Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Phát triển nghiệp vụ tài trợ thương mại bằng phương thức tín dụng chứng từ tại vietinbank trà vinh (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (359.38 KB, 25 trang )

Phát triển nghiệp vụ tài trợ thương mại bằng PT TDCT tại VietinBank Trà Vinh

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nước ta là một nước đang phát triển không ngừng đổi mới và phát triển. Từ
năm 1986 đánh dấu bước tiến bộ mới, nước ta chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa
tập trung sang nền kinh tế thị trường. Trong những chiến lược phát triển kinh tế đất
nước thì hoạt động xuất nhập khẩu là chiến lược mũi nhọn trong đó xuất khẩu là
mối quan tâm hàng đầu bằng chứng là kinh tế nước ta ngày càng phát triển cùng với
kim ngạch xuất nhập khẩu không ngừng tăng lên. Hoạt động xuất nhập khẩu phát
triển kéo theo hoạt động thanh toán quốc tế tại các ngân hàng thương mại ngày càng
tăng, dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng không những giúp các doanh nghiệp
hoàn chỉnh các thủ tục thanh toán mà còn giúp các ngân hàng thu về các khoản
doanh thu. Ngoài ra hoạt động xuất nhập khẩu phát triển cũng là động lực phát triển
hội nhập kinh tế quốc tế, là cơ hội cho doanh nghiệp trong nước trao đổi và học hỏi
kinh nghiệm với các nước phát triển đi trước trong hoạt động sản xuất kinh doanh
đặc biệt là sự tiến bộ của các ngành vận tải và bảo hiểm. Tuy nhiên cùng với sự
phát triển kinh tế và các mối quan hệ thương mại như hiện nay thì hoạt động TTQT
ngày càng tiến bộ và trở nên phức tạp hơn. Do đó, hiện nay có nhiều phương thức
TTQT khác nhau như: nhờ thu, đổi chứng từ trả tiền, ghi sổ, TDCT,…. Trong đó
phương thức thanh toán TDCT được sử dụng phổ biến hơn, vì đảm bảo an toàn lợi
ích cho cả nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu nhờ sự cam kết trả tiền của ngân hàng,
đồng thời nâng cao vai trò của ngân hàng trong hoạt động thanh toán đó chính là
động lực để các ngân hàng thương mại không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ
thanh toán để cạnh trạnh với nhau. Phương thức TDCT được xem là phương thức
ưu việt hiện nay song không tránh khỏi những rủi ro khách quan và chủ quan. So
với thế giới thì các ngân hàng thương mại Việt Nam còn non trẻ trong hoạt động
thanh toán xuất nhập khẩu đặc biệt là trong phương thức TDCT nên cần giảm thiểu
rủi ro và nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam là
vấn đề chúng ta cần quan tâm. Vì vậy, em chọn đề tài “Phát triển nghiệp vụ tài
trợ thương mại bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng thương


mại cổ phần Công Thương chi nhánh tỉnh Trà Vinh” làm đề tài tốt nghiệp của
mình.

GVHD: Nguyễn Hồng Hà

Trang 1

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Chi


Phát triển nghiệp vụ tài trợ thương mại bằng PT TDCT tại VietinBank Trà Vinh

2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
- Phân tích hoạt động TTTM bằng phương thức TDCT tại Ngân hàng thương
mại cổ phần Công Thương chi nhánh tỉnh Trà Vinh.
- Đánh giá hoạt động TTTM bằng phương thức TDCT.
- Đề xuất giải pháp phát triển nghiệp vụ TDCT tại Ngân hàng thương mại cổ
phần Công Thương chi nhánh tỉnh Trà Vinh.
2.2 Mục tiêu cụ thể
-

Nghiên cứu cơ sở lí luận về thanh toán quốc tế.

-

Phân tích tình hình TTTM tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương

chi nhánh tỉnh Trà Vinh.
-


Đánh giá hoạt động TTTM bằng phương thức TDCT tại Ngân hàng thương

mại cổ phần Công Thương chi nhánh tỉnh Trà Vinh.
-

Lập bảng khảo sát đo lường các yếu tố ảnh hưởng tới sự hài lòng cuả khách

hàng về PT TDCT tại VietinBank Trà Vinh.
-

Đề xuất giải pháp phát triển nghiệp vụ TTTM bằng phương thức TDCT tại

Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương chi nhánh tỉnh Trà Vinh.
3. Phạm vi nghiên cứu
3.1 Không gian nghiên cứu
Nghiên cứu các vấn đề về TTTM bằng phương thức tín dụng chứng từ tại
VietinBank Trà Vinh.
3.2. Thời gian
Đề tài được thực hiện từ tháng 5 năm 2013 đến tháng 6 năm 2013.
Số liệu thu thập và sử dụng trong luận văn từ năm 2010-2012.
3.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề về TTTM bằng phương thức TDCT tại
ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương chi nhánh tỉnh Trà Vinh.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp tại ngân hàng thương mại cổ phần Công
Thương chi nhánh tỉnh Trà Vinh nhằm đánh giá thực trạng hoạt động TDCT tại đơn
vị.
GVHD: Nguyễn Hồng Hà


