Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (THAM KHẢO)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.28 KB, 11 trang )

BÀI THAM KHẢO SỐ 1

1. Lý do chọn đề tài
Nằm trong quy luật chung của nền kinh tế thị trường, tiêu thụ luôn là vấn đề sống còn đối
với bất cứ một doanh nghiệp nào. Tiêu thụ trực tiếp quyết định đến doanh thu, lợi nhuận
và gián tiếp quyết định đến sự phát triển của doanh nghiệp. Để có thể tiêu thụ tốt được
một khối lượng sản phẩm thì doanh nghiệp nhất thiết phải có một hệ thống kênh phân
phối đa dạng được xây dựng rộng khắp và có chiến lược quản trị hiệu quả. Qua quá trình
xem xét tình hình xây dựng và quản trị hệ thống kênh phân phối thức ăn gia súc tại công
ty TNHH MTV TM DV Cảnh Vy, em nhận thấy rằng để đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ của
công ty, công ty cần hoàn thiện hơn nữa trong khâu xây dựng và quản trị hệ thống kênh
phân phối.
Qua quá trình thực tiễn kết hợp với những kiến thức được học tại trường em đã quyết
định lựa chọn đề tài “Hoàn thiện quản trị kênh phân phối thức ăn gia súc tại công ty
TNHH MTV TM DV Cảnh Vy”để làm bài khoá luận tốt nghiệp. Em mong rằng đề tài
này sẽ có ích trong quá trình phát triển của công ty.

2. Mục tiêu nghiên cứu
Dựa trên lý thuyết đã được học ở trường về quản trị làm nền tảng, thông qua việc thu thập
số liệu, tình hình thực tế tại công ty, để tiến hành phân tích thực trạng quản trị kênh phân
phối của công ty TNHH MTV TM DV Cảnh Vy nhằm tìm ra những mặt mạnh, mặt yếu
với những nguyên nhân cụ thể, trên cơ sở đó đề ra những giải pháp giúp công ty ngày
càng phát triển hơn.

3. Câu hỏi nghiên cứu
 Các chính sách: giá, sản phẩm và hoạt động marketing tác động như thế nào lên

kênh phân phối hiện tại của công ty?
 Chiến lược xây dựng và quản lý kênh phân phối như thế nào để đáp ứng nhu cầu

mới của thị trường nhằm làm tăng doanh thu và lợi nhuận của công ty?




4. Giả thuyết nghiên cứu
 Nếu giá hợp lý, chất lượng sản phẩm tốt, thương hiệu của công ty được nhiều
người biết đến thì hệ thống kênh phân phối của công ty sẽ được mở rộng, vấn
đề tiêu thụ luôn được giải quyết, giúp công ty tồn tại và đứng vững trên thị
trường.

 Nếu công ty có chiến lược xây dựng và quản lý hệ thống kênh phân phối tốt thì
sẽ đáp ứng được nhu cầu mới của thị trường giúp tăng doanh thu và lợi nhuận
của công ty.

5. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
 Phạm vi: TP.Hồ Chí Minh
 Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng giải pháp cho quản trị kênh phân phối của

công ty TNHH MTV TM DV Cảnh Vy.
 Thời gian nghiên cứu: Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty từ 2007 đến

nay. Giai đoạn có nhiều chuyển biến về nguồn nguyên liệu đầu vào, thiên tai
dịch bệnh, chi phí sản xuất tăng nhanh,…

6. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, mô tả.
 Phương pháp kết hợp lý thuyết và thực tiễn.
 Phương pháp thu thập và tham khảo các tài liệu, số liệu của công ty, các loại

sách báo và giáo trình có liên quan.

7. Sản phẩm nghiên cứu

Chuyên đề gồm có 4 phần:
Chương 1: Thị trường chăn nuôi và thức ăn gia súc Việt Nam.
Chương 2: Cơ sở lý luận về kênh phân phối và quản trị kênh phân phối.


