Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Phân tích các yếu tố tác động đến tăng trưởng ngành nông nghiệp tại tỉnh khánh hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.39 MB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN NHẬT LINH

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG
NGÀNH NÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH KHÁNH HÒA

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN NHẬT LINH

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG
NGÀNH NÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH KHÁNH HÒA

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Kinh tế phát triển

Mã số:

8310105

Quyết định giao đề tài:



414/QĐ-ĐHNT ngày 26/5/2016

Quyết định thành lập hội đồng:

886/QĐ-ĐHNT ngày 10/8/2018

Ngày bảo vệ:

29/8/2018

Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN VĂN NGỌC
Chủ tịch Hội Đồng:
TS. PHẠM THÀNH THÁI
Phòng Đào tạo Sau Đại học:

KHÁNH HÒA - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Phân tích các yếu tố tác động đến
tăng trưởng ngành nông nghiệp tại tỉnh Khánh Hòa” là công trình nghiên cứu của
cá nhân tôi và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác cho
tới thời điểm này.
Khánh Hòa, tháng 9 năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Nhật Linh


iii


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của Quý Thầy,
Cô khoa Kinh tế, trường Đại học Nha Trang đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi được
hoàn thành đề tài. Đặc biệt, là sự hướng dẫn tận tình của TS. Nguyễn Văn Ngọc,
Trường Đại học Nha Trang đã giúp tôi hoàn thành tốt đề tài. Qua đây, tôi xin gửi lời
cảm ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ này.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và tất cả bạn bè đã giúp
đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Khánh Hòa, Ngày

tháng

năm 2018

Tác giả luận văn

Nguyễn Nhật Linh

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................iv
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................... viii

DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................ix
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................x
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN .............................................................................................xi
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .........................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát.................................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................................2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu...................................................................................................2
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................2
1.5. Ý nghĩa khoa học của đề tài .....................................................................................3
1.6. Kết cấu của đề tài .....................................................................................................3
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ NÔNG NGHIỆP .......................................................................4
2.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng kinh tế nông nghiệp ........................4
2.1.1. Khái niệm về tăng trưởng kinh tế ..........................................................................4
2.1.2. Khái niệm về tăng trưởng kinh tế nông nghiệp .....................................................4
2.2. Các quan điểm và mô hình tăng trưởng kinh tế nông nghiệp ..................................5
2.2.1. Quan điểm của trường phái cổ điển về tăng trưởng kinh tế nông nghiệp .............5
2.3. Quan điểm của K.Marx về tăng trưởng kinh tế........................................................6
2.3.1. Các mô hình của trường phái tân cổ điển về tăng trưởng kinh tế nông nghiệp .........7
2.3.2. Quan điểm của Keynes về tăng trưởng kinh tế nông nghiệp ..............................13
2.3.3. Quan điểm hiện đại về tăng trưởng kinh tế nông nghiệp ....................................14
2.4. Các nhân tố tác động tới tăng trưởng kinh tế nông nghiệp ....................................16
2.4.1. Nguồn lực tăng trưởng kinh tế trong nông nghiệp ..............................................16
2.4.2. Thể chế chính sách ..............................................................................................17
v


2.4.3. Cơ sở hạ tầng .......................................................................................................18

2.4.4. TFP ......................................................................................................................18
2.5. Kinh nghiệm trong và ngoài nước trong phát triển nông nghiệp ...........................20
2.5.1. Kinh nghiệm trong nước trong phát triển nông nghiệp .......................................20
2.5.2. Kinh nghiệm ngoài nước trong phát triển nông nghiệp ......................................22
2.5.3. Những bài học kinh nghiệm đối với việc phát triển nông nghiệp .......................26
2.6. Tổng quan tình hình nghiên cứu.............................................................................27
2.6.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ........................................................................27
2.6.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước........................................................................29
2.7. Mô hình nghiên cứu đề xuất ...................................................................................31
Tóm tắt chương 2...........................................................................................................32
CHƯƠNG 3. ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................34
3.1. Giới thiệu khái quát về tỉnh Khánh Hòa.................................................................34
3.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên........................................................................34
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của Khánh Hòa ..........................................................34
3.1.3. Đánh giá về các điều kiện phát triển ngành nông nghiệp của tỉnh Khánh Hòa
trong giai đoạn tới..........................................................................................................36
3.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................39
3.2.1. Quy trình nghiên cứu...........................................................................................39
3.2.2. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................40
3.2.3. Phương pháp ước lượng vốn ...............................................................................41
3.2.4. Phương pháp hạch toán tăng trưởng....................................................................41
3.2.5. Số liệu và phương pháp xử lý số liệu ..................................................................42
Tóm tắt chương 3...........................................................................................................43
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................45
4.1. Thực trạng tăng trưởng kinh tế nông nghiệp của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 20002016 ...............................................................................................................................45
4.1.1. Trồng trọt.............................................................................................................45
4.1.2. Chăn nuôi.............................................................................................................47
4.1.3. Lâm nghiệp ..........................................................................................................48
4.1.4. Thủy sản ..............................................................................................................49
vi



