Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Giáo án Tiếng Việt 1 chủ điểm 3: Kể chuyện Trí khôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (36.71 KB, 5 trang )

Giáo án Tiếng việt 1

KỂ CHUYỆN:
TRÍ KHÔN
A-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
_HS nghe GV kể chuyện, dựa vào trí nhớ và tranh minh họa, kể lại được từng đoạn của
câu chuyện dựa theo tranh. Sau đó kể lại toàn bộ câu chuyện
Tập cách đổi giọng để phân biệt lời của Hổ, Trâu, người và lời của người dẫn chuyện
_Thấy sự ngốc nghếch, khờ khạo của Hổ. Hiểu: Trí khôn, sự thông minh của con người
khiến con người làm chủ được muôn loài
B-ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
_Tranh minh họa truyện trong SGK - phóng to tranh
_Mặt nạ Trâu, Hổ, một chiếc khăn để HS quấn kiểu mỏ rìu khi đóng vai bác nông dân
_Bảng ghi gợi ý 4 đoạn của câu chuyện
C-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Thời Hoạt động của giáo viên
gian
4’

Hoạt động của học
sinh

1.Kiểm tra bài cũ:
_Cho HS kể lại câu chuyện “Cô bé
trùm khăn đỏ” (dựa vào tranh và ý
gợi ý dưới tranh)
2.Giới thiệu bài:

_4 HS tiếp nối nhau
kể lại 4 đoạn câu
chuyện



ĐDDH


1’

Con người khôn hơn muôn loài
vật, trở thành chúa tể của muôn loài
vì có trí khôn. Trí khôn của con
người để ở đâu? Có một con Hổ
ngốc nghếch đã tò mò gặng hỏi một
bác nông dân điều đó và muốn bác
cho xem trí khôn của bác. Các em
hãy nghe bác nông dân đó đã hành
động như thế nào để trả lời câu hỏi
đó, thỏa mãn trí tò mò của Hổ
3. Giáo viên kể:
*Cho HS tự nhìn tranh và kể

10’

GV kể với giọng thật diễn cảm
_Kể lần 1: để HS biết câu chuyện
_Kể lần 2, 3 kết hợp với từng tranh
minh hoạ- giúp HS nhớ câu chuyện
Nội dung:
1.Ở cạnh khu rừng nọ, có một bác
nông dân đang cày ruộng. Con Trâu
rạp mình kéo cày. Con hổ nom thấy
cảnh ấy lấy làm lạ. Lợi dụng lúc

vắng người, Hổ tới hỏi Trâu:
_Này, Trâu kia! Anh to lớn nhường
ấy sao chịu kéo cày cho người?
Trâu đáp:
_Người bé, nhưng có trí khôn
2. Hổ không hiểu trí khôn là cái gì,
đợi bác nông dân ra, bèn lân la đến
gần, hỏi:
_Người kia, trí khôn đâu, cho ta


xem.
Bác nông dân đáp:
_Trí khôn ta để ở nhà.
Hổ năn nỉ:
_Hãy về lấy nó ra đây đi.
Bác nông dân bảo:
_Ta về, Hổ ăn mất Trâu của ta thì
sao? Nếu thuận cho ta trói lại, ta sẽ
về lấy cho mà xem.
3. Hổ muốn xem trí khôn của bác
nông dân quá nên chịu để bác trói.
Trói xong, bác bảo: “ngươi sẽ được
thấy trí khôn của ta”. Nói rồi, bác
chất một đống rơm xung quanh Hổ,
châm lửa đốt. Lửa cháy ngùn ngụt,
Hổ khiếp sợ ra sức vùng vẫy. Dây
trói cháy và đứt. Hổ thoát nạn, chạy
thẳng một mạch vào rừng. Cũng từ
đó mà bộ lông của Hổ có vằn đen.

* Chú ý kĩ thuật kể:
_Biết chuyển giọng kể linh hoạt từ
lời người kể sang lời Hổ, Trâu, bác
nông dân
+Lời người dẫn chuyện: vào chuyện
kể với giọng chậm rãi
+Lời Hổ: tò mò, háo hức
+Lời Trâu: an phận, thật thà
+Lời bác nông dân: điềm tĩnh, khôn
ngoan


_Biết ngừng nghỉ đúng lúc
10’

3. Hướng dẫn HS kể từng đoạn câu
chuyện theo tranh:
_Tranh 1: GV hỏi
+Tranh vẽ cảnh gì?

+Câu hỏi dưới tranh là gì?
+Cho các tổ thi kể

_Quan sát tranh 1,
trả lời câu hỏi:
+Bác nông dân đang
cày. Con Trâu rạp
mình kéo cày. Hổ
nhìn cảnh ấy vẻ mặt
ngạc nhiên

+Hổ nhìn thấy gì?
+Mỗi tổ cử đại diện
thi kể đoạn 1

_Tranh 2, 3, 4 làm tương tự với
tranh 1
5’

Cả lớp lắng nghe,
nhận xét

4. Hướng dẫn HS phân vai kể toàn
truyện
_Cho HS kể lại toàn bộ câu chuyện

_1, 2 HS

_Mỗi nhóm 4 em
đóng vai: Hổ, Trâu,
GV cần tế nhị khi hướng dẫn HS bác nông dân, người
kể chuyện. Nếu HS quên truyện, nên dẫn chuyện
gợi ý để các em nhớ lại
_Cho các nhóm thi kể lại toàn câu
chuyện

3’

5. Giúp HS hiểu ý nghĩa truyện:
_GV hỏi:
+Câu chuyện này cho em điều gì?


+Con Hổ to xác
nhưng rất ngốc,
không biết trí khôn là


-Tranh
1SGK


+Con người nhỏ bé
nhưng có trí khôn
+Con người thông
minh, tài trí nên tuy
nhỏ vẫn buộc những
con vật to xác như
Trâu phải vâng lời,
Hổ phải sợ hãi, …

2’

_Cuối cùng, cả lớp bình chọn HS kể
hay nhất trong tiết học
4. Củng cố- dặn dò:
_Em thích nhân vật nào trong câu
chuyện? Vì sao?
_Nhận xét tiết học
_Dặn dò:

_Về nhà tập kể lại

câu chuyện cho
người thân
_Chuẩn bị: Sư tử và
Chuột Nhắt



×