Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

thực tập tại xưởng sửa chữa ô tô 387 thuộc Cục KT Quân Khu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 27 trang )

MỤC LỤC
Lời nói đầu .....................................................................................................................0
Phần 1.

TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP ............................ 1

1.

Lịch sử phát triển. ........................................................................................1

2.

Cơ cấu tổ chức của xưởng 387. ....................................................................2

3.

Chức năng nhiệm vụ.....................................................................................4

4.

Trang thiết bị phục vụ sữa chữa. ................................................................ 5

5.

Một số dòng xe được sữa chữa trong xưởng. .............................................8

Phần 2.

ĐỀ TÀI THỰC HIỆN KHI THỰC TẬP .........................................9

Chương 1. Cơ sở lý thuyết. .......................................................................................9


I.

Giới thiệu chung về cầu chủ động. .............................................................. 9

1.

Sơ đồ cấu tạo chung của cầu chủ động. ......................................................9

2.

Giới thiệu về truyền lực chính .....................................................................9

II.

NHIỆM VỤ, YÊU CẦU VÀ PHÂN LOẠI TRUYỀN LỰC CHÍNH.......9

1.

Nhiệm vụ ........................................................................................................9

2.

Yêu cầu ........................................................................................................10

3.

Phân loại ......................................................................................................10

III.


CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRUYỀN LỰC CHÍNH ............10

1.

Cấu tạo: ........................................................................................................10

2.

Nguyên lý hoạt động ...................................................................................11

Chương 2. Quy trình tháo lắp, sữa chữa và bảo dưỡng truyền lực chính .........11
I.

Tháo lắp truyền lực chính. .........................................................................11

1.

Quy trình tháo truyền lực chính trên ô tô. ...............................................11

2.

Quy trình tháo rời truyền lực chính. ........................................................ 13

3.

Quy trình lắp ............................................................................................... 15

II.

BẢO DƯỠNG TRUYỀN LỰC CHÍNH ...................................................15


1.

Quy trình bảo dưởng ..................................................................................15

2.

Điều chỉnh truyền lực chính ......................................................................16

III.

SỮA CHỮA TRUYỀN LỰC CHÍNH ...................................................18

1.

Vỏ cầu chủ động (vỏ truyền lực chính) .....................................................18

2.

Trục và bánh răng chủ động (quả dứa)....................................................19

3.

Bánh răng bị động (vành chậu) .................................................................20

4.

Các ổ bi côn .................................................................................................20




LỜI CẢM ƠN
Báo cáo thực tập là kết quả của quá trình học tập và rèn luyện tại xưởng sửa chữa ô tô
387 thuộc Cục KT Quân Khu . Qua bài báo cáo này em xin chân thành cảm ơn thầy cô
giáo trong khoa Cơ Khí Giao Thông đã dạy bảo và truyền đạt những kiến thức quý báu
trong thời gian em theo học ở trường ĐH Bách Khoa Đà Nẵng. Đặc biệt đã tạo điều
kiện cho em được thực tập bên ngoài để cọ xát tiếp xúc thực tế với các doanh nghiệp để
em có thể vận dụng kiến thức đã học vào thực tế. Một lần nữa em xin cảm quý thầy cô.
Em xin cảm ơn ban lãnh đạo của Cục Kỷ Thuật Quân Khu V đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho em trong quá trình thực tập tại xưởng. Đặc biệt em xin cảm ơn tổ gầm đã
nhiệt tình giúp đỡ chỉ dạy em trong quá trình thực tập tại xưởng.
Em rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô để em có thể khắc phục được
những nhược điểm và ngày càng hoàn thiện mình hơn. Một lần nữa em xin cảm ơn chân
thành đến quý thầy cô trong khoa cũng như các anh trong tổ gầm của xưởng chữa ô tô
387. Chúc mọi người luôn mạnh khỏe và gặt hái nhiều thành công trong cuộc sông.

.

