Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Phong tục, tập quán việt nam trong mối quan hệ với những quy định pháp luật về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (804.38 KB, 84 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ luật học này là công trình nghiên cứu của
riêng tôi, chưa từng được công bố trong bất kì công trình nào khác. Các thông tin và
tài liệu được trích dẫn trong luận văn là trung thực, khách quan dựa trên các nghiên
cứu khoa học thực tế đã được công bố.
Xác nhận của người hướng dẫn

Chữ ký của học viên


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài “Phong tục, tập quán Việt Nam trong mối
quan hệ với những quy định pháp luật về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể
người và hiến, lấy xác”, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện của
các thầy cô Khoa Luật Dân sự, Ban giám hiệu Trường Đại học Luật Hà Nội, Khoa
sau đại học. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành về sự giúp đỡ đó.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô hướng dẫn khoa học luận văn của
tôi, TS.Vũ Thị Hồng Yến, xin cảm ơn cô đã luôn tận tình hướng dẫn, động viên và
giúp đỡ tôi về mọi mặt. Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu, cô đã kiên
nhẫn, tận tâm chỉ dẫn bằng tất cả tri thức khoa học uyên thâm cũng như kinh
nghiệm và thái độ nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học để tôi có thể hoàn thành
luận văn này.
Tôi cũng xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn ủng hộ, động
viên, đồng hành cùng tôi mọi lúc mọi nơi và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực
hiện để tôi có thể hoàn thành luận văn của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BLDS


: Bộ luật Dân sự

BPCT

: Bộ phận cơ thể

Luật 75/06

: Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phần cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006

NLHV

: Năng lực hành vi

TTĐPQG

: Trung tâm điều phối quốc gia


MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU
1
Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHONG TỤC, TẬP QUÁN VÀ TÁC
ĐỘNG CỦA PHONG TỤC, TẬP QUÁN ĐỐI VỚI NHỮNG QUY ĐỊNH
PHÁP LUẬT VỀ HIẾN, LẤY, GHÉP MÔ, BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI VÀ
HIẾN, LẤY XÁC.
7
1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể
người và hiến, lấy xác

7
1.1.1. Cơ sở lý luận về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến,
lấy xác
7
1.1.2. Cơ sở thực tiễn về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến,
lấy xác
9
1.2. Phong tục tập quán và ảnh hưởng của phong tục tập quán đối với
những quy định pháp luật về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và
hiến, lấy xác
12
1.2.1. Khái niệm về phong tục, tập quán của người Việt Nam
12
1.2.2. Ảnh hưởng của phong tục tập quán đối với những quy định pháp luật
về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
15
Chương 2 HIẾN BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI THEO LUẬT THỰC ĐỊNH
CỦA VIỆT NAM TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI PHONG TỤC TẬP QUÁN
VIỆT NAM
21
2.1. Nguyên tắc trong vấn đề hiến bộ phận cơ thể người
21
2.1.1. Nguyên tắc tự nguyện đối với người hiến, người được ghép
21
2.1.2. Nguyên tắc vì mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy hoặc nghiên
cứu khoa học
23
2.1.3. Nguyên tắc không nhằm mục đích thương mại
24
2.1.4. Nguyên tắc giữ bí mật về các thông tin có liên quan đến người hiến,

người được ghép, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp
luật có quy định khác
26
2.1.5. Tôn trọng cơ thể con người
27
2.1.6. Quyền được thông tin của người hiến
28
2.2. Quy định của pháp luật về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể
người sống trong mối quan hệ với phong tục tập quán Việt Nam
28
2.2.1. Chủ thể
28
2.2.2. Quan hệ giữa người hiến - nhận
32
2.2.3. Trình tự, thủ tục
34
2.3. Quy định của pháp luật về hiến, lấy xác, bộ phận cơ thể sau khi
chết trong mối quan hệ với phong tục tập quán Việt Nam
38
2.3.1. Chủ thể
38
2.3.2. Trình tự thủ tục
41
2.4. Các cơ quan, tổ chức hỗ trợ việc hiến bộ phận cơ thể người
48


2.4.1. Cơ sở y tế
49
2.4.2. Ngân hàng mô/tế bào

50
2.4.3. Trung tâm điều phối quốc gia
52
Chương 3 ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT VỀ HIẾN, LẤY, GHÉP MÔ, BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI VÀ HIẾN,
LẤY XÁC TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI PHONG TỤC TẬP QUÁN VIỆT
NAM
54
3.1. Một số thành tựu đạt được khi áp dụng Luật hiến, lấy, ghép mô,
bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
54
3.2. Một số bất cập từ áp dụng pháp luật về hiến, lấy, ghép mô, bộ
phận cơ thể người và hiến, lấy xác
57
3.3. Một số kiến nghị hoàn thiện các quy định của Luật hiến, lấy, ghép mô,
bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác trên cơ sở của phong tục tập quán
Việt Nam
65
3.3.1.Về quan điểm ủng hộ việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể
65
3.3.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ
thể người và hiến, lấy xác
66
3.3.3. Đối với vấn đề tuyên truyền
74
KẾT LUẬN
76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO



6

LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Cùng với sự hội nhập, giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng, chúng ta được
tiếp cận với nền văn hóa muôn màu sắc của các châu lục, các quốc gia trên thế giới.
Trong bối cảnh này, vấn đề bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa cội nguồn của mỗi
dân tộc có một vị trí đặc biệt quan trọng. Phong tục tập quán là một phần của văn
hóa dân tộc, nó gắn bó sâu sắc với mọi tầng lớp người, mọi lĩnh vực của đời sống xã
hội. Nói đến tác động của phong tục tập quán đến đời sống xã hội chúng ta không
thể không nhắc đến những ảnh hưởng của nó đến việc xây dựng hệ thống pháp luật.
Cũng như vậy, quyền nhân thân là một quyền năng vô cùng quan trọng, nó là
một bộ phận của quyền con người gắn liền với mỗi cá nhân nhất định và không thể
chuyển giao. Trong quá trình lịch sử sự ra đời của mỗi Nhà nước đều có sự thừa
nhận và quy định pháp luật về quyền nhân thân. Tuy vậy ở mỗi quốc gia, mỗi giai
đoạn, mỗi chế độ lại có những quy định khác nhau về vấn đề này. Do nó phụ thuộc
vào điều kiện kinh tế xã hội, tôn giáo, truyền thống văn hóa… của mỗi nước là khác
nhau. Tuy nhiên sự thay đổi này nó đều tuân theo một quy luật nhất định khi phát
triển kinh tế, đời sống vật chất cũng như tinh thần của con người ngày một đầy đủ,
trình độ dân trí ngày càng cao do đó quyền lợi của con người được hưởng sẽ ngày
một nhiều hơn. Đặc biệt là quyền nhân thân trong đó có quyền hiến bộ phận cơ thể
người, hiến xác sau khi chết cũng không nằm ngoài quy luật đó.
Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện đại, công nghệ y học ghép mô,
bộ phận cơ thể (BPCT) người được thực hiện từ những thập kỷ đầu của thế kỷ
XX đang ngày càng trở nên phổ biến tại nhiều quốc gia. Đây là phương pháp
điều trị hiệu quả cứu sống các bệnh nhân hỏng mô, BPCT không hồi phục. Hàng
năm, trên toàn thế giới ước tính có hàng triệu người đã được ghép mô, BPCT
người. Nhu cầu cần ghép mô, BPCT người tại hầu hết các nước đang gia tăng
theo thời gian. Khó khăn lớn nhất của ngành ghép mô, BPCT người trên phạm vi
toàn cầu hiện nay là tình trạng thiếu nguồn cung cấp mô, BPCT người.

