Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

CHUYÊN ĐỂ: CACBON VÀ HỢP CHẤT CỦA CACBON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.52 KB, 18 trang )

1. TÊN CHUYÊN ĐỂ: CACBON VÀ HỢP CHẤT CỦA CACBON
Chuyên đề bao gồm các bài 15, 16 – Chương 3. Cacbon – Silic. Môn hóa học 11.
Ban cơ bản
2. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG: HS lớp 11
3. THỜI LƯỢNG
- Căn cứ vào phân phối chương trình, chuyên đề “Cacbon và hợp chất của cacbon” được
thiết kế trong 2 tiết học trên lớp.
+ Tiết 1. Cacbon (Theo PPCT là tiết 23)
+ Tiết 2. Cacbon và hợp chất của cacbon (Theo PPCT là tiết 24)
Khoảng thời gian giữa tiết 1 và tiết 2, HS hoàn thành nhiệm vụ về nhà.
Sau khi học xong tiết 2, HS cũng có nhiệm vụ về nhà là Tìm hiểu và tổng kết hoàn thành
“Chu trình của cacbon trong tự nhiên”.
4. KẾ HOẠCH DẠY HỌC
TIẾT 23. BÀI 15. CACBON
I. Mục tiêu bài giảng.
1. Kiến thức
* Biết được :
- Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử, các dạng thù hình của cacbon ;
Tính chất vật lí (cấu trúc tinh thể, độ cứng, độ dẫn điện) và ứng dụng của nó.
- Vai trò quan trọng của cabon trong đời sống và kỹ thuật.
* Hiểu được :
- Cacbon có tính phi kim yếu (oxi hoá hiđro và kim loại canxi), tính khử (khử oxi, oxit kim
loại). Trong một số hợp chất, cacbon thường có số oxi hoá +2 hoặc +4.
2. Kĩ năng
- Rèn kỹ năng từ đặc điểm cấu tạo suy ra tính chất hóa học.
- Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của C
- Rèn kỹ năng thực hành.
3. Thái độ
- Say mê, hứng thú học tập bộ môn.
- Có ý thức hơn trong việc đun nấu hàng ngày.
- Có ý thức bảo vệ môi trường - bảo vệ rừng, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên


thiên nhiên.
4. Định hướng năng lực cần hình thành và phát triển
- Năng lực tự học, năng lực hợp tác.
- Năng lực tư duy như: phân tích, tổng hợp….
- Năng lực quan sát thí nghiệm.
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
GV. Nguyễn Thị Lan Phương

Page 1


II. Phương pháp dạy học
Sử dụng phối hợp các phương pháp:
- Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm.
- Phương pháp trực quan (sử dụng thí nghiệm kiểm chứng)
- Phương pháp đóng vai.
- Phương pháp gợi mở, tìm tòi.
- Kỹ thuật sơ đồ tư duy.
III. Chuẩn bị.
1. Giáo viên.
- Các phiếu học tập, video, máy tính, máy chiếu.
- Chuẩn bị hệ thống và câu hỏi luyện tập.
- Dụng cụ, hóa chất phục vụ cho hai thí nghiệm: C + O2 và C + HNO3 đặc.

NỘI DUNG PHIẾU HỌC TẬP
NHÓM:…………………
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1. (4 PHÚT)
VỊ TRÍ, CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ. TÍNH CHẤT VẬT LÝ


GV. Nguyễn Thị Lan Phương

Page 2


I. VỊ TRÍ VÀ CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ (3 ĐIỂM)
Viết cấu hình electron của C(Z = 6): …………………………..
+ Vị trí:..................................................................................
+ Khả năng thể hiện hóa trị:.......................................................
II. TÍNH CHẤT VẬT LÝ (10 ĐIỂM)
Sử dụng vốn hiểu biết của em và sgk, điền các thông tin theo mẫu
vật lý Tính chất

Kim cương

Dấu hiệu so sánh
+ Màu
+ Độ cứng
Cấu trúc tinh thể

Ứng dụng

GV. Nguyễn Thị Lan Phương

Page 3

Than chì


NHÓM:

………

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 (8 PHÚT). TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA CACBON

Nhiệm vụ 1. Xác định số oxi hóa của C trong các chất sau, từ đó dự đoán tính chất hóa học của cacbon?

CH4
Al4C3

C

CO

Hoàn thành phản ứng (C thể hiện tính gì trong phản ứng?):
t , xt

1. C + H2 ���
0

CO2

2. C

+

0

t

Al ��


0

t

3. C + CuO ��
Nhiệm vụ 2: Tiến hành 2 thí nghiệm sau, giải thích bằng PTPƯ, xác định cacbon thể hiện tính chất gì trong phản ứng đó?

