Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Tìm hiểu quy trình xử lý nước tại nhà máy cấp nước hải thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 31 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA NÔNG- LÂM- NGƯ

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đề tài: Tìm hiểu quy trình xử lý nước tại nhà máy cấp nước
Hải Thành

Sinh viên: HỒ THỊ GIANG
Ngành: Đại học Quản Lý Tài Nguyên và Môi Trường
Khóa đào tạo: K56
Bộ môn: Sinh học – Môi trường

Quảng Bình, tháng 4 năm 2018


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA NÔNG- LÂM- NGƯ

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Đề tài: Tìm hiểu quy trình xử lý nước tại nhà máy cấp nước
Hải Thành

Họ tên sinh viên: Hồ Thị Giang
Mã số sinh viên: DQB05140061
Chuyên nghành: Đại học Quản Lý Tài Nguyên và Môi TrườngK56
Giảng viên hướng dẫn: ThS. TrầnCông Trung
Cơ sở thực tập: Nhà máy cấp nước Hải Thành


Quảng Bình, tháng 4 năm 2018


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

LỜI CẢM ƠN
Mở đầu bài báo cáo này! em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc
đến ban lãnh đạo trường Đại học Quảng Bình, quý thầy cô trong khoa: Nông – Lâm Ngư đã tận tình giúp đỡ em, truyền đạt cho em những kinh nghiệm, những bài học mới
giúp em vững bước hơn trên con đường sự nghiệp sau này và đã tạo điều kiện tổ chức
cho chúng em được đi thực tập, được trải nghiệm thực tế, học hỏi, quan sát, mở rộng
thêm kiến thức và thực hành chuyên môn.
Em xin chân thành cảm ơn! cơ sở nơi thực tập: Nhà máy cấp nước Hải Thành nơi
mà em đã may mắn được thực tập, đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành tốt 6
tuần thực tập vừa qua, các anh đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và truyền đạt cho em
những kinh nghiệm mới trong thời gian em thưc tập tại nhà máy và giúp em hoàn
thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp.
Em cũng xin cảm ơn! anh Lê Thế Dưỡng cán bộ hướng dẫn đã tận tình giúp đỡ,
truyền đạt cho em nhưng kinh nghiệm, luôn dạy bảo, dặn dò nhắc nhở em những kiến
thức cơ bản giúp em tự tin hơn khi về thực tập tại nhà máy.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo ThS. Trần Công Trung đã tận
tình hướng dẫn giúp em hoàn thành tốt đợt thực tập này. Qua 6 tuần đi thực tập tuy
thời gian không dài nhưng em đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm, kỹ năng, nhưng
kiến thức bổ ích từ các anh chị nó là hành trang giúp chúng em thêm vững bước trên
con đường đến với tương lai của mình.
Bài báo cáo thực tập này là những nội dung em thu hoạch được trong 6 tuần thực
tập tại nhà máy cấp nước Hải Thành. Tuy đã cố gắng nhưng với một người mới lần
đầu tiên bỡ ngỡ, được đi làm quen với các hoạt động thực tế ở nhà máy nên bài báo
cáo không tránh khỏi những sai sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến bổ sung để bài
báo cáo trở nên hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em xin kính chúc tất cả các thầy cô, các anh chị tại nhà máy có thật

nhiều sức khỏe, nhiều hạnh phúc và luôn thành công trong cuộc sống.
Em xin chân thành cảm ơn!


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

TP. Đồng Hới, tháng 4 năm 2018
Giáo viên hướng dẫn



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

MỤC LỤC


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
Trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhu cầu sử dụng nước của
người dân cho sinh hoạt, cho hoạt động công nghiệp dịch vụ là rất lớn. Hiện nay nước
từ thiên nhiên là nguồn cung cấp nước chính, chủ yếu là nguồn nước mặt và nguồn
nước ngầm.
Con nguời có thể nhịn ăn nhiều ngày nhưng nhịn uống chỉ được vài ngày. Nước
có thể chiếm 60- 80% trọng lượng cơ thể, chỉ cần cơ thể mất 20% lượng nước có thể
rối loạn chức năng của cơ thể. Mọi hệ thống trong cơ thể đều cần nước.
Mỗi người cần bổ sung 2- 3 lít nước mỗi ngày trong điều kiện bình thường do
chuyển hóa của cơ thể và khoảng 5- 150 lít nước/ngày cho vệ sinh và sinh hoạt và thay
đổi tùy theo mùa, nhu cầu từng người và điều kiện cụ thể.
Nước duy trì nhiệt độ của cơ thể, cung cấp chất dinh dưỡng, vi chất, làm sạch cơ
thể khỏi độc tố, bảo vệ khớp, làm ẩm niêm mạc, da ….
Việc đảm bảo cung cấp đủ nước sạch, nhất là trong mùa nóng, là yếu tố quan
trọng để bảo vệ và nâng cao sức khỏe, vệ sinh thân thể, phòng các bệnh do nhiễm bẩn.
Tuy nhiên nguồn nước từ thiên nhiên có chất lượng rất khác nhau và phần lớn bị
ô nhiễm từ các hoạt động sinh hoạt công nghiệp của con người. Vì vậy trước khi đưa
vào sử dụng cần phải tiến hành xử lý chúng. Chính vì vậy nhà máy cấp nước Hải
Thành đã được xây dựng để đáp ứng nhu cầu cho người dân thành phố.Vì những lý do
trên, biết được sự cần thiết của tài nguyên nước, cũng là một sinh viên nghành Quản lý
tài nguyên và môi trường K56 em xin được thực tập tại nhà máy cấp nước Hải

Thànhđể tìm hiểu “Quy trình xử lý nước tại nhà máy cấp nước Hải Thành”.