4.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ...............................................................50
4.2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2000–2016....................50
4.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Khánh Hòa giai đoạn 2000-2016.......52
4.3. Phân tích thực trạng sử dụng các nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế nông nghiệp
của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2000-2016.....................................................................65
4.3.1. Nguồn nhân lực ...................................................................................................65
4.3.2. Nguồn vốn ...........................................................................................................66
4.3.3. Khoa học- công nghệ...........................................................................................69
4.3.4. Đánh giá chung....................................................................................................70
4.3.5. Phân tích dựa trên mô hình nghiên cứu...............................................................73
Tóm tắt chương 4...........................................................................................................78
CHƯƠNG 5. BÀN LUẬN KẾT QUẢ VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH .......................80
5.1. Bàn luận kết quả nghiên cứu ..................................................................................80
5.2. Quan điểm và mục tiêu phát triển của tỉnh Khánh Hòa về nông nghiệp................84
5.2.1. Quan điểm phát triển nông nghiệp tỉnh Khánh Hòa............................................84
5.2.2. Mục tiêu phát triển nông nghiệp tỉnh Khánh Hòa ...............................................85
5.3. Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng nông nghiệp tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020.......87
5.3.1. Giải pháp về cơ sở hạ tầng nông thôn .................................................................87
5.3.2. Giải pháp về công tác quy hoạch.........................................................................89
5.3.3. Giải pháp về ứng dụng khoa học, công nghệ ......................................................91
5.3.4. Giải pháp về huy động các nguồn lực đầu tư phát triển nông nghiệp .................93
5.3.5. Giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông nghiệp ........................95
5.3.6. Giải pháp về tổ chức sản xuất..............................................................................97
5.4. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo.................................................99
Tóm tắt chương 5...........................................................................................................99
KẾT LUẬN .................................................................................................................101
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................104
PHỤ LỤC


vii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AFTA:

Hiệp định Khu vực mậu dịch tự do ASEAN

ĐBSCL:

Đồng Bằng Sông Cửu Long

CEPT:

Chương trình Ưu đãi Thuế quan có hiệu lực chung

FDI:

Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài

GDP:

Gross Dometic Products (Tổng sản phẩm Quốc nội)

Khu vực I:

Khu vực Nông Lâm Thủy sản

Khu vực II:


Khu vực Công nghiệp – Xây dựng

Khu vực III:

Khu vực Thương mại Dịch vụ

NSNN:

Ngân sách nhà nước

PPP:

Mô hình hợp tác công tư

OLS:

Ordinary Least Square (Phương pháp bình phương bé nhất)

ODA:

Nguồn vốn hỗ trợ chính thức

SPSS:

Statistical Package for the Social Sciences (Phần mềm thống kê)

SWOT:

Phân tích điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức


TFP:

Total Factor Productivity (Các nhân tố tổng hợp)

XDCB:

Xây dựng cơ bản

WTO:

Tổ chức thương mại thế giới

viii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế theo GDP tỉnh Khánh Hoà ..............34
Bảng 3.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua các năm (theo giá hiện hành).....................36
Bảng 4.1. Kết quả sản xuất của ngành trồng trọt tỉnh Khánh Hòa................................45
Bảng 4.2. Số lượng đàn gia súc năm 2016 tỉnh Khánh Hòa .........................................47
Bảng 4.3. Biến động hiện trạng sử dụng đất 2001-2016 ...............................................52
Bảng 4.4. Hệ số sử dụng đất nông nghiệp (trên đất cây hàng năm) .............................53
Bảng 4.5. Năng suất lao động các khu vực ...................................................................65
Bảng 4.6. Vốn đầu tư do nhà nước quản lý ...................................................................66
Bảng 4.7. Thực hiện vốn đầu tư từ NSNN qua các năm 2011-2016 (tỷ đồng).............67
Bảng 4.8. Tình hình thực hiện kiên cố hóa kênh mương nội đồng (kênh mương loại III)
của Khánh Hòa ..............................................................................................................68
Bảng 4.9. Kết quả thống kê mô tả về giá trị sản xuất, lao động, diện tích đất trong khu
vực kinh tế nông nghiệp của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2000 – 2016 ..........................74