Tại Việt Nam, ca ghép thận đầu tiên được tiến hành tại Học viện Quân y
từ năm 1992. Mỗi năm, nước ta có hàng chục ngàn người bệnh có nhu cầu ghép
các mô, BPCT để điều trị, nhưng nguồn mô, BPCT người cung cấp cho việc ghép


7

này chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ nhu cầu của người bệnh. Rất nhiều bệnh
nhân Việt Nam đã phải sang nước ngoài để ghép mô, BPCT người dù rất khó khăn
và tốn kém về tài chính. Khác với các nước đã phát triển khoảng 90% nguồn cung
cấp từ bệnh nhân chết não, thì ở Việt Nam nguồn cho mô, tạng chủ yếu vẫn từ
người cho sống cùng huyết thống.
Như vậy, cho đến nay, khó khăn lớn nhất của ngành ghép tạng Việt
Nam cũng như trên phạm vi toàn cầu vẫn là tình trạng thiếu nguồn cung cấp
mô/tạng. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do sự chấp nhận của cộng
đồng đối với việc hiến tặng mô, tạng còn thấp. Hành động hiến, tặng mô, tạng
của cộng đồng không chỉ phụ thuộc vào kiến thức của họ về mặt y học mà còn
phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố mang tính xã hội như tâm linh, quan niệm truyền
thống, văn hóa, đạo đức, tâm lý, pháp luật, v.v. Vì vậy, để tạo ra sự chuyển biến
tích cực trong ý thức của mỗi người dân với việc hiến, tặng mô, tạng (kể cả khi còn
sống và sau khi chết), cần có sự tham gia tự nguyện của mọi tầng lớp nhân dân và
sự ủng hộ tích cực của các cấp chính quyền, các ban ngành đoàn thể và các tổ
chức xã hội.
Tháng 11/2006 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy
xác đã được Quốc hội khóa XI, kì họp thứ 10 thông qua ngày 29/11/2006 và có
hiệu lực thi hành từ ngành 1/7/2007(1). Luật ra đời tạo điều kiện cho đội ngũ thầy
thuốc chuyên ngành phẫu thuật ghép tạng yên tâm làm việc và cũng là cơ sở pháp
lý để vận động người dân hiến mô, BPCT người. Hiện nay Trung tâm Điều phối
quốc gia (TTĐPQG) về ghép bộ phận cơ thể người đã chính thức được thành lập
theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, sức sống của Luật này như

thế nào hay nói khác đi, hiệu quả thi hành của nó ra sao lại phụ thuộc vào rất nhiều
yếu tố, trong đó có vấn đề phong tục tập quán của người Việt Nam. Và có thể khẳng
định rằng chưa có đạo luật nào mà hiệu quả thực thi lại phụ thuộc nhiều vào phong
tục tập quán như Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác. Do
vậy, em lựa chọn đề tài: “Phong tục, tập quán Việt Nam trong mối quan hệ với
những quy định pháp luật về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến,
lấy xác” làm đề tài nghiên cứu của mình với mong muốn làm sáng tỏ phần nào mối
1 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006.

( )


8

quan hệ hay nói cách khác là sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa phong tục, tập quán với
những quy định về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người, từ đó đề xuất những
kiến nghị, giải pháp để hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật Việt Nam trong hoạt
động hiến, lấy, ghép BPCT người.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Quyền hiến BPCT của cá nhân đã được rất nhiều nước trên thế giới ghi nhận
thành luật riêng và quy định cụ thể trong pháp luật chuyên ngành như: Pháp, Hoa
kỳ, Nhật, Singapore, Trung Quốc…và đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa
học, nhiều cuộc hội thảo luận bàn về vấn đề này.
Ở Việt Nam mặc dù pháp luật đã ghi nhận thành một luật riêng nhưng đây
vẫn là một vấn đề khá mới, có tính nhạy cảm cao và liên quan đến phong tục, tập
quán của người Á Đông. Cho nên, các đề tài nghiên cứu khoa học còn rất ít. Một số
công trình nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực y học về vấn đề ghép mô, thận,
tạng…như: “Nghiên cứu một số vấn đề về ghép gan để tiến hành ghép gan trên người
tại Việt Nam”, đề tài nghiên cứu cấp nhà nước của Học viện Quân y năm 2005 hay
bài giảng tại Học viện Quân y của Đỗ Tất Cường và cộng sự: “Ghép tạng, ghép

thận và hồi sức điều trị sau ghép” năm 2002.
Trong lĩnh vực luật học, quyền hiến BPCT được quy định mang tính nguyên
tắc trong Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2005 và được cụ thể hóa trong Luật hiến, lấy,
ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác năm 2006 (Luật 75/06) nên vẫn chưa
có nhiều người tìm hiểu, nghiên cứu về vấn đề này. Một số công trình nghiên cứu
về vấn đề này như:
- Cuốn sách của Phùng Trung Tập (chủ biên): “Quyền hiến, lấy xác và bộ
phận cơ thể người”, Nhà xuất bản Hà Nội, 2013.
- Luận văn thạc sĩ: “Quyền nhân thân liên quan đến thân thể của cá nhân
theo quy định trong Bộ luật Dân sự 2005”, của Lê Thị Hoa, 2006.
- Luận văn thạc sĩ: “Quyền hiến bộ phận cơ thể của cá nhân theo quy định
của Bộ luật Dân sự 2005”, của Nguyễn Trà My, 2008.
- Khóa luận tốt nghiệp của Nguyễn Minh Du: “Quyền hiến bộ phận cơ thể
theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005”,Trường Đại học Luật Hà Nội, 2006.
Ngoài ra còn có một số cuộc tọa đàm về Pháp lệnh hiến, lấy, ghép mô, BPCT


9

và khám nghiệm tử thi do Nhà pháp luật Việt - Pháp tổ chức năm 2004.
Các công trình nghiên cứu trên diễn ra trong các thời điểm khác nhau trong
khi tình hình thực tiễn lại luôn luôn biến đổi. Hơn nữa, Luật 75/06 ra đời là một
bước ngoặt lớn. Cho nên, các công trình nghiên cứu trên vẫn chưa được toàn diện
và hoàn thiện về mặt pháp lý, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn đặt ra.
Chính vì những lí do trên, tác giả đã mạnh dạn nghiên cứu vấn đề về “Phong tục,
tập quán Việt Nam trong mối quan hệ với những quy định pháp luật về hiến, lấy,
ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác” để những quy định của pháp luật
được hoàn thiện hơn và phù hợp hơn với thực tiễn cuộc sống.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
* Mục đích

Quyền hiến, lấy, ghép mô, BPCT của cá nhân đã phát triển từ rất lâu trên thế
giới và ở Việt Nam hiện nay nhu cầu được ghép là rất lớn và ngày càng gia tăng.
Tuy nhiên, nguồn cung cấp BPCT người lại rất khan hiếm và hơn nữa chi phí chữa
bệnh lại rất cao. Vì vậy, mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ phong tục tập
quán Việt Nam trong mối quan hệ với những quy định pháp luật về hiến, lấy, ghép
mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác, các quy định hiện hành của pháp luật về
hiến BPCT, tìm hiểu hoạt động hiến BPCT của cá nhân theo pháp luật hiện hành.
Đồng thời, luận văn cũng tìm hiểu về thực trạng hiến BPCT của cá nhân hiện nay
tại Việt Nam như thế nào? Qua đó, tác giả đề ra một số giải pháp cụ thể trong việc
xây dựng và hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả các quy định của pháp luật trong
quyền hiến BPCT của cá nhân sao cho phù hợp hơn với đời sống và xu hướng phát
triển của y học Việt Nam.
* Nhiệm vụ của luận văn
Để thực hiện được mục đích trên, luận văn phải làm những nhiệm vụ cụ thể sau:
- Nghiên cứu khái niệm về phong tục, tập quán của người Việt Nam.
- Tiến trình phát triển các quy định của pháp luật Việt Nam về quyền hiến BPCT.
- Tác động phong tục tập quán đối với những quy định về hiến, lấy, ghép mô,
bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác.
- Thực trạng quy định của pháp luật về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể
người và hiến, lấy xác trong mối quan hệ với phong tục tập quán Việt Nam trong