Sinh viên thực hiện
Bùi Khắc Điệp


Báo cáo thực tập

GVHD: LÊ MINH TIẾN

Lời nói đầu

Q ua thời gian thực tập tại Xưởng sữa chữa ô tô 387 em đã học hỏi được nhiều kinh
nghiệm thực tế không những về nghề nghiệp mà còn về cách sống mà khi ngồi trên ghế

nhà trường em chưa được biết. Để có kiến thức à kết quả như ngày hôm nay em xin
chân thành cảm ơn thầy cô trường ĐH BK Đà Nẵng nói chung và thầy cô trong khoa
nói riêng đã cho em có kiến thức cơ bản để em có thể bước vào con đường mà em theo
đuổi. Em cũng chân thành cảm ơn Cục KT Quân Khu V đã giúp đỡ và tạo điều kiện
thuận lợi để em hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian thực tập.
Sau thời gian học tập và tìm hiểu đầy đủ các kiến thức về ô tô tại trường thì đây là
lần đầu tiên em được nhà trường sắp xếp cho đi thực tập thực tế bên ngoài. Đây cũng là
thời gian em được thực tập thực tế trao dồi lại những kiến thức mình đã được học, chuẩn
bị những kĩ năng cơ bản trước khi ra trường. Trong đợt thực tập này em đã được làm rất
nhiều công việc thực tế mà trước giờ em chỉ học lý thuyết. So với quá trình học tâp thì
thực tế bên ngoài có khá nhiều điều khác biệt, khi thực tập thì có nhiều điều chưa tốt,
xong em cũng đã có được nhiều kinh nghiệm quí báu về chuyên môn cũng như các kĩ
năng khác.
Trong thời gian thực tập và làm báo cáo do còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực tế
em không thể tránh khỏi sai xót. Mong các thầy chỉ bảo thêm giúp em hoàn thành và đạt
kết quả tốt trong bài báo cáo này.

Em xin chân thành cảm ơn !

SVTH: BÙI KHẮC ĐIỆP

0


Báo cáo thực tập

GVHD: LÊ MINH TIẾN

TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP


Phần 1.

XƯỞNG SỮA CHỮA Ô TÔ 387 – CỤC KỸ THUẬT QUÂN KHU
V
1. Lịch sử phát triển.

Xưởng được hình thành ngày 10 tháng 3 năm 1974, trước đây có tên Xưởng Trung
Tu C37 thuộc khu vực Tà Vi, huyện Trà My, tỉnh Quảng Nam.
Năm 1974 xưởng đã sữa chữa được 325 xe ô tô các loại, cũng trong năm đó toàn
ngành đã sữa chữa 1062 lần\chiếc kiểu tu máy, 681 lần\chiếc kiểu tu gầm, 228 lần\chiếc
kiểu tu điện,..
Ngày 29 tháng 3 năm 1975 thành phố Đà Nẵng được giải phóng Quân khu giao
nhiệm vụ cho Xưởng C37 tiếp quản Trung tâm bảo trì trung hạn số 41 của Mỹ ngụy tại
Quận 3 Đà Nẵng (nay thuộc phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng). Đây
là cơ sở cấp trung đoàn có diện tích 36ha với 500 công nhân và nhân viên kỹ thuật.
Tháng 6 năm 1975 Trung tâm 41 đổi thành Xưởng sữa chữa tổng hợp 1 sau này đổi
thành Xưởng 387.
Tháng 12 năm 1976 Bộ Tham mưu quyết định chiêu mộ 165 thợ, đến tháng 3 năm
1977 Xưởng khai giảng khóa đào tạo đầu tiên. Xưởng ngoài sữa chữa ô tô, súng pháo,
xưởng còn nhận gia công cơ khí theo đơn đặt hàng, sản xuất sản phẩm xây dựng cơ bản.
SVTH: BÙI KHẮC ĐIỆP

1


Báo cáo thực tập

GVHD: LÊ MINH TIẾN

Năm 2000 Xưởng 387 chuyển đổi thành đơn vị dự toán với nhiệm vụ sữa chữa và

kiểm định xe máy quốc phòng. Từ đó cho đến nay xưởng đã phát triển một cách vượt
bậc đã đạt nhiều mục tiêu đề ra của Quân khu bằng chứng 3 năm 2011-2013 Đơn vị
quyết thắng được Bộ Quốc Phòng trao tặng bằng khen.
2. Cơ cấu tổ chức của xưởng 387.