Bảng 4.10. Kết quả ước lượng mô hình hồi quy ...........................................................75
Bảng 4.11. Tóm tắt mô hình ..........................................................................................75
Bảng 4.12: Phân tích phương sai...................................................................................75
Bảng 4.13. Thứ tự đóng góp các yếu tố.........................................................................76
Bảng 4.14. Tốc độ tăng trưởng Y, K, L, D ngành nông nghiệp Khánh Hòa.................77
Bảng 4.15. Cấu thành và tỷ phần đóng góp của các yếu tố trong tốc độ tăng trưởng
GDP nông nghiệp Khánh Hòa (2000 – 2016) ...............................................................78
Bảng 4.16. Mục tiêu tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp .....................................85
Bảng 4.17. Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp 2011-2020 .........................................85
Bảng 4.18. Quy mô diện tích các nhóm cây trồng đến năm 2015, năm 2020 và định
hướng năm 2025 ............................................................................................................86
Bảng 4.19. Quy mô sản phẩm năm 2015, năm 2020 và định hướng 2025 ...................87
Bảng 4.20. Vốn đầu tư cho ngành nông nghiệp 2011-2020..........................................93

ix


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Đường tổng sản phẩm nông nghiệp.................................................................8
Hình 2.2. Quá trình dịch chuyển lao động.......................................................................8
Hình 2.3. Ảnh hưởng của lao động và yếu tố tự nhiên..................................................12
Hình 2.4. Ảnh hưởng của việc sử dụng đầu vào công nghiệp.......................................13
Hình 2.5. Ảnh hưởng của việc sử dụng đầu vào công nghiệp.......................................13
Hình 4.1. Chuyển dịch cơ cấu GDP của Khánh Hòa qua các năm ...............................51
Hình 4.2. Tình hình chuyển dịch cơ cấu ngành nông – lâm – thủy sản của Khánh Hòa
giai đoạn 2000 – 2016 (Đvt: %) ....................................................................................55
Hình 4.3. Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nội bộ ngành nông nghiệp Khánh Hòa
giai đoạn 2000-2016 (Đvt: %) .......................................................................................56
Hình 4.4. Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt Khánh Hòa ................57
Hình 4.5. Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nội bộ ngành chăn nuôi Khánh Hòa giai

đoạn 2000-2016 .............................................................................................................58
Hình 4.6. Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nội bộ ngành lâm nghiệp Khánh Hòa giai
đoạn 2000-2016 .............................................................................................................59
Hình 4.7. Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nội bộ ngành thủy sản ..........................60
Hình 4.8. Cơ cấu lao động tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2000 - 2016 ..............................63
Hình 4.9. Cơ cấu đầu tư NN-LN-TS Khánh Hòa giai đoạn 2000-2016........................63

x


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Đối với nhiều nước đang phát triển, nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong
chiến lược phát triển kinh tế. Đặc biệt trong giai đoạn đầu, tốc độ tăng trưởng của nông
nghiệp ảnh hưởng quyết định đến tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế. Hiện nay,
đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về vấn đề tăng trưởng kinh tế và nâng cao
chất lượng tăng trưởng kinh tế. Những nghiên cứu trên đã xây dựng nền tảng lý thuyết
và đưa ra khung phân tích cũng như phương pháp tiếp cận trong việc đánh giá chất
lượng tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, đối với các khía cạnh ảnh hưởng đến tăng
trưởng kinh tế nông nghiệp chưa có nhiều nghiên cứu xem xét đến, cụ thể là tỉnh
Khánh Hòa. Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau, bao gồm: tổng
hợp, phân tích, thống kê, hạch toán tăng trưởng và ước lượng hàm sản xuất.... Trên cơ
sở đó đánh giá những mặt được, chưa được trong quá trình tăng trưởng kinh tế nông
nghiệp của địa phương trong giai đoạn 2000 – 2016. Các kết quả chính đạt được như sau:
Về tăng trưởng kinh tế nông nghiệp: Ngành nông nghiệp cơ bản đã khai thác hợp
lý tiềm năng và lợi thế của từng ngành, từng vùng, góp phần quan trọng trong ổn định
tình hình kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn. Đặc biệt, ngành thủy sản đã trở thành
ngành sản xuất và xuất khẩu chính của Khánh Hòa với giá trị sản lượng tăng liên tục
qua các năm và là ngành đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho tỉnh. Tuy nhiên, trong giai
đoạn phân tích, tỷ trọng đóng góp GDP của khu vực nông nghiệp giảm dần và tỷ trọng
khu vực công nghiệp, dịch vụ tăng dần. Khu vực dịch vụ ngày càng chiếm giá trị cao

và đóng vai trò then chốt trong tổng giá trị GDP toàn tỉnh.
Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp: Quá trình chuyển dịch cơ cấu giai
đoạn 2000 - 2016 của ngành nông nghiệp và ngành thủy sản theo chiều hướng tốt. Tỷ
trọng giá trị sản xuất nông nghiệp giảm dần, tỷ trọng thủy sản tăng rõ rệt. Cơ cấu GDP
của Khánh Hòa chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng các ngành nông – lâm – thủy
sản, gia tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ, du lịch và công nghiệp, xây dựng. Với xu
hướng này, sự thay đổi cơ cấu trong thời gian qua phù hợp với xu thế chung trong
chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành.
Về hiệu quả sử dụng nguồn lực: Tỷ lệ đóng góp của các nhân tố tổng hợp TFP lên
tăng trưởng kinh tế nông nghiệp của Khánh Hòa còn thấp và bất ổn, nhiều năm không
đóng góp gì cho tăng trưởng chứng tỏ việc sử dụng các nguồn lực chưa đạt hiệu quả.
xi


