Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

CHUYÊN ĐỀ: TÂY ÂU THỜI HẬU KÌ TRUNG ĐẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182 KB, 24 trang )

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
Tác giả: ……………………
Đơn vị: ……………………………….
Tên chuyên đề: “Phòng chống bệnh cho vật nuôi”
Chuyên đề này gồm các bài: bài 35,37,38- SGK Công nghệ 10
Lí do xây dựng chuyên đề “phòng chống bệnh cho vật nuôi” trong chương
trình công nghệ 10
Trong chương trình công nghệ 10 có chủ đề 4: Phòng chống bệnh cho vật
nuôi thuộc phần Chăn nuôi thủy sản đại cương. Trong chủ đề này có 3 bài học:
-Bài 35: Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh ở vật nuôi.
Nội dung bài này có tính ứng dụng cao trong việc chăm sóc, quản lý vật
nuôi. Đồng thời, cung cấp các kiến thức cơ bản làm cơ sở cho việc sử dụng
vacxin và thuốc thường dùng cho vật nuôi ở nội dung bài 37.
-Bài 37: Một số loại vacxin và thuốc thường dùng để phòng và chữa bệnh
cho vật nuôi. Bài này là trọng tâm của chủ đề và có liên quan mật thiết với nội
dung bài 35
- Bài 38: Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất vacxin và thuốc
kháng sinh. Nội dung của bài cung cấp thêm một phương pháp mới, tiên tiến
đem lại hiệu quả cao trong việc sản xuất vacxin và thuốc kháng sinh. Bài này có
nội dung tương ứng, bổ sung mở rộng thêm kiến thức cho bài 37.
Từ những phân tích trên, chuyên đề “Phòng chống bệnh cho vật nuôi”
được xây dựng nhằm kết nối các kiến thức về cách phòng chống bệnh cho vật
nuôi của bài 35,37,38 với nhau cho hợp logic hơn. Đồng thời tạo điều kiện cho
HS hoạt động nhiều hơn, tự học nhiều hơn , GV có quỹ thời gian nhiều hơn để
thực hiện các phương pháp dạy học tích cực vào quá trình dạy học
NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
1. Các điều kiện phát sinh, phát triển bệnh ở vật nuôi
2. Một số loại vacxin và thuốc thường dùng để phòng và chữa bệnh cho vật
nuôi
3. Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất vacxin và thuốc kháng sinh
II. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ


1. Mục tiêu:
* Kiến thức
- Nêu được các điều kiện phát sinh, phát triển bệnh ở vật nuôi và mối
quan hệ giữa các điều kiện phát sinh, phát triển bệnh
- Trình bày được khái niệm, đặc điểm, những điểm cần lưu ý khi sử dụng
vacxin trong việc phòng bệnh cho vật nuôi .
1


- Trình bày được khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc khi sử dụng kháng sinh
trong việc trị bệnh cho vật nuôi
- Trình bày được cơ sở khoa học, tính ứng dụng của công nghệ gen trong
sản xuất vacxin và thuốc kháng sinh
* Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp
- Kĩ năng làm việc nhóm
* Thái độ
Có ý thức tìm hiểu về các tác nhân gây bệnh.Nguyên tắc sử dụng vacxin
và thuốc kháng sinh trong việc phòng và trị bệnh cho vật nuôi.Vận dụng vào
nuôi dưỡng vật nuôi tại gia đình và địa phương về nguyên tắc khi sử dụng kháng
sinh khoa học và hiệu quả.
* Định hướng các năng lực hình thành
Thông qua việc tham gia các hoạt động học tập chuyên đề này, học sinh
được định hướng hình thành các năng lực sau:
-Năng lực tự học, năng lực hợp tác được hình thành thông qua việc thực
hiện các nhiệm vụ cá nhân và các nhiệm vụ của nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin: Sử dụng mạng internet để tìm
kiếm thông tin, kiến thức liên quan đến bài học
2. Chuẩn bị của GV và HS

2.1. Chuẩn bị của GV:
- Bài thiết kế chuyên đề và các phiếu học tập
- Tranh, ảnh về một số loại bệnh thường gặp ở vật nuôi
- Một số Video về bệnh truyền nhiễm và bệnh kí sinh trùng ở vật nuôi
- Sưu tầm một vài mẫu vacxin và thuốc kháng sinh thường dùng trong
phòng và trị bệnh cho vật nuôi.
- Tìm hiểu thông tin về tình hình sử dụng vacxin và thuốc kháng sinh hiện
nay tại địa phương
2.2. Chuẩn bị của HS
- Tài liệu học tập(SGK) và đọc trước bài sẽ học
- Sưu tầm một số mẫu vacxin và thuốc kháng sinh thường dùng trong
chăn nuôi.
- Tìm hiểu, cập nhật những thông tin mới nhất về vai trò, đặc điểm của
các loại vacxin và thuốc kháng sinh thường dùng hiện nay
2


- Cập nhật những thong tin mới nhất về công nghệ sản xuất vacxin, thuốc
kháng sinh
3. Tiến trình dạy học chuyên đề
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
1) Mục đích
HS nêu và giải thích được các yếu tố phát sinh, phát triển bệnh ở vật nuôi
và hậu quả của việc phát sinh, lây lan bệnh ở vật nuôi dựa trên những điều quan
sát được từ video clip, thực tế và kiến thức đã có của bản thân.
- HS hiểu được vai trò của việc sử dụng vacxin và thuốc kháng sinh trong
việc phòng và trị bệnh cho vật nuôi.
- Trình bày được những lợi ích mà công nghệ gen đem lại trong việc sản
xuất vacxin và thuốc kháng sinh.
2) Nội dung

- Tìm hiểu về sự phát sinh, phát triển của một số loại bệnh truyền nhiễm
và bệnh kí sinh trùng ở vật nuôi qua video clip
- Tìm hiểu về tác nhân gây nên một vài loại bệnh thường gặp ở vật nuôi
và hậu quả của việc phát sinh, phát triển bệnh khi trở thành dịch lớn.
- Tìm hiểu về đặc điểm, vai trò của vacxin và thuốc kháng sinh trong việc
phòng và trị bệnh cho vật nuôi.
- Tìm hiểu về việc ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất vacxin và
thuốc kháng sinh
3) Kĩ thuật tổ chức hoạt động
* Chuyển giao nhiệm vụ
- Nêu vấn đề để hs suy nghĩ và đưa ra ý kiến của mình
- Trình chiếu các video, hình ảnh về các bệnh thường gặp trong chăn nuôi;
các loại vacxin và thuốc kháng sinh thường dùng trong chăn nuôi
1.

2.
3.

4.