Chương 3: Thực trạng quản trị hệ thống kênh phân phối tại công ty TNHH MTV TM DV
Cảnh Vy.
Chương 4: Các giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty.
BÀI THAM KHẢO SỐ 2
1.1. Lý do chọn đề tài
Thị trường mỹ phẩm Việt Nam ngày càng tăng trưởng và cạnh tranh mạnh mẽ giữa các thương
hiệu trong và ngoài nước. Bên cạnh đó các doanh nghiệp mỹ phẩm hiện nay cũng phải đối mặt với
khối lượng hàng tồn kho của mình. Việc chú trọng nhiều đến quảng cáo không còn mang lại nhiều
hiệu quả và tốn nhiều chi phí trong bối cảnh hiện tại
Với sự ra đời và phát triển của Internet và các trang mạng xã hội đã làm thay đổi phương pháp tìm
kiếm sản phẩm của người tiêu dùng. Điều này đã giúp hình thành nên khuynh hướng trở nên chủ
động hơn trong chia sẻ thông tin thương mại đặc biệt là với giới sinh viên, những người thường
xuyên tiếp xúc với mạng xã hội. Người tiêu dùng có thể gửi các ý kiến, nhận xét và đánh giá sản
phẩm trên các trang diễn đàn, mạng xã hội,.. điều này tạo ra một cộng đồng truyền miệng qua
mạng đa dạng. Và người tiêu dùng cũng có khuynh hướng tin vào những thông tin do người tiêu
dùng khác đưa ra hơn là thông tin được đưa ra trực tiếp từ người bán hoặc người tiếp thị.
Philip Kotler (2007) chỉ ra rằng marketing truyền miệng đang được phát triển một cách tự nhiên và
mạnh mẽ nhờ vào internet và điện thoại di động và người ta gọi nó là truyển miệng qua mạng
(eWOM). Kotler còn cho rằng nó mang một sức mạnh rất lớn và đáng tin cậy hơn là quảng cáo
trong thời đại mới. Đây cũng là ý kiếm của Allsop & cộng sự (2007). Thêm vào đó eWOM có độ
tin cậy cao hơn, sự đồng cảm và liên quan đến khách hàng hơn so với các thông tin mà các nhà sản
xuất tự tạo ra (Buckart & Schindler, 2001).
Do đó tìm hiểu tác động của eWOM đến quyết định mua mỹ phẩm trực tuyến của sinh viên nữ có
thể giúp các nhà quản lý trong việc đưa sản phẩm của mình đến với người tiêu dùng nói chung và
đối tượng khách hàng là sinh viên nữ nói riêng.

CHƯƠNG 1


1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung :
Có cái nhìn tổng quát về xu hướng sư dụng nguồn thông tin truyền miệng điện tử, các ảng
hưởng quan trọng của nó và áp dụng được kết quả nghiên cứu vào dự định mua mỹ phẩm trực
tuyến của sinh viên nữ tại Tp. Hồ Chí Minh.
Mục tiêu cụ thể:
- Tìm hiểu về eWOM, phân biệt giữa WOM và eWOM
- Xác định các yếu tố của truyền miệng qua mạng ảnh hưởng đến dự định mua mỹ phẩm trực tuyến
- Xác định mức độ tác động của các yếu tố này đến dự định mua hàng trực tuyến đối với sản phẩm
mỹ phẩm
- Nghiên cứu ảnh hưởng của eWOM đến quyết định mua hàng thông qua các biến số: sự tin cậy
của nguồn tin eWOM, sự tin cậy của thông tin eWOM, sự quan tâm của người tiêu dùng, kiến thức
trải nghiệm của người tiêu dùng, sự chấp nhận eWOM.
- Đưa ra các kiến nghị sử dụng eWOM một cách hiệu quả cho các nhà quản lý
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
-

EWOM tác động như thế nào đến dự định mua mỹ phẩm trực tuyến của sinh viên nữ tại

-

Tp. Hồ Chí Minh ?
Những biến số: sự tin cậy của nguồn tin eWOM, sự tin cậy của thông tin eWOM, sự quan
tâm của người tiêu dùng, kiến thức trải nghiệm của sinh viên nữ có ảnh hưởng đến sự chấp

-


nhận eWOM của họ hay không ?
Nhân tố sự chấp nhận eWOM có tác động đến quyết định mua mỹ phẩm của người tiêu
dùng là sinh viên nữ hay không?

