Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

LÝ LUẬN TIỀN CÔNG của c mác và sự vận DỤNG lý LUẬN này TRONG cải CÁCH CHÍNH SÁCH TIỀN CÔNG ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.95 KB, 3 trang )

LÝ LUẬN TIỀN CÔNG CỦA C MÁC
VÀ SỰ VẬN DỤNG LÝ LUẬN NÀY
TRONG CẢI CÁCH CHÍNH SÁCH
TIỀN CÔNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
MỞ ĐẦU
Tiền lương là một trong những vấn đề căn bản và quan trọng trong kinh tế học. Theo đó,
chính sách tiền lương là mối quan tâm rất lớn của Chính phủ của bất kỳ quốc gia nào. Chính sách
tiền lương sẽ có những tác động rất lớn đến tăng trưởng, phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Có
tầm quan trọng như thế nhưng ở Việt Nam, chế độ tiền lương hiện hành đang bộc lộ nhiều hạn
chế, bất cấp. Quan tâm đến đời sống công nhân, để tìm hiểu rõ bản chất của các nhà tư
bản C. Mác đã tìm ra chân lý và bản chất của tiền công, qua đó vận dụng chân lý của người vào
thực tiễn để có các giải pháp cải cách tiền công cho công nhân. Để tìm hiểu sâu vào vấn đề này
em xin chọn đề tài 01: “ Lý luận tiền công của C.Mác và sự vận dụng lý luận này trong cải
cách chính sách tiền công ( tiền lương ) ở Việt Nam hiện nay”. Bài làm chắc chắc sẽ không
tránh khỏi sai sót mong, thầy cô góp ý và sữa đổi đề bài tập của em thêm hoàn thiện hơn. Em xin
chân thành cảm ơn.
NỘI DUNG
I.

LÝ LUẬN CỦA C.MÁC VỀ TIỀN CÔNG TRONG CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
1.

Hàng hóa sức lao động

a.

Sức lao động và hai điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa
Đầu tiên chúng ta cần hiểu sức lao động là gì? Sức lao động là toàn bộ những năng lực ( thể lực và trí lực ) tồn tại
trong một con người và được người đó sử dụng vào sản xuất.
Có hai điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa:
Thứ nhất, người lao động phải là người tự do về thân thể, có khả năng chi phối sức lao động ấy và chỉ bán lao động


đó trong một thời gian nhất định.
Thứ hai, người có sức lao động phải bị tước đoạt hết mọi tư liệu sản xuất, để tồn tại buộc anh ta phải bán sức lao động
của mình để sinh sống.

b.

Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động
Cũng như mọi hàng hóa khác, hàng hóa sức lao động cũng có hai thuộc tinh là giá trị sử dụng và giá trị.
Giá trị của hàng hóa sức lao động: Giá trị của hàng hóa sức lao động được đo gián tiếp bằng
giá trị của những tư liệu sinh hoạt cần thiết để nuôi sống người công nhân và gia đình anh ta. Giá
trị hàng hóa sức lao động khác với hàng hóa thông thường ở chỗ nó bao hàm cả yếu tố tinh thần
và lịch sử . Nó được biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả sức lao động hay còn gọi là tiền công. Giá trị
hàng hóa sức lao động có xu hướng tăng do sản xuất ngày càng phát triển, nhu cầu về lao động
phức tạp tăng, nhu cầu tư liệu sinh hoạt tăng theo đà tiến bộ của lực lượng sản xuất. Xu hướng


giảm giá trị hàng hóa sức lao động do năng suất lao động tăng nên giá cả các tư liệu sinh hoạt,
dịch vụ giảm.
Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động: Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động được
thể hiện ở quá trình tiêu dùng sức lao động, tức là quá trình lao động của người công nhân để sản
xuất ra một hàng hóa, một dịch vụ nào đó. Quá trình tiêu dùng hàng hóa sức lao động khác với
quá trình tiêu dùng hàng hóa thông thường vì với hàng hóa thông thường thì sau quá trình sử
dụng cả giá trị và giá trị sử dụng điều mất đi. Trái lại quá trình tiêu dùng hàng hóa sức lao động
lại là quá trình sản xuất ra một loại hàng hóa nào đó, đồng thời là quá trình sáng tạo ra giá trị
mới, tức là có thể tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó. Đó chính là đặc điểm riêng chỉ có
ở hàng hóa sức lao động.
2.

Tiền công trong chủ nghĩa tư bản


a.

Bản chất kinh tế của tiền công
Bản chất của tiền công: Tiền công là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa sức lao động, nó
chính là giá cả của hàng hóa sức lao động.
Tiền công không phải là giá cả của lao động bởi vì: Thứ nhất, nhà tư bản trả tiền công cho công nhân sau khi công
nhân đã lao động để sản xuất ra hàng hóa cho nhà tư bản. Thứ hai, tiền công được trả theo thời gian lao động ( giờ, ngày,
tuần, tháng), hoặc theo số lượng hàng hóa đã sản xuất được. Cái mà nhà tư bản mua của công nhân không phải là lao động
mà là sức lao động . Tiền công không phải là giá cả hay giá trị của lao động, mà chỉ là giá cả hay giá trị của hàng hóa sức
lao động.

b.