PHIẾU HỌC TẬP
Theo em dịch bệnh ở vật nuôi phát sinh, phát triển được là do các yếu
tố nào? Chúng gây ra hậu quả gì cho đàn vật nuôi và ảnh hưởng như
thế nào đến kinh tế - xã hội của vùng chịu dịch?
Trong trường hợp nào bệnh có thể phát triển thành dịch lớn? Làm thế
nào để phòng ngừa và ngăn chặn dịch bệnh cho vật nuôi?
Em hiểu gì về vacxin và thuốc kháng sinh? Khi sử dụng vacxin và
thuốc kháng sinh để phòng và trị bệnh cho vật nuôi cần chú ý những
nguyên tắc gì?
Hiện nay, ngoài việc sản xuất vacxin và thuốc kháng sinh theo phương

pháp truyền thống thì ứng dụng công nghệ gen để sản xuất cũng đã
phát triển và đem lại rất nhiều lợi ích. Em hiểu gì về công nghệ gen
trong sản xuất vacxin và thuốc kháng sinh?
3


* Thực hiện nhiệm vụ
-

GV tổ chức chia Hs thành nhiều nhóm (4-6nhóm). HS tìm hiểu tài liệu và
kết hợp hiểu biết của mình để trả lời trong nhóm

-

Sử dụng kĩ thuật “tia chớp’’ hay “khăn trải bàn” để Hs phát hiện và giải
quyết vấn đề chính xác đúng mục tiêu bài học.

*Báo cáo, trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ
-

GV gọi 1-2 nhóm đại diện học sinh trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ

Nhận xét ngắn gọn và chỉ ra những kiến thức học sinh cần tiếp tục tìm
hiểu để hiểu rõ hơn về nhiệm vụ
* Sản phẩm học tập
- Báo cáo của cá nhân về kết quả quan sát, tìm hiểu về các điều kiện phát sinh,
phát triển bệnh ở vật nuôi và những kiến thức thu được về đặc điểm, nguyên tắc
sử dụng vacxin, thuốc kháng sinh trong phòng và trị bệnh cho vật nuôi.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC


Nội dụng 1: Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh ở vật nuôi
1.1. Tìm hiểu về điều kiện phát sinh, phát triển bệnh
a) Mục đích
Tiếpthu kiến thức mới về các điều kiện phát sinh, phát triển bệnh và mối
quan hệ giữa các điều kiện phát sinh, phát triển bệnh ở vật nuôi trong SGK Công
nghệ 10 để:
-Xác định những nội dung cơ bản về điều kiện phát sinh, phát triển bệnh và
hậu quả của việc phát sinh, phát triển bệnh ở vật nuôi trong video Clip vừa xem.
- Vận dụng kiến thức đã học vào việc hạn chế sự phát sinh, phát triển
bệnh ở vật nuôi.
b) Nội dung
Các yếu tố chủ yếu làm bệnh của vật nuôi phát sinh, phát triển bệnh
+ Các loại mầm bệnh
+ Yếu tố môi trường và điều kiện sống
+ Bản thân con vật
c) Kĩ thuật tổ chức hoạt động
Tìm hiểu về các loại mầm bệnh
* Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu và hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ sau:
Tự nghiên cứu lý thuyết, sơ đồhình 35.1của bài học và video clip về một số loại
bệnh thường gặp ở vật nuôi để trả lời các câu hỏi sau:
4


PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
1. Kể tên các loại mầm bệnh gây bệnh cho vật nuôi mà em biết? cho ví dụ
minh họa
2. Có phải cứ vật nuôi bị nhiễm mầm bệnh trong cơ thể là sẽ bị phát thành
bệnh hay không? Mầm bệnh muốn gây được bệnh cần những điều kiện gì?
3. Khi vật nuôi mắc bệnh mà mầm bệnh là vi rút, vi khuẩn được gọi là loại

bệnh gì? Nó có đặc điểm gì khác so với bệnh kí sinh trùng?
4. Yếu tố tự nhiên , chế độ dinh dưỡng và chăm sóc quản lý ảnh hưởng như thế
nào đến sự phát sinh, phát triển bệnh ở vật nuôi?
5. Để hạn chế dịch bệnh phải tác động vào môi trường và điều kiện sống của
vật nuôi như thế nào?
6. Bản thân vật nuôi có mối liên hệ như thế nào với sự phát sinh, phát triển
bênh?
*Thực hiện nhiệm vụ
- Làm việc cá nhân: HS tự nghiên cứu nội dung I.1 trong sách giáo khoa(trang
102). Vận dụng kiến thức mới đã tiếp thu được để viết vào vở kết quả thực hiện
- Làm việc nhóm: Sử dụng kĩ thuât “ khăn trải bàn” Từng thành viên trong nhóm
trình bày ý kiến cá nhân sau đó trao đổi và thống nhất trong nhóm kết quả thực
hiện nhiệm vụ
* Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Làm việc cả lớp
+ Đại diện 1-2 nhómlên trình bày kết quả thảo luận.
+ Các nhóm còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung
GV nhận xét và chốt kiến thức cho nội dung về: Các loại mầm bệnh
HS đối chiếu kết quả thực hiện nhiệm vụ và tự ghi vào vở
1.Các loại mầm bệnh gây bệnh cho vật nuôi:

Các loại mầm
bệnh

Vi khuẩn (VD: Vk lợn đóng dấu, tụ huyết
trùng…)
Vi
rút (VD: VR dịch tả, cúm, lở mồm long
móng)
Nấm: Một số nấm gấy bệnh như: nấm phổi,

nấm da
Kí sinh trùng:
- Nội kí sinh trùng(các loại giun, sán)
- Ngoại kí sinh trùng(ve, ghẻ, mạt.. các sinh
vật kí sinh trên da vật nuôi

5


2. Mầm bệnh là một trong những điều kiện phát sinh, phát triển bệnh nhưng
không phải vật nuôi cứ nhiễm mầm bệnh là sẽ phát thành bệnh. Mầm bệnh
muốn gây được thành bệnh thì cần đủ 3 yếu tố:
+ Đủ độc lực gây bệnh
+ Số lượng đủ lớn
+ Có đường xâm nhập thích hợp
3.Khi vật nuôi mắc bệnh mà mầm bệnh là vi rút, vi khuẩn thì bệnh đó được gọi
là bệnh kí sinh trùng. Bệnh kí sinh trùng khác bệnh truyền nhiễm ở các điểm
sau:
Đặc điểm

Bệnh truyền nhiễm

Bệnh kí sinh trùng

Loại mầm bệnh

Vi rút, vi khuẩn

Kí sinh trùng


Tốc độ lây lan
Hậu quả trên đàn vật
nuôi

Dễ dàng lây lan với tốc độ Lây lan với mức độ chậm
cực nhanh
hơn và có thể lây lan qua
các loại động vật trung
gian truyền bệnh
Có những bệnh không cứu Làm cho kí chủ bị tổn hại
chữa được và gây chết
về sức khỏe, mức độ gây
100%
chết thấp hơn

*Sản phẩm học tập
Kết quả trả lời cho phiếu học tập số 1
Tìm hiểu về yếu tố môi trường và điều kiện sống
* Chuyển giao nhiệm vụ
GV cho HS nghiên cứu nội dung SGK và nội dung hình 35.2 trả lời các câu hỏi
trong phiếu học tập sau:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
1. Yếu tố tự nhiên ảnh hưởng như thế nào đến sự phát sinh, phát triển bệnh của
vật nuôi? Biện pháp tác động để hạn chế sự phát sinh, phát triển đó?
2. Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng như thế nào đến sự phát sinh, phát triển bệnh ở
vật nuôi? Biện pháp tác động để hạn chế sự phát sinh, phát triển đó?
3. Chế độ chăm sóc, quản lý ảnh hưởng như thế nào đến sự phát sinh, phát triển
bệnh ở vật nuôi? Em hãy đề ra biện pháp tác động để hạn chế sự phát sinh, phát
triển đó?