Trang 2

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Chi


Phát triển nghiệp vụ tài trợ thương mại bằng PT TDCT tại VietinBank Trà Vinh

Sử dụng phiếu khảo sát thu thập thông tin của 100 khách hàng để thu thập dữ
liệu sơ cấp nhằm đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới tình hình hoạt động thanh toán
TDCT tại đơn vị.
4.2. Phương pháp xử lí số liệu
Phân tích số liệu thứ cấp giúp chúng ta hiểu rõ hơn sự biến động và giúp chúng
ta đưa ra đánh giá, phương pháp giải quyết vấn đề hiệu quả và chính xác. Để làm
hoàn thành mục tiêu đề tài em sử dụng một số phương pháp sau:
- Sử dụng phần mềm Excel hổ trợ phân tích các số liệu sơ cấp và thứ cấp thu
thập được tại VietinBank Trà Vinh.
- Sử dụng phần mềm SPSS hổ trợ phân tích dữ liệu sơ cấp: Sử dụng kết hợp
các phương pháp xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính bội, đánh giá và kiểm định
mức độ phù hợp của mô hình.
o Phương pháp xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính bội là mô hình được
mở rộng từ mô hình hồi quy hai biến, là nghiên cứu mối liên hệ của một biến (biến
phụ thuộc) vào hai hay nhiều biến (biến độc lập), từ đó ước lượng hoặc dự đoán giá
trị trung bình tổng thể của biến phụ thuộc trên cơ sở xác định các giá trị trong mẫu
đã chọn của các biến độc lập.
o Phương pháp đánh giá và kiểm định mô hình hồi quy tuyến tính bội là
đánh giá và kiểm tra mức độ phù hợp của mô hình từ đó đưa ra quyết định chấp
nhận giá trị ước lượng hoặc đoán trước của tổng thể.
o Phương pháp thống kê mô tả xác định các đại lượng tần số, trung bình
cộng, độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất,…để đánh giá mức độ ảnh

hưởng các biến.
5. Kết cấu đề cương
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận thì đề tài này gồm 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận về tài trợ thương mại bằng phương thức tín dụng
chứng từ.
Chương 2: Phân tích tình hình hoạt động tài trợ thương mại bằng phương thức
tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương chi nhánh tỉnh
Trà Vinh.

GVHD: Nguyễn Hồng Hà

Trang 3

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Chi


Phát triển nghiệp vụ tài trợ thương mại bằng PT TDCT tại VietinBank Trà Vinh

Chương 3: Giải pháp phát triển nghiệp vụ tài trợ thương mại bằng phương thức
tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương chi nhánh tỉnh
Trà Vinh.

GVHD: Nguyễn Hồng Hà

Trang 4

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Chi


Phát triển nghiệp vụ tài trợ thương mại bằng PT TDCT tại VietinBank Trà Vinh


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SƠ LÝ LUẬN VỀ TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI BẰNG
PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
1.1 Các phương thức tài trợ thương mại
Phương thức thanh toán quốc tế là toàn bộ quá trình cách thức trả tiền hàng
trong giao dịch mua bán ngoại thương giữa nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu.
1.1.1 Phương thức chuyển tiền
Thanh toán bằng chuyển tiền là một phương thức thanh toán trong đó khách
hàng (người có yêu cầu chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình, chuyển một
số tiền nhất định cho một người khác (người thụ hưởng) ở một địa điểm nhất định
bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng quy định.
 Có hai hình thức chuyển tiền:
- Chuyển tiền bằng điện T/T (Telegraphic Transfer): Được ngân hàng thực hiện
chuyển tiền bằng cách điện báo ra lệnh cho ngân hàng đại lý ở nước ngoài trả tiền
cho người thụ hưởng. Lệnh thanh toán của ngân hàng chuyển tiền được thể hiện
trong một bức điện, thông qua TELEX hoặc mạng liên lạc viễn thông như SWIFTHiệp hội liên lạc viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn thế giới.
- Chuyển tiền bằng thư M/T (Mail Transfer): Là việc được ngân hàng thực hiện
việc chuyển tiền viết thư ra lệnh (hay Payment Order) bằng cách gửi thư qua đường
bưu điện cho ngân hàng đại lý ở nước ngoài trả tiền cho người hưởng lợi. Thời gian
thu tiền về chậm nhưng chi phí chuyển tiền thấp hơn chi phí chuyển tiền bằng điện.
Thư chuyển tiền là chỉ thị của ngân hàng chuyển tiền, đối với ngân hàng thanh toán,
yêu cầu ngân hàng này chi trả một khoản tiền đã được ấn định cụ thể cho người thụ
hưởng đã được chỉ định trong thư.
1.1.2. Phương thức nhờ thu
Nhờ thu là một phương thức thanh toán, người xuất khẩu sau khi hoàn thành
nghĩa vụ chuyển giao hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ cho khách hàng (người nhập
khẩu), lập bộ chứng từ thanh toán, kèm theo thư ủy nhiệm, ủy thác cho ngân hàng
phục vụ mình thu hộ tiền ở người nhập khẩu, trên cơ sở bộ chứng từ thanh toán do

GVHD: Nguyễn Hồng Hà

Trang 5

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Chi


Phát triển nghiệp vụ tài trợ thương mại bằng PT TDCT tại VietinBank Trà Vinh

mình lập ra.
Có hai phương thức nhờ thu:
- Nhờ thu trơn (Clean Collection): Nhờ thu hối phiếu trơn là một cách thanh
toán bằng giấy nhờ thu, trong đó bên xuất khẩu ủy nhiệm cho ngân hàng phục vụ
mình thu hộ tiền ở bên nhập khẩu chỉ căn cứ chứng từ tài chính do mình lập ra, còn
các chứng từ thương mại được bên xuất khẩu chuyển giao trực tiếp cho bên nhập
khẩu thông qua ngân hàng phục vụ.
- Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary Collection): Là Phương thức mà nhà
xuất khẩu sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, lập bộ chứng từ thanh toán nhờ
thu (chứng từ gửi hàng và hối phiếu) ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền bán hàng ở
người nhập khẩu với điều kiện là người nhập khẩu trả tiền ngay hoặc chấp nhận trả
tiền trên hối phiếu có kì hạn thì ngân hàng mới trao toàn bộ chứng từ gửi hàng cho
người nhập khẩu để họ nhận hàng.
1.1.3. Phương thức tín dụng chứng từ

1.1.3.1. Khái niệm về phương thức tín dụng chứng từ
Thư tín dụng (viết tắt là L/C - Letter of Credit) là một chứng thư trong đó ngân
hàng mở cam kết trả tiền cho người xuất khẩu nếu họ xuất trình được một bộ chứng
từ phù hợp với nội dung của thư tín dụng. Nó là căn cứ pháp lý để ngân hàng trả
tiền, chấp nhận hay chiết khấu chứng từ và cũng là cơ sở để người mua quyết định
trả tiền cho ngân hàng phát hành.

