Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

ngôn ngữ thông tin trên bảo tàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (34.64 MB, 14 trang )

BẢO TÀNG LÀ LOẠI THÔNG TIN NHƯ THẾ NÀO?
Bảo tàng là nơi trưng bày và lưu giữ tài liệu, hiện vật cổ liên quan đến một
hoặc nhiều lĩnh vực như lịch sử, văn hóa của một dân tộc hay một giai đoạn lịch sử
nào đó. Mục đích của viện bảo tàng là giáo dục, học tập, nghiên cứu và thỏa mãn
trí tò mò tìm hiểu về quá khứ. Vì vậy, bảo tàng là loại thông tin cung cấp sự hiểu
biết, kiến thức cho con người về một hay nhiều lĩnh vực như: lịch sử, văn học, kiến
trúc,… hoặc có thể giới thiệu, trưng bày các lĩnh vực của một địa phương hoặc của
một người.
Viện bảo tàng được chia làm ba nhóm chính:


Viện bảo tàng chuyên ngành: Phụ thuộc vào đặc điểm của hiện vật (khoa
học, tự nhiên, lịch sử, nghệ thuật, văn học, âm nhạc, sân khấu, kĩ thuật và công
nghệ...)



Viện bảo tàng khu vực hoặc quốc gia: Trong đó thu thập, giữ gìn và bảo vệ
các tài liệu lịch sử, các tác phẩm nghệ thuật, các tác phẩm mẩu mực của công
nghiệp và nông nghiệp, khoán sản, thực vật và các hiện vật khác trong lĩnh vực
kinh tế, lịch sử, dân tộc học v.v.



Viện bảo tàng tưởng niệm: Được sử dụng cho các sự kiện lịch sử hoặc các
nhà hoạt động quốc gia, các nhà báo học, nhà văn, họa sĩ, nghệ sĩ, nhạc công
lớn v.v.

Ngoài ra viện bảo tàng còn được phân chia theo hiện vật trưng bày: loại có hiện vật
cố định và loại có hiện vật tạm thời.
Bảo tàng cung cấp thông tin không chỉ về mặt ngôn ngữ mà còn trưng bày cả hình


ảnh, hiện vật. Chúng tôi đã tham quan và tìm hiểu về bảo tàng lịch sử Quốc gia.
Bảo tàng này là nơi trưng bày hiện vật, cung cấp thông tin cơ bản về lịch sử Việt
Nam từ thời kỳ đồ đá cho đến hết thời nhà Nguyễn (thời kỳ thuộc Pháp) và có cả
phòng trưng bày văn hóa Óc Eo – Phù Nam,…
Bảo tàng là loại thông tin liên quan đến dịch vụ truyền thông. Theo giáo
trình Ngôn ngữ học ứng dụng: “Truyền thông là quá trình (liên tục) trao đổi thông
tin (nhân loại), chia sẻ thông tin, tạo sự liên kết lẫn nhau, để dẫn tới sự hiểu biết,
thay đổi trong nhận thức và hành vi của đối tượng đích một cách tự nguyện, tiệm
tiến và bền vững”. Ta nhận thấy rõ ràng bảo tàng là một sản phẩm của truyền
thông. Bởi vì bảo tàng như một công cụ để một đơn vị tổ chức hay cá nhân sử dụng
để trưng bày hiện vật, tác phẩm, chia sẻ thông tin về một hay nhiều lĩnh vực. Bảo
tàng sẽ tiếp cận được đến nhiều người, hơn là đi từng người và chia sẻ thông tin


riêng rẽ. Bảo tàng sẽ giới thiệu, truyền tải thêm nhiều kiến thức, thông tin về một
hay nhiều lĩnh vực, từ đó khiến cho người xem – khách tham quan có thể mở rộng
tầm hiểu biết, thay đổi nhận thức về điều gì đó.
Bảo tàng lịch sử Quốc gia cung cấp các loại thông tin vô cùng đa dạng. Bảo
tàng không chỉ truyền thông đến mọi người bằng phương tiện ngôn ngữ mà còn
qua hình ảnh, hiện vật.
Đầu tiên bảo tàng là nơi cung cấp thông tin bằng ngôn ngữ qua các bảng giới thiệu,
bảng chỉ dẫn, bảng chú thích rất chi tiết, dễ hiểu. Ngôn ngữ là công cụ được sử
dụng chính và phần lớn ở khắp mọi nơi tại bảo tàng.


Bảng giới thiệu được sử dụng rất nhiều cho cả giới thiệu chung cho một thời
đại hoặt nền văn hóa, có thể giới thiệu riêng về từng hiện vật.




Bảng giới thiệu về Bộ sưu tập đồ gỗ sơn son thếp vàng được in thẳng
lên tưởng vô cùng nổi bật.




Bảng giới thiệu về nghề quý vàng bạc cổ truyền ở Kiêu Kỵ.



Bảng giới thiệu về văn hóa Óc Eo – Phù Nam.


Bảng giới thiệu về văn hóa Bắc Sơn.
Lời chỉ dẫn về các triều đại Việt Nam được in thẳng lên tường, to, rõ ràng,
dễ nắm bắt.







Bảng chú thích ở dưới mỗi hiện vật:




Ngoài ra, bảo tàng lịch sử còn sử dụng ngôn ngữ để tạo nên các bảng giới
thiệu về hệ thống chính quyền và niên biểu của từng triều đại.



Thứ hai, bảo tàng sử dụng loại thông tin bằng hiện vật để giới thiệu về lịch sử.
Hiện vật vô cùng đa dạng, phong phú như: đồ dụng sinh hoạt, tiền xu,… giúp cho
khách tham quan có thể dễ dàng mường tượng ra thời kỳ đó cuộc sống con người
diễn ra như thế nào. Kiểu cung cấp thông tin bằng hiện vật là kiểu cung cấp thông
tin phổ biến ở mọi bảo tàng, rất sinh động và kích thích thị giác, trí tò mò cho
khách tham quan.



Thứ ba, bảo tàng sử dụng hình ảnh, mô hình, bản đồ để cung cấp thông tin đến
khách tham quan.








×