Tên thí nghiệm
1. Đốt cacbon
trong không khí

Tiến hành
Hiện tượng
Giải thích
Lấy đoạn dây đồng quấn vào mẩu than
PTPƯ:
bằng hạt ngô, đốt cháy trên ngọn lửa đèn
cồn đến nóng đỏ rồi thả nhanh vào bình
đựng khí O2.
2. C tác dụng với - Nhỏ dung dịch NaOH vào một lượng
PTPƯ:
axit HNO3 đặc
bông vừa đủ để đạy kín miệng ống
nghiệm.
- Dùng kẹp gỗ kẹp ống nghiệm đựng axit
HNO3 đặc, đun nhẹ trên ngọn lửa đèn cồn.
- Lấy panh gắp mẩu than, đun nóng đỏ
trên ngọn lửa đèn cồn rồi thả vào ống
nghiệm chứa dung dịch HNO3 đặc đã

được đun nóng.
- Nhanh chóng dùng bông tẩm xút
(NaOH) đạy trên miệng ống nghiệm.
Kết luận: Trong phản ứng hóa học, C có thể đóng vai trò…………… …… hoặc vai trò …………………………….......
GV. Nguyễn Thị Lan Phương

Page 4


2. Học sinh
- Ôn lại kiến thức cũ: cấu hình electron, phản ứng oxi hóa – khử, dạng thù hình
- Chuẩn bị bài mới theo sgk.
III. Tổ chức hoạt động dạy học.
1. Ổn định lớp
2. Tiến trình dạy học
GV chia lớp thành 4 nhóm học tập.
Hoạt động 1. Khởi động (3 phút)
- Mục đích: Giới thiệu bài học, kích thích sự tò mò, ham muốn tìm tòi của học sinh.
- Phương pháp: Tổ chức cuộc thi: “Ai nhanh hơn?”
1. Khí nào gây hiệu ứng nhà kính?
2. Chất nào cứng nhất trong tất cả các chất?
3. Khi trang điểm để tạo đường cong và sắc nét cho lông mày, người ta dùng dụng cụ nào?
4. Trong hợp chất hữu cơ nhất định phải chứa nguyên tố X. X là nguyên tố nào?
- Giáo viên giới thiệu vào bài.
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức
* Mục đích: Nêu được vị trí của cacbon trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử,
các dạng thù hình của cacbon, tính chất vật lý (cấu trúc tinh thể, độ cứng, độ dẫn điện), ứng
dụng của cacbon.
- Giải thích được cacbon vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa. Viết được phương trình phản
ứng minh họa tính chất của cacbon.

* Nội dung hoạt động
Nội dung 1. Tìm hiểu về vị trí và cấu hình electron nguyên tử. Tính chất vật lý.
Nội dung 2. Tính chất hóa học của C. Trạng thái tự nhiên và điều chế
* Phương thức tổ chức hoạt động
Nội dung 1. Tìm hiểu về vị trí và cấu hình electron nguyên tử. Tính chất vật lý.
(12 phút)
GV chiếu bảng tuần hoàn vàphát phiếu học tập số 1. HS được thảo luận và chuẩn bị trong 2
phút, sau đó GVchiếu đáp án, cho HS chấm chéo và báo cáo kết quả.
- GV biểu dương nhóm làm tốt nhất.
- GV chốt kiến thức về vị trí, cấu tạo và tính chất vật lý của cacbon.
I. Vị trí và cấu hình electron nguyên tử
Vị trí: STT: 6, CK 2; nhóm IVA.
Cấu hình electron: 1s22s22p2
Khả năng thể hiện hóa trị: 2, 4

Kim cương
- Tinh trong suốt không màu
- Rất cứng
Không
dẫn nhiệt
- Cấu
trúcdẫn
tứ điện,
diện đều
- liên kết cộng hóa trị bền.
- Làm đồ trang sức
GV. Nguyễn Thị Lan Phương

vật líTính chất


II. Tính chất vật lí và ứng dụng
Dấu hiệu so sánh
+ Màu

Than chì
- Tinh thể xám đen

+ Độ cứng

- Mềm

+Cấu
Dẫn tạo
điện, dẫn

Dẫn trúc
điện lớp
dẫn nhiệt tốt.
- Cấu
- Các lớp liên kết nhau
bằng tương tác yếu
- Dùng làm điện cực

