Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản của lao động trẻ di cư đến các khu công nghiệp hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại 2 tỉnh bắc giang và vĩnh phúc tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (682.54 KB, 27 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN VĂN HÙNG

TIẾP CẬN DỊCH VỤ CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN CỦA LAO
ĐỘNG TRẺ DI CƢ ĐẾN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP HIỆN NAY
(Nghiên cứu trường hợp tại 2 tỉnh Bắc Giang và Vĩnh Phúc)

N n : Xã hội học
M ố 9 31 03 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

Hà Nội – 2019


Cơng trình được hồn thành tại:
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

N ƣời ƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Đặng Nguyên Anh

Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Chí Dũng

Phản biện 2: PGS.TS. Lê Thị Thục

Phản biện 3: PGS.TS. Mai Văn Hai

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Học
viện tại Học viện Khoa học Xã hội – Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt


Nam.
Vào hồi: giờ ngày tháng năm 2019.

Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Học viện Khoa học Xã hội.


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh thúc đẩy tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhiều
khu công nghiệp (KCN) đã mọc lên ở hầu khắp các tỉnh, thành trên đất nước ta.
Xét về mặt tiến bố lịch sử, điều đó phản ánh sinh động về xã hội Việt Nam đang
chuyển đổi từ cơ chế quản lý kinh kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Bối cảnh trên đã dẫn đến những thay đổi mạnh mẽ về luồng di cư theo
chiều hướng di cư nông thôn – đơ thị, điều này gây ra những tác động tích cực và
tiêu cực cho bản thân người di cư và địa phương nơi đi, nơi đến. Ở góc độ người
di cư, bên cạnh những tác động tích cực, người ta dễ dàng nhận thấy là lao động
trẻ đến các KCN gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, nhất là việc tiếp cận dịch
vụ sức khỏe sinh sản, kết hoạch hóa gia đình (SKSS/KHHGĐ).
Tuy nhiên, trên bình diện khoa học, người ta vẫn thấy một khoảng cách
hay chính xác hơn là những thiếu hụt nào đó về những gì đang diễn ra trong cuộc
sống so với nguồn tri thức mang tính khái quát hóa lý luận về chúng. Quả thật,
trong nhiều năm qua, bức tranh tổng hợp về di cư, về chăm sóc sức khỏe
(CSSK), kể cả CSSKSS đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm bồi đắp. Những
mảng mầu về CSKSSS của lao động trẻ, nhất là lao động trẻ tại các KCN lại khá
mờ nhạt nếu như không muốn nói là vẫn cịn thiếu vắng.
Xuất phát từ những lý do vừa nêu, cả lý do về mặt thực tiễn lẫn lý do về

mặt lý luận chúng tôi đề xuất đề tài cho luận án của mình là Tiếp cận dịch vụ
CSSKSS của lao động trẻ di cư đến các KCN hiện nay, với hi vọng đóng góp
thêm các luận cứ khoa học phục vụ mục tiêu nâng cao chất lượng dân số và phát
triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay.
2. Mục đíc
Đem lại một sự hiểu biết tồn diện và có hệ thống về thực trạng tiếp cận
dịch vụ CSSKSS của lao động trẻ di cư làm việc tại các KCN tại địa bàn 2 tỉnh
Bắc Giang và Vĩnh Phúc. Không chỉ dừng lại ở việc mơ tả hiện tượng, luận án cịn
đi sâu phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận dịch vụ CSSKSS của lao
động trẻ di cư làm việc tại các KCN trên địa bàn 2 tỉnh Bắc Giang và Vĩnh Phúc.
Từ đó đề xuất một số giải pháp khắc phục khó khăn, nhằm tăng cường khả năng
tiếp cận dịch vụ CSSKSS của lao động trẻ di cư làm việc tại các KCN thuộc địa
bàn khảo sát.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Tiếp cận dịch vụ CSSKSS của lao động trẻ di cư làm việc tại các KCN ở
ba khía cạnh đó là: Thơng tin, tư vấn về SKSS/KHHGĐ; BPTT và các bệnh
LTQĐTD.


2
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Về không gian
Cuộc nghiên cứu được tiến hành khảo sát thực địa tại 4 KCN thuộc địa
bàn 2 tỉnh Bắc Giang và Vĩnh Phúc.
3.2.2. Về thời gian
Được tính từ khi lao động trẻ đi làm việc tại các KCN tính đến thời điểm
khảo sát.
3.2.3. Về vấn đề nghiên cứu
Tác giả chỉ tập trung vào 3 khía cạnh là: Việc tiếp nhận thơng tin, tư vấn

về CSSKSS/KHHGĐ, BPTT và các bệnh LTQĐTD.
3.3. Khách thể nghiên cứu
Đó là nhóm lao động trẻ (18-30 tuổi) di cư làm việc tại các KCN, những
nhà quản lý, người cung cấp dịch vụ và chủ nhà trọ.
4. P ƣơn p áp luận v p ƣơn p áp n iên cứu
4.1. Phương pháp luận
Theo từ điển Triết học do M.M.Rôdentan làm chủ biên, thuật ngữ phương
pháp luận được hiểu theo 2 nghĩa: 1) đó là lý luận về phương pháp và 2) đó là
tổng thể các phương pháp được sử dụng. Với nghĩa thứ nhất nghiên cứu này đã
chọn chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử làm cơ sở phương
pháp luận – với ý nghĩa cơ bản là: thế giới tự nhiên và thế giới xã hội được hình
thành, tồn tại và phát triển có tính qui luật, do đó bằng các phương pháp khoa học
người ta hồn tồn có thể nhận thức về chúng. Do đó, khả năng tiếp cận các dịch
vụ CSSKSS của lao động trẻ di cư ở các KCN cũng là hiện tượng xã hội mà
chúng ta có thể nhận thức được, để từ đó rút ra các bài học phục vụ cho sự nghiệp
phát triển bền vững của đất nước [31].
Còn với nghĩa thứ hai – tức là tổng thể các phương pháp được sử dụng thì
nghiên cứu này sử dụng cả hai loại phương pháp định lượng và định tính [31].
4.2 Phương pháp nghiên cứu
- Phân tích tài liệu thứ cấp: Bao gồm các cơng việc như tìm kiếm các văn
bản về những chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các
nghiên cứu trong và ngoài nước để phân tích theo mục tiêu của đề tài.
- Phương pháp định tính: Tác giả đã thực hiện 34 cuộc phỏng vấn sâu và
6 cuộc thảo luận nhóm mà thành phần bao gồm: Nhóm lãnh đạo quản lý, nhóm
cung cấp dịch vụ, chủ nhà trọ và nhóm hưởng lợi.
- Phương pháp định lượng: Khảo sát 363 lao động trẻ di cư đến làm việc
tại 4 KCN trên địa bàn 2 tỉnh Bắc Giang và Vĩnh Phúc.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Tìm hiểu các cơng trình khoa học có liên quan đến chủ đề nghiên cứu của
luận án, kể cả trong nước cũng như ở nước ngoài đã cho thấy bức tranh về di cư



3
nói chung, cũng như về CSSKSS của họ là khá đa dạng và phong phú. Tuy nhiên,
trong bức tranh chung đó vẫn cịn đường nét và mảng mầu bị khuất lấp, hoặc được
phản ánh song khá mờ nhạt, mà chủ đề nghiên cứu về tiếp cận dịch vụ CSSKSS
của lao động trẻ di cư tại các KCN là một ví dụ. Nhiệm vụ của luận án là tập trung
mô tả, phân tích những thuận lợi và khó khăn của lao động trẻ di cư trong tiếp cận
dịch vụ CSSKSS, những rào cản, yếu tố xã hội tác động đến tiếp cận dịch vụ
CSSKSS của họ. Kết quả là luận án đã mang lại một sự hiểu biết mới tương đối
toàn diện và có hệ thống về vấn đề tiếp cận dịch vu CSSKSS của lao động trẻ di
cư tại 4 KCN Song Khê - Nội Hồng, KCN Đình Trám, KCN Khai Quang và
KCN Kim Hoa thuộc địa bàn 2 tỉnh Bắc Giang và Vĩnh Phúc, qua đó góp phần
làm giầu có hơn và mới hơn cho bức tranh về di cư và CSSKSS của những người
di cư đã được định hình từ trước.
6. Ý n ĩa lý luận v ý n ĩa t ực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Ý nghĩa lý luận của luận án này được thể hiện ở chỗ tác giả đã định nghĩa
và thao tác hóa một số khái niệm có liên quan như: “tiếp cận dịch vụ”, “chăm sóc
sức khỏe sinh sản”, “lao động trẻ”, “di cư”, “khu công nghiệp”, v.v... Việc định
nghĩa và thao tác hóa như vậy góp phần làm sáng tỏ hơn nội hàm và ngoại diên
của các khái niệm này với tư cách là khái niệm để làm việc. Bên cạnh đó, việc vận
dụng các lý thuyết xã hội học như: lý thuyết về hành động xã hội; lý thuyết lựa
chọn hợp lý; lý thuyết mạng lưới xã hội trong luận án cũng góp phần kiểm chứng
tính phổ biến và mức độ phù hợp của các lý thuyết này trong điều kiện cụ thể của
Việt Nam hiện nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Xã hội Việt Nam đang ở trong tiến trình thúc đẩy CNH, HĐH, do đó việc
di cư đang ngày càng gia tăng về số lượng và đa dạng về hình thức và trở thành
một quy luật tất yếu. Điều này vừa là cơ hội vừa đặt ra không ít vấn đề cho địa

phương nơi đi, nơi đến và cả bản thân người di cư, trong đó có vấn đề CSSKSS.
Do vậy, nghiên cứu của đề tài, luận án mang ý nghĩa thực tiễn khá rộng lớn.
Trước hết, kết quả nghiên cứu của luận án sẽ cung cấp các luận cứ khoa học cho
các cơ quan quản lý và hoạch định chính sách; sau nữa luận án có thể là một tài
liệu tham khảo tốt cho các nhà khoa học, những người làm công tác nghiên cứu và
giảng dạy về xã hội học, cũng như những ai quan tâm đến vấn đề này.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục các cơng trình
khoa học của tác giả đã cơng bố, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội
dung luận án được cân nhắc để chia thành 4 chương: Chương 1: Dành cho việc
tổng quan tình hình nghiên cứu; Chương 2: Xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài;