\

GVHD: Th.S Trần Công Trung
SVTH: Hồ Thị Giang


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

PHẦN 2: NỘI DUNG BÁO CÁO THỰC TẬP
CHƯƠNG1. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP
1.1. GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY

Hình 1: Nhà máy cấp nước Hải Thành
Nhà máy nước Hải Thành nằm ở địa chỉ 55 Lê Thành Đồng – Hải Thành – Đồng
Hới.Nằm ngay ở trục đường nối liền với cầu Phóng Thủy. Nhà máy nước Hải Thành là
một trong những thành viên của công ty cấp nước Quảng Bình. Nhà máy hoạt động
với mục đích cung cấp nước sạch cho ăn uống, sinh hoạt, công nghiệp cho thành phố
Đồng Hới.
Nhà máy hiện đang sử dụng nguồn nước mặt của hồ Bàu Tró để xử lý. Hồ Bàu
Tró là một trong những nguồn cung cấp nước ngọt lớn và quan trọng đối với Thành
phố Đồng Hới.

-

-

Trạm phân phối nước đi: Từ thị trấn Quán Hàu đến thị xã Ba Đồn
Vị trí nhà máy cấp nước Đồng Hới có các phía tiếp giáp như sau:

+ Phía Tây - Bắc: Giáp đường Lê Thành Đồng.
+ Phía Tây - Nam: Giáp khu dân cư phường Hải Thành.
+ Phía Đông - Bắc: Giáp đường Linh Giang.
+ Phía Đông - Nam: Giáp khu dân cư phường Hải Thành.
1.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Nhà máy nước Hải Thành là một đơn vị trực thuộc công ty cổ phần cấp nước Quảng
Bình có nhiệm vụ cung cấp nước sạch cho thành phố Đồng Hới, đáp ứng nhu cầu cho
sinh hoạt và sản xuất.Năm 1989, nhà máy nước Hải Thành được xây dựng trên cơ sở
trạm bơm cấp nước Bàu Tró với công suất thiết kế 4000m3/ ngày đêm.
Năm 1992 cải tạo nâng cao công suất lên 9000m 3 / ngày đêm với thiết kế 8 bể lọc
nhanh.

GVHD: Th.S Trần Công Trung
SVTH: Hồ Thị Giang


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

- Năm 2005 do chất lượng nguồn nước hồ Bàu Tró giảm cần thiết phải có bể lắng để

-

đảm bảo hiệu quả xử lý và có hệ thống cấp nước từ nhà máy Phú Vinh đi vào hoạt
động. Nhà máy nước cấp nước Hải Thành được cải tạo lại với công suất 4500m 3/ ngày
đêm (cải tạo 4 bể lọc thành 2 bể lắng ngang).
Năm 2014, xây dựng thêm 2 bể phản ứng tạo bông tích hợp vào bể lắng và tạo lại hệ
thống lắng ngang thành bể lắng đứng tích hợp lamen để nâng cao hiệu quả xử lý chất
lượng nước thành phẩm công suất giữ nguyên 4500m3/ ngày đêm.
1.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ BIÊN CHẾ
1.3.1 Các cấp quản lý

Ban giám đốc

Phòng kế hoạch- kỹ
thuật

Tổ quản lý mạng

Tổ vận hành

Tổ thu ngân

Phòng thí nghiệm

Tổ ghi đọc

Sơ đồ các cấp quản lý tại nhà máy cấp nước Hải Thành

-

Tổng số cán bộ công nhân viên của nhà máy nước Hải Thành là 30 người. Trong
đó ban giám đốc có 2 người, phòng thí nghiệm có 5 người, phòng kĩ thuật 7 người, tổ
vận hành bao gồm 16 người và 10 nhân viên thu ngân. Nhà máy hoạt động liên tục
24/24h, chế độ hoạt động của nhà máy được chia làm 3 ca:
Ca 1: 6h00 – 14h00
Ca 2: 14h00 – 22h00
Ca 3: 22h00 – 6h00
Các ca sản xuất liên tục hoạt động nhịp nhàng chặt chẽ dưới sự quản lý của cán
bộ vận hành, đảm bảo quy trình xử lý hoạt động tốt nhất.
1.3.2. Chức năng của các phòng ban trong nhà máy


GVHD: Th.S Trần Công Trung
SVTH: Hồ Thị Giang


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Giám đốc xí nghiệp: Chịu tránh nhiệm với giám đốc công ty, chỉ đạo hoạt động
của nhà máy nước.
-Phó giám đốc xí nghiệp: Chịu trách nhiệm với giám đốc công ty và giám đốc xí
nghiệp, chỉ đạo quá trình xử lý và phân phối nước của nhà máy cấp nước Hải Thành,
điều hành các ca sản xuất nước theo chế độ.
- Phòng thí nghiệm: Kiểm soát chất lượng nước và nghiên cứu, đề xuất hóa chất
sử dụng để xử lý nước đạt tiêu chuẩn.
-Tổ vận hành máy: Vận hành máy bơm theo chế độ, xử lý nguồn nước theo
phòng thí nghiệm.
-Tổ ghi đọc: Thực hiện ghi, đọc các thông số về nước. Theo dõi sự thay đổi về
các thông số và lập bảng biểu thống kê
- Tổ quản lý mạng: Theo dõi, quản lý mạng lưới phân phối nước của nhà máy
- Tổ thu ngân: Làm nhiệm vụ in lưu, sao kê sổ sách, thu tiền nước sử dụng của
từng hộ gia đình được phân công theo từng địa bàn trong mạng lưới phân phối.
Cán bộ công nhân viên trong phân xưởng có nhiệm vụ bảo vệ máy mọc thiết bị
trong từng ca sản xuất và các vật kiến trúc khác. Phát hiện kịp thời các hư hỏng, tham
gia bảo dưỡng thường xuyên và định kỳ, hay đột xuất theo yêu cầu của giám đốc nhà
máy và công ty khai thác có hiệu quả các máy móc, thiết bị và cơ sở vật chất kỹ thuật
khác.
Sản xuất nước đảm bảo chất lượng, số lượng theo kế hoạch, thường xuyên kiểm
tra, giám sát chất lượng thông qua các công đoạn nhằm đảm bảo chất lượng theo yêu
cầu.
1.4. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA PHÒNG
- Sản xuất nước sạch đảm bảo nhiệm vụ đã đề ra và phấn đấu hoàn thành và vượt
mức kế hoạch.