Ứng dụng
Page 5


- Mũi khoan kim cương
- Dao cắt kính


- Bút chì đen

GV đặt câu hỏi:
Câu hỏi 1. Tại sao kim cương rất cứng trong khi than chì lại rất mềm?
Câu hỏi 2. Tại sao kim cương không dẫn điện còn than chì lại dẫn điện tốt?
Câu hỏi 3*. Tại sao kim cương trong suốt, không màu trong khi than chì lại có
ánh kim?
GV nhận xétcâu trả lời và bổ sung về một số loại than được điều chế nhân tạo, ứng dụng của
chúng.
Câu hỏi 4. Trong số 4 dạng tồn tại của cacbon, dạng nào hóa học mạnh nhất?
Nội dung 2. Tính chất hóa học của C (20 phút)
GV phát phiếu học tập số 2. Các nhóm hoàn thành toàn bộ phiếu rồi báo cáo kết quả.
Nhóm 1. Hoàn thành nội dung 1.
Nhóm 2. Báo cáo thí nghiệm 1.
Nhóm 3. Báo cáo thí nghiệm 2.
GV. Tại sao phải dùng bông tẩm xút để đạy ống nghiệm?

Nhóm 4. Kết luận về tính chất hóa học của C.
(GV chia bảng thành 4 cột, các nhóm cử 1 thành viên lên bảng, 4 nhóm hoàn thành
nhiệm vụ trên bảng trong cùng 1 thời điểm, dự kiến thời gian khoảng 3 phút)
GV yêu cầu các nhóm khác nhận xét bài của nhóm bạn trên bảng.
Câu hỏi 5. Khi đốt than sinh ra khí nào làm ta khó thở, chóng mặt, đau đầu
buồn nôn?
GV lưu ý HS. Khi đốt than luôn tạo ra CO2 và một lượng nhỏ khí CO.
GV chốt kiến thức nội dung tính chất hóa học của cacbon
III. Tính chất hóa học
Tính oxi
-4
*
CH4

Al4C3

Tính khử
+2
*
CO

0
*
C

+4
*
CO2

1. Tính oxi hóa(khi tác dụng với các chất khử)
a. Tác dụng với hidro
t 0 , xt

� CH4
C + 2H2 ���
0

t
� cacbua kim loại
b. Tác dụng với kim loại ��
0

t
� Al4C3 (nhôm cacbua)

4Al + 3C ��

2. Tính khử
a. Tác dụng với oxi
t0

� CO2
C + O2 ��
Chú ý:
t0

� 2CO
- Ở nhiệt độ cao: C + CO2 ��
GV. Nguyễn Thị Lan Phương

Page 6


0

t
� 2CO
- Khi cháy thiếu không khí: 2C  O2 ��
Do vậy: Khi đốt than luôn tạo hỗn hợp khí CO2 và CO
b. Tác dụng với hợp chất
- Cacbon tác dụng được với các hợp chất có tính oxi hoá: HNO3, H2SO4 đặc, KClO3, một số oxit kim
loại…

t0


� CO2 + 4NO2 + 2H2O
C + 4HNO3 đặc ��
t0
C  2CuO ��
� 2Cu  CO2
Kết luận: Trong các phản ứng hóa học, cacbon thể hiện tính khử hoặc tính oxi hóa.

Câu hỏi 6. Trong quá trình đun nấu, làm thế nào để hạn chế sinh ra khí CO?
Đề nghị HS đưa ra lời khuyên với bạn bè hoặc người thân về sưởi ấm đúng cách khi
mùađông về.
- Trạng thái tự nhiên và điều chế
Trong tự nhiên, C tồn tại cả dưới dạng đơn chất và hợp chất. GV chiếu các hình ảnh của C
trong tự nhiên, yêu cầu HS xác định dạng tồn tại của cacbon (1 phút)
IV. Trạng thái tự nhiên

Trong tự nhiên, cacbon tồn tại cả dưới dạng đơn chất và hợp chất.
1. Đơn chất: kim cương, than chì.
2. Hợp chất: + Khoáng vật: canxit, đôlomit...
+ Than mỏ
+ Dầu mỏ, khí thiên nhiên.
+ Tế bào động vật và thực vật....
GV: Châu lục nào có trữ lượng kim cương nhiều nhất trên thế giới?
GV: ĐA: Châu phi. Vậy, lẽ ra nhiều kim cương thì Châu Phi phải giàu có, tại sao Châu Phi
được coi là “tận cùng của đói nghèo, bệnh tật và chiến tranh” như tiêu đề của 1 bài báo?
Nhiều năm trước, nội chiến nổ ra ở nhiều nước châu Phi do các nhóm phiến quân tranh
giành ảnh hưởng nhằm khai thác và kiểm soát nguồn kim cương. Trong cuộc chiến này,
khoảng 50.000 người đã thiệt mạng. Nhiều người bằng tuổi như các em đã bị ép buộc
phải cầm súng.
So với các bạn ấy, em có thấy mình may mắn không? Được sống trong một đất nước hòa
bình, ổn định và ngày càng phát triển. Được sống trong vòng tay yêu thương của bố mẹ,

thầy cô và bạn bè. Các em hãy thấu hiểu giá trị quý giáđó mình đang nắm giữ để nỗ lực học
tập nhé, được không?
Hoạt động 3. Củng cố, luyện tập (8 phút)
- Mục đích: Giúp HS nhớ một số kiến thức quan trọng của bài học, vận dụng kiến thức của
bài học vào giải quyết vấn đề thực tiễn.
- Phương pháp: Sử dụng sơ đồ tư duy và phương pháp đóng vai.
- Sử dụng bài tập hóa học.
- Tổ chức:
+ GV yêu cầu HS xây dựng sơ đồ tư duy tổng kết kiến thức về cacbon.
+ GV cho HS làm một số bài tập (hoạt động cá nhân).

