Tải bản đầy đủ (.ppt) (26 trang)

Slide thuyết trình báo cáo kỷ thuật trồng rau an toàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.93 MB, 26 trang )

BÁO CÁO:

THỰC TẬP GIÁO TRÌNH
Khảo sát hiện trạng sản xuất, trình bày
số liệu và đề xuất những phương pháp
khắc phục các khó khăn trong sản xuất
của nông dân tại Hợp Tác Xã sản xuất
rau an toàn Tân Phú Trung - ấp Đình huyện Củ Chi – thành phố Hồ Chí Minh.


Sản phẩm rau được xem là sạch hay an toàn khi
đáp ứng được:
Sạch - hấp dẫn về hình thức: tươi, sạch bụi
bẩn - tạp chất, thu đúng độ chín – khi có chất
lượng cao nhất, không có triệu chứng bệnh, có
bao bì vệ sinh - hấp dẫn.
Sạch - an toàn về chất lượng: không chứa
các dư lượng vượt ngưỡng cho phép theo tiêu
chuẩn vệ sinh an toàn. (dư lượng thuốc hóa bảo
vệ thực vật, dư lượng Nitrate, hàm lượng kim loại
nặng . . .)


1. THÀNH PHẦN RAU:
- Rau ăn lá: rau muống, rau dền, rau đay, cải
xanh, cải ngọt, tía tô, hẹ, mồng tơi, rau díp.
- Rau ăn trái: đậu cove, đậu đũa, đậu bắp,
dưa leo, khổ qua.
- Rau ăn củ: củ cải trắng



2. KỸ THUẬT CANH TÁC:
2.1 Điều kiện canh tác:
- Nguồn hạt giống: lấy từ công ty sản xuất giống
cây trồng Miền Nam.
- Cơ sở vật chất : hệ thống tưới phun và hệ thống
nhà lưới.
- Đất: đất cát pha thịt.
- Nước: khoan mạch nước ngầm.


2.2 Thời vụ:
-Trồng luân canh nhiều loại rau quanh năm.
- Mỗi năm trồng 5-6 vụ.
2.3 Sửa soạn đất:
Sau khi thu hoạch thì cuốc đất, cày ải và phơi
2-3 ngày rồi xới lên.
Lên luống:

Ngang khoảng 1m2.
Cao khoảng 8-10cm.


Sau khi lên luống sẽ bón phân lót với liều lượng:
+ 1/3 phân hóa học + phân hữu cơ tùy ý + 2/3 phân
P,K (2/3 tổng luợng phân P,K bón cho cả vụ ).
+ 1/3 lượng phân P,K còn lại bón vào giữa vụ (quá
trình trồng nếu đủ thì không bón)


Cách xử lý hạt giống trước khi gieo:

+ Mua hạt giống F1.
+ Hạt giống khi mua về đã được công ty giống xử lý.
+ Ngâm nước 2 sôi 3 lạnh.


Cách trồng:
-Đa số sạ thẳng
-Sau một thời gian thì đem cấy.
Ưu điểm:
Góp phần tăng năng suất.
Khuyết điểm:
Tốn nhiều nhân công


2.4 Chăm sóc:
Bón phân 3lần/vụ.
+ Bón lót.
+ Bón N vào giữa vụ.
+Lần còn lại là bón thút.
Cách 1 tuần trước khi thu hoạch thì không bón
phân


Thời gian cách ly thuốc trước khi thu hoạch:
+ Đối với thuốc sinh học là 3 ngày.
+ Đối với hoá chất tối đa là 7 ngày


3. SÂU HẠI - DỊCH BỆNH:
3.1 Sâu hại:

+ Sâu vẽ bùa.
+ Bọ xít đỏ.
+ Sâu xanh da láng.
+ Sâu đục trái.
+ Sâu ăn tạp.
+ Sâu tơ.
+ Bọ nhảy.


BỌ NHẢY CÂY CỦ CẢI TRẮNG


SÂU VẼ BÙA Ở CẢI NGỌT


SÂU ĂN TẠP


SÂU TƠ


SÂU XANH DA LÁNG


SÂU ĂN ĐỌT CẢI


SÂU ĐỤC TRÁI Ở KHỔ QUA



3.2 Dịch bệnh

Phấn trắng gặp ở rau muống: mặt trên lá có
những đốm nhỏ màu vàng hoặc xanh nhạt, mặt
dưới có những cụm nấm như phấn – màu trắng.



Cháy rìa lá gặp ở rau đay: (Pellicularia.sp)
vết bệnh xuất hiện từ những chấm nhỏ màu
nâu từ bìa lá , lan dần vào bên trong làm cả
lá cháy khô. Nhiệt độ và ẩm độ cao bệnh
phát triển càng nhanh
chết khô cả
cây


Nhận xét
Thành phần sâu bệnh giống với các nơi trồng rau
khác ở đồng bằng Sông Cửu Long.
Mức độ gây hại không nặng (trừ Bọ nhảy, Sâu
xanh da láng), do trồng xen canh nhiều loại cây
rau khác nhau trên ruộng/vụ.


4. THUẬN LỢI – KHÓ KHĂN:
4.1 Thuận lợi:
- Được Viện Khoa Học Cây Trồng Miền Nam tổ
chức tập huấn rất tốt. Nông dân nắm rất rõ về qui
trình sản xuất rau an toàn.

- Nhu cầu thị trường lớn, giá thành sản phẩm cao.
- Được trung tâm khuyến nông huyện Củ Chi hỗ
trợ vốn.
- Tận dụng nguồn lao động nhàn rỗi ở địa phương.


4.2 Khó khăn:

Sâu bệnh kháng thuốc.
Khi dịch hại phát triển thì không dùng thuốc
Bảo Vệ Thực Vật để trị (do hạn chế dùng
thuốc hóa học).


5. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Ưu điểm:
- Tạo được việc làm cho nông dân trong vùng,
thu nhập cao.
- Qui trình sản xuất và quản lý tốt, áp dụng
được các tiến bộ khoa học kỹ thuật.
- Dư lượng thuốc trừ sâu thấp đạt tiêu chuẩn
an toàn.


×