10

mối quan hệ với phong tục tập quán Việt Nam.
- Một số thành tựu đạt được khi áp dụng Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ
thể người và hiến, lấy xác cũng như những bất cập còn tồn tại.
- Hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật về quyền hiến BPCT của cá
nhân trong mối quan hệ với phong tục tập quán Việt Nam.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài về “Phong tục, tập
quán Việt Nam trong mối quan hệ với những quy định pháp luật về hiến, lấy,
ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác” là:
- Một số vấn đề khái quát chung về phong tục tập quán và ảnh hưởng của phong
tục tập quán đến quyền hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác.
- Quy định của một số trên thế giới về quyền hiến BPCT.
- Nêu những điểm cơ bản trong hoạt động Hiến BPCT người theo Luật thực
định của Việt Nam.
- Tổng kết tình hình thực hiện hoạt động hiến BPCT trong cộng đồng, nêu ra
những điểm bất cập, hạn chế và nguyên nhân của nó.
- Xây dựng các khuyến nghị cần thiết để sửa đổi và hoàn thiện các quy định
của pháp luật về quyền hiến BPCT của cá nhân trong mối quan hệ với phong tục tập
quán Việt Nam.
Hiến, lấy, ghép BPCT của cá nhân là một lĩnh vực rất rộng và liên quan đến
nhiều ngành khoa học như: Y học, luật học…Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của
luận văn, tác giả chỉ nghiên cứu đến khía cạnh pháp lý về sự tác động của phong tục tập
quán đối với những quy định về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy
xác. Để các quy định của pháp luật về vấn đề này phù hợp với thực tiễn, luận văn đã
nghiên cứu, phân tích những hạn chế của các quy định pháp luật và đề ra một số giải
pháp nhằm hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật của Việt Nam về quyền hiến BPCT của
cá nhân trong mối quan hệ với phong tục tập quán Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp biện chứng duy vật, trong quá trình nghiên cứu,
luận văn sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp truyền thống như:
- Phương pháp lịch sử.


11

- Phương pháp so sánh.

- Phương pháp phân tích tài liệu.
- Phương pháp tổng hợp, đánh giá.
- Phương pháp quy nạp.
- Phương pháp diễn dịch.
6. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn
Quyền hiến BPCT của cá nhân được pháp luật quy định trong Luật 75/06.
Tuy nhiên, việc nghiên cứu những quy định này một cách cụ thể, chi tiết để đạt hiệu
quả cao trong thực tiễn là một việc làm rất cần thiết. Qua quá trình nghiên cứu, phân
tích các quy định của pháp luật về quyền hiến BPCT của các nước trên thế giới
cũng như ở Việt Nam, tác giả đã làm nổi bật sự tác động của phong tục tập quán đối
với những quy định về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác;
làm rõ các nguyên tắc pháp luật trong việc thực hiện quyền hiến BPCT của cá
nhân… Đồng thời qua đó, tác giả cũng đánh giá được thực trạng pháp luật Việt
Nam về quyền hiến BPCT của cá nhân. Từ đó, tác giả cũng mạnh dạn đưa ra một số
giải pháp khắc phục để luật ngày càng hoàn thiện và phù hợp hơn với đời sống xã
hội. Khi pháp luật về quyền hiến BPCT của cá nhân được hoàn thiện và thống nhất
sẽ có nhiều nguồn hiến cứu sống được nhiều người bệnh và giải quyết được tình
trạng khan hiếm nguồn cung cấp BPCT người ở nước ta hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn thạc sĩ luật học với đề tài: “Phong tục, tập quán Việt Nam trong
mối quan hệ với những quy định pháp luật về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể
người và hiến, lấy xác” có kết cấu gồm phần mở đầu, phần nội dung, kết luận, danh
mục tài liệu tham khảo. Phần nội dung chính của luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Khái quát chung về phong tục, tập quán và tác động của phong
tục, tập quán đối với những quy định pháp luật về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ
thể người và hiến, lấy xác.
Chương 2: Hiến bộ phận cơ thể người theo luật thực định của Việt Nam
trong mối quan hệ với phong tục tập quán Việt Nam.
Chương 3: Áp dụng pháp luật và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hiến, lấy,
ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác trong mối quan hệ với phong tục tập

quán Việt Nam.
Chương 1


12

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHONG TỤC, TẬP QUÁN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA
PHONG TỤC, TẬP QUÁN ĐỐI VỚI NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ
HIẾN, LẤY, GHÉP MÔ, BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI VÀ HIẾN, LẤY XÁC.
1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và
hiến, lấy xác
1.1.1. Cơ sở lý luận về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
Khi nghiên cứu một vấn đề nhất định, chúng ta luôn phải tìm hiểu cơ sở lý
luận của vấn đề đó, tại sao lại quy định nó, quy định nó nhằm mục đích gì và về
quyền hiến bộ phận cơ thể người, hiến xác sau khi chết được pháp luật quy định và
thừa nhận nó cũng dựa trên cơ sở lý luận của nó. Đó là:
Con người sinh ra đã có quyền sống, quyền tự do... Đó là quyền con người
khi họ còn sống trong một Nhà nước nhất định thì quyền con người của họ luôn
được bảo đảm thừa nhận và quyền hiến bộ phận cơ thể người, hiến xác sau khi chết
cũng là một bộ phận của quyền con người. Do đó lẽ tất nhiên của nó cũng được Nhà
nước thừa nhận và bảo vệ.
Con người có quyền quyết định đối với những gì thuộc về mình như Quyền
nhân thân, con người có quyền được bảo vệ về tên tuổi, danh dự, nhân phẩm, uy tín,
sức khỏe... Có quyền cho hay không cho người khác sử dụng hình ảnh của mình và
quyền đối với bộ phận cơ thể, đối với xác sau khi chết nó cũng là một bộ phận
Quyền nhân thân. Do đó, con người cũng có quyền được hiến, nhận bộ phận cơ thể
người Hiến xác sau khi chết.
Về mặt sinh học con người là một cơ thể thống nhất gồm nhiều bộ phận hợp
lại để hoạt động các bộ phận đấy, các cơ quan đấy phải thực hiện quá trình trao đổi
chất. Tuy nhiên không phải ai sinh ra các bộ phận cơ thể cũng hoàn thiện mà có

những người họ bị khuyết thiếu một bộ phận nào đó hoặc có những người sinh ra họ
phát triển bình thường nhưng vì một lý do nào đó họ phải cắt bỏ một phần bộ phận
cơ thể của mình và bộ phận cơ thể đó có thể cần cho mục đích nghiên cứu khoa học.
Mặt khác trên thực tế có những người do tai nạn hoặc vì tình thương vì sự nhân đạo
họ tự nguyện hiến xác, hiến bộ phận cơ thể mình sau khi chết để cứu chữa bệnh cho
người khác hoặc nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu khoa học mà thực
tế cũng cho thấy khi sinh ra cũng như trong quá trình trao đổi chất con người có


