Tải bản đầy đủ (.pdf) (206 trang)

nghiên cứu nhãn sinh thái và áp dụng thí điểm tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.8 MB, 206 trang )

Đề tài: Nghiên cứu nhãn sinh thái và áp dụng thí điểm tại TP. Hồ Chí Minh
__________________________________________________________________________________

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN KỸ THUẬT NHIỆT ĐỚI VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
*********

BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU NHÃN SINH THÁI
VÀ ÁP DỤNG THÍ ĐIỂM TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn thế Tiến
VIỆN KỸ THUẬT NHIỆT ĐỚI
VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Viện trưởng

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
TP. HỒ CHÍ MINH
Giám đốc

TP.HCM, Tháng 8/2006
_______________________________________________________________________________
Viện Kỹ thuật nhiệt đới và Bảo vệ môi trường. 57A Trương Quốc Dung, Q. Phú Nhuận, Tp.HCM.
Điện thoại: 08.8446262-8446265. Fax: 08.8423670.

1


Đề tài: Nghiên cứu nhãn sinh thái và áp dụng thí điểm tại TP. Hồ Chí Minh
__________________________________________________________________________________



MỤC LỤC

Các từ viết tắt ................................................................................................................. 4
Danh mục các hình......................................................................................................... 6
Danh mục các bảng ........................................................................................................ 8
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 9
CHƯƠNG I. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI................................................... 10
1.1. Tên đề tài............................................................................................................... 10
1.2. Mục tiêu của đề tài ................................................................................................ 10
1.3. Nội dung nghiên cứu............................................................................................. 10
1.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 10
1.5. Tổ chức thực hiện.................................................................................................. 11
CHƯƠNG II. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH ÁP DỤNG
NHÃN SINH THÁI TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM................................ 12
2.1. Tổng quan tình hình áp dụng nhãn sinh thái trên thế giới .................................... 12
2.2. Tổng quan tình hình áp dụng nhãn sinh thái tại Việt Nam ................................... 26
CHƯƠNG III. XÂY DỰNG CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC
TIỄN NHẰM ÁP DỤNG NHÃN SINH THÁI TẠI TP. HỒ CHÍ MINH............. 31
3.1. Khái niệm và mục tiêu của nhãn sinh thái, tính pháp lý của nhãn........................ 31
3.2. Các phương pháp và kỹ thuật sử dụng cho việc đánh giá và cấp
nhãn sinh thái ....................................................................................................... 42
3.3. Đề xuất qui trình cấp nhãn sinh thái ..................................................................... 79
3.4. Đề xuất mẫu nhãn sinh thái áp dụng thử nghiệm tại TP.HCM............................. 89
CHƯƠNG IV. ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ CHÍNH
SÁCH ÁP DỤNG NHÃN SINH THÁI TẠI TP.HCM............................................ 93
4.1. Chương trình nhãn sinh thái.................................................................................. 93
4.2. Đề xuất mô hình tổ chức cấp nhãn sinh thái ......................................................... 94
4.3. Lộ trình thực hiện Chương trình nhãn sinh thái.................................................... 98
4.4. Cơ chế chính sách áp dụng ................................................................................... 99


_______________________________________________________________________________
Viện Kỹ thuật nhiệt đới và Bảo vệ môi trường. 57A Trương Quốc Dung, Q. Phú Nhuận, Tp.HCM.
Điện thoại: 08.8446262-8446265. Fax: 08.8423670.

2


Đề tài: Nghiên cứu nhãn sinh thái và áp dụng thí điểm tại TP. Hồ Chí Minh
__________________________________________________________________________________

CHƯƠNG V. THỬ NGHIỆM ĐÁNH GIÁ VÀ CẤP NHÃN SINH
THÁI CHO SẢN PHẨM MAY MẶC SẴN CỦA CÔNG TY MAY
VIỆT TIẾN ............................................................................................................... 102
5.1. Giới thiệu chung về Công ty may Việt Tiến ....................................................... 102
5.2. Khảo sát và đánh giá hệ thống quản lý môi trường của Công ty
may Việt Tiến...................................................................................................... 111
5.3. Khảo sát và đánh giá chu trình sống của sản phẩm ............................................ 122
5.4. Đề xuất các tiêu chí phục vụ cho việc cấp nhãn sinh thái .................................. 142
5.5. Đề xuất các giải pháp nhằm đạt các tiêu chí cấp nhãn sinh thái......................... 148
CHƯƠNG VI. THỬ NGHIỆM ĐÁNH GIÁ VÀ CẤP NHÃN
SINH THÁI CHO SẢN PHẨM HÀNG THỦY SẢN CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỦY SẢN QUANG MINH ....................... 159
6.1. Giới thiệu chung về Công ty may cổ phần chế biến thủy sản Quang Minh ....... 159
6.2. Khảo sát và đánh giá hệ thống quản lý môi trường của Công ty ....................... 161
6.3. Khảo sát và đánh giá chu trình sống của sản phẩm ............................................ 166
6.4. Đề xuất các tiêu chí phục vụ cho việc cấp nhãn sinh thái .................................. 174
6.5. Đề xuất các giải pháp nhằm đạt các tiêu chí cấp nhãn sinh thái......................... 179
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................. 190
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 192

PHỤ LỤC .................................................................................................................. 194

_______________________________________________________________________________
Viện Kỹ thuật nhiệt đới và Bảo vệ môi trường. 57A Trương Quốc Dung, Q. Phú Nhuận, Tp.HCM.
Điện thoại: 08.8446262-8446265. Fax: 08.8423670.

3


Đề tài: Nghiên cứu nhãn sinh thái và áp dụng thí điểm tại TP. Hồ Chí Minh
__________________________________________________________________________________

CÁC TỪ VIẾT TẮT
ACC

: Hội đồng chứng nhận nuôi trồng thủy sản thế giới

AFASCO

: Công ty Cổ phần XNK thủy sản An Giang

AFA

: Hiệp hội Thủy sản An Giang

BMU

: Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên và an toàn hạt nhân

BVMT


: Bảo vệ môi trường

CBTS

: Chế biến thủy sản

CBCNV

: Cán bộ công nhân viên

CCEL

: Ủy ban công nhận sản phẩm sinh thái Trung Quốc

CHLB

: Cộng hòa liên bang

CTS (LC)

: Chu trình sống (Life cycle)

CTR

: Chất thải rắn

DGCTS (LCIA)

: Diễn giải chu trình sống (Life cycle interpretation)


ĐGCTRS (LCA)

: Đánh giá chu trình sống (Life cycle assessment)

ĐGTĐCTS (LCIA)
assessment)

: Đánh giá tác động chu trình sống (Life cycle impact

ĐGPTKKCTS (LCI) : Đánh giá phân tích kiểm kê chu trình sống (Life cycle
inventory analysis)
ĐTM

: Đánh giá tác động môi trường

EC

: Khối thị trường chung Châu Âu

ENV

: Bộ Môi trường Singapore

EMS

: Hệ thống quản lý môi trường

EPA


: Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ

EU

: Liên minh Châu Âu

EUREPGAP

: Tổ chức cấp và chứng nhận thủy sản Thụy Sỹ

FDA

:

FSC

: Hội đồng Quản lý rừng thế giới

FTI

: Liên đoàn Công nghiệp Thái Lan

GEN

: Mạng lưới Nhãn sinh thái toàn cầu

IMO

: Tổ chức hàng hải quốc tế


ISO

: Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế

JEA

: Hội đồng Môi trường Nhật Bản

KH&CN

: Khoa học và Công nghệ

_______________________________________________________________________________
Viện Kỹ thuật nhiệt đới và Bảo vệ môi trường. 57A Trương Quốc Dung, Q. Phú Nhuận, Tp.HCM.
Điện thoại: 08.8446262-8446265. Fax: 08.8423670.

4


Đề tài: Nghiên cứu nhãn sinh thái và áp dụng thí điểm tại TP. Hồ Chí Minh
__________________________________________________________________________________

KH&ĐT

: Kế hoạch và Đầu tư

MSC

: Hội đồng Quản lý biển thế giới


OECD

: Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế thế giới

QUL

: Hiệp hội nệm cao su

RAL

: Viện Cầu chứng và Đảm bảo chất lượng

SCCEL

: Văn phòng công nhận nhãn sinh thái Trung Quốc

SEPA

: Ban chỉ đạo BVMT Trung Quốc

SXKD

: Sản xuất kinh doanh

TBCSD

: Hội đồng Doanh nghiệp phát triển bền vững Thái Lan

TCVN


: Tiêu chuẩn Việt Nam

TC ĐL&CL

: Tiêu chuẩn Đo lường và Chất lượng

TCCP

: Tiêu chuẩn cho phép

TCVS

: Tiêu chuẩn vệ sinh

TISI

: Viện Tiêu chuẩn công nghiệp Thái Lan

TN&MT

: Tài nguyên và Môi trường

UBND TP.HCM

: Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh

UNCED

: Diễn đàn về Môi trường và Phát triển của Liên hợp quốc


XNK

: Xuất nhập khẩu

XLNT

: Xử lý nước thải

WHO

: Tổ chức Y tế thế giới

WTO

: Tổ chức Thương mại thế giới

WWF

: Quỹ Bảo vệ động vật hoang dã thế giới

_______________________________________________________________________________
Viện Kỹ thuật nhiệt đới và Bảo vệ môi trường. 57A Trương Quốc Dung, Q. Phú Nhuận, Tp.HCM.
Điện thoại: 08.8446262-8446265. Fax: 08.8423670.