6


* Thực hiện nhiệm vụ
- Làm việc cá nhân: HS nghiên cứu lý thuyết, liên hệ thực tế để thực hiện nhiệm
vụ
- Làm việc nhóm: Thảo luận theo nhóm thống nhất nội dung trả lời trong phiếu
học tập
* Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Hoạt động cả lớp: Trò chơi tiếp sức
Chia lớp làm 2 đội, bảng được chia làm 2 phần để các đội cử người lần lượt lên
ghi các nội dung trả lời 3 câu hỏi trên. Giới hạn thời gian trò chơi 5 phút.
Trò trơi sẽ kết thúc trong vòng 5 phút.GV điều khiển các nhóm tự nhận xét và
nhận xét lẫn nhau. GV bổ sung, kết luận và nhận xét đánh giá
Kết quả trò chơi: Đội nào điền được nhiều ý đúng hơn là đội thắng cuộc
GV chốt kiến thức cho phần: Yếu tố môi trường và điều kiện sống


Yếu tố tự nhiên:

+ Nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng không thích hợp với vật nuôi và thuận lợi cho sự
phát triển của mầm bệnh .
+ Môi trường thiếu oxi hoặc có nhiều kim loại nặng, có chứa các chất độc, khí
độc.
Các nguyên nhân này là điều kiện cho bệnh phát sinh, phát triển


Biện pháp tác động: Tạo môi trường tiểu khí hậu chuồng nuôi thuận lợi
cho vật nuôi phát triển, hạn chế mầm bệnh phát triển bằng cách thường
xuyên vệ sinh, khử trùng chuồng trại. tạo không gian chuồng nuôi khô,

thoáng, đủ ánh sáng.
 Chế độ dinh dưỡng

+ Thiếu dinh dưỡng, thành phần không cân đối
+ Thức ăn có chất độc hoặc đã bị hỏng


Biện pháp tác động: Cung cấp đầy đủ, cân đối các thành phần dinh dưỡng
phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của từng đối tượng và giai đoạn phát
triển của vật nuôi.
 Chế độ chăm sóc, quản lý

+ Vật nuôi bị các con vật có nọc độc cắn, bị chấn thương do ngã, cắn, húc nhau,
đánh nhau.


Biện pháp tác động: Thiết kế chuồng trại phù hợp với đặc điểm sinh lý
của từng đối tượng vật nuôi và bố trí mật độ phù hợp.

* Sản phẩm học tập
Kết quả thảo luận và trình bày của nhóm khi tham gia trò chơi
7


Tìm hiểu về: Bản thân con vật
* Chuyển giao nhiệm vụ
GV cho học sinh liên hệ thực tế và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập sau:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
1.Bản thân vật nuôi có khả năng gì để chống bệnh? Đặc điểm của khả năng này?
2. Để chống lại một loại bệnh truyền nhiễm cụ thể vật nuôi cần phải tạo được loại

miễn dịch gì? Đặc điểm của loại miễn dịch đó?
3. Chúng ta cần làm gì để nâng cao khả năng miễn dịch cho vật nuôi?
*Thực hiện hiệm vụ
- HS thảo luận theo nhóm để thực hiện nhiệm vụ
- Áp dụng kĩ thuật “khăn trải bàn” để hoàn thành phiếu học tập
* Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Một nhóm trình bày báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình và nêu ý kiến
thắc mắc hoặc yêu cầu giải thích nội dung chưa hiểu rõ(nếu có). Các nhóm khác
nghe, nhận xét và bổ sung
- GV giải đáp thắc mắc cho HS và chỉnh sửa các phần học sinh chưa hiểu đúng,
hiểu rõ.
Kết luận nội dung tìm hiểu về bản thân con vật
1. Tất cả vật nuôi sinh ra đều có khả năng đề kháng tự nhiên( khả năng miễn
dịch tự nhiên), khả năng này phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của con vật. Sức
đề kháng tự nhiên không mạnh và không có tính đặc hiệu.
2. Để chống lại một bệnh truyền nhiễm cụ thể, vật nuôi phải tạo được miễn dịch
đặc hiệu với loại bệnh đó(gọi là miễn dịch tiếp thu). Miễn dịch tiếp thu được
hình thành sau khi cơ thể đã có sự tiếp xúc với mầm bệnh.
3. Để nâng cao khả năng miễn dịch cho vật nuôi thì nên định kỳ tiêm vacxin vào
trước mùa dịch cho vật nuôi, chăm sóc tốt để vật nuôi tăng sức đề kháng.
* Sản phẩm học tập
- Kết quả thảo luận nhóm và nội dung GV bổ sung, kết luận HS ghi chép vào vở.
1.2. Tìm hiểu về sự liên quan giữa các điều kiện phát sinh, phát triển bệnh ở
vật nuôi
a) Mục đích
- Phân tích được mối liên quan giữa các điều kiện phát sinh, phát triển bệnh ở
vật nuôi.
- Đề xuất các biện pháp hạn chế sự phát sinh.phát triển bệnh ở vật nuôi
8



b) Nội dung
- Sự liên quan giữa các điều kiện phát sinh, phát triển bệnh ở vật nuôi
c) Kĩ thuật tổ chức dạy học
* Chuyển giao nhiệm vụ
GV cho HS nghiên cứu SGK, xem video clip về sự bùng phát dịch bệnh ở vật
nuôi
Trả lời nội dung trong phiếu học tập
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
1.Trường hợp nào bệnh có thể phát triển thành dịch lớn?
2. Phân tích mối liên hệ qua lạigiữa các yếu tố đó?
3. Làm thế nào để hạn chế lây nhiễm bệnh và dịch bệnh ở vật nuôi?
*Thực hiện nhiệm vụ
- Làm việc cá nhân: HS tự nghiên cứu nội dung II trong sách giáo khoa. Vận
dụng kiến thức mới đã tiếp thu được để viết vào vở kết quả thực hiện
- Làm việc nhóm: Sử dụng kĩ thuât “ bàn tay nặn bột” để thực hiện nhiệm vụ
* Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Làm việc cả lớp
+ Đại diện 1-2 nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
+ Các nhóm còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung
GV nhận xét và chốt kiến thức cho nội dung về: Sự liên quan giữa các điều kiện
phát sinh, phát triển ở vật nuôi
HS đối chiếu kết quả thực hiện nhiệm vụ và tự ghi vào vở
1.Bệnh ở vật nuôi sẽ trở thành dịch lớn khi:
+ Có nhiều mầm bệnh
+ Môi trường thuận lợi cho mầm bệnh phát sinh, phát triển và phát tán
+ Vật nuôi yếu không được tiêm phòng
2. Mối quan hệ giữa các điều kiện phát sinh, phát triển ở vật nuôi
- Môi trường là nơi tồn tại của mầm bệnh và vật nuôi. Nếu môi trường thuận lợi
cho mầm bệnh phát triển nhanh thì mầm bệnh sẽ phát triển nhanh, vật nuôi dễ bị

bệnh và ngược lại.
- Cơ thể vật nuôi có mối quan hệ qua lại với môi trường, nếu chuồng trại xây
dựng đúng kĩ thuật, đảm bảo môi trường vệ sinh sạch sẽ, không ô nhiễm con vật
sẽ khỏe mạnh, mầm bệnh ít và ngược lại.
9