4
Chương 3: Mô tả thực trạng tiếp cận dịch vụ CSSKSS, Chương 4: Phân tích các
yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận dịch vụ CSSKSS của lao động trẻ di cư.
C ƣơn 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. C ăm óc ức khỏe sinh sản của lao động nhập cƣ
Hiện nay, tuy đã có nhiều cơng trình nghiên cứu trong và nước ngoài liên
quan đến CSSKSS của lao động di cư, các nghiên cứu cũng đã chỉ ra những đặc
điểm về biện pháp CSSK giữa người di cư và người dân tại chỗ, xem xét các yếu
tố liên quan đến kiến thức về SKSS và tìm kiếm dịch vụ của người di cư để CSSK
ở khu đô thị Trung Quốc. Tuy nhiên, nghiên cứu đều khẳng định, chỉ có một tỷ lệ
nhỏ phụ nữ di cư báo cáo các vấn đề về SKSS [72]. Bên cạnh đó, lao động di cư
còn thiếu kiến thức về CSSKSS, tỷ lệ lao động nữ nhập cư mắc một số bệnh
nhiễm khuẩn đường sinh sản cao nhưng họ khơng biết được cách phịng, điều trị
và việc tiếp cận dịch vụ CSSKSS, SKTD còn nhiều khó khăn do điều kiện kinh
phí, thời gian và thơng tin do cơ sở cung cấp [70].
Cũng tại Trung Quốc, một số nghiên cứu khác liên quan đến SKSS/SKTD

của người di cư đã đưa ra nhiều nội dung để đo lường, đánh giá bao gồm hiểu biết
về các lệnh LTQĐTD, nhiễm khuẩn đường sinh sản, BPTT. Kết quả cho thấy,
trong số những người đã nghe/biết bất kỳ bệnh LTQĐTD, có 79,1% người
nghe/biết về bệnh lậu, 46,2% người nghe/biết về bệnh Condyloma, 86,1% người
nghe/biết về bệnh giang mai, 14,5% người nghe/biết về bệnh hạ cam và 82,2%
nghe/biết về bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản. Đáng quan tâm hơn có đến 75%
nhận định không sử dụng bất kỳ BPTT nào trong lần quan hệ tình dục đầu tiên.
Trong số ít người có sử dụng BPTT, có 85,5% cho rằng họ hài lịng với biện pháp
hiện dùng, 46,6% lực lượng lao động di cư đã không biết về những ưu
điểm/nhược điểm của phương pháp và 75,3% khơng có kiến thức về ngừa thai
khẩn cấp. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có tới 23,4% số người được hỏi trả lời đã
có quan hệ tình dục trước hôn nhân (một tháng trước cuộc điều tra) trong đó có
14,0% sử dụng BCS [73].
Khơng nằm ngồi biến động chung ở khu vực cũng như trên thế giới. Ở
Việt Nam, vào năm 2004 Tổng cục Thống kê đã thực hiện nghiên cứu về “Cần
đáp ứng nhu cầu CSSKSS/KHHGĐ của người di cư” cho thấy, hiểu biết về chăm
sóc SKSS/KHHGĐ của người di cư chưa đầy đủ; nhận thức về các vấn đề
SKSS/KHHGĐ, phá thai và bệnh LTQĐTD còn hạn chế; tỷ lệ sử dụng các BPTT
thấp (65,8%), nhất là phụ nữ tuổi 15-24 và chưa lập gia đình. Người di cư thường


5
tìm đến các hiệu thuốc khi gặp vấn đề về SKSS, do không biết nơi cung cấp dịch
vụ này [53].
Một nghiên cứu khác cũng nhận định, rất ít nữ di cư đã phải điều trị viêm
nhiễm đường sinh sản, nhưng nguy cơ mắc bệnh của họ vẫn cao vì điều kiện vệ
sinh, nước sinh hoạt của khu ở trọ không đảm bảo. Trong khi đó, mơi trường
chính sách chung hiện nay đã có nhiều cải thiện trong việc quản lý người di cư.
Việc cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản cũng khơng có sự phân biệt giữa người di
cư và người dân tại chỗ. Bản thân chính quyền các địa phương thì cam kết và đáp

ứng linh hoạt khi thực hiện các chính sách với tinh thần tạo điều kiện tối đa để
người di cư tiếp cận dịch vụ CSSKSS [63].
Năm 2010, Tổng cục DS-KHHGĐ và Học viện Quân y phối hợp thực
hiện đề tài “Khảo sát thực trạng và nhu cầu dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ của công
nhân ở một số KCN”. Để triển khai đề tài, nghiên cứu đã, sử dụng kết hợp giữa
phương pháp định tính, định lượng và thu thập số liệu thứ cấp. Địa bàn nghiên cứu
là các tỉnh Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Đồng Nai, Vĩnh Long. Mẫu nghiên cứu định
lượng là 1600 công nhân tại 4 tỉnh trên (4 tỉnh có KCN). Nghiên cứu này đã chỉ
ra, về nội dung của SKSS/KHHGĐ có 83,6% công nhân đã tưng nghe đến vấn đề
về SKSS, nội dung nghe nhiều nhất là cải thiện, chăm sóc bà mẹ và trẻ em trước
trong và sau sinh (77,3%), thấp nhất là quyền được quyết định hành vi sinh sản.
Mức độ tiếp cận của công nhân đối với các nội dung về SKSS còn hạn chế (>
50%). Kết quả cũng cho thấy, kiến thức về các bệnh LTQĐTD của lao động di cư
khá tốt, có 96,13% lao động di cư nghe/biết về HIV/AIDS, giang mai là 84,13%,
lậu (82,94%). Nhưng kiến thức về bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản lại khá thấp,
có tới 90,7% số người trả lời ít biết một triệu chứng của nhiễm khuẩn đường sinh
dục, 90,6% ít biết một hậu quả của bệnh nhiễm khuẩn. Về BPTT, có trên 86%
cơng nhân đã nghe nói hoặc đã sử dụng ít nhất một BPTT, trong đó đình sản có
97,1% và BCS có 86,7% [51].
Hiện nay, tuy đã có nhiều cơng trình nghiên cứu trong và nước ngồi liên
quan đến CSSKSS của lao động di cư, các nghiên cứu cũng đã chỉ ra những đặc
điểm về biện pháp CSSK giữa người di cư và người dân tại chỗ, xem xét các yếu
tố liên quan đến kiến thức về SKSS và tìm kiếm dịch vụ của người di cư để CSSK
ở khu đô thị Trung Quốc [72]. Tuy nhiên, nghiên cứu đều khẳng định, chỉ có một
tỷ lệ nhỏ phụ nữ di cư báo cáo các vấn đề về SKSS, trong khi đa số đối tượng này
đều thiếu hiểu biết, thiếu kiến thức liên quan đến các bệnh LTQĐTD. Cả hai khía
cạnh đó đều liên quan đến trình độ học vấn của người di cư và thời gian lưu trú tại
nơi đến. Ngồi ra, nghiên cứu cũng tìm thấy nhiều bằng chứng cho thấy việc tiếp
cận dịch vụ CSSK của phụ nữ di cư bị giới hạn bởi một số rào cản về cơ chế,
chính sách của trung ương và địa phương liên quan đến vấn đề nhập cư [72].



