ăn cho gia súc ở VN hiện nay đang
thiếu nghiêm trọng vì nguyên liệu chế biến phần lớn phải nhập nên giá cao hơn
tư 15- 20% so với giá khu vực.
Cạnh tranh giữa các hoạt động cũng làm thay đổi giá cả chẳng hạn cào
hến 3-4 tiếng được 50.000 đồng trong khi gặt lúa cả ngày chỉ được 40.000 đồng.
Lúc đó mọi người chuyển sang cào hến làm cho giá cả giảm xuống, hoạt động
gặt lúa thiếu lao động thì giá cả sẻ tăng.
Ảnh hưởng của giá cả trên thế giới, VD: giá dầu thế giới tăng 50$/thùng

làm cho giá dầu các nước đều tăng thêm và dầu là nguồn lực sản xuất quan trọng
vì vậy làm thay đổi giá cả của các nguồn lực sản xuất khác.
* Trong quá trình thu nhập và sử lý số liệu thì những đề xuất để nông dân
giảm bớt chi phí là:
- Áp dụng khkt vào quá trình sản xuất để làm giảm chi phí sản xuất (chi phí
phân bón , thuốc trừ sâu…)
- Chọn các yếu tố đầu vào thấp bằng cách thay thế nguyên vật liệu.
- Mối quan hệ giữa nhà sản xuất và nhà cung cấp, nhà sản xuất dự báo được khả
năng cung ứng của nhà cung cấp.

Câu 4:
a) Những lợi ích của việc áp dụng khkt trong sản xuất :

- Số lượng, chất lượng và giá trị sản phẩm tăng thêm.
- Chi phí trên một đơn vị sản phẩm giảm.
- Cải thiện điều kiện lao động.
- Cải tạo môi trường.


c) Khi áp dụng khkt thì chúng ta (nhà sản xuất) cần quan tâm đến:
- Tính thích nghi của khkt
- Nguồn lực đầu vào (vốn, lao động…)
- Thị trường tiêu thụ.
- Hiệu quả kinh tế.


Câu 5:
* Phân tích một số rủi ro mà các nhà sản xuất thường gặp phải:
- Thiên tai, dịch bệnh tác động đến năng suất cũng như chất lượng sản phẩm,
hàng hóa được sản xuất ra. Tác động này khó có thể dự đoán trước trong quá
trình sản xuất: lũ lụt, bệnh đạo ôn lúa…
- Yếu tố thị trường: là sự biến động về giá cả bất lợi đối với nhà sản xuất. Nhà
sản xuất nào có nhiều thông tin hơn thì quá trình ra quyết định sẽ khả thi hơn và
đạt hiệu quả cao hơn người khác và ngược lại.
- Các nông hộ sản xuất nông nghiệp ở nước ta tiếp cận thông tin thị trường còn
hạn chế. Do đó họ gặp khó khăn trong quá trình mua các yếu tố đầu vào và tiêu
thụ sản phẩm. Bởi vì kết quả của sản xuất luôn đi sau yếu tố thị trường, thường
thấy là nông hộ sản xuất theo phong trào, vài năm đầu giá cao do đó nhiều nhiều

người tham gia vào phong trào sản xuất và đến khi thu hạch thì giá thị trường
giảm xuống bởi lượng cung lớn hơn lượng cầu.
- Các yếu tố xã hội: rủi ro này liên quan đến sự khác biệt về quyền sở hữu các
nguồn lực. Sản xuất trong nền kinh tế, cụ thể là sự phụ thuộc về nguồn lực của
một số nhà sản xuất đối với những người khác trong quá trình hoạt động sản
xuất kinh doanh. Điều này xãy ra trong trường hợp thuê mướn đất đa, vai vốn…
và ảnh hưởng đến hoạt động nhà sản xuất trong dài hạn.
- Chính sách của nhà nước: nhà sản xuất phải đối mặt với rủi ro do những chính
sách mới ban hành của nhà nước.Nhìn chung về mặt nguyên lý thì những chính
sách mới ban hành sẻ đem lại lợi ích lâu dài hơn cho nhà sản xuất nhằm đạt đến
mục tiêu phát triển nào đó của nhà nước, nhưng trong ngắn hạn thì những chính
sách này làm cho hoạt động của nhà sản xuất bị ảnh hưởng và cần có nguồn lực

