Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Tiết 27. CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.8 KB, 7 trang )

Tiết 27. CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này học sinh phải đạt được các mục tiêu sau:
1. Kiến thức
+ Nêu được khái niệm cảm ứng ở động vật
+ Nêu được chiều hướng tiến hóa của hệ thần kinh ở động vật.
+ Mô tả được cấu tạo hệ thần kinh dạng lưới và khả năng cảm ứng của động vật có hệ
thần kinh dạng lưới
+ Mô tả được cấu tạo hệ thần kinh dạng chuỗi hạch và khả năng cảm ứng của động vật có
hệ thần kinh dạng chuỗi hạch, ưu điểm của cảm ứng ở đông vật có HTK dạng chuỗi hạch
so với dạng lưới.
2. Kỹ năng
Rèn các kỹ năng:
+ Kỹ năng làm việc theo nhóm, đưa ra ý kiến chia sẻ trong nhóm
+ Kỹ năng tự học, tự nghiên cứu
+ Kỹ năng tìm kiếm tài liệu trên internet, sử dụng công nghệ thông tin trong học tập
+ Kỹ năng thuyết trình
+ Kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp thông qua hoàn thành phiếu học tập
3. Thái độ
+ Nâng cao hứng thú học tập bộ môn, thích tìm hiểu, khám phá về thế giới động vật nói
chung và con người nói riêng
+ Vận dụng kiến thức bài học xử lí các tình huống thực tiễn liên quan
4. Định hướng các năng lực được hình thành
Thông qua việc tham gia các hoạt động học tập trong chuyên đề này, học sinh được định
hướng hình thành các năng lực sau
+ Năng lực tự học, năng lực hợp tác, hoạt động nhóm.
+ Năng lực giải quyết vấn đề: vận dụng kiến thức để xử lý các tình huống từ thực tế.
+ Năng lực sử dụng công nghệ thông tin: Sử dụng mạng internet để tìm kiếm các tư liệu
liên quan đến bài học.
+ Năng lực thuyết trình, biểu diễn.
+ Năng lực tư duy thông qua phân tích, so sánh, tổng hợp kiến thức.


+ Năng lực thu nhận và xử lí thông tin
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Máy tính, máy chiếu, phòng học bộ môn
- Hình 26.1, 26.2, 27.2 và các hình ảnh liên quan tìm kiếm trên internet.
- Phiếu học tập.
- Giáo án
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
1


Phân biệt cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới và dạng chuỗi hạch
Đặc điểm

Động vật có hệ thần
kinh dạng lưới

Động vật có hệ thần kinh dạng
chuỗi hạch

Đại diện
Cấu tạo hệ thần kinh
Hình thức cảm ứng
Độ chính xác, tiêu tốn năng lượng
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Đặc điểm

Động vật có hệ thần kinh
dạng lưới


Động vật có hệ thần kinh dạng
chuỗi hạch

Đại diện

Động vật Ngành Ruột
khoang

Động vật Ngành Giun dẹp, Giun
tròn, Chân khớp.

Cấu tạo hệ thần kinh

Các tế bào thần kinh nằm rải
rác trong cơ thể liên hệ với
nhau qua các sợi thần kinh,
mạng lưới tế bào thần kinh.

Các tế bào thần kinh tập trung thành
các hạch thần kinh nối với nhau bởi
các dây thần kinh chuỗi hạch thần
kinh nằm dọc theo chiều dài cơ thể.

Các sợi thần kinh liên hệ với
tế bào cảm giác và tế bào
biểu mô cơ.
Hình thức cảm ứng

Khi bị kích thích, thông tin
truyền từ tế bào cảm giác 

mạng lưới thần kinh  các tế
bào biểu mô cơ  cả cơ thể
co lại.

Mỗi hạch thần kinh là một trung tâm
điều khiển hoạt động của một vùng
xác định của cơ thể.

Độ chính xác, tiêu tốn năng
lượng

Tốn nhiều năng lượng.