13

những bộ phận cơ thể mà cho đi nó không hề ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất
và sinh hoạt bình thường của họ. Ví dụ: Một người có 2 quả thận họ hiến một quả
thận thì quá trình trao đổi chất và sinh hoạt của họ vẫn diễn ra bình thường.
Về mặt pháp lý Quyền bảo vệ về sức khỏe, tính mạng của con người đã được
quy định trong Hiến pháp 1992 và Bộ luật Dân sự 1995 và lần đầu tiên Quyền hiến
bộ phận cơ thể người, hiến xác sau khi chết được thừa nhận và quy định ở Điều 33
Quyền hiến bộ phận cơ thể; Điều 34 Quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết;
Điều 35 Quyền nhận bộ phận cơ thể người.
Hiện nay đã có rất nhiều nước trên thế giới đã có Luật qui định vấn đề hiến,
lấy, ghép mô BPCT người và hiến, lấy xác nhân đạo. Chính vì thế mà ngành y học
của họ rất phát triển do được sự hỗ trợ tốt về hành lang pháp lý thuận lợi, chặt chẽ
và cần thiết. Còn ở Việt Nam thì đây là một vấn đề “nóng” đã và đang thu hút sự
chú ý quan tâm, tranh luận của rất nhiều cấp bộ ngành. Tuy nhiên đây là một vấn đề
lớn hết sức quan trọng vì nó liên quan, và chịu sự ràng buộc bởi rất nhiều yếu tố vấn
đề khác nhau như: quyền được sống, quyền tự quyết, giá trị tinh thần gắn với đạo
đức tín ngưỡng… cùng vô số những quan điểm lý lẽ đan xen nhau. Nhưng khi đi vào
phân tích theo ba quan điểm của một vấn đề có tầm ảnh hưởng lớn tới chính trị và
liên quan tới đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc ta, có gắn với sự cần thiết để
có ngành Y học phát triển trong một xã hội “hiện đại” thì có thể thấy rằng vấn đề

hiến “xác”, hiến mô tạng, hiến BPCT người là một việc nên đưa vào cuộc sống. Bản
thân của vấn đề này không làm ảnh hưởng tới “đời sống tinh thần” sau khi chết, mà
còn thuận lòng người vì nghĩa cử cao đẹp, đáp ứng được nhu cầu thực tế của tất cả
những người đang sống và vì sự phát triển của khoa học y học. Khi đi vào cuộc
sống thì khi ấy sẽ được người dân chấp thuận, chắc chắn nó sẽ không vi phạm văn
hóa dân tộc như trước đây mọi người trong xã hội vẫn lầm tưởng. Cho dù trong thời
gian gần đây Đảng, Nhà nước, các cấp bộ ngành, tập thể và các cá nhân đã dần nhận
ra rằng đây chính là một việc nên làm, bởi vì nó gắn với giá trị đạo đức, có giá trị
nhân đạo và nhân văn sâu sắc, đồng thời nó làm tái hiện sự sống, niềm vui từ những
bộ phận trên cơ thể người chết. Tuy vậy, cần thiết phải có sự quản lý nhà nước về


14

vấn đề này một cách chặt chẽ theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi
ích của người thân, gia đình các cá nhân tự nguyện hiến xác hoặc mô tạng. Đồng
thời đáp ứng được nguyện vọng, tâm niệm của cá nhân người hiến xác, hiến BPCT
của mình sau khi chết. Chính vì điều này mà cần phải có sự cân nhắc, với các
nguyên tắc trong việc hiến và nhận các BPCT đúng luật định như: tự nguyện với
người hiến, người được ghép; vì mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy hoặc
nghiên cứu khoa học; không được nhằm mục đích thương mại…
1.1.2. Cơ sở thực tiễn về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và
hiến, lấy xác
Thực tế hiện nay nhiều trường hợp con người do tai nạn, do sự kiện bất ngờ
dẫn đến nhiều trường hợp chết lâm sàng hoặc chết thực sự. Tuy nhiên một số bộ
phận cơ thể của họ vẫn còn sống và vẫn có thể dùng để cứu chữa người bệnh hoặc
dùng để nghiên cứu khoa học.
Ngay cả nhiều người còn sống họ cũng tình nguyện hiến các bộ phận cơ thể
của mình để cứu người bệnh trong cơn nguy kịch. Đặc biệt ta có thể thấy rõ hơn cả
vấn đề này ở nước ta là việc cha, mẹ hiến để chữa trị cho con hoặc giữa những

người thân thích với nhau… Nhưng nếu có quy định pháp luật rõ hơn, cụ thể hơn về
vấn đề này thì số người hiến sẽ không chỉ dừng lại ở phạm vi hẹp như trên mà sẽ có
nhiều người hiến hơn nữa và đương nhiên là sẽ có nhiều người bệnh được cứu sống.
Bên cạnh đó cũng có một số người muốn sau khi chết thi thể của họ sẽ không phải
chôn vùi một cách vô ích lãng quên cùng với cát bụi mà họ muốn hiến cho các trung
tâm nghiên cứu y học hoặc cho người bệnh nhằm mục đích chữa bệnh hoặc nghiên
cứu khoa học.
Sự nghiệp đổi mới mở cửa phát triển kinh tế nhiều nhà máy xí nghiệp ra đời
cùng với đời sống của nhân dân ngày càng cải thiện nhưng bên cạnh đó là mặt trái
của quá trình phát triển kinh tế đã dẫn đến tài nguyên cạn kiệt, môi trường ô nhiễm,
ngày càng nhiều loại bệnh tật phát sinh như bệnh viêm gan A, viêm gan B, teo thận,
tim mạch… do đó trên thế giới nhu cầu về ghép gan, ghép thận ngày càng tăng
trong khi đó số người hiến tạng lại không nhiều. Đó là một thực tế của nước ta cũng
như trên thế giới, mà thực tế này cần được thay đổi trong thời gian tới.
Hiện nay, nước ta số người chết vì rủi ro bão lũ, tai nạn giao thông hàng năm
là rất lớn. Theo thống kê của Cục cảnh sát Đường Bộ - Đường sắt - Bộ Công an,


15

trong năm 2015 cả nước có hơn 8.700 người chết vì tai nạn giao thông(2). Và trong
năm tháng đầu năm 2016 cả nước có 3.588 người chết vì tai nạn giao thông (cập
nhật ngày 27/05/2016)(3). Đó là một việc không may nhưng một người có thể cứu
được ít nhất 7 người: 2 quả thận cho hai người, 2 phổi cho hai người, tim cho một
người, gan có thể chia làm hai hoặc làm ba chưa kể giác mạc và ruột cũng có thể
cứu sống được người bệnh.
Những thành tựu về kinh tế sau 30 năm đổi mới đời sống vật chất tinh thần
của con người ngày càng nâng cao. Đội ngũ y bác sĩ ngày càng được đào tạo chuyên
sâu về việc lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người, đồng thời những trang thiết bị y tế
phục vụ cho vấn đề này ngày càng được quan tâm đầu tư mạnh do đó khả năng

thành công trong việc cấy ghép cơ thể người là rất cao. Đồng thời đảm bảo cho quá
trình nghiên cứu khoa học tìm ra được cách ngăn chặn và từ đó bào chế ra các loại
thuốc để chữa những bệnh hiểm nghèo đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của con
người trong xã hội hiện đại ngày nay. Với những chính sách đầu tư rất lớn cho nền
y học nước nhà về đội ngũ cán bộ y tế cũng như thiết bị kỹ thuật y tế, việc lấy, ghép
BPCT hoàn toàn có thể thực hiện được ở nước ta. Mà một trong những người tiên
phong cho nền y học nước ta hoạt động ghép tim, ghép thận và ghép gan là Giáo sư
Tôn Thất Tùng một giáo sư đã đóng góp rất lớn cho nền y học toàn thế giới.
Cho đến ngày nay thì hoạt động lấy, ghép mô, BPCT người trở nên phổ
biến và ngày càng phát triển. Hiện nay, tại Việt Nam, nhu cầu được hiến, lấy, ghép
mô, BPCT người ở nước ta là rất lớn và ngày càng gia tăng. Theo số liệu thống kê
của Bộ y tế, cả nước có khoảng 6.000 người suy thận có nhu cầu ghép thận, 1.500
người có chỉ định cần ghép gan. Con số 1500 người được chỉ định ghép gan nhưng
không có nguồn cho nên số bệnh nhân này đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính
mạng ở 05 bệnh viện lớn cả Hà Nội đã phần nào phản ánh được thực trạng hiện nay.
2 Văn Tiến (2015), “Năm 2015: Hơn 8.700 người chết do tai nạn giao thông”, địa chỉ tại:
/>cập nhật
ngày 31/12/2015
( )