- Tất cả các loại mầm bệnh đều có thể gây bệnh cho vật nuôi
3. Để hạn chế lây nhiễm và dịch bệnh cho vật nuôi cần làm tốt các việc sau:
+ Khi có dịch phải chữa trị, tiêu hủy vật nuôi bị bệnh, bao vây cách ly ổ dịch với
bên ngoài
+ Tiêm vacxin phòng bệnh cho vật nuôi quanh vùng có ổ dịch và vùng xung
quanh trong phạm vi 5km
+ Hạn chế cao nhất sự vận chuyển gia súc bị bệnh đi tiêu thụ ở các nơi khác.
* Sản phẩm học tập
- Kết quả trả lời của HS được ghi vào vở, có ghi ý kiến bổ sung sau khi làm việc
nhóm và cả lớp.
Nội dung 2: Một số loại vacxin và thuốc thường dùng để phòng và chữa
bệnh cho vật nuôi
1.1. Tìm hiểu về vacxin
a) Mục đích
Tiếp thu kiến thức mới về vacxin trong SGK Công nghệ 10 để:
-Xác định được bản chất, vai trò và đặc điểm của vacxin trong việc phòng bệnh
cho vật nuôi qua các mẫu thử và từ thực tiễn chăn nuôi.
- Có thể vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn chăn nuôi ở địa phương và gia
đình.
b) Nội dung
- Khái niệm vacxin
- Đặc điểm các loại vacxin thường dùng
c) Kĩ thuật tổ chức hoạt động

* Chuyển giao nhiệm vụ
GV cho HS nghiên cứu nội dung phần I (trang 110-111)trong SGK kết hợp với
nội dung thu thập được đã chuẩn bị ở nhà hoàn thành các nhiệm vụ sau :
Nhiệm vụ 1: Hoàn thành câu hỏi sau đây
Câu 1: Em hiểu thế nào là vacxin? Người ta dùng vacxin để phòng hay trị bệnh
cho vật nuôi?
Câu 2: Điền nội dung thích hợp vào bảng sau
Đặc điểm

Vacxin vô hoạt

Cách xử lí mầm bệnh
Tạo miễn dịch
Tính an toàn
10

Vacxin nhược độc


Điều kiện bảo quản
Mức độ và thời gian miễn
dịch
Nhiệm vụ 2: Hoàn thành phiếu học tập
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5
1.Theo em nên sử dụng vacxin để tiêm vào thời điểm nào là tốt nhất?
2. Vacxin vô hoạt và vacxin nhược độc có những ưu, nhược điểm gì?
Tại sao hiện nay người ta không sử dụng phổ biến vacxin vô hoạt trong việc phòng
bệnh cho vật nuôi?
3. Qua việc tìm hiểu về vacxin trong bài học, bản thân em nhận thấy khi sử dụng
vacxin để phòng bệnh nên chú ý tránh những điểm gì?

- GV cho HS nghiên cứu tài liệu, xem một vài mẫu vacxin thường dùng trong
chăn nuôi địa phương để các em dễ tiếp cận kiến thức mới
* Thực hiện nhiệm vụ
Hoạt động nhóm
-Các thành viên trong nhóm bàn bạc, trao đổi để cùng nhau hoàn thành câu hỏi ở
nhiệm vụ 1
- Áp dụng kĩ thuật “mảnh ghép” để tổ chức cho HS hoàn thành phiếu học tập số
2


Cách thực hiện kĩ thuật mảnh ghép: Chia lớp thành các nhóm, 4HS/nhóm.
Thực hiện kĩ thuật mảnh ghép theo 2 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Hoạt động nhóm “chuyên sâu”. Mỗi nhóm được giao trả lời 1 câu
hỏi trong phiếu học tập(nếu lớp đông có thể có 2 nhóm trả lời cùng 1 câu hỏi).
Các nhóm thảo luận để có được câu trả lời cho câu hỏi được giao. Cần đảm bảo
rằng, tất cả các thành viên trong nhóm phải hiểu rõ và trình bày được câu trả lời
– kết quả thảo luận của nhóm một cách đầy đủ, rõ ràng trong nhóm “mảnh
ghép”
- Giai đoạn 2: Hoạt động của nhóm mảnh ghép. Thành lập nhóm mới gồm 4
thành viên của nhóm chuyên sâu(1 người của nhóm trả lời câu hỏi 1, 1 người từ
nhóm trả lời câu hỏi 2, 1 người từ nhóm trả lời câu hỏi 3). Từng thành viên của
nhóm chuyên sâu lần lượt trình bày câu trả lời của nhóm mình.Cần đảm bảo
rằng, tất cả các thành viên trong nhóm đều hiểu được các câu trả lời trong phiếu
học tập số 2.
* Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Một nhóm “mảnh ghép” báo cáo kết quả thực hiện phiếu học tập số 5 và nêu
thắc mắc hoặc yêu cầu được giải thích. Nhóm khác nghe, bổ sung và nhận xét
11



- GV giải thích và nêu ví dụ minh họa những nội dung HS thắc mắc hoặc hiểu
chưa đúng.
Chốt kiến thức nội dung về Vacxin:
-Vacxin là những chế phẩm sinh học được chế tạo từ các vi sinh vật gây bệnh(vi
rút, Vi khuẩn) để đưa vào cơ thể vật nuôi nhằm kích thích cơ thể tạo ra khả năng
chống lại chính loại mầm bệnh đó. Khả năng này gọi là khả năng miễn dịch.
Dùng vacxin là để phòng bệnh bằng cách tạo cho cơ thể khả năng chủ động
chống lại tác nhân gây bệnh trước khi bị chúng xâm nhập.
- Nên sử dụng vacxin trước mùa dịch để có đủ thời gian tạo ra kháng thể chống
lại tác nhân gây bệnh khi mùa dịch tới.

- Ưu, nhược điểm của vacxin vô hoạt và vacxin nhược độc
Vacxin vô hoạt

Vacxin nhược độc

An toàn vì mầm bệnh đã
bị giết chết.

Không an toàn vì mầm
bệnh tuy đã bị làm giảm
độc lực nhưng khi ra
ngoài tự nhiên có thể thay
đổi độc lực và gây bệnh

Ưu điểm

- Nhất thiết phải bảo bảo
- Dễ bảo quản, không cần trong điều kiện lạnh từ

0
0
điều kiện nghiêm ngặt. Có 2 C đến 8 C nên tiêu tốn
chi phí bảo quản
thể bảo quản trong điều
kiện thường nên tiết kiệm
được chi phí bảo quản

Nhược điểm

-Tạo miễn dịch chậm,
yếu(có miễn dịch sau 1520 ngày)

Tạo miễn dịch nhanh,
mạnh(có miễn dịch sau 57 ngày)

- Thời gian miễn dịch
ngắn

-Thời gian miễn dịch dài

-Khi sử dụng vacxin cần chú ý:
+ Không dùng phương pháp tiêu độc bằng hóa chất để vô trùng dụng cụ tiêm và
chỗ tiêm.
+ Không dùng kháng sinh cùng thời điểm tiêm kháng sinh.
+ Không sử dụng vacxin trong thời gian con vật đang mang bệnh.
* Sản phẩm học tập
12