Tiêu tốn ít năng lượng

Độ chính xác thấp

Độ chính xác cao hơn

2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc và nghiên cứu trước bài cảm ứng ở động vật
- Tìm kiếm video cảm ứng động vật, thực vật trên mạng internet.
- Bài báo cáo video của nhóm
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG Ở NHÀ
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm và định hướng nội dung tìm hiểu ở nhà
- Nhiệm vụ cụ thể:
2



+ Mỗi nhóm tìm kiếm video về cảm ứng ở động vật, cảm ứng ở thực vật, sau đó lưu dữ liệu vào
USB hoặc cho lên mail của nhóm
B. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
* Hoạt động 1 : Hoạt động khởi động
1. Mục đích
- Tạo tâm thế vui vẻ, thoải mái cho học sinh
- Bộc lộ những hiểu biết, kiến thức học sinh thu tập được về cảm ứng của động vật khác biệt với
thực vật như thế nào.
- Kích thích sự tò mò, mong muốn khám phá kiến thức trong bài học.
- Định hướng cho học sinh những nội dung sẽ được học trong chuyên đề
2. Nội dung.
- Đại diện một nhóm học sinh lên trình bày video sản phẩm hoạt động của nhóm về cảm ứng ở
thực vật ( hướng động, ứng động ).
- Đại diện nhóm khác lên trình bày video cảm ứng ở động vật ( phản xạ ở con Linh dương ) để
thấy được sự khác biệt của cảm ứng ở động vật so với thực vật.
- Đại diện một học sinh trong lớp lên cầm miếng chanh ăn trước cả lớp để kích thích cả lớp hình
thành phản xạ tiết nước bọt.
3. Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh.
- HS trình bày được video của nhóm mình đã chuẩn bị
- HS ăn miếng chanh sẽ đủ biểu hiện để kích thích phản xạ ở những học sinh khác trong lớp.
4. Kỹ thuật tổ chức
- HS lên trình bày video, các HS khác ở dưới quan sát. Sau hai video về cảm ứng của động vật và
thực vật, giáo viên yêu cầu các HS trả lời câu hỏi: Cảm ứng động vật khác gì cảm ứng thực vật
( tốc độ cảm ứng ) lí do vì sao?
- HS trả lời câu hỏi: Tốc độ cảm ứng của động vật nhanh hơn thực vật vì động vật có hệ thần
kinh
- GV dẫn dắt vào bài
* Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức
1. Mục đích
- Nêu được khái niệm cảm ứng ở động vật, sự khác biệt với cảm ứng ở thực vật

- Nêu được các thành phần trong một cung phản xạ.
- Phân biệt phản xạ với cảm ứng của bộ phận tách rời
- Phân biệt được cấu tạo, hình thức cảm ứng của các động vật có tổ chức thần kinh dạng lưới,
dạng chuỗi hạch.
2. Nội dung
I. Khái niệm cảm ứng ở động vật
- Khái niệm
- Các thành phần trong một cung phản xạ.
II. Cảm ứng ở các động vật có tổ chức thần kinh
1. Động vật có hệ thần kinh dạng lưới
3


2. Động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch
3. Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh
I. Khái niệm cảm ứng ở động vật
- HS tự rút ra khái niệm cảm ứng động vật qua video trong hoạt động khởi động
- HS quan sát hình ảnh, hoạt động nhóm hoặc cá nhân nêu các thành phần trong một cung phản
xạ.
II. Cảm ứng ở các động vật có tổ chức thần kinh
- Học sinh hoạt động nhóm và quan sát hình ảnh hoàn thành phiếu học tập số 1
cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới và dạng chuỗi hạch ) .

(phân biệt

4. Kỹ thuật tổ chức
Hoạt động của thầy và trò

Nội dung


GV chiếu hình ảnh một số động vật cảm ứng
với môi trường: Chim xẻ xù lông khi trời lạnh,
chó thè lưỡi khi trời nóng

I. Khái niệm cảm ứng ở động vật
Cảm ứng là khả năng tiếp nhận kích
thích và phản ứng lại các kích thích từ môi
trường sống -> sinh vật tồn tại, phát triển.