SVTH: BÙI KHẮC ĐIỆP

2


Báo cáo thực tập

GVHD: LÊ MINH TIẾN

GIÁM ĐỐC
Nguyễn Trung Cang

PHÓ GIÁM ĐỐC.
Hoành Thanh Lương

TRƯỞNG BAN
Nguyễn Ngọc Sơn

TỔ GẦM

TỔ THÁO
LẮP
T

TỔ MÁY


SVTH: BÙI KHẮC ĐIỆP

TỔ ĐIỆN

TỔ MAY

TỔ GIA
CÔNG

TỔ SƠN

3


Báo cáo thực tập

GVHD: LÊ MINH TIẾN

3. Chức năng nhiệm vụ.
Xưởng 387 hiện nay chủ yếu là sữa chữa bảo dưỡng xe vận tải đặc biệt xe quân đội
chuyên dụng như zil 130, các dòng xe UAZ …. Trong đó có các loại sữa chữa nhỏ,
vừa và lớn.

Hình 1.2. Sơ đồ quá trình công nghệ sửa chữa vừa nhỏ

SVTH: BÙI KHẮC ĐIỆP

4



Báo cáo thực tập

GVHD: LÊ MINH TIẾN

Hình 1.3. Sơ đồ quá trình công nghệ sửa chữa lớn
4. Trang thiết bị phục vụ sữa chữa.
-

Cầu nâng ô tô 2 trụ thủy lực.

-

Gía đỡ hộp số.

-

Xe chui gầm xửa chữu ô tô.

SVTH: BÙI KHẮC ĐIỆP

5


Báo cáo thực tập
-

GVHD: LÊ MINH TIẾN

Cẩu móc động cơ.


Giá đỡ hộp số

xe chui gầm sữa chữa ô tô

Cầu nâng ô tô 4 trụ thủy lực

SVTH: BÙI KHẮC ĐIỆP

6


Báo cáo thực tập

Cầu móc động cơ

SVTH: BÙI KHẮC ĐIỆP

GVHD: LÊ MINH TIẾN

Máy dập

7


Báo cáo thực tập

GVHD: LÊ MINH TIẾN

Pa lăng đi chuyển


5. Một số dòng xe được sữa chữa trong xưởng.

Xe UAZ

Xe UAZ

SVTH: BÙI KHẮC ĐIỆP

8


Báo cáo thực tập

GVHD: LÊ MINH TIẾN
Dòng xe Zil 130

ĐỀ TÀI THỰC HIỆN KHI THỰC TẬP

Phần 2.

QUY TRÌNH THÁO LẮP, SỮA CHỮA, BẢO DƯỠNG TRUYỀN LỰC CHÍNH
Chương 1. Cơ sở lý thuyết.
I. Giới thiệu chung về cầu chủ động.
1. Sơ đồ cấu tạo chung của cầu chủ động.

Hình 2.1. Sơ đồ cấu tạo chung cầu chủ động ô tô.
Cầu chủ động ô tô bao gồm: Truyền lực chính, bộ vi sai, bán trục, moay ơ và bánh
xe được lắp thành một cụm chi tiết bên trong vỏ cầu. Dùng để biến đổi và truyền momen
xoắn từ truyền động các đăng đến các bánh xe làm ô tô chuyển động.

2. Giới thiệu về truyền lực chính
Truyền lực chính là một bộ phận của cầu chủ động ô tô được lắp giữa cầu chủ
động. Bao gồm cụm bánh răng và các ổ bi, dùng để truyền động giảm tốc (tăng
momen từ truyền động các đăng đến các bán trục).
II. NHIỆM VỤ, YÊU CẦU VÀ PHÂN LOẠI TRUYỀN LỰC CHÍNH
1. Nhiệm vụ
Truyền lực chính có nhiệm vụ:
- Truyền momen xoắn từ truyền động các đăng đến các bán trục và bánh xe chủ
động.