Xuất phát từ kết quả nghiên cứu, luận văn đã đề xuất những gợi ý chính sách
nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế nông nghiệp của địa phương trong thời
gian tới.
Từ khóa: Khánh Hòa, Nông nghiệp, Tăng trưởng kinh tế.

xii


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp với tính chất là ngành cung cấp lương thực thực phẩm luôn giữ vai
trò quan trọng trong phát triển kinh tế của cả nước nói chung và Khánh Hòa nói riêng.
Đã có nhiều mô hình kinh tế cho thấy việc phát triển kinh tế của một nước đều trải qua
nhiều giai đoạn, trong đó nông nghiệp luôn là tiền đề cơ bản cho các ngành khác và
tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong những giai đoạn phát triển kinh tế tiếp theo.
Kể từ khi đổi mới đến nay, nền nông nghiệp tỉnh Khánh Hòa tuy đạt được mức

tăng trưởng bình quân tương đối ổn định, cơ cấu kinh tế của tỉnh Khánh Hòa từng
bước chuyển dịch theo hướng tích cực, đó là tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy
sản trong tổng sản phẩm giá trị của tỉnh giảm từ 26,9% xuống 15%; tỷ trọng ngành
công nghiệp-xây dựng và dịch vụ-du lịch tăng tương ứng từ 35,3% và 37,8% lên
41,7% và 43,3% (Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Khánh Hòa, 2016). Tuy nhiên, chất
lượng phát triển kinh tế - xã hội và năng lực cạnh tranh của Khánh Hòa còn hạn chế;
tăng trưởng kinh tế nông nghiệp chủ yếu dựa vào các yếu tố chiều rộng, hay nói cách
khác là dựa nhiều vào tài nguyên, vốn và lao động. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển
dịch chậm, chưa khai thác hết tiềm năng phát triển, đặc biệt là nguồn lợi thủy sản. Cơ
cấu đầu tư chưa hướng mạnh vào chiều sâu, năng suất lao động thấp, đời sống của
người dân đặc biệt là khu vực nông thôn và miền núi gặp nhiều khó khăn. Do đó, việc
tìm ra giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp theo chiều sâu, đồng thời đưa kinh tế
Khánh Hòa phát triển ở tầm cao hơn trở thành yêu cầu cấp bách.
Từ nhiều năm qua, vấn đề tăng trưởng kinh tế và nâng cao chất lượng tăng
trưởng kinh tế đã được nhiều nhà nghiên cứu cũng như hoạch định chính sách quan
tâm. Những nghiên cứu điển hình có thể kể đến như: nghiên cứu của Viện nghiên cứu
quản lý kinh tế trung ương trong chuyên đề “Nâng cao tỷ trọng và tác dụng của năng
suất nhân tố tổng hợp” hay nghiên cứu của Nguyễn Văn Nam và Trần Thọ Đạt (2006)
về tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam…và tại địa phương là Nguyễn
Thị Thu Vi (2014) về nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế của tỉnh Khánh Hòa…
Những nghiên cứu trên đã xây dựng nền tảng lý thuyết và đưa ra khung phân tích
cũng như phương pháp tiếp cận trong việc đánh giá chất lượng tăng trưởng của Việt
Nam cũng như tại địa phương. Tuy nhiên, việc xem xét các khía cạnh chất lượng tăng
trưởng kinh tế nông nghiệp chưa có nhiều nghiên cứu đề cập đến, cụ thể là tỉnh Khánh Hòa.
1


Xuất phát từ những vấn đề trên là cơ sở để tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Phân
tích các yếu tố tác động đến tăng trưởng ngành nông nghiệp tại tỉnh Khánh Hòa”
để làm luận văn thạc sĩ của mình. Thông qua nghiên cứu, đề tài làm rõ các yếu tố tác

động tới chất lượng tăng trưởng nông nghiệp đồng thời đưa ra các chính sách phù hợp
nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng nông nghiệp tỉnh Khánh Hòa trong thời gian tới.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của Luận văn nhằm đánh giá chất lượng tăng trưởng ngành
nông nghiệp của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2000 – 2016, đồng thời xác định mức đóng
góp của các nguồn lực đối với tăng trưởng ngành nông nghiệp của tỉnh Khánh Hòa,
trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng tăng trưởng cho ngành
nông nghiệp tỉnh Khánh Hòa trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định các yếu tố cấu thành nên chất lượng tăng trưởng kinh tế nông nghiệp
tại tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2000 – 2016.
- Xác định các yếu tố nguồn lực chủ yếu ảnh hưởng đến tăng trưởng nông nghiệp
tại tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2000 - 2016.
- Phân tích mức đóng góp của các yếu tố nguồn lực chủ yếu ảnh hưởng đến tăng
trưởng ngành nông nghiệp của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2000 - 2016.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng cho ngành
nông nghiệp tỉnh Khánh Hòa trong thời gian tới.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Tình hình phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Khánh Hòa trong thời gian qua
như thế nào?
- Các yếu tố nào tác động đến tăng trưởng nông nghiệp của tỉnh Khánh Hòa?
- Dựa trên cơ sở nào để đề xuất giải pháp nhằm nâng cao tốc độ tăng trưởng
trong nông nghiệp của tỉnh Khánh Hòa trong thời gian tới?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu này tập trung xem xét các yếu tố tác động
đến tăng trưởng kinh tế ngành nông nghiệp tỉnh Khánh Hòa.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Tỉnh Khánh Hòa.
+ Về thời gian: Luận văn sử dụng số liệu thứ cấp được thu thập từ giai đoạn 2000 – 2016.