5


Đề tài: Nghiên cứu nhãn sinh thái và áp dụng thí điểm tại TP. Hồ Chí Minh
__________________________________________________________________________________


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Nhãn Thiên thần xanh
Hình 2.2. Nhãn hiệu Oko – Tex
Hình 2.3. Nhãn sinh thái của Pháp
Hình 2.4. Nhãn sinh thái của EU
Hình 2.5. Phân bố sản phẩm dán nhãn sinh thái tại một số quốc gia thuộc EU
Hình 2.6. Phân bố các nhóm sản phẩm dán nhãn sinh thái tại các quốc gia thuộc EU
Hình 2.7. Lựa chọn sản phẩm dán nhãn sinh thái tại Bỉ
Hình 2.8. Nhãn sinh thái của Mỹ
Hình 2.9. Nhãn sinh thái của Canada
Hình 2.10. Nhãn sinh thái của Nhật Bản
Hình 2.11. Nhãn sinh thái của Trung Quốc
Hình 2.12. Nhãn sinh thái của Thái Lan
Hình 2.13. Nhãn sinh thái của Singapore
Hình 2.14. Nhãn hiệu lâm nghiệp bền vững của FSC
Hình 2.15. Một loại sản phẩm được cấp chứng nhận FSC
Hình 2.16. Nhãn hiệu ngư nghiệp bền vững của MSC
Hình 2.17. Kiểm tra chất lượng cá trước khi đóng gói
Hình 2.18. Nhãn sinh thái của Viện Sinh thái – Môi trường CHLB Đức
Hình 3.1. Sơ đồ Chương trình nhãn sinh thái kiểu I
Hình 3.2. Mô hình tổng quát về hệ thống quản lý môi trường
Hình 3.3. Sơ đồ chu trình P-D-C-A
Hình 3.4. Sơ đồ quá trình phân tích thống kê
Hình 3.5. Khuôn khổ đánh giá chu trình sống (LCA) theo ISO 14040
Hình 3.6. Nội dung ĐGTĐCTS sản phẩm (ISO 14042)
Hình 3.7. Thí dụ về khái niệm chỉ thị tiêu chí tác động (ISO 14042)
Hình 3.8. Mẫu nhãn sinh thái – Mẫu 1
Hình 3.9. Mẫu nhãn sinh thái – Mẫu 2
Hình 3.10. Mẫu nhãn sinh thái – Mẫu 3
Hình 4.1. Mô hình tổ chức của Hội đồng nhãn sinh thái

Hình 5.1. Tình hình xuất khẩu của Công ty Việt Tiến qua các năm
Hình 5.2. Kế hoạch phát triển của Công ty Việt Tiến đến năm 2010
_______________________________________________________________________________
Viện Kỹ thuật nhiệt đới và Bảo vệ môi trường. 57A Trương Quốc Dung, Q. Phú Nhuận, Tp.HCM.
Điện thoại: 08.8446262-8446265. Fax: 08.8423670.

6


Đề tài: Nghiên cứu nhãn sinh thái và áp dụng thí điểm tại TP. Hồ Chí Minh
__________________________________________________________________________________

Hình 5.3. Quy trình sản xuất áo sơ mi
Hình 5.4. Hệ thống xử lý nước cấp (xử lý nước ngầm)
Hình 5.5. Quy trình công nghệ xử lý bụi
Hình 5.6. Sơ đồ công nghệ xử lý khói thải lò hơi
Hình 5.7. Sơ đồ qui trình công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt
Hình 5.8. Sơ đồ hệ thống quản lý CTR của Công ty Việt Tiến
Hình 5.9. Đề xuất hệ thống quản lý CTR tại Công ty Việt Tiến
Hình 6.1- Cá bò nguyên liệu
Hình 6.2- Sp cá bò sau khi lột da, cắt đầu
Hình 6.3. Quy trình chế biến chung của Công ty Quang Minh
Hình 6.4. CTR rơi vãi trên sàn nhà
Hình 6.5. Thùng chứa CTR (da cá bò)
Hình 6.6. Quy trình công nghệ chung xử lý nước thải chế biến thủy sản
Hình 6.7. Quy trình công nghệ XLNT CBTS khi giá trị BOD ≥ 1.000 mg/l
Hình 6.8. Quy trình công nghệ XLNT CBTS khi giá trị BOD < 1.000 mg/l
Hình 6.9. Sơ đồ hệ thống hấp thụ khí thải

_______________________________________________________________________________

Viện Kỹ thuật nhiệt đới và Bảo vệ môi trường. 57A Trương Quốc Dung, Q. Phú Nhuận, Tp.HCM.
Điện thoại: 08.8446262-8446265. Fax: 08.8423670.

7


Đề tài: Nghiên cứu nhãn sinh thái và áp dụng thí điểm tại TP. Hồ Chí Minh
__________________________________________________________________________________

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Một số thuật ngữ sử dụng trong ĐGTĐCTS sản phẩm
Bảng 3.2. Các tiêu chí chung phục vụ cho việc cấp nhãn sinh thái
Bảng 5.1. Kết quả sản xuất của Công ty Việt Tiến
Bảng 5.2. Các xí nghiệp trực thuộc của Công ty Việt Tiến
Bảng 5.3. Các công ty con của Công ty Việt Tiến
Bảng 5.4. Các công ty liên kết với Công ty Việt Tiến
Bảng 5.5. Công ty Việt Tiến liên doanh với các ngành khác
Bảng 5.6. Các mục tiêu và chỉ tiêu môi trường của Công ty Việt Tiến
Bảng 5.7. Tóm tắt các nội dung chương trình quản lý môi trường của Công ty may
Việt Tiến
Bảng 5.8. Tổng hợp chủng loại nguyên, nhiên liệu đầu vào
Bảng 5.9. Tổng hợp những tác động đến môi trường của nguyên phụ liệu ngành may
Bảng 5.10. Danh mục các thiết bị động lực
Bảng 5.11. Ô nhiễm không khí tại các khu vực trong Công ty
Bảng 5.12. Ô nhiễm nước thải tại khu vực Công ty
Bảng 5.13. Ô nhiễm chất thải rắn tại khu vực Công ty
Bảng 5.14. Hệ số ô nhiễm khi đốt than đá
Bảng 5.15. Nồng độ khí thải lò hơi
Bảng 5.16. Đặc trưng kỹ thuật của máy phát điện dự phòng
Bảng 5.17. Các đặc trưng kỹ thuật của dầu DO Việt Nam

Bảng 5.18. Tải lượng ô nhiễm của máy phát điện
Bảng 5.19. Nồng độ khí thải của máy phát điện
Bảng 5.20. Kết quả phân tích nước ngầm của Công ty Việt Tiến
Bảng 5.21. Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải
Bảng 5.22. Tổng hợp các tác động môi trường chính của quá trình sử dụng sản phẩm
Bảng 5.23. Các tiêu chí phục vụ cho việc cấp nhãn sinh thái sản phẩm áo sơ mi của
Công ty may Việt Tiến
Bảng 5.24. Thành phần tính chất nước thải
Bảng 6.1. Kết quả phân tích mẫu nước cấp
Bảng 6.2. Kết quả phân tích nước thải của Công ty Quang Minh
Bảng 6.3. Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí
Bảng 6.4. Các tiêu chí phục vụ cho việc cấp nhãn sinh thái sản phẩm thủy sản của
Công ty Quang Minh
Bảng 6.5. Thành phần nước thải đặc trưng của ngành chế biến thủy sản
_______________________________________________________________________________
Viện Kỹ thuật nhiệt đới và Bảo vệ môi trường. 57A Trương Quốc Dung, Q. Phú Nhuận, Tp.HCM.
Điện thoại: 08.8446262-8446265. Fax: 08.8423670.

8


Đề tài: Nghiên cứu nhãn sinh thái và áp dụng thí điểm tại TP. Hồ Chí Minh
__________________________________________________________________________________

MỞ ĐẦU
Hội nhập đang là xu thế chung của toàn cầu. Hội nhập đồng nghĩa với việc lưu
chuyển hàng hóa giữa các nước được thuận lợi hơn và hội nhập đem lại lợi ích cho các
quốc gia tham gia vào quá trình này. Bên cạnh đó, hoạt động thương mại giữa các
nước diễn ra ngày càng mạnh mẽ, hàng rào bảo hộ thuế quan dần được gỡ bỏ, do đó
xuất hiện xu hướng sử dụng các hàng rào “xanh” để bảo hộ thị trường trong nước.

Nhãn hiệu sinh thái đang dần trở thành một công cụ hợp lý để thực hiện mục tiêu bảo
hộ thị trường, hơn thế nữa, đây lại là một công cụ khá hiệu quả vì phù hợp với xu thế
phát triển hiện nay của xã hội xu thế sản xuất và tiêu dùng bền vững. Như vậy, nhãn
sinh thái chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động thương mại giữa các quốc gia . Nó có
thể trở thành một hàng rào "xanh" hữu hiệu, đồng thời là một công cụ chiếm lĩnh thị
trường rất hiệu quả khi vượt qua được rào cản "xanh” này. Các nước nhập khẩu có thể
sử dụng công cụ này để bảo hộ thị trường trong nước, còn các nước xuất khẩu cố gắng
tận dụng công cụ này để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, nâng cao vai trò và vị thế cạnh
tranh của mình trên thị trường quốc tế.
Tại mỗi quốc gia, khi mức sống của con người ngày càng được cải thiện, nhận
thức về những tác động của hoạt động kinh tế đến đời sống của con người và môi
trường tự nhiên càng ngày càng trở nên rõ rệt. Do đó, xu hướng sản xuất và tiêu dùng
những sản phẩm thân thiện với môi trường trở thành một xu thế tất yếu, phù hợp với
quy luật phát triển của xã hội. Sự ra đời của nhãn sinh thái, trước hết, giữ một vị trí
quan trọng trong việc đẩy nhanh quá trình thống nhất quy tắc chung về kỹ thuật trên
phạm vi quốc tế, khắc phục được rào cản kỹ thuật mà các nước phát triển đang lạm
dụng để bảo hộ thị trường nội địa, từ đó có vai trò quan trọng trong việc thực hiện
chính sách tự do hóa thương mại quốc tế, làm cho mậu dịch nội địa cũng như quốc tế
ngày càng phát triển.
Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế năng động nhất của cả nước,
các sản phẩm công nghiệp của thành phố luôn dẫn đầu về số lượng và chất lượng,
nhiều sản phẩm đã được công nhận là “Hàng Việt Nam chất lượng cao” có khả năng
cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Do vậy, việc thành phố Hồ Chí Minh
đi đầu trong cả nước về việc áp dụng nhãn sinh thái là một việc làm đúng đắn và cần
thiết.
Đề tài “Nghiên cứu nhãn sinh thái và áp dụng thí điểm tại thành phố Hồ Chí
Minh” sẽ góp phần vào công tác bảo vệ môi trường phục vụ mục tiêu phát triển bền
vững kinh tế - xã hội của thành phố, đồng thời góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập
vào nền kinh tế thế giới.