SVTH: BÙI KHẮC ĐIỆP

9


Báo cáo thực tập

GVHD: LÊ MINH TIẾN

- Giam tốc độ cho các bán trục để đảm bảo độ bền và an toàn cho ô tô ( khi các
đăng quay 3000 – 4000 vòng/phút nếu không có giảm tốc thì tốc độ của xe đạt
400 – 500 Km/h)
2. Yêu cầu
- Đảm bảo tỷ số truyền cần thiết (4 – 8) và tạo nên chiều quay thích hợp giữa
bánh xe và truyền động các đăng.
- Kích thước trọng lượng nhỏ và có khoảng sáng gầm xe đạt tính năng thông
qua.
- Đảm bảo vận hành êm và có độ bền cao.
3. Phân loại
a. Theo số cặp bánh răng ăn khớp bao gồm:

-

Truyền lực chính đơn (1 cấp)

-

Truyền lực chính kép (2 cấp)

b. Theo loại bánh răng gồm có:
-

Truyền lực chính loại côn xoắn

-

Truyền lực chính loại bánh răng trụ (dùng cho xe có động cơ đặt nằm ngang)

III. CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRUYỀN LỰC CHÍNH
1. Cấu tạo:
a) Trục và bánh răng chủ động
-

Trục và bánh râng chủ động đặt trên 2 ổ bi côn, một đầu có then hoa để lắp
với ống then hoa có mặt bích nối với truyền động các đăng, đầu còn lại có
bánh răng côn xoắn. Trục và bánh răng chủ động được lắp trong vỏ cầu chủ
động, đồng tâm với bánh răng bị động và có các đệm điều chỉnh vết tiếp xúc.

b) Bánh răng bị động
-


Bánh răng bị động (vành chậu) chế tạo rồi được lắp chặt lên vỏ vi sai bằng
các bu lông và lắp lên vỏ cầu bằng 2 ổ bi côn.

SVTH: BÙI KHẮC ĐIỆP

10


Báo cáo thực tập

GVHD: LÊ MINH TIẾN

Hình 2.2. Sơ đồ cấu tạo chung truyền lực chính
2. Nguyên lý hoạt động
Khi truyền động các đăng quay momen xoắn được truyền đến trục và bánh răng
chủ động của truyền lực chính, làm cho các cặp bánh răng chủ động quay để
truyền momen xoắn đến các bán trục và các bánh xe.
Do cấu tạo đường kính của bánh răng chủ động nhỏ hơn đường kính của bánh
răng bị động nhiều lần nên tốc độ quay của bánh răng bị động giảm nhiều (giảm
tốc) và tăng momen kéo so với bánh răng chủ động.
-

Đối với ô tô có động cơ đặt nằm ngang, cấu tạo truyền lực chính làm bằng
bánh răng trụ.

-

Đối với ô tô có động cơ đặt dọc xe, cấu tạo truyền lực chính làm bằng bánh
răng côn, để biến chuyển động quay dọc của truyền động các đăng thành
chuyển động quay ngang của bán trục.


Chương 2. Quy trình tháo lắp, sữa chữa và bảo dưỡng truyền lực chính
I. Tháo lắp truyền lực chính.
1. Quy trình tháo truyền lực chính trên ô tô.

SVTH: BÙI KHẮC ĐIỆP

11


Báo cáo thực tập

GVHD: LÊ MINH TIẾN

a) Chuẩn bị dụng cụ nơi làm việc
-

Bộ dụng cụ tay nghề tháo lắp bao
gồm: cale 14, 17, 19, 21, 27, típ 14,
17, 19,21, 27, cán típ, bộ chuyển đổi
cán típ, kìm.

-

Kích giá nâng cầu xe và dây xích.

b) Làm sạch bên ngoài cầu chủ động
-

Kích nâng xe chắc chắn kéo hảm

phanh tay.

c) Tháo truyền động các đăng và xả dầu bôi
trơn
-

Dùng dây chuyên dùng và treo hai đầu
trục các đăng lên khung xe.

-

Vạch dấu giữa hai phần then hoa của
trục các đăng và giữa 2 đầu nạng của
khớp nối.

-

Tháo các bulong ở 2 đầu khớp các
đăng.

-

Hình 2.3. Quy trình tháo cầu chủ động

Xả dầu vỏ cầu.

d) Tháo các bu lông quang nhíp và các bộ phận bên ngoài liên quan với cầu chủ
động
-


Tháo các bánh xe.

-

Tháo các ống dẫn dầu phanh và đay dẫn đến cầu chủ động.

-

Tháo giảm xóc.

-

Tháo các đai ốc quang nhíp và các ắc, chốt nhíp.

e) Đưa cầu chủ động ra khỏi xe
-

Dùng ba lăng đưa cầu chủ động đến khu vực tẩy rửa xịt khô.

-

Dùng bơm nước áp suất cao và phun nước rửa sạch các cặn bẩn bên ngoài
cầu chủ động.