- Sản lượng đảm bảo cấp nước liên tục cho khách hàng.
- Xử lý nước đạt tiêu chuẩn, thường xuyên giám sát quá trình xử lý, định mức sử
dụng các loại hóa chất, điện năng tiêu thụ kiểm tra chất lượng nước.
- Theo dõi máy móc thiết bị, vận dụng, phương tiện bảo hộ lao động, phát huy
hết công suất máy.
- Làm tốt công tác vệ sinh công nghiệp, vệ sinh môi trường, công tác an toàn lao
động, phòng cháy chữa cháy, thiên tai hỏa hoạn.
GVHD: Th.S Trần Công Trung
SVTH: Hồ Thị Giang


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, văn hóa đưa sản lượng
sản xuất lên cao nhất
- Nhà máy nước Hải Thành có chức năng khai thác, sản xuất và xử lý nguồn
nước cấp nhằm đạt mức độ xử lý hợp lý do Bộ y tế ban hành trước khi đưa ra hòa vào
mạng lưới cấp nước chung của thành phố. Được thực hiện theo QCVN 01:2009/BYT
do Cục Y tế dự phòng và Môi trường biên soạn và được Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
theo Thông tư số: 04/2009/TT - BYT ngày 17 tháng 6 năm 2009.
1.5. QUY MÔ
Quy mô đánh giá công suất tối đa 5000m3/ngày đêm
1.6. NỘI QUY CỦA TRẠM BƠM CẤP NƯỚC
Để đảm bảo an toàn, chất lượng, hiệu quả trong công tác sản xuất nước máy, yêu
cầu công nhân các trạm bơm nước thực hiện nghiêm túc các nội quy sau đây:
Điều 1: Thực hiện nghiêm túc chế độ giao, nhận ca trực đúng giờ, đầy đủ các nội
dung.
Điều 2: Thực hiện đúng quy trình vận hành, thường xuyên theo dõi các thông số
kỹ thuật của máy móc, thiết bị trong quá trình sản xuất, phối hợp với các nhà máy liên
quan để tổ chức vận hành hiệu quả hệ thống cấp nước.
Điều 3: Duy trì tốt chế độ bảo trì thường xuyên, định kỳ đổi mới hệ thống máy

móc, thiết bị.
Điều 4: Thực hiện nghiêm túc nội dung an toàn lao động, bảo hộ lao động, nội
quy phòng cháy, chữa cháy tại khu vực sản xuất
Điều 5: Các diễn biến trong ca trực phải được thực hiên đầy đủ nội dung vào sổ
ca trực
Điều 6: Thực hiện tốt công tác vệ sinh tại khu vực sản xuất cấp nước, công tác
bảo vệ, vệ sinh nguồn nước
Điều 7: Tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh của sản xuất; nghiêm cấm uống rượu, bia,
làm việc riêng trong giờ trực; nghiêm cấm người không có phận sự vào khu vực sản
xuất.
Công nhân trực trạm bơm có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc các nội dung trên,
mọi trường hợp vi phạm phải chụi trách nhiệm và xử theo quy định của xí nghiệp và
nội dung lao động của công ty.

GVHD: Th.S Trần Công Trung
SVTH: Hồ Thị Giang


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC TIỄN
2.1. KHÁI NIỆM VÀ MỤC ĐÍCH CỦA NƯỚC CẤP
2.1.1. Khái niệm nước cấp
Nước cấp là nước sau khi được xử lý tại cơ sở xử lý nước đi qua các trạm cung
cấp nước và từ các trạm này nước sẽ được cung cấp cho người tiêu dùng.[4]
2.1.2. Khái niệm xử lý nước cấp
Xử lý nước cấp là quá trình loại bỏ các chất bẩn, các chất hòa tan trong nước
bằng dây chuyền công nghệ đảm bảo chất lượng nước sau xử lý đạt yêu cầu cấp nước
cho sinh hoạt, công nghiệp theo tiêu chuẩn quy định.[3]
2.1.3. Mục đích của các quá trình xử lý nước cấp

- Cung cấp số lượng nước đầy đủ và an toàn về mặt hoá học, vi trùng học để thỏa
mãn các nhu cầu về ăn uống, sinh hoạt, dịch vụ, sản xuất công nghiệp và phục vụ sinh
hoạt công cộng của các đối tượng dùng nước.
- Cung cấp nước có chất lượng tốt, ngon, không chứa các chất gây vẩn đục, gây
ra màu, mùi, vị của nước.
- Cung cấp nước có đủ thành phần khoáng chất cần thiết cho việc bảo vệ sức
khoẻ của người tiêu dùng.
- Chất lượng nước sau xử lý đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh đối với chất lượng nước
cấp cho ăn uống sinh hoạt.[5]
2.2. CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG NGHỆ XỬ LÝNƯỚC CẤP
2.2.1. Các biện pháp xử lý nước cấp cơ bản
Trong quá trình xử lý nước cấp cần phải áp dụng các biện pháp xử lý sau:
+ Biện pháp cơ học: Là biện pháp dùng các công trình và thiết bị để làm sạch
nước như: Song chắn rác, lưới chắn rác, bể lắng, bể lọc.
+ Biện pháp hoá học: Là biện pháp dùng các hoá chất cho vào nước để xử lý
nước như: Dùng phèn làm chất keo tụ, dùng vôi để kiềm hoá nước, cho clo vào nước
để khử trùng.
+ Biện pháp lý học: Là biện pháp dùng các tia vật lý để khử trùng nước như: tia
tử ngoại, sóng siêu âm, điện phân nước biển để khử muối, khử khí CO 2 hoà tan trong
nước...
Trong ba biện pháp nêu trên thì biện pháp cơ học là xử lý nước cơ bản nhất. Có
thể dùng biện cơ học để xử lý nước độc lập hoặc kết hợp các biện pháp hóa học và lý
học để rút ngắn thời gian và nâng cao hiệu quả xử lý.[3]
2.2.2. Lựa chọn công nghệ xử lý nước cấp
Cơ sở để lựa chọn công nghệ xử lý nước cấp dựa vào các yếu tố sau:
- Chất lượng của nước nguồn (nước thô) trước khi xử lý.
- Chất lượng của nước yêu cầu (sau xử lý) phụ thuộc mục đích của đối tượng sử
dụng.