Về tính chất, L/C hoàn toàn độc lập với hợp đồng thương mại, có nghĩa là khi
thanh toán các ngân hàng chỉ căn cứ vào bộ chứng từ mà không cần biết đến nội
dung của hợp đồng mua bán cũng như không phụ thuộc vào mối quan hệ giữa người
mua và người bán hay mối quan hệ giữa ngân hàng với người mua mà chỉ căn cứ
vào nội dung của L/C để trả tiền. Ngân hàng cũng không có nghĩa vụ xem xét nội
dung của L/C có đúng hợp đồng hay không, việc giao hàng thực tế có đúng với nội
dung của chứng từ xuất trình cho ngân hàng hay không, mà chỉ căn cứ vào những
chứng từ do người bán xuất trình. Ngân hàng sẽ trả tiền cho người bán nếu các
chứng từ đó phù hợp trên bề mặt với các điều khoản và điều kiện của L/C.
Thông thường, thư tín dụng được bên nhập khẩu mở trước ngày giao hàng một
thời gian nhất định để bên xuất khẩu có đủ thời gian cần thiết chuẩn bị hàng hoá gửi
đi. Nếu L/C được mở sớm thì người xuất khẩu sẽ có lợi vì có đủ điều kiện tốt để gửi
GVHD: Nguyễn Hồng Hà

Trang 6

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Chi


Phát triển nghiệp vụ tài trợ thương mại bằng PT TDCT tại VietinBank Trà Vinh

hàng đi. Nhưng ngược lại, nếu mở L/C quá sớm trước ngày giao hàng thì bên nhập
khẩu sẽ bị đọng vốn đối với khoản ký quỹ là một phần hay toàn bộ L/C. Vì vậy, thời
gian mở L/C cần phải hợp lý cho cả hai bên xuất và nhập khẩu.

1.1.3.2. Thư tín dụng (Letter of Credit- L/C)
Theo khái niệm trên thì thư tín dụng là một phương tiện thanh toán rất quan
trọng trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. Nó liên quan chặt chẽ tới
quyền lợi của các bên. Trong trường hợp thư tín dụng không mở được thì phương
thức thanh toán này không được xác lập và tất yếu sẽ không có việc giao hàng cũng

như việc thanh toán giữa người mua và người bán. Còn khi thư tín dụng đã được mở
thì nội dung của nó là một bộ phận vô cùng quan trọng và trở thành cốt lõi để các
bên thực hiện nghĩa vụ, đảm bảo quyền lợi cho đối tác cũng như bản thân mình. Vì
vậy, nội dung của thư tín dụng phải đầy đủ, rõ ràng và chính xác. Mỗi thư tín dụng
mang một nội dung riêng biệt tuỳ theo nội dung của từng thương vụ, nhưng nhìn
chung chúng có những nội dung cơ bản giống nhau và thường không thể thiếu được
trong một L/C, bao gồm: địa điểm mở thư tín dụng, ngày mở thư tín dụng, số hiệu
của thư tín dụng, loại thư tín dụng, số tiền, thời hạn hiệu lực, thời hạn giao hàng,
thời hạn thanh toán, nội dung về hàng hoá, các nội dung về vận tải và giao nhận và
đặc biệt là bộ chứng từ mà người xuất khẩu phải xuất trình...
Các bên liên quan khi sử dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ cần
chú ý tới tất cả các nội dung nêu trên, đặc biệt là điều khoản yêu cầu về bộ chứng từ
mà người bán phải xuất trình cho ngân hàng mở bởi đây chính là điều kiện để cam
kết thanh toán được thực hiện. Đối với người mua, thông thường họ muốn bộ chứng
từ phải thật đầy đủ. Ngược lại, người bán lại muốn bộ chứng từ càng đơn giản càng
tốt, tránh mất nhiều thời gian và chi phí. Bởi ngoài giấy tờ mà họ có thể chủ động
lập ra còn có rất nhiều chứng từ khác đòi hỏi được lập bởi một bên thứ ba. Khi đó
bộ chứng từ được lập ra sẽ mất nhiều thời gian, ảnh hưởng tới tốc độ thu tiền hàng
của người bán, thậm chí còn dẫn đến vi phạm thời gian xuất trình chứng từ, tạo ra
nhiều cơ hội để ngân hàng kiểm tra chứng từ có thể tìm ra sự sai biệt, tăng nguy cơ
không đòi được tiền từ phía người mua. Khi lập bộ chứng từ phải hết sức chú ý đến
sự phù hợp của các chứng từ và không trái với quy định của các văn bản pháp luật
liên quan. Đây là điều kiện tiên quyết để người bán đòi được tiền hàng. Ngoài nội
dung trên ra, một số điều khoản khác cũng cần phải hết sức chú ý như: loại thư tín
GVHD: Nguyễn Hồng Hà

Trang 7

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Chi



Phát triển nghiệp vụ tài trợ thương mại bằng PT TDCT tại VietinBank Trà Vinh

dụng, số tiền, ngày và nơi thư tín dụng hết hạn hiệu lực, thời hạn xuất trình chứng
từ... Cụ thể là đối với người mua, bao giờ họ cũng muốn mở thư tín dụng có thể
huỷ ngang không xác nhận, hết hạn hiệu lực ở ngân hàng mở (ngân hàng phục vụ
mình) để có thể chủ động trong mua bán hoặc đưa thêm một điều khoản có lợi cho
mình. Trong khi đó người bán lại mở thư tín dụng không huỷ ngang có xác nhận
đảm bảo cho việc thu được tiền hàng.
Thường người bán muốn thư tín dụng được mở sớm và hết hạn tại nước họ để
chủ động cho việc lập chứng từ, muốn thời hạn xuất trình chứng từ kéo dài và L/C
cho phép đòi tiền bằng điện.
Chính vì những mâu thuẫn trên mà L/C rất đa dạng, mỗi hoạt động xuất nhập
khẩu lại có thể sử dụng mội loại hình L/C riêng phù hợp và do các bên thoả thuận
với nhau.

