Tải bản đầy đủ (.doc) (140 trang)

Chương địa tầng sách Tài nguyên thiên nhiên Việt Nam Trần Văn Trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 140 trang )

32

II. ĐỊA TÂNG

Ở Việt Nam có mặt các thể địa tầng từ Tiền Cambri đến Đệ tứ, phân bố ở những khu vực khác nhau
trong đất liền và trên thềm lục địa. Các thành tạo Tiền Cambri, bị tái biến cải ở các mức độ khác nhau, phân
bố chủ yếu trong các cấu trúc nâng như các địa khu biến chất Hoàng Liên Sơn ở Bắc Bộ, Phu Hoạt - Nậm
Sư Lư ở Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ và Kon Tum ở Trung Trung Bộ. Các thành tạo Paleozoi, trừ phần
thấp của Devon hạ, gồm trầm tích tướng biển, phân bố chủ yếu ờ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, còn ở Nam
Trung Bộ và Nam Bộ chúng chỉ lộ lác đác ở một số nơi. Các thành tạo Mesozoi, trong đó trầm tích biển chủ
yếu có tuổi Trias, gặp ở nhiều nơi, cịn trầm tích Jura tướng biển chỉ phân bố hạn chế ở những trũng nhỏ ở
Trung Trung Bộ, nhưng rộng rãi hơn ở Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ. Ở các khu vực khác, các thành tạo
Jura và Creta gồm trầm tích lục địa. Trầm tích Kainozoi lộ trên đất liền chủ yếu thuộc tướng lục địa, phân
bố trong những trũng giữa núi; còn trầm tích tướng biển và tướng biển xen lục địa phân bố ở dưới sâu của
đồng bằng Sông Hồng, đồng bằng Nam Bộ và trên thềm lục địa của Biển Đông.
Trong sự phát triển địa chất của lãnh thổ, các thể địa tầng được thành tạo trong các bể (hay nhóm bể và
phụ bể) trầm tích hoặc trầm tích - phun trào khác nhau tùy từng thời kỳ địa chất. Diện lộ của những thể trầm
tích này phân bố trong những vùng khác nhau trong cấu trúc hiện tại, phản ảnh hình thái của các bể trầm
tích của các thời kỳ địa chất trước đây. Thường khơng có những bể trầm tích (nhóm bể và phụ bể) tồn tại
trong suốt lịch sử địa chất của một khu vực. Do đó, ta sẽ thấy các bể trầm tích (nhóm bể và phụ bể) Mesozoi
và Kainozoi khơng giống với các bể (nhóm bê và phụ bê) Paleozoi. Trong Phân Địa tâng các phân vị
Neoproterozoi-Phanerozoi sẽ được giới thiệu theo các bể và nhóm bể dựa theo những diện lộ hiện tại của
chúng.
về mặt quan hệ địa tầng, nhìn chung, ta có thể thấy ranh giới của các phân vị thạch địa tầng ở Việt Nam
đôi chỗ không trùng với ranh giới của các phân vị thời địa tầng quốc tế. Có thể lấy ví dụ, trên tồn cõi Việt
Nam khơng quan sát thấy có gián đoạn giữa các phân vị địa tầng Cambri thượng - Ordovic hạ, hay giữa
Permi thượng - Trias hạ và Trias thượng - Jura hạ chỉ có biểu hiện gián đoạn địa phương, và có nơi quan sát
được dãy trầm tích hầu như liên tục Permi- Trias và Trias-Jura. Trong các cột địa tầng Paleozoi, Mesozoi và
Kainozoi, ranh giới của các phân vị thạch địa tầng cũng ít khi trùng với ranh giới của các hệ, các thống.
Sự hình thành và tiến hóa địa tầng của từng vùng lãnh thổ phụ thuộc chặt chẽ vào hoạt động kiến tạo
của khu vực đó. Các chuyển động kiến tạo đã gây ra các gián đoạn địa tầng lớn, có khi làm thay đổi cả


phương cấu trúc, do đó địa tầng ờ Việt Nam được chia thành 6 liên dãy (megasequence) là: 1. MesoNeoarkei; 2. Paleoproterozoi - Neoproterozoi trung; 3. Neoproterozoi thượng - Silur; 4. Devon - Permi
trung; 5. Permi thượng - Jura trung; và 6 . Jura thượng - Đệ tứ.
Các liên dãy này lại gồm một số dãy (sequence) địa tầng, phân cách nhau bằng các gián đoạn địa
phương.
Nhằm phản ảnh thực tế của lịch sử hình thành các thể địa tầng Việt Nam kể trên, trong cơng trình này
các hệ tầng được mô tả không theo khung thời địa tầng, mà theo các liên dãy địa tầng kể trên và các dãy địa
tầng hợp phần.

Chương 1 LIÊN DÃY MESO-NEOARKEI
Theo kết quả điều tra hiện có, các thành tạo Tiền Cambri lộ ra trong 3 địa khu là Hoàng Liên Sơn, Phu
Hoạt - Nậm Sư Lư và Kon Tum, trong đó nhiều nơi bị tái biến cải mạnh. Trong các địa khu này, những
thành tạo cổ nhất ở Việt Nam thuộc liên dãy Meso-Neoarkei chỉ lộ ra trong địa khu Hoàng Liên Sơn. Đối
với các thành tạo biến chất cao, trong cơng trình này các phân vị cơ sở trong phân chia địa tầng được mô tả
là phức hệ.
1. Địa khu Hoàng Liên Son
Ở địa khu Hoàng Liên Sơn, liên dãy Meso-Neoarkei chi gồm có phức hệ Suối Chiềng có tuổi MesoNeoarkei.
1.1. Phức hệ Suối Chiềng (MA-NA .sc): Phức hệ Suối Chiềng [Nguyễn Xuân Bao và nnk, 1970, hệ


33

II. ĐỊA TÂNG

tầng] phân bố thành các dải kéo dài phương TB-ĐN ở bờ phải sông Hồng thuộc địa phận các tỉnh Lào Cai,
n Bái, Hồ Bình và Phú Thọ. Các mặt cắt đặc trung có thể quan sát được dọc các suối Tích Lan Hồ, Nậm
Gia Hơ và Ngịi Phát thuộc huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
Mặt cắt chuẩn lộ ra dọc trung lưu Suối Chiềng thuộc huyện Thanh Sơn, Phú Thọ. Các đá biến chất của
hệ tầng bị uốn nếp phức tạp, thường có các cánh thoải bị phân cắt phức tạp bời các đứt gãy và các khối xâm
nhập. Mặt cắt gồm gneis xen với các lớp mỏng quarzit, quarzit biotit, quarzit sắt, đá phiến thạch anh - biotitgranat, dày 700 m; chuyển lên amphibolit, gneis amphibol-biotit xen với đá phiến biotit, quarzit biotit, dày
1500 m. Be dày chung của phức hệ ở mặt cắt này là 220 0 m.

Các tập đá kể trên có nguồn gốc ban đầu là trầm tích lục nguyên xen các đá núi lửa mafic và tuf của
chúng. Chúng bị biến chất khu vực đồng đều ở tướng epidot-amphibolit, ít bị migmatit hoá.
Ranh giới dưới của phức hệ hiện chưa quan sát được. Hiện phức hệ được coi là nằm chỉnh hợp dưới
phức hệ Sin Quyền.
Kết quả xác định tuổi đồng vị cho phức hệ Suối Chiềng chưa nhiều. Tuổi đồng vị U-Pb phân tích bằng
phương pháp SHRIMP trên zircon trong granit gneis của khối Ca Vịnh hiện được một số nhà nghiên cứu
cho là sản phẩm siêu biến chất của hệ tầng Suối Chiềng đã cho 2933±12 và 2362±32 Tr.n. tương ứng với
Meso-Neoarkei; trên zircon trong granit Xóm Giấu xuyên cắt các tập đá phức hệ Suối Chiềng có tuổi
2264±8, 1964±23 Tr.n., tương ứng với Paleoproterozoi [Trần Ngọc Nam, 2001]. Các đá gabbroamphibolit
có tuổi 1800-1900 Tr.n. theo phương pháp Rb-Sr và 4 0 Ar/3 9 Ar, tương ứng với Paleoproterozoi xuyên vào
phức hệ Suối Chiềng [Trần Trọng Hoà, 1999]. Dựa vào các tư liệu trên, phức hệ này được xếp vào MesoNeoarkei.

Chương 2

LIÊN DÃY PALEOPROTEROZOI - NEOPROTEROZOI TRUNG
Liên dãy Paleoproterozoi - Neoproterozoi trung lộ ra ở các địa khu Hoàng Liên Sơn, Phu Hoạt
- Nậm Sư Lư và Kon Tum.
1. Địa khu Hoàng Liên Sơn
Ở địa khu Hoàng Liên Sơn, liên dãy Paleoproterozoi - Neoproterozoi trung phân bố ở á địa khu Phan Si
Pan, kéo dài từ Lào Cai đến Hoà Bình, gồm có các phức hệ Sin Quyền tuổi Paleoprotezoi sớm, Núi Con Voi
tuổi Mesoproterozoi và Ngòi Chi tuổi Meso-Neoproterozoi sớm, mà trước đây được mô tả chung là phức hệ
Sông Hồng [Dovjikov và nnk., 1965] tuổi Arkei.
1.1. Phức hệ Sin Quyền (PP sq) : Phức hệ Sin Quyền [Bùi Phú Mỹ, trong Phan Cự Tiến và nnk., 1977,
hệ tầng] phân bố thành dải kéo dài theo phương TB-ĐN bám sát diện phân bố của phức hệ Suối Chiềng mô
tả bên trên.
Mặt cắt chuẩn của phức hệ lộ ra dọc ngịi Phát từ mỏ đồng Sin Quyền đi về phía tây nam, thuộc địa
phận xã Bản Vược, huyện Bát Xát, Lào Cai, bao gồm đá phiến hai mica, đá phiến hai mica chứa graphit xen
các lớp đá phiến thạch anh - graphit, đá phiến thạch anh - felspat-biotit hạt vảy nhỏ, trung bình, dày 800 m,
chuyển lên đá phiến thạch anh - felspat - hai mica chứa graphit xen các lớp đá phiến amphibolit, lóp mỏng
đá hoa, đá phiến tremolit, dày hơn 700 m. Bề dày chung của phức hệ ở mặt cắt này là 1500 m.

Cũng tại huyện Bát Xát, các mặt cắt tương tự lộ ra ở các suối Tích Lan Hồ, Nậm Gia Hơ. Các mặt cắt
khác lộ ở đoạn đường từ cầu Làng Lech đi Tân An (Lào Cai), hạ lưu và trung lưu Ngòi Hút (Yên Bái) và
Suối Làng (Thanh Sơn, Phú Thọ). Dọc Ngòi Hút và các vùng lân cận còn gặp các lớp đá phiến hai mica disthen xen với đá phiến hai mica - granat và các thấu kính, lớp mỏng đá hoa, đá calcit-epidot-plagioclas.
Trong dải kéo dài từ Trấn Yên đến Thanh Sơn còn gặp đá phiến hai mica, thạch anh - felspat - hai mica xen
quarzit, quarzit magnetit.
Hệ tầng có thành phần ban đầu gồm chủ yếu trầm tích lục nguyên xen ít carbonat, đá núi lửa thành phần


Chương 1. Liên dãy Meso-Neoarkei

34

mafic, quarzit chứa quặng sắt. Trong một số lớp trầm tích lục ngun có chứa vật chất hữu cơ bị biến chất
thành graphit. Các đá bị biến chất khu vực đồng đều đến tướng epidot- amphibolit, bị uốn nếp phức tạp, bị
granit hoá mạnh ở một số nơi tạo nên phức hệ Ca Vịnh bị các khối xâm nhập Po Sen xuyên cắt.
Phức hệ Sin Quyền, theo tài liệu hiện nay, được coi là nằm chỉnh hợp trên phức hệ Suối Chiềng, về phía
trên, phức hệ có tiếp xúc kiến tạo với các phân vị giáp kề. Dựa vào quan hệ với phức hệ Suối Chiềng nằm
dưới, phức hệ được xếp vào Paleoproterozoi.
1.2. Phức hệ Núi Con Voi (MP nv)\ Phức hệ Núi Con Voi [Nguyễn Vĩnh, Phan Trường Thị, 1973, hệ
tầng] phân bố dọc theo dãy núi Con Voi, chạy dài trên bờ trái sông Hồng thuộc địa phận ba tỉnh Lào Cai,
Yên Bái và Phú Thọ, rồi chìm xuống dưới trầm tích Neogen - Đệ tứ của đồng bằng Bắc Bộ.
Mặt cắt chuẩn của phức hệ lộ ra dọc Ngòi Mười, Yên Bái. Tại các mặt cắt dọc đường lâm nghiệp từ
Trúc Lâu lên dãy núi Con Voi, dọc đường quốc lộ từ Bảo Yên đi Bảo Hà, cũng lộ khá


Chương 2. Liên dãy Paleoproterozoi - Neoproterozoi hạ

37

của vòm phát triển các hiện tượng migmatit hoá, granit hoá, các mạch pegmatit và thạch anh.