3 Loan Trần (2016): “3.588 người chết vì tai nạn giao thông trong 5 tháng đầu năm 2016”, địa chỉ tại:
cập nhật ngày 27/05/2016.
( )


16

Không chỉ là ghép thận, ghép gan, số bệnh nhân cần phải ghép giác mạc cũng ngày
càng tăng. Đến nay có khoảng hơn 5.000 người bệnh đang chờ được ghép giác mạc.
Riêng tại Viện Mắt Trung ương, mỗi năm nhu cầu ghép giác mạc từ 500 ca/năm trở

lên. Từ năm 1985 đến nay, Viện mới chỉ ghép được 1.500 ca, riêng năm 2004 ghép
được 103 ca, năm 2005 ghép được 150 ca (4). Số giác mạc được dùng để ghép chủ
yếu lấy từ nguồn viện trợ của các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài (khoảng 50100 giác mạc/năm), số còn lại được lấy từ bệnh nhân bị bỏ nhãn cầu do chấn thương
và các nguyên nhân khác mà giác mạc có đủ tiêu chuẩn sử dụng. Trước nhu cầu cấp
bách trên, ngay từ năm 1992, Nhà nước đã đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện, cán
bộ nên cho đến nay, Việt Nam đã có 13 cơ sở y tế được phép và có đủ các điều kiện
ghép mô, BPCT người. Kể từ khi ca ghép thận thành công đầu tiên tại Viện 103 vào
năm 1992, đến nay đã có hơn 800 người được ghép thận từ người cho sống và 46
người được ghép thận từ người chết não, 41 người được ghép gan, 8 ca ghép tim từ
người chết não(5).
Mặt khác, sáng 29/6/2013, TTĐPQG về ghép BPCT người đã chính thức
được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, có chức năng tổ chức
thực hiện việc điều phối về hiến, lấy và ghép mô, BPCT người giữa các ngân hàng
mô và các cơ sở y tế trong phạm vi cả nước. Việc thành lập Trung tâm là bước đi
quan trọng trong bối cảnh nền y học đang ngày càng phát triển. Trung tâm sẽ là cầu
nối giữa người có nhu cầu với người có khả năng tự nguyện hiến mô BPCT người
có chỉ số phù hợp sinh học.
Một số nước trên thế giới như Pháp, Mỹ… đã cho phép hiến bộ phận cơ thể
người, hiến xác sau khi chết và đã đem lại những kết quả rất ấn tượng, mỗi người

(

4) N.A VTC News (2010), “Trình độ ghép tạng của Việt Nam ngang bằng với thế giới”,

, ngày 14/9/2010.
(

5) Bùi Thu Trang (2008), “Hiến bộ phận cơ thể người để phục vụ y học và nghiên cứu”,

, ngày 21/4/2008.



17

bệnh sau khi được ghép thận, gan có khả năng sống cao hơn, lâu dài hơn và chi phí
ít tốn kém hơn so với chạy thận nhân tạo… Việc pháp luật thừa nhận quy định
quyền hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác sẽ tạo hành lang
pháp lý để cho ngành giải phẫu học nước ta có những bước đột phá trong những
năm tới.
Từ cơ sở lý luận cũng như thực tiễn trên cho thấy việc quy định quyền hiến
bộ phận cơ thể người, hiến xác sau khi chết là hoàn toàn đúng đắn và hợp lý trong
bối cảnh đất nước ta hiện nay. Tuy nhiên cần phải có những quy định cụ thể hơn
đầy đủ hơn, phản ánh thực tiễn chân thực hơn để từ đó pháp luật ngày càng đi vào
cuộc sống phục vụ con người được tốt hơn. Đồng thời đó cũng là cơ sở để hoàn
thiện hơn nữa hệ thống pháp luật nói chung và Luật 75/06 nói riêng.
1.2. Phong tục tập quán và ảnh hưởng của phong tục tập quán đối với những
quy định pháp luật về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
1.2.1. Khái niệm về phong tục, tập quán của người Việt Nam
Bản sắc của một dân tộc hay phong cách, nếp sống của từng người cụ thể
không phải bỗng nhiên mà có. Tất cả đều được hình thành, đào thải, tồn tại, phát
triển bởi nhiều yếu tố khách quan, chủ quan và qua nhiều năm tháng mới có
được.Việc đi sâu tìm hiểu những yếu tố ấy sẽ giúp chúng ta nắm được diễn biến,
hiểu được nguồn gốc, rút ra được những kinh nghiệm bài học bổ ích để vận dụng
vào cuộc sống hàng ngày.
Từ khi người Việt Nam xuất hiện, trong đời sống của mình họ đã có những
thói quen sinh hoạt, lao động sản xuất và giải trí được lặp đi lặp lại nhiều lần. Khi
nhà nước Văn Lang ra đời, qua các công trình nghiên cứu ta thấy được trong đời
sống của người Việt cổ đã hiện hình vô vàn phong tục tập quán: các nghi thức lễ hội
với trống đồng, các tập quán sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp, tập quán trong
sinh hoạt như cưới hỏi, ma chay, đình đám… Có thể nói, giai đoạn này chính là giai

đoạn đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của phong tục tâp quán.
“Phong” là nền nếp đã lan truyền rộng rãi, “Tục” là thói quen lâu đời. Nội
dung phong tục bao hàm mọi mặt sinh hoạt xã hội. Phong tục, tập quán có thể trở
thành luật tục, ăn sâu, bén rễ trong nhân dân rất bền chặt, có sức mạnh hơn cả
những đạo luật. Trong truyền thống văn hóa của dân tộc ta, có nhiều thuần phong
mỹ tục cần cho đạo lý làm người, kỷ cương, phép nước.