1.1.3.3. Quy trình nghiệp vụ
Quy trình nghiệp vụ

Ngân hàng phát hành

(7)

(Issuing bank)

(6)
(2)

(1)


(9)

(10)

(Advising bank)

(8)

Người yêu cầu
(Applicant)

Ngân hàng thông báo

(5)

(3)

Người hưởng lợi
(4)

(Beneficiary)

Sơ đồ 1.1 : Quy trình mở L/C
(1) Người yêu cầu (đối với L/C thông thường là nhà nhập khẩu) làm "yêu cầu
phát hành thư tín dụng" (Application for documentary credit) và làm các thủ tục cần
thiết khác để yêu cầu ngân hàng mở L/C cho người hưởng lợi (thông thường là
người xuất khẩu).
(2) Ngân hàng sau khi kiểm tra đơn và các điều kiện mở L/C của nhà nhập
GVHD: Nguyễn Hồng Hà


Trang 8

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Chi


Phát triển nghiệp vụ tài trợ thương mại bằng PT TDCT tại VietinBank Trà Vinh

khẩu, nếu đồng ý sẽ căn cứ vào đơn để phát hành L/C và chuyển đến người hưởng
lợi thông qua ngân hàng thông báo (thường là ngân hàng ở nước người hưởng lợi và
có quan hệ đại lý với ngân hàng phát hành).
(3) Ngân hàng thông báo, sau khi làm các công việc cần thiết (kiểm tra, dịch
thuật...) sẽ chuyển toàn bộ nội dung của L/C đến người hưởng lợi (Trên tất cả các
trang của L/C đều phải có đóng dấu tên của ngân hàng thông báo và chữ ký của
thanh toán viên).
(4) Người hưởng lợi sau khi kiểm tra nội dung L/C, nếu cần thiết có thể đề nghị
đối tác tiến hành thủ tục tu chỉnh L/C, cho đến khi chấp nhận toàn bộ nội dung của
L/C thì mới thực hiện L/C (giao hàng hoặc thực hiện một nghĩa vụ nào đó theo L/C)
(5) Sau khi thực hiện xong các nghĩa vụ theo L/C (chẳng hạn sau khi hoàn thành
việc giao hàng), người hưởng lợi sẽ lập bộ chứng từ thanh toán theo yêu cầu của
L/C và xuất trình lên ngân hàng chỉ định thường là ngân hàng đã thông báo L/C)
(6) Ngân hàng chỉ định chuyển bộ chứng từ cho ngân hàng phát hành L/C
(trường hợp này L/C không được thanh toán, chấp nhận hoặc chiết khấu tại ngân
hàng chỉ định).
(7) Ngân hàng phát hành kiểm tra bộ chứng từ thanh toán được xuất trình, nếu
chấp nhận sự phù hợp của chứng từ thì sẽ tiến hành thanh toán cho người xuất trình
(trường hợp trả ngay) hoặc cam kết trả chậm, hoặc chấp nhận hối phiếu và trả tiền
khi đáo hạn. Nếu chứng từ không phù hợp có thể từ chối không thực hiện nghĩa vụ
đã cam kết theo L/C.
(8) Ngân hàng thông báo chuyển tiền hoặc hối phiếu được chấp nhận hoặc thông
báo về tình trạng chứng từ cho người hưởng lợi.

(9) Ngân hàng phát hành yêu cầu người đề nghị mở L/C thanh toán hoặc nhận
nợ để được nhận bộ chứng từ gốc.
(10) Người nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ, nếu đồng ý sẽ thực hiện đề nghị của
ngân hàng phát hành để được nhận bộ chứng từ gốc.

1.1.3.4. Nội dung thư tín dụng
Thư tín dụng là một văn bản do ngân hàng mở thiết lập theo yêu cầu của người
nhập khẩu (người xin mở L/C), trong đó cam kết của ngân hàng phát hành và những
điều kiện cụ thể đặt ra cho người hưởng lợi thực hiện.
GVHD: Nguyễn Hồng Hà

Trang 9

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Chi


Phát triển nghiệp vụ tài trợ thương mại bằng PT TDCT tại VietinBank Trà Vinh

L/C do ngân hàng mở chuyển cho ngân hàng thông báo bằng thư, điện hay
SWIFT. Tùy vào hình thức chuyển mà hình thức của L/C có thể khác nhau, còn nội
dung về cơ bản là giống nhau vì nó được lập trên cơ sở của "Đơn yêu cầu mở L/C"
do người nhập khẩu lập. Nội dung cơ bản của L/C như sau:
Phần đầu của L/C thường bao gồm các nội dung như: Số tham chiếu (khi
phát hành L/C bộ phận phát hành sẽ đăng ký mã số tham chiếu); Số trang của L/C
và tổng số trang của L/C; Thời gian phát hành.
Vào phần sau của L/C sẽ có các nội dung chủ yếu sau:
(1) Số hiệu của L/C: Do ngân hàng phát hành thiết lập. Tạo thuận tiện trong việc
trao đổi thông tin giữa các bên có liên quan trong quá trình giao dịch thanh toán và
ghi vào các chứng từ liên quan trong bộ chứng từ thanh toán như ghi vào hóa đơn,
hối phiếu ...

(2) Địa điểm mở L/C : là nơi ngân hàng mở tạo lập và chuyển giao L/C
(3) Ngày mở L/C : là căn cứ để xác định
+ Ngày bắt đầu phát sinh cam kết của ngân hàng mở với người xuất khẩu
+ Ngày bắt đầu tính thời gian hiệu lực của L/C
+ Ngày ngân hàng mở chính thức chấp nhận đơn xin mở L/C của người
nhập khẩu và đó là căn cứ để người xuất khẩu kiểm tra người nhập khẩu thực hiện
việc mở L/C có đúng hạn đã quy định trrong hợp đồng hay không..
(4) Loại L/C : mỗi loại L/C đều có tính chất, nội dung khác nhau,quyền lợi nghĩa
vụ của các bên liên quan cũng khác nhau nên cần xác nhận loại thư tín dụng cần
mở.
(5) Tên và địa chỉ các bên liên quan đến L/C gồm : người yêu cầu mở L/C, ngân
hàng thông báo, ngân hàng trả tiền, ngân hàng xác nhận và người hưởng lợi L/C.
(6) Đồng tiền và giá trị thanh toán của L/C : Số tiền của L/C vừa ghi bằng số,
vừa ghi bằng chữ và thống nhất với nhau hoặc có thể chỉ cần số tiền bằng số. Tên
của đơn vị tiền tệ phải rõ ràng. Cách ghi số tiền tốt nhất là ghi một số giới hạn mà
người xuất khẩu có thể đạt được. Những từ “khoảng chừng, độ khoảng hoặc những
từ ngữ tương tự được dùng để chỉ biên độ số tiền của L/C cho phép xê dịch hơn
kém không quá 10% của tổng số tiền đó.