Theo thành phần trầm tích ban đầu, phức hệ gồm các trầm tích lục nguyên, lục nguyên- carbonat thành
tạo trong chế độ kiến tạo tương đối ổn định. Cho đến nay chưa phát hiện được hóa thạch trong các mặt cắt,
chưa quan sát được quan hệ địa tầng với các đá cổ hơn và trẻ hơn. Một số kết quả phân tích tuổi đồng vị của
các đá xâm nhập xuyên qua đá biến chất cho các giá trị từ 50 đến 380 Tr.n. [Dovjikov và nnk., 1965], và 600
Tr.n. bằng phương pháp SHRIMP xác định trên zircon [Carter A. et ai, 2001]. Trên cơ sở các kết quả nêu
trên, hệ tầng được xếp giả định vào tuổi Mesoproterozoi - Neoproterozoi hạ.
3. Địa khu Kon Tum
Ở địa khu Kon Tum, liên dãy Paleoproterozoi - Neoproterozoi hạ gồm có các phức hệ Kan Nack tuổi
Paleoproterozoi và Ngọc Linh tuổi Mesoproterozoi.
3.1. Phức hệ Kan Nack (PP kn): Phức hệ Kan Nack [Nguyễn Xuân Bao, Trần Tất Thắng, 1979] có cấu
trúc địa chất rất phức tạp, đã trải qua nhiều pha biến chất và biến dạng chồng lên nhau làm cho các đấu hiệu
về cấu tạo nguyên thuỷ hoàn toàn bị xố nhồ, khơng thể khơi phục lại thứ tự địa tầng của loại đá đã gặp, mà
được chia thành 5 nhóm đá chính mang tên riêng: granulit mafic Kon Cot, leptynit Xa Lam Cô, khondalit
Kim Sơn, granulit vôi Đắk Lô, granulit pyroxen thoi, trong đó granulit pyroxen thoi được tách ra và mô tả
trong phức hệ magma Sông Ba cũng như một phần granulit mafic có nguồn gốc từ đá gabbro được tách ra
và mô tả trong phức hệ Kon K'bang. Phức hệ Kan Nack có diện phân bố tương đối rộng rãi, từ vùng K’Bang
sang An Khê ở phía tây, cịn sang phía đơng chúng phát triển dọc sơng Biên, sơng Cơn (Bình Định), lên phía
bắc là các vùng Ba Tơ, An Lão và tiếp xúc với phức hệ Ngọc Linh qua đứt gãy Ba Tơ - Gia Vực. Dưới đây
là phần mơ tả các nhóm đá.
a. Gramdit mafic Kon Cot: Granulit mafic Kon Cot lộ ra nhiều nhất ở dọc sơng Ba đoạn chảy qua làng
Kon Cot, phía TB thị trấn Kan Nack, huyện K'Bang, Gia Lai. Với khối lượng nhỏ hơn, nhóm đá này cịn gặp
ở dọc sơng An Lão, Sơng Cơn, Bình Nghi (Bình Định). Thành phần thạch học bao gồm granulit mafic hai
pyroxen, làm thành những thể tò trong gneis biotit- sillimanit-granat-cordierit (leptynit) và bị các thể
granulit pyroxen thoi (enderbit và charnockit) xuyên cắt. Granulit mafic Kon Cot có thành phần tương ứng
với bazan.
b. Leptynit Xa Lam Cô: Leptynit Xa Lam Cô thuộc loại metapelit (biến chất ở tướng granulit), có thành
phần khống vật đặc trưng là thạch anh - plagioclas-biotit-granat-cordierit ± sillimanit ± hypersthen, đơi khi
có thêm spinel. Trong khối Kon Tum, leptynit Xa Lam Cô gặp khá phổ biến trong diện lộ của đá biến chất
tướng granulit khác và luôn chiếm khối lượng chủ yếu. Diện lộ quan trọng nhất gặp ở dọc Sông Ba từ Kan
Nack đến thượng nguồn, dọc sông Côn, sơng Biên, Hồi Ân, An Lão (Bình Định). Ở các vùng trên, leptynit

thường tạo thành dải có phương phân phiến ĐB-TN, bắt tù các đá granulự mafic Kon Cot. Thành phần
khống vật của leptynit Xa Lam Cơ khá đa dạng về phương diện khối lượng phần trăm, trong đó thạch anh
và felspat biển thiên khá lớn, nhưng có giá trị trung bình tương đương với đá gneis.
c. Khondalit Kim Sơn: Khondalit Kim Sơn cũng thuộc loại metapelit (biến chất ở tướng granulit),
nhưng có đặc điểm là rất giàu nhơm, thể hiện ở sự có mặt với hàm lượng lớn của sillimanit. Khondalit Kim
Sơn lộ ra ở các vùng An Lão, Chóp Chài (Bồng Sơn), Kim Sơn, Hồi Ân, Phù Mỹ (Bình Định). Thành phần
chủ yếu của khondalit là đá phiến thạch anh - biotit- granat-sillimanit-graphit, gneis biotit-granat-sillimanit
xen thấu kính hay lớp mỏng amphibolit có tàn dư pyroxen, các tập mỏng quarzit giàu graphit.
d.Granulit vôi Đẳk Lỗ: Granulit vôi Đắk Lô thực chất là đá hoa chứa diopsid và wollastonit, gặp trên
một diện tích rất nhỏ ở thể thấu kính tại thượng nguồn sông Ba (xã K'roong) trong diện lộ của leptynit Xa
Lam Cơ. Đá sáng màu hạt lớn, có thể nhìn rõ những hạt diopsid và olivin bên cạnh calcit và vvollastonit.
Ngồi ra, granulit vơi Đắk Lơ cịn gặp với khối lượng khơng đáng kể ở vùng An Lão (Bình Định).
Tính chất thạch hóa: Nhìn chung, granulit phức hệ Kan Nack thuộc về kiểu 1 (nhiệt độ siêu cao, chứa


38

II. ĐỊA TÀNG

thạch anh) và kiểu 2 (nhiệt độ siêu cao, không chứa thạch anh) theo phân loại của Osanai et al. [2001].
Granulit mafic: Loại granulit mafic có thành phần hóa học giống với bazan với hàm lượng các oxyt biến
thiên khá lớn: MgO = 3,18-12,95; Al20 3 = 5,32-20,30, trong đó phần nhiều có giá trị lớn. Chúng thuộc về
loạt tholeiit cao Fe và cao Mg, đồng thời một số lại thuộc loạt vơi-kiềm , trong đó loại thuộc loạt vơi-kiềm
(calc-alkaline) thường chứa hornblend.
Granulit pelit-felsic: Loại granulit pelit-felsic có thành phần SiC>2 biến thiên tương ứng với magma
felsic đến trung tính, hầu hết thuộc loạt vơi-kiềm (calc-alkaline), là nguồn cung cấp vật liệu cho các trầm
tích biến chất giàu nhơm này. Đồ hình khá dốc của đất hiếm nhẹ, rất phẳng của đất hiếm nặng và dị thường
âm của Eu là một đặc trưng của granulit pelit Kan Nack; điều này cũng thường gặp ở các metapelit thông
thường khác.
- Đặc điểm biến chất: Tổ hợp khoáng vật cộng sinh tiêu biểu của granulit Kan Nack được thể hiện trên

Bảng II.2.1.
Bảng 11.2.1. Tổ hợp khoáng vật cộng sinh tiêu biểu của granulit Kan Nack

Tên đá

Granulit mafic

Tổ hợp khoáng vật

Plagioclas - íeldspat K - biotit-diopsid-hypersthen-granat - thạch anh Plagioclasdiopsid-hypersthen-hornblend-biotit - thạch anh Pỉagioclas-diopsid-hypersthenhornblend-biotit

Granulit pelit-felsic

Plagioclas - thạch anh - feldspat K - hypersthen-granat-cordierit- sillimanitbiotit
Plagioclas - thạch anh - granat-cordierit-sillimanit-biotit-spinel Plagioclas thạch anh - granat-cordierit-sillimanit-biotit

Tất cả các tổ hợp cộng sinh khoáng vật đều phản ánh điều kiện biến chất tướng granulit của phức hệ
Kan Nack. Trong nhóm granulit mafic hiện tượng mọc xen tạo kiến trúc simplectit là rất phổ biến như
simplectit giữa hypersthen và plagioclas, giữa granat và hypersthen ... Các kiểu kiến trúc này phản ánh quá
trình giảm áp - đẳng nhiệt trong hoạt động biến chất tướng granulit. Chế độ nhiệt độ - áp suất tính được theo
các cặp khoáng vật nhiệt-áp địa chất cho thấy nhiệt độ dao động trong khoảng 800-1000°C và áp suất từ 8
đến 11 Kb.
- Hoạt động biến chất chồng quy mô khu vực. Biến chất chồng tướng amphiboliv. Hoạt động biến chất
chồng trên quy mô khu vực xảy ra rất rộng rãi trên toàn bộ diện lộ của phức hệ granuỉit Kan Nack, đặc biệt
là ở các vùng Kim Sơn, An Lão. Chồng lên các đá leptynit, khondalit ở vùng Kim Sơn phát triển đá phiến và
gneis biotit-sillimanit; chúng thay thế trực tiếp granat, cordierit. Ở vùng này, hoạt động biến chất chồng xảy
ra cực kỳ mạnh mẽ; hầu hết đá đã bị biến đổi hầu như hồn tồn, chỉ một số ít còn giữ được tàn dư của
cordierit và granat.
Biến chất chồng tuớng talc-chloritoid (áp suất cao, nhiệt độ thấp): Dọc đứt gãy Hoài Ân - Phù Mỹ
phương Đ-T phát triển một đai biến chất áp suất cao, nhiệt độ thấp rộng khoảng 2 km.

Thành phần thạch học của đai biến chất này chủ ýếu là đá phiến talc-chloritoid-granat. Tổ hợp cộng sinh
talc-chloritoid được thành tạo trong điều kiện áp suất tối thiểu là 15 kbar và khoảng nhiệt độ rộng: 300600°C (Spear, 1993).
Biến chất chồng tướng đá phiến lục: Chồng muộn nhất là đá phiến hai mica và đá phiến sericit - chlorit
phát triển dọc theo các đứt gãy dịch trượt, chiều rộng có khi đạt 2- 3 km. Đặc trưng nhất là các đá phiến
tướng phiến lục phát triển dọc sông Côn và các đứt gãy ĐB-TN ở các vùng Hồi Ân và An Lão. Dưới kính
hiển vi quan sát rõ muscovit thay thế cho biotit, sillimanit hoặc cordierit, chlorit thay thế biotit.
- Tuổi địa tầng: Phức hệ Kan Nack có quan hệ kiến tạo với các phức hệ Ngọc Linh và Khâm Đức - Núi


Chương 2. Liên dãy Paleoproterozoi - Neoproterozoi hạ

39

Vú và bị các thể magma tuổi già nhất biết được là metagabbro Phù Mỹ (>678 Tr.n.) và các đá magma trẻ
xuyên cắt. Các đá trầm tích trước biến chất của phức hệ Kan Nack có tuổi chắc chắn là Proterozoi vì chúng
bị gabbro phức hệ Phù Mỹ xuyên cắt. Các đá granulit mafic lại bị bắt tù trong granulit pelit-felsic, do vậy
nhiều khả năng là đá bazan tiền thân của granulit mafic cũng có tuổi rất cổ. Các thành tạo enderbitcharnockit và granit biotit-granat được mô tả trong phức hệ magma Sông Ba và Plei Man Kơ có thể được
thành tạo muộn hơn, trong Permi- Trias. Hiện tại phức hệ Kan Nack được tạm thời xếp vào Paleoproterozoi.
Tuổi biến chất'. Ở phía tây, trong vùng sông Ba, tuổi biến chất của phức hệ Kan Nack dao động trong
khoảng 230-260 Tr.n., còn ở phía đơng là khoảng 400-450 Tr.n.. Đó là 2 dấu mốc rõ nét nhất về hoạt động
biến chất khu vực của khối Kon Tum. Ngồi ra tuổi biến chất cịn được suy diễn từ tuổi của granit phức hệ
Chu Lai (với các mức tuổi 1324, 772, 373 và 295 Tr. n.), theo đó hoạt động biến chất ở khối Kon Tum cịn
có mức tuổi cổ là 772 Tr.n..
3.2. Phức hệ Ngọc Linh (MP nỉ): Phức hệ Ngọc Linh [Nguyễn Xuân Bao, Trần Tất Thắng, 1979] lộ ra ở
thượng nguồn sông Đắk Mi, Đ và ĐB tỉnh Kon Tum, thượng nguồn sông Re và vùng A Yun Pa. Trước đây,
phức hệ này được hiểu là gồm các đá biến chất tướng amphibolit với thành phần chủ yếu là gneis biotit,
gneis amphibol, đá phiến kết tinh và amphibolit. Năm 2000, đoàn khảo sát Việt-Nhật lần đầu tiên phát hiện
thấy tướng granulit ở khu vực đèo Măng Rời, huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum.
Thành phần thạch học của phức hệ khá đa dạng, bao gồm các nhóm đá chủ yếu sau: đá phiến kết tinh
Đắk Mi, gneis amphibol Sông Re, gneis biotit Ba Điền, amphibolit la Ban và granulit Đèo Măng Rơi.