SVTH: BÙI KHẮC ĐIỆP

12


Báo cáo thực tập


GVHD: LÊ MINH TIẾN

Hinh 2.4. Qúa trình rửa cầu chủ động
f) Tháo rồi cầu chủ động.
2. Quy trình tháo rời truyền lực chính.
a) Tháo các bán trục
-

Dùng bộ dụng cụ tay nghề sửa chữa ô tô tháo các đai ốc hảm

-

Lấy bán trục ra ngoài.

b) Tháo nắp cầu chủ động và xả dầu bôi trơn
-

Xả dầu bôi trơn.

-

Tháo các bulong hãm nắp.

c) Tháo bánh răng bị động
-

Dùng vật sắt vạch dấu ổ lắp bi

-


Tháo các bulong hãm.

SVTH: BÙI KHẮC ĐIỆP

13


Báo cáo thực tập
-

GVHD: LÊ MINH TIẾN

Tháo các bánh răng bị động

Hình 2.5. Tháo cụm bánh răng bị động của truyền lực chính
d) Tháo bánh răng chủ động
-

Tháo đai ốc hãm và mặt bích then hoa

-

Dùng trục chuyên dùng và đóng bánh răng chủ động ra khỏi võ cầu

Hình 2.6. Tháo bánh răng chủ động của truyền lực chính.
e) Tháo rời các ổ bi trên bánh răng chủ động và bị động
-

Dùng cảo và trục chuyên dùng để ép và tháo các ổ bi ra khỏi bánh răng.


SVTH: BÙI KHẮC ĐIỆP

14


Báo cáo thực tập

GVHD: LÊ MINH TIẾN

Hình 2.7. Tháo rời các chi tiết của truyền lực chính
f) Tháo rời các ca bi trong vỏ cầu
-

Dùng cảo và trục chuyên dùng để ép và tháo các ổ bi ra khỏi vỏ cầu

3. Quy trình lắp
-

Ngược lại quy trình tháo (sau khi sữa chữa và thay thế các chi tiết hư hỏng.

-

Các chú ý khi lắp:
 Kê kích, giá nâng cầu xe an toàn.
 Thay dầu đúng loại và tra mỡ bôi trơn các chi tiết: ổ bi, then hoa và bánh
răng.
 Thay thế các chi tiết định kỳ bảo dưỡng.
 Lắp đúng vị trí các dấu ổ lắp bi và điều chỉnh vết tiếp xúc truyền lực chính
đúng yêu cầu kĩ thuật.


II. BẢO DƯỠNG TRUYỀN LỰC CHÍNH
1. Quy trình bảo dưởng
a) Chuẩn bị dụng cụ và nơi làm việc
-

Gía đỡ, palăng và bàn tháo lắp cầu chủ động.

-

Bộ dụng cụ tay tháo lắp truyền lực chính và các bộ vam, cảo ổ bi

-

Mỡ bôi trơn và dung dịch rửa.

b) Tháo rời và làm sạch truyền lực chính
-

Xả dầu bôi trơn và tháo nắp.

-

Tháo bánh răng chủ động và bị động.

-

Dùng dung dịch rửa và giẻ sạch để làm sạch, khô bên ngoài chi tiết.

SVTH: BÙI KHẮC ĐIỆP


15


Báo cáo thực tập

GVHD: LÊ MINH TIẾN

c) Kiểm tra bên ngoài các chi tiết
-

Kính phóng đại và mắt thường.

-

Quan sát bên ngoài các bánh răng và các ô bi.

d) Lắp và bôi trơn các chi tiết
-

Tra mở bôi trơn

-

Lắp các chi tiết.

e) Điều chỉnh truyền lực chính
-

Dùng cân lực các đệm để kiểm tra, điều chỉnh độ rơ các bánh răng chủ động

và khe hở giữa bánh răng chủ động và bị động.

-

Dùng bột màu để kiểm tra vết ăn khớp của bánh răng chủ động và bánh răng
bị động và điều chỉnh đệm bánh răng chủ động và bị động.

f) Kiểm tra tổng hợp và vệ sinh xưởng
-

Vệ sinh dụng cụ và nơi bảo dưỡng sạch sẽ, gọn gàng.