GVHD: Nguyễn Hồng Hà

Trang 10

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Chi


Phát triển nghiệp vụ tài trợ thương mại bằng PT TDCT tại VietinBank Trà Vinh

(7) Thời hạn hiệu lực (Expiry date) : là thời hạn mà ngân hàng mở L/C cam kết
trả tiền cho người xuất khẩu nếu người xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ trong thời

hạn đó và phù hợp với L/C.
(8) Thời hạn trả tiền của L/C (Latest payment date) : là thời hạn trả tiền ngay
hay trả tiền về sau. Điều này có thể nhận dạng ở hối phiếu của người xuất khẩu ký
phát. Thời hạn về giao hàng cũng được ghi trong L/C và do hợp đồng mua bán quy
định như đã phân tích ở trên, thời hạn giao hàng có thể có quan hệ chặt chẽ với thời
hạn hiệu lực của L/C.
(9) Thời hạn giao hàng (shipment date) : là thời hạn quy định bên bán phải
chuyển giao hàng cho bên mua kể từ khi thư tín dụng có hiệu lực.
(10) Những nội dung về hàng hoá (Description of goods) : tên hàng, số lượng,
trọng lượng (có cả sai lệch cho phép) , giá cả, quy cách phẩm chất, bao bì, ký mã
hiệu…cũng được ghi vào thư tín dụng.
(11) Những nội dung về vận tải (Shipment term) : giao nhận hàng hoá như điều
kiện có sở giao hàng, nơi gửi, giao hàng từng phần…nơi giao hàng cũng được ghi
vào thư tín dụng.
(12) Những chứng từ mà người xuất khẩu phải xuất trình (Documents for
payment): là nội dung then chốt của thư tín dụng, bởi vì bộ chứng từ quy định trong thư
tín dụng là một bằng chứng của người xuất khẩu chứng mình rằng mình đã hoàn thành
nghĩa vụ giao hàng và làm đúng những quy định của thư tín dụng.
(13) Sự cam kết trả tiền của ngân hàng mở L/C: là nội dung cuối cùng của thư
tín dụng và nó ràng buộc trách nhiệm của ngân hàng mở L/C.
(14) Những điều kiện đặc biệt khác: như phí ngân hàng được tính cho bên nào,
điều kiện đặc biệt hướng dẫn đối với ngân hàng chiết khấu, dẫn chiếu số UCP áp
dụng…
(15) Chữ ký của ngân hàng mở L/C : L/C thực chất là một khế ước dân sự, do
vậy người ký nó cũng phải là người có đầy đủ năng lực hành vi, năng lực pháp lý
để tham gia và thực hiện quan hệ dân luật. L/C mở bằng thư phải được ký bằng
chữ ký đã được lưu ký tại ngân hàng đại lý. L/C mở bằng điện phải có sự đồng ý
của ngân hàng và căn cứ vào mã khóa (textkey) của L/C.
GVHD: Nguyễn Hồng Hà


Trang 11

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Chi


Phát triển nghiệp vụ tài trợ thương mại bằng PT TDCT tại VietinBank Trà Vinh

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS. Nguyễn Đăng Dờn (2009), Thanh toán quốc tế, nhà xuất bản Đại
học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh.
2. PGS.TS. Trần Hoàng Ngân, TS. Nguyễn Minh Kiều (2007), Thanh toán
quốc tế, nhà xuất bản Thống kê.
3. Ths. Thân Tôn Trọng Tín, PGS.TS Lê Thị Mận (2011), Thanh toán quốc tế,
nhà xuất bản Lao động xã hội.
4. Lê Thị Ngọc Hân (2010), Luận văn thạc sĩ kinh tế Giải pháp hạn chế rủi ro
trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu
Việt Nam.
5. Nguyễn Thị Lan Phương (2011), Luận văn tốt nghiệp Giải pháp nhằm hạn
chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng
Công Thương Đống Đa.
6. Nguyễn Thị Thoa (2008), Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu qủa hoạt động
thanh toán quốc tế bằng L/C tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông
thôn Sóc Trăng.
7. />8. />ml
9. />10. />
GVHD: Nguyễn Hồng Hà

Trang 82

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Chi



Phát triển nghiệp vụ tài trợ thương mại bằng PT TDCT tại VietinBank Trà Vinh

PHỤ LỤC
PHIẾU KHẢO SÁT
Nâng cao sự hài lòng của khách hàng là mục tiêu VietinBank chi nhánh Trà Vinh
luôn phấn đấu. Vì vậy xin Quý khách hàng một số ý kiến đánh giá về chất lượng
dịch vụ để VietinBank Trà Vinh hoàn thiện hơn dịch vụ phục vụ Quý khách hàng.
Trân trọng cám ơn!
I. Thông tin doanh nghiệp
Loại hình doanh nghiệp:……………………………
Lĩnh vực kinh doanh:………………………………
( Mọi thông tin về khách hàng sẽ được giữ bí mật và thông tin khách hàng chỉ
phục vụ cho mục đích nghiên cứu)
II Thông tin khảo sát
1.Thời gian sử dụng dịch vụ của VietinBank Trà Vinh?
o Dưới 1 năm
o Từ 1 năm đến 3 năm
o Từ 3 năm đến 5 năm
o Trên 5 năm
2. Các loại dich vụ doanh nghiệp sử dụng tại VietinBank là gì?( Có thể chọn
nhiều đáp án)
o Tín dụng
o Tiền gửi
o Thanh toán
o Tài trợ thương mại
3. Doanh nghiệp có sử dụng dịch vụ thanh toán bằng phương thức thanh toán
tín dụng chứng từ (L/C) không?
o Có

o Không

GVHD: Nguyễn Hồng Hà

Trang 83

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Chi


Phát triển nghiệp vụ tài trợ thương mại bằng PT TDCT tại VietinBank Trà Vinh

4. Thời gian sử dụng dich vụ thanh toán L/C?
o Dưới 1 năm
o Từ 1 năm đến 3 năm
o Từ 3 năm đến 5 năm
o Trên 5 năm
5. Doanh nghiệp có sử dụng dịch vụ thanh toán L/C của ngân hàng khác
không?
o Có
o Không
6. Phong cách phục vụ của thanh toán viên như thế nào?
o Không hài lòng
o Bình thường
o Hài lòng
o Rất hài lòng
7. Quy trình, thủ tục của dịch vụ thanh toán như thế nào?
o Rất phức tạp và tốn thời gian
o Bình thường
o Nhanh chóng và ít tốn thời gian
o Rất nhanh chóng và ít tốn thời gian