GV cho HS phát biểu rút ra khái niệm cảm ứng
của động vật.

Ở động vật có tổ chức thần kinh, cảm ứng là
những phản xạ

- GV giới thiệu : những ĐV có tổ chức thần
kinh thì phản xạ là dạng đặc biệt của cảm ứng

- Mỗi cung phản xạ gồm các bộ phận:

- GV chiếu hình ảnh cung phản xạ co ngón tay
khi kim nhọn đâm vào ngón tay dưới dạng sơ
đồ câm và trả lời câu lệnh trong sách giáo khoa

+ Bộ phận tiếp nhận kích thích

Một bạn lỡ chạm tay vào gai nhọn và có
phản ứng rụt tay lại. Hãy chỉ ra tác nhân kích
thích, bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận
phân tích và tổng hợp thông tin, bộ phận thực

hiện phản ứng của hiện tượng trên?

+ Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin.

+ Đường dẫn truyền vào.
+ Đường dẫn truyền ra.
+ Bộ phận thực hiện phản ứng.

HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi
- GV chính xác hóa nội dung và giới thiệu các
thành phần của cung phản xạ.
- GV cho HS quan sát 2 video : kích thích vào
đùi con ếch còn sống và đùi tách rời khỏi cơ
thể. Yêu cầu HS:
Nêu hiện tượng xảy ra? Hiện tượng nào không
phải là phản xạ? Giải thích?
HS suy luận trả lời được: cả 2 video đều có
hiện tượng co cơ. Co cơ ở ếch còn sống là
phản xạ vì có sự điều khiển của hệ thần kinh.
- GV cho HS so sánh phạm vi của cảm ứng và
phản xạ
GV chiếu hình ảnh sự tiến hóa của hệ thần kinh
với các đại diện điển hình của từng nhóm
HS hoàn thành phiếu học tập số 1
4


Phân biệt cảm ứng ở động vật có hệ thần
kinh dạng lưới và dạng chuỗi hạch


II. Cảm ứng ở động vật có tổ chức thần kinh
1. Động vật có hệ thần kinh dạng lưới
2. Động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch

Đặc điểm

Động vật
có HTK
dạng lưới

Động vật có hệ
thần kinh
dạng chuỗi
hạch

Đáp án phiếu học tập số 1

Đại diện
Cấu tạo HTK
Hình thức
cảm ứng
Độ chính
xác, tiêu tốn
năng lượng
HS hoạt động 4 nhóm theo sự chỉ đạo của giáo
viên. Các nhóm hoàn thành nội dung phiếu
trong 6 phút. Nhóm nào hoàn thành trước được
cộng điểm.
Sau khi hoàn thiện các nhóm nộp sản phẩm
cho giáo viên. GV mời đại diện 2 nhóm lên

trình bày cảm ứng ở 2 nhóm động vật, sau đó
giáo viên trình chiếu đáp án phiếu học tập cho
các nhóm chấm chéo và cho điểm.

* Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập
1. Mục đích
- Học sinh vận dụng các kiến thức học trong chuyên đề giải quyết một số câu hỏi liên quan.
- Luyện tập khả năng phản ứng nhanh trả lời câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
2. Nội dung
- Rút ra chiều hướng tiến hóa trong cấu tạo và hoạt động của hệ thần kinh ở động vật.
- Câu hỏi trắc nghiệm
+ Xác định ưu điểm của hệ thần kinh dạng chuối hạch so với với thần kinh dạng lưới
+ Xác định phản xạ trong số các ví dụ được đưa ra
+ Câu hỏi liên quan đến đặc điểm hệ thần kinh một ngành động vật
+ Cấu tạo của hệ thần kinh dạng ống…
* Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1 : Cung phản xạ diễn ra theo trật tự nào?
A. Cơ, tuyến Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảmHệ thần kinh (HTK)
B. Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảmCơ, tuyếnHTK
5