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: truyền miệng qua mạng eWOM, những yếu tố liên quan tới eWOM tác
động đến quyết định mua mỹ phẩm của sinh viên nữ tại TP.HCM


- Đối tượng khảo sát: người tiêu dùng là sinh viên nữ tại các trường đại học chính quy ở Tp. Hồ
Chí Minh, có sử dụng mỹ phẩm và đã từng đọc, xem, tìm kiếm các eWOM
- Phạm vi nghiên cứu
+ Nội dung: các yếu tố của eWOM tác động đến quyết định mua mỹ phẩm trực tuyến của sinh
viên nữ và mức độ tác động của các yếu tố đó
+ Không gian: nghiên cứu người tiêu dùng là các sinh viên nữ tại các trường đại học chính
quy trong phạm vi Tp. Hồ Chí Minh
+ Thời gian: thời gian thực hiện nghiên cứu từ tháng 9/2017 đến tháng 10/2017
1.5. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu định tính
- Nghiên cứu định lượng
BÀI THAM KHẢO SỐ 3
1. Lý do chọn đề tài:
Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước, nhất là trong bối cảnh nguồn tài
nguyên thiên nhiên đang dần cạn kiệt. Lịch sử phát triển của loài người đã chứng minh và
cho thấy việc thu thuế là yếu tố tất yếu để phát triển xã hội. Trước hết, để duy trì sự tồn
tại của mình, nhà nước cần ngân sách để chi tiêu cho một bộ máy hoạt động theo chức
năng, từ trung ương tới địa phương; chi cho quốc phòng; an ninh quốc gia; xây dựng cơ
sở hạ tầng; chi hoạt động công ích; phúc lợi và các dịch vụ công, v.v.v. Thuế còn là công
cụ để Chính phủ giải quyết tình trạng phân hóa giàu nghèo thông qua chính sách tái phân
phối thu nhập, đầu tư phát triển vùng miền, nhất là vùng sâu vùng xa, vùng kinh tế kém

phát triển. Theo Nguyễn Quốc Toản (2013), thuế đóng góp 90% tổng thu ngân sách nhà
nước, điều này cho thấy tầm quan trọng của công tác thu thuế, bổ sung ngân sách cho
quốc gia.
Bản chất của việc thu thuế là một nhiệm vụ phức tạp. Trong buổi thảo luận chống
thất thu thuế và chống chuyển giá, nguyên Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh Đinh