6
1.2. Vấn đề tiếp cận dịch vụ CSSKSS của lao độn di cƣ tại các KCN
 Hiểu biết của người di cư về SKSS và các bệnh LTQĐTD
Hiện người di cư đã có kiến thức về các bệnh LTQĐTD tương tự như
người dân tại chỗ. Có trên 80% người di cư cũng như người dân tại chỗ đã
nghe/biết đến các bệnh LTQĐTD, trong đó các bệnh được nghe biết đến nhiều
nhất là Lậu, Giang mai, Viên gan B [30].
Đặc biệt nhận thức về sử dụng các BPTT và KHHGĐ của người di cư
tăng lên đáng kể sau khi họ chuyển đến nơi ở mới. Thực tế này cho thấy người di
cư ít có khả năng làm tăng mức sinh tại nơi ở mới. Tuy vậy, số liệu điều tra lại
phát hiện ra vẫn còn 15% số phụ nữ được hỏi đã từng nạo hút thai, trong đó 1/3
trong số này chưa có gia đình [33]. Khơng những thế, tỷ lệ người nghe biết các
bệnh LTQĐTD đương đối cao (82,1% đến 90,5%). Trong đó nam giới nghe nói
tên các bệnh LTQĐTD cao hơn nữ giới, những người có thời gian cư trú dài tại
nơi ở hiện tại có hiểu biết về các bệnh LTQĐTD cao hơn người di cư có thời gian
cư trú tại nơi ở hiện tại ngắn hơn [55].
Về lây nhiễm HIV/AIDS thì ngược lại, tỷ lệ đã từng nghe đến HIV/AIDS
của người di cư và không di cư rất cao (96,8% người di cư và 97,4% người không
di cư) [30].
 Sử dụng dịch vụ SKSS/KHHGĐ của lao động di cư
Về KHHGĐ, bằng phương pháp tổng quan tài liệu, trong bài tham luận về
“Di cư và sức khỏe ở Việt nam, thực trạng, xu hướng và hàm ý chính sách” (Lưu
Bích Ngọc, 2016) cũng đưa ra nhận định rằng ở nhóm phụ nữ 15-49 tuổi có chồng
di và cả chồng họ có tỷ lệ sử dụng BPTT thấp hơn nhóm khơng di cư (37,7% so
với 58,6%). Một trong những nguyên nhân tạo nên khác biệt ở đây là tỷ lệ phụ nữ
di cư chưa có chồng cao hơn phụ nữ không di cư (61,0% so với 43,2%) và tỷ lệ
phụ nữ di cư muốn có thêm con cũng cao hơn (14,2% so với 10,7%) [30].
Cuộc điều tra di cư Việt Nam năm 2004: Di dân và sức khỏe do Tổng cục

Thống kê, Quỹ Dân số Liên hợp Quốc công bố năm 2006. Đây là cuộc điều tra cắt
ngang được tiến hành ở 11 tỉnh/thành phố và được xếp đại diện cho 5 khu
vực. Kết quả của cuộc điều tra đã chỉ ra rằng, tỷ lệ sử dụng các BPTT ở người di
cư thấp (65,8%) [55].
Sử dụng BPTT có sự khác biệt theo một số đặc điểm nhân khẩu xã hội
của người di cư. Phân tích theo nhóm tuổi, thì nhóm 25-39 tuổi là nhóm có tỷ lệ
sử dụng BPTT cao nhất và là nhóm có sự khác biệt giữa người di cư và người
khơng di cư ít nhất (75,4% người di cư và 76,9% người không di cư). Đối với
nhóm 15-24 tuổi, 59,5% phụ nữ di cư và 70,3% phụ nữ khơng di cư hiện đang sử
dụng BPTT. Nhóm 40-49 tuổi có 50,5% phụ nữ di cư và 49,7% phụ nữ không di
cư sử dụng BPTT [55].


7
1.3. Khoảng trống trong nghiên cứu về CSSKSS của lao độn di cƣ
Các nghiên cứu liên quan đến chủ đề SKSS cho người di cư của những tác
giả trước đã nhìn vấn đề ở nhiều chiều cạnh. Tuy nhiên, đối tượng lựa chọn bao
gồm cả nhóm lao động nhập cư và những người dân tại chỗ. Do vậy, kết quả
nghiên cứu đã đưa ra những nhận định, so sánh cho cả hai nhóm mà chưa làm rõ
được tình hình sử dụng dịch vụ CSSKSS của nhóm đối tượng di cư.
Các nghiên cứu có đề cập đến một số chiều cạnh của lĩnh vực
CSSKSS/KHHGĐ, trong đó tập trung nhiều về các bệnh LTQĐTD, nạo phát thai
an tồn mà ít đề cập đến thông tin, tư vấn về dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ, hay tiếp
cận các BPTTT của bản thân họ.
Nội dung về CSSKSS cho người di cư tại các KCN đã được nhiều tác giả
lựa chọn làm chủ đề nghiên cứu, trong đó có đề cập đến cả nhóm lao động di cư
theo mùa vụ, nhóm di cư tự do, v.v…Vì vậy, các khuyến nghị về chính sách được
đưa ra cịn chung chung, chưa đề xuất được mơ hình can thiệp tối ưu dành riêng
cho nhóm lao động di cư làm việc tại các KCN.
Các nghiên cứu hiện có chỉ ra nguyên nhân, việc tiếp cận dịch vụ của

công nhân trong các KCN gặp nhiều khó khăn vì thời gian làm việc của họ rất
“kín” và kéo dài. Ngay cả việc tổ chức đội lưu động vào tại doanh nghiệp để cung
cấp dịch vụ CSSKSS cũng không nhận được sự đồng thuận của lãnh đạo doanh
nghiệp. Bên cạnh đó, kiến thức về lĩnh vực CSSKSS, KHHGĐ của cơng nhân cịn
thiếu và khơng đầy đủ. Trong khi đó, phần lớn người lao động là những người trẻ,
trên dưới 30 tuổi, nhu cầu về kiến thức của họ còn rất nhiều trong khi những hành
vi thực hành về SKSS/KHHGĐ còn chưa đúng.
Vai trò của các nhóm, các tổ chức xã hội trong các KCN chưa được thể
hiện rõ nét, chưa bảo vệ được quyền lợi của người lao động, trong đó có quyền
được chăm sóc SKSS/SKTD của người di cư.
Do điều kiện sống, tình trạng cư trú nhóm lao động di cư đã bị lãng qn
trong q trình xây dựng và thực thi các chính sách về CSSKSS/KHHGĐ, điều đó
ảnh hưởng đến cơ hội tiếp cận dịch vụ của bản thân họ.
C ƣơn 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Địn n ĩa v iải thích các khái niệm làm việc
2.1.1. Khái niệm “tiếp cận”
Tiếp cận là khả năng, quyền hay cơ hội có hoặc sử dụng những thứ có thể
mang lại lợi ích (Từ điển Mac Millan). Tiếp cận cịn có nghĩa sự sẵn có của hệ
thống dịch vụ nào đó khi người sử dụng cần đến.
2.1.2. Khái niệm “sức khoẻ sinh sản”


8
Năm 1994, Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển họp tại Cairô, thủ đô
của Ai-Cập đã đưa ra định nghĩa về SKSS được tất cả các nước trên thế giới chấp
thuận và cam kết thực hiện: “SKSS là sự thoải mái hoàn toàn về thể chất tinh thần
và xã hội, khơng chỉ đơn thuần khơng có bệnh, tật hoặc tàn phế của hệ thống sinh
sản. Điều này cũng hàm ý mọi người kể cả nam và nữ đều có quyền được nhận và
tiếp cận các dịch vụ về CSSKSS, các biện pháp KHHGĐ an tồn, có hiệu quả và

chấp nhận được sự lựa chọn của mình, bảo đảm cho người phụ nữ trải qua các
quá trình thai nghén và sinh đẻ an toàn, tạo cho các cặp vợ chồng cơ may tốt để
sinh được đưa con lành mạnh” [52].
2.1.3. Khái niệm “CSSKSS”
CSSKSS là một tập hợp các phương pháp, kỹ thuật và dịch vụ nhằm giúp cho
con người có tình trạng sức khỏe sinh sản khỏe mạnh thơng qua việc phịng chống và
giải quyết những vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản. Điều này cũng bao gồm cả
sức khỏe tình dục với mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống và mối quan hệ giữa
con người với con người chứ không dừng lại ở chăm sóc y tế và tư vấn một cách đơn
thuần cho việc sinh sản và những nhiễm trùng qua đường tình dục.
2.1.4. Khái niệm “lao động trẻ”
Trước hết, hãy nói về khái niệm “lao động”. Định nghĩa về khái niệm này, Từ
điễn triết học do M.M.Rơdentan làm chủ biên đã trích 1 câu trong bộ tư bản của C.
Mác, mà theo đó, lao động trước hết “là một q trình diễn ra giữa con người với tự
nhiên, một quá trình trong đó, bằng hoạt động của chính mình, con người làm trung
gian, điều tiết và kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ với tự nhiên”. Tiếp đó, định nghĩa
này cịn chỉ rõ: “Bằng cách tác động tới giới tự nhiên bên ngoài, con người thay đổi cả
giới tự nhiên bên ngồi lẫn chính mình” [31]. Cịn khái niệm “trẻ” để chỉ đội ngũ
thanh niên, ở Việt Nam đó là những cơng dân có tuổi đời từ 16 tuổi đến 30 tuổi [42],
riêng các công nhân làm việc tại KCN phải đủ 18 tuổi. Vậy, có thể hiểu lao động trẻ là
người lao động có tuổi đời từ 18 đến 30 tuổi, đang làm việc để thay đổi thế giới tự
nhiên lẫn chính mình, trong đó có cả những người đang làm việc tại các KCN.
2.1.5. Khái niệm “di cư”
Từ điển Từ và ngữ Hán Việt của Nguyễn Lân định nghĩa về di cư như
sau: di là dời đi nơi khác, cư là ở, do đó di cư là dọn nhà đi ở nơi khác (Nguyễn Lân,
2002) [34]. Trong luận án này, khái niệm “lao động trẻ di cư”được hiểu là những lao
động tuổi từ 18-30, đã thay đổi nơi thường trú trong một khoảng thời gian ít nhất 3
tháng hiện đang sinh sống và làm việc trên địa bàn huyện, thị khảo sát.
2.1.6. Khái niệm “KCN”
Khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản

xuất cơng nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện,
trình tự và thủ tục quy định [9].