2. Điều chỉnh truyền lực chính
a) Kiểm tra và điều chỉnh bánh răng chủ
động
-

Kiểm tra: Sau khi lắp đầy đủ bánh
răng chủ động, các ổ bi côn, ống phân
cách, các vòng đệm, mặt bích then
hoa vào vỏ truyền lực chính (chưa lắp
bánh răng bị động) và vặn chặt đai ốc Hình 2.7. Điều chỉnh bánh răng chủ
động hãm mặt bích đủ lực quy định. Dùng lực kế móc kéo mặt bích quay với
một lực đúng quy định (18 – 24 kg.cm), nếu không đúng tiêu chuẩn cần điều
chỉnh các vòng đệm.

-

Điều chỉnh: Nếu lực quay mặt bích nhỏ hơn tiêu chuẩn cần thêm đệm điều
chỉnh, lực quay lớn hơn cần tháo bớt đệm điều chỉnh.


b) Kiểm tra khe hở bên bánh răng bị động.

SVTH: BÙI KHẮC ĐIỆP

16


Báo cáo thực tập
-

GVHD: LÊ MINH TIẾN

Kiểm tra: Sau khi lắp đầy đủ bánh răng chủ động và bánh răng bị động vào
vỏ truyền lực chính, vặn vừa chặt
một bu lông hảm nắp của đai ốc điều
chỉnh hai bên bánh răng bị động ở vị
trí chéo nhau, để dễ xoay đai ốc điều
chỉnh. Gắn cố định đồng hồ so và
tựa đầu kim lên bề mặt cạnh của
vành răng, xoay hai ốc điều chỉnh ở
vị trí trung gian sau đó xoay lắc bánh răng bị động ỏ các vị trí và quan sát các
trị số đo trên đồng hồ so để biết khe hở bên và so với tiêu chuẩn cho phép
(0,13 – 0,18 mm) và tiến hành điều chỉnh.

-

Điều chỉnh: Khi khe hở bên không đúng tiêu chuẩn cho phép, tiến hành điều
chỉnh xoay các đai ốc điều chỉnh (một bên vặn vào thì bên kia phải vặn ra)
sao cho khe hở đạt yêu cầu. Loại truyền lực chính chỉ có các đệm điều chỉnh

mà không có đai ốc điều chỉnh thì tiến hành thay đổi số đệm bên này bánh
răng qua bên kia bánh răng (tổng số đệm không đổi) cho đến khi đạt khe hở
yêu cầu. Sau đó vặn chặt các bu lông hãm đai ốc và ổ bi côn.

c) Kiểm tra và điều chỉnh khe hở và vết tiếp xúc của bánh chủ động và bánh răng
bị động.
-

KIểm tra: (tương tự như khi kiểm tra khe hở bên của bánh răng bị động)
Sau khi lắp đầy đủ bánh răng chủ động và bánh răng bị động vào vỏ truyền
lực chính. Dùng dây chì có đường kính 2 mm kẹp vào giữa hai bánh răng và
quay hai bánh răng, sau
đó lấy dây chì ra kiểm tra
độ dày so với tiều chuẩn
khe hở cho phép. Nếu
khe hở đúng tiêu chuẩn
tiếp tục kiểm tra vết tiếp
xúc giữa 2 bánh răng,
bằng cách quét một lớp
bột nhôm màu đỏ có pha
dầu nhờn đặc lên bề mặt

SVTH: BÙI KHẮC ĐIỆP

17


Báo cáo thực tập

GVHD: LÊ MINH TIẾN


răng của bánh răng bị động và quay bánh răng ăn khớp với bánh răng chủ
động vài vòng sau đó quan sát vết tiếp xúc trên bề mặt răng của bánh răng bị
động và so với tiêu chuẩn cho phép và tiến hành điều chỉnh.
Hình 2.8. Kiểm tra ăn khớp bánh răng chủ động
và bị động.
-

Điều chỉnh: Khi khe hở ăn
khớp và vết tiếp xúc của
bánh răng chủ động và bị
động không đúng tiêu chuẩn
cho phép, tiến hành điều
chỉnh thêm hoặc bớt số đệm
điều chỉnh của bánh răng
chủ động và thay đổi số đệm
của bánh răng bị động(từ
bên này bánh răng qua bên
kia bánh răng) cho đến khi đạt khe hở và vết tiếp xúc đạt yêu cầu.

