Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

ÁP DỤNG PHÁP LUẬT nước NGOÀI vừa là KHÓ KHĂN PHỨC tạp vừa là tất yếu KHÁCH QUAN TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT các vấn đề của TPQT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.19 KB, 5 trang )

ÁP DỤNG PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI
VỪA LÀ KHÓ KHĂN PHỨC TẠP VỪA
LÀ TẤT YẾU KHÁCH QUAN TRONG
VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ CỦA
TPQT

Hội nhập quốc tế đã và đang là một xu thế tất yếu khách quan của quá trình toàn
cầu hóa các mối quan hệ dân sự - kinh tế - thương mại, hôn nhân và gia đình, là
một vận hội nhưng đồng thời cũng là thách thức gay gắt đối với mọi quốc gia.
Việc quốc tế hóa mọi lĩnh vực của đời sống xã hội tất yếu dẫn đến việc phát sinh
nhiều ngày càng nhiều mối quan hệ pháp luật có yếu tố nước ngoài thuộc các lĩnh
vực dân sự, kinh tế, thương mại, hôn nhân gia đình ..Để điều chỉnh các mối quan
hệ này, ở những mức độ khác nhau, pháp luật cá nước đều thừa nhận và cho phép
áp dụng luật nước ngoài. Nói cách khác, áp dụng pháp luật nước ngoài là một tất
yếu, khách quan trong TPQT. Tuy nhiên, áp dụng pháp luật nước ngoài luôn là
một vấn đề phức tạp và khó khăn.


I. Một số vấn đề chung về “áp dụng pháp luật nước ngoài”
trong tư pháp quốc tế
1. Khái niệm

Về khái niệm Áp dụng pháp luật nước ngoài, giáo trình TPQT của các trường
trường đại học không đưa ra khái niệm cụ thể nhưng có thể hiểu áp dụng pháp luật
nước ngoài “là việc cơ quan có thẩm quyền của 1 nước vận dụng các qui định cụ
thể của pháp luật 1 nước khác để giải quyết các quan hệ cụ thể “
Pháp luật nước ngoài hay “Pháp luật 1 nước khác”- ở đây thực chất chính là pháp
luật của một quốc gia - đó là hệ thống văn bản pháp quy ( kể cả luật không thành
văn) của một quốc gia bao gồm Hiến pháp, luật và các ăn bản dưới luật cùng với
những tập quán và án lệ, thực tiễn tư pháp.


2. Trường hợp áp dụng pháp luật nước ngoài
Để điêu chỉnh và giải quyết các quan hệ dan sự quốc tế, cơ quan nhà nước có thẩm
quyền sẽ áp dụng pháp luật nước ngoài khi xảy ra một trong hai trường hợp sau:
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng luật nước ngoài khi quy phạm xung đột
(QPXĐ) dẫn chiếu tới. QPXĐ có thể là QPXĐ trong pháp luật Việt nam và quy
phạm xung đột cũng có thể là trong các điều ước quốc tế mà Việt nam tham gia.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng luật nước ngoài khi các bên thỏa thuận
trong hợp đồng dẫn chiếu đến pháp luật nước ngoài.
Trong trường hợp không có sự dẫn chiếu của QPXĐ cũng như không có việc chọn
luật của các bên đương sự, nhưng việc áp dụng pháp luật nước ngoài là cần thiết,
thì có thể áp dụng nguyên tắc “Luật điều chỉnh các quan hệ xã hội tương tự.”

3. Thể thức áp dụng pháp luật nước ngoài


Áp dụng luật nước ngoài là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tham gia
quan hệ dân sự quốc tế, đảm bảo sự ổn định, củng cố và phát triển hợp tác về mọi
mặt trong giao lưu dân sự giữa các quốc gia vì sự thịnh vượng chung của cả thế
giới, song việc áp dụng pháp luật nước ngoài một số tiêu chí cơ bản sau:
Thứ nhất, Các cơ quan tư pháp có thẩm quyền cần áp dụng luật nước ngoài một
cách thiện chí và đầy đủ. Điều này được hiểu là áp dụng cr một hệ thống luật nước
ngoài được viện dẫn, hệ thống nước ngoài được cơ cấu như thế nào, bằng những
loại nguồn pháp luật nào đều phải được áp dụng mà không được loại bỏ một cách
tùy tiện.
Thứ hai, Pháp luật nước ngoài phải được giải thích và thực thi về nội dung như ở
chính nước nơi nó được ban hành. Khi quy phạm xung đột dẫn chiếu tới pháp luật
nước ngoài có nghĩa là dẫn chiếu tới toàn hộ hệ thống pháp luật của nước đó. Như
vậy, khi áp dụng luật nước ngoài là áp dụng toàn bộ hệ thống pháp luật nước ngoài
nên nó phải được giải thích, xác định nội dung và áp dụng để giải quyết vụ việc
đúng như ở nước ban hành nó.