a. Đả phiến kết tinh Đắk Mi: Nhóm đá phiến kết tinh Đắk Mi chiếm tới hơn 30% tổng khối lượng của
phức hệ Ngọc Linh, lộ ra rộng rãi ở thượng nguồn sông Đắk Mi, nam Ngọc Linh, Tu Mơ Rông, Đắk Tô, Kon
Plông, thượng nguồn sông Re (khu vực Sơn Hà, Ba Điền), ĐN Cheo Reo. Nhóm này bao gồm chủ yếu đá
phiến thạch anh - biotit, đá phiến hai mica, đá phiến thạch anh - felspat-biotit, đá phiến thạch anh plagioclas-biotit-amphibol và các loại đá phiến kết tinh giàu nhôm; đá phiến thạch anh - biotit-sillimanitgranat, đá phiến thạch anh - biotit-sillimanit (kyanit) ± cordierit.
b. Gns amphibol Sơng Re: Nhóm đá này có diện lộ khá lớn, chiếm khoảng 30% tổng khối lượng của
phức hệ Ngọc Linh, kéo từ thượng nguồn sông Re đến thượng nguồn sông Đắk Mi, nam Ngọc Linh, đèo Vi
Hơ Lắk, trong đó đặc trưng nhất là ờ vịm gneis Sơng Re. Nhóm đá này bao gồm gneis amphibol có thành
phần tương ứng diorit-andesit, gneis amphibol có thành phần tương ứng granodiorit-dacit, gneis amphibol có
thành phần tương ứng granit-ryolit.
Đặc điếm thạch hóa: Đối với các đá gneis có thành phần tương ứng với đá trung tính, thành phần hóa
học như sau: SÍƠ2 = 55,52-65,8 %; CaO = 3,24-6,21 %; Na20 = 2,42-4,11 %; K20 =


40

II. ĐỊA TÂNG

0,
71-3,2 %; MgO = 2-2,43 %; FeO = 3,01-4,99%; Fe2 03 = 1,39-3,14 %; A12 03 = 14,92-17,79
%; Ti02 = 0,53-1,19 %. Thành phần nàytương ứng với đá magma trung tính.
Các đá gneis amphibol Sơng Re có tính chất vôi-kiềm rất rõ, đồng thời các nguyên tố đất hiếm chuẩn
theo chondrit có đồ hình khá thoải và đa số có dị thường âm của Eu. Tính chất vơi- kiềm của magma khẳng
định chúng được thành tạo ở cung rìa lục địa hoặc cung đảo. Vì vậy, các thành tạo gneis amphibol Sông Re
nguyên thủy là các đá phun trào trung tính và có lẽ được hình thành trong bối cảnh rìa lục địa tích cực hơn
là cung đào.
c. Gneỉs bỉotit Ba Điền: Nhóm đá gneis biotit Ba Điền chiếm khoảng 20 % tổng khối lượng của phức
hệ Ngọc Linh, thường cộng sinh với nhóm
đá
phiến kết tinh Đắk Mi, lộ ra rộng rãi ở
thượng nguồn sông Đắk Mi, nam Ngọc

Linh, Tu Mơ Rông, Đắk Tô, Kon Plông,
thượng nguồn sông Re (vùng Sơn Hà, Ba
Điền), ĐN Cheo Reo.
Các đá trong nhóm này gặp ở hầu hết các
mặt cắt chứa đá phiến kết tinh Đắk Mi và
gneỉs amphibol Sông Re, nhưng với khối
lượng nhỏ hơn. Tham gia vào nhóm đá
này
có gneis biotit (Hình II.2.1), plagiogneis
biotit, gneis hai mica. gneis biotitHình 11.2.1. Gneis biotit phức hệ Ngọc Linh bị biến dạng (tác động
sillimanit-granat.
bời đứt gãy trượt bằng phải, phương 160°) và migmatit hóa. Mặt
Ảnh: Trịnh Văn
Ngồi những mặt cắt dọc thượng cắt Ngọc Tem - Sơn Lập.
Long
nguồn sơng
Đẳk
Mivà sơna Re nịu trên, có thể thấy nhóm
gneis biotit Ba Điền trong các mặt cắt
ỏ' vùng Son Tâv(Quảng Ngãi).
Dọc theo thung lũng các suối nhánh Đắk Tô Kan lộ gốc không liên tục với các đá chủ yếu là gneis biotit
hạt vừa bị migmatit hóa mạnh xen các lớp mỏng ampliibolit, gneis amphibol, calciphyr và plagiogneis
biotit. Các đá thường bị đút gãy, đá xâm nhập phức hệ Hải Vân và phức hệ Bà Nà dồn ép gây biến vị, xáo
trộn mạnh mẽ đưòng phương ĐB-TN đến á kinh tuyến.
d. Amphibolit la Ban: Amphibolit la Ban tương đối phổ biến trong phức hệ Ngọc Linh, gặp trong các
mặt cắt ở sông Re, Tu Mơ Rông, đèo Vi Hô
Lak, vùng Son Lập (Sơn Tây, Quảng Ngãi),
các vùng la Ban, la Khan (huyện A Yun Pa,
Gia Lai), trong đó amphibolit ỏ' la Ban có
khối lưọng lón nhất. Ngoại trừ ở la Ban,

thông thường tại các mặt cắt nêu trên,
amphibolit thường có dạng thấu kính nhỏ,
dạng khúc dồi, ít khi có dạng lóp chỉnh họp
với đá vây quanh. Trong mặt cắt Cheo Reo
đi
la H’Leo và suối la Ban, amphibolit phân
lóp dày (các lóp có bề dày 15- 110 cm)
s 2006
hàng trăm mét (Hình II.2.2)
Hình II.2.2. Amphibolit phân lớp dày, bị migmatit hóa. Địa điểm: suối la
Ban trong mặt cắt Cheo Reo - la H’Leo. Gia Lai.
Ánh Trịnh Văn Long


Chương 2. Liên dãy Paleoproterozoi - Neoproterozoi hạ

41

\en các thấu kính nhỏ horblendit, các lớp mỏng plagiogneis amphibol.
Phần ừên là sự xen kẽ giữa đá phiến kết tinh, amphibolit phân lóp dày và plagiogneis amphibol. Khối
lượng amphibolit chiếm 55-60 % tổng khối lượng mặt cắt với chiều dày 1500 m. Mặt cắt ở vùng la Khan
cũng có hình ảnh tương tự, chiều dày mặt cắt ở vùng này là 1200-1300 m. Các đá phiến kết tinh bị migmatit
hóa mạnh nhất tạo thành trường rộng, trong khi amphibolit bị migmatit hóa yếu hơn tạo các nebulit loang lổ.
Tại các mặt cắt ở sông Re, Sơn Lập, Tu Mơ Rông, ĐB Đắk Tô ... amphibolit la Ban cũng cộng sinh với
gneis amphibol Sông Re và đá phiến kết tinh Đắk Mi giống như ở la Ban, nhưng với khối lượng nhỏ hơn và
phân lớp mỏng hơn nhiều, đôi khi là dạng thấu kính hoặc bị đứt gãy tnrợt bằng tạo thành những thể khúc
dồi. Tại sông Re nhiều chỗ amphibolit bị bắt tù trong granit phức hệ Tà Ma, đặc trưng nhất là đoạn chảy qua
cầu Hà Giá (huyện Sơn Hà, Quảng Ngãi).
Đặc điểm thạch hóa: Thống kê của 15 mẫu silicat cho thấy amphibolit la Ban có hàm lượng Si0 2 thấp =
48,56-52,96 %; CaO = 8-11,73 %; Na 20 = 2,02-2,97 %; K20 = 0,31-2,59 %; như vậy chúng mang tính kiềm

Na trội hơn K, hàm lượng MgO = 4,98-7,5 %; FeO = 6,19-8,88 %; Fe 2 03 = 1,56-3,42 %; AI2O3 = 15,3816,16 %; Ti02 = 0,97-1,4 %. Như vậy, đây là loại amphibolit có thành phần tương ứng với bazan tholeiit
thơng thường.
■ Nhìn chung, tính chất tholeiit của amphibolit la Ban biểu hiện khá rõ, đồng thời tính chất vừa cao Fe, vừa
cao Mg của tholeiit cũng khá đặc trưng. Hơn thế nữa, một số mẫu còn cao Mg hơn mang tính chất của bazan
komatiit. Các tính chất này cũng hay gặp trong amphibolit của cung rìa lục địa và cung đảo.
Biểu đồ các nguyên tố vết chuẩn theo manti ngun thủy cho thấy chúng có đồ hình khá dốc, có dị
thường âm của Nb (thành tố đới hút chim - SZC), phản ánh bối cảnh rìa lục địa tích cực của q trình thành
tạo magma ngun thủy của amphibolit (tức bazan tholeiit).
e. Granulit Đèo Măng Rơi’. Đèo Măng Rơi nằm cách thị trấn Đắk Tô khoảng 40 km về phía BĐB theo
tỉnh lộ 672 từ Đắk Tơ đi Măng Ri. Trong một mỏ đá xây dựng ở lưng đỉnh đèo ỉộ ra khối đá khá lớn với
thành phần khá phức tạp. Nền đá cơ bản là gneis biotit sáng màu, trong đó xen kẹp các lớp mỏng đá
granulit: gneis biotit-sillimanit-cordierit-granat (GCSB), gneis biotit- hypersthen-granat (GOB). Các đá này
phân phiến rất rõ, nhiều chỗ bị mylonit hóa cực kỳ mạnh mẽ, định hướng theo phương chung là BTB-NĐN.
Ngoài ra trong gneis biotit sáng màu còn chứa những thể tù dạng khối nhỏ (15-20 cm) và thể thấu kính nhỏ
(25-30 cm) đá granulit mafic bao gồm granulit hai pyroxen - granat (GOC), granulit hai pyroxen - granathornblend (GOCH) và granulit hai pyroxen - hornblend (OCH). Trong vết lộ này còn gặp thể gabbro norit
màu đen nằm tù trong gneis biotit sáng màu, thêm nữa là thể granit pegmatit xuyên cắt tất cả các đá trên.
- Đặc điểm biến chất'. Tổ hợp khoáng vật cộng sinh của granulit Đèo Măng Rơi cũng giống như ở phức
hệ Kan Nack, thuộc chế độ nhiệt độ siêu cao và theo Nakano et al. [2004] chúng là sản phẩm của quá trình
giảm áp từ tướng eclogit với áp suất từ 17-18 kb và nhiệt độ khoảng 100 0 °c.
Các đá còn lại của phức hệ Ngọc Linh bị biến chất ở tướng amphibolit và đây là tướng phổ biến nhất
của phức hệ.
- Tuổi: Cho đến nay đã có khá nhiều tuổi đồng vị của gneis amphibol Sơng Re; nhìn chung các mức
tuổi từ trẻ đến cổ đều gặp, thường dao động từ 230 đến 2541 Tr.n., trong đó có những mức tuổi đáng tin cậy
được Trần Ngọc Nam thực hiện trên zircon (SHRIMP) của gneis amphibol, đó là các mức tuổi: 436, 869,
1455, 2541 Tr.n.. Trên cơ sở đó, phức hệ Ngọc Linh được để ờ mức tuổi Mesoproterozoi. Các đá của phức
hệ Ngọc Linh bị biến chất ở nhiều giai đoạn khác nhau, rõ nét nhất là vào khoảng 450 và 240 Tr.n.


42


II. ĐỊA TÀNG

Chương 3
LIÊN DÃY NEOPROTEROZOI THƯỢNG - SILƯR
Địa tầng liên dãy Neoproterozoi thượng - Silur hình thành trong các nhóm bể (khu vực) dưới đây:
Nhóm bể Bắc Bộ (1), được giới hạn ở phía T bằng đút gãy Sơng Mã và đứt gãy Điện Biên - Lai Châu
(Hình II.3.1), gồm các bể:
la. Bể Việt Bắc nằm giữa đứt gãy
Sông Chảy ở phía T và đứt gãy
Sơng Đáy ở phía Đ;
lb. Be Đơng Bắc Bắc Bộ có
phạm vi từ phía Đ đứt gãy Sông
Đáy;
lc. Bể Tây Bắc Bộ nằm giữa đứt
gãy Sơng Chảy ở phía Đ và đứt
gãy Điện Biên - Lai Châu ở phía
T, đút gãy Sơng Mã ở phía TN.
Nhóm bể Việt-Lào (2) nằm giữa
hai đứt gãy Sơng Mã, Điện Biên
Lai Châu ở phía TB và đứt gãy
Tam Kỳ - Phước Sơn ờ phía N.
Nhóm bể Nam Việt Nam (3)
nằm ở phía N đứt gãy Tam Kỳ Phước Sơn.
Trong
liên
dãy
Neoproterozoi thượng - Silur, ở
các bể khác nhau, có những gián
đoạn nhỏ có ý nghĩa địa phương
phân chia liên dãy thành 4 dãy

là:
1.
Dãy
Neoproterozoi thượng - Cambri
hạ; 2. Dãy Cambri trung Ordovic hạ; 3. Dãy Ordovic
trung - Silur, Wenlock; 4. Dãy
Hình 11.3.1. Sơ đồ phân bố các nhóm bể và bể trầm tích liên dãy Neoproterozoi
Silur, Ludlow - Pridoli.
thượng - Silur.
Dưới đây là phần mô tả liên
dãy địa tang Neoproterozoi thượng - Silur theo từng dãy kể trên ở các nhóm bể trầm tích theo trật tự từ Đ
sang T và từ B xuống N.