GVHD: Th.S Trần Công Trung

SVTH: Hồ Thị Giang


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Công suất của nhà máy nước
- Điều kiện kinh tế kỹ thuật
- Điều kiện của địa phương.[3]
2.3. CÁC LOẠI NGUỒN NƯỚC DÙNG TRONG NƯỚC CẤP
2.3.1. Nguồn nước mặt
Nước mặt là nguồn nước được hình thành trên bề mặt trái đất bao gồm: sông
suối, ao hồ, kênh mương… Do có sự kết hợp của các dòng chảy từ nơi cao đến nơi
thấp. Nước mặt có các đặc trưng: Chứa các khí hòa tan(O 2,CO2…), có hàm lượng hữu
cơ cao, có độ mặn, có sự xuất hiện của các loài thực vật thủy sinh(tảo, rong).
2.3.2. Nguồn nước ngầm
Là nguồn nước được khai thác từ các tầng chứa nằm dưới mặt đất. Chất lượng
nước ngầm phụ thuộc vào cấu trúc địa tầng mà nước thấm qua. Nước ngầm có các đặc
trưng: Độ đục thấp, nhiệt độ và thành phần hóa học ổn định, nước thiếu khí O 2 nhưng
chứa nhiều khí H2S, CO2,… chứa nhiều chất khoáng hòa tan, đặc biệt là sắt, Mangan,
Flouor.
2.3.3. Nguồn nước mưa
Là nguồn nước được hình thành do quá trình tự nhiên như: bay hơi, gió bão, tạo
thành mưa rơi xuống mặt đất ở một phạm vi nhất định. Đặc trưng của nguồn nước
mưa: Có chất lượng tốt, bão hòa CO2. Tuy nhiên nước mưa hòa tan các chất hữu cơ và
vô cơ trong không khí và bề mặt trái đất, đồng thời lưu lượng không ổn định nên ít
được sử dụng và chỉ sử dụng trong một số nơi có khó khăn về nước.[2]

GVHD: Th.S Trần Công Trung
SVTH: Hồ Thị Giang



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Đặc điểm nguồn nước thô ở hồ Bàu Tró tại nhà máy cấp nước Hải Thành.
- Kỹ thuật đánh giá các chỉ tiêu chất lượng nước thô tại hồ Bàu Tró.
- Biện pháp xử lý nguồn nước cấp tại nhà máy cấp nước Hải Thành
- Quy trình công nghệ xử lý nguồn nước cấp tại nhà máy cấp nước Hải Thành.
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp khảo sát thực địa: Khảo sát thực tế, xem xét tình hình môi trường
xung quanh trạm, khảosát quy trình xử lý nước thải tại nhà máy.
- Phương pháp thu thập tổng hợp tài liệu: Thu thập nguồn liệu từ ban quản lýnhà
máy cấp nước Hải Thành và các thông tin liên quan từ: sách báo, internet …
- Phương pháp hỏi ý kiến các chuyên gia: Hỏi ý kiến, trao đổi các vấn đề chuyên
môn với GVHD, cán bộ hướng dẫn, các cán bộ nhân viên trong nhà máy để giải quyết
một số vấn đề khó khăn trong quá trình thực hiện.
- Phương pháp trực quan: Quan sát hệ thống, sử dụng máy chụp ảnh lưu lại các
thực cảnh, hiện trạng trong quá trình thực tập.
- Phương pháp phân tích thống kê: Tiến hành phân tích, thống kê các số liệu thu
thập trong quá trình nghiên cứu.

GVHD: Th.S Trần Công Trung
SVTH: Hồ Thị Giang


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. ĐẶC ĐIỂM NGUỒN NƯỚC THÔ Ở HỒ BÀU TRÓ TẠI NHÀ MÁY CẤP

NƯỚC HẢI THÀNH
4.1.1. Giới thiệu về hồ Bàu Tró

Hình 2: Hồ Bàu Tró
Đồng Hới có một hồ nước ngọt nằm ngay cạnh biển Nhật Lệ, chỉ cách có hơn
100 mét, đó là hồ Bàu Tró.
Đặc trung của hồ Bàu Tró là hồ nước ngọt tự nhiên sát biển và có hàm lượng phù
du rất cao làm cho hàm lượng COD trong nước cao từ 10 đến 20 lần, nguyên nhân là
do nước trong hồ là nước động không được cấp nước thường xuyên nên hàm lượng
hữu cơ được cấp liên tục và bao xung quanh hồ là những dải rừng cây phi lao xanh
ngắt nổi lên trên một vùng cát trắng chang chang. Mùa khô lá rụng rồi qua mùa mưa
nước đẩy về hồ nên độ màu nước rất cao do bị rửa trôi của lá và cỏ cây hai bên.
Những sự tích về hồ Bàu Tró: là hồ sâu đến nỗi không có đáy, nguồn nước của hồ
không bao giờ cạn, cho dù là trong mùa hè nắng nóng giai giẳng hàng tháng trời, hồ
nước thông với đại dương, là hồ nước thông với động phong nha …
Vài năm gần đây do môi trường sinh thái hồ được cải thiện nên có rất nhiều đàn
chim bay về cư trú trong rừng cây.
Hồ Bàu Tró chỉ đươc cấp nước vào mùa mưa, mùa hè thì hồ không được cấp
nước. Hồ được vệ sinh vào mùa hè, các nhân viên của trạm vệ sinh cắt cỏ xung quanh
bờ hồ.