9
Thao tác hóa khái niệm
Sơ đồ thao tác hóa khái niệm

2.2. Các tiếp cận lý thuyết của luận án
2.2.1. Lý thuyết hành động xã hội
Weber đã chỉ ra sự khác nhau giữa hành động xã hội và khác và những
hành vi, hoạt động khác của con người. Nói tới hành động xã hội là nói tới việc
chủ thể gắn cho hành vi của mình một ý nghĩa chủ quan nào đó. Hành động, kể cả
hành động thụ động và khơng hành động, được gọi là hành động xã hội khi ý
nghĩa chủ quan của nó có tính đến hành vi của người khác trong quá khứ, hiện tại
hay trong tương lai, ý nghĩa chủ quan đó định hướng hành động. Khơng phải hành
động nào cũng có tính xã hội hay đều là hành động xã hội, hành động chỉ nhằm tới
các sự vật mà khơng tính đến hành vi của người khác thì khơng được gọi là hành
động xã hội [28].
Trong nghiên cứu này, lý thuyết hành động xã hội được áp dụng để xác
định bản thân lao động trẻ di cư, khi quyết định rời quê hương để đi tìm kiếm việc
làm tại địa phương khác, hay sử dụng dịch vụ CSSKSS tại nơi ở mới là một hành
động có động cơ và mục đích, quyết định di cư có thể được quyết định từ cá nhân
họ hay do tác động từ yếu tố bên ngoài, chịu sự chi phối bởi bối cảnh xã hội. Và
hành động có chủ đích nhưng cũng phải phù hợp với các khn mẫu quan hệ đã
được cấu trúc hóa bên trên các nhóm, tổ chức, thiết chế xã hội.
2.2.2. Lý thuyết lựa chọn hợp lý
Lý thuyết lựa chọn hợp lý, hay nói đầy đủ hơn là lý thuyết trao đổi và lựa
chọn hợp lý/duy lý. Lý thuyết lựa chọn hợp lý gắn liền với tên thuổi của George
Homans, James Coleman. James Coleman giải thích hiện tượng xã hội bằng



10
thuyết lựa chọn hợp lý. Tuy nhiên ơng đi tìm sự hợp lý trong các quan hệ xã hội
hay trong mạng lưới xã hội thông qua khái niệm vốn xã hội và vốn kinh tế. Ông
cho rằng trước khi tham gia vào các giai tiếp xã hội con người đã có sẵn một bộ
tiêu chuẩn ứng xử do nền văn hóa để lại thơng qua q trình xã hội hóa cá nhân.
Ông cho rằng, hành vi được điều chỉnh bởi các chuẩn mực, các chuẩn mực hướng
dẫn cho các chủ thể hành động thực hiện hành động của mình trong quan hệ hợp
lý với lợi ích của tập thể. Quan điểm này của Coleman rất chính xác trong xã hội
hiện nay. Vốn xã hội có thể tạo ra vốn kinh tế. Các nhà lý thuyết nhận định rằng,
vốn xã hội chính là chiếc chìa khóa để hiểu biết các quan hệ chính trị và năng lực
giao tiếp để tạo ra sự hợp tác hướng tới việc tạo ra sản phẩm xã hội cung. Vốn xã
hội được coi là rất quan trọng khơng chỉ ở cấp độ nhóm nhỏ mà cịn ở cấp độ vĩ
mô. Vốn xã hội không những chỉ được sử dụng trong các quan hệ phi chính thức
mà cịn trong cả các quan hệ chính thức [65].
Vận dụng lý thuyết lựa chọn hợp lý trong luận án này, chúng tơi sẽ đi sâu
tìm hiểu thêm các lao động trẻ có sự lựa chọn như thế nào trong việc tiếp cận ba
nội dung cơ bản của vấn đề nghiên cứu. Có phải sự lựa chọn của họ chỉ xuất phát
từ hoàn cảnh riêng và ý muốn chủ quan của mọi người, hay điều đó cịn phản ánh
tính quy luật của tiến trình CNH.
2.2.3. Lý thuyết mạng lưới xã hội
Mạng lưới xã hội “là một tập hợp các mối quan hệ giữa các thực thể xã
hội hay các chủ thể xã hội. Các thực thể xã hội này không nhất thiết chỉ là các cá
nhân mà cịn là các nhóm xã hội, tổ chức, thiết chế, cơng ty, xí nghiệp và cả các
quốc gia. Các mối quan hệ giữa các chủ thể xã hội cũng có thể mang nhiều nội
dung khác nhau từ sự tương trợ, trao đổi thông tin cho đến việc trao đổi hàng hóa,
trao đổi dịch vụ …” [7]. Vai trò quan trọng của mạng lưới xã hội đã được nhấn
mạnh trên nhiều phương diện, chẳng hạn như mạng lưới di cư được coi là nhân tố
quyết định tồn bộ q trình di cư trong nước và quốc tế [24].

Ứng dụng vào luận án này, lý thuyết mạng lưới xã hội đã gợi ý cho chúng
tôi rất nhiều về vai trò quan trọng của các mối quan hệ xã hội trong việc thúc đẩy
quá trình di cư. Bởi di cư vốn là quá trình mang nhiều bất trắc, một mạng lưới xã
hội tin cậy sẽ góp phần làm giảm bớt những rủi ro. Các liên kết xã hội giữa nơi
xuất cư và nhập cư sẽ góp phần giảm các rào cản (kinh tế, tâm lý, văn hóa) của
quá trình di cư, đồng thời làm tăng vận hội thành công tại nơi đến.
2.3. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
2.3.1. Câu hỏi nghiên cứu
Thứ nhất: Việc tiếp cận dịch vụ CSSKSS của lao động trẻ di cư đến các
KCN hiện nay đang diễn ra như thế nào? Những thuận lợi và khó khăn mà họ
đang gặp phải là gì?
Thứ hai: Yếu tố nào ảnh đến tiếp cận dịch vụ CSSKSS của lao động trẻ di


11
cư đến các KCN tại địa bàn 2 tỉnh Bắc Giang và Vĩnh Phúc?
Thứ ba: Những khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ CSSKSS của lao
động trẻ di cư tại các KCN là hiện tượng xã hội mang tính phổ biến, hay nói khác
đi là mang tính quy luật trong tiến trình CNH, HĐH, hay đó chỉ là hiện tượng
mang tính ngẫu nhiên và tức thời khơng cần khắc phục?
2.3.2. Giải thuyết nghiên cứu
Thứ nhất: Việc tiếp cận dịch vụ CSSKSS của lao động trẻ tại các KCN
hiện đang gặp phải nhiều khó khăn điều đó được thể hiện không chỉ ở khâu tiếp
nhận thông tin, tư vấn mà còn cả ở việc sử dụng các BPTT, phòng các bệnh
LTQĐTD.
Thứ hai: Những khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ CSSKSS của lao
động trẻ ở các KCN hiện nay có nguồn gốc từ cả hai nhân tố khách quan và chủ
quan. Về khách quan, đó là điều kiện sống và làm việc ở một môi trường mới là
KCN mà lao động trẻ phải có khoảng thời gian để thích nghi. Cịn về chủ quan, đó
là do nhận thức chưa đầy đủ của chính bản thân họ đối với vấn đề CSSKSS.

Thứ ba: Những khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ CSSKSS của lao
động trẻ tại các KCN trong cả nước nói chung, cũng như ở hai tỉnh Bắc Giang và
Vĩnh Phúc nói riêng, là một hiện tượng phổ biến, là quy luật trong các xã hội đang
chuyển để từ nền văn minh nông nghiệp sang nền văn minh cơng nghiệp hiện đại,
do đó chúng ta hồn tồn có thể nhận thức được sự vận hành của chúng để tìm ra
giải pháp khắc phục.


12
2.3.3. Khung phân tích

Bối cảnh kinh tế - xã hội
Chủ chương, chính sách của Đảng, Pháp
luật của Nhà nước

- Đặc điểm nhân khẩu xã
hội: Giới tính, nhóm tuổi, dân
tộc, học vấn, thành phần dân
tộc, tình trạng hơn nhân…
-Điều kiện sống, làm việc
của lao động trẻ di cư: Thời
gian sống tại nơi đến, đăng ký
tạm trú, thời gian làm việc tại
KCN, thu nhập, nhà ở, dịch
vụ y tế.....)