để thay đổi theo chính sách. VD: chính sách di dời các công ty, nhà máy sản
xuất gây ô nhiễm ra vùng ngoại ô của thành phố. Trong tương lai thì môi trường
ngoại ô sẻ trong sạch hơn, nhưng trong hiện tại thì những việc thực hiện chính
sách này đối với các công tygặp khó khăn như vốn và đất đai…
- Yếu tố môi trường: phần lớn các nhà sản xuất với qui mô nhỏ, phân tán và
riêng lẻ, do đó việc bảo vệ yếu tố môi trường là rất khó vì nhà sản xuất chỉ quan
tâm đến lợi ích kinh tế trước mắt. Cụ thể, trường hợp nuôi thuỷ sản: hiện nay
việc nuôi trồng thuỷ sản chủ yếu dựa vào khk, sử dụng thuốc hóa học. Điều này


sẻ làm cho đất đai và nguồn nước bị ô nhiễm cho nên trong dài hạn thì năng suất
sẻ giảm xuống và dịch bệnh sẻ thường xuyên xãy ra.

* Các giải pháp để phòng trừ:
- Đối với thiên tai, dịch bệnh trong quá trình sản xuất trong nhiều năm thì: các
nhà sản xuất có thể đúc kết được kinh nghiệm về các thiên tai rủi ro có thể xãy
ra trong năm vì thế họ có thể bố trí các chu kỳ sản xuất khác nhau nhằm tránh
thiệt hại nặng do thiên tai xãy ra. VD: để tránh lủ lụt thì nông dân có thể chọn
các giống cây trồng ngắn ngày hoặc canh tác và thu hoạch trước mùa lũ. Bên
cạnh việc bố trí mùa vụ sx thì khkt cũng góp phần quan trọng rất lớn trong việc
phòng chống các rủi ro thiên tai, dịch bệnh như lai tạo các loại giống kháng sâu
bệnh, thời gian sinh trưởng ngắn.
- Về yếu tố thị trường: các nhà sx cần trang bị đầy đủ thông tin, tiếp cận thị
trường, mở rộng qui mô sx nông hộ, phát triển nhiều mô hình sx kết hợp trang
trại, htx; lập một dây chuyền sx từ nông dân đến đến cơ sở sx kinh doanh thống

nhất, hiệu quả các cơ sở sx nên chủ động hơn trong việc tìm kiếm nhiều hơn
nguồn nguyên liệu đầu vào cũng như nhiều khác hàng đầu ra cho sản phẩm.
- Về các chính sách của nhà nước, các nhà sx nên theo dỏi các chính sách của
địa phương mình cũng như các chính sách của địa phương lân cận để kịp thời
thay đổi cho phù hợp.
- Về môi trường: để hạn chế ô nhiễm môi trường và nssx không bị giảm đi thì
bên cạnh việc áp dụng tiến bộ khkt thì các cơ sở sx sử dụng các hình thức sản
xuất kết hợp luôn xen canh. VD nuôi tôm kết hợp với trồng lúa hay nuôi tôm vài
năm sau đó sau đó chuyển sang trồng lúa.

Câu 8:
Để đo lường và đánh giá hiệu quả sx, người ta thường dùng các chỉ tiêu:

hiệu quả kt, hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối.
- Hiệu quả kt: khi sự thay đổi làm tăng giá trị thị sự thay đổi đó có hiệu quả và
ngược lai thì không có hiệu quả.
VD: Cty sử dụng các nguồn lực vốn, lao động, máy móc, nguyên liệu…đối với 3
hoạt động tương ứng sau: hoạt động A tạo ra sản phẩm với giá trị là 25$. Hoạt
động B tạo ra sản phẩm với giá trị 22$.Hoạt động C tương ứng với giá trị là 20$.
Như vậy các nguồn lực trên nên được sử dụng trong hoạt động A bởi vì chúng
mang lại giá trị cao nhất, mang lại hiệu quả kt.
- Hiệu quả kỹ thuật: chỉ sự kết hợp tối ưu các nguồn lực đầu vào để tạo ra mức
sản lượng nhất định.
VD: Nông hộ sản xuất lua1co1 áp dụng mô hình IPM, sạ hàng thì chi phí sx
giảm 22,85% và thu nhập ròng tăng 33%, đạt hiệu quả kỹ thuật cao hơn so với

hộ không áp dụng mô hình.