Chương 3. Liên dãy Neoproterozoi thượng - Silur

43

I. DÃY NEOPROTEROZOI THƯỢNG - CAMBRI HẠ
Dãy Neoproterozoi thượng - Cambri hạ lộ ra ở bể Việt Bắc, nhóm bể Tây Bắc Bộ và nhóm bể
Nam Việt Nam.
Ờ bể Việt Bắc, dãy Neoproterozoi thượng - Cambri hạ được phân chia ra là loạt Sơng Chảy gồm các
trầm tích biến chất mà trước đây đã được mô tả chung là hệ tầng Sông Chảy [Trần Văn Trị, !977] hoặc
hệ tầng Chiêm Hoá [Dovjikov A.E. và rrnk., 1965]. Loạt Sông Chảy bao gồm hai hệ lẳng Thác Bà tuổi
Neoproterozoi muộn và An Phú tuổi Neoproterozoi muộn - Cambri sớm.

Bảng 11.3.1. Sơ dồ phân chia và đối sánh các phân vị địa tầng thuộc liên dãy Neoproterozoi
thượng - Silur.



44

II. ĐỊA TẢNG

VIỆT - LÀO

NAM VIỆT NAM
DEVON b

Hòn Heo Cư Brei

SILUR

s,

Lâm

Huổi Nhị

Nậm Pìa

Việt Bắc

Sơng Mua Loạt Sơng Cầu
Bó Hiềng

Щщшщ
Đơng Sơn

0.


e4
e.
e,

NEOPROTEROZOI

Long Đại

Lutxia

Phong
Hanh

Hàm Rồng

A Vương

Suối Mai

Bến Khế

Sông Mã
;Carn^Đườm Nậm Cô \
Dá Đinh Sa Pa

Dông Bắc Bắc
Bộ Dưỡng ^Đô

Đẻn&_< -Sơ

Kiến AnD_

Phú Tấn/ Cô
Ngũ 'Mài< Tô

Sinh Vinh

Sông Cá

0,
o,

CAMBRI

Tây Bắc Bộ

Đại Giang

s,
s.
s,
ORDOVIC

Tân

BẢC BỌ

Chang Pung
Hà Giang Loạt
An Phú

Sông I-----------------------------------------------Chảy ' Thác Bà


Mi
Thần Sa


Chương 3. Liên dãy Neoproterozoi thượng - Silur

1. Bể Việt Bắc
Ở bể Việt Bắc, dãy Neoproterozoi thượng - Cambri hạ được phân chia ra là loạt Sông Chảy gồm các
trầm tích biến chất mà trước đây đã được mơ tả chung là hệ tầng Sông Chảy [Trần Văn Trị, 1977] hoặc hệ
tầng Chiêm Hoá [Đovịikov A.E. và nnk., 1965]. Loạt Sông Chảy bao gồm hai hệ tầng Thác Bà tuổi
Neoproterozoi muộn và An Phú tuổi Neoproterozoi muộn - Cambri sớm.
1.1. Hệ tầng Thác Bà (NP3 tby. Hệ tầng Thác Bà [Hoàng Thái Sơn và nnk. 1997] phân bố trong phức
nếp lồi Lơ-Gâm ở rìa ngồi khối granit Sơng Chảy, tại các vùng như Thanh Thuỷ, Tân Quang (Hà Giang),
nếp lồi Lục Yên (tỉnh Yên Bái) trong dải kẹp giữa các đứt gãy Sông Chảy và Sông Lô kéo dài về phía ĐN
đến Hà Nội và bị các trầm tích Đệ tứ của võng Sông Hồng phủ lên
Mặt cắt đặc trưng của hệ tầng dày khoầng 1430 m, gồm đá phiến thạch anh - hai mica xen đá phiến
mica, thấu kính mỏng đá hoa, quartzit và đá thạch anh - epiđot-calcit (1 10 0 m), chuyển lên quartzit,
quartzit mica xen đá phiến thạch anh - mica (330 m). Thành phần nguyên thuỷ của các đá kể trên là trầm
tích lục nguyên tướng biển nơng, ven bờ, phân lóp thơ đến trung bình, hình thành trong bối cảnh kiến tạo
tương đối ổn định. Các đá bị biến chất khu vực trong phạm vi tướng đá phiến lục, phần thấp tướng epiđotamphibolit. Tại các diện tích phát triển các khối magma, đá bị biến chất phân đới với phần nhân đạt tướng
amphibolit-epiđot như ở rìa ĐN khối granit Sơng Chảy, ТВ Lục n, Chiêm Hoá v.v..., đặc trưng bằng các
tổ hợp khoáng vật: 1) thạch anh + biotit + muscovit + granat + sillimanit; 2) thạch anh + biotit + muscovit
+ granat + staurolit.
Hệ tầng Thác Bà nằm chỉnh hợp dưới hệ tầng An Phú và có quan hệ kiến tạo với các hệ tầng khác, bị
khối granit Sông Chảy tuổi trước Devon xuyên cắt. Chưa phát hiện được hoá thạch và chưa có tuổi đồng vị
tin cậy. Tuổi Neoproterozoi muộn của hệ tầng cịn mang tính giả định.


45


46

II. ĐỊA TẢNG

1.2. Hệ tầng An Phú (NP3-£! ftp): Hệ tầng An Phú [Hoàng Thái Sơn và nnk., 1997] phân bố trong
phức nếp lồi Lơ-Gầm tại rìa ngồi khối granit Sông Chảy, như ở các vùng Thanh Thuỷ, Bắc Quang (Hà
Giang), nếp lồi Lục Yên (Yên Bái), trong dải kẹp giữa các đứt gãy Sông Chảy và Sông Lô, kéo dài về
phía ĐN đến Hà Nội và chìm xuống dưới trầm tích Đệ tứ của võng Sơng Hồng.
Hệ tầng An Phú có thành phần tương đối đồng nhất, gồm đá hoa sạch màu trắng đôi nơi loang lổ,
dạng khối, phân lớp thơ, ở phần dưới mặt cắt có xen ít thấu kính đá phiến thạch anh - biotit. Trong đá hoa
đơi nơi có graphit và phlogopit. Chưa phát hiện hố thạch và chưa có tuổi đồng vị tin cậy.
Hệ tầng có quan hệ chỉnh họp với hệ tầng Thác Bà, và bị xâm nhập Sơng Chảy có tuổi trước Devon
xun cắt. Hệ tầng Thác Bà và hệ tầng An Phú được hình thành trong bể ữầm tích lục ngun - carbonat
có thành phần tương đồng với loạt Sa Pa ở Tây Bắc Bộ và ở Tây Hoa Nam. Quan hệ giữa hệ tầng An Phú
và hệ tầng Hà Giang tuổi Cambri giữa nằm trên được coi là giả chỉnh họp. Tuổi Neoproterozoi muộn Cambri sớm của hệ tầng An Phú được xác định dựa vào các quan hệ địa chất.
2. Nhóm bể Tây Bắc Bộ
Dãy trầm tích Neoproterozoi thượng - Cambri hạ ở nhóm bể Tây Bắc Bộ lộ ra trong cấu trúc Phan Si
Pan, được phân ra là loạt Sa Pa tuổi Neoproterozoi muộn và hệ tầng Cam Đường tuồi Cambri sớm, và
trong cấu trúc Sông Mã được phân ra là hệ tầng Nậm Cô tuổi Neoproterozoi muộn - Cambri sớm. Gần
đây, ữong đo vẽ địa chất tỷ lệ lớn loạt Sa Pa đã được chia ra làm 2 hệ tầng là Cha Pả và Đá Đinh cùng có
tuổi Neoproterozoi sớm.
2.1. Hệ tầng Cha Pả (NP3 cp): Hệ tầng Cha Pả [Nguyễn Văn Hoành và nnk., 2000] lộ ra trong những
diện tích nhỏ nằm rải rác từ Lào Cai kéo xuống n Bái đến bắc Hịa Bình, gồm các trầm tích lục nguyên
biến chất.
Mặt cắt đặc trưng cùa hệ tầng lộ ra ở vùng bản Cha Pả, huyện Sa Pa (Lào Cai) với bề dày khoảng 500
m, gồm đá phiến thạch anh - felspat-muscovit xen đá phiến muscovit và quartzit xám, chuyển lên đá phiến
muscovit xen đá phiến tremolit, talc-tremolit, đá phiến calcit- muscovit và ít đá hoa dolomit ở phần trên

cùng. Chưa thu thập được hóa thạch trong hệ tầng. Các đá của hệ tầng bị biến chất đến tướng đá phiến lục.
Hệ tầng Cha Pả có quan hệ kiến tạo với các thành tạo cổ hơn; nó nằm chỉnh họp dưới hệ tầng Đá
Đinh. Tuổi Neoproterozoi muộn của hệ tầng được xác định dựa vào quan hệ này và mức độ biến chất của
hệ tầng.
2.2. Hệ tầng Đá Đinh (NP3 í/í/): Hệ tầng Đá Đinh [Nguyễn Văn Hoành và nnk., 2000] tạo thành các
dải và khối núi đá vôi không lớn nằm rải rác từ Lào Cai xuống Yên Bái.
Mặt cắt đặc trưng của hệ tầng lộ ra ở núi Đá Đinh với bề dày khoảng 600 m, bao gồm đá hoa hạt nhỏ
đến vừa, dạng hạt đường, phân lóp trung bình, chứa tremolit, đá hoa dolomit trắng phân lớp trung bình
đến dạng khối, chuyển lên đá hoa dolomit xen đá hoa phân dải chứa tremolit, muscovit và scapolit. Cho
đến nay chưa thu thập được hóa thạch trong hệ tầng.
Hệ tầng nằm chỉnh họp trên hệ tầng Cha Pả và không chỉnh họp dưới cuội sạn kết hệ tầng Cam
Đường. Tuổi Neoproterozoi muộn của hệ tầng được xác định dựa vào quan hệ địa tầng này và đối sánh
với đá vôi Dengying (Đăng Ảnh) ở Vân Nam (Trung Quốc) tuổi Sini.
2.3. Hệ tầng Nậm Cô (NP3-£i nc): Hệ tầng Nậm Cô [Dovjikov A.E. và nnk.,, 1965] phân bố thành các
diện lộ khá đẳng thước ở các vùng Mường Lay, Tuần Giáo (Điện Biên), Mường Lát, (Thanh Hoá) và
thành dải kéo dài, tạo nên nhân nếp lồi Sông Mã ở tỉnh Sơn La.
Mặt cắt đặc trưng của hệ tầng Nậm Cơ có bề dày khoảng 3000 m, gồm ba phần: Phản dưới chủ yếu
gồm đá phiến hai mica, hai mica - granat xen với đá phiến thạch anh - felspat phân lớp trung bình đến thơ,
dày hơn 1500 m; Phần giữa gồm đá phiến hai mica - sericit, hai mica - granat xen đá phiến thạch anh felspat, thạch anh - felspat-chlorit phân lớp và phân phiến mỏng, dày hơn 1000 m; Phần trên chủ yếu gồm
quartzit xen với đá phiến thạch anh - felspat - hai mica, sericit dạng vảy nhỏ, phân lớp mỏng đến trung
bình, dày hơn 500 m.
Quan hệ của hệ tầng với các đá cổ hơn chưa quan sát được; về phía trên, hệ tầng Nậm Cô bị cuội kết


Chương 3. Liên dãy Neoproterozoi thượng - Silur

cơ sở của hệ tầng Cambri trung Sông Mã phủ bất chỉnh hợp lên [Phan Sơn, 1974]. Ở phần trên cùng của
hệ tầng Nậm Cô đã phát hiện được bào tử cổ: Zonosphaeridium sp., Trachyoligotriletum sp.,
Archaeohystrichosphaeridium sp., Laminantes sp. tuổi Neoproterozoi muộn - Cambri sớm. Tuổi của hệ
tầng được xác định dựa vào hóa thạch và quan hệ địa tầng.