Thứ ba, Cơ quan tư pháp có thẩm quyền và coq quan xét xử có nhiệm vụ tìm hiểu
và xác định nội dung qua nghiên cứu văn bản pháp luật, qua thực tiễn hành pháp,
tư pháp, tập quán, tài liệu...của nước hữu quan. Ngoài ra có thể thoonmg qua cong
dường ngoại giao, coq quan đại diện ngoại giao, lãnh sự ở nước ngoài của nhà
nước mình, cung như thông qua các tổ chức tư vẫn, công ty luật hoặc cơ quan
nghiên cứu pháp lý để tìm hiểu luật nước ngoài một cách tốt nhất phục vụ cho việc
xét xử. Các bên đương sự trong vị việc cũng có quyền và trách nhiệm minh chứng,
viện dẫn giải thích, vận dung trước cơ quan xét xử để xác định nội dung đích thực
của luật nước ngoài để bảo vệ lợi ích của mình
Trong trường hợp không thể xác định được nội dung pháp luật nước ngoài, theo
quan điểm của chúng ra các cơ quan xét xử nên áp dụng pháp luật nước mình để
xử lý vụ tranh chấp giữa các đương sự. Sở dĩ như vậy, là vì không thể không giải
quyết tranh chấp đã phát sinh và không thể áp dụng pháp luật nước ngoài một khi


đã làm hết mọi cách mà không nắm được nội dung và cách giải thích vận dụng
pháp luật nước ngoài hữu quan.

4. Điều kiện áp dụng pháp luật nước ngoài
Áp dụng luật nước ngoài là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tham gia
quan hệ dân sự quốc tế, đảm bảo sự ổn định ,củng cố và phát triển hợp tác về mọi
mặt trong giao lưu dân sự giữa các quốc gia vì sự thịnh vượng chung của cá thế
giới. Song việc áp dụng luật nước ngoài phải đáp ứng điều kiện là luật nước ngoài
được áp dụng không trái với nguyên tắc cơ bản của chế độ xã hội và pháp luật
trong nước của nước áp dụng luật nước ngoài. Điều kiện này được ghi nhận trong
pháp luật các nước trên thế giới. ở việt nam, điều kiện nay được ghi nhận tại khoản
4 điều 759 BLDS 2005.

II. Những vướng mắc, khó khăn trong áp dụng pháp luật nước ngoài


Tại Việt Nam, vấn đề áp dụng pháp luật nước ngoài hiện nay được quy định tại
các Điều 759 Bộ luật Dân sự năm 2005, Điều 5 Luật Thương
mại năm 2005, Điều 4 Bộ luật hàng hải năm 2005, Điều
101 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Điều 5 Luật Đầu
tư năm 2005 và một số văn bản quy phạm pháp luật khác. Theo các quy định
trên thì việc áp dụng pháp luật nước ngoài sẽ được cơ quan có thẩm quyền của Việt
Nam áp dụng trong các trường hợp các văn bản của Việt Nam hoặc điều ước quốc
tế mà Việt Nam là thành viên dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật nước ngoài
hoặc trong các trường hợp các bên có thỏa thuận trong hợp đồng, nếu sự thỏa thuận
đó không trái với pháp luật Việt Nam.
Tuy nhiên thực tiễn cho thấy rằng tòa án Việt Nam chưa bao giờ áp dụng pháp luật
quốc gia khác để giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, mà lẽ ra việc
áp dụng pháp luật nước ngoài trên cơ sở dẫn chiếu của quy phạm xung đột có thể
bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích chính đáng của các bên tranh chấp.


Để áp dụng pháp luật nước ngoài theo đúng cách thức đòi hỏi các cơ quan xét sử
có trách nhiệm tìm hiểu nội dung. Thực tế của pháp luật Việt Nam chưa có một qui
định cụ thể nào về nghĩa vụ tìm hiểu nội dung pháp luật nước ngoài thuộc về cơ
quan xét xử hay của các bên đương sự. Đây là một vấn đề phức tạp và trên thực tế
gây không ít khó khăn cho thẩm phán.
Tại Việt Nam, pháp luật không có quy định cụ thể về cách thức áp dụng pháp luật
nước ngoài mà chỉ dựa trên các nguyên tắc xuất phát từ mục đích bảo vệ quyền lợi
hợp pháp của các đương sự và lợi ích quốc gia.



×