GV. Nguyễn Thị Lan Phương

Page 7


Bài tập 1. Ứng dụng nào sau đây không phải là ứng dụng của kim cương?
A. Dùng làm đồ trang sức.
B. Dùng để chế tạo mũi khoan đặc biệt.
C. Dùng làm bột mài
D. Dùng làm chất độn cao su.
Bài tập 2. Cacbon phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây ở điều kiện
thích hợp ?
A. CO, Al2O3,HNO3 đặc,H2SO4 đặc
B.Fe2O3, CO2, HNO3 đặc,H2
C. CO2, Fe2O3, Al2O3,HNO3
D. CO, Al2O3, K2O, Ca
Bài tập 3: Tính khử của đơn chất cacbon thể hiện ở phản ứng :
t
� 2Fe + 3CO2

A. 3C + Fe2O3 ��
0

t0


B. CO + O2 ��
CO2
t
� CH4
C. C + 2H2 ��
t

D. 3C + 4Al ��
Al4C3
0

0

Bài tập 4. GV gọi HS lên đóng vai, giải quyết tình huống.
Bối cảnh:Đang trong buổi họp tổ dân phố. GV đóng vai trò bí thư huyện, HS chủ tịch
phường.
GV. Chào cô/chú. Cô/chú lại đây tôi bảo.
HS: (dự kiến) Vâng. Bác gọi em lên có việc gì thế ạ?
GV. Hôm qua tôi đi khảo sát dân cư đia bàn cô/chú phụ trách. Tôi thấy nhiều nhà có của ăn của
để, đường xá thì rộng rãi khang trang sạch đẹp. Trường học thì quá tốt, thấy trồng cả rau, hoa
hồng, lại có cả cái căng tin phục vụ cho HS. Cô/Chú làm tốt lắm!
Nhưng còn điều này cần phải khắc phục: Tôi thấy mấy cái lò gạch trong xóm kia không ổn
tí nào. Đấy, cô/chú nhìn thấy hậu quả rồi đấy. Nhân tiện buổi họp hôm nay, cô/chú thuyết
phục bà con tạm dừng hoạt động lò gạch đó đi.


GV. Nguyễn Thị Lan Phương

Page 8


t0

� CO2
ĐA: Than, củi + O2 ��
t0
� 2CO
- Ở nhiệt độ cao: C + CO2 ��
0

t
� 2CO
- Khi cháy thiếu không khí: 2C  O2 ��

Khí lò gạch là hỗn hợp (CO, CO2). Cây cối xung quanh lò gạch bị vàng lá hoặc có thể
chết. Khói lò gạch nguy hiểm với người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Ngạt khói lò gạch có thể
dẫn đến tử vong.
Bài tập 5. Em hãy nêu cách điều chế than gỗ?
ĐA:

GV:Điều chế than gỗ cũng là một trong những nguyên nhân gây hại cho môi trường, cụ thể:
+ Việc chặt cây lấy gỗ, lấy củi.
+ Đốt củi trong điều kiện thiếu không khí, sinh ra khí độc CO.
GV nhắc HS hãy là những người đầu tiên hạn chế việc sử dụng than gỗ vì bất cứ lý do gì!.
GV chiếu một số hình ảnh phá rừng và hậu quả, kêu gọi HS chung tay bảo vệ môi trường,