8. Công nghệ phục vụ cho thanh toán như thế nào?
o Không hiện đại
o Bình thường
o Hiện đại
o Rất hiện đại
9. Mạng lưới đại lý có đáp ứng nhu cầu của khách hàng không?
o Rất ít đại lý, không đáp ứng được
o Ít đại lý, không đáp ứng được
o Nhiều đáp ứng dược
o Rất nhiều đáp ứng được

GVHD: Nguyễn Hồng Hà

Trang 84

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Chi


Phát triển nghiệp vụ tài trợ thương mại bằng PT TDCT tại VietinBank Trà Vinh

10. Các loại ngoại tệ có đáp ứng được nhu cầu của khách hàng?
o Rất ít các loại ngoại tệ không đáp ứng được
o Ít ngoại tệ không đáp ứng được
o Nhiều, đáp ứng được
o Rất nhiều, đáp ứng được
11. Uy tín của của khách hàng trong dịch vụ thanh toán?
o Không có uy tín
o Bình thường
o Uy tín ít
o Rất uy tín

12. Khách hàng có hài lòng về mức thu phí của VietinBank Trà Vinh?
o Thấp
o Bình thường
o Cao
o Rất cao
13. Mức độ hài lòng đối với dịch vụ thanh toán như thế nào?
o Không hài lòng
o Bình thường
o Hài lòng
o Rất hài lòng

GVHD: Nguyễn Hồng Hà

Trang 85

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Chi


Phát triển nghiệp vụ tài trợ thương mại bằng PT TDCT tại VietinBank Trà Vinh

14. Theo Quý khách các yếu tố sau ảnh hưởng như thế nào với dịch vụ thanh
toán L/C tại VietinBank Trà Vinh?
Không
Stt

Yếu tố

ảnh
hưởng


1

Uy tín của ngân hang

2

Mạng lưới các đại lý

3

Chuyên môn, nghiệp vụ

4

Quy trình, thủ tục thanh toán

5

Công nghệ hiện đại

6

Các loại ngoại tệ đa dạng

7

Chất lượng dịch vụ

8


Phí thanh toán

GVHD: Nguyễn Hồng Hà

Trang 86

Ít ảnh

Ảnh

Rất ảnh

hưởng

hưởng

hưởng

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Chi


Phát triển nghiệp vụ TTTM bằng PT TDCT tại VietinBank Trà Vinh
 Kết quả phân tích thống kê mô tả

Statistics
Chuyen mon
Mang luoi dai
nghiep vu Quy trinh Công nghe
ly
Loai ngoai te

N

Valid

Uy tin

Phi thanh toan Su hai long

100

100

100

100

100

100

100

100

0

0

0


0

0

0

0

0

Mean

3.0600

2.7300

2.8000

2.5100

2.8000

3.0100

2.5400

2.6900

Std. Error of Mean


.06485

.06491

.05505

.05411

.05125

.07316

.08810

.06146

Median

3.0000

3.0000

3.0000

3.0000

3.0000

3.0000


2.0000

3.0000

3.00

3.00

3.00

3.00

3.00

3.00

2.00

3.00

.64854

.64909

.55048

.54114

.51247


.73161

.88100

.61455

Minimum

2.00

1.00

2.00

1.00

1.00

2.00

1.00

2.00

Maximum

4.00

4.00


4.00

3.00

4.00

4.00

4.00

4.00

306.00

273.00

280.00

251.00

280.00

301.00

254.00

269.00

Missing


Mode
Std. Deviation

Sum

GVHD:Nguyễn Hồng Hà

Trang 87

SVTH:Nguyễn Thị Cẩm Chi


Phát triển nghiệp vụ TTTM bằng PT TDCT tại VietinBank Trà Vinh
Chuyen mon nghiep vu
Cumulati
Freque Percen
ncy
Vali Binh thuong
d