- Biết về dịch vụ
CSSKSS
-Biết địa chỉ cung cấp
dịch vụ CSSKSS

- Mức độ hài lòng

Tiếp cận dịch vụ CSSKSS của lao động trẻ di
cư đến các KCN


13
C ƣơn 3
THỰC TRẠNG TIẾP CẬN DỊCH VỤ CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN
CỦA LAO ĐỘNG TRẺ DI CƢ
3.1. T ực trạn tiếp cận t ôn tin, tƣ vấn về CSSKSS/KHHGĐ.
3.1.1. Hiểu biết về dịch vụ
Có tới 86,2% số lao động trẻ di cư biết về dịch vụ thông tin, tư vấn về
CSSKSS/KHHGĐ. Lao động trẻ di cư cũng có ý kiến khác nhau về cơ sở cung
cấp dịch vụ này, có 72,2% số người được hỏi trả lời Trạm Y tế có cung cấp thơng
tin, tư vấn về CSSKSS/KHHGĐ, tiếp đến là các cơ sở y tế tư nhân, hiệu thuốc
(65,8% ý kiến).
3.1.2. Tiếp cận thông tin, tư vấn về CSSKSS/KHHGĐ
Có 72,7% số lao động trẻ di cư làm việc tại các KCN đã được thông tin,
tư vấn về CSSKSS/KHHGĐ so với một tỷ lệ nhỏ (27,3%) người chưa được tiếp
cận. Tại các KCN có chính sách hỗ trợ cho cơng nhân, có tới 79,0% lao động trẻ
trả lời đã tiếp cận dịch vụ, tỷ lệ này của nhóm lao động không được hỗ trợ chỉ là
52,9%. Về giới tính, có 61,6% lao động nam đã được thơng tin, tư vấn so với
79,6% lao động nữ trả lời. Về nhóm tuổi, chỉ có 68,2% số người tuổi từ 18-24 đã
được thông tin, tư vấn về SKSS/KHHGĐ, tỷ lệ này của người ở nhóm tuổi từ 2530 là 77,2%. Theo thành phần dân tộc, có 70,6% số người Kinh đã được thơng tin,
tư vấn, trong khi có đến 82,1% số người thuộc các dân tộc khác khác (Tày, Nùng,
Dao, Thái...). Về tình trạng hơn nhân, có 68,4% số người chưa kết hôn đang làm
việc tại KCN đã được thông tin, tư vấn về CSSKSS/KHHGĐ so với 75,2% những
người đã kết hôn. Về đăng ký tạm trú, lao động trẻ di cư có đăng ký tạm trú cao
hơn nhiều so với nhóm khơng đăng ký tạm trú 79,5% so với 56,2%. Về khoảng

thời gian sống tại các KCN, có tới 89,5% lao động trẻ di cư sống tại KCN trên 5
năm cho rằng được thông tin, tư vấn về CSSKSS/KHHGĐ, tiếp đến là nhóm
người đã sống từ 1-3 năm (75,8%). Tỷ lệ nhóm người mới sống dưới 1 năm thấp
nhất (64,1%). Về mức độ tăng ca, có 81,3% số người được thơng tin, tư vấn;
nhóm thỉnh thoảng tăng ca là 73,8%; nhóm ít tăng ca là 79,6% và nhóm khơng
bao giờ tăng ca là 39,1% trả lời đã được thông tin, tư vấn về CSSKSS/KHHGĐ.
3.1.3. Mức độ hài lòng của lao động trẻ di cư khi được thơng tin, tư vấn.
Có 45,8% ý kiến trả lời hài lịng khi được thơng tin, tư vấn về
CSSKSS/KHHGĐ, 32,2% trả lời bình thường và chỉ có 22,0% ý kiến trả lời
khơng hài lịng. Có 46,3% người làm việc tại KCN có chính sách hỗ trợ trả lời hài
lịng, tỷ lệ này ở nhóm làm việc tại nơi khơng có chính sách hỗ trợ là 43,5%. Theo


14
giới tính, có 52,9% lao động nam hài lịng khi được thơng tin, tư vấn về
CSSKSS/KHHGĐ, trong khi đó chỉ có 42,5% lao động nữ trả lời hài lịng. Theo
yếu tố tộc người, có 48,8% lao động trẻ di cư là người Kinh làm việc tại KCN trả
lời hài lòng so với 34,5% những người thuộc các dân tộc khác (Tày, Nùng, Dao,
Thái...). Tương tự ở mức độ không hài lịng, nhóm người thuộc dân tộc Kinh trả
lời cũng cao hơn những người ở nhóm dân tộc khác 24,9% so với 10,9%. Theo
tình trạng hơn nhân, có 34,0% người di cư chưa kết hơn đang làm việc tại KCN hài
lịng khi được thông tin, tư vấn về SKSS/KHHGĐ, tỷ lệ này cao hơn ở những người
đã kết hôn (52,0%)
3.2. Thực trạng tiếp cận các biện pháp tránh thai của lao động trẻ di cƣ
3.2.1. Hiểu biết về biện pháp tránh thai
Đa số lao động trẻ di cư biết đến 3 biện pháp tránh thai (BPTT) là bao cao
su (BCS), viên uống tránh thai và vòng tránh thai (78,5%; 70,5% và 70,0%). Kết
quả khảo sát cũng đã cho thấy hiểu biết của lao động trẻ di cư về BPTT có sự khác
biệt bởi một số yếu tố. Đơn cư như, nếu theo giới tính, tất cả các BPTT nữ giới
đều biết cao hơn nam giới. Theo tình trạng hơn nhân, tất cả 10 BPTT được liệt kê

trong nghiên cứu, nhóm lao động trẻ di cư đã kết hơn đều có tỷ lệ hiểu biết cao
hơn nhóm chưa kết hơn.
3.2.2. Tiếp cận các biện pháp tránh thai của lao động trẻ di cư
Có 69,7% số lao động trẻ di cư được hỏi trả lời hiện đang sử dụng BPTT.
Có 3 BPTT đang được sử dụng nhiều nhất là BCS (46,1%); viên uống tránh thai
(40,6%) và đặt vòng tránh thai (32,7%). Biện pháp có tỷ lệ người sử dụng thấp
nhất là thuốc tiêm tránh thai và thuốc diệt tinh trùng/phim tránh thai. Theo tình
trạng hơn nhân, có tới 41,4% lao động trẻ chưa lập gia đình có sử dụng BPTT - có
nghĩa rằng họ đã quan hệ tình dục. Về giới tính, có 71,0% nam giới hiện đang sử
dụng ít nhất một BPTT, trong khi tỷ lệ nữ giới sử dụng là 69,0%. Về nhóm tuổi,
có 59,8% lao động trẻ di cư làm việc tại các KCN tuổi từ 18-24 đang sử dụng ít
nhất 1 BPTT, trong khi đó tỷ lệ này ở nhóm tuổi từ 25-30 là 79,3%. Theo dân tộc,
có 69,9% lao động trẻ di cư là người Kinh đang sử dụng ít nhất một BPTT và tỷ lệ
này ở các thành phần dân tộc khác (Tày, Nùng, Dao, Thái...) là 68,6%. Theo thời gian
sống tại tại nơi đến, có tới 93,0% lao động trẻ di cư sống tại nơi đến > 5 năm trả lời
hiện đang sử dụng ít nhất 1 BPTT, tiếp đến là nhóm sống từ 1- 3 năm (70,5%). Tỷ lệ
của nhóm sống từ 3-5 năm là thấp nhất (58,6%).
3.2.3. Mức độ hài lòng của lao động trẻ di cư khi sử dụng các BPTT
Có 51,8% ý kiến trả lời hài lòng khi sử dụng các BPTT, 28,1% trả lời
bình thường và chỉ có 20,1% ý kiến trả lời khơng hài lịng. Có 54,4% người làm


15
việc tại KCN có chính sách hỗ trợ trả lời hài lịng khi sử dụng BPTT, tỷ lệ này ở
nhóm làm việc tại nơi khơng có chính sách hỗ trợ là 48,9%. Theo giới tính, có
58,8% lao động trẻ di cư là nam hài lòng khi sử dụng và tỷ lệ này của nữ giới là
47,4%. Theo nhóm tuổi, có 56,9% lao động trẻ di cư làm việc tại KCN tuổi từ 2530 hài lòng, trong khi tỷ lệ này ở nhóm tuổi từ 18-24 là 45,0%. Theo tình trạng
hơn nhân, có 44,1% người chưa kết hơn trả lời hài lòng khi sử dụng BPTT, tỷ lệ
này cao hơn ở nhóm đã kết hơn (54,1%).
3.3. Tiếp cận dịch vụ phịng tránh các bệnh LTQĐTD của lao động trẻ di cƣ