18

Một cuộc cách mạng có thể thay đổi được chính thể nhanh chóng, tiếp sau
hàng loạt hệ thống pháp luật được thay đổi. Phong tục cũng không ngừng biến đổi
theo trào lưu của văn hóa xã hội, nhưng dai dẳng hơn và có quy luật riêng của nó,
không dễ gì một sớm một chiều đã được mọi người, mọi nhà, mọi tầng lớp tuân
theo. Vì phong tục hay thì mọi người cũng bắt chước nhau làm, còn hủ tục nhiều
người cũng bắt chước nhau bỏ dần.
Bản thân các phong tục tập quán nằm trong cuộc đấu tranh xã hội đã, đang
và sẽ tiếp diễn giữa cái cũ và cái mới. Ngay như quan điểm về thẩm mỹ cũng luôn
biến đổi(6).
Đi sâu nghiên cứu đặc điểm của phong tục tập quán Việt Nam chính là đi tìm
hiểu sự phong phú đa dạng và những tác động của nó đến mọi mặt của đời sống
kinh tế, chính trị, xã hội.
Phong tục tập quán là một trong những yếu tố thể hiện rõ nét nét bản sắc văn
hóa của mỗi nước. Vậy phong tục, tập quán là gì? Chúng hội tụ những nét đặc trưng
cơ bản gì?
Theo quan điểm PGS.TS. Phùng Trung Tập: “Phong tục được hiểu là những
hoạt động sống của con người, được hình thành trong suốt chiều dài lịch sử và ổn
định thành nề nếp, được mọi thành viên trong cộng đồng thừa nhận và tự giác thực
hiện có tính kế thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác trong cộng đồng nhất định.
Xét về mặt dân tộc và văn hoá - xã hội, thì tập quán được hiểu dựa trên

những nét cơ bản là những phương thức ứng xử giữa người với người đã được định
hình và được xem như một dấu ấn, một điểm nhấn tạo thành nề nếp, trật tự trong lối
sống của cá nhân trong quan hệ nhiều mặt tại một cộng đồng dân cư nhất định”(7).
Theo PGS. TS. Nguyễn Minh Đoan, hướng dẫn môn học Lý luận Nhà nước
và Pháp luật, Trường Đại học Luật Hà Nội nhận định: “Phong tục tập quán và các
giá trị đạo đức truyền thống là một bộ phận quan trọng trong vốn văn hóa truyền
thống ở Việt Nam, nó không chỉ là một trong những công cụ điều chỉnh các quan hệ
6 Thuộc nhóm ngành XH2b (2005), Phong tục tập quán Việt Nam và ảnh hưởng của nó đến việc xây dựng
nhà nước pháp quyền, Công trình dự thi giải thưởng “sinh viên nghiên cứu khoa học”, trường Đại học Luật
Hà Nội, tr. 03 - 05.
( )
7 Phùng Trung Tập (2015), “Phong tục, tập quán và áp dụng tập quán trong công tác xét xử án dân sự”, địa
chỉ tại:
/>cập nhật ngày 30/3/2015.
( )


19

xã hội mà còn ẩn chứa những triết lý sâu xa về triết học, nhân sinh, cội nguồn… mà
chúng ta cần giữ gìn, phát huy những mặt tích cực, hạn chế những khía cạnh tiêu
cực hoặc không còn phù hợp của chúng với thời đại ngày nay”( 8).
Theo Từ điển luật học năm 2006: “Phong tục là thói quen sinh hoạt và cách
sống lâu ngày đã ăn sâu vào đời sống xã hội hay toàn bộ hoạt động sống của con
người hình thành trong tiến trình lịch sử, có tính ổn định, được lưu truyền từ thế hệ
này sang thế hệ khác, được cộng đồng thừa nhận và tuân theo một cách tự giác” ( 9).
“Tập quán là những quy tắc xử sự được hình thành một cách tự phát lâu
ngày thành thói quen trong đời sống xã hội hoặc giao lưu quốc tế, đang tồn tại và
được các chủ thể thừa nhận như là quy tắc xử sự chung”( 10).
Qua việc tìm hiểu những quan điểm khác nhau về khái niệm phong tục tập

quán, có thể thấy rằng các khái niệm đều tập trung làm rõ bản chất cốt lõi của phong
tục tập quán chính là những quy tắc xử sự, thói quen sinh hoạt được hình thành từ
lâu đời, đang tồn tại và được thừa nhận. Vì vậy, trên cơ sở tiếp thu và đánh giá khác
nhau về phong tục tập quán, luận văn nhận thấy cần xây dựng một khái niệm về
phong tục, tập quán như sau:
“Phong tục là toàn bộ những hoạt động sống của con người được hình thành
trong quá trình lịch sử và ổn định thành nề nếp, được cộng đồng thừa nhận, truyền
từ thế hệ này sang thế hệ khác. Phong tục không mang tính cố định, bắt buộc như
nghi thức, nghi lễ, nhưng cũng không tùy tiện như hoạt động sống thường ngày. Nó
trở thành một tập quán xã hội tương đối bền vững và tương đối thống nhất”.
“Tập quán là thói quen đã thành nếp trong đời sống xã hội, trong sản xuất
và sinh hoạt thường ngày, được cộng đồng nơi có tập quán đó thừa nhận và làm
theo như một quy ước chung của cộng đồng”.
Như vậy, phong tục tập quán là những quy ước có tính tổng hợp về nhiều
lĩnh vực trong đời sống xã hội, trong đó thường có phần nội dung đề cập đến những
quy tắc, cách ứng xử cần tuân theo. Phong tục tập quán đã hình thành và tồn tại
trước khi có pháp luật, chúng được hình thành như một nhu cầu tất nhiên từ quá
8 Nguyễn Minh Đoan (2014), Hướng dẫn môn học Lý luận Nhà nước và Pháp luật, Nxb. Tư pháp, Hà Nội,
tr. 546.
( )

9 Xem: Từ điển luật học, Nxb. Từ điển bách khoa và Nxb. Tư pháp, Hà Nội 2006, tr 621.
10) Xem: Từ điển luật học, Nxb. Từ điển bách khoa và Nxb. Tư pháp, Hà Nội 2006, tr 693.

( )
(


20


trình sinh hoạt, sản xuất, trao đổi trong các cộng đồng người hoặc trong các vùng,
miền được giới hạn bởi những ranh giới địa lý nhất định. Khi pháp luật xuất hiện thì
phong tục tập quán không mất đi, pháp luật chỉ thay thế một phần chứ không thay
thế hoàn toàn phong tục tập quán trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội.
1.2.2. Ảnh hưởng của phong tục tập quán đối với những quy định pháp luật về
hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
Người Việt Nam sớm phát triển và kiên trì thực hiện những chuẩn mực được
rút ra từ những phong tục tập quán tiến bộ. Xã hội kỷ cương là xã hội mà ở đó tất
thảy người dân đều: “Sống có pháp luật và hành động theo pháp luật”. Biết sống
theo những nguyên tắc của phong tục và đạo đức là con người đã đặt được đôi chân
của mình vào ngưỡng cửa văn minh. Khi biết sống theo những quy tắc pháp lý, đặc
biệt là những quy tắc pháp lý thành văn thì loài người đã đạt được một bước nhảy
vọt trong lịch sử tiến hóa của mình. Xã hội văn minh không chỉ dựa vào những quy
tắc phong tục, đạo đức mà còn phải dựa vào những quy tắc pháp lý. Quy tắc pháp lý
là cơ sở để điều tiết mọi quan hệ của một xã hội văn minh và thống nhất. Bởi vậy
pháp luật cũng chính là để phục vụ cuộc sống của chúng ta, do vậy nội dung pháp
luật phải xuất phát từ yêu cầu của cuộc sống, đáp ứng được nguyện vọng, lợi ích
của người chịu sự điều chỉnh của pháp luật. Vì thế, pháp luật phải là văn phong dễ
hiểu, rõ ràng, rành mạch. Đồng thời, nghiên cứu để chuyển hóa tối đa những phong
tục tập quán tiến bộ, phù hợp với thực tế thành những tập quán để ứng dụng một
cách linh hoạt trong đời sống pháp luật ở Việt Nam.
Phong tục, tập quán là những kinh nghiệm, tri thức được đúc kết từ trong
cuộc sống của con người trong một vùng, miền, một dân tộc… được tích luỹ có tính
kế thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác và được xem là một trong những chuẩn mực
của cách ứng xử trong xã hội mà mọi người trong cộng đồng đó có nghĩa vụ giữ
gìn, vận dụng và lưu truyền cho các thế hệ sau. Hơn nữa pháp luật và phong tục, tập
quán luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Làm rõ nội dung mối quan hệ này có ý
nghĩa về nhiều mặt, vừa làm phong phú thêm pháp luật, vừa đảm bảo hiệu lực điều
chỉnh của pháp luật, phát huy được pháp luật trong hỗ trợ, bổ sung, hoàn thiện
phong tục tập quán. Nếu pháp luật hướng đến trật tự xã hội chung thì phong tục,

tập quán hướng đến trật tự cộng đồng; Pháp luật tạo lập đồng thuận xã hội thì phong
tục, tập quán tạo lập, củng cố đồng thuận cộng đồng. Song, trật tự xã hội chỉ có thể