2


1.5. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Về mặt lý luận: Luận văn góp phần hệ thống cơ sở lý thuyết về tăng trưởng
kinh tế, đặc biệt là tăng trưởng kinh tế trong ngành nông nghiệp.
- Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu chỉ ra các yếu tố chính tác động đến tăng trưởng
nông nghiệp tỉnh Khánh Hòa. Đưa ra đề xuất các giải pháp, gợi ý chính sách để phát
triển nông nghiệp, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Khánh Hòa
trong dài hạn.
1.6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần như lời cam đoan, lời cảm ơn, trích yếu luận văn, danh mục tài liệu
tham khảo, phụ lục,... Luận văn được cấu trúc thành 05 chương như sau:
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
Tác giả trình bày tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, ý nghĩa khoa học
của đề tài.
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG NGÀNH NÔNG NGHIỆP
Hệ thống cơ sở lý thuyết về tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng kinh tế nông nghiệp;
Nghiên cứu các công trình trong và ngoài nước đã thực hiện liên quan đến tăng trưởng
kinh tế nông nghiệp; Trên cơ sở lý thuyết đã được kiểm nghiệm, tác giả đề xuất mô
hình nghiên cứu.
CHƯƠNG 3. ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tổng quan về địa bàn nghiên cứu, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Khánh Hòa trong thời gian qua; những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức
trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đồng thời, từ số liệu thu
thập được qua các năm, tác giả đề xuất phương pháp nghiên cứu và xử lý số liệu.
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Phân tích thực trạng tăng trưởng kinh tế nông nghiệp tỉnh Khánh Hòa để thấy
những tồn tại, hạn chế và hướng phát triển của nông nghiệp tỉnh Khánh Hòa trong thời

gian tới. Dựa trên số liệu thống kê thu thập được, tác giả sử dụng hàm Cobb – Douglas
và phương pháp OLS để để đưa ra kết quả nghiên cứu các yếu tố tác động đến tăng
trưởng kinh tế nông nghiệp tỉnh Khánh Hòa.
CHƯƠNG 5. BÀN LUẬN KẾT QUẢ VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
Phần này trình bày các kết luận chính rút ra từ kết quả nghiên cứu và đề xuất một
số gợi ý chính sách về các nội dung liên quan nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp tỉnh
Khánh Hòa.
3


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
2.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng kinh tế nông nghiệp
2.1.1. Khái niệm về tăng trưởng kinh tế
Những vấn đề cơ bản của phát triển kinh tế luôn gắn liền với tăng trưởng kinh tế.
Quan điểm hiện đại về tăng trưởng kinh tế chính là phát triển kinh tế với điều kiện là
tốc độ tăng trưởng sản xuất trong dài hạn phải bền vững và cao hơn tốc độ tăng dân số
(Kuznets, 1981).
Tăng trưởng kinh tế là sự tăng thêm hay sự gia tăng quy mô sản lượng của một
nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định (Phan Thúc Huân, 2006, tr.12).
Tăng trưởng kinh tế được coi là mục tiêu hàng đầu của các quốc gia, là một phạm
trù kinh tế. Nó phản ánh quy mô tăng lên đáng kể hay giảm đi của nền kinh tế ở năm
này so với năm trước đó hoặc của thời kỳ này so với thời kỳ trước. Tăng trưởng kinh
tế có thể biểu hiện bằng quy mô tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng. Quy mô tăng
trưởng phản ánh sự tăng lên hay giảm đi, nhiều hay ít; còn tốc độ tăng trưởng được sử
dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm của nền
kinh tế qua các năm.
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng
sản lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu
người trong một thời gian nhất định (thường là 1 năm). Được phản ánh qua mức tăng

trưởng và tỷ lệ tăng trưởng. Tăng trưởng kinh tế với tốc độ và chất lượng cao là mong
muốn thường trực của mọi quốc gia và của cả nhân loại trên thế giới (Vũ Thị Ngọc
Phùng, 2006).
2.1.2. Khái niệm về tăng trưởng kinh tế nông nghiệp
Nông nghiệp là một trong những ngành sản xuất vật chất quan trọng của nền kinh
tế quốc dân, là bộ phận trọng yếu của tái sản xuất xã hội. Hoạt động nông nghiệp
không những gắn liền với các yếu tố kinh tế, xã hội, mà còn gắn với các yếu tố tự
nhiên. Theo David Ricardo (1772 - 1823), nông nghiệp là nguồn gốc của tăng trưởng
kinh tế, bởi đây là ngành sản xuất ra của cải vật chất mà con người phải dựa vào quy
luật sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi để tạo ra sản phẩm như lương thực, thực phẩm.
Ngoài ra nếu hiểu theo nghĩa rộng thì nó còn bao gồm cả lâm nghiệp và ngư nghiệp.
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng hay mở rộng về sản lượng hàng hoá và dịch vụ
của nền kinh tế trong một thời gian nhất định. Nó vừa là mục tiêu, vừa là thước đo
4