La Thăng đã phát biểu: “Tình trạng thất thu thuế và chuyển giá tại thành phố. Hồ Chí
Minh diễn ra phức tạp. Do đó cần cả hệ thống chính trị phải vào cuộc nhằm tạo môi
trường kinh doanh công bằng, minh bạch và xử lý thật nghiêm để hạn chế vi phạm”. Còn
người đứng đầu ngành thuế, ông Trần Ngọc Tâm, Cục trưởng Cục Thuế thành phố Hồ
Chí Minh nêu ra những khó khăn như tình trạng sử dụng tiền mặt trong giao dịch quá lớn,
doanh nghiệp (DN) bán hóa đơn công khai đầy trên mạng nên công tác quản lý hóa đơn,
chống thất thu thuế hiện nay rất khó khăn. Lãnh đạo Cục Thuế Thành Phố cũng thừa nhận
việc thất thu trong quản lý hộ kinh doanh (KD) cá thể nhất là trong bối cảnh số lượng hộ
KD cá thể và DN là rất lớn, trong khi số cán bộ ngành thuế lại hạn chế. Hiện mỗi cán bộ
thuế quản lý 500 hộ KD cá thể cùng với 160 DN nên công tác kiểm tra xác minh khó đạt
hiệu quả. Thời gian qua, chính quyền Thành phố đã có nhiều nỗ lực nhằm minh bạch và
hiện đại hóa ngành thuế. Nhiều chính sách ban hành nhằm bổ sung và điều chỉnh sao cho
nhiệm vụ thu ngân sách của ngành thuế hoàn thành mà vẫn hỗ trợ hoặc không tạo rào cản
đối với hoạt động của các DN và các hộ KD. Tuy vậy tình trạng nợ thuế vẫn còn nhiều.
Nhiều trường hợp chây ì mặc dù ngành thuế phải đôn đốc và cả việc áp dụng các biện
pháp cưỡng chế cứng rắn.
Về địa bàn nghiên cứu, Quận 6 nằm phía Tây Nam của thành phố Hồ Chí Minh, là
cửa ngõ kết nối các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Thế mạnh của Quận 6 là thương mại,
dịch vụ, trong đó chủ yếu là buôn bán thực hiện trao đổi sản phẩm với các tỉnh miền Tây
Nam Bộ. Người dân tộc Hoa chiếm một tỷ lệ cao, lên đến 26,1%. Phân đa người dân địa
phương là dân lao động, riêng nhóm người dân tộc Hoa được xem là có nhiều kinh
nghiệm, nhạy bén trong sản xuất - kinh doanh, phát triển mạnh về sản xuất tiểu thủ công
nghiệp. Định hướng của Đảng bộ Quận 6 là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng

“thương mại – dịch vụ - công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp”. Hiện trên địa bàn Quận có
nhiều DN thuộc ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, hóa mỹ phẩm, luyện kim,
chế biến thực phẩm, thuộc da, dệt nhuộm, đông lạnh thủy hải sản. Với phần lớn là DN
vừa và nhỏ và các hộ sản xuất, kinh doanh cá thể, thiếu ổn định lâu dài, công tác thu thuế
trên địa bàn Quận gặp những thách thức nhất định.


Hành vi tuân thủ thuế là mục tiêu của ngành thuế và các cơ quan liên quan. Quan
điểm về tuân thủ thuế còn tồn tại sự khác biệt nhưng nó bao hàm những khía cạnh về tính
minh bạch của ngành thuế, về công tác tuyên truyền, sự tự nguyện của người nộp thuế, về
vai trò của pháp luật và cả việc xử lý tình huống phát sinh sao cho hợp lý. Đã có nhiều
công trình nghiên cứu về hành vi tuân thủ thuế của các DN và các hộ KD, tuy nhiên, theo
tìm hiểu của tác giả thì chưa thấy nghiên cứu tương tự nào được thực hiện trên địa bàn
Quận 6 cũng như việc tiến hành nghiên cứu đồng thời trên hai nhóm đối tượng là DN và
hộ KD cá thể. Trên thực tế, những hộ KD cá thể và DN vừa và nhỏ có nhiều điểm tương
đồng nhưng cũng có những khác biệt, nhất là trên phương diện pháp lý, dẫn tới việc
kiểm soát thuế của hai nhóm đối tượng này có những khác nhau nhất định. Từ những
thực trạng và vấn đề nêu trên, tác giả đã chọn đề tài “Những yếu tố ảnh hưởng tới việc
tuân thủ của Người nộp thuế trên địa bàn Quận 6 – thành phố Hồ Chí Minh”.
2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
2.a Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung của nghiên cứu này là tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng tới việc tuân
thủ thuế của Người nộp thuế, bao gồm hộ KD cá thể, DN nhỏ và vừa tại địa bàn Quận 6,
thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thể, nghiên cứu sẽ đặt trọng tâm vào các nhiệm vụ:
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác thu thuế đối với hộ kinh doanh
cá thể và doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Đánh giá thực trạng công tác thu thuế đối với đối tượng là DN vừa và nhỏ và hộ
kinh doanh cá thể tại Quận 6 thành phố Hồ Chí Minh trong năm qua.
Xây dựng mô hình hồi quy, tìm hiểu và so sánh các yếu tố ảnh hưởng tới việc hoàn
thành nhiệm vụ nộp thuế của hai nhóm, DN nhỏ và vừa và hộ KD.

