Tải bản đầy đủ (.pptx) (41 trang)

Kỹ năng sống buổi 1 lớp 6 Hot Hot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 41 trang )

TRƯỜNG THCS TỐNG PHAN

CHÀO CÁC EM HỌC SINH

Kỹ năng sống Lớp 6
Giáo viên Nguyễn Thị Hòa


Trò chơi: Người dẫn đường


Tuần 19. Kỹ năng xây dựng tình bạn đẹp (1)


MỤC TIÊU
- Về kiến thức:
+ Giải thích được thế nào là người bạn tốt?
+ Phân biệt được bạn tốt và bạn chưa tốt.
+ Trình bày được cách giúp đỡ bạn hiệu quả trong một số tình huống.
- Về kỹ năng:
+ Thực hành kĩ năng giúp đỡ bạn thông qua một số tình huống.
- Về thái độ:
+ Học sinh có thái độ tích cực, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè.


Làm việc nhóm
+ Thời gian 15 phút để làm việc.
+ Mỗi thành viên trong nhóm tìm ra 2 từ khóa nói về một người bạn tốt.
+ Cả nhóm thảo luận, lựa chọn ra các từ khóa tiêu biểu nói về một người bạn tốt (số
lượng 5 từ khóa tiêu biểu nhất).
+ Cả nhóm cùng vẽ 1 sơ đồ tư duy để nói về người bạn tốt.




Đạt mục tiêu 1

Người bạn tốt là người biết quan tâm, tôn trọng và luôn
luôn sẵn sàng giúp đỡ chúng ta.


PHÂN BIỆT: BẠN TỐT VÀ BẠN CHƯA TỐT

- GV đưa ra các tình huống
- Tổ 1 và tổ 2 sẽ thảo luận tìm dẫn chứng (giả định) chứng minh rằng người bạn
trong tình huống đó là bạn tốt.
- Tổ 3 và tổ 4 sẽ thảo luận tìm dẫn chứng (giả định) chứng minh rằng người bạn
trong tình huống đó là bạn chưa tốt.


Tình huống 1




Quyên chơi với Linh nhưng Quyên không thích chơi với
Lan. Khi biết Linh chơi cùng Lan và ngày càng tỏ ra thân
thiết thì Quyên đã ngăn cản, rồi cấm Linh không được làm
bạn với Lan nữa.
Hỏi: Quyên có phải là bạn tốt của Linh không? Vì sao?


Tình huống 2





Tuấn học tốt môn Toán còn Bình thì học kém hơn. Trong
giờ kiểm tra, Tuấn tập trung làm bài còn Bình thì ngồi cắn
bút. Bình định nhìn bài của Tuấn thì Tuấn lấy giấy che lại.
Bình cảm thấy bực mình và chấp nhận nộp giấy trắng.
Hỏi: Tuấn có phải bạn tốt của Bình không?


Đạt mục tiêu 2

Muốn phân biệt một người bạn tốt và một người bạn chưa tốt, cần căn
cứ vào từng tình huống cụ thể, để chúng ta thấy những hành động hàng
ngày của người bạn đó có ảnh hưởng xấu hay đem lại điều tốt cho nhau.
Họ có sẵn sàng giúp đỡ nhau để cùng tiến bộ hay không?


XEM PHIM




10 cách phân biệt bạn tốt và bạn giả tạo theo đường link:
/>

THỰC HÀNH
HS thảo luận trong vòng 10 phút và xử lý tình huống; khuyến khích đóng
vai



Tình huống 1 (nhóm 1 + 3)
Quỳnh là HS nghèo vượt khó, Quỳnh học rất giỏi. Bố Quỳnh thường đau ốm, mẹ thì làm
ruộng nên hoàn cảnh gia đình Quỳnh tương đối khó khăn. Quỳnh hay phải dùng sách cũ,
quần áo cũ do các tổ chức từ thiện quyên góp. Thấy vậy, Hoa đã kêu gọi một số bạn trong
lớp tẩy chay Quỳnh và cho rằng: Quỳnh không đủ đẳng cấp để chơi với nhóm của Hoa.
Nếu em là một bạn học cùng lớp với Quỳnh và Hoa, em sẽ làm gì để thể hiện mình là một
người bạn tốt?