quan trọng phản ánh sự tăng lên về quy mô sản lượng và sản lượng bình quân đầu
người của một nền kinh tế. Nghiên cứu của Morris và Adelman (1989) cho biết tăng
trưởng kinh tế của các nước phát triển đã tiến hành theo nhiều kiểu khác nhau:
Nhóm các nước Pháp, Bỉ, Mỹ dựa vào cải tiến nông nghiệp, xuất khẩu hàng công
nghiệp chế biến để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Nhóm các nước Úc, Aghentina, Canađa và New Zealand có nhiều đất và tài
nguyên, phát triển mạnh nông nghiệp, xuất khẩu nông sản tích lũy.
Nhóm các nước Đan Mạch, Hà lan, Thuỵ Sĩ có lợi thế về thể chế và tài nguyên,
tăng trưởng cân đối, phát triển nông nghiệp hàng hoá xuất khẩu có nhiều thặng dư.
Các nền kinh tế Đông Á gần đây lại đẩy mạnh tăng trưởng bằng cách lấy nông
nghiệp làm nền tảng ổn định xã hội và tích lũy cho công nghiệp, thu hút vốn đầu tư
nước ngoài, phát triển công nghiệp hướng vào xuất khẩu.
Như vậy, thế giới không thể có một công thức phát triển chung cho quá trình tăng
trưởng kinh tế cũng như cho vai trò của nông nghiệp để các nước đang phát triển noi

theo, nhưng tựu trung lại, xuất phát điểm từ nông nghiệp, lấy nông nghiệp làm nền
tảng, làm bệ phóng cho tăng trưởng kinh tế thì hầu như quốc gia nào cũng áp dụng.
Ở những nước có thu nhập thấp, nông nghiệp chiếm một tỷ trọng lớn trong GDP
và thậm chí một tỷ trọng lớn hơn trong lực lượng lao động. Do vậy, phát triển nông
nghiệp là mục tiêu chủ yếu của mọi chiến lược phát triển. Từ lâu người ta đã cho rằng
nếu năng suất nông nghiệp không tăng, thì tiềm năng tăng trưởng bền vững của nền
kinh tế nói chung sẽ bị hạn chế (Timmer 1988). Kinh tế nông nghiệp nuôi sống người
dân, tạo ra thặng dư để đầu tư vào các ngành công nghiệp khác, tạo nguồn thu hoặc tiết
kiệm ngoại tệ thông qua xuất khẩu và thay thế nhập khẩu và mở rộng thị trường cho các
nhà sản xuất trong nước trong các ngành chế tạo và dịch vụ (Mellor và Johnston 1984).
2.2. Các quan điểm và mô hình tăng trưởng kinh tế nông nghiệp
2.2.1. Quan điểm của trường phái cổ điển về tăng trưởng kinh tế nông nghiệp
2.2.1.1. Quan điểm của Adam Smith
Adam Smith (1723-1790) được coi là người sáng lập ra kinh tế học và là người
đầu tiên nghiên cứu lý luận tăng trưởng kinh tế một cách có hệ thống. Trong tác phẩm
“Của cải của các quốc gia”, ông đã nghiên cứu về tính chất, nguyên nhân tăng trưởng
kinh tế và làm thế nào để tạo điều kiện cho kinh tế tăng trưởng. Nội dung cơ bản của
tác phẩm này là:
5


- Học thuyết về “Giá trị lao động”, ông cho rằng lao động là nguồn gốc cơ bản để
tạo ra của cải cho đất nước.
- Học thuyết về “Bàn tay vô hình”, theo ông nếu không bị chính phủ kiểm soát,
người lao động sẽ được lợi nhuận thúc đẩy để sản xuất ra dịch vụ và hàng hoá cần thiết
và thông qua thị trường tự do này, lợi ích cá nhân sẽ gắn liền với lợi ích xã hội. Từ đó
ông cho rằng Chính phủ không có vai trò thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
- Lý thuyết về phân phối thu nhập theo nguyên tắc “Ai có gì được nấy”, theo
nguyên tắc này, tư bản có vốn thì được lợi nhuận, địa chủ có đất đai thì thu được địa
tô, công nhân có sức lao động thì nhận được tiền công.

