Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (37.63 KB, 1 trang )
Ly hôn đâu phải chấm hết!
TT - Ly hôn, không biết những đôi lứa đang hạnh phúc hoặc đang đứng bên bờ vực thẳm hình
dung như thế nào về điều này.
Nhưng tôi tin rằng trong một khoảnh khắc nào đó, giữa những trận cuồng phong chúng ta có nghĩ
đến nó hoặc biến ý nghĩ thành “lời đề nghị”. Thậm chí ý nghĩ này có khi còn được ấp ủ, nung nấu
và giày vò chúng ta rất nhiều ngày tháng, bởi những mâu thuẫn và vô vàn những điều không vừa ý
xảy ra dưới mái nhà chúng ta và nhiều nhà khác có liên quan.
Bước sang tuổi ba mươi, tôi đã nhìn ly hôn không còn là điều gì đó quá khủng khiếp, giống như
chiến tranh hay khủng bố hoặc gì gì đó nữa... Tôi cũng không còn nhìn ly hôn như là dấu chấm hết
cuộc đời của mỗi người.
Có thể vì thông tin về nó đã trở nên không còn hiếm hoi hay xa lạ, có thể vì những câu chuyện có
thật của bạn bè, vì những nỗi đau phải chịu đựng nhau của người trong cuộc nhằm duy trì một
cuộc hôn nhân “bề mặt” mà tôi được sẻ chia và đồng cảm. Và vì bản thân mình cảm thấy thật vô
lý khi người ta còn có một cuộc đời dài trước mắt phải chịu đựng, chung sống với người mình đã
cạn tình, cạn nghĩa..., vì thật sự ích kỷ khi vin vào con trẻ để không dám thoát khỏi cuộc sống ngột
ngạt do mình tạo ra và trút lên vai con gánh nặng - chính con là lý do dẫn đến “địa ngục trần gian”
này của bố/mẹ những khi bực bội...
Những người tôi quen biết ngày càng dắt nhau ra tòa nhiều hơn... Với một số bạn bè thân, thấu
hiểu cuộc sống riêng của họ, đôi lần tôi cũng thành thật khuyên chấm dứt là điều phải - nên - làm,
thay vì khuyên điều ngược lại là hãy ráng chịu đựng hoặc hãy vì con mà sống. Đồng nghiệp tôi
còn kể rằng bây giờ họp mặt bạn bè lớp cũ lại hỏi nhau “đã bỏ nhau chưa” thay vì là “mấy nhóc
rồi”.
Tôi chưa từng trải nhiều trong hôn nhân, nếu tính theo độ dài thời gian mà tôi đã đi qua cuộc sống
của một gia đình nhỏ. Nhưng có bước đi mới biết đó là một hành trình mà mình không biết tai nạn
sẽ xảy ra lúc nào, bên cạnh những gập ghềnh thường trực...Trên hành trình đó nếu hai người đồng
hành không đủ tình yêu, không tìm thấy sự hỗ trợ của đối tác, không thật sự thấy cần nhau thì khi
gặp “núi cao” hoặc “vực sâu” sẽ rất khó nắm tay nhau cùng vượt qua, cùng đi tiếp chặng đường
trước mặt vốn chẳng phẳng lặng gì.
Nhận thức về ly hôn đã trở
nên ít bi kịch hơn với những
người ở lứa tuổi ngoài 30 như