Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Giáo án hội giảng cấp huyện Giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.66 KB, 7 trang )

GIÁO ÁN DỰ THI
GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP CƠ SỞ
Người giảng: Nguyễn Thị Hồng Phú
Đơn vị: Trường TH & THCS Trúc Lâu

Ngày soạn: ngày 10 tháng 12 năm 2018
Ngày giảng : Thứ năm, ngày 13 tháng 12 năm 2018
Lớp giảng: 4C – Trường Tiểu học Động Quan

TUẦN 15
LỊCH SỬ
NHÀ TRẦN VÀ VIỆC ĐẮP ĐÊ

Tiết 15:
I. Mục tiêu :
Học xong bài HS biết:
- Nhà Trần rất quan tâm tới việc đắp đê.
- Đắp đê giúp cho nông nghiệp phát triển và là cơ sở xây dựng khối đoàn kết dân
tộc.
- Có ý thức bảo vệ đê điều và phòng chống lũ lụt.
* THBVMT: Giáo dục ý thức, trách nhiệm trong việc góp phần bảo đê điều,
những công trình nhân tạo phục vụ đời sống.
II. Đồ dùng dạy học:
-Tranh cảnh đắp đê thời nhà Trần.
- Bản đồ
- Sưu tầm tranh ảnh về cảnh bão lũ, đê.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
1.Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS nêu bài cũ.


+ Nhà Trần ra đời trong hoàn cảnh nào?

Hoạt động của HS
- Học sinh nêu bài cũ – gọi nhận xét
bổ sung.
- Đầu năm 1226, Lý Chiêu Hoàng
nhường ngôi cho chồng là Trần
Cảnh, nhà trần được thành lập
Hà Đê Sứ; Khuyến nông Sứ; Đồn
điền sứ.


+ Ngoài các chức quan như ở thời Lí, nhà
Trần còn có thêm chức quan nào khác?
2. Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu bài mới
b) Nội dung bài:
* Hoạt động 1: Điều kiện nước ta và
truyền thồng chống lụt của nhân dân ta.
- Yêu cầu HS đọc SGK.(Từ Thời Trần…..
của ông cha ta.) và trả lời câu hỏi
+ Nghề chính của nhân dân ta dưới thời
trần là nghề gì?
+ Sông ngòi nước ta như thế nào? Chỉ
trên bản đồ tên một số con sông lớn?

- Học sinh đọc thầm SGK và trả lời
câu hỏi.
- Dưới thời trần nhân dân ta làm

nông nghiệp là chủ yếu.

- Hệ thống sông ngòi nước ta chằng
chịt. Có nhiều sông như sông Hồng,
sông Đà, sông Đuống, sông Cầu,
+ Sông ngòi đã tạo ra những thuật lợi và sông Mã...
khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp và
- Thuận lợi: Là nguồn cung cấp nước
đời sống nhân dân?
cho việc cấy trồng.
Khó khăn: Thường xuyên tạo ra lũ
lụt làm ảnh hưởng tới mùa màng,
sản xuất và cuộc sống của người
dân.
+ Cho HS quan sát tranh về hậu quả do lũ - HS nêu nội dung bức tranh.
lụt gây ra.
* KL: Sông ngòi cung cấp nước cho nông
nghiệp phát triển song cũng có khi gây lụt
lội làm ảnh hưởng đến sản xuất nông
nghiệp. Đắp đê phòng chống lụt lội là
truyền thống có từ ngàn đời của nhân
người dân Việt Nam.
* Hoạt động 2: Nhà Trần tổ chức đắp đê
chống lụt
- GV hướng dẫn hoạt động nhóm 4, đọc

- HS theo dõi


đoạn từ ( nhà Trần rất quan tâm… “triều

đại đắp đê” )
- GV giao phiếu bài tập cho các nhóm.

+ Nhà Trần đã có những biện pháp gì
trong việc đắp đê phòng chống lũ lụt

- HS trao đổi nhóm và làm việc với
phiếu BT
- Đặt ra Hà đê sứ để trông coi việc
đắp đê và bảo vệ đê.
- Năm 1248 lệnh mở rộng việc đắp
đê từ đầu nguồn các con sông lớn
đến cửa biển.
- Khi có lũ lụt tất cả mọi người đều
phải tham gia bảo vệ đê.
Các vua Trần cũng có khi từ mình
trông nom việc đắp đê.
- Đại diện 1 nhóm trình bày bài thảo
luận của nhóm lên bảng.

+ Cho HS quan sát tranh “cảnh đắp đê
dưới thời nhà Trần”
Nhóm khác nhận xét, bổ sung
* KL: Nhà Trần rất quan tâm đến việc
đắp đê phòng chống lụt bão. Đặt chức
quan Hà đê sứ để trông coi việc đắp đê.
Đặt ra lệ mọi người đều phải tham gia đắp
đê. Có lúc vua Trần cũng trông nom việc
đắp đê.
* Hoạt động 3: Kết quả công cuộc đắp đê

của nhà Trần. (Làm việc cả lớp)
- Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn: “Đến
thời nhà…phát triển.”


? Nhà Trần đã thu được kết quả như thế
nào trong công cuộc đắp đê.

* Liên hệ: Địa phương em nhân dân đã
làm gì để chống bão lũ.
* THBVMT: Giáo dục ý thức, trách
nhiệm trong việc góp phần bảo đê điều,
những công trình nhân tạo phục vụ đời
sống.