Theo Adam Smith, chính lao động được sử dụng trong những công việc có ích và
hiệu quả là nguồn gốc tạo ra giá trị cho xã hội. Số công nhân “hữu ích và hiệu quả”
cũng như năng suất của họ phụ thuộc vào lượng tư bản tích luỹ. Adam Smith coi sự
gia tăng tư bản là yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế.
2.2.1.2. Quan điểm của David Ricardo
Nếu Adam Smith được coi là người sáng lập ra Kinh tế học thì David Ricardo
(1772-1823) được coi là tác giả cổ điển xuất sắc nhất. Ông kế thừa các tư tưởng của
Adam Smith, và chịu ảnh hưởng tư tưởng về dân số học của T.R Malthus (1776-1834).
Những quan điểm cơ bản của David Ricardo về tăng trưởng kinh tế được thể hiện như sau:
- Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng nhất, các yếu tố cơ bản của tăng
trưởng kinh tế là đất đai, lao động và vốn, trong từng ngành và phù hợp với một trình
độ kỹ thuật nhất định, các yếu tố này kết hợp với nhau theo một tỷ lệ cố định, không
thay đổi.
- David Ricardo cho rằng trong nông nghiệp, năng suất cận biên của đất đai, tư
bản, lao động đều giảm dần. Theo Ricardo, bất cứ biện pháp nào có thể thúc đẩy việc
nâng cao năng suất cận biên như: cải tạo nông nghiệp, áp dụng máy móc, nhập ngũ cốc
giá rẻ, giảm thuế và chi tiêu công cộng, đều làm tăng lợi nhuận, từ đó tăng tỷ lệ hình
thành tư bản, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy xuất phát từ góc độ phân phối thu nhập
để nghiên cứu tăng trưởng kinh tế, nhưng ông vẫn đặc biệt nhấn mạnh tích luỹ tư bản
là nhân tố chủ yếu quyết định sự tăng trưởng kinh tế còn các chính sách của Chính phủ
không có tác động quan trọng tới hoạt động của nền kinh tế.
2.3. Quan điểm của K.Marx về tăng trưởng kinh tế
K.Marx (1818-1883) không những là một nhà xã hội, chính trị học, lịch sử và
triết học xuất chúng mà còn là một nhà kinh tế học xuất sắc.
6


Theo Marx các yếu tố tác động đến quá trình tái sản xuất là đất đai, lao động, vốn
và tiến bộ kỹ thuật. Marx đặc biệt quan tâm đến vai trò của lao động trong việc tạo ra
giá trị thặng dư. Theo Marx, sức lao động đối với nhà tư bản là một loại hàng hoá đặc

biệt, giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động không giống như giá trị sử dụng của
các loại hàng hoá khác, vì nó có thể tạo ra một giá trị lớn hơn giá trị của bản thân nó,
giá trị đó bằng giá trị sức lao động cộng với giá trị thặng dư.
Về yếu tố kỹ thuật, Marx cho rằng tiến bộ kỹ thuật làm tăng số máy móc và dụng
cụ lao động dành cho người thợ, nghĩa là cấu tạo hữu cơ tư bản có xu hướng ngày càng
tăng. Do các nhà tư bản cần nhiều vốn hơn để khai thác tiến bộ kỹ thuật, để nâng cao
năng suất lao động của công nhân nên các nhà tư bản phải chia giá trị thặng dư thành
hai phần: một phần để tiêu dùng cho nhà tư bản, một phần để tích luỹ phát triển sản
xuất. Đó là nguyên nhân tích luỹ của chủ nghĩa tư bản.
Marx bác bỏ ý kiến về “cung tạo nên cầu ”, theo ông khủng hoảng kinh tế là một
giải pháp nhằm khôi phục lại thế thăng bằng đã bị rối loạn. Các chính sách kinh tế của
Nhà nước có ý nghĩa quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng, đặc biệt là chính sách
khuyến khích nâng cao mức cầu hiện có.
2.3.1. Các mô hình của trường phái tân cổ điển về tăng trưởng kinh tế nông nghiệp
2.3.1.1. Mô hình Athur Lewis
Mô hình hai khu vực cho rằng tăng trưởng kinh tế dựa vào sự tăng trưởng hai
khu vực nông nghiệp và công nhiệp trong đó chú trọng yếu tố chính là lao động (Llabor), yếu tố tăng năng suất do đầu tư và khoa học kỹ thuật tác động lên hai khu vực
kinh tế. Tiêu biểu cho mô hình hai khu vực là mô hình Lewis, Tân cổ điến và Harry T.
Oshima. Luận điểm cơ bản của Mô hình hai khu vực là khả năng thu hút lao động dư
thừa từ khu vực nông nghiệp của khu vực công nghiệp, làm tăng năng suất lao động xã
hội và tạo ra tăng trưởng.
Mô hình hai khu vực của Athur Lewis được đưa ra vào năm 1955 dựa trên giả
định nền kinh tế gồm hai khu vực nông nghiệp truyền thống và công nghiệp.
- Khu vực nông nghiệp truyền thống: do nông nghiệp chủ yếu dựa vào đất đai
nhưng đất đai ngày càng khan hiếm, trong khi dân số ngày càng tăng làm cho lực
lượng lao động trong nông nghiệp ngày càng tăng.