- Kết quả trả lời các câu hỏi ở nhiệm vụ 1 và nhiệm vụ 2
- Nội dung thảo luận và chỉnh sửa được ghi vào vở
2.2. Thuốc kháng sinh
a) Mục đích
- Giúp HS tiếp thu kiến thức mới về đặc điểm và nguyên tắc sử dụng thuốc
kháng sinh qua việc nghiên cứu video clip
- Vận dụng kiến thức tiếp thu được vào thực tiễn chăn nuôi tại gia đình, địa
phương.
b) Nội dung
- Khái niệm thuốc kháng sinh
- Một số đặc điểm của thuốc kháng sinh
- Nguyên tắc khi sử dụng kháng sinh
- Một số loại kháng sinh thường dùng trong chăn nuôi và thủy sản
c) Kĩ thuật tổ chức hoạt động
* Chuyển giao nhiệm vụ
GV cho HS xem một vài video clip giới thiệu về đặc điểm và nguyên tắc sử
dụng thuốc kháng sinh, tình hình sử dụng thuốc kháng sinh của ngành chăn nuôi
hiện nay. Đồng thời yêu cầu HS nghiên cứu nội dung lý thuyết trong mục II
trang 111-112 SGK Công nghệ 10. Hoàn thành phiếu học tập sau:
PHIẾU HỌC TẬP
1.Em hiểu gì về thuốc kháng sinh?
2. Theo em thuốc kháng sinh có tác dụng gì?
Người ta nói khi sử dụng kháng sinh không đúng nguyên tắc sẽ là con dao hai lưỡi
trong việc điều trị bệnh. Điều đó đúng hay sai?
3. Kể tên một vài loại kháng sinh thường hay sử dụng trong chăn nuôi và thủy sản
mà em biết
* Thực hiện nhiệm vụ
- Làm việc cá nhân: HS tự nghiên cứu nội dung II trong sách giáo khoa(trang
111-112). Vận dụng kiến thức mới đã tiếp thu được để viết vào vở kết quả thực
hiện

- Làm việc nhóm: Sử dụng kĩ thuât “ khăn trải bàn” Từng thành viên trong nhóm
trình bày ý kiến cá nhân sau đó trao đổi và thống nhất trong nhóm kết quả thực
hiện nhiệm vụ
* Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
13


- Làm việc cả lớp
+ Đại diện 1-2 nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
+ Các nhóm còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung
GV nhận xét và chốt kiến thức cho nội dung về: thuốc kháng sinh
- Khái niệm về thuốc kháng sinh: Là những loại thuốc dùng để đưa vào cơ thể
nhằm tiêu diệt vi khuẩn, nguyên sinh động vật và nấm độc gây bệnh cho cơ thế.
Vì vậy, các bệnh do vi rút gây ra không dùng kháng sinh để điều trị được.
- Kháng sinh dùng khi con vật bị các bệnh nhiễm khuẩn, dùng để chống bệnh
nhiễm trùng, khi sử dụng phải dùng liều cao ngay từ đầu và đủ lượng, đủ thời
gian tránh để mầm bệnh kháng thuốc.
Khi mới tiêm vacxin không dùng kháng sinh để tiêm cho cùng một con vật vì
làm cho vacxin mất tác dụng. Dùng kháng sinh chú ý tránh hiện tượng dị ứng
thuốc có thể làm cho con vật chết.
* Sản phẩm học tập
- Kết quả trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập
- Nội dung thảo luận và chỉnh sửa được ghi vào vở
Nội dung 3: Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất vacxin và thuốc
kháng sinh
a) Mục đích
Tiếp thu kiến thức mới về ứng dụng công nghệ gen trong sản xuất vacxin và
thuốc kháng sinh trong SGK Công nghệ 10 để:
-Xác định được bản chất của vacxin và thuốc kháng sinh sản xuất theo công
nghệ gen

- Có thể vận dụng kiến thức đã học để giải thích các vấn đề sử dụng vacxin và
thuốc kháng sinh trong thực tiễn chăn nuôi ở địa phương và gia đình.
b) Nội dung
- Cơ sở khoa học của việc ứng dụng công nghệ gen trong sản xuất vacxin và
thuốc kháng sinh
- Ứng dụng công nghệ gen trong sản xuất vacxin và thuốc kháng sinh
c) Kĩ thuật tổ chức hoạt động
* Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu và hướng dẫn HS thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Cho Hs tham khảo video clip về các ứng dụng của công nghệ gen hiện nay
Nhiệm vụ 1: Hoàn thành câu hỏi sau đây:
Câu 1: Nêu và giải thích cơ sở khoa học của việc ứng dụng công nghệ gen trong
sản xuất vacxin và thuốc kháng sinh
14


Câu 2: Vacxin được sản xuất bằng công nghệ gen có đặc điểm gì khác so với
vacxin truyền thống?
Câu 3: Lợi ích của việc ứng dụng công nghệ gen trong sản xuất thuốc kháng
sinh?
Nhiệm vụ 2: Hoàn thành phiếu học tập sau:
PHIẾU HỌC TẬP 6
1.Tại sao ở các nước đang phát triển vẫn chưa sử dụng rộng rãi vacxin tái tổ hợp
gen?
2. Khi sản xuất thuốc kháng sinh để tăng năng suất sản xuất việc gây đột biến ngẫu
nhiên và chọn lấy những dòng vi sinh vật cho năng suất cao nhất có nhược điểm
gì?
HS đọc nghiên cứu tài liệu hoàn thành nhiệm vụ 1
Vận dụng kiến thức mới tiếp thu được để hoàn thành phiếu học tập ở nhiệm vụ 2
* Thực hiện nhiệm vụ

- Làm việc cá nhân: HS tự nghiên cứu nội dung I, II, III trong sách giáo
khoa(trang 114-115). Vận dụng kiến thức mới đã tiếp thu được để viết vào vở
kết quả thực hiện
- Làm việc nhóm: Sử dụng kĩ thuât “ khăn trải bàn” Từng thành viên trong nhóm
trình bày ý kiến cá nhân sau đó trao đổi và thống nhất trong nhóm kết quả thực
hiện nhiệm vụ
* Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Làm việc cả lớp
+ Đại diện 1-2 nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
+ Các nhóm còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung
GV nhận xét và chốt kiến thức cho nội dung về: Ứng dụng công nghệ sinh học
trong sản xuất vacxin và thuốc kháng sinh


Cơ sở khoa học

Sử dụng công nghệ gen và và kĩ thuật di truyền để cắt một đoạn gen cần thiết.
Ghép đoạn gen này vào thể truyền tạo ADN tái tổ hợp. Chyển ADN tái tổ hợp
vào vi khuẩn có đặc tính phát triển nhanh về số lượng. nhờ vậy, phân tử ADN
cũng được nhân nhanh chóng. Bằng các kĩ thuật chiết, tách để thu lấy sản phẩm.
Nhờ vậy mà nâng cao năng suất sản xuất vác xin với số lượng lớn trong thời
gian ngắn.