GVHD: Th.S Trần Công Trung
SVTH: Hồ Thị Giang


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Hình 3: Hồ Bàu Tró vào mùa hè
Thực hiện quan tắc để kiểm tra mực nước hồ mục đích theo dõi được nguồn nước
và điều chỉnh lưu lượng bơm hợp lý theo mùa. Kiểm tra chất lượng nước hồ về độ đục,

độ pH, màu sắc, đánh giá hàm lượng cạn từ đó điều chỉnh lượng hóa chất là phèn
nhôm sunfat Al2(SO4)3
Công tác bảo vệ nguồn nước tại điểm thu nước theo quy định tại thông tư
50/2015/TT - BYT ban hành 15/12/2015
4.1.2. Đặc điểm của hồ Bàu Tró
Hồ dùng để lắng và phân hủy cặn lắng và phương pháp sinh hóa tự nhiên dựa
trên cơ sở sống và hoạt động của vi sinh vât. Các vi khuẩn phá vỡ các hợp chất hữu cơ
trong dòng chảy, giải phóng khí CH 4 và CO2. Hồ có khả năng xử lý nước thải chứa
hàm lượng hữu cơ cao, hồ làm giảm lượng N, P, K và các vi sinh vậtgây bệnh bằng
cách tạo ra bùn và giải phóng NH3 vào không khí. Quá trình oxy hóa các chất hữu cơ
nhờ các vi sinh vật. Sự trộn lẫn hiệu quảtất cả sinh khối ở tình trạng lơ lửng, cung cấp
độ đục cần thiết để làm giảm sự xâm nhập của ánh sáng vào trong cột nước thời gian
lưu bùn cân bằng với thời gian lưu nước. Thời gian lưu nước được kiểm soát ít hơn
thời gian lưu bùn làm giảm sự phát triển của tảo. Bởi vì tảo đã bị ngăn chặn không cho
phát triển, oxy được cung cấp với nghĩa thụ động.
Chuyển hóa các vật liệu hữu cơđã bịvi khuẩn làm cho thối rữa thông qua việc
chuyển đổi thành sinh khối. Sự ổn định của vật chất hữu cơ (bao gồm cả sinh khối
tổng hợp) thông qua sự phân hủy hiếu khí, và sự chuyển hóa của sinh khối tổng hợp do
lắng đọng tự nhiên. Vi khuẩn phân hủy các chất hữu cơ tạo thành CO 2 và H2O; acid
hữu cơ trong điều kiện yếm khí.Tảo sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời, CO 2 và các
chất vô cơ trong nước để tổng hợp nguyên sinh chất, giải phóng oxy. Oxy cung cấp
GVHD: Th.S Trần Công Trung
SVTH: Hồ Thị Giang


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
cho vi khuẩn bổ sung từ nước (không khí, gió xáo ñộng khuấy trộn nước hồ, nhiệt độ,
hàm lượng muối ảnh hưởng ñến oxy hòa tan) và oxy nhân tạo. Hiện tượng lắng cặn
cũng xảy ra trong hồ thực vật nước.
Gồm có nhóm vi khuẩn tự do, nhóm vi khuẩn dạng khối và nhóm vi khuẩn dạng

sợi. Chức năng: phân hủy các hợp chất hữu cơ, giải phóng CO 2 và tạo sinh khối mới,
nhóm vi khuẩn tự do:Có khả năng phân giải các hợp chất hữu cơ nhưng không lắng
xuống đáy bị cuốn ra ngoài theo dòng thải. Thường tồn tại trong môi trường có nồng
độ hữu cơ đầu vào cao và nồng độ oxy trong nước thấp.[2]
4.2. KỸ THUẬT ĐÁNH GIÁ CÁC CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG NƯỚC THÔ TẠI
HỒ BÀU TRÓ
4.2.1. Các chỉ tiêu lý học
4.2.1.1. Nhiệt độ
Nhiệt độ ảnh hưởng đến độ pH, đến các quá trình hóa học và sinh hóa xảy ra
trong nước. Nhiệt độ phụ thuộc rất nhiều vào môi trường xung quanh, vào thời gian
trong ngày, vào mùa trong năm… Nước mặt có nhiệt độ thay đổi theo nhiệt độ môi
trường.
4.2.1.2. Độ màu
Độ màu thường do các chất bẩn trong nước tạo nên: Các hợp chất sắt, mangan
không hòa tan làm nước có màu nâu đỏ, các chất mùn humic gây ra màu vàng, còn các
loại thủy sinh tạo cho nước màu xanh lá cây. Nước bị nhiễm bẩn bởi nước thải sinh
hoạt hay công nghiệp thường có màu xanh hoặc đen. Nước nguyên chất không có màu.
Màu sắc mang tính chất cảm quan và gây nên ấn tượng tâm lý cho người sử dụng. Đơn
vị đo độ màu thường dùng là độ theo thang màu platin – coban. Nước thiên nhiên
thường có độ màu thấp hơn 200 độ (PtCo). Độ màu biểu kiến trong nước thường do
các chất lơ lửng trong nước tạo ra và dễ dàng bị loại bỏ bằng phương pháp lọc. Trong
khi đó, để loại bỏ màu thực của nước phải dùng các biện pháp hóa lý kết hợp.
4.2.1.3. Độ đục
Nước là một môi trường truyền ánh sang tốt, khi trong nước có các vật lạ như các
chất huyền phù, các hạt cặn đất, cát, các vi sinh vật…thì khả năng truyền ánh sáng bị
giảm đi. Nước có độ đục lớn chứng tỏ chứa nhiều cặn bẩn. Đơn vị đo độ đục là NTU,
JTU trong đó đơn vị NTU và FTU là tương đương nhau. Nước mặt thường có độ đục
20 - 100 NTU, mùa lũ có khi cao đến 500 - 600 NTU. Nước dùng để ăn uống thường
có độ đục không vượt quá 5 NTU. Theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), độ đục được
xác định bằng chiều sâu lớp nước thấy được (gọi là độ trong) mà ở độ sâu đó người ta

vẫn đọc được hàng chữ tiêu chuẩn. Độ đục càng thấp chiều sâu của lớp nước còn thấy
được càng lớn. Nước được gọi là trong khi mức độ nhìn sâu lớn hơn 1m (hay độ đục
nhỏ hơn 10 NTU).
4.2.1.4. Mùi vị
Mùi trong nước thường do các hợp chất hóa học, chủ yếu là các hợp chất hữu cơ
hay các sản phẩm từ các quá trình phân hủy vật chất gây nên. Nước thiên nhiên có thể
GVHD: Th.S Trần Công Trung
SVTH: Hồ Thị Giang