Một số giải pháp của người bạn tốt:
An ủi động viên Quỳnh; Không tẩy chay Hoa và cũng không tẩy chay Quỳnh;
nhẹ nhàng khuyên bảo Hoa; Nếu thuyết phục Hoa không được thì báo cáo
lên cô chủ nhiệm; thuyết phục các bạn khác trong lớp cùng chia sẻ với hoàn
cảnh của Quỳnh và chấm dứt việc tẩy chay làm tổn thương Quỳnh...


Tình huống 2 (nhóm 2 + 4)
Cường chơi điện tử có liên quan đến cá cược nên bị thua tiền. Cường dùng tiền đóng học để trả
tiền cá cược. Cường rất lo bị bố mẹ hoặc thầy/cô phát hiện. Cường nói với em rằng: “Cậu là bạn tốt
của tớ, cậu hãy giúp tớ vụ này. Cậu đừng nói cho bất kỳ ai biết về sự thật. Cậu tìm cách xin tiền bố
mẹ cậu hoặc đi vay mượn anh chị em để cùng tớ gom tiền đóng học phí giúp tớ. Tớ sẽ mãi mãi coi
cậu là người anh em tốt. Tớ hy vọng cậu không “bán đứng” tớ”.



Hỏi: Em sẽ làm gì để thể hiện là người bạn tốt của Cường?



Gợi ý tình huống 2
An ủi, động viên Cường; Thuyết phục Cường tỉnh táo để nhận lỗi với bố mẹ; Bàn với
Cường cách nói chuyện với bố mẹ một cách hiệu quả nhất; Nếu Cường vẫn không
nghe lời thì nói rõ với Cường là mình vẫn phải có trách nhiệm nói với bố mẹ Cường
biết để bố mẹ giúp Cường, điều đó sẽ tốt hơn cho Cường; Tạo cơ hội thích hợp để
nói với bố mẹ Cường kịp thời...


Đạt mục tiêu 3

Là một người bạn tốt thì phải sẵn sàng giúp đỡ bạn mình vượt qua khó
khăn; luôn căn cứ vào chuẩn mực đạo đức và những điều gì tốt nhất cho
bạn để có hành động giúp đỡ bạn phù hợp


Củng cố và nhiệm vụ về nhà

Củ

ng

cố

- Cách phân biệt bạn tốt, bạn xấu
- Cách giúp đỡ bạn hiệu quả

m

vụ


về


Text in
hi here
N

à
nh

1.
2.

Chia sẻ bài học
Viết lại 5 từ ngữ nói về một người bạn tốt và
dán lên góc học tập
Add Tit

Text in here


Chia sẻ về bài học cũ

1. Thế nào là một người bạn tốt?
2. Phân biệt người bạn tốt và một người bạn chưa tốt?
3. Khi giúp đỡ bạn bè, chúng ta cần căn cứ vào điều gì?


Em thấy điều gì trong bức ảnh này?



Tuần 20. Kỹ năng xây dựng tình bạn đẹp (2)

NCS. ThS. Nguyễn Văn Vệ


Mục tiêu bài học

- Về kiến thức:
+ HS nhắc lại được tầm quan trọng của việc góp
ý.
- Về kỹ năng:
+ Thực hành kĩ năng góp ý với bạn bè.
- Về thái độ:
+ Học sinh có thái độ tích cực khi góp ý với bạn
bè.


TIẾN LÊN HAY TỤT LÙI???



Tình huống: Em có một người bạn thân. Gần đây, bạn ấy thường có hành động
sai trái.





+ Dãy 1, các em thảo luận cặp đôi tìm các lợi ích của việc góp ý cho bạn.

+ Dãy 2, thảo luận cặp đôi tìm các hậu quả nếu như không góp ý cho bạn.
+ Thời gian thảo luận 3 phút


BÁO CÁO KẾT QUẢ THẢO LUẬN

TIẾN LÊN HAY TỤT LÙI





+ Vị trí hiện tại của 2 bạn đại diện khác gì so với vị trí ban đầu?
+ Các bạn rút ra bài học gì từ hoạt động này?


×