3.3.1. Hiểu biết về các bệnh LTQĐTD
Có tới 81,3% số lao động trẻ di cư đã nghe nói về các bệnh LTQĐTD, chỉ
có 18,7% chưa bao giờ nghe nói. Trong đó, HIV/AIDS có tỷ lệ lao động nghe biết
cao nhất (90,8%), tiếp đến là bệnh lậu (73,6%) và giang mai (74,2%).
Về giới tính, nữ giới biết nhiều hơn nam giới (87,6% so với 71,0%). Theo
nhóm tuổi, có 87,5% số lao động trẻ di cư làm việc tại các KCN tuổi từ 25-30 đã
nghe biết đến các bệnh này, trong khi ở nhóm tuổi từ 18-24 là 74,9%. Theo thành
phần dân tộc, có 80,4% nhóm người Kinh đã nghe biết và 85,1% những người
thuộc các dân tộc khác đã nghe biết. Theo tình trạng hơn nhân, nhóm đã kết hơn
nghe biết nhiều hơn (85,2% so với 74,4%). Theo thời gian sinh sống tại nơi đến,
nhóm người đến dưới 1 năm có có 76,6% đã nghe biết, nhóm từ 1-3 năm có
79,5%, nhóm sinh sống từ 3-5 năm là 86,2% và nhóm người sống tại nơi đến trên
5 năm là 94,7% đã nghe biết các bệnh LTQĐTD.
3.3.2. Tiếp cận dịch vụ tư vấn, xét nghiệm các bệnh LTQĐTD
Có 78,2% số lao động trẻ di cư được hỏi trả lời đã được tư vấn, xét
nghiệm các bệnh LTQĐTD. Trong đó TTYT/BVĐK huyện có tỷ lệ người tiếp
cận nhiều nhất (72,5%), tiếp đến là BV Sản/BVĐK tỉnh (62,3%), Trung tâm
phòng chống HIV/AIDS (60,6%), cơ sở có tỷ lệ lao động lựa chọn thấp nhất là cơ
sở y tế tư nhân (37,7%).
Có tới 82,2% lao động trẻ di cư đang làm việc tại các KCN có chính sách
hỗ trợ đã được tiếp cận dịch vụ, tỷ lệ này của nhóm lao động khơng có chính hỗ
trợ chỉ là 65,5%. Có tới 94,5% đối tượng đã sử dụng dịch dịch vụ cũng là biết
được địa điểm cung cấp, chỉ có 10,0% đối tượng chưa biết. Về giới tính, có 79,0%
lao động nam đã sử dụng dịch vụ so với 77,8% lao động nữ trả lời. Theo tình
trạng hơn nhân, có 75,2% số người chưa kết hơn đang làm việc tại KCN đã được
tư vấn, xét nghiệm các bệnh LTQĐTD so với 80,0% những người đã kết hôn.
3.3.3. Mức độ hài lòng của lao động trẻ di cư khi sử dụng dịch vụ tư vấn, xét
nghiệm các bệnh LTQĐTD



16
Có 51,8% ý kiến trả lời hài lịng khi đi tư vấn, xét nghiệm, 31,7% trả lời
bình thường và chỉ có 16,5% ý kiến trả lời khơng hài lịng.
Trong đó, có 51,6% người làm việc tại KCN có chính sách hỗ trợ trả lời
hài lòng khi tư vấn, xét nghiệm các bệnh LTQĐTD, tỷ lệ này ở nhóm làm việc tại
nơi khơng có chính sách hỗ trợ là 52,5%. Theo thành phần dân tộc, người Kinh trả
lời hài lòng cao hơn so với nhóm dân tộc khác (54,0% so với 43,3%,). Theo tình
trạng hơn nhân, có 43,9% người di cư chưa kết hơn đang làm việc tại KCN hài
lịng khi được tư vấn, xét nghiệm các bệnh LTQĐTD, tỷ lệ này cao hơn ở những
người đã kết hôn (55,9%). Theo trình độ học vấn, có 42,9% lao động trẻ di cư có
trình độ THCS nhận định hài lịng khi sử dụng dịch vụ, 54,3% người có học vấn
THPT và 70,4% người có trình độ trung cấp, dạy nghề, trong khi đó chỉ có 36,2%
người có trình độ CĐ, ĐH trở lên họ hài lòng khi tiếp cận. Mức nhập theo tháng
của lao động trẻ di cư, nhóm người có thu nhập < 3 triệu và từ 5-10 có tỷ lệ trả lời
hài lòng khi sử dụng dịch vụ thấp nhất (25,0% và 42,5%). Nhóm có thu nhập từ 45 triệu có tỷ lệ hài lịng cao nhất (57,1%), tiếp đến là nhóm có nhu nhập từ 4-5
triệu (55,9%).
C ƣơn 4
NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC TIẾP CẬN DỊCH VỤ
CSSKSS CỦA LAO ĐỘNG TRẺ DI CƢ
4.1. N ữn yếu tố ản
ƣởn đến tiếp cận t ôn tin, tƣ vấn về
CSSKSS/KHHGĐ
4.1.1. Yếu tố ảnh hưởng đến hiểu biết về dịch vụ thơng tin, tư vấn
Phân tích hồi quy logistic liên quan đến hiểu biết của lao động trẻ di cư về
dịch vụ thông tin, tư vấn CSSKSS/KHHGĐ, kết quả cho thấy.
Ở biến số giới tính, lao động trẻ di cư là nữ giới có khả năng hiểu biết về
dịch vụ thơng tin, tư vấn CSSKSS/KHHGĐ cao gấp 3,875 lần so với nam giới,
với 95% CI dao động trong khoảng từ 1,946 - 7,717 (p < 0,001).
Ở biến số nhóm tuổi, những người ở nhóm tuổi từ 25-30 có khả năng hiểu
biết về dịch vụ thông tin, tư vấn CSSKSS/KHHGĐ cao gấp 2,682 lần so với

những người ở nhóm tuổi từ 18-24, với 95% CI dao động trong khoảng từ 1,283 5,603 (p < 0,05).
Biến số về mức độ tăng ca, so với nhóm lao động trẻ thường xuyên tăng
ca, những người khơng bao giờ tăng ca có khả năng hiểu biết về dịch vụ chỉ bằng
0,237 lần, với 95% CI dao động trong khoảng từ 0,087 - 0,648 (p < 0,05).


17
4.1.2. Yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận thông tin, tư vấn về CSSKSS/KHHGĐ
Phân tích hồi quy logistic về các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận thông tin,
tư vấn về CSSKSS/KHHGĐ, kết quả như sau:
Ở biến số giới tính có ảnh hưởng đến tiếp cận dịch vụ thơng tin, tư vấn về
CSSKSS/KHHGĐ của lao động trẻ di cư – đó là nữ giới có khả năng được tiếp
cận dịch vụ cao gấp 2,717 lần so với nam giới, với 95% CI dao động trong khoảng
từ 1,548 - 4,767 (p < 0,001).
Biến số tộc người, nhóm lao động trẻ di cư thuộc thành phần dân tộc Kinh
có khả năng được tiếp cận thông tin, tư vấn về CSSKSS/KHHGĐ cao chỉ bằng
0,406 lần so với những người thuộc thành phần dân tộc khác, với 95% CI dao
động trong khoảng từ 0,175 - 0,942 (p < 0,05).
Biến số đăng ký tạm trú, những lao động trẻ di cư có đăng ký tạm trú có
khả năng được tiếp cận thơng tin, tư vấn về CSSKSS/KHHGĐ cao gấp 2,823 lần
so với những người không đăng ký tạm trú, với 95% CI dao động trong khoảng từ
1,483 - 5,373 (p < 0,05).
So với nhóm lao động trẻ di cư sống tại nơi đến dưới 1 năm, những người
đã sống tại nơi đến từ 1-3 năm có khả năng được tiếp cận thơng tin, tư vấn về
CSSKSS/KHHGĐ cao gấp 1,915 lần, với 95% CI dao động trong khoảng từ 1,003
- 3,655 (p < 0,05); nhóm sống tại nơi đến trên 5 năm có khả năng được tiếp cận
dịch vụ cao gấp 5,464 lần, với 95% CI dao động trong khoảng từ 1,944 - 1,535 (p
< 0,05)
Biến số về mức độ tăng ca: Ở nhóm người khơng bao giờ tăng ca khả
năng tiếp cận dịch vụ thông tin, tư vấn về CSSKSS/KHHGĐ cao chỉ bằng 0,193

lần so với những lao động trẻ thường xuyên tăng ca, với 95% CI dao động trong
khoảng từ 0,079 - 0,469 (p < 0,001).
Biến số về chính sách hỗ trợ từ các KCN, những lao động trẻ di cư làm
việc tại các KCN có chính sách hỗ trợ khám sức khỏe định kỳ có khả năng được
tiếp cận thơng tin, tư vấn về CSSKSS/KHHGĐ cao gấp 3,372 lần so với những
lao động không được hỗ trợ, với 95% CI dao động trong khoảng từ 1,824 - 6,232
(p < 0,001).
4.2. Những yếu tố ản ƣởn đến tiếp cận các BPTT của lao động trẻ di cƣ
4.2.1. Yếu tố ảnh hưởng đến hiểu biết về các BPTT
Phân tích hồi quy logistic về các yếu tố ảnh hưởng đến hiểu biết của lao
động trẻ di cư về các BPTT, kết quả cho thấy:


18
Biến số giới tính có ảnh hưởng đến hiểu biết về các BPTT của lao động
trẻ di cư, cụ thể là nữ giới có khả năng hiểu biết về các BPTT cao gấp 1,776 lần so
với nam giới, với 95% CI dao động trong khoảng từ 1,071 - 2,944 (p < 0,05).
Cũng tương tự, biến số về nhóm tuổi, hiểu biết về các BPTT của nhóm lao
động trẻ dư cư tuổi từ 25-30 có khả năng cao gấp 1,816 lần so với những người ở
nhóm tuổi từ 18-24, với 95% CI dao động trong khoảng từ 1,063 - 3,100 (p <
0,05).
Về biến số dân tộc, nhóm lao động trẻ di cư thuộc thành phần dân tộc
Kinh có khả năng hiểu biết về các BPTT cao gấp 2,553 lần so với lao động thuộc
nhóm các dân tộc khác, với 95% CI dao động trong khoảng từ 1,394 - 4,678 (p <
0,05) .
Tương tự, biến số về đăng ký tạm trú, lao động trẻ di cư có đăng ký tạm
trú có khả năng nghe biết về các BPTT cao gấp 3,300 lần so với người không
đăng ký tạm trú, với 95% CI dao động trong khoảng từ 1,821 - 5,979 (p < 0,001).
Về loại hình doanh nghiệp, lao động trẻ di cư làm việc tại các doanh
nghiệp có vốn nước ngồi khả năng nghe biết về các BPTT cao gấp 4,438 lần so

với người làm tại các doanh nghiệp nhà nước, với 95% CI dao động trong khoảng
từ 1,547 - 1,251 (p < 0,05).
4.2.2. Yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận các BPTT của lao động trẻ di cư
Phân tích hồi quy logistic về các yêu tố ảnh hưởng đến tiếp cận các BPTT
của lao động trẻ di cư, kết quả thu được như sau:
Biến số tình trạng hơn nhân, những lao động trẻ di cư đã kết hôn được
tiếp cận các BPTT cao gấp 1,335 lần so với những người chưa kế hôn, với 95% CI
dao động trong khoảng từ 1,905 - 2,626 (p < 0,001).
Biến số thời gian sống tại nơi đến, so với những lao động trẻ di cư làm
việc tại các KCN sống tại nơi đến dưới 1 năm, những người sống tại nơi đến > 5
năm tiếp cận các BPTT cao bằng 4,268 lần, với 95% CI dao động trong khoảng từ
1,168 - 1,559 (p < 0,05).
Biến số về mức độ tăng ca của lao động trẻ di cư cũng có ảnh hưởng đến
tiếp cận các BPTT. Đó là những người thỉnh thoảng tăng ca có xu hướng tiếp cận
các BPTT cao gấp 2,306 lần so với nhóm thường xuyên phải tăng ca, với 95% CI
dao động trong khoảng từ 1,137 - 4,675 ( p < 0,05).
Về mức thu nhập theo tháng, những lao động làm việc có mức thu nhập từ
3-4 triệu đồng có xu hướng tiếp cận các BPTT cao chỉ bằng 0,022 lần so với
những lao động có mức thu nhập < 3 triệu, với 95% CI dao động trong khoảng từ
0,001 - 0,350 (p < 0,05).


19
Về biến số chính sách, những lao động làm việc được các doanh nghiệp
hỗ trợ khám sức khỏe định kỳ có xu hướng được tiếp cận các BPTT cao gấp 2,626
lần so với những lao động không nhận được hỗ trợ từ các doanh nghiệp, với 95%
CI dao động trong khoảng từ 1,356 - 5,081 (p < 0,05).
4.3. Những yếu tố ản ƣởn đến tiếp cận dịch vụ tƣ vấn, xét nghiệm các
bện LTQĐTD.
4.3.1. Yếu tố ảnh hưởng đến hiểu biết

Phân tích hồi quy logistic về các yếu tố ảnh hưởng đến hiểu biết của lao
động trẻ di cư về các bệnh LTQĐTD. Về biến số giới tính, kết quả cho thấy nữ
giới có khả năng nghe biết về các bệnh LTQĐTD cao gấp 5,097 lần so với nam
giới, với 95% CI dao động trong khoảng từ 2,211 - 1,175 (p < 0,001).
Biến số nhóm tuổi cũng tương tự, khi phân tích đa biến cho thấy những
người ở nhóm tuổi từ 25-30 có khả năng hiểu biết về các bệnh LTQĐTD dục cao
gấp 3,708 lần so với người ở nhóm tuổi từ 18-24, với 95% CI dao động trong
khoảng từ 5,539 - 9,074 (p < 0,05).
Biến số đăng ký tạm trú, những lao động trẻ đăng ký tạm trú có khả năng
hiểu biết về các bệnh LTQĐTD cao gấp 2,830 lần so với nhóm khơng đăng ký
tạm trú, với 95% CI dao động trong khoảng từ 1,103 - 7,261 (p < 0,05).
Bên cạnh đó, với biến số về thời gian sống tại nơi đến, so với những lao
động trẻ sống tại nơi đến < 1 năm, những người sống tại nơi đến trên 5 năm khả
năng hiểu biết về các bệnh LTQĐTD cao gấp 5,526, với 95% CI dao động trong
khoảng từ 1,063- 2,872 (p < 0,05).
Biến số về mức độ tăng ca của lao động trẻ di cư cũng có ảnh hưởng đến
hiểu biết về các bệnh LTQĐTD. So với nhóm lao động trẻ thường xuyên tăng ca,
những người khơng bao giờ tăng ca có xu hướng hiểu biết chỉ bằng 0,271 lần, với
95% CI dao động trong khoảng từ 0,079 - 0,926 ( p < 0,05).
Biến số thu nhập, lao động trẻ di cư có thu nhập hàng tháng từ 3-4 triệu
đồng có khả năng hiểu biết về các bệnh LTQĐTD chỉ cao bằng 0,042 lần so với
những lao động trẻ di cư có thu nhập dưới 3 triệu, với 95% CI dao động trong
khoảng từ 0,002 - 0,675 (p < 0,05). Người có thu nhập từ 4-5 triệu đồng có khả
năng hiểu biết chỉ cao bằng 0,054 lần, với 95% CI dao động trong khoảng từ
0,003 - 0,870 (p < 0,05)
Về biến số chính sách, những lao động làm việc tại các KCN có chính
sách hỗ trợ cơng nhân đi khám sức khỏe định kỳ có xu hướng hiểu biết về các
bệnh LTQĐTD cao gấp 3,563 lần so với những người khơng nhận được chính
sách hỗ trợ, với 95% CI dao động trong khoảng từ 1,504 - 8,439 (p < 0,001).



20
4.3.2. Yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận dịch vụ tư vấn, xét nghiệm.
Phân tích hồi quy logistic về các yếu tố liên quan đến tiếp cận dịch vụ tư
vấn, xét nghiệm các bệnh LTQĐTD. Kết quả cụ thể như sau:
Biến số dân tộc, người thuộc thành phần dân tộc Kinh có khả năng tiếp
cận dịch vụ tư vấn, xét nghiệm các bệnh LTQĐTD chỉ bằng 0,291 lần so với nam
giới, với 95% CI dao động trong khoảng từ 0,111 - 0,765 (p < 0,05).
Bên cạnh đó, biến số về tình trạng hơn nhân cũng cho thấy, nhóm đã kết
hơn tiếp cận dịch vụ tư vấn, xét nghiệm các bệnh LTQĐTD cao gấp 2,334 lần so
với nhóm chưa kết hơn, với 95% CI dao động trong khoảng từ 1,213 - 4,488 (p <
0,05).
Biến số đăng ký tạm trú cũng tương tự, những lao động trẻ có đăng ký
tạm trú tiếp cận dịch vụ tư vấn, xét nghiệm các bệnh LTQĐTD chỉ bằng 0,355 lần
so với nhóm khơng đăng ký tạm trú, với 95% CI dao động trong khoảng từ 0,168 0,752 (p < 0,05)
Biến số về thời gian sống tại nơi đến, so với những lao động trẻ sống tại
nơi đến < 1 năm, những người sống tại nơi đến từ 3-5 năm có khả năng tiếp cận
dịch vụ tư vấn, xét nghiệm các bệnh LTQĐTD chỉ bằng 0,179, với 95% CI dao
động trong khoảng từ 0,061- 0,518 (p < 0,05).
Biến số về mức độ tăng ca, so với nhóm lao động trẻ thường xuyên tăng
ca ít tăng ca và những người khơng bao giờ tăng ca có xu hướng tiếp cận dịch vụ
thấp hơn,iết chỉ bằng 0,115 lần, với 95% CI dao động trong khoảng từ 0,041 0,318 ( p < 0,001).
Về biến số chính sách, những lao động làm việc tại các KCN có chính
sách hỗ trợ khám sức khỏe định kỳ có khả năng tiếp cận dịch vụ tư vấn, xét
nghiệm các bệnh LTQĐTD cao gấp 2,176 lần so với những lao động khơng nhận
được chính sách hỗ trợ, với 95% CI dao động trong khoảng từ 1,183 - 4,003 (p <
0,05).
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Kết luận
Ở phần trên, với hành trang là kinh nghiệm và bài học của các tác giả đi

trước (chương 1), cũng như với cơ sở lý luận và thực tiễn đã được chọn lựa một
cách kỹ càng (chương 2), chúng ta đã đi sâu tìm hiểu một vấn đề xã hội vừa quan