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
có mùi tanh hay hôi thối, mùi đất.Nước sau khi khử trùng với các hợp chất 4clo có thể
bị nhiễm mùi clo hay clophenol.Tùy theo thành phần và hàm lượng các muối khoáng
hòa tan nước có thể có các vị mặn, ngọt, chát, đắng…
4.2.1.5. Độ nhớt
Độ nhớt là đại lượng biểu thị lực ma sát nội, sinh ra trong quá trình dịch chuyển
giữa các lớp chất lỏng với nhau. Đây là yếu tố chính gây nên tổn thất áp lực và do vậy
nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình xử lý nước. Độ nhớt tăng khi hàm lượng các
muối hòa tan trong nước tăng, và giảm khi nhiệt độ tăng.
4.2.1.6. Độ dẫn điện
Nước có tính dẫn điện kém. Nước tinh khiết ở 20 OC có độ dẫn điện là 4,2µS/m.
Độ dẫn điện của nước tăng theo hàm lượng các chất khoáng hòa tan trong nước, và
dao động theo nhiệt độ.Thông số này thường được dùng để đánh giá tổng hàm lượng
chất khoáng hòa tan trong nước.
4.2.1.7. Tính phóng xạ
Tính phóng xạ của nước là do sự phân hủy các chất phóng xạ có trong nước tạo
nên. Nước ngầm thường nhiễm các chất phóng xạ tự nhiên, các chất này có thời gian
bán phân hủy rất ngắn nên nước thường vô hại. Tuy nhiên khi bị nhiễm bẩn phóng xạ
từ nước thải và không khí thì tính phóng xạ của nước có thể vượt quá giới hạn cho
phép.Hai thông số tổng hoạt độ phóng xạ α và β thường được dùng để xác định tính

phóng xạ của nước. Trong đó các hạt α bao gồm 2 proton và 2 nơtron có năng lượng
xuyên thấu nhỏ, nhưng có thể xuyên vào cơ thể sống qua đường hô hấp hoặc tiêu hóa,
gây tác hại cho cơ thể do tính ion hóa mạnh. Các hạt β có khả năng xuyên thấm mạnh
hơn, nhưng dễ bị ngăn lại bởi các lớp nước và cũng gây tác hại cho cơ thể.[1]
4.2.2. Các chỉ tiêu hoá học
4.2.2.1. Độ cứng của nước
Độ cứng của nước gây nên bởi các ion đa hóa trị có mặt trong nước. Chúng phản
ứng với một số anion tạo thành kết tủa. Các ion hóa trị 1 không gây nên độ cứng của
nước. Trên thực tế vì các ion Ca 2+ và Mg2+ chiếm hàm lượng chủ yếu trong các ion đa
hóa trị nên độ cứng của nước xem như là tổng hàm lượng của các ion Ca 2+ và Mg2+ .
Người ta phân biệt các loại độ cứng khác nhau:
+ Độ cứng carbonat (thường được ký hiệu CH: Carbonate Hardness): là độ cứng
gây ra bởi hàm lượng Ca2+và Mg2+tồn tại dưới dạng HCO3-. Độ cứng carbonat còn
được gọi là độ cứng tạm thời vì sẽ mất đi khi bị đun sôi.
+ Độ cứng phi carbonat (thường được ký hiệu là NCH : Non-Carbonate
Hardness) là độ cứng gây ra bởi hàm lượng Ca 2+và Mg2+ liên kết với các anion khác
HCO3- như SO42- , Cl-…Độ cứng phi carbonat còn được gọi là độ cứng thường trực hay
độ cứng vĩnh cữu.
4.2.2.2. Độ pH của nước
Độ pH có định nghĩa về mặt toán học : pH = -log[H+]. pH là một chỉ tiêu cần
được xác định để đánh giá chất lượng nguồn nước. Sự thay đổi pH dẫn tới sự thay đổi
GVHD: Th.S Trần Công Trung
SVTH: Hồ Thị Giang


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
thành phần hóa học của nước (sự kết tủa, sự hòa tan, cân bằng carbonat…), các quá
trình sinh học trong nước. Giá trị pH của nguồn nước góp phần quyết định phương
pháp xử lý nước. pH được xác định bằng máy đo pH hoặc bằng phương pháp chuẩn
độ.

4.2.2.3. Độ kiềm của nước
Độ kiềm toàn phần là tổng hàm lượng các ion HCO 3-, CO32- , OH- có trong nước.
Độ kiềm trong nước tự nhiên thường gây nên bởi các muối của acid yếu, đặc biệt là
các muối carbonat và bicarbonat. Độ kiềm cũng có thể gây nên bởi sự hiện diện của
các ion silicat, borat, phosphat… và một số acid hoặc bazơ hữu cơ trong nước, nhưng
hàm lượng của những ion này thường rất ít so với các ion HCO 3-, CO32-, OH- nên
thường được bỏ qua.
4.2.2.4. Độ oxi hóa (mg/l O2 hay KMnO4)
Là lượng oxi cần thiết để oxi hóa hết các hợp chất hữu cơ có trong nước. Chỉ tiêu
oxi hóa là đại lượng để đánh giá sơ bộ mức độ nhiễm bẩn của nguồn nước. Độ oxi hóa
của nguồn nước càng cao, chứng tỏ nước bị nhiễm bẩn và chứa nhiều vi trùng.
4.2.2.5. Hàm lượng sunfat và clorua (mg/lít)
Ion SO42- có trong nước do khoáng chất hoặc có nguồn gốc hữu cơ. Với hàm
lượng lớn hơn 250 mg/l gây tổn hại cho sức khỏa con người. Ở điều kiện yếm khí,
SO42- phản ứng với chất hữu cơ tạo thành khí H 2S có độc tính cao. Clor tồn tại trong
nước dưới dạng Cl-. Nói chung ở mức nồng độ cho phép thì các hợp chất clor không
gây độc hại, nhưng với hàm lượng lớn hơn 250 mg/lít làm cho nước có vị mặn. Nước
có nhiều Cl- có tính xâm thực xi măng.
4.3.3. Các chỉ tiêu vi sinh
Trong nước thiên nhiên có nhiều loại vi trùng, siêu vi trùng, rong tảo và các loài
thủy vi sinh khác. Tùy theo tính chất, các loại vi sinh trong nước có thể vô hại hoặc có
hại. Nhóm có hại bao gồm các loại vi trùng gây bệnh, các loài rong rêu, tảo…Nhóm
này cần phải loại bỏ khỏi nước trước khi sử dụng. Các vi trùng gây bệnh như lỵ,
thương hàn, dịch tả…thường khó xác định chủng loại. Trong thực tế hóa nước thường
xác định chỉ số vi trùng đặc trưng.[1]
4.3. BIỆN PHÁP XỬ LÝ NƯỚC CẤP TẠI NHÀ MÁY CẤP NƯỚC HẢI THÀNH
4.3.1. Phương pháp cơ học
Ứng dụng các công trình và thiết bị thích hợp để loại bỏ các tạp chất thô
trong nước bằng trọng lực: lắng, lọc … sử dụng quá trình làm thoáng tự nhiên hoặc
cưỡng bức để khử sắt trong nước ngầm.