bảo vệ rừng.
GV. Nguyễn Thị Lan Phương

Page 9


Hoạt động 4. Mở rộng, tìm tòi
* Mục tiêu hoạt động
- Giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng trong bài để giải quyết vấn đề thực tiễn, đồng thời
chuẩn bị cho bài học tiếp theo “ Hợp chất của cacbon”
* Phương thức tổ chức hoạt động
GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm về nhà tìm hiểu qua thực tế hoặc qua tài liệu
tham khảo (thư viện, internet…) giải quyết vấn đề sau:
Nhóm 1, nhóm 2. Tìm hiểu quá trình khai thác than hiện nay ở nước ta hiện nay như thế
nào?
Nhóm 3, nhóm 4. Tìm hiểu thực trạng việc sử dụng than trong các nhà máy nhiệt điện hiện
nay. Làm thế nào để giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ khí thải của nhà máy nhiệt điện?
Các nhóm hoàn thành trong 5 ngày, nộp sản phẩm cho GV vào mail. GV chấm điểm và
chọn 2 bài tốt nhất đại diện cho hai vấn đề (1. Khai thác than; 2. Sử dụng than) để báo cáo
vào đầu giờ tiết học sau.
* Dự kiến sản phẩm của HS.
- Bài thuyết trình bằng powerpoit của HS.
- GV đánh giá trên bài làm của HS, cho điểm.
* Nhiệm vụ giao cho HS chuẩn bị nghiên cứu bài Hợp chất của cacbon
Cá nhân mỗi nhóm tự nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu tài liệu, sau đó thảo luận nhóm và thống
nhất trả lời các câu hỏi sau:
Nhóm 1, nhóm 2:
1. Nêu tính chất vật lý, phương pháp điều chế và ứng dụng của CO.
2.Tìm hiểu cơ chế gây độc của khí than là gì ? Phương pháp sơ cứu khi có người bị ngộ độc
khí than ? Nêu một số trường hợp bị ngộ độc khí CO. Đề xuất biện pháp phòng chống và

ngộ độc khí than.
Hình thức: báo cáo nội dung nhiệm vụ trên bằng powerpoit hoặc đóng kịch và thuyết trình
trước lớp 3 phút.
Nhóm 3, nhóm 4:
1. Tìm hiểu về ứng dụng của CO2 trong bảo quản thực phẩm, chữa cháy, nước ngọt có ga.
2. Tìm hiểu về hiệu ứng nhà kính theo tiêu chí: nguyên nhân và hậu quả.
Hình thức bào cáo: bài thuyết trình bằng powerpoit hoặc kịch và thuyết trình trước lớp 3
phút.
- GV yêu cầu mỗi nhóm bầu 1 nhóm trưởng quản lí. Sau đó các nhóm sẽ đi vào hoạt động,
gửi sản phẩm cho GV 1 ngày trước khi dạy để GV chấm, lựa chọn nhóm sẽ báo cáo phẩm
trong tiết học tới (Sẽ có 2/4 nhóm báo cáo. Mỗi nhóm báo cáo 1 nội dung).
----------------------------------------

GV. Nguyễn Thị Lan Phương

Page 10


GV. Nguyễn Thị Lan Phương

Page 11


TIẾT 24. BÀI 16:HỢP CHẤT CỦA CACBON
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
Sau khi học xong bài này học sinh:
- Mô tả được cấu tạo phân tử của cacbonmonooxit (CO) và cacbon dioxxit (CO2).
- Nêu được các tính chất vật lí, tính chất hóa học và viết được các phương trình phản ứng
của CO, CO2, H2CO3 và muối cacbonat và một số ứng dụng quan trọng củ chúng.

- Nêu được nguyên nhân, hậu quả của hiện tượng ngộ độc khí CO, hiệu ứng nhà kính và giải
pháp phòng tránh.
2. Kỹ năng:
Học bài này học sinh sẽ được rèn luyện các kỹ năng:
- Từ cấu tạo phân tử suy ra tính chất hóa học, kiểm chứng và kết luận.
- Quan sát thí nghiệm, rút ra nhận xét.
- Viết phương trình phản ứng minh họa tính chất của CO, CO2, axit cacbonic và muối
cacbonat.
- Vận dụng kiến thức để giải thích một số tính chất và ứng dụng của các oxit của cacbon
trong đời sống và kỹ thuật.
- Giải được bài tập cơ bản về CO, CO2 và muối cacbonat.
3. Thái độ:
- Say mê, hứng thu học tập, yêu khoa học.
- Học tập tích cực, chủ động, sáng tạo.
- Có ý thức bảo vệ môi trường.
4. Định hướng năng lực cần hình thành và phát triển
- Năng lực tự học.
- Năng lực hợp tác.
- Tìm kiếm tài liệu.
- Thuyết trình trước lớp.
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
II. Phương pháp dạy học:
- Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm.
- Phương pháp trực quan (sử dụng thí nghiệm kiểm chứng)
- Phương pháp đóng vai.
- Phương pháp gợi mở, tìm tòi.
- Kỹ thuật sơ đồ tư duy.
III. Chuẩn bị của giáo viên học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Nghiên cứu tài liệu, thiết kế kế hoạch dạy học.