Hai hình thức trả công
Có hai hình thức trả tiền công:
Tiền công tính theo thời gian:là hình thức tiền công mà số lượng của nó ít hay nhiều tùy
theo thời gian lao động của người lao động. Muốn đánh giá chính xác mức tiền công không chỉ
căn cứ vào tiền công ngày mà phải căn cứ vào độ dài của ngày lao động và cương độ lao động.
Giá cả của một giờ lao động là thước đo chính xác mức tiền công tính theo thời gian.
Tiền công tính theo sản phẩm: là hình thức tiền công mà số lượng của nó phù thuộc vào
số lượng sản phẩm hay số lượng những bộ phận sản phẩm mà công nhân đã sản xuất ra hoặc là
số công việc đã hoàn thành.
Về thực chất, tiền công tính theo sản phẩm là hình thức biến tướng của tiền công tính theo thời gian.

c.

Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế
Tiền công danh nghĩa là số tiền mà người công nhân nhận được do bán sức lao động của mình cho nhà tư bản.
Tiền công thực tế là tiền công được biểu hiện bằng số lượng hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ
mà công nhân mua được bằng tiền công danh nghĩa.

Các loại tiền công luôn luôn vận động và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Tiền công danh nghĩa có thể tăng lên hay giảm xuống tùy theo sự biến động trong quan hệ cung-cầu về hàng hóa sức
lao động trên thị trường. Trong một thời gian nào đó, nếu tiền công danh nghĩa vẫn giữ nguyên, nhưng giá cả của tư liệu
tiêu dùng và dịch vụ tăng lên thì tiền công thực tế sẽ giảm xuống và ngược lại. Mác đã vạch ra xu hướng chung của sản
xuất tư bản chủ nghĩa không phải là nâng cao mức tiền công trung bình mà là hạ thấp mức tiền công ấy.

II.

CẢI CÁCH CHÍNH SÁCH TIỀN CÔNG ( TIỀN LƯƠNG) Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.


1.

Thực trạng cải cách chính sách tiền công ở Việt Nam hiện nay và nguyên nhân.
Trong các thời kỳ phát triển đất nước, Việt Nam đã nhiều lần cải cách chính sách tiền công hay còn gọi là tiền
lương để phù hợp với xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập. Dù đã đạt được một số
thành công nhất định, song vẫn còn rất nhiều hạn chế, nhất là cơ chế tạo nguồn chưa được tháo gỡ dẫn đến việc cải cánh
tiền lương bị rơi vào vòng luẩn quẩn.

·
-

Một số kết quả đạt được
Quan điểm, chủ trương về chính sách cải cách tiền lương của Đảng ta từ năm 2003 đến nay là
đúng đắn, phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thực hiện tốt việc xác
định vị trí việc làm sẽ là cơ sở và căn cứ để tính toán được biên chế công chức phù hợp với chức
năng, nhiệm vụ, phạm vi và đối tượng quản lý trong từng cơ quan, tổ chức, đơn v ị. Chính sách
tiền công đều đã được cải thiện( đều cao hơn các năm trước) ở mức lương tối thiểu của các doanh
nghiệp, các vùng, của Cơ quan nhà nước... vd đối với doanh nghiệp nhà nước đưa ra những
nguyên tắc chung xây dựng thang lương, bảng lương, quy định mức lương của lao động đã qua

đào tạo cao hơn 7% mức lương tối thiểu vùng, không phân biệt trình độ đào tạo...

-

Tách dần tiền lương khu vực sản xuất kinh doanh với khu vực hành chính nhà nước (HCNN) và
khu vực sự nghiệp cung cấp dịch vụ công; Chú ý gắn cải cách tiền lương cán bộ, công chức, viên
chức (CBCCVC) với cải cách hành chính và xây dựng nền công vụ, tinh giảm biên chế khu vực
HCNN. Tếp tục đổi mới cơ chế tiền lương, mở rộng và làm rõ trách nhiệm, quyền tự chủ, tự chịu
trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp công lập trong việc xếp lương, trả lương gắn với chất lượng và
hiệu quả cung cấp dịch vụ công theo tinh thần xã hội hóa. Đây cũng là định hướng rất quan trọng
trong cải cách và trong cơ chế tạo nguồn cải cách tiền lương.

-

Tiền lương danh nghĩa có xu hướng tăng do nhiều lần điều chỉnh mức lương tối thiểu chung
trên cơ sở bù trượt giá và tăng trưởng kinh tế, mở rộng quan hệ tiền lương tối thiểu - trung bình tối đa, từng bước tiền tệ hóa các khoản ngoài lương nhằm khắc phục bình quân, bao cấp và ổn
định đời sống của công nhân. Theo Bộ Nội vụ, từ năm 2003 đến nay, mức lương tối thiểu chung
cho người lao động trong khu vực hành chính - sự nghiệp đã điều chỉnh 8 lần từ 210.000
đồng/tháng lên 830.000 đồng/tháng, với mức tăng gần 4 lần. Từ ngày 1/5/2012, mức lương tối
thiểu đã được quyết định tăng lên mức 1.050.000 nghìn đồng/tháng. Và đến này 27/06/ 2013
tăng lên 1.150.000 nghìn đồng/ tháng.
Theo Vụ Tiền lương, sẽ cố gắng đến năm 2018 điều chỉnh lương tối thiểu của công chức đảm
bảo nhu cầu tối thiểu - khoảng 3 triệu đồng/tháng và phụ cấp công vụ khoảng 30%. Tuy nhiên,
theo PGS., TS.Trần Văn Thiện, mặc dù đã qua 7 lần điều chỉnh mức lương tối thiểu nhưng nếu tính
tới chỉ số lạm phát và giá cả tiêu dùng thì lương tối thiểu thực tế chỉ tăng hơn 0,05 lần. Tính ra,
trung bình mỗi năm lương tối thiểu thực tế chỉ tăng 0,64%.

·

Hạn chế trong cải cánh chính sách tiền công những năm gần đây và nguyên




×