2.4. Hệ tầng Cam Đường (£i cd): Hệ tầng Cam Đường [Dovjikov A. E. và nnk, 1965] gồm trầm tích
lục nguyên chứa phosphorit, phân bố dọc bờ phải sông Hồng từ Lào Cai đến Yên Bái thành hai dải; dải
thứ nhầ từ Lũng Pô Hồ qua Cam Đường đến Bản Bán; dải thứ hai lộ khơng liên tục ở Gia Hơ, Sa Pa, Tả
Phình.
Mặt cắt đặc trung của hệ tầng lộ ra ở vùng Ngịi Đum dày 575 m, do Trần Hữu Dần mơ tả [Tống Duy
Thanh, Vũ Khúc và nnk., 2005] bắt đầu bằng cuội sạn kết đa khoáng, hạt cuội sạn là thạch anh và silic, ít
đá phiến, chuyển lên chủ yếu đá phiến mica - thạch anh ở phần dưới và đá phiến sericit ở phần trên. Bột
kết chứa phosphorit và carbonat gặp ở phần giữa của hệ tầng (dày khoảng 150 m). Bề dày của hệ tầng ít
thay đổi trên diện phân bố, trung bình khoảng 500 m.
Hệ tầng Cam đường nằm bất chỉnh họp trên hệ tầng Đá Đinh, quan sát được ở vùng Đá Đinh. Tuổi
Cambri sóm của hệ tầng Cam Đường được xác định dựa vào hoá thạch Tảo gồm Archaeohystrỉchosphaerídium sp., Bavlinella sp., Leiomarginata simplex, Gỉottìmorpha asỉica, Protosphaeridium
tuberculiferum, Tetraedrixium sp., Octaedrừium sp.. Bên cạnh đó, hệ tầng cịn có thể đối sánh với một hệ
tầng chứa phosphorit tương tự ở Vân Nam có hóa thạch Bọ ba thùy tuổi Cambri sớm.
3. Nhóm bể Việt-Lào
Dãy trầm tích Neoproterozoi thượng - Cambri hạ chỉ gồm có một hệ tầng Suối Mai tuổi
Neoproterozoi muộn - Cambri sớm.
3.1.Hệ tầng Suối Mai (NP3 -£ 2 s/w): Hệ tầng Suối Mai [Phan Trường Thị, Lê Duy Bách, 1970] phân
bố thành dải không liên tục ở các vùng Suối Mai, bản Nát, bản Chiềng... thuộc tây Nghệ An.
Mặt cắt đặc trưng của hệ tầng ở vùng Suối Mai dày khoảng 3500 m, gồm ở phần dưới các tập quartzit
mica hạt mịn phân lớp dày xen các lớp mỏng đá phiến mica có granat và chloritoid dạng phân nhịp, đày
1500 m, chuyển lên phyllit chứa biotit, chlorit, graphit xen các lớp mỏng đá phiến silic, quartzit và ít đá
hoa, dày khoảng 200 0 m.
Hệ tầng Suối Mai có lẽ nằm khơng chỉnh hợp trên các đá Tiền Cambri. Hệ tầng được xếp giả định
vào Neoproterozoi thượng - Cambri hạ.
4. Nhóm bể Nam Việt Nam
Dãy trầm tích Neoproterozoi thượng - Cambri hạ ở nhóm bể Nam Việt Nam chỉ gồm một phức hệ
Khâm Đức - Núi Vú.
4.1.Phức hệ Khâm Đức - Núi Vú (NP3-£ị kv)\ Phức hệ Khâm Đức - Núi Vú bao gồm các thành tạo
biến chất từ tướng amphibolit đến tướng đá phiến lục thuộc hệ tầng Khâm Đức [Nguyễn Văn Trang,
1985] và hệ tầng Núi Vú [Koliada A., 1991] trước đây. Phức hệ này phân bố khá rộng, từ vùng bắc Ngọc

Linh, Tắc pỏ đến Khâm Đức, Núi Vú, tây Kon Tum, có liên quan chặt chẽ với các thành tạo magma
mafic, siêu mafic tạo thành di chỉ của một vỏ đại dương (ophiolit).

47


48

II. ĐỊA TẢNG

Phức hệ Khâm Đức - Núi Vú gồm các nhóm đá sau: amphibolit Khâm Đức, gneis amphibol Trà Dơn,
gneis biotit Tiên An, đá phiến kết tinh giàu nhôm Hưng Nhượng, metacarbonat Thạnh Mỹ và các đá
magma metaultramafic Hiệp Đức, gabbroamphibolit Tà Vi, plagiogranit gneis Nậm Nin và chamockit
Đăk Broi. Các đá magma được tách ra và mô tả ữong Phần Magma.
a. Amphibolit Khâm Đức gồm chủ yếu đá amphibolit, thứ đến là đá phiến actinolit có thành phần
tương ứng với bazan. Amphibolit gặp trong các mặt cắt dọc sông Đăk My ở Khâm Đức, và các vùng Trà
Dơn, Tắc pỏ ờ thượng nguồn sông Tranh. Đá phiến actinolit phổ biển ở vùng Núi Vú, Đức Phú, tây Đăk
Glei, tây Quảng Nam v.v... Amphibolit thường cộng sinh với các đá mafic và siêu mafic cũng như với
gneis biotit.
Amphibolit Khâm Đức thuộc về loạt tholeiit và vơi-kiềm, trong đó có nhiều mẫu rơi vào trường bazan
komatiit (Hình II.3.2); đó là loại bazan cao MgO, khá đặc trung cho bể sau cung, tuy nhiên những đá
thuộc loạt tholeiit và vôi-kiềm lại có thể đặc trưng cho rìa lục địa tích cực hay cung đảo. Đồ hình nguyên
tố đất hiếm của một số amphibolit khá phẳng (Hình II.3.3), thường gặp ở các đá xuất sinh từ manti, một
số khác lại có dị thường âm của Eu, có lẽ do magma hỗn nhiễm với vỏ.
FeO + F&Q + TiQ(Mol)

FeO+ FẹQ +TiQ(Mol)

Hình 11.3.2. Biểu đồ Al203-(Fe0+Fe203+Ti02)-Mg0 theo Hình
11.3.3. Biểu đồ nguyên tố đất hiếm chuẩn theo Jensen, 1976

của các đá amphibolit Khâm Đức
chondrit của amphibolit
Hình II.3.4. Biểu đồ AI203-(Fe0+Fe203+Ti02)- phức hệ Khâm Đức.
Mg0 theo Jensen, 1976 của các đá gneis
amphibol Trà Dơn, phức hệ Khâm Đức.

b.

Hình II.3.5. Biểu đồ nguyên tố đất hiếm chuẩn theo chondrit của gneis amphibol Trà Dơn, phức hệ Khâm Đức.

Gneis amphibol Trà Dơn gồm gneis amphibol, đá phiến thạch anh - actinolit, gặp trong hầu hết các
mặt cắt dọc sông Đăk My ờ Khâm Đức, vùng Trà Dơn, thượng nguồn sông Tranh, các vùng Đức Phú,
Đức Bố, thượng nguồn sông Re, vùng núi Chư Sinh ở M’Đrăk, tây Kon Tum v.v...Chúng thường cộng
sinh với gneis biotit, amphibolit. Thành phần của gneis amphibol


Chương 3. Liên dãy Neoproterozoi thượng - Silur

Trà Dơn tương ứng với đá magma trung tính, loạt vơi-kiềm (Hình II.3.4), ngun tố đất hiếm có đồ hình
hơi dốc, một số mẫu có dị thường Eu âm (Hình II.3.5) đặc trung cho magma rìa lục địa tích cực hoặc cung
đảo.
C. Gneis biotit Tiên An. Nếp lồi Tiên An có cấu trúc khá cân đối, nhân là đá phiến kết tinh giàu nhôm
kiểu Hưng Nhượng xen với amphibolit và gneis biotit, hai bên cánh phát triển mạnh gneis biotit và đá
phiến kết tinh, ở phía tây nam cịn gặp đá hoa. Gneis biotit kiểu Tiên An còn gặp ở hầu hết các mặt cắt của
phức hệ Khâm Đức - Núi Vú, nhiều chỗ bị vị nhàu, uốn nếp mạnh mẽ khơng thể khơi phục thế nằm trầm
tích ban đầu. Thuộc về nhóm đá này cịn có các đá phiến thạch anh - biotit luôn cộng sinh với gneis biotit
và gặp ở tất cả các mặt cắt của phức hệ Khâm Đức.
d. Đá phiến kết tinh giàu nhâm Hưng Nhượng. Nhóm đá phiến kết tinh giàu nhôm bao gồm chủ yếu
là đá phiến thạch anh - biotit - sillimanit - granat ± kyanit ± graphit với hàm lượng sillimanit thay đổi từ
vài đến hàng chục phần trăm, khi đó đá này trờ thành vật liệu cao nhơm. Đơi khi trong graphit cịn có cả

xạ. Đá phiến kết tinh giàu nhôm đặc trưng nhất gặp ở các mặt cắt Hung Nhượng, Tiên An, Trà Nam. Tại
đây, chúng làm thành nhũng tập dày xen với gneis biotit-sillimanit, gneis biotit, đá phiến thạch anh - biotit
và amphibolit. Quarzit và metasilic cũng thuộc nhóm đá này, thường đi cùng với amphibolit, metagabbro
ở vùng Tắc pỏ (trong thành phần ophiolit).
e. Metacarbonat Thạnh Mỹ. Đá hoa gặp cộng sinh với amphibolit, gneis biotit và đá phiến biotit, đặc
trưng nhất ở “cửa sổ” Thạnh Mỹ, ngồi ra cịn gặp rải rác ở Tắc pỏ, Tiên An. Một số nơi còn gặp đá hoa
dolomit như ở Trà Giáp, thượng nguồn sông Tà Vi, Trà Mai, Trà Tập, Trà Dơn, Nước Lah, dọc sông Đăk
My và sườn đông Ngọc Linh. Đá hoa dolomit xám sáng chứa các di tích vi cổ sinh Monosphaeritae
indet., Scaphomorphidae và các di tích microphyton như Protosphaeridium sp., Saephomorphida,
Ellipsoidomorphida, Versimorphida, Ecromorphida gần gũi với các dạng Paleozoi sớm.
Phức hệ có quan hệ kiến tạo với phức hệ Ngọc Linh nằm dưới và bất chỉnh hợp với hệ tầng A Vương
tuổi Cambri giữa - Ordovic sớm nằm trên, đồng thời bị granit của phức hệ Chu Lai xuyên cắt và gây
migmatit hóa mạnh mẽ. Tuổi Neoproterozoi muộn - Cambri sớm của phức hệ được xác định dựa vào sưu
tập di tích vi cổ sinh trong đá hoa dolomit nêu trên và tuổi đồng vị của granit phức hệ Chu Lai (với các
mức tuổi 1324, 772, 373, 295 Tr.n.), còn hoạt động biển chất để lại dấu ấn rõ nét nhất là giai đoạn Permi Trias.
II. DÃY CAMBRI TRUNG - ORDOVIC HẠ
Dãy Cambri trung - Ordovic hạ lộ ra ở các bể Đông Bắc Bắc Bộ, Việt Bắc, Tây Bắc Bộ và nhóm bể
Việt-Lào.
1. Be Đơng Bắc Bắc Bộ
Ở bể Đơng Bắc Bắc Bộ, dãy trầm tích Cambri trung - Ordovic hạ gồm hệ tầng Thần Sa tuổi Cambri
giữa-muộn.
1.1. Hệ tầng Thần Sa (£2- 3 ts): Hệ tầng Thần Sa [Trần Văn Trị và nnk., 1964] gồm trầm tích lục
nguyên xen ít lóp carbonat, lộ ra ở nhân phức nếp lồi Bắc Thái - Hạ Lang, như ở thung lũng Thần Sa, Bồ
Cu (Thái Nguyên), vùng Na Rì qua suối Mỏ Đồng, Bản Rịa, Sảng Mộc đến Khuổi Mèo (Bắc Kạn) và ở
nếp lồi Bồng Sơn, như các vùng Trà Lĩnh và Phục Hoà (Cao Bằng).
Ở vùng mặt cắt chuẩn (Thần Sa, Thái Nguyên) hệ tầng dày gần 800 m, gồm 2 phần: 1) Cát kết dạng
quarzit, bột kết xen đá phiến sét phyllit hố, phân lóp mỏng, cấu tạo sọc dải, màu xám lục, tím đỏ khi
phong hố. Trên mặt lóp thường có nhiều vảy mica, nhiều vết giun bò, được gọi là Planolites, dày hơn
350 m; phần này được một số tác giả mô tả là hệ tầng Mỏ Đồng; 2) Đá phiến sét, sét vôi màu xám, phân
lớp mỏng song song, mặt lóp giàu vảy mica, chứa Bọ ba thuỳ (200 m), chuyển lên đá vôi sét dạng pelit

phân lớp mỏng xen đá phiến sét vôi sọc dải (120 m), ừên cùng là đá phiến sét phân lớp mỏng, phiến hố
dạng tấm, có xen những lóp kẹp mỏng và thấu kính sét vơi (100 m). Hố thạch gồm Bọ ba thùy Agnostus