- Máy tính, máy chiếu, video thí nghiệm về phản ứng của CO với CuO, điều chế CO, điều
chế CO2.
- Chuẩn bị hệ thống và câu hỏi luyện tập.
PHIẾU HỌC TẬP

GV. Nguyễn Thị Lan Phương

Page 12


PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1. TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA CO (3 PHÚT)
HS nghiên cứu thí nghiệm ảo, quan sát thí nghiệm và giải thích hiện tượng bằng phương
trình phản ứng và kết luận về tính chất hóa học của CO
Tên thí nghiệm
Thí nghiệm 1
CO tác dụng với CuO
Thí nghiệm 2
Điều chế CO trong phòng thí
nghiệm và đốt cháy khí CO

Hiện tượng

Phương trình phản ứng

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2. ĐIỀU CHẾ VÀ THỬ TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA CO2
(2 PHÚT)
HS nghiên cứu thí nghiệm ảo, quan sát thí nghiệm và giải thích hiện tượng bằng phương
trình phản ứng và kết luận về tính chất hóa học của CO
Tên thí nghiệm
Hiện tượng

Phương trình phản ứng
Điều chế CO2 trong phòng
thí nghiệm và thử tính chất
của CO2
Trong phòng thí nghiệm, CO2 được điều chế từ hóa chất………….. và……………. Có thể
thay axit trong phim thí nghiệm bằng axit H2SO4 được không, tại sao?
Trả lời:
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Tiếp nhận nhiệm vụ có kế hoạch và phân chia công việc để hoàn thành cho tiết học tới
IV. Tổ chức hoạt động dạy học.
1. Ổn định lớp
2. Tiến trình dạy học
GV chia lớp thành 4 nhóm học tập.
Hoạt động 1. Khởi động (6 phút)
- Mục đích:
+ Tuyên dương học sinh về việc hoàn thành nhiệm vụ được giao của bài “Cacbon”
+ Hướng sự chú ý của HS cập nhật kiến thức thực tế về thực trạng khai thác và sử
dụng than hiện nay.
- Phương pháp: Hai nhóm có bài làm tốt nhất sẽ được trình bày trước lớp.
Nội dung 1. Khai thác than hiện nay ở Việt Nam (3 phút)
Nội dung 2. Sử dụng than trong các nhà máy nhiệt điện hiện nay ở Việt Nam (3 phút).
- Giáo viên giới thiệu vào bài.
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức (30 phút)
GV. Nguyễn Thị Lan Phương

Page 13



* Mục đích: Nêu được tính chất vật lý, tính chất hóa học, ứng dụng và phương pháp điều
chế CO, CO2 và muối cacbonat.
* Nội dung hoạt động
- Nội dung 1: Tìm hiểu về tính chất, ứng dụng, điều chế CO.
- Nội dung 2. Tìm hiểu về tính chất, ứng dụng, điều chế CO2.
- Nội dung 3. Tìm hiểu về tính chất, ứng dụng của axit cacbonic và muối cacbonat.
* Phương thức tổ chức hoạt động
Nội dung 1. Tìm hiểu về tính chất, ứng dụng, điều chế CO (12 phút)
Phần 1. Báo cáo của HS về cấu tạo, tính chất vật lý, ứng dụng của CO và phươn pháp
điều chế CO. Hiện tượng ngộ độc CO, nguyên nhân và cách phòng tránh.
- GV thông báo 2 nhóm làm về CO, nhóm nào làm tốt hơn sẽ lên báo cáo (3 phút).
- GV mời đại diện nhóm báo cáo. Yêu cầu các HS khác lắng nghe, ghi lại các ý chính để
nhận xét bổ sung.
- GV mời các nhóm nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của nhóm.
- GV chính xác hóa kiến thức về tính chất vật lý, phương pháp điều chế và ứng dụng của CO.
I. CACBON MONOXIT
1. Cấu tạo phân tử
+2

C

-4

0

O
+2


oxi hãa (Ýt)

+4
khö (®Æ
c tr ng)

2. Tính chất vật lí
Là chất khí khôngmàu, không mùi, không vị, nhẹ hơn không khí, ít tan trong nước và rất độc
3. Ứng dụng: CO được sử dụng làm nhiên liệu khí, luyện kim loại.
4. Điều chế
H 2 SO4 ,t o

� CO + H2O
* PTN: HCOOH ����
* CN:
C1: Phương pháp khí than ướt
Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ:
1050 0 C

C + H2O ���� CO + H2
Khí than ướt: CO, H2, CO2, N2... chứa khoảng 44%CO
C2: Phương pháp khí than khô
Thổi không khí qua than nung đỏ:
t0

� CO2
C + O2 ��
0

t

� CO. Khí lò ga:25% CO, CO2, N2
CO2 + C ��

Phần 2. Tìm hiểu tính chất hóa học của CO
GV phát phiếu học tập số 1. GV tổ chức cho HS xem phim thí nghiệm và thảo luận theo
nhóm nhỏ (cặp đôi)
- HS quan sát thí nghiệm, thảo luận và hoàn thành phiếu học tập số 1.
- GV mời 1 nhóm lên báo cáo. Các nhóm khác nghe và nhận xét, bổ sung.
- HS rút ra kết luận về tính chất hóa học của CO.
GV. Nguyễn Thị Lan Phương