21

tồn tại trên cơ sở trật tự của các cộng đồng. Ngược lại, trật tự xã hội được xác lập sẽ
làm cho trật tự cộng đồng thêm vững chắc, ổn định. Trong mối quan hệ này, pháp
luật có hiệu lực cao hơn, cơ chế điều chỉnh được định hình chặt chẽ hơn. Trong
trường hợp giữa pháp luật và phong tục, tập quán có sự xung đột thì phong tục, tập
quán phải tuân thủ pháp luật. Pháp luật có vai trò hướng dẫn, định hướng phong tục,
tập quán, làm cho phong tục, tập quán ngày càng tiến bộ, phù hợp với sự phát triển
của xã hội. Tuy phong tục tập quán không đóng vai trò là công cụ thực thi quyền
lực cao nhất của nhà nước nhưng trong điều kiện nhất định phong tục tập quán có
khả năng thay thế pháp luật. Bởi trên thực tế, trình độ phát triển ở từng vùng, từng
địa phương là khác nhau, thậm chí chênh lệch nhau rất lớn cả về trình độ phát triển,
đời sống văn hoá, tinh thần, do đó, không phải lúc nào, ở đâu pháp luật cũng thâm
nhập được vào cuộc sống, cũng có tác dụng điều chỉnh. Đặc biệt, đối với vùng đồng
bào dân tộc thiểu số, những vùng sâu, vùng xa thì những quy định của pháp luật
trên nhiều khía cạnh còn xa lạ đối với cộng đồng của họ, nhất là các quy phạm pháp
luật ở trình độ khái quát cao sẽ khó thâm nhập vào các lĩnh vực cụ thể của đời sống
cộng đồng. Trong khi đó, phong tục, tập quán với những giá trị tích cực của nó lại
có tác dụng thay thế cho pháp luật, đóng vai trò quan trọng và chủ yếu trong quá
trình điều chỉnh các quan hệ xã hội cụ thể, nhất là trong quá trình tự quản ở cộng
đồng dân cư. Sự ảnh hưởng của phong tục, tập quán đến pháp luật như là một hiện
tượng có tính quy luật. Phong tục, tập quán lạc hậu, phản tiến bộ sẽ trở thành lực
cản trong việc chấp hành pháp luật. Ngược lại, phong tục, tập quán tốt đẹp sẽ đóng
vai trò tích cực trong việc xây dựng tình đoàn kết nội bộ, giải quyết các tranh chấp
bằng con đường hoà giải, giải quyết linh hoạt, kịp thời, có tình, có lý các mâu thuẫn
trong cộng đồng dân cư, phù hợp với điều kiện của từng địa phương bảo đảm ổn

định trật tự xã hội và do vậy, sẽ hỗ trợ cho việc thực hiện pháp luật, xây dựng ý thức
pháp luật. Đây vừa là nguồn bổ sung, vừa là môi trường đưa pháp luật vào cuộc
sống, đồng thời là chất liệu quý để hoàn thiện một nền pháp luật tiên tiến, hiện đại,
đậm đà bản sắc dân tộc. Việc ghi nhận và bảo vệ phong tục, tập quán tốt đẹp là một
tất yếu khách quan trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật ở nước ta hiện nay.
Trên đây là những điểm chung về mối quan hệ giữa pháp luật nói chung với
phong tục tập quán còn sự ảnh hưởng trực tiếp của phong tục tập quán đến những


22

quy định về hiến, lấy, ghép mô bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác được thể hiện
ở những nội dung cụ thể sau:
Nhiều dân tộc trên thế giới quan niệm con người chết chưa phải là hết, mà
người chết vẫn tiếp tục “sống” ở cõi vĩnh hằng cho nên người chết cần được mai
táng. Nghi thức mai táng người chết của nhiều dân tộc diễn ra rất cầu kỳ, phức tạp
và cẩn trọng. Nhưng có dân tộc không chôn xác của người chết mà thiêu. Ngọn lửa
với nhiệt lượng cao đã hoá thân xác này toàn vẹn nhất và tro hài cốt của người chết
được đảm bảo giữ gìn rất cẩn thận tại một nơi trang trọng nhất trong gia đình, trong
nhà thờ hoặc đền, chùa…Những phong tục, tập quán và tín ngưỡng mai táng người
chết theo nghi thức dân gian đã tồn tại cùng với sự tồn tại và phát triển của xã hội
loài người nói chung và của một khu vực, vùng, miền, của một tộc người nói
riêng… Những phong tục, tập quán này đã tác động mạnh mẽ đến quyền hiến xác,
hiến bộ phận cơ thể của cá nhân sau khi chết theo quy định của pháp luật thể hiện ở
một số quan niệm sau đây:
Với quan niệm về sự sống và cái chết là: “Sống gửi, thác về”, cho nên những
người thân thích của người chết luôn luôn quan tâm đến việc mai táng xác của
người thân ở đâu là một vấn đề được lựa chọn, tính toán rất kỹ lưỡng và cẩn trọng.
Quan niệm mồ yên, mả đẹp của người còn sống trong việc lựa chọn vị trí mai táng
người chết luôn luôn được coi trọng. Vì nhiều người tin rằng, người được mai táng

ở những vị trí tốt sẽ bình yên giấc ngủ ngàn thu và chính chiếu, phù hộ, độ trì cho
con cháu gặp những điều tốt lành và thăng tiến không những về sức khoẻ, tài sản,
mà còn thăng tiến về đường học hành, quan chức… Do vậy, một cá nhân khi còn
sống tuy rằng đã có đơn hiến xác sau khi chết, nhưng ý nguyện của người này
không thực hiện do những người thân thích không đồng ý. Bởi vì, quan niệm sống
của đại bộ phận người Việt Nam là: “Sống vì mồ, vì mả không ai sống vì cả bát
cơm”, đã thể hiện rõ trách nhiệm của người sống đối với mộ phần của người đã
chết. Quan niệm này là bài học để giáo dục nhiều thế hệ người Việt Nam và được
xem như chuẩn mực đạo đức về nhân, lễ, hiếu, nghĩa của người sống đối với người
chết. Phong tục mai táng, xây mộ, chăm sóc, bảo vệ, tảo mộ cho người chết đã luôn
luôn là việc lớn, việc trọng đại trong đời sống của mỗi gia đình, dòng họ đối với
người thân thích qua đời. Mỗi thế hệ người Việt Nam đều được giáo dục về lẽ sống,