Trên cơ sở những phát hiện tìm được, tác giả đưa ra một số kiến nghị mang tính chất
tham khảo cho các tổ chức có liên quan.
2.b Câu hỏi nghiên cứu
Từ những mục tiêu nêu trên, một cách tổng quát, nghiên cứu quan tâm và đi tìm câu
trả lời cho câu hỏi “Những yếu tố nào ảnh hưởng tới việc tuân thủ thuế của hộ KD cá


thể và DN vừa và nhỏ trên địa bàn Quận 6? ”. Về chi tiết, nghiên cứu sẽ trả lời một số
câu hỏi sau:
Những nhân tố thuộc về DN và hộ KD cá thể có tác động như thế nào đối với việc
tuân thủ thuế của các DN và hộ KD?
Tinh thần, thái độ và nghiệp vụ của cán bộ thuế có ảnh hưởng thế nào đối với việc
tuân thủ thuế?
Vai trò của công tác tuyên truyền, vận động và nâng cao nhận thức của người nộp
thuế có tác động đến hành vi tuân thủ thuế hay không?
Biện pháp quản lý thông qua thanh tra, kiểm tra, cưỡng chế thuế có tầm quan trọng
như thế nào trong công tác thu thuế?

3. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được sử dụng trong luận văn thông qua hai hình thức định tính và định
lượng, cụ thể sẽ gồm các bước:
Nghiên cứu định tính: Thu thuế là một vấn đề nhạy cảm và chịu nhiều sự tác động
của các yếu tố xã hội mang tính địa phương, chính vì vậy, bước đầu tác giả tiến hành
nghiên cứu sơ bộ thông qua hình thức thảo luận, trao đổi với các cán bộ thuế, với các
doanh nghiệp đại diện để phác họa những nét đặc trưng về tình hình thu thuế trên địa bàn
nghiên cứu. Câu hỏi trọng tâm thảo luận và khảo sát là: “Yếu tố nào ảnh hưởng tới việc
tuân thủ của Người nộp thuế?” Cũng thông qua bước nghiên cứu sơ bộ này, tác giả sẽ
hoàn thiện bảng câu hỏi khảo sát để tiến hành điều tra, phỏng vấn. Ngoài ra, nghiên cứu
định tính cũng hướng tới việc thảo luận và phân tích các vấn đề về chính sách, cơ chế
quản lý thuế đối với DN và hộ KD cá thể.

Nghiên cứu định lượng: Tiếp theo sau phần nghiên cứu sơ bộ bằng phương pháp
định tính, trong nghiên cứu chính thức, tác giả sẽ sử dụng phương pháp nghiên cứu định


lượng bao gồm cả thông kê mô tả kết hợp với xây dựng mô hình hồi quy để trả lời câu
hỏi và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.