_______________________________________________________________________________
Viện Kỹ thuật nhiệt đới và Bảo vệ môi trường. 57A Trương Quốc Dung, Q. Phú Nhuận, Tp.HCM.
Điện thoại: 08.8446262-8446265. Fax: 08.8423670.

9


Đề tài: Nghiên cứu nhãn sinh thái và áp dụng thí điểm tại TP. Hồ Chí Minh
__________________________________________________________________________________

CHƯƠNG I
THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI
1.1. Tên đề tài:
Nghiên cứu nhãn sinh thái và áp dụng thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh.
1.2. Mục tiêu của đề tài:
Xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm áp dụng nhãn sinh thái cho một số
sản phẩm công nghiệp chủ lực phù hợp với điều kiện thành phố Hồ Chí Minh góp
phần vào công tác bảo vệ môi trường phục vụ mục tiêu phát triển bền vững, đồng thời
làm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế
thế giới.
1.3. Nội dung nghiên cứu:
1.3.1. Tổng quan về tình hình áp dụng nhãn sinh thái trên thế giới và tại Việt Nam.
1.3.2. Xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm áp dụng nhãn sinh thái tại thành
phố Hồ Chí Minh.
- Khái niệm về nhãn sinh thái
- Mục tiêu của việc cấp nhãn, tính pháp lý của nhãn.
- Đề xuất các tiêu chí cho một số nhóm sản phẩm phục vụ cho việc cấp nhãn sinh
thái.
- Quy trình cấp nhãn sinh thái cho một sản phẩm.
1.3.3. Thử nghiệm cấp nhãn sinh thái cho hai sản phẩm công nghiệp chủ lực tại TP. Hồ

Chí Minh.
- Sản phẩm may mặc sẵn của Công ty may Việt Tiến.
- Sản phẩm hải sản chế biến của Công ty cổ phần chế biến thủy sản Quang Minh.
- Đề xuất các giải pháp thực hiện nhằm đạt các tiêu chuẩn về cấp nhãn sinh thái
đối với các doanh nghiệp.
1.3.4. Đề xuất một mẫu thiết kế nhãn sinh thái áp dụng thí điểm tại TP. Hồ Chí Minh.
1.3.5. Đề xuất hệ thống tổ chức và chính sách áp dụng nhãn sinh thái tại TP.Hồ Chí
Minh: Cơ quan xét duyệt cấp nhãn, lộ trình áp dụng, chính sách thực hiện, cơ chế ưu
đãi.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Dựa vào bộ Tiêu chuẩn ISO 14000 và các văn bản pháp luật hiện hành của Việt
Nam về BVMT.
- Nghiên cứu, phân tích kinh nghiệm về nhãn sinh thái trên thế giới.
- Tiếp xúc trực tiếp với doanh nghiệp triển khai thử nghiệm nhãn sinh thái cho
một số sản phẩm.
_______________________________________________________________________________ 10
Viện Kỹ thuật nhiệt đới và Bảo vệ môi trường. 57A Trương Quốc Dung, Q. Phú Nhuận, Tp.HCM.
Điện thoại: 08.8446262-8446265. Fax: 08.8423670.


Đề tài: Nghiên cứu nhãn sinh thái và áp dụng thí điểm tại TP. Hồ Chí Minh
__________________________________________________________________________________

- Phương pháp kiểm kê.
- Tổ chức hội thảo lấy ý kiến.
- Phương pháp chuyên gia.
1.5. Tổ chức thực hiện:
1.5.1. Cơ quan chủ trì:
Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ Môi trường
Địa chỉ: 57A Trương Quốc Dung, quận Phú Nhuận, Tp.Hồ Chí Minh

Điện thoại: 08.8446262 – 8446265

Fax: 08.8423670

1.5.2. Các cơ quan phối hợp chính:
- Khoa Môi trường, trường Đại học Khoa học Tự nhiên thuộc ĐHQG TP.HCM
- Sở TN&MT TP.HCM
- Công ty may Việt Tiến
- Công ty cổ phần chế biến thủy sản Quang Minh
1.5.3. Các cá nhân tham gia nghiên cứu chính:
TT
1

Họ và tên
ThS Nguyễn Thế Tiến

Cơ quan công tác
Viện KTNĐ&BVMT

Vai trò trong đề tài
Chủ nhiệm đề tài

2
3

PGS.TS Lê Mạnh Tân
ThS Phạm Hồng Nhật

Trường ĐHKHTN
Viện KTNĐ&BVMT


Phó Chủ nhiệm đề tài
Chủ trì nhánh

4

ThS Hoàng Khánh Hòa

Viện KTNĐ&BVMT

Chủ trì nhánh

5
6

ThS Huỳnh Tiến Đạt
ThS Nguyễn Văn Chiến

Trường ĐHKHTN
Chủ trì nhánh
Sở TN&MT TP.HCM Tham gia

7
8

PGS.TS Phùng Chí Sỹ
ThS Vương Quang Việt

Viện KTNĐ&BVMT
Viện KTNĐ&BVMT


9
10

KS Trần Nguyên Hiền
KS Trần Ngọc Anh

Sở TN&MT TP.HCM Tham gia
Viện KTNĐ&BVMT Tham gia

11

Phạm Văn Kiệt

12

Đại diện C. Ty Quang Minh

Giám đốc điều hành Tham gia
Công ty may Việt
Tiến
Tham gia

Tham gia
Tham gia

_______________________________________________________________________________ 11
Viện Kỹ thuật nhiệt đới và Bảo vệ môi trường. 57A Trương Quốc Dung, Q. Phú Nhuận, Tp.HCM.
Điện thoại: 08.8446262-8446265. Fax: 08.8423670.



Đề tài: Nghiên cứu nhãn sinh thái và áp dụng thí điểm tại TP. Hồ Chí Minh
__________________________________________________________________________________

CHƯƠNG II
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH ÁP DỤNG NHÃN SINH THÁI
TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM
2.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH ÁP DỤNG NHÃN SINH THÁI TRÊN THẾ
GIỚI
2.1.1. Giới thiệu chung
Trên thế giới hiện có rất nhiều dạng nhãn sinh thái khác nhau đang tồn tại, có
khoảng 40 chương trình nhãn sinh thái đã chính thức công bố, một số chương trình
khác đang trong giai đoạn xây dựng. Mỗi chương trình lại phản ánh những ưu tiên
riêng về môi trường tại mỗi quốc gia nên đã gây nhiều tranh cãi đặc biệt các tranh cãi
có liên quan đến hoạt động thương mại. Các cuộc tranh luận này có sự tham gia của
OECD, UNCEP và WTO. Tuyên bố Doha năm 2001 đã đặt ra vấn đề cần thống nhất
chung các chương trình nhãn sinh thái và vấn đề này được tiếp tục thảo luận vào tháng
8 năm 2003. Hội nghị thượng đỉnh Johannesburg về phát triển bền vững đã có những
nghiên cứu về nhãn sinh thái.
Thông qua các sự kiện trên đây, xuất hiện nhu cầu từ nhiều chương trình nhãn
sinh thái là cần có sự thừa nhận lẫn nhau. Do đó, hai tổ chức quốc tế hiện nay là Tổ
chức Tiêu chuẩn quốc tế (ISO) và Mạng lưới nhãn sinh thái toàn cầu (GEN) đang nỗ
lực nhằm thống nhất và hài hòa hóa mối quan hệ giữa các chương trình nhãn sinh thái
giữa các quốc gia. ISO đã thành lập nhóm công tác để xây dựng tiêu chuẩn chỉ dẫn
theo các nguyên tắc hoạt động của chương trình nhãn sinh thái đa tiêu chí của GEN.
GEN, bao gồm 26 quốc gia thành viên từ các nước phát triển và đang phát triển, đã
xây dựng chương trình nhãn sinh thái dựa trên việc đánh giá vòng đời của sản phẩm,
tự nguyện và đa tiêu chí do bên thứ ba cấp nhãn. Nói một cách khác, đây là một
chương trình phù hợp với dạng nhãn sinh thái kiểu I của ISO (được thành lập vào năm
1994). Mục đích của GEN là:

- Thống nhất các chương trình khác nhau trên cơ sở và mục tiêu của GEN.
- Hướng dẫn các thành viên của GEN hiểu rõ hơn nội dung và các vấn đề có liên
quan đến thương mại.
- Liên kết các chương trình nhãn sinh thái vào những vấn đề thương mại.
Các quốc gia tham gia vào GEN đều là những quốc gia thành viên của ISO, nên
những tiêu chuẩn của ISO cũng được các quốc gia ưu tiên xem xét áp dụng và coi đó
là tiêu chuẩn để các nước đi đến một sự nhất trí chung nhằm thừa nhận lẫn nhau trong
giữa các chương trình nhãn sinh thái. Nguồn gốc hình thành chương trình nhãn sinh
thái ở mỗi quốc gia được chia thành ba nhóm:
Nhóm thứ nhất: chương trình nhãn sinh thái ra đời do nhu cầu của người tiêu
dùng trong nước về những sản phẩm thân thiện với môi trường và nhằm cung cấp cho
người tiêu dùng những thông tin về sản phẩm đó. Ví dụ: Chương trình nhãn sinh thái
của EU, "Thiên thần xanh" của Đức, "Sự lựa chọn môi trường" của Canada,.....
_______________________________________________________________________________ 12
Viện Kỹ thuật nhiệt đới và Bảo vệ môi trường. 57A Trương Quốc Dung, Q. Phú Nhuận, Tp.HCM.
Điện thoại: 08.8446262-8446265. Fax: 08.8423670.


