Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

HSG HÓA 9 CÁC TỈNH 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (50.26 KB, 2 trang )

[ĐỀ THI HSG HOÁ 9 YÊN BÁI 2017-2018]
Câu 1: (3,0 điểm)
1. Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế một chất khí Z từ chất rắn X và chất lỏng
(hoặc dung dịch) Y như hình vẽ sau:

Hãy cho biết các phát biểu sau là đúng hay sai, giải thích và viết phương trình phản
ứng.
a. Chất rắn Y có thể là Zn.
b. Chất lỏng X có thể là H2O.
c. Chất khí Z có thể là SO2.
2. Hợp chất X có dạng AB3, tổng số hạt proton trong phân tử là 40. A thuộc chu kì 3
trong hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học. Xác định tên gọi của A, B.
Câu 2:
1. Viết các phương trình phản ứng theo sơ đồ sau:

Trong đó X3 và Y5 là kim loại.
2. Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng trong các thí nghiệm sau:
a. Nhỏ dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3 đến dư sau đó sục tiếp khí CO2 vào dung
dịch sau phản ứng.
b. Cho bột sắt lần lượt vào dung dịch FeCl3 và dung dịch AgNO3 dư.
c. Cho kim loại Ba vào dung dịch (NH4)2SO4.
Câu 3: (4,0 điểm)
1. Có năm dung dịch không màu đựng trong năm lọ mất nhãn gồm các chất sau:
NaHSO4, KHCO3, Na2SO3, Mg(HCO3)2 và Ba(HCO3)2. Chỉ dùng các đun nóng (không
dùng thêm hoá chất khác) hãy nhận biết từng chất trên.
2. Nhỏ từ từ 40 ml dung dịch NaOH 1M vào 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp H2SO4
x(M) và ZnSO4 y(M) thu được 0,99 gam kết tủa, nếu thêm tiếp 40 ml dung dịch NaOH
1M nữa vẫn thu được lượng kết tủa như trên.
a. Tính x và y.
b. Vẽ đồ thị sự phụ thuộc số mol kết tủa thu được theo số mol NaOH. Từ đồ thị hãy
xác định số mol NaOH cần thêm vào dung dịch để thu được 1,485 gam kết tủa.


Câu 4: (4,0 điểm)

[Thầy Đỗ Kiên- 162 Đội Cấn, Hà Nội] – 0948.20.6996

Page


[ĐỀ THI HSG HOÁ 9 YÊN BÁI 2017-2018]
Khi cho m gam hỗn hợp A gồm MgCO3, Mg, FeCO3 và CuCO3 tác dụng hết với dung
dịch HCl thu được 4,8 gam hỗn hợp khí B chiếm thể tích 6,72 lít (đktc). Nếu đem cô
cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được 40,9 gam muối khan.
1. Tính m.
2. Nung một lượng hỗn hợp chất rắn A ngoài không khí, sau một thời gian thu được
chất rắn D gồm MgO, FeO, Fe2O3, CuO. Nếu đem toàn bộ chất rắn D tác dụng với
H2SO4 đặc, nóng dư thu được 0,336 lít khí SO2 (đktc). Mặt khác, nếu cho D tác dụng
với lượng CO dư nung nóng thu được chất rắn E và chất khí F. Dẫn F qua dung dịch
nước vôi trong dư thu được 7 gam kết tủa. Nếu cho E tác dụng với H2SO4 đặc nóng dư
thì thu được bao nhiêu lít khí SO2 (đktc)?
Câu 5: (2,0 điểm)
1. Cho C3H8 tác dụng với Cl2 trong điều kiện có ánh sáng thu được sản phẩm có chứa
62,832% khối lượng clo trong phân tử. Hãy viết các đồng phân của sản phẩm thu được
sau phản ứng.
2. Nếu đốt cháy một mẩu giấy lọc có tẩm CHCl3 rồi dùng một phễu thuỷ tinh đã tráng
dung dịch AgNO3 úp lên phía trên ngọn lửa (hình dưới) người ta thấy hiện tượng có
kết tủa trắng bám trên thành phễu. Hãy giải thích hiện tượng trên.
Câu 6: (3,0 điểm)
Chia m gam hỗn hợp khí A gồm 3 hidrocacbon mạch hở thành 2 phần bằng nhau:
- Đốt cháy hoàn toàn phần 1 thu được 19,04 lít khí CO2 (đktc) và 19,8 gam H2O.
- Phần 2 được dẫn qua dung dịch Br2 dư. Khí B thoát ra khỏi bình Br2 gồm 2
hidrocacbon được đốt cháy hoàn toàn thu được 10,08 lít khí CO2 (đktc) và 12,6 gam

H2O.
1. Tính m.
2. Tìm công thức phân tử và khối lượng của các hidrocacbon trong B, biết chất có khối
lượng phân tử lớn hơn chiếm 40% thể tích hỗn hợp B.

[Thầy Đỗ Kiên- 162 Đội Cấn, Hà Nội] – 0948.20.6996

Page



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×