- Học sinh làm việc cá nhân đọc
SGK và trả lời câu hỏi.
- Hệ thống đê đã hình thành dọc theo
những con sông chính, nông nghiệp
phát triển, thiên tai lũ lụt giảm nhẹ.

* Kết luận: Dưới thời nhà Trần hệ thống
đê đã hình thành dọc theo những con sông
- Trồng rừng, không phá rừng đầu
chính, Giúp cho nông nghiệp phát
nguồn, chăm sóc và bảo vệ rừng...
triển,thiên tai lũ lụt giảm nhẹ, đời sống
nhân dân ấm no. Công cuộc đắp đê, trị
thủy làm cho nhân dân ta thêm đoàn kết.
3. Củng cố - dặn dò:

- GV chốt lại nội dung bài.
- Gọi 2-3 HS đọc nội dung tóm tắt (phần
in đậm) SGK – T 40
- Nhận xét giờ học, dặn học sinh chuẩn bị
bài sau: Cuộc kháng chiến chống quân...


GIÁO ÁN DỰ THI
GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP CƠ SỞ
Người giảng: Nguyễn Thị Hồng Phú
Đơn vị: Trường TH & THCS Trúc Lâu

Ngày soạn: ngày 8 tháng 12 năm 2018
Ngày giảng : Thứ ba, ngày 11 tháng 12 năm 2018
Lớp giảng: 1A – Trường Tiểu học Động Quan

TUẦN 15
TOÁN
LUYỆN TẬP

Tiết 57:
I. Mục tiêu:
- Thực hiện được phép cộng, phép trừ trong phạm vi 9.
- Viết được phép tính thích hợp với hình vẽ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ:
- Cho 2 học sinh lên bảng:
- 2 học sinh lên bảng tính.
9-0=
9-6=
9-0= 9
9-6=3
- Nhận xét .
3.Bài giảng:
Giới thiệu nội dung tiết luyện tập
Hướng dẫn học sinh làm lần lượt các BT
trong SGK.
Bài 1: ( cột 1,2) Tính. Tổ chức dưới dạng
trò chơi: đố bạn
GV nêu yêu cầu bài tập
- HS nghe , nhắc lại yêu cầu: Tính
- Yêu cầu HS tính nhẩm cá nhân
nhẩm.
- HD cách chơi
- Tổ chức cho học sinh chơi
- HS chơi, dưới lớp vỗ tay cổ vũ.
8+1=9
7+2=9
1+8=9
2+7=9
9-8=1
9–7=2


- Gọi 2 HS đọc lại phép tính ở 2 cột

Giáo viên chốt lại bài: Bài này củng cố về
tính chất giao hoán của phép cộng và quan
hệ giữa phép cộng và phép trừ.
Bài 2: (cột 1) Số? Tổ chức dưới dạng trò
chơi: tiếp sức
- Nêu yêu cầu bài toán
- Yêu cầu học sinh thảo luận theo cặp, làm
bài tập trên phiếu.
GV hướng dẫn cách chơi và luật chơi:
Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội 3 em lên chơi
trò chơi, các em có nhiệm vụ lần lượt điền
số vào chỗ chấm. Đội nào làm đúng, nhanh
thì đội đó thắng cuộc.
- Tổ chức chơi.

- GV cùng học sinh nhận xét, công bố kết
quả thắng thua của trò chơi..
Bài 3: (cột 1,3)
- Bài yêu cầu gì?
- Với bài tập này chúng ta cần làm gì
trước?
- Yêu cầu HS làm cá nhân

9–1=8
- HS đọc

9–2=7

- Nhắc lại yêu cầu: điền số thích
hợp vào chỗ chấm.

- Trao đổi theo cặp, điền kết quả
vào phiếu.
- HS nghe

- Học sinh chơi
Đội sao vàng
5+…=9
4+…=8
…+7=9

Đội sao đỏ
5+…=9
4+…=8
…+7=9

- Bài so sánh; điền dấu >, <, =
- Thực hiện phép tính trước sau đó
mới lấy kết quả so sánh với số còn
lại.
- HS làm việc cá nhân
- 2 học sinh lên bảng chữa bài.
5+4=9
9–0>8
9-2<8
4+5=5+4
- HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét
Bài 4: Viết phép tính thích hợp.
- GV nêu yêu cầu bài toán

- HS nghe, nhắc lại yêu cầu.
- Cho học sinh quan tranh và nêu thành bài - HS quan sát tranh
toán.
- 2 HS nêu thành bài toán: “ Có 3
con gà ở trong lồng và 6 con gà ở
ngoài lồng. Hỏi tất cả có mấy con
gà?”
Hoặc
- Có 6 còn gà ở ngoài lồng và 3 con
trong lồng. Hỏi tất cả có mấy con
gà?
- Yêu cầu cả lớp nêu lại bài toán
- Lớp đọc đồng thanh
- GV gợi ý để học sinh đặt phép tính đúng: - Hs trả lời


Để tìm được có tất cả mấy con gà ta làm
phép tính gì?
Yêu cầu học sinh viết phép tính vào vở ô li.

- Hs viết:
6

+

3

hoặc
3


+

6

GV kiểm tra 3-5 bài làm của học sinh, nhận - 1 HS chữa bài trên bảng.
xét.
* Cho học sinh học tốt làm bài tập 5.
4. Củng cố dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài học.
- HS nghe
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.



×