4.3.2. Phương pháp hoá lý
Sử dụng phèn để làm trong và khử màu (quá trình keo tụ) các nguồn nước có
độ đục và độ màu cao. Sử dụng các tác nhân oxy hoá hoá học để khử sắt, mangan
trong nước ngầm. Sử dụng clo và các hợp chất của clo để khử trùng nước. Một phương
pháp hoá lý khác hiện nay đang trở nên phổ biến là sử dụng các loại nhựa trao đổi ion
để làm mềm nước và khử các chất khoáng trong nước. Quá trình lắng là giai đoạn làm
GVHD: Th.S Trần Công Trung
SVTH: Hồ Thị Giang


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
sạch nước sơ bộ trước khi đưa vào bể lọc. Lắng là quá trình tách khỏi nước cặn lơ lửng
hoặc bông cặn hình thành trong giai đoạn keo tụ, tạo bông. Trong công nghệ xử lí
nước cấp quá trình lắng được ứng dụng:
– Lắng cặn phù sa khi nước mặt có hàm lượng phù sa lớn.
– Lắng bông cặn phèn/ polyme trong công nghệ khử đục và màu nước mặt.
– Lắng bông cặn vôi – magie trong công nghệ khử cứng bằng hoá chất.
– Lắng bông cặn sắt và mangan trong công nghệ khử sắt và mangan.
Quá trình lọc nước là cho nước đi qua lớp vật liệu lọc với một chiều dày nhất định đủ
để giữ lại trên bề mặt hoặc giữa các khe hở của lớp vật liệu lọc các hạt cặn và vi trùng
có trong nước. Sau một thời gian làm việc, lớp vật liệu lọc bị bịt lại làm giảm tốc độ
lọc. Để khôi phục khả năng làm việc của bể lọc phải thổi rửa bể lọc bằng nước hoặc
gió hoặc bằng nước gió kết hợp để loại bỏ cặn bẩn ra khỏi lớp vật liệu lọc.
Khử trùng nước đảm bảo an toàn về mặt vi sinh vật, nước trước khi cấp cho người
tiêu dùng phải được khử trùng. Nó là khâu bắt buộc trong quá trình xử lý nước cho
sinh hoạt và ăn uống. Có rất nhiều biện pháp khử trùng nước hiệu quả như: khử trùng
bằng các chất oxi hoá mạnh, khử trùng bằng các tia vật lý, khử bằng phương pháp siêu
âm, khử bằng phương pháp nhiệt, khử bằng phương pháp ion kim loại nặng.[5]

GVHD: Th.S Trần Công Trung

SVTH: Hồ Thị Giang


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
4.4. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NGUỒN NƯỚC CẤP TẠI NHÀ MÁY
CẤP NƯỚC HẢI THÀNH
4.4.1. Sơ đồ dây truyền công nghệ tại nhà máy cấp nước Hải Thành
Hồ Bàu Tró
Trạm bơm cấp 1
Phèn nhôm
sunfat

Ống trộn tĩnh
Bể phản ứng, tạo
bông
Bể lắng lamella
Bể lọc

Clo khử trùng

Mương thu cặn
Đài nước
Máy gió

Châm soda

Bể chứa
Trạm bơm cấp 2
Mạng phân phối
Sơ đồ dây truyền công nghệ tại nhà máy cấp nước Hải Thành


4.4.2. Thuyết minh cấu tạo, sơ đồ dây truyền công nghệ tại nhà máy cấp nước Hải
Thành
Trạm bơm cấp 1
Khu xử lý
Trạm bơm cấp 2
4.4.2.1. Trạm bơm cấp 1
Hồ Bàu Tró
- Nước được lấy từ hồ Bàu Tró tại đây đặt một giếng thu nước có dạng hình trụ,
đường kính từ 3 đến 4 mét. Bên trong giếng có đặt hai ống dẫn nước từ hồ cách xa bờ
khoảng 30 mét, đường kính ống phi φ=250

GVHD: Th.S Trần Công Trung
SVTH: Hồ Thị Giang


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Hình 4: Giếng thu nước
- Chức năng của giếng thu: điểm thu thấp hơn ngoài sẽ chắnđược rác, không làm
ảnh hưởng đến máy móc …
- Sau đó nước được bơm vào trạm bơm cấp 1.
Trạm bơm cấp 1

Hình 5: Máy bơm ở trạm bơm cấp 1
- Gồm hai máy bơm công suất mỗi máy là 45 KW/giờ, công suất bơm tối đa của
mỗi máy là 250 m3/giờ ở P=4kg/cm2. Nước được dẫn vào máy bơm, trước mỗi máy
bơm có các van chặn với mục đích ở trong nhà máy ống cao hơn ngoài trạm 1 nên khi
sửa chữa phải đặt các van chặn trước và sau máy bơm. Một máy bơm được kết nối với
một tủ điều kiển và hai tủ điều khiển đươc kết nối với một tủ biến tần.