21
trọng vừa mang tính thời sự là tiếp cận dịch vụ CSSKSS của lao động trẻ di cư
đến các KCN tại các địa bàn được khảo sát thuộc hai tỉnh Bắc Giang và Vĩnh
Phúc (Chương 3 và 4). Đến đây xin được điểm lại một số nét chính như sau:
Thứ nhất: Để thấy được thực tế tiếp cận dịch vụ CSSKSS của lao động trẻ
tại các KCN hiện nay đã và đang vận hành ra sao, những lý do xã hội nào dẫn đến
tình trạng đó, chúng có phản ánh tính quy luật hay khơng, luận án đã tập trung vào
3 nội dung cơ bản – đó là tiếp cận các dịch vụ thông tin, tư vấn về
CSSKSS/KHHGĐ, sự hiểu biết và sử dụng BPTT và phòng chống các bệnh
LTQĐTD. Nhìn một cách tổng thể, cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng không chỉ việc
tiếp cận ở ba nội dung này là không đều đều, mà ở từng nội dung cũng có những
khác biệt nhất định giữa các nhóm nam và nhóm nữ, tuổi đời cao hay thấp, là
người kinh hay dân tộc ít người, đã lập gia đình hay chưa lập gia đình, có đăng ký
tạm trú hay khơng, thời gian sống tại KCN dài hay ngắn, mức độ tăng ca nhiều
hay ít, mức thu nhập cao hay thấp…Sự khác biệt cả ở đối tượng tiếp cận (tức nội
dung) lẫn chủ thể tiếp cận (tức các nhóm xã hội khác nhau) như vừa nêu cố nhiên
đã và đang dẫn đến khơng ít những khó khăn, bất cập khơng chỉ cho công tác
truyền thông dân số, mà quan trọng hơn cịn cho CSSKSS của chính người lao
động. Cần nhấn mạnh ở đây là những khó khăn, bất cập như vừa nêu khơng chỉ có
ở Bắc Giang và Vĩnh Phúc, các nghiên cứu về đời sống và việc làm của lao động
trẻ tại các KCN của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và của nhiều nhà nghiên
cứu độc lập trên phạm vi cả nước – như ở thành phố Hồ Chí Minh, Bình Định,
Quảng Nam, Đà Nẵng – cũng cho kết quả tương tự - nghĩa là những khó khăn, bất
cập là hiện tượng mang tính quy luật của tiến trình CNH, HĐH ở bất cứ nơi nào.
Nếu so sánh với hệ thống luật pháp và các chính sách xã hội mà Đảng và Nhà
nước ta đã đề ra về CSSK cho người lao động (được trình bầy trong chương 2 của

luận án) thì rõ ràng giữa luật pháp, chính sách và đời sống thực tiễn của người
công nhân vẫn tồn tại một khoảng cách. Kết quả nghiên cứu này chứng tỏ rằng cả
3 giả thuyết (giả thuyết mô tả, giả thuyết giải thích và giả thuyết khám phá) mà
cuộc nghiên cứu đã đề ra là đúng.
Thứ hai: Vậy tại sao việc tiếp cận dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ của lao động
trẻ di cư tại các KCN ở Bắc Giang và Vĩnh Phúc lại đã và đang gặp khơng ít
những khó khăn, bất cập như vậy? Để trả lời cho câu hỏi đã đặt ra, luận án đã dựa
vào cả hai cơ sở quan trọng là thực tiễn và lý luận. Về thực tiễn đời sống, đó là do


22
các cơ sở hạ tầng (như nhà ở, đường xá, phương tiện đi lại, các trung tâm cung
cấp dịch vụ còn yếu kém), mức lương thu nhập và giá cả sinh hoạt khơng tương
thích, thời gian làm việc thất thường, khơng ổn định, chưa có sự kết hợp giữa tổ
chức cơng đồn, chính quyền địa phương và các chủ doanh nghiệp, các thủ tục
hành chính, nhất là việc đăng ký và nhập hộ khẩu còn phiền hà, phức tạp,
v.v…Tất cả những vấn đề thuộc về đời sống thực tiễn như vậy đã và đang cản trở
rất nhiều cho lao động trẻ di cư tại các KCN trong việc tiếp cận dịch vụ
CSSKSS/KHHGĐ. Còn về mặt lý luận, nếu kết hợp cả 3 lý thuyết được lựa chọn
để ứng dụng cho nghiên cứu này là lý thuyết hành động xã hội, lý thuyết mạng
lưới xã hội và lý thuyết lựa chọn hợp lý, ta sẽ thấy các lý thuyết này có vai trị rất
quan trọng để giải thích cho sự bất cập trong việc tiếp cận dịch vụ
CSSKSS/KHHGĐ của lao động trẻ tại các KCN. Có thể tóm tắt điều này như sau:
Việc tiếp cận dịch vụ chính là một hành động xã hội của lao động trẻ. Mà lao
động trẻ ở đây phần đông lại đến từ các làng xã, mang theo lối sống của làng xã,
họ chưa quen với lối sống và tác phong công nghiệp, làm bất cứ điều gì họ cũng bị
chi phối bởi các thói quen và tập tục của làng xã – như tiếp nhận thông tin từ
mạng lưới xã hội quen thuộc là gia đình, người thân, bạn bè, hay trong việc lựa
chọn các BPTT,v.v….Nói ngắn gọn là, những khó khăn, bất cập trong việc tiếp
cận dịch vụ CSSKSS mà cuộc nghiên cứu chỉ ra đã phản ánh những mâu thuẫn

không tránh khỏi trong q trình chuyển đổi từ lối sống nơng nghiệp cổ truyền
sang lối sống công nghiệp và hiện đại. Và như vậy, dưới nhãn quan xã hội học,
luận án đã góp phần khẳng định tính phổ biến và mức độ chính xác các lý thuyết
trên trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam hiện nay.
Thứ ba: So sánh kết quả nghiên cứu của luận án với Nghị quyết số 21NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương tại Hội Nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành
Trung ương Khóa XII về Cơng tác Dân số trong tình hình mới, ban hành ngày
ngày 25 tháng 10 năm 2017, chúng ta dễ dàng nhận thấy giữa những yêu cầu và
mục tiêu về nâng cao chất lượng dân số và phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao, trong đó có việc CSSKSS cho người lao động nhằm đáp ứng sự nghiệp CNH,
HĐH đất nước mà Nghị quyết đã đặt ra với thực tiễn đời sống đang diễn ra tại các
KCN hiện vẫn còn một khoảng cách. Trách nhiệm này khơng phải của riêng ai, nó
địi hỏi sự lỗi lực khơng phải của các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể, các
chủ doanh nghiệp mà ở chính những lao động trẻ đang sống và làm việc tại các


23
KCN, mà còn ở giới khoa học, nhất là những người làm xã hội học dân số. Chỉ có
sự kết hợp đồng bộ như vậy chúng ta mới hy vọng xóa bỏ dần đi cái khoảng trống
đó.
Thứ tư: sau cùng, xét trên bình diện khoa học, cũng cần nói rằng dẫu đã
cố gắng rất nhiều nhưng chúng tôi tự biết, luận án của mình vẫn khơng tránh khỏi
những khiếm khuyết nhất định. Chẳng hạn, để nắm bắt một cách toàn diện về đối
tượng nghiên cứu là tiếp cận dịch vụ CSSKSS tất yếu phải đi phân tích cả các yếu
tố vi mơ (như giới tính, nhóm tuổi, học vấn, tộc người, thời gian đến các KCN,
mức tăng ca, mức thu nhập ….) và vĩ mơ (như tiến trình CNH, HĐH, nền kinh tế
thị trường, sự chi phối của TCH, HNQT và văn hóa cổ truyền …). Tuy nhiên, do
khn khổ của luận án có hạn, phần khác cũng do sự hạn chế về thời gian và cả
năng lực nữa, trong luận án này chúng tôi đã tập trung nhiều hơn vào loại yếu tố
vi mơ, cịn loại yếu tố mang tính vĩ mơ vẫn chưa được phân tích một cách đầy đủ.
Hi vọng là sau luận án này, với những điều kiện đầy đủ hơn, chúng tơi sẽ cịn

hồn thiện tiếp những gì mà luận án này cịn chưa làm được.
Khuyến nghị - giải pháp
Từ những kết quả nghiên cứu thu được, tác giả đưa ra một số khuyến nghị
như sau:
Trên bình diện chung, các cơ quan Trung ương (Bộ Y tế, Tổng liên đoàn
Lao động Việt Nam…) cần ban hành một chương trình hoặc kế hoạch dài hạn về
CSSKSS/KHHGĐ cho công nhân lao động di cư làm việc tại các KCN nhằm tạo cơ
sở pháp lý cho các địa phương triển khai thực hiện, có căn cứ phát lý để huy động
nguồn lực, tạo tính bền vững, đồng bộ và thống nhất.
Để thuận lợi cho việc triển khai các can thiệp nhằm đáp ứng nhu cầu
chăm sóc SKSS/KHHGĐ của lao động di cư, hàng năm đảng ủy, chính quyền
tuyến tỉnh và tuyến huyện cần ban hành nghị quyết chuyên đề liên quan đến vấn
đề này. Đây là tiền đề và cơ sở để huy động các nguồn lực (kỹ thuật, tài chính, cơ
sở hạ tầng) cho việc thực hiện các can thiệp đáp ứng nhu cầu SKSS cho người di
cư. Cần nâng cao vai trò và trách nhiệm của chính quyền địa phương, của KCN,
phối hợp với các đồn thể (ví dụ, Liên đồn Lao động, Hội KHHGĐ, Chi cục DSKHHGĐ), cơ sở dịch vụ CSSKSS (BVĐK/Trung tâm Y tế, Trạm Y tế) trên địa
bàn nhằm cung cấp thông tin, truyền thông tư vấn, dịch vụ SKSS/KHHGĐ cho


×