C. HTKThụ thể hoặc cơ quan thụ cảmCơ, tuyến
D. Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảmHTKCơ,tuyến
Câu 2.Những thành phần nào sau đây là thành phần của một cung phản xạ?
A. Tế bào thần kinh, tủy sống và cơ quan vận động.
B. Tế bào thần kinh, cơ quan vận động và cơ quan thụ cảm.
C. Tế bào thần kinh, trung ương thần kinh và cơ quan thụ cảm.
D. Trung ương thần kinh, cơ quan thụ cảm và cơ quan vận động.
Câu 3. Trong các sinh vật sau, loại nào có hệ thần kinh chuỗi hạch

A.Sứa, san hô, hải quỳ
B.Giun đất, bọ ngựa, cánh cam.
C. Cá, ếch, thằn lằn
D.Trùng roi, amip
Câu 4. Đáp án nào sau đây không đúng về ưu điểm của hệ thần kinh chuỗi hạch so với hệ
thần kinh dạng lưới?
A. Nhờ có hạch thần kinh nên số lượng tế bào thần kinh cùa động vật tăng lên.
B. Do các tế bào thần kinh trong hạch nằm gần nhau và hình thành những mối liên hệ với nhau
nên khả năng phối hợp hoạt động giữa chúng được tăng cường.
C. Nhờ các hạch thần kinh liên hệ với nhau nên khi kích thích nhẹ tại một điểm thì gây ra phản
ứng toàn thân và tiêu tốn nhiều năng lượng.
D. Do mỗi hạch thần kinh điều khiển một vùng xác định trên cơ thể nên động vật phản ứng chính
xác hơn tiết kiệm năng lượng hơn so với hệ thần kinh dạng lưới.
Câu 5. Cảm ứng của động vật là khả năng cơ thể động vật phản ứng lại các kích thích
A. của một số tác nhân môi trường sống, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển
B. của môi trường sống, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển
C. định hướng của môi trường sống, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển
D. của môi trường (bên trong và bên ngoài cơ thể) để tồn tại và phát triển
Câu 6 : Tính cảm ứng của động vật có sự tham gia của HTK được gọi là :
A. Tập tính

B. Ứng động

C. Phản xạ

D. Phản ứng

Câu 7. Trong các động vật sau:
(1) giun dẹp (2) thủy tức
(4) trùng roi (5) giun tròn (6) gián


(3) đỉa
(7) tôm

Bao nhiêu loài có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch?
A. 1

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 8. Phản xạ ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới diễn ra theo trật tự nào sau đây?
A. Tế bào cảm giác tế bào biểu mô cơmạng lưới TK
B. Tế bào biểu mô cơ tế bào cảm giácmạng lưới TK
C. Tế bào cảm giác  mạng lưới TK  tế bào biểu mô cơ
D. Mạng lưới TK  tế bào cảm giác  tế bào biểu mô cơ
6


Câu 9. Động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch có thể trả lời cục bộ khi bị kích thích vì
A. số lượng tế bào thần kinh tăng lên
B. mỗi hạch là một trung tâm điều khiển một vùng xác định của cơ thể
C. các tế bào thần kinh trong hạch nằm gần nhau
D. các hạch thần kinh liên hệ với nhau
3. Dự kiến sản phẩm học sinh
- Học sinh có thể sắp xếp chưa chính xác, sau đó GV sẽ hỗ trợ
- Các nhóm trả lời câu hỏi trắc nghiệm khách quan dưới hình thức thi phản ứng nhanh. Nhóm
nào sai thì nhóm còn lại không được trả lời nữa. Dự kiến có thể có nhóm sẽ trả lời sai, GV sẽ đưa

ra đáp án đúng.
- Có thể do áp lực thời gian, học sinh đưa ra đáp án không chính xác, GV sẽ đưa ra đáp án đúng.
4. Kỹ thuật tổ chức
- GV trình chiếu câu hỏi lên bảng

7



×