49


50

II. ĐỊA TÀNG

cf. hedỉni, Lotagnostus cf. asiaticus, Hedinaspis sp., Proceratoyge (?) sp. Ở nếp lồi Bồng Sơn và ờ Trà
Lĩnh, Phục Hồ (Cao Bằng) hệ tầng gồm cát kết có xen đá phiến carbonat, đá phiến sét vơi chứa hố thạch
Bọ ba thùy Lotagnostus asiaticus, Lotagnostus cf. punc- tatus, Charchaqia cf. norini sp., Hedinaspis
regalis, Haniwa sp., Paraolenus ? bongsonensis.
Ranh giới dưới của hệ tầng chưa rõ; về phía trên hệ tầng nằm bất chỉnh hợp dưới trầm tích Devon hạ.
Tuổi của hệ tầng được xác định là Cambri giữa-muộn dựa vào Bọ ba thùy.
2.Bể Việt Bắc
Ở bể Việt Bắc, dãy trầm tích Cambri trung - Ordovic hạ gồm các hệ tầng Hà Giang tuổi Cambri giữa,
Chang Pung tuổi Cambri muộn và Lutxia tuổi Ordovic sớm.
2.2. Hệ tầng Hà Giang {Z2 hg)\ Hệ tầng Hà Giang [Trần Văn Trị và nnk., 1977] gồm các trầm tích
xen ít carbonat lộ ra ở Vị Xuyên, Bắc Quang (Hà Giang), Lục Yên (Yên Bái), Bắc Hà, Mường Khương
(Lào Cai).
Mặt cắt đặc trưng của hệ tầng lộ ra ở Vị Xuyên vói bề dày khoảng 2100 m, bao gồm đá phiến biotit thạch anh, đá phiến shungit, phyllit, đá phiến sét-sericit, đá phiến sét, bột kết thỉnh thoảng xen đá vôi dăm
kết xám, đá vôi trứng cá chứa Tảo và đá vôi hạt mịn. Bề dày của hệ tầng ở các vùng khác nhau thay đổi
nhiều, từ 500 m (Lục Yên) đến 1300-1700 m (Bắc Quang, Vĩnh Tuy), 2100-2500 m (Bắc Hà, Lào Cai).
Có tài liệu về sự có mặt của đá phiến amphibol, cát kết tuf dạng quarzit ở Bắc Quang, Vĩnh Tuy, Chiêm
Hoá [Trần Văn Trị và nnk., 1977; Nguyễn Đình Cần, 1994]. Đây là điều rất đáng chú ý và cần xem xét lại.
Trong phần trên của hệ tầng đã thu thập được Bọ ba thùy Annamitia sp., Paracoosia mansuyi,
Damesella paronai, Damesops biloba, Pseudagnostus ? sp. (ở mặt cắt chuẩn Vị Xuyên), Ptychoparia sp.,
Palaeobolus sp., Yohoaspis cf. pachycephala, Ptychoparia sp. và Tay cuộn Palaeobolus sp., Lingulella

tangshiensis, Westonia sp. (ở Bắc Hà, Lào Cai); ngồi ra cịn có các loại Tảo. Các hố thạch trên cho tuổi
Cambri giữa.
Ranh giới dưới của hệ tầng Hà Giang chưa quan sát được và được coi là bất chỉnh họp trên loạt Sơng
Chảy; về phía ừên hệ tầng nằm chỉnh họp dưới hệ tầng Chang Pung, quan sát được ở vùng Mường
Khương, Bắc Hà (Lào Cai).
2.2. Hệ tầng Chang Pung (£ 3 cp): Hệ tầng Chang Pung [Deprat J., 1915] là một hệ tầng lục nguyên carbonat lộ ra chủ yếu ở Đồng Văn (Hà Giang), ngoài ra còn gặp ở Vị Xuyên, Bắc Quang
- Vĩnh Tuy (Hà Giang) và Bắc Hà (Lào Cai).
Mặt cắt đặc trưng của hệ tầng lộ ra từ đồn biên phòng Chang Pung đến sông Nho Quế với bề dày
khoảng 1 20 0 m, gồm sự xen kẽ của các tập đá vôi, đá vôi dolomit, sét vôi với bột kết, đá phiến sét; trong
đó thành phần carbonat chiếm ưu thế. Hố thạch chủ yếu là Bọ ba thùy Cambri giữa và vài dạng Tay
cuộn. Ở phần dưới của hệ tầng đã thu thập được Bọ ba thùy Cyclolorenzella tonkinensis, Bỉackxveỉderìa
sp., Drepanura premesnili, Damesella brevicaudata, ... và Tay cuộn Billingsella tonkinỉana, ở phần giữa
hệ tầng - Bọ ba thùy Prochuangia mansuyi, Prosaukia angulata, Dictyella mansuyi, Tsinania s p . , c ò n ở
phần trên của hệ tầng - Calvinella walcotti và Tay cuộn Billingsella sp., Eoorthis sp.. Ở vùng Lô-Gâm, hệ
tầng gồm chủ yếu là đá vôi và đá vôi sét màu xám, phân lớp trung bình, phân dải khơng đều, chứa hoá
thạch Paramansuyella sp., Proceratopyge (Lopnorites) >n . Damesella sp., Proceratopyge cylindrỉca,... và
Billingsella aff. fluctuosa. Bề dày của hệ tầng có J thay đổi từ 450-500 m (vùng Lơ-Gâm), khoảng trên
800 m (vùng Đồng Văn) đến 1400-1600 m (vùng Bắc Hà) và 1600-2500 m (vùng Pha Hán - Phong
Quang).
Hệ tầng nằm chỉnh hợp giữa hệ tầng Hà Giang và hệ tầng Lutxia. Tuổi Cambri giữa của hệ ’ầng được
xác định dựa vào hóa thạch (Hình II.3.6).
2.3. Hệ tầng Lutxỉa (Oi lx)\ Hệ tầng Lutxia [Deprat J., 1915] lộ ra ở các vùng Đồng Văn, Thanh Thuỷ,
Vị Xuyên (Hà Giang) và thượng nguồn sông Gâm (Tuyên Quang).
Mặt cắt của hệ tầng gồm đá vôi và đá phiến sét, sét vôi xen kẽ nhau với bề dày thay đổi tùy từng vùng
phân bố, từ 200 m đến gần 400 m. Hoá thạch thu thập được chủ yếu là Bọ ba thùy Ordovic sớm như


Chương 3. Liên dãy Neoproterozoi thượng - Silur

Isotelus stenocephalus, Euloma? sp., Pseudokainella sp. (= Hysterolenus sp.), Bienvillia sp.,

Leiobỉenvillia sp., Hysterolenus sp..
Hệ tầng Lutxia nằm chỉnh hợp trên hệ tầng Chang Pung và bất chỉnh hợp dưới hệ tầng Si Ka tuổi
Devon sớm.

Hình 11.3.6. Hố thạch Tay cuộn và Bọ ba thụỳ Cambri:
1. Billingsella tonkiniana Mansuy, các khn ngồi, mẫu 22795, Hà Giang, hệ tầng Chang Pung, Cạmbri muộn; BT
Địa chất;
2. Calvinella walcoUi (Mansuy), Hà Giang, hệ tầng Chang Pung, Cambri muộn; sưu tập Trần Hữu Dần; 3.
Annamitia spinifera (Mansuy), mẫu 2248, vùng Penkai, Vân Nam, hệ tầng Hà Giang, Cambri giữa; sưu tập của J.
Deprat 1915; 4. Chanshaqia norìni Troedsson, vùng Bản Chấu, Thái Nguyên, hệ tầng Thần Sa, Cambri muộn; sưu
tập Phạm Kim Ngân, Trần Văn Trị; 5. Hedinaspis regalis Troedsson, mẫu C.6, vùng Bản Giốc, Trùng Khánh, Cao
Bằng, hệ tầng Thần Sa, Cambri muộn; sưu tập cùa Phạm Đinh Long; 6. Damesella brevicaudata Walcott, mẫu
2206, khiên đầu, hệ tầng Hà Giang, Cambri giữa; sưu tập của J. Deprat, 1915, BT Địa chất, Hà Nội.

51


52

II. ĐỊA TÂNG

3. Be Tây Bắc Bộ
Ở bể Tây Bắc Bộ, dãy trầm tích Cambri trung - Ordovic hạ gồm các hệ tầng Sông Mã tuổi Cambri
giữa, Ben Khế tuổi Cambri muộn - Ordovic sớm, Hàm Rồng tuổi Cambri muộn và Đông Sơn tuổi
Ordovic sớm.
3.1. Hệ tầng Sông Mã (£ 2 sm). Hệ tầng Sông Mã [Phạm Kim Ngân, trong Trần Văn Trị và nnk.,
1977] gồm trầm tích lục nguyên xen ít carbonat với trật tự địa tầng và bề dày khá ổn định, lộ ra thành 2
dải hướng TB-ĐN; dải thứ nhất - từ đèo Pha Đin (Lai Châu) xuống Bản Mỏ, Bản Phạ (Thuận Châu, Sơn
La), Bản Nam, Nà Viền (Mai Sơn, Sơn La), qua Lào, đến Suối Giá, Suối Tọi (Quan Hoá, Thanh Hoá); dải
thứ hai - từ TN Tuần Giáo (Lai Châu) xuống Cò Mạ (Thuận Châu, Sơn La), Chiềng Khương (Sông Mã,

Sơn La), qua Lào, đến Mường Lát, sơng Luồng, sơng Lị (Quan Hố, Thanh Hoá).
Mặt cắt đặc trưng của hệ tầng lộ ra dọc sơng Lị, từ Hồi Xn đi làng Bai (Quan Hóa, Thanh Hóa) dày
600-700 m, gồm chủ yếu đá phiến sericit xen lớp mỏng hoặc thấu kính đá vơi. Mặt cắt Sơng Luồng (Tây
Thanh Hố) dày gồm 4 phần: 1) Đá phiến sét-sericit, đá phiến thạch anh - sericit, đá phiến silic (180 m);
2) Đá vôi phân lớp mỏng, tái kết tinh, xen vài lớp đá phiến sericit (40 m); 3) Quarzit phân dải, xen đá
phiến sericit-biotit chứa carbonat, đá phiến thạch anh - sericit, đá vôi xám sáng xen đá phiến sericit-chlorit
(60 m) chứa Bọ ba thùy Cyclolorenzella cf. parabola, C. cf. convexa, Lorenzella (?) cf. tonkinensis,
Peronopsis sp., Pseudagnostus cf. douvillei, Drepanura sp. tuoi Cambri giữa; 4) Đá vôi xám sẫm phân lớp
mỏng, tái kết tinh, xen đá phiến sericit - thạch anh phân lớp mỏng (50 m).
Hệ tầng Sông Mã nằm bất chỉnh hợp trên hệ tầng Nậm Cô và chỉnh hợp dưới hệ tầng Hàm Rồng. Tuổi
Cambri giữa của hệ tầng được xác định dựa theo hóa thạch.
3.2. Hệ tầng Hàm Rồng (£3-Oi hr). Hệ tầng Hàm Rồng [Jacob, 1921] gồm các đá carbonat, phân bố ở
Tây Bắc Bộ thành hai dải hẹp không liên tục theo phương TB-ĐN. Dải thứ nhất từ đèo Pha Đin (Lai
Châu) xuống Bản Mỏ, Bản Phạ, Mường Chanh, Nà Viền (Sơn La), qua Lào, đến Quan Hóa và cầu Hàm
Rồng, đền Bà Triệu (Thanh Hóa). Dải thứ hai từ Cị Mạ đến Chiềng Khương (Sơn La), qua Lào, xuống
sơng Luồng, sơng Lị (Quan Hoá).
Mặt cắt chuẩn Núi Ban (đinh 80) - đền Bà Triệu (Hoang Hóa, Thanh Hóa) dày khoảng 320 m, gồm
các loại đá vôi và phân làm hai phần. 1) Đá vơi dolomit, đá vơi cát phân lóp mỏng (150 m) chứa Bọ ba
thùy Calvinella walcotti, Tsinania sp., Blountia sp. và Tay cuộn Billingsella tonkỉnìana\ 2) Đá vơi xám
sẫm, hạt mịn, phân dải, xen lóp mỏng đá phiến sét - chlorit, sét bột kết (170 m) chứa Tay cuộn Billingsella
sp.. Mặt cất “Đá vôi cầu Hàm Rồng” dày 250 m và cũng gồm hai phần như ở mặt cắt Núi Ban.
Ở các mặt cắt khác trong diện phân bố, hệ tầng cũng có thành phần tương tự, nhưng bề dày khác
nhau; 700 m ở Điền Lư (Bá Thước, Thanh Hoá) và Mai Sơn (Sơn La), 350 m ở đèo Pha Đin (Lai Châu).
Hoá thạch thu thập được ở các mặt cắt khác gồm Bọ ba thùy Anomocarina sp., Paracoosia mansuyi,
Dameselỉa brevicaudata, Proceratopyge sp., Blackwelderia sp., Drepanurapremesnili v.v... và Tay cuộn
Biỉlingselỉa sp..
Hệ tầng Hàm Rồng nằm chỉnh hợp trên hệ tầng Sông Mã (£ 2 sm) và dưới hệ tầng Đông Sơn (Oi ds).
Hoá thạch thu thập được giúp định tuổi Cambri muộn - Ordovic sớm cho hệ tầng, phù họp với quan hệ địa
tầng nói trên.
3.3. Hệ tầng Bến Khế (£-Oi bk): Hệ tầng Bến Khế [Dovjikov A. và nnk., 1965] gồm trầm tích lục

nguyên xen các tập lục nguyên - carbonat, phân bố ở Tây Bắc Bộ thành hai dải tách biệt nhau: dải thứ
nhất ở hạ lưu sông Đà, từ Suối Khoáng qua Bến Khế (Sơn La), xuống Hồ Bình, cna lèn phía bắc tới
Thanh Sơn (Phú Thọ); dải thứ hai ở thượng lưu sông Đà, từ Pa Ham qua ị.n Hồ đến Pa Tần (Lai Châu).
Mặt cắt chuẩn Bản Chanh - Bàn Khủa của hệ tầng dày trên 1100 m và gồm: 1) Cuội, sạn kết -.ạch anh,
cát kết hạt thô, phân lớp dày (140 m); 2) Đá phiến sét chứa vôi, phân dải, kẹp bột kết '50 m); 3) Đá vôi
xám sáng chứa nhiều tạp chất (150 m); 4) Quarzit hạt nhỏ, bột kết và đá rhiến sét bột kết (700 m). Ở BTB Tp Hoà Bình, thành phần carbonat giảm, và mặt cắt dày tới 2200 m. Ở mặt cắt Suối Săm, dày tới 1700
m, tuy phần thấp chưa lộ, có thêm đá phiến sét- iericit-chlorit phân dải, xen ít bột kết và quarzit hạt nhỏ.
Ở thượng lưu sông Đà, hệ tầng gồm đá rhiến thạch anh - sericit, xen ít lớp mỏng quarzit hạt nhỏ, khơng có


Chương 3. Liên dãy Neoproterozoi thượng - Silur

đá carbonat, dày tới 1150 m.
Nậm Cáy - đèo Sìn Hồ trong phần trên của hệ tầng có di tích tảo Mandchuriophycus sp.. Như
• ậy, ở thượng lưu sơng Đà thành phần đá đơn điệu, cịn ở hạ lưu, trầm tích lục ngun hạt mịn ;ảna dần
lên phía trên mặt cắt và theo hướng ĐB, các tập carbonat tăng ở phần giữa mặt cắt và ;iàm về phía Đ-ĐB,
bề dày tăng dần về phía ĐN.
Hệ tầng Bến Khế nằm bất chỉnh họp trên hệ tầng Đá Đinh (NP 3 dđ) và hệ tầng Sin Quyền NPỉ sq), và
bất chỉnh hợp dưới hệ tầng Sinh Vinh (O-S sv).