III. SỮA CHỮA TRUYỀN LỰC CHÍNH
1. Vỏ cầu chủ động (vỏ truyền lực chính)
a) Hư hỏng và kiểm tra
-

Hư hỏng chính của vỏ truyền lực chính: nứt, mòn các lỗ và phần trục lắp ổ
bi, chờn hỏng các ren và đai ốc hảm ổ bi côn.

SVTH: BÙI KHẮC ĐIỆP


18


Báo cáo thực tập
-

GVHD: LÊ MINH TIẾN

Kiểm tra: Dùng thước cặp và pan me để đo độ mòn của các lỗ, trục so với
tiêu chuản kỹ thuật (không lớn hơn 0,02 mm). Dùng kính phóng đại để quan
sát các vết nứt bên ngoài vở truyền lục chính.

Hình 2.9. Hư hỏng vỏ cầu chủ động

b) Sữa chữa
-

Các lỗ lắp bi mòn quá giới hạn cho phép tiến hành mạ thép hoặc lắp ống lót
sau đó doa lại lỗ theo kích thước danh định, các vết nứt nhỏ và các lỗ ren bị
chờn hỏng có thể hàn đắp, sửa nguội và gia công lại ren. Các vết nứt có tổng
chiều dài vượt quá 100 mm thì phải thay vỏ mới…

-

Mòn phần lắp ổ bi và chờn hỏng ren có thể hàn đắp gia công lại đường kính
và ren.

-

Bề mặt của vỏ (loại rời) bị mòn, vênh tiến hành mài hoặc dũa hết vênh.


2. Trục và bánh răng chủ động (quả dứa)
a) Hư hỏng và kiểm tra
-

Hư hỏng: Nứt, mòn bề mặt lắp ổ bi côn và các răng côn xoắn, mòn phần then
hoa của trục và mặt bích.

-

Kiểm tra: Dùng dây chì, pan me để đo độ mòn của bánh răng và phần then
hoa của trục (độ mòn của trục không lớn hơn 0,02 mm và khe hở giữa hai
bánh răng chủ động, bị động không lớn hơn 0,4 mm) và dùng kính phóng đại
để kiểm tra các vết nứt.

b) Sữa chữa
SVTH: BÙI KHẮC ĐIỆP

19


Báo cáo thực tập
-

GVHD: LÊ MINH TIẾN

Trục và bánh răng chủ động: Bị nứt, mòn bề mặt răng và phần then hoa quá
giới hạn cho phép cần được thay mới.

-


Các cổ trục lắp bi, bề mặt răng bị rỗ nhẹ có thể phục hồi bằng mạ thép hoặc
hàn đăó sau đó gia công lại kích thước yêu cầu.

3. Bánh răng bị động (vành
chậu)
-

Hư hỏng bánh răng bị
động: nứt, gãy răng, mòn
rỗ bề mặt răng, vênh vành
răng.

-

Kiểm tra: Dùng dây chì,
đồng hồ so để đo độ mòn
và vênh của bánh răng và
dùng kính phóng đại để
kiểm tra vết nứt.

-

Bánh răng bị nứt, mòn suốt chiueef dài răng, mặt đầu bị sứt mẻ phải được
thay mới.

-

Hình 2.10. Kiểm tra bánh răng bị động


Bánh răng bị nứt, mòn rỗ nhẹ về phía chân răng có thể phục hồi bằng hàn đắp
sau đó sửu nguội bằng đá mài đạt hình dạng ban đầu

-

Vành răng bị vênh co thể gia công hết vênh.

4. Các ổ bi côn
a) Hư hỏng và kiểm tra
-

Hư hỏng: Ổ bi côn bị mòn, rỗ các viên bi và ca bi.

-

Kiểm tra: Dùng kính phóng đại để kiểm tra các vết rỗ, độ mòn. Sau đó so với
tiêu chuẩn kỹ thuật để thay thế.

b) Sữa chữa
-

Ổ bi côn bị mòn, rỗ các viên bi và ca bi đều được thay thế.

SVTH: BÙI KHẮC ĐIỆP

20


Báo cáo thực tập


GVHD: LÊ MINH TIẾN

Hình 2.11. Ổ bi côn

SVTH: BÙI KHẮC ĐIỆP

21


×