4. Đối tương nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu các nhân tố tác động đến việc hoàn
thành nhiệm vụ nộp thuế của các DN và hộ KD cá thể trong địa bàn Quận 6. Ngoài các
nhân tố thuộc về DN và hộ như quy mô, thời gian KD, v.v.v, nghiên cứu còn tìm hiểu về
môi trường kinh tế, về công tác tổ chức quản lý và các chính sách của ngành thuế cả nước
và chính quyền địa phương.
Khách thể nghiên cứu là những DN vừa và nhỏ và hộ KD cá thể hiện đang hoạt động
sản xuất, kinh doanh trên địa bàn Quận. Ngoài ra, nghiên cứu cũng tiến hành thảo luận,
phỏng vấn những cán bộ hiện đang làm nhiệm vụ thu thuế trên địa bàn để thấy được
những thuận lợi và khó khăn của công tác thu thuế hiện nay.
5. Phạm vi nghiên cứu
Do quy định của ngành thuế hiện có những khác biệt giữa việc quản lý thuế đối với
hộ KD cá thể và DN. Chẳng hạn, đối với hộ KD cá thể thì ngành thuế địa phương có thể
áp dụng mức nộp thuế khoán, tính theo theo năm, trong khi đó thuế DN thường yêu cầu
nộp theo tháng. Như vậy, để đánh giá tình trạng tuân thủ thuế tác giả sẽ tiến hành thu thập
số liệu trong khoảng thời gian ít nhất là 1 năm. Vì vậy, phạm vi về thời gian nghiên cứu
sẽ hồi cứu trong khoảng thời gian từ năm 2014 cho tới 2016. Về không gian nghiên cứu
phân tích ở khu vực Quận 6, có tham khảo đến tình hình kinh tế và tình hình thu thuế trên
toàn thành phố Hồ Chí Minh.
6. Cấu trúc nghiên cứu
Dự kiến, tác giả sẽ xây dựng luận văn gồm 5 chương
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu. Nội dung của chương sẽ giới thiệu về tình hình
thu thuế, mục đích, phương pháp nghiên cứu, v.v.v



Chương 2: Cơ sở lý thuyết. Tác giả sẽ đề cập cơ sở lý thuyết về các nhân tố có ảnh
hưởng tới việc tuân thủ thuế của các DN vừa và nhỏ và hộ KD cá thể. Nội dung của
chương cũng sẽ đề cập tới những nghiên cứu đi trước có liên quan đối với đề tài để thêm
bằng chứng khoa học.
Chương 3: Thực trạng của công tác thu thuế trên địa bàn Quận 6. Tác giả sẽ dựa
vào bộ số liệu để mô tả về tình hình thu thuế trên địa bàn Quận. Tác giả tiến hành thống
kê mô tả nhằm tìm ra những nhân tố tác động tới việc nộp thuế của DN và hộ KD.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu định lượng. Dựa vào bộ số liệu, tác giả tiến hành
phân tích hồi quy, bàn luận kết quả của mô hình.
Chương 5: Đề xuất định hướng và giải pháp chính sách. Thông qua việc nghiên
cứu và cập nhật thông tin, tác giả sẽ đưa ra những bàn luận và dựa vào kết quả tìm được,
bằng ý kiến chủ quan của mình, tác giả sẽ đề ra một số định hướng có ảnh hưởng đến
việc hoàn thành nhiệm vụ nộp thuế của các DN và hộ KD cá thể trên địa bàn Quận 6.
Kết luận: Trong mục này, tác giả đưa ra những kết quả chính đã đạt được, những hạn
chế của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.

YÊU CẦU: Hãy đọc 3 bài tham khảo nêu trên và trả lời những Câu hỏi thảo luận
sau:

1.
2.
3.
4.
5.

Lĩnh vực nghiên cứu của đề tài là gì? Vấn đề nghiên cứu cụ thể là gì?
Đây là đề tài có ý nghĩa nghiên cứu hay không? Vì sao? Nêu lý do?
Vấn đề được đặt ra có rõ ràng hay không, có mạch lạc hay không?

Vấn đề được nêu ra có quan trọng hay không, có cần được nghiên cứu hay không?
Mục tiêu nghiên cứu có được phát biểu rõ ràng, khả thi/có thể thực hiện được, và

gắn với vấn đề nghiên cứu hay không?
6. Câu hỏi nghiên cứu có được phát biểu rõ ràng, khả thi/có thể trả lời được, và gắn
với vấn đề nghiên cứu hay không? Có nhất quán với mục tiêu nghiên cứu hay
không?


7. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu có được xác định rõ ràng hay không?
8. Phương pháp nghiên cứu có được trình bày rõ ràng hay không? Có phù hợp để trả

lời câu hỏi nghiên cứu hay không?



×