GVHD: Th.S Trần Công Trung
SVTH: Hồ Thị Giang


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Hình 6: Máy biến tần
Hình 7: Tủ điều khiển
- Mục đích của tủ biến tần làđiều chỉnh lưu lượng bơm của máy bơm theo yêu
cầu của nhà máy.
- Nước được bơm từ trạm bơm cấp 1 vào khu xử lý, trước khi được bơm vào khu
xử lýnước thô ở trạm bơm cấp 1 sẽ được bơm định lượng theo một mức hóa chất nhất
định bằng dung dịch phèn nhôm sunfat Al 2(SO4)3để xử lý độ đục của nước. Sử dụng
máy bơm định lượng để định lượng nồng độ phèn Al2(SO4)3 đưa vào, phèn ở dạng tinh
thể ngậm nước sau đó đưa vào thiết bị pha là thùng .
- Sau khi đãđược bơm định lượng bằng phèn nhôm sunfat Al 2(SO4)3thì nước thô
sẽ được đưa bơm qua ống trộn tĩnh, mục đích của ống trộn là trộn đều và trộn nhanh ở
nơi cống trước khi bơm vào khu xử lý.

Hình 8: Máy bơm định lượng phèn
- Nước được bơm vào khu xử lý

GVHD: Th.S Trần Công Trung
SVTH: Hồ Thị Giang


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
4.4.2.2. Khu xử lý


Hình 9: Khu xử lý
Khu xử lý gồm hai đơn nguyên, một đơn nguyên gồm:
+ Một bể phản ứng
+ Một bể lắng lamen
+ Hai bể lọc
4.4.2.2.1 Bể phản ứng

Hình 10: Bể phản ứng
Đường kính: 4x4x4 mét
Sau khi châm phèn thì xảy ra quá trình tạo bông, khi các bông cặn nhỏ đi theo
đường dít dắt đứng thì bông cặn sẽ được kết tủa và tạo bông cặn to hơn. Sau đó đi qua
bể lắng lamem
4.4.2.2.2. Bể lắng lamella
Đường kính: 4x6x4 mét
Bể lắng lamella gồm 3 vùng:
+ Vùng phân phối nước
+ Vùng lắng
GVHD: Th.S Trần Công Trung
SVTH: Hồ Thị Giang


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

+ Vùng tập trung và chứa cặn

Hình 11: Bể lắng lamella
Đặc điểm của bể lắng lamella: vùng lắng được chia thành nhiều lớp mỏng với
khoảng không gian nhỏ hẹp, nhờ các tấm được đặt nghiêng. Khi dùng các tấm lượn
song hoặc các tấm phẳng thì tiện lắp ráp và quản lý hơn. Dùng các ống thì chắc chắn
hơn và đảm bảo kích thước được đồng đều hơn và tốc độ dòng chảy có thể tăng nhưng

lại chống bị lắng cặn, tăng khối lượng công tác tẩy rửa. Ở đây dùng các tấm có dạng
nửa lục giác và khi ghép các tấm lại thì sẽ tạo thành khối ống có mặt cắt ngang như
những ống lục giác ghép lại. Như vậy sẽ vừa đảm bảo được tính linh động trong thi
công cũng như độ bền xây dựng khi hợp khối các tấm. Khu vực lắng được lắp các môđun dạng khối hộp chữ nhật. Các mô đun này tạo nên bởi sự lắp ghép của các tấm
Lamella nghiêng (60o). Những tấm Lamella này bằng nhựa PVC chất lượng cao. Hai
tấm Lamel ghép lại với nhau sẽ cho ra những ống hình lục giác (dạng giống như tổ
ong)
Nước từ bể phản ứng chuyển vào bể lắng lamel
Nước sẽ được thu từ đầu đến cuối của bể lắng, nước thu trên mặt bằng hai máng
thu nước sau khi lắng, máng thu nước được đặt từ đầu đến cuối bể lắng. Nước từ hai
máng sẽ được thu lại chuyển qua mương phân phối và đi vào hai bể lọc.
Tác dụng và cơ chế của quá trình lắng: Nước từ bể phản ứng vào bể lắngsẽ
chuyển động giữa các bản vách ngăn nghiêng theo hướng từ dưới lên và cặn lắng
xuống đến bề mặt bản vách ngăn nghiêng sẽ trượt xuống theo chiều ngược lại và ở
dạng tập hợp lớn tập trung về hố thu cặn, từ đó theo chu kỳ xả đi. Chất nổi được tập
trung về khoang trống giữa các tầng và dẫn đi theo máng chìm. Khi giảm chiều cao
lắng thì giảm độ chảy rối của dòng chảy tự do, giảm được dao động của thành phần tốc
độ thẳng đứng của dòng nước. Kết quả là tăng hệ số sử dụng dung tích và giảm được
thời gian lắng (chỉ cần một vài phút)

GVHD: Th.S Trần Công Trung
SVTH: Hồ Thị Giang


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
4.4.2.2.3. Bể loc

Hình 12:
kính:
mét


Bể lọc
Đường
3x3x4


bể lọc có
lớp vật
liệu lọc
độ dày
1,3 mét
trong đó
gồm 0,3
mét sỏi
đỡ mục
đích dỡ các vật liệu lọc phía trên và tạo rãnh thu cát lọc, độ dày lớp cát là 1 mét cỡ hạt
từ 0,5 đến 2,5 milimet.
Lọc là quá trình làm sạch nước thông qua lớp vật liệu lọc để tách các hạt lơ lửng
có thể là keo tụ hoặc các vi sinh vật trong nước. Ở hai bể lọc có van xiphong khí mục
đích điều chỉnh tốc độ lọc.
Tại bể có quá trình sục rửa bể lọc sử dụng bằng đài nước, quá trình sục rửa bể lọc
tùy theo mùa, vào mùa hè 1 đến 2 ngày thì sục rửa còn mùa đông 5 đến 6 ngày mới
sục rửa bể.
Nước sau khi lọc sẽ được châm soda Na 2CO3 để tăng độ pH của nước lên, tùy
theo độ pH của nước có ổn định hay không thì định lượng soda vào nước, nước soda
có tính kiềm mạnh khi châm soda vào sẽ tăng độ pH lên.
Sau đó nước sẽ được khủ trùng, khử màu bằng Clo, sử dụng bơm định lượng để
sử dụng bơm định lượng để khử phần hữu cơ tạo màu trong nước trước khi chuyển vào
bể chứa.


GVHD: Th.S Trần Công Trung
SVTH: Hồ Thị Giang


×