Hình 11.3.7. Hố thạch Bọ ba thùy và Bút đá Ordovic 1. Vietnamia douvillei (Mansuy), cranidium, mẫu T33/1, »1,
vùng Nà Mọ, Đinh Cả, Thái Nguyên, hệ tầng Nà Mọ, Ordovic giữa; sưu tập Phạm Kim Ngân, 1968; 2.
Leiobienvillia sp., cranidium, mẫu 494/14 x6, vùng đền Bà Triệu, Hoằng Hóa, Thanh Hóa, hệ tầng Đơng Sơn,
Ordovic sớm; sưu tập Phạm Kim Ngân, 1970; 3. Remopleurides sp., mẫu T.3 *3, vùng Thần Sa, Võ Nhai, Thái
Nguyên, hệ tầng Nà Mọ, Ordovic giữa; sưụ tập Phạm Kim Ngân, 1968; 4. Ogygites (?) annamensis Mansuy, khièn
đuôi, *1, vùng Đông Sơn, Thanh Hóa, hệ tầnc) Đơng Sơn, Ordovic sớm; sưu tập Mansuy, 1920; 5. Asaphopsis
jacobi Mansuy, «1: 5a, 5d, 5e- khiên đi, 5b, 5c- đõt thân, vùng Đơng Sơn, Thanh Hóa, hệ tầng Đông Sơn,
Ordoyic sớm; sưu tập Mansuy H.; 6. Dydimograptus sp., một đoạn thân, mâu VL 46/2, vùng Khe Tre, Thừa Thiên
Huế, hệ tầng Long Đại, Ordovic sớm; sưu tập Phạm Kim Ngân, 1994.


3.4. Hệ tầng Đông Sơn (Oi ds)\ Hệ tầng Đơng Sơn [Jacob Ch., 1921] gồm trầm tích lục nguyên, chủ
yếu hạt thô, phân bố không liên tục ở Tây Bắc Bộ, từ nam đèo Pha Đin (Lai Châu) xuống Bản Mỏ, Bản
Phạ, Muờng Chanh (Sơn La), vùng Cị Mạ (Sơn La) xuống sơng Luồng, sơng Lị, theo hai cánh của các
phức nếp lồi cẩm Thuỷ - Bá Thước, và ở vùng gần cầu Hàm Rồng (Thanh Hoá).
Mặt cắt chuẩn Đơng Sơn (bắc Tp Thanh Hóa) dày 250 m, chỉ gồm bột kết (100 m) và cát kết dạng
quarzit (150 m); còn ở Làng Vạc (Cẩm Thuỷ, Thanh Hố) hệ tầng dày 470 m, trong đó cát kết dạng
quarzit dày gần 400 m, trên và dưới cát kết này cịn có đá phiến sét vơi. Ở Mường Chanh (Mai Sơn, Sơn
La) hệ tầng cũng gồm cát kết dạng quarzit ở phần giữa và trên; dưới đó là đá phiến sericit, dày khoảng
300 m. Hoá thạch gồm Bọ ba thùy tuổi Ordovic sớm Asaphopsis jacobi, A. villebruni, Asaphellus
trinodosus, Annamitella asiatica, Bienvillia sp., Hysterolenus sp. và Chân rìu Cypricardinia mansuyi.

53


54

II. ĐỊA TẢNG

Hệ tầng Đông Sơn nằm chỉnh hợp trên hệ tầng Hàm Rồng và bất chỉnh hợp dưới hệ tầng Nậm Pìa (Di
np). Tuổi Ordovic sớm của hệ tầng được xác định dựa vào hóa thạch (Hình II.3.7)
4. Nhóm bể Việt-Lào
Ở nhóm bể Việt-Lào, thuộc dãy Cambri trung - Ordovic hạ có một hệ tầng A Vương, tuổi Cambri
giữa - Ordovic sớm.
4.1. Hệ tầng A Vương (E2 -O1 av)\ Hệ tầng A Vương [Trần Đức Lương, Nguyễn Xuân Bao và nnk.,
1980] gồm các trầm tích lục nguyên, lục nguyên - carbonat và đá phiến giàu vật chất than, bị biến chất ở
tướng đá phiến lục, phân bố ở Thừa Thiên Huế và Quảng Nam, Đà Nang.
Ở mặt cắt chuẩn A Rech, hệ tầng dày khoảng 2900 m, gồm 3 phần: 1) Đá phiến sericit - thạch anh,
quarzit, thấu kính đá hoa (700 m); 2) Cát kết dạng quarzit, ít đá phiến thạch anh - sericit (1500 m); 3) Đá
phiến sericit - thạch anh xen ít lớp mỏng quarzit (700 m). Ở Thừa Thiên Huế, hệ tầng cũng có thành phần
đá tương tự, dày 1800 - 2500 m. Hoá thạch rất nghèo, chỉ mới gặp các bào tử cố gồm

Archaeohystricosphaeridium sp., Tasmanites sp., Protosphaeridium sp., Ballesphaeridium brevispinosum,
thường gặp trong Cambri-Ordovic.
Hệ tầng A Vương nằm bất chỉnh h.ợp trên phức hệ Khâm Đức - Núi Vú và bất chinh hợp dưới hệ tầng
Long Đại (O1-S3 Id). Tuổi Cambri giữa - Ordovic sớm của hệ tầng được xác định dựa vào hóa thạch và
quan hệ địa tầng.
5. Nhóm bể Nam Việt Nam
Ở nhóm bể Nam Việt Nam, thuộc dãy Cambri trung - Ordovic hạ có hệ tầng Phong Hanh tuổi chưa
được xác định chính xác và hiện để là Cambri-Silur.
5.1. Hệ tầng Phong Hanh (Eỉ-Oi ph)\ Hệ tầng Phong Hanh [Trần Tính và nnk., 1997] lộ khơng liên
tục trên diện tích một vài km 2 ở vùng núi Phong Hanh, bắt đầu từ Diễn Điền, Ngân Sơn, qua Phong Niên
đến núi Đào (mỏ sắt Phong Hanh) và Quy Nhơn.
Hệ tầng có bề dày khoảng 1000-1300 m, gồm 3 phần: 1) Ở Phong Hanh gặp argilit, đá phiến sét đen,
các lớp kẹp andesit-porphyritoid, porphyroid (1- 2 m) và đá phiến silic phân dải; trong các lỗ khoan còn
gặp đá hoa dolomit (200-400 m); 2) Ở vùng núi Chợ Đào, gặp cát kết dạng quarzit, argilit, đá phiến có
andalusit và đá phiến silic chứa các vi mạch thạch anh - magnetit lấp đầy khe nứt (300-400 m); 3) Ở Diễn
Điền, Hồi Tín kéo đến Phong Niên gặp đá phiến thạch anh
- sericit phân lớp mỏng xen quarzit xám sáng (500 m). Ở vùng Quy Nhơn, hệ tầng lộ ra dọc đường xe lửa
từ núi Bình Thạch vào thành phố, cũng gồm 3 phần: đá phiến argilit màu hồng (300-500 m); cát kết dạng
quartzit xám chứa các thấu kính cuội kết (500 m); và cuội sạn kết đa khoáng (10 0 -20 0 m).
Các ranh giới dưới và trên của hệ tầng chưa quan sát được. Tuổi của hệ tầng giả định tuổi CambriSilur(?) trên cơ sở thành phần đá và mức độ biến chất thấp trong vùng phân bố chủ yếu các thành tạo Tiền
Cambri của khối Kon Tum.
Hệ tầng Phong Hanh nằm không chỉnh hợp trên các đá biến chất Tiền Cambri thuộc khối Kon Tum và
khơng chinh hợp dưới trầm tích Devon. Hệ tầng bị granit phức hệ Diên Bình có tuổi 418±12 và 444 Tr.n.
tương ứng với Silur xuyên cắt. Trên các cơ sở đó, hệ tầng được xếp vào Cambri trung - Ordovic hạ.
III. DÃY ORDOVIC TRUNG - SILUR, WENLOCK
Dãy Ordovic trung - Wenlock lộ ra ờ các bể ĐB Bắc Bộ, Tây Bắc Bộ và nhóm bể Việt-Lào.
1. Bể Đông Bắc Bắc Bộ
Ở bể Đông Bắc Bắc Bộ, dãy Ordovic trung - Silur, Wenlock gồm có các hệ tầng Nà Mọ tuổi Ordovic
giữa-muộn và Phú Ngữ, Tấn Mài, Cô Tơ cùng có tuổi Ordovic muộn - Silur, Wenlock.
1.1. Hệ tầng Nà Mọ (O2.3 nm)\ Hệ tầng Nà Mọ [Phạm Đình Long và nnk., 1981] gồm các trầm tích



Chương 3. Liên dãy Neoproterozoi thượng - Silur

lục nguyên tướng biển nông, lộ ra ở Thái Nguyên như các vùng Nà Mọ, thung lũng Thần Sa, Nậm Rắt gần
Chợ Mới và Lang Hít.
Hệ tầng dày trên dưới 450 m, thành phần khá đồng nhất, chủ yếu gồm bột kết xen đá phiến, chứa các
vảy mica nhỏ, chứa Bọ ba thùy Synhomalonotus birmanicus, Lonchodomas aff. yohi, Ceraurinus sp.,
Vietnamia douvillei, Remopleurides taỉiangensỉs ... và San hô Plasmoporella sp.. Ở các diện phân bố khác
nhau, hệ tầng Nà Mọ đều có quan hệ kiến tạo với các trầm tích giáp kề. Hố thạch kể trên giúp định tuổi
hệ tầng là Ordovic giữa-muộn.
1.2. Hệ tầng Phú Ngữ (O3 -S2/W): Hệ tầng Phú Ngữ [Phạm Đình Long và nnk., 1968] gồm các trầm
tích lục ngun chủ yểu hạt mịn xen các tập đá phun trào thành phần từ mafic đến axit kiềm, phân bố ở
các tỉnh Thái Nguyên và Bắc Cạn thành hai dải: dải thứ nhất kéo từ Đại Từ (Thái Nguyên) tới Chợ Rã
(Bắc Cạn), qua Bắc Mê đến Tòng Bá (Hà Giang); dải thứ hai từ Núi Lng, qua Ngịi Nắc, Vĩnh Tuy đến
Hương Sơn (Hà Giang). Ngồi ra, hệ tầng cịn lộ trong một diện tích nhỏ ở gần Nà Tuồng, phía nam
huyện Na Rì (Bắc Kạn).
Mặt cắt chuẩn của hệ tầng lộ ra ở vùng Gia Tòng - Phú Ngữ - Chợ Chu (Bắc Kạn) dày tới 2300 m,
gồm: 1) Đá phiến sét, sét silic, xen dạng nhịp các lớp mỏng cát kết, bột kết, đơi nơi có thấu kính đá vôi và
đá phun trào mafic (1100 m); 2) Cát kết, bột kết xen đá phiến sét, sét-silic, đôi nơi có thấu kính đá vơi và
đá phun trào axit (1200 m). Hoá thạch gồm Bút đá Climacograptus sp., Glyptograptus sp., Monoclimacis
sp.. Ở Chợ Đồn (Bắc Kạn), hệ tầng dày tới 3200 m, khơng có thành phần carbonat và thường bị biến chất
tiếp xúc. Ở Phủ Thông - Chợ Rã, hệ tầng dày khoảng 2000 m và có thành phần tương tự như mặt cắt
chuẩn. Tại vùng Na Rì, đoạn Nà Tuồng - Nà Dăm (Bắc Kạn), hệ tầng lộ trên một diện nhỏ, khơng có các
tập đá phun trào, chứa Bút đá Dictyonema sp., Diplograptus sp., Climacograptus latus, Cl. cf. scolaris,
Ptilograptus sp., Glyptograptus sp., Bọ ba thùy Agnostus perrugatus, Remopleurides aff. salteri, cho tuổi
Ordovic muộn - Silur, Wenlock. Ở Hà Giang, tại vùng Bắc Mê - Tòng Bá, hệ tầng dày 1800 m, trong mặt
cắt khá phổ biến đá phun trào axit, axit kiềm, nhưng ở vùng Núi Luông - Vĩnh Tuy, không gặp đá phun
trào và đá carbonat.
Hệ tầng Phú Ngữ thường có tiếp xúc kiến tạo với các trầm tích nằm dưới và nằm khơng chỉnh hợp

dưới các trầm tích Devon. Tuổi của hệ tầng được xác định theo hóa thạch.