- Hiệu quả phân phối: thể hiện mối quan hệ giữa nhà sản xuất và người tiêu
dùng, nghĩa là nhà sản xuất phải cung cấp những sản phẩm và dịch vụ mà người
tiêu dùng cần thiết.
VD: Trên thị trường người tiêu dùng cần 27 sp dầu gội. Nhà sx sẻ đạt hiệu quả
phân phối khi chi phí của nguồn lực dùng sx bằng với cái mà người tiêu dùng
sẳn sàng trả, không sx nhiều và ít hơn 27 sp.
* Trường hợp doanh thu biên MR lớn hơn chi phí biên MC thì Cty quyết định
tăng mức sản lượng. Bởi vì doanh thu của một đơn vị sp được sx thêm lớn hơn
khoản chi phí cần thiết cho sản phẩm đó, do đó Cty tăng qui mô sản xuất làm

mức sản lượng tăng và chi phí biên tăng đến khi băng doanh thu biên thì Cty đạt
lợi nhuận tối đa.

Câu 9:
* Những lợi ích mà người nông dân đạt được từ việc áp dụng khkt vào quá trình
canh tác:
- Áp dụng khkt như mô hình IPM, sạ hàng… vào sx nn ít bị sâu bệnh, sinh
trưởng tốt nên năng suất tăng và chất lượng sản xuất cũng tăng, vì vậy giá trị sản
phẩm mang lại cho người nông dân cũng tăng thêm. Mặt khác cũng tạo ra những
sp mang tính cạnh tranh cao so với sp của nhà sản xuất khác trong nền kt thị
trường hiện nay.
- Chi phí trên một đơn vị sp giảm, vì khi áp dụng khkt giảm chi phí giống, phân

bón, thuốc trừ sâu… so với sản xuất không áp dụng khkt.
- Giúp cải thiện điều kiện lao động khkt áp dụng vào canh tác, người dân làm
việc ít bị ảnh hưởng của thuốc hóa học, năng suất lao động tăng.
- Khi áp dụng các mô hình thì nó được tính toán trước thời gian, liều lượng
thuốc trừ sâu, phân bón, giống… nên môi trường không bị ô nhiễm do thừa
thuốc, phân bón. Điều này đã cải tạo môi trường.
* Để nông dân nắm bắt và áp dụng được kỹ thuật mới cần có những điều kiện và
biện pháp cụ thể sau:
Điều kiện:
+ Khkt phải được chuyển giao cho các đối tượng theo các ngành nghề thích hợp.
+ Nguồn lực đầu vào (vốn, lao động, đất đai…) phải tính toán đầy đủ.
+ Thị trường tiêu thụ.

+ Hiệu quả kt khi áp dụng khkt, tăng thu nhập, giảm nghèo đói.
Biện pháp:
+ Thực hiện các mô hình trình diễn có áp dụng khkt với sự tham gia của cán bộ
khkt và nông dân.


+ Tổ chức chuyến khuyến nông xuống các xã, mở các lớp tập huấn kỹ thuật cho
nông dân, cán bộ nông nghiệp.
+ Kết hợp chặt chẻ giữa nông dân với nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, quản lý.