Đề tài: Nghiên cứu nhãn sinh thái và áp dụng thí điểm tại TP. Hồ Chí Minh
__________________________________________________________________________________

Nhóm thứ hai: xuất phát từ nhu cầu cần thiết phải bảo vệ môi trường, những nhà
hoạt động môi trường đã mong muốn đưa ra một cách tiếp cận mới trong hoạt động
bảo vệ môi trường trong nước. Nhóm này đã nghiên cứu phương pháp bảo vệ môi
trường của một số nước và thành lập chương trình cấp nhãn sinh thái tiêu biểu là
chương trình nhãn sinh thái của Mỹ.
Nhóm thứ ba: một số nước khác, chủ yếu là các nước đang phát triển, xuất phát
từ sự khởi xướng của chính phủ, thấy cần thiết phải có một chương trình cấp nhãn sinh
thái tại quốc gia. Chương trình này được xây dựng trên cở sở chú trọng sự hài hòa với
các chương trình nhãn sinh thái hiện có và theo tiêu chuẩn ISO, ví dụ: Chương trình

nhãn sinh thái của Trung Quốc, Thái Lan...
Có thể nói rằng những nhà doanh nghiệp tại các quốc gia phát triển là những
người có công lớn trong việc hình thành và phát triển các loại nhãn sinh thái hiện nay
trên thế giới. Những nhà doanh nghiệp đã nhận ra mối liên hệ giữa môi trường và khả
năng tiêu thụ sản phẩm, những quan tâm về môi trường có thể dùng làm ưu thế trong
chiến lược tiếp thị sản phẩm. Từ đó hàng loạt những công bố gồm các loại nhãn với
những khẳng định như “Sản phẩm có thể tái chế”, “sản phẩm tiết kiệm năng lượng”,
“sản phẩm thân thiện với môi trường”.... đã được áp dụng đối với rất nhiều loại sản
phẩm.
Việc sử dụng các loại nhãn trên các sản phẩm ban đầu đã tạo sự thu hút khách
hàng, đặc biệt những người đã và đang tìm cách giảm các tác động tiêu cực tới môi
trường thông qua việc lựa chọn mua sản phẩm. Tuy nhiên mặt hạn chế của các nhãn
loại này nằm ở tính xác thực của những công bố và khẳng định thể hiện trên nhãn.
Người tiêu dùng không thể biết được những khẳng định về sản phẩm của doanh nghiệp
là chính xác hay không, họ không có thời gian và điều kiện để đi tìm hiểu tính xác
thực của những công bố trên nhãn.
Một giải pháp khả thi cải thiện mặt hạn chế của các loại nhãn nêu trên đó là việc
hình thành các tổ chức cấp nhãn sinh thái, việc dán nhãn cũng dần dần nâng cấp thành
nhãn sinh thái ở cấp độ vùng, quốc gia, khu vực.
2.1.2. Áp dụng nhãn sinh thái tại một số quốc gia thuộc Châu Âu
(1). Cộng hòa Liên Bang Đức:
CHLB Đức được xem là quốc gia đầu tiên thực
hiện dán nhãn sinh thái cấp quốc gia cho các sản phẩm
hàng tiêu dùng.
Chương trình nhãn sinh thái “Thiên thần xanh” tại
CHLB Đức đã được khởi xướng từ năm 1977 nhằm
khuyến khích người tiêu dùng mua và sử dụng các sản
phẩm hàng hóa. Các sản phẩm nằm trong chương trình
được một Ban giám khảo độc lập xem xét, xác nhận về
sự phù hợp với môi trường hơn so với các sản phẩm Hình 2.1. Nhãn Thiên thần xanh

tương tự.
* Thành phần Ban giám khảo gồm:
_______________________________________________________________________________ 13
Viện Kỹ thuật nhiệt đới và Bảo vệ môi trường. 57A Trương Quốc Dung, Q. Phú Nhuận, Tp.HCM.
Điện thoại: 08.8446262-8446265. Fax: 08.8423670.


Đề tài: Nghiên cứu nhãn sinh thái và áp dụng thí điểm tại TP. Hồ Chí Minh
__________________________________________________________________________________

- Hội thẩm đoàn môi trường (Jury Umweltzeichen): Là đơn vị ra quyết định, với
các thành viên gồm những người đại diện cho quản lý công nghiệp, nhà khoa học,
doanh nghiệp, cộng đồng, các tổ chức người tiêu thụ, hiệp hội thương mại và nhà thờ.
Đơn vị này hoạt động theo nhiệm kỳ 3 năm và cơ cấu nhân sự được bổ nhiệm bởi Bộ
Môi trường, Bảo tồn thiên nhiên và An toàn hạt nhân của Liên bang (BMU).
- Cơ quan môi trường liên bang: Là đơn vị nghiên cứu khoa học, đảm bảo luận
thuyết của việc ra quyết định.
- Viện Cầu chứng và Đảm bảo chất lượng (RAL): Là tổ chức phi chính phủ được
thành lập năm 1992, là đơn vị hành chính.
* Qui trình xây dựng và thủ tục cấp nhãn:
- Đề xuất lựa chọn: Nhà sản xuất đệ trình hồ sơ đề xuất lên Cơ quan môi trường
Liên bang xem xét kiểm tra và đánh giá sơ bộ, kết quả sẽ được chuyển đến Hội thẩm
đoàn môi trường để quyết định danh mục sản phẩm được chọn để nghiên cứu tiếp.
- Xây dựng tiêu chí: Cơ quan môi trường Liên bang phác thảo sơ bộ các tiêu chí
đối với nhãn của từng nhóm sản phẩm trong danh mục được chọn. Các tiêu chí này sẽ
được đưa ra thăm dò lấy ý kiến của chuyên gia, đại diện những nhóm quan tâm đến
sản phẩm. Trên cơ sở đó, Cơ quan môi trường Liên bang sẽ hiệu chỉnh lại các tiêu chí
và gửi sang Hội thẩm đoàn môi trường để ra quyết định. Thông thường các tiêu chí
được xây dựng nhằm vào việc xác định những chất sử dụng trong sản xuất và chất có
thể tìm thấy trong thành phẩm.

- Thủ tục cấp nhãn: RAL là nơi tiếp nhận hồ sơ xin cấp nhãn cho các nhóm sản
phẩm đã ban hành tiêu chí. Hồ sơ đầy đủ gồm khẳng định của nhà sản xuất về việc sản
phẩm đáp ứng tiêu chí đã ban hành và các thông tin bổ sung khác (ví dụ: thành phần
cấu tạo của sản phẩm). Hồ sơ được RAL và Cơ quan môi trường Liên bang tiến hành
thẩm định. Đối với những hồ sơ đạt được các tiêu chí đã ban hành, RAL sẽ ký hợp
đồng với nhà sản xuất.
- Thời hạn của nhãn: Nhãn thiên thần xanh có thời hạn hiệu lực tối đa là 4 năm,
trong quá trình này các tiêu chí của nhãn thường xuyên được xem xét và nâng cấp khi
cần thiết.
- Kinh phí: Kinh phí xin cấp nhãn là DM 300, phí bản quyền phải đóng góp cho
RAL và đảm bảo chất lượng hàng năm từ DM 350 đến DM 3.980 tùy theo doanh thu
ước tính hàng năm của các sản phẩm được dán nhãn sinh thái. Ngoài ra, mỗi giấy phép
cấp nhãn còn phải chịu phí quảng cáo.
Theo thống kê, đến năm 1996 đã có khoảng
3.800 sản phẩm thuộc 75 nhóm mặt hàng khác
nhau đã được dán nhãn này, như các loại máy
lạnh, tủ lạnh không dùng CFC…

Hình 2.2. Nhãn hiệu Oko – Tex

Ở Đức việc gắn nhãn hiệu môi trường lên các
sản phẩm dệt đang trở nên rất quan trọng. Nhãn
hiệu quan trọng nhất là Oko – Tex Standar 100.
Nhãn hiệu Oko – Tex được đưa vào sử dụng để
đánh dấu các sản phẩm dệt ít có tác động xấu đến

_______________________________________________________________________________ 14
Viện Kỹ thuật nhiệt đới và Bảo vệ môi trường. 57A Trương Quốc Dung, Q. Phú Nhuận, Tp.HCM.
Điện thoại: 08.8446262-8446265. Fax: 08.8423670.



Đề tài: Nghiên cứu nhãn sinh thái và áp dụng thí điểm tại TP. Hồ Chí Minh
__________________________________________________________________________________

môi trường xét về hàm lượng hóa chất có nguy cơ độc hại trong nguyên liệu. Các sản
phẩm phải thỏa mãn giới hạn dành cho kim loại nặng, thuốc trừ sâu, Phooc-man-đe-hit
và pentachlorophenon. Đồng thời có thể không được phép sử dụng biôxit, chất gây
ưng thư (carcinogenic) hay thuốc nhuộm gây dị ứng. Đối với nhãn hiệu này, sản xuất
và chế biến là những khâu không cần lưu ý.
(2). Cộng hòa Pháp:
Nhãn “NF Environnement” là nhãn sinh thái của Pháp được thiết lập từ năm
1992, đặc trưng là biểu tượng chiếc lá phủ lên trái đất.
Nhãn hiệu này thể hiện sản phẩm có những tác động tới môi trường thấp hơn
những sản phẩm cùng loại trên thị trường. Những
nhà công nghiệp mong muốn những cố gắng của họ
về môi trường được nêu bật có thể tự nguyện sử
dụng nhãn sinh thái trên sản phẩm của họ.
Quá trình cấp phép được thực hiện trên cơ sở sự
tiếp cận đa tiêu chuẩn, trong phạm vi một số nhóm
sản phẩm: Sơn, túi rác có thể tái chế, nhớt ô tô.
Một ủy ban nhãn sinh thái được thành lập bao
Hình 2.3. Nhãn sinh thái
gồm các thành viên: Đại diện chính quyền, hội người
của Pháp
tiêu dùng, nhà công nghiệp, nhà phân phối. Ủy ban có
trách nhiệm xem xét và lựa chọn các nhóm sản phẩm mới để nghiên cứu xây dựng tiêu
chí nhãn sinh thái.
Một nhóm vận hành được thành lập trên sự kết hợp giữa các nhà công nghiệp từ
những thành viên của Ủy ban nhãn sinh thái, có trách nhiệm đề xuất những tiêu chí rõ
ràng cho các dòng sản phẩm.