55


56

II. ĐỊA TÂNG

1.3. Hệ tầng Cô Tô (O3-S2 ct)\ Hệ tầng Cô Tô [Dovjikov A. và nnk., 1961] gồm các trầm tích lục
nguyên, lục nguyên - nguồn núi lửa thành phần axit, lộ ra trên các đảo trong vịnh Bắc Bộ.
Tại các đảo Cơ Tơ và Lị Chúc San mặt cắt hệ tầng dày hơn 1000 m, gồm 2 phần: 1) Sạn kết tuf, cát
kết tuf hạt thô, màu xám, phân lớp dày, xen với các lớp mỏng bột kết và đá phiến sét đen, phân dải thanh;
2) Bột kết, cát kết, bột kết tuf, xen nhịp đều với các lớp đá phiến sét, sét silic màu đen, phân dải thanh.
Hoá thạch gồm các Bút đá Ordovic muộn - Silur, Wenlock như Spirograptus turriculatus gặp ở ĐN đảo
Cô Tô; s. cf. minor, s. cf. reguỉaris, s, cf. turriculatus, Oktavites aff. planus, Campograptus communis,
Monograptus priodon, Climacograptus sp., Streptograptus exiguus, ... ở đảo Thanh Lân; Demirastrites
triangularis ở đảo Núi Nhọn.
Do lộ ra trên các đảo, ranh giới dưới của hệ tầng không quan sát được, về phía trên, hệ tầng nằm
khơng chỉnh hợp dưới hệ tang Devon Đồ Sơn, quan sát được ở đảo Lò Chúc San. Tuổi của hệ tầng được
xác định dựa vào hóa thạch.
1.4. Hệ tầng Tẩn Mài (O3-S2 tm)\ Hệ tầng Tấn Mài [Dovjikov A. và nnk., 1965] gồm các trầm tích
lục ngun thường có dạng phân nhịp và phân dải, phân bố ở vùng duyên hải tỉnh Quảng Ninh thành một
dải dọc theo rìa ĐN đứt gãy Yên Tử - Tiên Yên - Tấn Mài, ngoài ra còn gặp ờ các đảo Cái Chiên và Vĩnh
Thực.
Mặt cắt chuẩn của hệ tầng lộ ra ờ Bắc Hà cối dày 1430 m, có thể phân thành ba phần: 1) Cát kết, bột
kết, xen lớp mỏng đá phiến sericit (dày 360 m); 2) Đá phiến sericit xen cát kết dạng quarzit, bột kết (800
m), chứa Bút đá Bohemograptus tenuis, Neoculograptus inexpectatus, Pristiograptus pseudodubius,
Lobograptus cf. crinỉtus tuổi Silur sớm; 3) Cát kết và bột kết xen đá phiến sericit, chứa Bút đá bảo tồn
kém (270 m). Ở mặt cắt Đồng Đăng - Hoành Bồ, đá chủ yếu hạt mịn, dày khoảng 1800 m. Mặt cắt Nam

Hả - Trường Thụ gồm bột kết màu nâu nhạt, cát kết quarzit xám xanh và đá phiến sét xám lục, dày gần
600 m. Ở các đảo Vĩnh Thực và Cái Chiên chỉ lộ phần thấp của hệ tầng, gồm đá phiến sét-sericit, đá phiến
sét than và ít cát kết dạng quarzit, dày 620 m.
Ranh giới dưới của hệ tầng Tấn Mài không quan sát được; hệ tầng nằm không chỉnh hợp dưới hệ tang
Devon Đồ Sơn hoặc Jura Hà cối. Tuổi của hệ tầng được xác định là Ordovic muộn
- Silur, Wenlock dựa vào hóa thạch nằm khá cao trong mặt cắt.
2. Be Tây Bắc Bộ
Ở bể Tây Bắc Bộ, dãy trầm tích Ordovic trung - Silur, Wenlock gồm có các hệ tầng Sinh Vinh và Ket
Hay.
2.1. Hệ tầng Sinh Vinh (O2 -S2 sv): Hệ tầng Sinh Vinh [Dovjikov A. và nnk., 1965] chủ yếu gồm các
đá carbonat, phân bố ở hạ lưu sông Đà thành những dải hẹp không liên tục từ vùng Suối Khoáng - Suối
Nhạp - suối Sinh Vinh (Sơn La), qua Làng Sèo - Làng Ngụ - Tu Lý (Hồ Bình) đến vùng núi Lưỡi Hái
(Thanh Sơn, Phú Thọ).
Mặt cắt chuẩn của hệ tầng lộ ra dọc bờ phải sông Đà, từ cửa suối Sinh Vinh đến cửa suối Nậm Tơn
(Mộc Châu, Sơn La) dày khoảng 800 m, gồm ba phần: 1) Cuội kết cơ sở (40 m); 2) Cát kết vôi, bột kết
vôi, đá vôi dolomit, đá vôi sét, chứa San hô Reuschia sp., Plasmoporella kiaeri, Favositella alveolata (400
m); 3) Đá vôi dolomit xám sáng, phân lớp dày, xen đá phiến sét vôi (350 m), chứa San hô Favosites aff.
forsbesi, F. cf. hisinger, F. cf. coreaniformis, Mesofavosites sp., Squameofavosites sp., Parastriatopora
sp.. Ở những nơi khác còn gặp Huệ bien Bistrowicrinus quinquelobatus và San hô Multisolenia ex gr.
tortuosa, Plasmoporella kiaeri. Đặc điểm chung của hệ tầng Sinh Vinh là trật tự mặt cắt khá ổn định trên
toàn diện phân bổ, thành phần lục nguyên chỉ có ở phần dưới của mặt cắt và giảm nhanh khi đi lên phía
trên, và bề dày hệ tầng giảm dần về phía ĐB của diện phân bố.
Hệ tầng Sinh Vinh nằm không chinh hợp trên hệ tầng Bấn Khế (Сз-Oi bk) và hệ tầng Đá Đinh (NP3
dd). Phủ chỉnh hợp trên nó là hệ tầng Bó Hiềng (S3.4 bh ). Hệ tầng được định tuổi là Ordovic
giữa - Silur Wenlock dựa vào hóa thạch và đối sánh địa tầng.
2.2. Hệ tầng Ket Hay (O3 -S1 kh)\ Hệ tầng Kết Hay [Lê Thanh Hựu, Vũ Xuân Lực, 2005] lộ ra theo


Chương 3. Liên dãy Neoproterozoi thượng - Silur


một dải hẹp ở TN tỉnh Sơn La, từ đèo Tràm Cọ qua Xà Kềnh, Bản Khng; ngồi ra cịn những diện lộ
khơng liên tục theo hướng TB-ĐN về phía tây Sơn La - Tuần Giáo.
Mặt cắt theo suối Pa Nó dày khoảng 230 m, gồm 3 phần: 1- Đá phiến sét-silic phân lớp mỏng (90 m);
2- Đá phiến sét-silic xen nhịp với đá phiến sét, bột kết xám đen, phân lớp mỏng (70 m); 3- Đá phiến thạch
anh - sericit-chlorit, đá phiến silic-vôi xám, phân lớp mỏng (70 m). Tại Phiêng Pằn mặt cắt cũng tương tự,
nhưng chi dày 50 m, chứa Bút đá Rastrites sp. tuổi Ordovic muộn và Demirastrites triangulatus,
Hedrograptus cf. rectangulatus, Diplograptus cf. modestus tuổi Silur sớm, Landovery.
Hệ tầng có tiếp xúc kiến tạo với các trầm tích giáp kề nên chưa xác định được quan hệ địa tầng. Dựa
vào hóa thạch và đối sánh chung, hệ tầng được tạm thời định tuổi là Ordovic muộn - Silur sớm.
3. Nhóm bế Việt-Lào
Ở nhóm bể Việt-Lào, dãy trầm tích Ordovic trung - Silur, Wenlock gồm các hệ tầng Sông Cả và Long
Đại cùng có tuổi Ordovic giữa - Silur, Wenlock.
3.1. Hệ tầng Sông Cả (O2-S2 sc): Hệ tầng Sông Cả [Fromaget J., 1928] phân bố từ Mường Xén,
Tương Dương đến Quỳ Châu (Nghệ An) và ở phía nam Sơng Cả từ biên giới Việt-Lào qua tây Nghệ An
xuống đến Kỳ Anh (Hà Tĩnh).
Mặt cắt chuẩn Huổi Thù dày 2320 m, gồm: 1- Đá phiến thạch anh - mica, cát kết dạng quarzit xen bột,
cát kết (470 m); 2- Cát kết đa khống, đá phiến thạch anh - sericit, đá vơi sét ở trên cùng (850 m); 3- Sạn
kết, đá phiến sét, cát kết, bột kết (1000 m), chứa Bút đá Monoclimacis vomerina, Pristiograptus
kweichihensis tuổi Silur sớm. Mặt cắt Mường Xén chỉ gồm đá phiến sét, cát kết, dày 1330 m, có lẽ ứng
với phần trên của mặt cắt Huổi Thù nêu trên đây. Ở vùng sông Cả và Phu Hoạt trong mặt cắt của hệ tầng
còn gặp đá phun trào axit.
Ranh giới dưới của hệ tầng Sông Cả chưa quan sát được, hệ tầng nằm chỉnh hợp dưới hệ tầng Huổi
Nhị. Hoá thạch Silur sớm được phát hiện ở phần trên của mặt cắt nên hệ tầng được xác định có tuổi
Ordovic giữa - Silur, có lẽ là Ordovic giữa - Silur, Wenlock.
3.2. Hệ tầng Long Đại (O2 -S2 Id): Hệ tầng Long Đại [Dovjikov A. và nnk., 1965] gồm trầm tích lục
ngun có cấu tạo phân nhịp, phân dải, xen đá phun trào trung tính đến axit, lộ ra ở Quảng Bình, Quảng
Trị và Thừa Thiên - Huế, từ phía nam đứt gãy Rào Nậy (Sơng Gianh) đến thượng nguồn sông Vàng.
Mặt cắt chuẩn Bản Ho - Vit Thu Lu dày 1450 m, gồm 2 phần: 1- Cát kết, bột kết và đá phiến sét phân
lớp dạng nhịp, ở phần dưới mặt cắt có xen các tập andesit, chứa Bọ ba thùy Ordovic muộn Cycỉopyge sp.,
Microparia (?) sagaviaformis, Ogygiocaris sp., Nileus sp. (700 m); 2- Đá phiến sét, bột kết, đá phiến sétsilic chứa Trùng tia (Hình II.3.8), đá phiến xen cát kết, bột kết, cấu tạo phân dải, chứa Bút đá Silur,

Wenlock Monograptus sp., Pristiograptus sp., Neodiversograptus nilsoni v.v... (750 m). Ở mặt cắt theo
suối Lệ Kỳ (TN Đồng Hới), hệ tầng dày 1930 m, có thành phần đá gần với mặt cắt chuẩn, nhưng có cuội
kết cơ sở và khơng chứa andesit, mà chi có cát kết tuf ở phần giữa mặt cắt. Hoá thạch ở phần giữa hệ tầng
gồm Bút đá Landovery Demirastrites convolutus, Monograptus halli, Oktavites spiralis. Ở phần trên của
hệ
tầng, ngoài những dạng Bút đá bên trên còn gặp Bohemograptus bohemicus, Monoclimacis sp..
Hệ tầng Long Đại nằm không chỉnh hợp trên hệ tầng A Vương và dưới hệ tầng Đại Giang nằm trên.
Tuổi của hệ tầng được xác định là Ordovic giữa - Silur, Wenlock.

57


58

II. ĐỊA TÀNG

Hình 11.3.8. Hố thạch Trùng tia (Radiolaria) trong hệ tầng Long Đại 1-3) Inaniguttidae
? gen. et sp. indet.; 4-15) Stigmosphaemstylus ? sp. aff. Stigmosphaerostylus subulata (Webby and Blom); 1620) Rotasphaera ? sp.; 21-30) Stigmosphaerostylus (?) spongia (Renz).
[Mẫu 122 của Trần Văn Trị, do T. Kurihara xác định và chụp ảnh, tài liệu chưa công bố]


×