23

về đức hạnh về bổn phận của cá nhân trong mối quan hệ gia đình, dòng họ theo
những nghi thức truyền thống nhất định. Những quan niệm và cách sống trên được
xem như những yếu tố tích cực để duy trì quan hệ dòng họ và mối đoàn kết, gắn bó
trong cộng đồng dân cư. Trong chừng mực nhất định, thực hiện lối sống này là một
nét văn hoá mang đậm bản sắc dân tộc và là những phong tục, tập quán tốt đẹp được
tổ tiên người Việt Nam giữ gìn và duy trì từ đời này sang đời khác. Quan niệm độc
đáo này đã đánh dấu sự khác biệt cơ bản giữa văn hoá Việt Nam với rất nhiều nền
văn hoá khác trên thế giới. Phong tục viếng mộ tổ tiên của con cháu đi xa về, để
thưa gửi mang tính tượng trưng và ước lệ bằng tình cảm đích thực của người viếng
mộ như một dạng báo cáo và bày tỏ sự biết ơn của các thế hệ trước. Yếu tố tâm lý bị
tác động mạnh mẽ khi mà dưới một ngôi mộ có thi thể, hài cốt hoặc tro của thi thể,
hài cốt của người chết, thì tâm niệm của người sống thảnh thơi, thoải mái và không
bị dằn vặt về việc chưa thực hiện được bổn phận của mình. Ngược lại, nếu dưới một
nấm mồ giả, không có gì thì tâm lý của người thân luôn luôn bị xoá trộn, không an

tâm và luôn luôn bị dằn vặt vì chưa làm tròn bổn phận của mình, cho dù không phải
do lỗi của người đang sống, mà do những trở lực khách quan khác mang đến(11).
Đó là quan niệm về cái chết, tuy nhiên quan niệm về việc sống của người
Việt Nam cũng rất rõ ràng được thể hiện qua việc sống là phải biết yêu thương, đùm
bọc lẫn nhau bởi người Việt Nam rất giàu lòng thương yêu giữa con người với con
người đó là giá trị đạo đức đặc trưng của dân tộc Việt Nam. Đối với người dân Việt
Nam, lòng thương người đã trở thành một nếp nghĩ, một cách sống, một giá trị đạo
đức trong đời sống của mỗi người. Khi Phật giáo và Nho giáo thâm nhập vào
Việt Nam với những quan niệm từ bi bác ái, thương người thì chúng càng khẳng
định, củng cố thêm tư tưởng thương người của dân tộc Việt Nam. Văn hóa Việt
Nam cấm kỵ mọi sự xâm phạm vào thi hài sau khi chết. Nhưng nhờ sự can thiệp của
Phật pháp và sự kêu gọi của y đức mà nhiều người phát tâm hiến xác, đồng thời
quan niệm của phật giáo rất phù hợp với phong tục tập quán của dân tộc ta và đều
mang ý nghĩa giáo dục rất cao. Bởi theo quan điểm của Phật giáo, việc hiến xác
hoặc các bộ phận cơ thể cho khoa học là một hành động nhân văn, nhân đạo cao cả,
đáng được tôn vinh. Đây là hành động hoàn toàn phù hợp với văn hóa và đạo đức
con người. Phật giáo khích lệ, tán dương và tích cực tuyên truyền việc hiến các bộ
11)Phùng Trung Tập (Chủ biên, 2013), Quyền hiến, lấy xác và bộ phận cơ thể người, Nxb Hà Nội, tr. 117- tr. 124.

(


24

phận và xác. Vì rằng khi chết đi, thân xác trở về cát bụi, nếu có thể dùng thân tứ đại
làm các điều lợi lạc cho xã hội thì nên mạnh dạn làm. Bố thí nội tài (cơ thể, bộ
phận, thi hài) này là cách để thể hiện: 1) Tinh thần vô ngã và vị tha. 2) Tâm từ bi. 3)
Tâm buông bỏ và đức hy sinh cao cả. Do vậy, việc hiến mô, bộ phận cơ thể và hiến
xác không làm ảnh hưởng tới “đời sống tinh thần” sau khi chết, mà còn thuận lòng
người vì nghĩa cử cao đẹp, đáp ứng được nhu cầu thực tế của tất cả những người

đang sống và vì sự phát triển của khoa học y học. Khi đi vào cuộc sống thì khi ấy sẽ
được người dân chấp thuận, chắc chắn nó sẽ không vi phạm văn hóa dân tộc như
trước đây mọi người trong xã hội vẫn lầm tưởng. Cho dù trong thời gian gần đây
Đảng, Nhà nước, các cấp bộ ngành, tập thể và các cá nhân đã dần nhận ra rằng đây
chính là một việc nên làm, bởi vì nó gắn với giá trị đạo đức, có giá trị nhân đạo và
nhân văn sâu sắc, đồng thời nó làm tái hiện sự sống, niềm vui từ những bộ phận trên
cơ thể người chết. Tuy vậy, cần thiết phải có sự quản lý nhà nước về vấn đề này một
cách chặt chẽ theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của người
thân, gia đình các cá nhân tự nguyện hiến xác hoặc mô tạng. Đồng thời đáp ứng
được nguyện vọng, tâm niệm của cá nhân người hiến xác, hiến BPCT của mình sau
khi chết. Chính vì điều này mà cần phải có sự cân nhắc, với các nguyên tắc trong
việc hiến và nhận các BPCT đúng luật định như: tự nguyện với người hiến, người
được ghép; vì mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học;
không được nhằm mục đích thương mại… Bởi khác với những quyền nhân thân
khác, mục đích chủ yếu của việc thực hiện quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và
hiến xác không phải đem lại lợi ích cho chủ thể quyền mà nhằm đem lại lợi ích cho
chủ thể khác, lợi ích cho toàn xã hội. Lợi ích mà chủ thể quyền đạt được chủ yếu là
lợi ích tinh thần, là niềm vui khi cứu sống được người khác đang mắc bệnh hiểm
nghèo, đặc biệt khi người bệnh lại là người thân thích, ruột thịt của mình; hoặc niềm
vui khi thấy mình cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu khoa học. Lợi ích vật chất có
thể có nhưng không phải là chính yếu, chẳng hạn như: được chăm sóc, phục hồi sức
khoẻ miễn phí, được ưu tiên ghép mô, bộ phận cơ thể người khi người đó có nhu
cầu… Lợi ích của chủ thể quyền thực sự rất khiêm tốn so với lợi ích to lớn mà xã
hội nhận được từ việc người đó thực hiện quyền của mình. Đặc trưng này chỉ có ở
quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác của cá nhân.


25

Trên cơ sở đó, có thể thấy rằng việc ghi nhận quyền hiến mô, bộ phận cơ thể

người và hiến xác của cá nhân là hoàn toàn phù hợp với những truyền thống đạo
đức quý báu của dân tộc Việt Nam.Việc hiến tặng mô, bộ phận cơ thể người và hiến
xác là nghĩa cử vô cùng cao đẹp – ban tặng niềm hy vọng vào sự hồi sinh, vào cuộc
sống mới cho người khác. Tuy nhiên, ý nguyện hiến xác, bộ phận cơ thể của cá
nhân có thể không được thực hiện bởi những người thân thích không đồng ý. Đây là
điểm rất đặc biệt trong những quy định của Luật hiến xác, bộ phận cơ thể của cá
nhân. Bản chất của luật này một mặt, quy định cho cá nhân thực hiện quyền hiến
xác, bộ phận cơ thể của mình sau khi chết, nhưng mặt khác vẫn tôn trọng quyền tự
do định đoạt của những người thân thích của người có ý nguyện đó. Với đặc điểm
này, Luật hiến xác, bộ phận cơ thể của cá nhân sau khi chết đã thể hiện sự tôn trọng
phong tục tập quán tồn tại hàng ngàn đời trong nhân dân, mặt khác mở ra khả năng
để cá nhân tự ý thức được quyền của mình trong việc định đoạt xác và bộ phận cơ
thể của mình sau khi chết. Do vậy, Luật hiến xác, bộ phận cơ thể của cá nhân sau
khi chết đã đưa ra khả năng khách quan để cá nhân thể hiện được lòng nhân ái của
mình một cách trọn vẹn nhất, kể cả đối với người tự nguyện hiến xác, bộ phận cơ
thể và cả với những người thân thích của người có ý nguyện cao cả này.


×