(3). Liên minh CHÂU ÂU (EU):
Liên minh Châu Âu (EU) đã thông qua một đạo luật vào năm 1992 (sửa đổi năm
2000) để phân biệt các sản phẩm có tác động tới môi trường
thông qua hệ thống nhãn hiệu tự nguyện được gọi là nhãn
hiệu sinh thái. Biểu tượng cho các nhãn hiệu loại này là một
bông hoa màu xanh. Những nhà sản xuất có thể sử dụng
nhãn hiệu sinh thái để chứng tỏ rằng, sản phẩm của họ ít
gây tác động xấu đến môi trường hơn các sản phẩm tương
tự khác. Nhãn hiệu này cũng nhằm khuyến khích người tiêu
dùng mua các sản phẩm "xanh". Tuy nhiên, hệ thống này
không phải là tiêu chuẩn sinh thái bắt buộc các nhà sản xuất
phải tuân theo khi đưa sản phẩm ra thị trường. Những sản
phẩm không có nhãn hiệu sinh thái EU vẫn có thể nhập Hình 2.4. Nhãn sinh thái
của EU
khẩu vào EU, miễn là chúng đáp ứng được những quy định
và tiêu chuẩn môi trường, an toàn và tiêu chuẩn y tế hiện hành.
Chương trình nhãn sinh thái của liên minh Châu Âu bao gồm rất nhiều cơ quan
tham gia, tùy theo từng giai đoạn của chương trình xây dựng tiêu chí sinh thái cho các
nhóm sản phẩm.
_______________________________________________________________________________ 15
Viện Kỹ thuật nhiệt đới và Bảo vệ môi trường. 57A Trương Quốc Dung, Q. Phú Nhuận, Tp.HCM.
Điện thoại: 08.8446262-8446265. Fax: 08.8423670.


Đề tài: Nghiên cứu nhãn sinh thái và áp dụng thí điểm tại TP. Hồ Chí Minh
__________________________________________________________________________________

* Các đơn vị tham gia chương trình:
- Hội đồng Châu Âu.
- Các Ban có thẩm quyền được chỉ định ở mỗi quốc gia thành viên (Quản lý hành

chính chương trình nhãn sinh thái).
- Đại diện của 5 nhóm tư vấn: Công nghiệp, Môi trường, Người tiêu dùng ,
Thương nghiệp và các đơn vị kinh doanh.
- Ủy ban điều phối gồm đại diện của các quốc gia thành viên.
- Hội đồng Bộ trưởng Châu Âu.
- Nhóm chuyên trách đặc biệt được thành lập trên cơ sở các thành viên tham gia
bao gồm: 02 đại diện cho các đơn vị thẩm quyền của mỗi quốc gia thành viên; 02 đại
diện của 5 nhóm tư vấn và 02 đại diện của nhóm có quan tâm đến nhãn sinh thái.

Hình 2.5. Phân bố sản phẩm dán nhãn sinh thái tại một số quốc gia thuộc EU
* Qui trình xây dựng và thủ tục cấp nhãn:
- Đề xuất lựa chọn: Danh mục các nhóm sản phẩm ưu tiên xem xét được thiết lập
bởi Hội đồng chung Châu Âu trên cơ sở hỗ trợ, tư vấn của các thành viên chương trình
có thẩm quyền. Các đề xuất được thiết lập thông qua diễn đàn hội ý của các thành viên
tham gia chương trình. Thông thường một số tiêu chí được đề nghị xem xét như sau:
tính minh bạch của sản phẩm; tính thích hợp môi trường, sự lựa chọn của người tiêu
dùng; thị phần tiêu thụ sản phẩm; tính thông dụng của sản phẩm; lợi ích của sản phẩm
đối với nhà sản xuất.
- Xây dựng tiêu chí: Thông thường tiêu chí được xây dựng dựa trên 06 giai đoạn
+ Giai đoạn I: Xác minh tính khả thi của việc dán nhãn sinh thái cho một loại sản
phẩm trên cơ sở xem xét thị trường, các vấn đề môi trường, lợi thế của nhóm sản phẩm
được lựa chọn.
+ Giai đoạn II: Nghiên cứu thị phần của sản phẩm
+ Giai đoạn III và IV: Đánh giá phân tích vòng đời sản phẩm (LCA) bao gồm
kiểm kê và đánh giá tác động môi trường, phác thảo tiêu chí sinh thái.
_______________________________________________________________________________ 16
Viện Kỹ thuật nhiệt đới và Bảo vệ môi trường. 57A Trương Quốc Dung, Q. Phú Nhuận, Tp.HCM.
Điện thoại: 08.8446262-8446265. Fax: 08.8423670.



Đề tài: Nghiên cứu nhãn sinh thái và áp dụng thí điểm tại TP. Hồ Chí Minh
__________________________________________________________________________________

+ Giai đoạn V: Đệ trình các tiêu chí sinh thái lên hội đồng Châu Âu, xác định một
số yếu tố chủ yếu: Các tác động môi trường quan trọng nhất, các tiêu chí thích hợp, qui
định chuẩn cho mỗi tiêu chí, các phương pháp và thủ tục kiểm chứng cần thiết.
+ Giai đoạn VI: Hội thảo lấy ý kiến góp ý của các thành viên về danh mục các
tiêu chí được phác thảo. Trên cơ sở các ý kiến góp ý, Hội đồng Châu Âu quyết định
danh mục tiêu chí cuối cùng và gửi tới Ủy ban điều phối để bỏ phiếu quyết định ban
hành. Nếu kết quả bỏ phiếu không đạt thì danh mục các tiêu chí phác thảo phải được
Hội đồng Châu Âu gửi lên Hội đồng bộ trưởng Châu Âu xem xét giải quyết.
- Thủ tục cấp nhãn: Các nhà sản xuất hoặc nhập khẩu nộp hồ sơ xin cấp nhãn
(gồm: Đơn xin cấp nhãn hiệu EU kèm theo những chứng từ và các loại giấy chứng
nhận cần thiết) tại Bộ phận chuyên trách của các quốc gia thành viên. Bộ phận chuyên
trách có trách nhiệm đánh giá hồ sơ xin cấp nhãn theo các tiêu chí đã được Hội đồng
Châu Âu ban hành đối với các loại sản phẩm xin cấp nhãn và quyết định có cấp nhãn
hay không đối với sản phẩm đăng ký. Sau khi cấp nhãn cho sản phẩm, Bộ phận chuyên
trách của các quốc gia phải thông báo với Hội đồng Châu Âu và các thành viên khác
tham gia chương trình nhãn sinh thái.
- Thời hạn của nhãn: Nhãn sinh thái của EU có hiệu lực tối đa là 3 năm.
- Kinh phí: Phí xin cấp nhãn sinh thái là ECU 500 (hay $US 600) và tiền bản
quyền là 0,15% doanh thu của sản phẩm dán nhãn.
Khoảng 21 mặt hàng tiêu dùng, bao gồm: ti vi, máy tính cá nhân, máy giặt, máy
rửa bát, giấy vệ sinh, khăn giấy, bột giặt quần áo, bóng đèn, các loại sơn và sơn dầu,
đèn ngủ, áo sơ mi, giấy phô tô và tủ lạnh... có thể sử dụng nhãn hiệu sinh thái. Với quy
định mới sửa đổi năm 2000 thì những dịch vụ (như: dịch vụ cung cấp chỗ ăn nghỉ cho
khách du lịch cũng có thể sử dụng nhãn hiệu sinh thái EU). Theo kiến nghị của Hội
đồng nhằm cải cách chính sách nghề cá thì đồ hải sản cũng sẽ phải tuân theo nhãn hiệu
sinh thái.


Hình 2.6. Phân bố các nhóm sản phẩm dán nhãn sinh thái tại các quốc gia thuộc EU
_______________________________________________________________________________ 17
Viện Kỹ thuật nhiệt đới và Bảo vệ môi trường. 57A Trương Quốc Dung, Q. Phú Nhuận, Tp.HCM.
Điện thoại: 08.8446262-8446265. Fax: 08.8423670.