Page 14


- GV chính xác hóa kiến thức của HS.
3. Tính chất hoá học
- Do có liên kết ba rất bền vững nên CO rất kém hoạt động ở nhiệt độ thường, trở lên hoạt động hơn
khi đun nóng
- Là oxit trung tính (không tác dụng với nước, axit và dung dịch kiềm ở điều kiện thường)
- Là chất khử mạnh, tác dụng với nhiều chất
+ Tác dụng với oxi :
0

t
� 2CO2 ; H  0
2CO + O2 ��

+ Tác dụng với oxit kim loại:
0


t
� Cu + CO2
CO + CuO ��
0

t
� xM + yCO2
TQ: MxOy + yCO ��

(M đứng sau Al trong dãy hoạt động hóa học)

* Nội dung 2. Tìm hiểu về tính chất, ứng dụng, điều chế CO2(12 phút)
Phần 1. Báo cáo của HS về ứng dụng của CO2 và hiệu ứng nhà kính.
- GV thông báo 2 nhóm làm về CO2, nhóm nào làm tốt hơn sẽ lên báo cáo (3 phút).
- GV mời đại diện nhóm báo cáo. Yêu cầu các HS khác lắng nghe, ghi lại các ý chính để
nhận xét bổ sung.
- GV mời các nhóm nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của nhóm.
- GV chính xác hóa kiến thức về tính chất vật lý, phương pháp điều chế và ứng dụng của
CO2.
II. Cacbon đioxit
1. Cấu tạo phân tử:
- CO2phân tử không cực

O

+4

C


O

tÝnh oxh
 -- Cã
Lµ oxi axit

2. Tính chất vật lí:
- Là chất khí không màu, tan không nhiều trong nước và nặng hơn không khí
76 0 C

60atm
� CO2 (l) ���� CO2 rắn (nước đá khô): Dùng để bảo quản thực phẩm.
- CO2 (k) ���
- CO2không duy trì sự cháy và sự hô hấp.

Phần 2. Tìm hiểu tính chất hóa học của CO2. Điều chế CO2
GV phát phiếu học tập số 2. GV tổ chức cho HS xem phim thí nghiệm và thảo luận theo
nhóm nhỏ (cặp đôi)
- HS quan sát thí nghiệm, thảo luận và hoàn thành phiếu học tập số 2.
- GV mời 1 nhóm lên báo cáo. Các nhóm khác nghe và nhận xét, bổ sung.
- HS rút ra kết luận về tính chất hóa học của CO2.
- GV chính xác hóa bài làm của HS và chốt kiến thức về tính chất hóa học của CO2
3. Tính chất hoá học
a) CO2 không cháy và không duy trì sự cháy, nên được dùng làm làm chất chữa cháy
b) Là oxit axit:
��


+ Tác dụng với nước: CO2 + H2O ��
H2CO3

+ Tác dụng với dung dịch bazơ:
� CaCO3 + H2O
Ca(OH)2 + CO2 ��
GV. Nguyễn Thị Lan Phương

Page 15


� Ca(HCO3)2
Chú ý: CaCO3 + CO2 + H2O ��
4. Điều chế
* PTN: CaCO3 + 2HCl  CaCl2 + CO2 + H2O
* CN: Thu hồi CO2 từ nguồn đốt cháy than đá (của nhà máy nhiệt điện), lên men rượu....

* Nội dung 3. Tìm hiểu về tính chất, ứng dụng của axit cacbonic và muối cacbonat (7
phút)
- GV giới thiệu chung về axit cacbonic, muối cacbonat, cách phân loại muối cacbonat.
- GV yêu cầu HS quan sát bảng tính tan, nhận xét về tính tan của muối cacbonat trung hòa.
- GV chia bảng ra làm 2 phần, cho hai nhóm thi với nhau theo kiểu tiếp sức. Mỗi HS chỉ
được hoàn thành 1 phương trình phản ứng rồi về chỗ để thành viên khác trong nhóm lên
bảng. HS hoàn thành các phương trình phản ứng liên quan đến muối cacbonat dưới dạng
phân tử và ion thu gọn (nếu có):

1. NaHCO3 + HCl ��

2. Na2CO3 + HCl ��

3. NaHCO3 + NaOH ��

4. Na2CO3 + NaOH ��

t

5. NaHCO3 ��
0

t0


6. CaCO3 ��

- GV chữa bài làm cho HS, chốt kiến thức về muối cacbonat.
- GV giới thiệu một số ứng dụng của muối cacbonat quan trọng trong đời sống.
III. Axit cacbonic và muối cacbonat
1. Axit cacbonic: Là axit rất yếu và không bền
��
� +