Ý nghĩa của việc ứng dụng công nghệ gen trong sản xuất vacxin:

+ Tăng năng suất sản xuất

15



+ Tạo ra sản phẩm là vacxin rất an toàn vì trong sản phẩm không có sự tồn tại
của mầm bệnh
+ Không cần bảo quản lạnh nên tiết kiệm được chi phí bảo quản


Lợi ích của việc ứng dụng công nghệ gen trong sản xuất thuốc kháng
sinh:

+ Tăng năng suất sản xuất
+ Tạo ra được nhiều loại kháng sinh mới để khắc phục tình trạng kháng thuốc
của vi khuẩn ngày càng tăng
* Sản phẩm học tập
- Kết quả trả lời các câu hỏi trong 2 nhiệm vụ
- Nội dung thảo luận và chỉnh sửa được ghi vào vở
HOẠT ĐỘNG 3: THỰC HÀNH VẬN DỤNG
Sau khi đã tổ chức cho HS thực hiện hoạt động hình thành kiến thức, GV tổ
chức cho HS thực hành vận dụng kiến thức theo các bước:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV giao các bài tập tình huống cho HS:
Tình huống 1: Gia đình nhà bác An mới nuôi một đàn lợn giai đoạn lợi choai.
Mấy ngày gần đây bác thấy đàn lợn của mình có dấu hiệu kém ăn, sốt và xuất
hiện các nốt xuất huyết giống như các hình vuông, hình quả trám….. như một
con dấu. Ban đầu chỉ vài cá thể xuất hiện các triệu chứng trên sau 3 ngày thì số
cá thể bị nhiễm đã tăng lên vài chục con. Bác đang cảm thấy rất lo lắng cho đàn
lợn của gia đình. Bằng những kiến thức về “Phòng chống bệnhcho vật nuôi”em
hãy cho biết:
a.
b.


Đàn lợn nhà bác An đang có những dấu hiệu điển hình của loại bệnh gì?
Do loại mầm bệnh nào gây nên?
Nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra hậu quả gì? Em hãy đề xuất giải
pháp giúp bác An phòng và điều trị bệnh trên một cách hiệu quả?

Tình huống 2: Nhiều bà con nông dân có thói quen tận dụng các phế phẩm từ
nông nghiệp như: lúa, ngô, khoai, sắn, cơm nguội…đã mốc, hỏng làm thức ăn
cho vật nuôi. Bằng những kiến thức đã học về Điều kiện phát sinh, phát triển
bệnh ở vật nuôi em hãy cho biết:
a.
b.

Có nên tận dụng phụ phẩm như vậy làm thức ăn chăn nuôi hay không? Vì
sao?
Em sẽ giải thích như thế nào để bà con thay đổi thói quen trên và tư vấn
chế độ dinh dưỡng phù hợp cho vật nuôi tránh phát sinh, phát triển bệnh
từ nguồn thức ăn.

Tình huống 3: Hiện nay, trong chăn nuôi để giúp vật nuôi tăng trọng nhanh rất
nhiều hộ chăn nuôi đã bổ sung một vài loại kháng sinh với liều lượng thấp trong
16


khẩu phần ăn trong suốt quá trình sinh trưởng của vật nuôi. Theo em, việc làm
đó có đúng không?Vì sao?
Tình huống 4: Do từ nhiều năm nay không thấy xuất hiện các trường hợp chó bị
mắc bệnh dại nên nhiều người cho rằng chúng ta đã hoàn toàn khống chế được
virut gây bệnh dại. vì vậy, nhiều hộ dân chủ quan không tiêm phòng dại cho chó
khi nuôi tại hộ gia đình. Theo em suy nghĩ trên là đúng hay sai?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Hoạt động nhóm
Sử dụng kĩ thuật “khăn trải bàn” để tổ chức cho HS vận dụng kiến thức đã
lĩnh hội ở hoạt động 2 làm các bài tập giải quyết tình huống
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
-Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả làm bài tập tình huống. Các nhóm
khác lắng nghe, phản biện hoặc bổ sung ý kiến
- HS tự nhận xét, đánh giá kết quả thực hành dựa vào mức độ làm đúng
các bài tập tình huống
- GV nhận xét chung: khen ngợi, động viên HS, nhóm HS hoàn thành các
nhiệm vụ học tập và bài tập thực hành.
HOẠT ĐỘNG 4: ỨNG DỤNG Ở GIA ĐÌNH, ĐỊA PHƯƠNG
GV hướng dẫn, yêu cầu HS về nhà thực hiện các yêu cầu sau:
-HS về nhà chia sẻ với cha mẹ và mọi người trong gia đình những hiểu
biết của bản thân về các điều kiện phát sinh, phát triển bệnh ở vật nuôi và
nguyên tắc sử dụng vacxin, thuốc kháng sinh trong việc phòng và trị bệnh cho
vật nuôi. Tuyên truyền để mọi người thấy được vai trò của việc kiểm tra, vệ sinh
và thiết kế chuồng trại khoa học có ý nghĩa như thế nào trong việc hạn chế sự
phát sinh, phát triển bệnh ở vật nuôi
- Tìm hiểu về những thói quen, phương thức sử dụng vacxin và thuốc
kháng sinh của gia đình, địa phương như thế nào? Từ đó có thể giải thích cho
mọi người thấy được vai trò của vaxin trong việc phòng bệnh cho vật nuôi; sự
cần thiết phải sử dụng kháng sinh một cách khoa học, đúng nguyên tắc hướng
tới phát triển một nền nông nghiệp, chăn nuôi sạch đủ sức cạnh tranh với thực
phẩm đạt chất lượng xuất khẩu, an toàn cho người sử dụng.
- Góp phần tham gia tuyên truyền về thực trạng và mức nguy hại của việc
kháng kháng sinh trên người mà một phần nguyên nhân do sử dụng kháng sinh
bừa bãi gây tồn lưu trên thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
HOẠT ĐỘNG 5: BỔ SUNG, MỞ RỘNG KIẾN THỨC ĐÃ HỌC
Nội dung bài học trong SGK tương đối đơn giản. HS có thể mở rộng kiến
thức về Phòng chống bệnh cho vật nuôi bằng cách:


17


-Tra cứu trên mạng internet với từ khóa“ Sự phát sinh, lây lan một số
bệnh ở vật nuôi” “ Đặc điểm và nguyên tắc sử dụng vacxin” “đặc điểm và
nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi” “Tình hình sử dụng
kháng sinh và những điều cần lưu ý khi sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi hiện
nay” “Ứng dụng công nghệ gen trong sản xuất vacxin và thuốc kháng sinh”
- Tìm hiểu kinh nghiệm nuôi dưỡng, chăm sóc và vấn đề sử dụng vacxin,
thuốc kháng sinh trong việc phòng và trị bệnh cho vật nuôi ở cộng đồng, địa
phương.
- Đọc sách để tìm hiểu thêm về vacxin và thuốc kháng sinh, ứng dụng
công nghệ gen trong sản xuất vacxin và thuốc kháng sinh
4. Xây dựng bảng mô tả các yêu cầu và biên soạn câu hỏi/bài tập kiểm tra,
đánh giá trong quá trình dạy học chuyên đề
4.1. Chuẩn kiến thức kĩ năng, thái độ của chuyên đề theo chương trình hiện
hành
1. Kiến thức:
- Nêu được các điều kiện phát sinh, phát triển bệnh ở vật nuôi và mối
quan hệ giữa các điều kiện đó
- Nêu được khái niệm vacxin và thuốc kháng sinh
- Trình bày được đặc điểm, nguyên tắc và những điều cần chú ý khi sử
dụng vacxin và thuốc kháng sinh
- Mô tả được quy trình sản xuất vacxin và thuốc kháng sinh bằng công
nghệ gen
- Trình bày được lợi ích của việc ứng dụng công nghệ gen trong sản xuất
vacxin và thuốc kháng sinh
2. Kĩ năng
- Có kĩ năng chăm sóc vật nuôi khoa học tại gia đình