Đề tài: Nghiên cứu nhãn sinh thái và áp dụng thí điểm tại TP. Hồ Chí Minh
__________________________________________________________________________________

Ngoài những yêu cầu về dán nhãn và nhãn mác ở trên, các nhà sản xuất cũng nên
chú ý đến những yêu cầu cụ thể liên quan đến dán nhãn hàng thực phẩm. Điều này
được đề cập đến trong 3 Quy định của EU:
- Chỉ thị 2000/13/EC;
- Quy định Hội đồng 104/2000/EC (Hàng hải sản);
- Quy định Hội đồng 2065/2001/EC ( Hàng hải sản chỉ dành cho kênh bán lẻ).
Những Quy định của EU đối với việc dán nhãn và quảng cáo hàng thực phẩm sẽ
khác nhau tùy theo cách trình bày và sử dụng cuối cùng của sản phẩm đó.
Những hàng thực phẩm dễ hỏng phải tuân thủ chặt chẽ những quy định pháp luật
của EU về việc dán nhãn. Bản chất các quy định của EU về dán nhãn và quảng cáo
hàng thực phẩm là đảm bảo cho người tiêu dùng có được thông tin tốt nhất về sản
phẩm mà họ định mua. Về vấn đề này EU đang hoàn tất những văn bản pháp lý để đưa
ra một qui định nhãn hiệu mới. Từ 1/1/2005 đã có thêm những qui định mới về nhãn
hiệu cho hàng thực phẩm nhằm bảo vệ người tiêu dùng.
Hiện nay, có 14 nhóm sản phẩm nằm trong phạm vi chương trình gắn nhãn hiệu
sinh thái của EU. Người ta đang xây dựng tiêu chuẩn đối với 7 nhóm sản phẩm khác.
Các nhà nhập khẩu và sản xuất sử dụng dấu xác nhận tiêu chuẩn môi trường Châu Âu
trên cở sở tình nguyện. Chi phí trả cho việc được sử dụng các biểu tượng môi trường
Châu Âu phụ thuộc vào doanh thu của sản phẩm đối với công ty nhập khẩu hay sản
xuất sản phẩm đó và có thể thay đổi ở các quốc gia khác nhau.
Các nhóm sản phẩm trong chương trình nhãn hiệu sinh thái của EU:

- Bột giặt
- Bóng điện
- Máy giặt
- Giấy copy
- Tủ lạnh
- Giầy dép
- Máy tính cá nhân
- Giấy ăn
- Máy rửa bát
- Máy làm màu đất
- Nệm trải giường
- Sơn và vecni
- Sản phẩm dệt
- Nước rửa bát

Hình 2.7. Lựa chọn sản phẩm dán nhãn sinh thái tại Bỉ

Chương trình nhãn hiệu sinh thái của EU thực chất có thể là một rào cản thương
mại, có thể hạn chế sự hội nhập của các công ty nước ngoài vào EU và có thể phân
biệt đối xử không công bằng đối với nước xuất khẩu. Để có được nhãn hiệu sinh thái
_______________________________________________________________________________ 18
Viện Kỹ thuật nhiệt đới và Bảo vệ môi trường. 57A Trương Quốc Dung, Q. Phú Nhuận, Tp.HCM.
Điện thoại: 08.8446262-8446265. Fax: 08.8423670.


Đề tài: Nghiên cứu nhãn sinh thái và áp dụng thí điểm tại TP. Hồ Chí Minh
__________________________________________________________________________________

cần có chi phí rất lớn (trên 13.000 euro để đăng ký nhãn hiệu và trên 2.500 euro mỗi
năm cho việc sử dụng nhãn hiệu sinh thái), vì thế nhãn hiệu này không được sử dụng

rộng rãi. Tuy nhiên, nhãn hiệu sinh thái có thể là một công cụ maketing rất tốt cho các
nhà xuất khẩu trong khi nhu cầu đối với sản phẩm " xanh" đang ngày một tăng tại EU.
Có thể nhãn hiệu sinh thái sẽ trở nên được yêu thích hơn đối với những người tiêu
dùng. Hội đồng Châu Âu cũng đã xác định nhãn hiệu sinh thái như một công cụ chính
để thúc đẩy cung và cầu đối với hàng hóa và dịch vụ " xanh". Họ coi đây như một
phần trong chiến lược mới cho chính sách sản phẩm hội nhập.
2.1.3. Áp dụng nhãn sinh thái tại một số quốc gia Châu Mỹ
(1). Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (Mỹ):
GREEN SEAL là một tổ chức phi chính phủ tại Mỹ
được thành lập năm 1990 với mục tiêu hoạt động chính là
xác định và xúc tiến sản xuất những sản phẩm ít gây hại cho
môi trường.
Chương trình những đối tác của Green Seal giúp cho
các cơ quan kết hợp chính sách xem xét vấn đề môi trường
và việc quyết định mua hàng hóa của họ, do đó làm tăng thị
phần của các sản phẩm thích hợp với môi trường. Các đối
tác thuộc chương trình này bao gồm nhiều thành phần:
Những người buôn bán lẻ, các cơ quan nhà nước, các Hình 2.8. Nhãn sinh thái
nhóm phi lợi nhuận, các viện giáo dục, trường học, bệnh
của Mỹ
viện... Các đối tác môi trường này được sử dụng dấu hiệu
đối tác Green Seal trên các loại văn bản liên quan (báo cáo hàng năm, tiêu đề và tên
hiệu...)
Đến nay, Green Seal đã cấp nhãn sinh thái cho khoảng 234 sản phẩm thuộc trên
50 loại nhóm sản phẩm bao gồm: sơn, mực in, giấy và giấy báo, khăn tắm, giấy ăn, các
sản phẩm động cơ dầu tinh khiết, đèn huỳnh quang compact, máy giặt; máy rửa chén
và các đồ gia dụng khác...
* Cơ cấu tổ chức Green Seal:
- Ban giám đốc: Gồm các nhà doanh nghiệp, đại diện công chúng, lãnh đạo của
các tổ chức môi trường quốc gia, các tổ chức quan tâm tới nhãn sinh thái (như tổ chức

người tiêu dùng).
- Ủy ban tiêu chuẩn môi trường gồm các chuyên gia và nhà khoa học có trách
nhiệm phê chuẩn các tiêu chí cho nhãn sinh thái hoàn chỉnh.
- Liên hợp phòng thí nghiệm kiểm chứng: Là một tổ chức phi chính phủ được
thành lập năm 1988, có trách nhiệm kiểm chứng, thanh tra các cơ sở sản xuất.
* Qui trình xây dựng và thủ tục cấp nhãn:
- Đề xuất lựa chọn: Các sản phẩm tham gia chương trình ban đầu được đề xuất
bởi cộng đồng công chúng và nhà sản xuất. Trên cơ sở những đề xuất, Green Seal
quyết định danh mục các nhóm sản phẩm ưu tiên xem xét. Thông thường qui trình
xem xét bao gồm việc cân nhắc một số nhân tố liên quan tới sản phẩm như: ý nghĩa
_______________________________________________________________________________ 19
Viện Kỹ thuật nhiệt đới và Bảo vệ môi trường. 57A Trương Quốc Dung, Q. Phú Nhuận, Tp.HCM.
Điện thoại: 08.8446262-8446265. Fax: 08.8423670.


Đề tài: Nghiên cứu nhãn sinh thái và áp dụng thí điểm tại TP. Hồ Chí Minh
__________________________________________________________________________________

các tác động môi trường và cơ hội giảm thiểu các tác động này, sự quan tâm của công
chúng, sự quan tâm của nhà sản xuất và cơ hội quảng cáo.
- Xây dựng tiêu chí:
+ Bản thảo các tiêu chí cho từng loại nhóm sản phẩm được xây dựng bởi những
nhóm tư vấn gồm những thành viên của các tổ chức quan tâm đến loại sản phẩm đó.
Các tiêu chí được xác lập trên cơ sở kết quả phân tích đánh giá vòng đời sản
phẩm. Quá trình phân tích này xác định được rõ những tác động môi trường nghiêm
trọng nhất trong một vòng đời sản phẩm. Tiêu chí được thiết lập cho hầu hết những
giai đoạn trong vòng đời sản phẩm (khai thác tài nguyên, sản xuất, phân phối, sử dụng,
thải bỏ), và thường nhằm vào các mục tiêu cụ thể: Giảm ô nhiễm không khí, tiết kiệm
năng lượng và tài nguyên thiên nhiên, ngăn ngừa các chất gây ô nhiễm độc hại, bảo vệ
các loài động vật hoang dã và nơi cư ngụ.

+ Đóng góp ý kiến cho bản thảo các tiêu chí được thực hiện bởi các đơn vị
(Chính phủ; Hiệp hội thương mại; Nhà sản xuất; Hội người tiêu dùng) hay bất kỳ cá
nhân nào quan tâm. Thời gian đóng góp ý kiến cho bản thảo tiêu chí hết khoảng từ 40
đến 60 ngày.
+ Bản tiêu chí cuối cùng với tất cả các ý kiến đóng góp được gửi đến Ủy ban
Tiêu chuẩn môi trường của Green Seal để phê duyệt
- Thủ tục cấp nhãn: Các nhà sản xuất hoặc nhập khẩu có thể nộp hồ sơ xin cấp
nhãn để được Phòng thí nghiệm kiểm chứng kiểm định và thẩm tra sản phẩm theo các
chuẩn của nhãn. Sản phẩm sau khi được thẩm tra đạt các chuẩn sẽ được cấp logo và
quảng cáo. Hàng năm các sản phẩm này được giám sát để xác nhận còn tuân thủ theo
tiêu chuẩn.
- Thời hạn của nhãn: Nhãn sinh thái Green Seal có thời hạn hiệu lực tối đa là 3
năm.
(2). Canada:
Chương trình nhãn sinh thái “Lựa chọn Môi trường” của Canada với biểu tượng 3
chim bồ câu được thành lập từ năm 1988 là mộ chương trình
giúp cho người tiêu dùng nhận biết được những sản phẩm và
những dịch vụ có tác hại thấp tới môi trường.
Một sản phẩm hoặc một dịch vụ có thể được công nhận
theo những tiêu chí: có cải tiến tiết kiệm năng lượng, giảm
thiểu những chất độc hại có trong sản phẩm, sử dụng những
nguyên liệu có thể tái chế hoặc có thể tự phân hủy. Nhà sản
xuất, nhà nhập khẩu hoặc cung cấp dịch vụ có thể được chấp
nhận sử dụng nhãn sinh thái “Lựa chọn Môi trường” nếu như
các sản phẩm hoặc dịch vụ đó tuân theo các tiêu chí của nhãn
và được tán thành rộng rãi.

Hình 2.9. Nhãn sinh
thái của Canada


Các tiêu chí của nhãn sinh thái được thiết lập trên cơ sở những ý kiến đóng góp
của các đơn vị và cá nhân quan tâm: Đại diện ngành công nghiệp, các hội môi trường,
các trường đại học, các nhà khoa học và các chuyên gia độc lập.
_______________________________________________________________________________ 20
Viện Kỹ thuật nhiệt đới và Bảo vệ môi trường. 57A Trương Quốc Dung, Q. Phú Nhuận, Tp.HCM.
Điện thoại: 08.8446262-8446265. Fax: 08.8423670.