t

Valid

ve

Percent

Percent


18

18.0

18.0

18.0

Hai long

58

58.0

58.0

76.0

Rat hai long

24

24.0

24.0

100.0

100 100.0


100.0

Total

Quy trinh
Frequenc
y
Percent
Valid Rat phuc tap, ton thoi gian

Valid
Percent

Cumulative
Percent

2

2.0

2.0

2.0

Binh thuong

32

32.0


32.0

34.0

Nhanh chong, it ton thoi
gian

57

57.0

57.0

91.0

Rat nhanh chong, it ton
thoi gian

9

9.0

9.0

100.0

100

100.0


100.0

Valid
Percent

Cumulative
Percent

Total

Công nghe
Frequenc
y
Percent
Valid Bình
thuong

27

27.0

27.0

27.0

Hien dai

66

66.0


66.0

93.0

Rat hien
dai

7

7.0

7.0

100.0

100

100.0

100.0

Total

GVHD: Nguyễn Hồng Hà

Trang 88

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Chi



Phát triển nghiệp vụ TTTM bằng PT TDCT tại VietinBank Trà Vinh

Mang luoi dai ly
Frequency Percent
Valid Rat it, khong dap ung
duoc

Valid
Percent

Cumulative
Percent

2

2.0

2.0

2.0

It dai lý, khong dap
ung duoc

45

45.0

45.0


47.0

Nhieu dap ung duoc

53

53.0

53.0

100.0

100

100.0

100.0

Total

Loai ngoai te
Frequency Percent

Valid
Percent

Cumulative
Percent


Valid Rat it loai, khong dap
ung duoc

1

1.0

1.0

1.0

It loai, khong dap ung
duoc

22

22.0

22.0

23.0

Nhieu, dap ung duoc

73

73.0

73.0


96.0

4

4.0

4.0

100.0

100

100.0

100.0

Rat nhieu, dap ung
duoc
Total

Uy tin

Frequency Percent
Valid Binh
thuong

Valid
Percent

Cumulative

Percent

26

26.0

26.0

26.0

Uy tin it

47

47.0

47.0

73.0

Rat uy tín

27

27.0

27.0

100.0


100

100.0

100.0

Total

GVHD: Nguyễn Hồng Hà

Trang 89

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Chi


Phát triển nghiệp vụ TTTM bằng PT TDCT tại VietinBank Trà Vinh

Phi thanh toan
Frequenc
y
Percent
Valid Thap

Valid
Percent

Cumulative
Percent

8


8.0

8.0

8.0

Binh
thuong

48

48.0

48.0

56.0

Cao

26

26.0

26.0

82.0

Rat cao


18

18.0

18.0

100.0

100

100.0

100.0

Total

Su hai long
Frequenc
y
Percent
Valid Binh
thuong

Cumulative
Percent

39

39.0


39.0

39.0

53

53.0

53.0

92.0

8

8.0

8.0

100.0

100

100.0

100.0

Hai long
Rat hai
long
Total


Valid
Percent

 Kết quả phân tích tương quan tuyến tính bội
Model Summary
Mode

Adjusted R Std. Error of

l

R

1

.680a

R Square
.462

Square
.421

the Estimate
.46756

a. Predictors: (Constant), Phi thanh toan, Công nghe,
Chuyen mon nghiep vu, Mang luoi dai ly, Uy tin,
Loai ngoai te, Quy trinh


GVHD: Nguyễn Hồng Hà

Trang 90

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Chi


Phát triển nghiệp vụ TTTM bằng PT TDCT tại VietinBank Trà Vinh
ANOVAb
Sum of
Model
1

Mean

Squares

Df

Square

Regression

17.277

7

2.468


Residual

20.113

92

.219

Total

37.390

99

F

Sig.

11.290

.000a

a. Predictors: (Constant), Phi thanh toan, Công nghe, Chuyen mon nghiep
vu, Mang luoi dai ly, Uy tin, Loai ngoai te, Quy trinh
b. Dependent Variable: Su hai long

Coefficientsa
Unstandardized
Coefficients
Model

1

B

Standardized
Coefficients

Std. Error

(Constant)

.749

.484

Chuyen mon nghiep
vu

.160

.077

Quy trinh

.201

Công nghe

Beta


t

Sig.

1.546

.001

.169

2.079

.002

.081

.213

2.478

.005

.156

.090

.140

1.739


.001

Mang luoi dai ly

.080

.093

-.071

-.867

.000

Loai ngoai te

.264

.098

.221

2.705

.008

Uy tin

.171


.068

.204

2.504

.004

-.232

.057

-.332

-4.102

.000

Phi thanh toan

a. Dependent Variable: Su hai long

GVHD: Nguyễn Hồng Hà

Trang 91

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Chi


Phát triển nghiệp vụ TTTM bằng PT TDCT tại VietinBank Trà Vinh

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................... 2
2.1. Mục tiêu chung ............................................................................................. 2
2.2 Mục tiêu cụ thể .............................................................................................. 2
3. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 2
3.1 Không gian nghiên cứu .................................................................................. 2
3.2. Thời gian ....................................................................................................... 2
3.3. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 2
4.1. Phương pháp thu thập số liệu........................................................................ 2
4.2. Phương pháp xử lí số liệu ............................................................................. 3
5. Kết cấu đề cương ............................................................................................... 3
PHẦN NỘI DUNG.................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1 ............................................................................................................... 5
CƠ SƠ LÝ LUẬN VỀ TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI BẰNG.................................... 5
PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ ......................................................... 5
1.1

Các phương thức tài trợ thương mại ........................................................ 5

1.1.1 Phương thức chuyển tiền ........................................................................... 5
1.1.2. Phương thức nhờ thu.................................................................................. 5
1.1.3. Phương thức tín dụng chứng từ ................................................................. 6
1.1.3.1. Khái niệm về phương thức tín dụng chứng từ ..................................... 6
1.1.3.2. Thư tín dụng (Letter of Credit- L/C) .................................................. 7
1.1.3.3. Quy trình nghiệp vụ ............................................................................. 8
1.1.3.4. Nội dung thư tín dụng .......................................................................... 9
1.2. Một số loại thư tín dụng trong phương thức tín dụng chứng từ ............ 12

1.2.1 Thư tín dụng có thể hủy ngang (Revocable L/C)..................................... 12
1.2.2 Thư tín dụng không thể huỷ ngang (irrevocable L/C) ............................. 12

1.2.3 Thư tín dụng không thể huỷ ngang có xác nhận (confirmed irrevocable
letter of credit) ................................................................................................... 12

GVHD: Nguyễn Hồng Hà

Trang 92

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Chi


Phát triển nghiệp vụ TTTM bằng PT TDCT tại VietinBank Trà Vinh
1.2.4 Thư tín dụng không thể hủy ngang, miễn truy đòi (irrevocable without
recourse letter of credit) ..................................................................................... 13
1.2.5 Thư tín dụng tuần hoàn (revolving letter of credit) ................................. 13
1.2.6 Thư tín dụng giáp lưng (Back-to-Back Letter of Credit) ......................... 13
1.2.7 Thư tín dụng đối ứng (reciprocal L/C) .................................................... 14
1.2.8 Thư tín dụng ứng trước (packing L/C) ..................................................... 14
1.2.9 Thư tín dụng dự phòng (Standby letter of Credit SBLC) ......................... 14
1.2.10 L/C có thể chuyển nhượng (Transferable Letter of Credit ) ................. 14
1.2.11. L/C điều khoản đỏ.................................................................................. 14
1.3 Bộ chứng từ .................................................................................................... 15
1.3.1 Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) ............................................. 15
1.3.2 Vận đơn đường biển (Bill of Landing) ..................................................... 16
1.3.3 Phiếu đóng gói (Packing list) .................................................................... 17
1.3.4 Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin) ..................................... 18
1.3.5 Giấy chứng nhận phẩm chất, số lượng, trọng lượng, bao bì, mùa
vụ(Certificate of Quanlity,Quantity,Weight, Bags, Crop)................................. 18