Câu 10:
R2 = 0.743, kết quả cho thấy có 74,3% thông tin của 3 biến (chi phí ăn

uống, chi phí điện nước, chi phí giải trí).
Kiểm định hệ số 1: chi phí ăn uống (x1)
H0: 1 = 0 : chi phí ăn uống không ảnh hưởng đến tn của người dân.
H1: 1  0 :chi phí ăn uống ảnh hưởng đến tn của người dân.
t = 0.085
Sig = 0.041
t < Sig
Chấp nhận H0
Với  = -5% thì chi phí ăn không ảnh hưởng đến thu nhập.
Kiểm định hệ số 2: chi phí giải trí (x2)
H0: 2 = 0 chi phí giải trí không ảnh hưởng đến thu nhập của người dân.
H1: 2  0 chi phí giải trí ảnh hưởng đến thu nhập của người dân.

t = -1,346
Sig = 0,082
t < Sig
Chấp nhận H0
với  = 5% thì chi phí gt không ảnh hưởng đến tn.
Kiểm định hệ số 3: Chi phí điện nước (x3)
H0: 3 = 0 chi phí điện nước không ảnh hưởng đến tn.
H1: 3  0 chi phí điện nước có ảnh hưởng đến tn.
t = 0,891
Sig = 0,129
Với t > Sig
Bác bỏ H0

Với  = 5% thì chi phí điện nước ảnh hưởng đến tn.
Phương trình hồi qui:
Y = a + b1x1 + b2x2 + b3x3
= 9,005 – 3,649 x cpau – 10.196 x cpgt + 6,179 x cpđn
a = 9,005: ngoài 3 nhân tố trên thì các nhân tố khác đã không đưa vào pt,
nó ảnh hưởng một mức là 9,005.
b1 = -3,649: khi chi phí tăng 1 thì thu nhập của người dân giảm 3,649 với
các yếu tố khác không đổi.
b2 = -10,196: khi chi phí gt tăng 1 thì thu nhập của người dân giảm 10,196
với các yếu tố khác không đổi.
b3 = 6,179: khi chi phí điện nước tăng 1 thì thu nhập của người dân tăng
6,179 với các yếu tố khác không đổi


Câu 11:
a) Đề xuất của nhân viên này sai vì:


Với hàm sx: q = K0,4 L0,75
Ta cho: K = 1, L = 1
q=1
Công ty tăng gấp đôi mức sản lượng
q’ = 2 K0,4 L0,75
hay: q’ = 2q = 2 x 1 = 2
Theo đề xuất nhân viên vd:

K = 2, L = 2
q” = 20,4 . 20,75 = 2,22
Ta thấy: q” > q’ Kết luận: Nhân viên sai.
b) * Trường hợp 1: lao động thay đổi do nguồn vốn thay đổi (hay sự dịch
chuyển nguồn lực lao động được thay bằng vốn, máy móc).
K
K2
K

K1

q0


0

L
L2

L1

Để sx mức sản lượng q0, cty phải sử dụng nguồn lực vốn tại điểm K 1 và
lao động tại L1
Công ty đầu tư yếu tố vốn vào trang thiết bị máy móc làm cho vốn tăng từ
K1 lên K2, vì vậy muốn sx ở mức q 0 như trước cty phải sử dụng ít nguồn lực lao

động hơn, cụ thể tại L2 < L1. Cho nên năng suất lao động sẽ tăng từ: q 0/L1 đến
q0/L2, làm cho năng suất biên của lao động tăng lên được:

¾ x q0/L2 – ¾ x q0/L1 = ¾ x q0L / L2L1
Năng suất của vốn sẽ giảm ảnh hưởng đến năng suất biên của vốn giảm .
2/5 x q0/K1 – 2/5 x q0/K2 = 2/5 x q0K / K2K1
* Trường hợp 2: vốn thay đổi lao động cố định.
Khi cty đầu tư yếu tố vốn vào trang thiết bị máy móc làm cho nguồn lực
vốn tăng lên theo qui luật năng suất biên giảm dần thì khi chúng ta tăng thêm
nguồn lực vốn nhưng giử cố định nguồn lực lao động mức sản lượng thì sẽ làm
cho năng suất của vốn giảm xuống ảnh hưởng đến năng suất biên của vốn cũng
giảm.