Đề tài: Nghiên cứu nhãn sinh thái và áp dụng thí điểm tại TP. Hồ Chí Minh
__________________________________________________________________________________

Các tiêu chí của nhãn được xây dựng trên cơ sở các thông tin cập nhật mới nhất
liên quan tới các sản phẩm hoặc dịch vụ, trên cơ sở đó các tiêu chí được nâng cấp
thường xuyên hàng năm và tiêu chuẩn ngày càng nghiêm ngặt hơn.
Cho tới nay, đã xây dựng tiêu chí cho 29 loại nhóm sản phẩm, hơn 1.400 sản
phẩm được dán nhãn “Lựa chọn môi trường” và 119 đơn vị được cấp phép công nhận.
2.1.4. Áp dụng nhãn sinh thái tại một số quốc gia Châu Á
Tại Châu Á, những quốc gia như Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Singapore,
Hàn Quốc, Ấn Độ và Malaysia đã sẵn sàng với những chương trình nhãn sinh thái đã
được thiết lập của mình.
(1). Nhật Bản:
Từ năm 1989, chương trình nhãn sinh thái “Eco Mark” đã được thực hiện tại
Nhật Bản với mục đích phổ biến các thông tin môi trường trên các nhóm sản phẩm và
khuyến khích người tiêu dùng lựa chọn các loại sản phẩm thân thiện với môi trường.
Biểu tượng của nhãn thể hiện mong muốn bảo vệ trái đất bởi hai vòng tay và sử dụng
cụm từ “Thân thiện với trái đất” ở phía trên của biểu
tượng.
Chương trình nhãn sinh thái Eco Mark ưu tiên lựa
chọn những sản phẩm có tác động thấp tới môi trường.
Thông thường các sản phẩm phải đạt tiêu chí: tiết kiệm tối

đa tài nguyên thiên nhiên và có khả năng tham gia tái tạo
tài nguyên.
Tính đến tháng 06 năm 1996, đã có 2023 sản phẩm
được cấp nhãn sinh thái trong tổng số 69 nhóm sản phẩm.

Hình 2.10. Nhãn sinh thái
của Nhật Bản

* Các đơn vị tham gia chương trình:
- Hội đồng môi trường Nhật (JEA) chủ đạo trong thực hiện chương trình nhãn
sinh thái Eco Mark.
- Ủy ban xúc tiến nhãn sinh thái: Gồm những chuyên gia về bảo vệ môi trường,
quản lý hành chính, đại diện hội người tiêu dùng, những doanh nghiệp liên quan. Ủy
ban này có trách nhiệm chọn loại sản phẩm, phê duyệt tiêu chí nhãn sinh thái và tư vấn
những chính sách liên quan đến chương trình nhãn sinh thái.
- Ủy ban chuyên gia nhãn sinh thái gồm các chuyên gia về đánh giá tác động môi
trường. Ủy ban này có trách nhiệm khảo sát sơ bộ và phê duyệt các sản phẩm được
dán nhãn sinh thái.
* Qui trình xây dựng và thủ tục cấp nhãn:
- Đề xuất lựa chọn: Các sản phẩm tham dự chương trình được đề xuất bởi bất cứ
đơn vị và cá nhân nào quan tâm tới nhãn sinh thái. Các đề xuất được Ban thư ký của
Hội đồng môi trường Nhật (JEA) thu nhận và tiến hành khảo sát, sau đó Ủy ban xúc
tiến nhãn sinh thái sẽ thực hiện việc lựa chọn các loại sản phẩm thích hợp.
- Xây dựng tiêu chí: Nhóm xây dựng tiêu chí được thành lập bởi Ban thư ký của
Hội đồng môi trường Nhật (JEA) trên cơ sở các chuyên gia và những đơn vị có quan
_______________________________________________________________________________ 21
Viện Kỹ thuật nhiệt đới và Bảo vệ môi trường. 57A Trương Quốc Dung, Q. Phú Nhuận, Tp.HCM.
Điện thoại: 08.8446262-8446265. Fax: 08.8423670.



Đề tài: Nghiên cứu nhãn sinh thái và áp dụng thí điểm tại TP. Hồ Chí Minh
__________________________________________________________________________________

tâm. Nhóm xây dựng tiêu chí có trách nhiệm phác thảo các tiêu chí nhãn sinh thái dựa
trên việc phân tích đánh giá tác động môi trường thông qua vòng đời sản phẩm (khai
thác tài nguyên, sản xuất, phân phối, sử dụng, thải bỏ). Tiêu chí phác thảo sẽ được in
trong bản tin nhãn sinh thái và phân phát khắp nơi để thu thập các ý kiến đồng góp của
các đơn vị và cá nhân quan tâm. Sau đó bản thảo tiêu chí được trình lên Ủy ban xúc
tiến nhãn để phê duyệt. Nếu được duyệt, Ban thư ký của Hội đồng môi trường Nhật
(JEA) sẽ công bố tiêu chí hoàn chỉnh trên bản tin nhãn sinh thái.
- Thủ tục cấp nhãn: Các nhà sản xuất hoặc nhập khẩu có thể nộp hồ sơ xin cấp
nhãn tới Hội đồng môi trường Nhật (JEA). Nếu đơn được chấp nhận, JEA sẽ ký hợp
đồng với sử dụng nhãn sinh thái đối với nhà sản xuất hoặc nhập khẩu. Hợp đồng này
có thời hạn trong 2 năm và có thể gia hạn, JEA có quyền đăng ký thương mại trên
nhãn sản phẩm.
Trên cơ sở thông tin liên quan tới việc sử dụng sai/ bất hợp pháp nhãn sinh thái
do người tiêu dùng, nhà sản xuất và các tổ chức chính quyền cung cấp, nếu nhãn sinh
thái sử dụng không đúng, JEA sẽ rút phép hoặc các thủ tục pháp lý cần thiết khác.
- Thời hạn của nhãn: Nhãn sinh thái Eco Mark có thời hạn hiệu lực từ 3 – 5 năm.
Nếu như sản phẩm được dán nhãn sinh thái chiếm thị phần lớn trong loại sản phẩm đó
thì tiêu chí sẽ được chỉnh sửa/ bổ sung để nâng tính nghiêm ngặt của tiêu chí hoặc loại
sản phẩm đó sẽ phải bỏ dán nhãn.
(2). Trung Quốc:
Ủy ban công nhận sản phẩm dán nhãn sinh thái Trung Quốc (CCEL) được thành
lập năm 1994 bởi Ban chỉ đạo bảo vệ môi trường
nhà nước Trung Quốc (SEPA), Văn phòng giám
sát kỹ thuật nhà nước và Ủy ban kiểm duyệt xuất
nhập khẩu nhà nước. Các chuyên gia từ nhiều
lĩnh vực khác nhau giám sát quá trình vận hành
chương trình nhãn sinh thái. Chương trình này

cấp phép và chứng nhận những sản phẩm “xanh”
giúp cho người tiêu dùng xác định được những
sản phẩm thân thiện với môi trường.
Hình 2.11. Nhãn sinh thái của
Trung Quốc
CCEL đã thành lập Văn phòng công nhận nhãn
sinh thái Trung Quốc (SCCEL) được Ban chỉ đạo
bảo vệ môi trường nhà nước công nhận là cơ quan duy nhất có quyền công nhận và
cấp nhãn sinh thái Trung Quốc.
Tuy nhiên, vào năm 2003, chương trình đã lại lập ra Trung tâm Thẩm định và
Bảo vệ môi trường nhà nước. Đồng thời Ban chỉ đạo bảo vệ môi trường nhà nước
Trung Quốc đã phát triển một bộ tiêu chuẩn cho từng nhóm sản phẩm của chương
trình. Mỗi sản phẩm sẽ được đánh giá độc lập thông qua việc kiểm tra thử nghiệm các
mẫu, kết quả đánh giá sẽ phải được kiểm duyệt và phải đạt những tiêu chuẩn quốc tế
cũng như đáp ứng được những yêu cầu kỹ thuật về “sản phẩm môi trường” đã được
công bố bởi Văn phòng Bảo vệ môi trường Quốc gia.
Từ năm 1994 đến giữa năm 2005, chương trình nhãn sinh thái Trung Quốc đã xét
duyệt công nhận cho 800 xí nghiệp và 12000 sản phẩm đã được dán nhãn sinh thái.
_______________________________________________________________________________ 22
Viện Kỹ thuật nhiệt đới và Bảo vệ môi trường. 57A Trương Quốc Dung, Q. Phú Nhuận, Tp.HCM.
Điện thoại: 08.8446262-8446265. Fax: 08.8423670.