- Biết cách sử dụng kháng sinh đúng nguyên tắc.
3. Thái độ
- Tích cực vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn.
- Có được quan niệm đúng đắn về vai trò của phòng chống bệnh cho vật
nuôi trong việc nâng cao sức đề kháng và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi tại
gia đình và địa phương.
- Học sinh say mê với các ứng dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất
vacxin và thuốc kháng sinh, có ý thức hướng tới nghề nghiệp tương lai.
4.2 Lập bảng mô tả các mức độ yêu cầu cần đạt cho mỗi loại bài tập, câu
hỏi trong chuyên đề
Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện
hành và hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Công nghệ lớp 10
do Bộ GD & ĐT ban hành năm học 2009 – 2010, nội dung bảng mô tả các mức
độ yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi/ bài tập trong chuyên đề được xác định
như sau:
18


Nội dung

Loại câu
hỏi/ BT

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng
thấp


1. Điều
Câu hỏi/
kiện phát
BT định
sinh, phát
tính
triển bệnh ở
vật nuôi

-Nêu được
các yếu tố
chủ yếu
phát sinh,
phát triển
bệnh.

- Giải thích
được sự ảnh
hưởng của
các yếu tố
phát sinh,
phát triển
(Câu 1.1 và bệnh ở vật
nuôi.
1.2)
- Nêu được (Câu 2.1 và
tên các loại 2.3)

-Vận dụng
được kiến

thức đã học
để tạo môi
trường sống
tốt cho vật
nuôi ở gia
đình, địa
phương.

mầm bệnh,
các yếu tố
môi trường
ảnh hưởng
đến sự phát
sinh, lây lan
bệnh ở vật
nuôi
(Câu 1.6)

2.Một số
loại vacxin
và thuốc
thường
dùng để
phòng và
chữa bệnh
cho vật
nuôi

Câu hỏi/
BT định

tính

- Phân biệt
được miễn
dịch tự
nhiên và
miễn dịch
tiếp thu

Vận dụng
cao

-Biết phát
hiện một số
loại bệnh
truyền
nhiễm trên
đàn vật nuôi
để có
phương án
xử lý kịp
(Câu 3.1 và thời trong
chăn nuôi
3.2)
tại gia đình
và địa
phương.
(Câu 4.1)

(câu 2.8)

- Giải thích
được điều
kiện để dịch
bệnh bùng
phát thành
dịch lớn
(Câu 2.2 và
2.4)

Trình bày
được khái
niệm về
vacxin và
thuốc
kháng sinh
- Nêu được
đặc điểm
của vacxin
và thuốc
kháng sinh
(Câu 1.3 và
1.4)
19

So sánh
được đặc
điểm của
vacxin vô
hoạt với
vacxin

nhược độc
(Câu 2.5 và
2.6)

Vận dụng
được kiến
thức đã học
để phòng và
trị bệnh cho
gia súc, gia
cầm của gia
đình, địa
phương.
(Câu 3.3)

Tuyên
truyền để
mọi người
thấy được
vai trò của
vacxin và
thuốc kháng
sinh trong
việc phòng
và trị bệnh
cho vật nuôi
khi được sử
dụng đúng



nguyên tắc
tại gia đình
và địa
phương
(Câu 4.2)
3. Ứng
dụng công
nghệ sinh
học để sản
xuất vacxin
và thuốc
kháng sinh

Câu hỏi/
BT định
tính

Trình bày
được cơ sở
khoa học
của việc
ứng dụng
công nghệ
sinh học
trong sản
xuất vacxin
và thuốc
kháng sinh

Lợi ích của

ứng dụng
công nghệ
gen trong
sản
xuất
vacxin
Câu 2.7

(Câu 1.5)
4.3. Câu hỏi/ bài tập kiểm tra đánh giá theo các mức độ mô tả
Mức 1. Nhận biết
1.1.
A.
B.
C.
D.
1.2.
A.
B.
C.
D.

Các điều kiện chủ yếu phát sinh, phát triển bệnh ở vật nuôi là:
Các loại mầm bệnh
Yếu tố môi trường và điều kiện sống
Bản thân con vật
Cả 3 đáp án trên
Loại kí sinh nào dưới đây được xếp vào nhóm nội kí sinh:
Ve
Giun, sán

Chấy
Ghẻ

1.3. Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau để được câu đúng về
vacxin:
Vacxin là những chế phẩm(1)….được chế tạo từ (2)…..gây bệnh( vi rút hoặc vi
khuẩn) để đưa vào cơ thể vật nuôi nhằm(3)….cơ thể tiết ra(4)…. Chống lại
chính loại mầm bệnh đó. Khả năng này gọi là khả năng…..(5)
Dùng vacxin là để(6)…bằng cách tạo cho cơ thể khả năng(7)….. chống lại tác
nhân gây bệnh trước khi bị chúng xâm nhập.
1.4.Đặc điểm của vacxin vô hoạt là:
A.

Mầm bệnh đã bị giết chết
20


B.
C.
D.

Tạo miễn dịch chậm
An toàn
Cả 3 đáp án trên

1.5. Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
Trong công nghệ gen, người ta có thể cắt 1 đoạn cần thiết từ phân tử(1)…. này
và nối ghép nó vào(2)…..ADN khác có vai trò là (3)…. Phân tử ADN mới này
gọi là(4)….Rồi nó được đưa vào tế bào vi khuẩn có đặc tính phát triển nhanh( tế
bào chủ). Nhờ sự nhân lên của (5)…..các phân tử ADN tái tổ hợp cũng được (6)

…. nhanh chóng. Nhờ đó đoạn gen cần thiết cũng được nhân lên. Bằng các kĩ
thuật chiết, tách, tinh chế người ta thu được vacxin, thuốc kháng sinh..
1.6. Hãy khoanh vào đáp án mà em cho là chưa chính xác
Kháng sinh là loại thuốc được đưa vào cơ thể để tiêu diệt:
A.
B.
C.
D.

Vi rút
Vi khuẩn
Nấm độc
Nguyên sinh động vật gây bệnh

Mức 2. Thông hiểu
2.1. Mầm bệnh muốn gây được bệnh phải có:
A.
B.
C.
D.

Đủ sức gây bệnh, số lượng đủ lớn
Đường xâm nhập thích hợp
Cả A và B
Đáp án A hoặc B

2.2. Các biện pháp nâng cao khả năng kháng bệnh cho vật nuôi:
A.
B.
C.

D.

Chăm sóc, nuôi dưỡng tốt để vật nuôi khỏe mạnh; tiêm vacxin
Cho vật nuôi ăn nhiều vitamin để tăng sức đề kháng
Không cho vật nuôi vào vùng có dịch
Cả A và C

2.3.Bệnh do vi rút, vi khuẩn gây ra là loại bệnh:
A.
B.
C.
D.