Năng suất biên của lao động sẽ tăng vì thời gian hoàn thành mức sản
lượng nhanh hơn lúc trước làm năng suất lao động trên đơn vị thời gian tăng.
c) Hàm sx có dạng:


Q = f (K,L) = A KL
Đây là hàm sx Cobb Douglas khi A = 1
* Lưu ý:
a) Nhận xét nhân viên cty đúng khi:
 +  = 1 (vd: q = K1/2L1/2 hay q = K0,75L0,25 )
b) MPL = q/ L = A KL-1 = q/L
MPK = q/L = A K-1L = q/K


Câu 12:
a) Đề xuất của nhân viên này là đúng
Mức sản lượng hiện tại: q = 3K + 5L
Vd: K = 1, L = 1 => q = 8
Công ty tăng gấp đôi mức sản lượng: q’ = 2 (3K + 5L) = 2q
= 2 (3.1 + 5.1) = 16
Nhân viên đề xuất tăng gấp đôi (K,L) thì q” = 3 (2K) + 5 (2L)
= 2 (3K + 5L)
Vd: 3 (2.1) + 5 (2.1) = 2 (3 + 5) = 16
vậy q’ = q”
b) * Trường hợp 1: sự dịch chuyển nguồn lực lao động được thay thế bằng

máy móc trang thiết bị.
K
K2
K1

K

q0
L

0


L2

L1

L

Ban đầu để sản xuất mức sản lượng q0 cty phải sử dụng nguồn lực vốn tại
K1 và lao động tại L1
Cty đầu tư yếu tố vốn (K) vào trang thiết bị máy móc làm cho nguồn lực
vốn tăng từ K1 lên K2. Vì vậy muốn sx ở mức sản lượng q 0 như trước, cty phải
sử dụng ít lao động hơn, cụ thể tại L2 < L1. Cho nên năng suất lao động tăng từ
q0/L1 đến q0/L2 làm cho năng suất biên của lao động tăng lên được:

( 3K2 + 5) – ( 3K1 + 5) – 3(K2 – K1) = 3K


Vì ao động được thay thế bằng máy móc trang thiết bị nên không có sự
tiến bộ kỹ thuật, do đó năng suất sẻ giảm ảnh hưởng đến năng suất biên của vốn
cũng sẻ giảm xuống.
( 3 + 5L1) – ( 3 + 5L2) = 5L
* Trường hợp 2: cố định lao động chỉ có vốn thay đổi.
Khi cty đầu tư yếu tố vốn vào trang thiết bị máy móc làm cho nguồn lực
vốn tăng lên, trong khi sản lượng và lao động không thay đổi. Theo qui luật nsb
giảm dần khi chúng ta tăng thêm vốn nhưng cố định lao động, sản lượng thì
năng suất của vốn sẽ bị giảm xuống cho nên năng suất biên của vốn cũng giảm.

Thời gian hoàn thành mức sản lượng sẽ nhanh hơn, năng suất lao động
trên đơn vị thời gian tăng nên năng suất biên của lao động cũng tăng hơn trước.
c) Hàm sản xuất dạng tuyến tính: q = f ( K,L) = aK + bL

Câu 13:
a) Thuận lợi và khó khăn khi thực hiện mô hình với giá trị sx 50 triệu
- Thuận lợi:
+ Tăng thu nhập cho nông hộ.
+ Đầu ra cho sản phẩm tăng mạnh tính cạnh tranh.
+ Góp phần phát triển kt, giải quyết công ăn việc làm ở địa phương.
- Khó khăn:
+ Mang nặng tính hình thức phong trào nên nhiều nơi chưa có hiệu quả cao.

+ Thiếu nước chưa cơ giới hóa.
+ Thị trường tiêu thụ thu hẹp vì sản phẩm tăng.
b) Giải pháp:
- Xây dựng nhà máy chế biến.
- Qui hoạch vùng sản xuất.
- Xây dựng hệ thống thủy lợi, tưới tiêu, đê bao hoàn chỉnh.
- Chủ động liên doanh liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ.
- Tiến hành cơ giới hóa.
- Đối với hộ sản xuất: cần có chính sách hổ trợ vốn, mở rộng sx kinh
doanh đa ngành nghề kết hợp và có chính sách khuyến khích khen
thưởng cho hộ sx đạt mô hình này.




×