Đề tài: Nghiên cứu nhãn sinh thái và áp dụng thí điểm tại TP. Hồ Chí Minh
__________________________________________________________________________________

(3). Thái Lan:
Chương trình nhãn sinh thái “Green Label” của Thái Lan đã được khởi xướng
vào tháng 10 năm 1993, xuất phát từ một dự án của Hội Đồng Doanh nghiệp phát triển
bền vững Thái Lan (TBCSD), đứng đầu là Ông Anand Panyarachun. Chương trình đã

được Bộ Công nghiệp kết hợp với Viện Môi trường Thái Lan (TEI) công bố chính
thức vào tháng 8 năm 1994.
Các sản phẩm và dịch vụ trong chương trình nhãn sinh thái “Green label“ của
Thái Lan không bao gồm thực phẩm, rượu và dược phẩm.
Những sản phẩm đạt tiêu chuẩn của nhãn sinh thái sẽ được
dán nhãn. Các sản phẩm được tham gia vào chương trình
một cách tự nguyện.
Ủy ban nhãn xanh (Green label) Thái Lan được
thành lập tháng 8 năm 1994 bao gồm các thành viên được
chỉ định bởi Bộ trưởng Bộ Công nghiệp:
- Bộ trưởng Bộ Công nghiệp (Chủ tịch)
- Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường
Hình 2.12. Nhãn sinh
(Phó Chủ tịch)
thái của Thái Lan
- Viện trưởng TEI
- Viện trưởng Viện tiêu chuẩn Công nghiệp Thái Lan (TISI)
- Đại diện liên đoàn công nghiệp Thái Lan (FTI)
- Đại diện Ủy ban Thương mại Thái Lan
- Đại diện Hiệp hội báo chí
- Đại diện Hiệp hội kỹ thuật Môi trường Thái Lan
- Đại diện Văn phòng bảo vệ người tiêu dùng
- Đại diện Liên minh quan hệ cộng đồng Thái Lan
- Đại diện Hiệp hội quảng cáo Thái Lan
Ủy ban có các chức năng:
- Quyết định chọn những kế hoạch cơ bản cho chương trình nhãn sinh thái.
- Lựa chọn nhóm sản phẩm tham gia vào chương trình.
- Xây dựng các tiêu chuẩn cho những nhóm sản phẩm
- Xây dựng các loại kinh phí cho nhãn sinh thái
- Quyết định những hoạt động liên quan khác

Ủy ban được sự ủng hộ của lãnh đạo các tổ chức chính phủ (TEI và TISI).
Đơn vị hay cá nhân nộp đơn xin cấp nhãn sinh thái phải nộp phí đăng ký là 1000
bạt. Khi được chấp thuận, đơn vị hay cá nhân phải nộp phí sử dụng là 5000 bạt cho
TEI, và được sử dụng nhãn trong suốt thời hạn của hợp đồng. Thời hạn hiệu lực tối đa
của hợp đồng nhãn sinh thái kéo dài trong 2 năm.

_______________________________________________________________________________ 23
Viện Kỹ thuật nhiệt đới và Bảo vệ môi trường. 57A Trương Quốc Dung, Q. Phú Nhuận, Tp.HCM.
Điện thoại: 08.8446262-8446265. Fax: 08.8423670.


Đề tài: Nghiên cứu nhãn sinh thái và áp dụng thí điểm tại TP. Hồ Chí Minh
__________________________________________________________________________________

(4). Singapore:
Bộ Môi trường (ENV) Singapore đã công bố chương trình nhãn sinh thái “Green
Label” vào tháng 5 năm 1992 nhằm nâng cao nhận thức về môi trường của những
công dân Singapore.
Nhãn sinh thái “Green Label” là một phần của kế hoạch quản lý môi trường toàn
quốc của Singapore có tên gọi “ Green Plan”.
Chương trình nhãn sinh thái “Green Label” là một
chương trình dán nhãn tự nguyện và được áp dụng đối với
tất cả những công ty của Singapore và công ty nước đạt
được các tiêu chuẩn về sản phẩm đã công bố.
Theo Bộ Môi trường Singapore: Nhãn sinh thái
“Green Label” được thiết kế để nâng cao nhận thức của
người tiêu dùng về những sản phẩm có tác động tới môi
trường ở mức thấp hơn những sản phẩm cùng loại. Thêm
Hình 2.13. Nhãn sinh
thái của Singapore

vào đó nhãn sinh thái khuyến khích các nhà sản xuất trả
tiền cho những tác động môi trường mà sản phẩm của họ
gây ra, đồng thời khuyến khích các nhà sản xuất thiết kế và cung cấp những sản phẩm
thân thiện với môi trường.
Khi chương trình nhãn sinh thái được bắt đầu vào năm 1992, tiêu chuẩn công bố
được ban hành chỉ cho 5 loại sản phẩm. Đến tháng 6 năm 1997, chương trình đã xây
dựng tiêu chuẩn cho 26 loại sản phẩm chia thành 10 nhóm. Tháng 3 năm 1997, đã có
702 sản phẩm của 137 nhà sản xuất khác nhau được dán nhãn sinh thái “Green Label”.
ENV chịu mọi chi phí quản lý chương trình nhằm khuyến khích nhiều nhà sản
xuất có thể tham gia dán nhãn sinh thái. Nếu một công ty áp dụng chứng nhận nhãn
sinh thái cho sản phẩm trong vòng 1 năm sau ngày công bố các tiêu chuẩn cho loại sản
phẩm đó, thì sẽ được miễn các loại phí sử dụng trong 5 năm đầu. Nếu áp dụng cho sản
phẩm sau ngày công bố tiêu chuẩn từ 1 năm trở lên thì chỉ được miễn các loại phí sử
dụng nhãn trong 3 năm. Ngoài các phí đăng ký cấp giấy chứng nhận đã được miễn, các
nhà sản xuất vẫn phải trả tiền cho việc kiểm tra, thử nghiệm sản phẩm.
2.1.5. Áp dụng nhãn sinh thái trong một số ngành
(1). Nhãn hiệu lâm nghiệp bền vững: FSC và ISO:
Nhiều chương trình được xây dựng phục vụ cho việc
chứng nhận lâm nghiệp bền vững. Hiện nay, trên thế giới
có 2 hệ thống quốc tế quan trọng: Một hệ thống được xây
dựng bởi Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế (ISO) và một hệ
thống được xây dựng bởi Hội đồng Quản lý Rừng (FSC).
- Hội đồng Quản lý Rừng (FSC):
Được thành lập từ những năm 1990 tại Mỹ, ban đầu Hình 2.14. Nhãn hiệu lâm
với sự tham gia của một nhóm những nhà khai thác và các nghiệp bền vững của FSC
nhà buôn gỗ có quan tâm tới việc bảo vệ môi trường trong
quá trình khai thác và sử dụng tài nguyên gỗ. Nhóm này đã thành lập một hệ thống
quản lý tài nguyên rừng với sự tham gia của đại diện các tổ chức quốc tế, các nhà quản
_______________________________________________________________________________ 24
Viện Kỹ thuật nhiệt đới và Bảo vệ môi trường. 57A Trương Quốc Dung, Q. Phú Nhuận, Tp.HCM.

Điện thoại: 08.8446262-8446265. Fax: 08.8423670.


Đề tài: Nghiên cứu nhãn sinh thái và áp dụng thí điểm tại TP. Hồ Chí Minh
__________________________________________________________________________________

lý và kiểm toán độc lập. Hệ thống này phát triển với tên gọi "Forest Stewardship
Council (FSC)"
Chứng nhận của FSC là chứng nhận được công nhận trên toàn thế giới, được ban
hành cách đây vài năm và được nhiều tổ chức, người tiêu dùng và môi trường áp dụng.
Ngoài các tiêu chuẩn về môi trường, nó còn bao gồm tiêu chuẩn về xã hội. Hiện nay
khoảng 8.000 ha rừng trên toàn thế giới
được FSC cấp giấy chứng nhận. Chứng
nhận FSC còn bao gồm cả “quá trình
bảo quản gỗ”, có nghĩa là nó đảm bảo gỗ
mang nhãn hiệu không bị lẫn với gỗ
được sản xuất không bền vững ở bất cứ
đâu trong quá trình vận chuyển hay chế
biến. Nếu cần thiết thì tất cả gỗ xẻ của
FSC có thể được truy ra nguồn gốc.
Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp
trong ngành lâm nghiệp đều coi việc cấp
giấy chứng nhận là con đường để tiến lên
Hình 2.15. Một loại sản phẩm được cấp
phía trước.
chứng nhận FSC

Chứng nhận FSC đang tỏ ra là sự lựa
chọn an toàn nhất để có một chứng nhận được công nhận trên toàn thế giới về gỗ và
sản xuất gỗ từ các cánh rừng được quản lý bền vững. Tuy nhiên chúng ta nên biết rằng

trong tương lai, ISO sẽ thay thế FSC trên thị trường. Dù vậy cho tới nay FSC vẫn rất
phổ biến. Ngày càng có nhiều loại đồ đạc dùng trong vườn bằng gỗ trong dây chuyền
siêu thị tự phục vụ (Do-It-Yourself) của Châu Âu đang được gắn nhãn hiệu FSC.
- Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế (ISO): Hiện nay ISO đang xây dựng một hệ thống
có thể bao gồm cả việc chứng nhận quản lý rừng bền vững trong các tiêu chuẩn ISO
14000.
(2). Nhãn hiệu ngư nghiệp bền vững (MSC):
Những nỗ lực do Hội đồng quản lý biển
(MSC- Marine Stewardship) đề xướng để đạt được
sự quản lý rừng bền vững đã làm bùng nổ một sáng
kiến tương tự đối với quản lý ngư nghiệp bền vững.
MSC là một tổ chức quốc tế Phi chính phủ được
thành lập để khuyến khích các vùng đánh cá bền
vững và thói quen đánh cá có trách nhiệm trên toàn
thế giới thông qua các giải pháp thị trường dài hạn
Hình 2.16. Nhãn hiệu ngư nghiệp
nhằm đáp ứng được nhu cầu và mục tiêu cả về môi
bền vững của MSC
trường và thương mại. Đáng lưu ý là MSC đã khởi
xướng một dự án chung của Quỹ bảo vệ động vật hoang dã thế giới (WWF) và
Unilever. Mục đích chính của MSC là các nguyên tắc và tiêu chuẩn của nó được thể
hiện dưới hình thức một tiêu chuẩn về đánh bắt bền vững và dựa vào đó, các công ty
cấp chứng nhận độc lập có thể chứng nhận cho các công ty đánh bắt trên cơ sở tự
nguyện. Cá của các công ty đánh bắt và những bên có quyền lợi có đủ tư cách để sử
dụng nhãn hiệu của MSC, đảm bảo với khách hàng rằng cá và sản phẩm từ cá được
_______________________________________________________________________________ 25
Viện Kỹ thuật nhiệt đới và Bảo vệ môi trường. 57A Trương Quốc Dung, Q. Phú Nhuận, Tp.HCM.
Điện thoại: 08.8446262-8446265. Fax: 08.8423670.



×