Kí sinh trùng
Truyền nhiễm
Tụ huyết trùng
Tụ huyết

2.4. Bệnh ở vật nuôi sẽ phát sinh, phát triển thành dịch lớn nếu có đủ các điều
kiện:
A.
B.
C.
D.

Có các loại mầm bệnh
Môi trường thuận lợi cho mầm bệnh phát triển
Vật nuôi có khả năng miễn dịch yếu, không được tiêm phòng dịch
Cả 3 đáp án trên


2.5. Điền từ còn thiếu trong bảng sau
21


Đặc điểm

Vacxin….(1)

Vacxin…..(2)

Xử lí mầm bệnh

Giết chết

Giảm độc lực nhưng còn
sống

Tạo miễn dịch

Chậm

Nhanh

Tính an toàn khi sử dụng

An toàn

Không an toàn

Bảo quản


Dễ

Khó mạnh

Thời gian miễn dịch

Ngắn

Dài

2.6. Trong quá trình sử dụng vacxin cần chú ý:
A.
B.
C.
D.

Không sử dụng kháng sinh cùng thời điểm
Không cho vật nuôi ăn nhiều khoáng
Không vận chuyển vật nuôi
Cả 3 đáp án đều sai

2.7. Vacxin thế hệ mới có đặc điểm:
A. An toàn vì mầm bệnh đã bị giết chết
B. An toàn vì bản chất vacxin đó không chứa mầm bệnh
C. Phải bảo quản nghiêm ngặt trong điều kiện lạnh
D. Không an toàn
2.8. Khả năng miễn dịch tự nhiên của vật nuôi phụ thuộc vào:
A.
B.

C.
D.

Tình trạng sức khỏe
Sức sản xuất
Khả năng sinh trưởng, phát dục
Ngoại hình

Mức 3. Vận dụng thấp
3.1. Nhận thấy đã từ rất lâu các vùng xung quanh trong xã không thấy xuất
hiện dịch lở mồm long móng nên gia đình bác Minh bỏ qua tất cả các đợt
tiêm phòng vacxin Lở mồm long móng do UBND xã phát động và thực hiện.
Theo em:
A.

Suy nghĩ của bác Minh đúng hay sai?

B. Em hãy tư vấn để bác hiểu được cách phòng chống, lấy lan bệnh dịch trên
đàn vật nuôi hiệu quả?
3.2. Trang trại lợn của bác Liên hiện đang nuôi 300 con lợn giai đoạn lợn
choai. Qua kiểm tra bác thấy chúng thường xuyên cắn nhau, húc nhau gây ra
các vết xây sát nhỏ. Mọi người khuyên bác nên tách đàn vật nuôi mật độ thưa
hơn để tránh hiện tượng đánh, húc nhau nhưng bác tặc lưỡi cho qua vì cho
22


rằng các vết thương nhỏ vậy không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe con vật.
Bằng những kiến thức đã học, em hãy đưa ra lời khuyên cho bác Liên nhé?
3.3. Chuồng nuôi trong trang trại gà đẻ trứng nhà bác Tiến luôn trong tình
trạng thiếu ánh sáng,ẩm độ cao vì được bác che chắn xung quanh rất kĩ,

không để ánh mặt trời có khe hở lọt vào vì bác nghĩ làm như vậy sẽ giúp vật
nuôi không bị nóng khi mùa hè đến và mùa đông thì rất ấm. Ngoài ra, bác
thường bỏ qua các đợt tiêm vacxin định kỳ của Trạmthú y xã vì lo sợ tiêm
nhiều vacxin sản lượng trứng của gà sẽ giảm.Theo em:
A. Bác Tiến làm vậy là đúng hay sai?
B. Em hãy tư vấn giúp bác thay đổi quan điểm đó nhằm nâng cao năng suất
chăn nuôi của trang trại.
Mức 4. Vận dụng cao
4.1. Nhà bác Lan nuôi 2 con chó giữ nhà. Gần đây bác thấy trên cơ thể chúng
xuất hiện rất nhiều ve kí sinh trên da .Nghe các cô hàng xóm chia sẻ cách trị
ve, ghẻ rất hiệu quả là hãy tiêm kháng sinh sẽ tiêu diệt được hết ve chó. Bằng
những kiến thức đã học, em hãy giải thích cho bác Lan biết:
A.
B.

Có nên sử dụng kháng sinh trong trường hợp này hay không?
Giải thích để bác hiểu về nguyên tắc sử dụng kháng sinh hiệu quả?

4.2. Để phòng bệnh cho vật nuôi thay bằng việc sử dụng vacxin thì nhiều bà
con đang có thói quen sử dụng kháng sinh với liều lượng thấp để phòng bệnh
cho vật nuôi. Em sẽ giải thích, tuyên truyền như thế nào để bà con hiểu và
thây đổi thói quen này?
ĐÁP ÁN
Mức 1. Nhận biết
Câu 1.1: D

Câu 1.2: C

Câu 1.3: (1) – sinh học
thể

(5)-miễn dịch

(2)- vi sinh vật

(3)- kích thích

(6) – phòng bệnh

(7) – chủ động

(4) – kháng

Câu 1.4: D
Câu 1.5: (1) – ADN
hợp

(2) – phân tử

(5)- Tế bào chủ

(3) – thể truyền

(4) – ADN tái tổ

(6) –nhân lên

Câu 1.6: A
Mức 2: Thông hiểu
Câu 2.1: C
Câu 2.2: A

hoạt (2): nhược độc

Câu 2.3: B
câu 2.6: A
23

Câu 2.4: D
câu 2.7:B

Câu 2.5: (1) – Vô
Câu 2.8:A


Mức 3: Vận dụng thấp
Câu 3.1
A: Sai
B: Cần tiêm phòng vacxin để tạo miễn dịch chủ động cho vật nuôi
Câu 3.2 : Bác nên chủ động điều chỉnh mật độ chuồng nuôi và chủ động kiểm
tra thường xuyên chuồng nuôi tránh để chúng cắn, húc nhau gây ra vết thương
hở sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát sinh, phát triển .
Câu 3.3
A. bác Tiến làm như vậy là chưa hợp lý
B. Chuồng nuôi nên để ở chế độ thoáng mát, đủ ánh sáng nhưng tránh nắng quá
gắt
Cần tiêm vacxin định kỳ cho đàn vật nuôi để chủ động tạo ra kháng thể chống
bệnh cho vật nuôi. Vacxin không ảnh hưởng đến sức sản xuất của vật nuôi
Mức 4:Vận dụng cao
Câu 4.1
A. Bác Lan không nên sử dụng kháng sinh trong trường hợp này vì kháng sinh
không có tác dụng tiêu diệt kí sinh trùng

B. Nguyên tắc khi sử dụng kháng sinh: đúng thuốc, đủ liều, kết hợp với các loại
thuốc khác
Câu 4.2
- Kháng sinh chỉ có tác dụng chữa bệnh, không có tác dụng phòng bệnh.
- Sử dụng kháng sinh phải tuân thủ đúng nguyên tắc.
-Không sử dụng kháng sinh liều thấp trong thời gian dài đẫn đến vi khuẩn kháng
thuốc khó điều trị khỏi bệnh.

24



×