1.3.6 Bảo hiểm đơn ............................................................................................ 18
1.3.7 Giấy chứng nhận vệ sinh (Sanitary Certificate) ....................................... 19
1.3.8 Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate) ............ 19
1.3.9 Giấy chừng nhận kiểm dịch động vật (Veterinary Certificate) ................ 19
1.3.10 Tờ khai hải quan ..................................................................................... 19
1.4 UCP - Văn bản pháp lý quốc tế điều chỉnh PT TDCT ............................. 19
1.5. Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động thanh toán TDCT ............................. 20
CHƯƠNG 2 ............................................................................................................. 23
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI BẰNG
PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI ................... 23
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG ......................... 23
CHI NHÁNH TỈNH TRÀ VINH........................................................................... 23
2.1 Giới thiệu về ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương chi nhánh tỉnh
Trà Vinh ............................................................................................................. 23
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Công thương
Việt Nam chi nhánh Trà Vinh. ....................................................................... 23

GVHD: Nguyễn Hồng Hà

Trang 93

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Chi


Phát triển nghiệp vụ TTTM bằng PT TDCT tại VietinBank Trà Vinh
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng từng bộ phận của Ngân hàng TMCP Công
thương Việt Nam chi nhánh Trà Vinh. ........................................................... 25
2.1.3 Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
chi nhánh Trà Vinh ......................................................................................... 28
2.1.4 Hiệu quả hoạt động kinh doanh............................................................ 32

Hình 2.1: Biểu đồ tình hình kết quả kinh doanh năm 2010-2012 ...................... 32
2.2 Tình hình tài trợ thương mại bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ngân
hàng thương mại cổ phần Công Thương chi nhánh tỉnh Trà Vinh .................... 34
2.2.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh Trà Vinh trong năm 2010-2012 ... 34
2.2.1.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu tỉnh Trà Vinh năm 2010-2012 ............ 34
2.2.1.2 Tỷ trọng thanh toán quốc tế trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 35
2.2.2 Thực trạng dịch vụ tài trợ thương mại tại VietinBank Trà Vinh .......... 36
2.2.2.1 Thực trạng thanh toán nhập khẩu giai đoạn 2010-2012 ................. 36
2.2.2.2 Thực trạng thanh toán xuất khẩu giai đoạn 2010-2012 .................. 40
2.2.2.3 Phí thanh toán xuất nhập khẩu ....................................................... 43
2.2.3 Thực trạng tài trợ thương mại bằng phương thức tín dụng chứng từ tại
VietinBank Trà Vinh ...................................................................................... 47
2.2.3.1 Quy trình tài trợ thương mại bằng phương thức tín dụng chứng từ
tại VietinBank Trà Vinh.............................................................................. 47
2.2.3.2 Phân tích tình hình thanh toán L/C xuất nhập khẩu năm 2010-2012
..................................................................................................................... 50
2.2.2.3. Sử dụng phiếu khảo sát kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài
lòng của khách hàng về hoạt động tài trợ thương mại bằng phương thức tín
dụng chứng từ tại VietinBank Trà Vinh ..................................................... 57
2.3 Đánh giá chung ............................................................................................ 64
2.3.1 Một số rủi ro trong tài trợ thương mại bằng phương thức tín dụng chứng
từ tại VietinBank Trà Vinh ............................................................................. 64
2.3.2 Đánh giá tình hình tài trợ thương mại bằng phương thức tín dụng chứng
từ ..................................................................................................................... 65
2.3.2.1 Kết quả đạt được ............................................................................. 65
2.3.2.3 Nguyên nhân ................................................................................... 67
CHƯƠNG 3.......................................................................................................... 69

GVHD: Nguyễn Hồng Hà


Trang 94

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Chi


Phát triển nghiệp vụ TTTM bằng PT TDCT tại VietinBank Trà Vinh
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI BẰNG
PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH TRÀ
VINH .................................................................................................................... 69
3.1 Phân tích SWOT .......................................................................................... 69
3.1.1 Điểm mạnh (Strenghts) ......................................................................... 69
3.1.2 Điểm yếu (Weaknesses) ........................................................................ 70
3.1.3 Cơ hội (Opportunities) .......................................................................... 71
3.1.4 Thách thức (Thearts) ............................................................................. 72
3.2 Giải pháp ...................................................................................................... 73
3.2.1 Kết hợp S-O: Tận dụng điểm mạnh để nắm bắt cơ hội ......................... 75
3.2.1.1 Thực hiện tốt công tác marketing thu hút khách hàng .................... 75
3.2.1.2 Tăng cường tín dụng xuất nhập khẩu.............................................. 75
3.2.2 Kết hợp S-T: Tận dụng điểm mạnh để vượt qua thách thức, nguy cơ .. 76
3.2.2.1 Giữ vững thế mạnh mạng lưới và hoạt động hiệu quả.................... 76
3.2.2.2 Nâng cao và không ngừng đổi mới công nghệ hiện đại ................. 76
3.2.2.3 Thực hiện tốt công tác tư vấn khách hàng ...................................... 76
3.2.3 Kết hợp W-O: Khắc phục điểm yếu bằng nắm bắt cơ hội .................... 77
3.2.3.1 Đa dạng các sản phẩm dịch vụ ........................................................ 77
3.2.3.2 Nâng cao năng lực của cán bộ ........................................................ 77
3.2.4. Kết hợp W-T: Hạn chế điểm yếu và vượt qua thách thức.................... 77
3.2.4.1 Nâng cao chất lượng dịch vụ .......................................................... 77
3.2.4.2 Tăng cường công tác kiểm tra, ra soát công tác thanh toán ............ 78
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................... 79

1. Kết luận ......................................................................................................... 79
2. Kiến nghị ....................................................................................................... 79

GVHD: Nguyễn Hồng Hà

Trang 95

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Chi


×