H2CO3 ��
H + HCO3��
� +

HCO3- ��
H + CO322. Muối cacbonat
- Có hai loại muối cacbonat: Muối trung hoà và muối axit
a) Tính tan: Muối cacbonat trung hoà của các kim loại kiềm ( trừ Li2CO3), amoni và các muối
hiđrocacbonat dễ tan (NaHCO3 hơi ít tan). Còn các muối cacbonat của các kim loại khác ít tan hoặc
không tan trong nước
b) Tính chất của muối:
Mang đầy đủ tính chất của muối
- Tác dụng được với dung dịch axit

- Tác dụng được với dung dịch kiềm
Kết luận: Muối hidrocacbonat có tính lưỡng tính.
c) Phản ứng nhiệt phân: Các muối cacboant của kim loại kiềm bền nhiệt còn của kim loaị khác và
hiđrocacbonat không bền nhiệt
3.Ứng dụng của muối cacbonat

Hoạt động 3. Củng cố, luyện tập (8 phút)
- Mục đích: Giúp HS nhớ một số kiến thức quan trọng của bài học, vận dụng kiến thức của
bài học vào giải quyết vấn đề thực tiễn.
- Phương pháp:
+ Sử dụng sơ đồ tư duy.
GV. Nguyễn Thị Lan Phương

Page 16


+ Sử dụng bài tập hóa học.
- Tổ chức:
+ GV yêu cầu HS xây dựng sơ đồ tư duy tổng kết kiến thức về các hợp chất của
cacbon.
+ GV cho HS làm một số bài tập (hoạt động cá nhân).
Bài tập 1. Khi xét về khí cacbon đioxit, điều khẳng định nào sau đây là sai ?
A. Chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí.
B. Chất khí chủ yếu gây ra hiệu ứng nhà kính.
C. Chất khí không độc, nhưng duy trì sự hô hấp.@
D. Nước đá khô là CO2 ở thể rắn.
Bài tập 2. Để loại khí CO2 có lẫn trong hỗn hợp CO ta sục hỗn hợp khí đã cho vào:
A. Cho qua dung dịch HCl
B. Cho qua dung dịch H2O
C. Cho qua dung dịch Ca(OH)2@D. Cho hỗn hợp qua NaCl

Bài tập 3. Trong các phản ứng hoá học sau, phản ứng nào sai?
� 3CO2 + 2Fe
� CO + H2
A. 3CO + Fe2O3 ��
B. C + H2O ��
� 2Al + 3CO2@
� 2CO2
C. 3CO + Al2O3 ��
D. 2CO + O2 ��
Bài tập 4. Thổi khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 dư thì muối thu đựơc là
A. Ca(HCO3)2
B. CaCO3@
C. Ca(HCO3)2, CaCO3 D. Ca(HCO3)2, Ca(OH)2
Bài tập 5. Ấm đun nước lâu ngày thường có một lớp cặn (CaCO3 và MgCO3) trong ấm. Để
làm sạch cặn ở trong ấm có thể làm theo cách nào sau đây?
A. Dùng giấm pha với nước, ngâm trong ấm vài giờ rồi rửa sạch.@
B. Dùng rượu pha với nước, ngâm trong ấm vài giờ rồi rửa sạch.
C. Dùng muối ăn với nước, ngâm trong ấm vài giờ rồi rửa sạch.
D. Dùng dao, cạy lớp cặn đó đi.
Hoạt động 4. Mở rộng, tìm tòi
* Mục tiêu hoạt động
- Giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng trong bài để tìm hiểu tự nhiên.
* Phương thức tổ chức hoạt động
GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm về nhà tìm hiểu qua thực tế hoặc qua tài liệu
tham khảo (thư viện, internet…) giải quyết vấn đề sau:
Tìm hiểu chu trình của cacbon trong tự nhiên.
Hình thức trình bày: Bài thuyết trình bằng powerpoit hoặc sơ đồ chu trình của cacbon được
vẽ trên giấy A0.
Các nhóm hoàn thành trong 3 ngày, nộp sản phẩm cho GV. GV chấm điểm và chọn 1 bài tốt
nhất để báo cáo vào đầu giờ tiết học sau.

* Dự kiến sản phẩm của HS.
- Bài thuyết trình bằng powerpoit của HS hoặc chu trình của cacbon được vẽ trên A0.
- GV đánh giá trên bài làm của HS, biểu dương trước lớp trong buổi học sau.

--------------------------------------

GV. Nguyễn Thị Lan Phương

Page 17


GV. Nguyễn Thị Lan Phương

Page 18



×