7



Hình 2.1. Đường tổng sản phẩm nông nghiệp
Nguồn: Đinh Phi Hổ, 2003

Trên đồ thị có thế thấy khi lao động trong nông nghiệp tăng đến một mức nào đó
(tăng từ L2 đến L3) thì năng suất biên của lao động bằng không, như vậy nếu giảm
lượng lao động từ L3 xuống L2 sẽ không làm giảm sản lượng nông nghiệp.
- Khu vực công nghiệp:
Lewis cho rằng mức tiền lương trong khu vực công nghiệp phải cao hơn khoảng
30% so với mức lương tối thiếu trong khu vực nông nghiệp thì khu vực công nghiệp
có thế thu hút lao động dư thừa trong nông nghiệp.

Hình 2.2. Quá trình dịch chuyển lao động
Nguồn: Đinh Phi Hổ (2003).

Theo Lewis đường cung lao động trong khu vực nông nghiệp được chia làm hai
giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất bắt đầu từ điểm W1, đây chính là mức lương có thế thu
hút lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp, đường cung lao động
tại giai đoạn một có xu hướng nằm ngang, thế hiện mức lương bằng nhau của tất cả
8


các lao động di chuyển từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp. Trong giai
đoạn này khu vực công nghiệp thu hút một lượng lao động L1 từ khu vực nông nghiệp,
tạo ra giá trị sản lượng là Y1 với lượng vốn là K1. Vì tiền lương không đổi trong khi
tổng sản lượng tăng nên lợi nhuận của các nhà tư bản công nghiệp tăng. Lợi nhuận
được tái đầu tư mở rộng sản xuất nên vốn mới sẽ là K2 (K2>K1), hàm sản xuất mới sẽ là
TP(K2). Lúc này khu vực công nghiệp lại tiếp tục thu hút lao động từ khu vực nông nghiệp.
Giai đoạn hai bắt đầu khi lao động dư thừa trong khu vực nông nghiệp đã bị thu
hút hết, khi khu vực nông nghiệp muốn thu hút thêm lao động từ khu vực nông nghiệp
thì phải trả mức lương W2 lớn hơn W1 nên lợi nhuận công nghiệp sẽ giảm. Để mở rộng

tổng sản phẩm và tìm kiếm lợi nhuận nhà tư bản công nghiệp phải sử dụng các yếu tố
khác thay thế cho lao động như vốn, công nghệ. Quá trình tăng trưởng sẽ tiếp tục.
Mô hình Lewis cho thấy tăng trưởng của nền kinh tế được thực hiện trên cơ sở
tăng trưởng của ngành công nghiệp thông qua tích lũy vốn từ lao động dư thừa của
ngành nông nghiệp. Khi một lượng lao động trong nông nghiệp được chuyển đi sẽ
không làm giảm tổng sản lượng nông nghiệp, giá nông sản không giảm nên không tạo
áp lực tăng lương trong khu vực công nghiệp. Nếu cả hai khu vực đều tập trung áp
dụng công nghệ hiện đại sẽ tạo ra tích lũy lợi nhuận trên cả hai khu vực, tạo động lực
tăng trưởng nhanh cho nền kinh tế.
2.3.1.2. Mô hình Harry T. Oshima
Quan điểm của Oshima, lao động trong khu vực nông nghiệp có dư thừa nhưng
chỉ vào thời điểm nhất định, khi vụ mùa đang vào giai đoạn cao điểm có khả năng sẽ
thiếu lao động, đặc biệt là các nước Châu Á gió mùa là các nước có nửa năm mưa
nhiều, nửa năm mưa ít làm cho ngành nông nghiệp càng có tính mùa vụ rõ nét. Do đó,
ông cho rằng quan điểm chuyển một lượng lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu
vực công nghiệp mà không làm giảm sản lượng ngành nông nghiệp là không phù hợp
(quan điểm của Lewis).
Cũng giống như quan điểm của các nhà kinh tế học Tân Cổ Điển, Oshima cho
rằng cần thiết phải đầu tư theo chiều sâu cho cả khu vực nông nghiệp và công nghiệp
để đẩy nhanh quá trình phát triển. Tuy nhiên, đối với những nước có nguồn vốn và
trình độ nhân lực có hạn, kỹ năng quản lý kém thì việc đầu tư cho hai khu vực cùng
lúc là rất khó khả thi nếu không nói là phi thực tế. Oshima đề nghị phát triển kinh tế
theo 3 giai đoạn với những mục tiêu khác nhau.
9


Giai đoạn 1: Mục tiêu của giai đoạn này là tập trung đầu tư cho nông nghiệp phát
triển theo chiều rộng nhằm nâng cao sản lượng và đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp,
giải quyết vấn đề thất nghiệp theo mùa vụ trong khu vực này. Mục tiêu này phù hợp
với các nước đang phát triển do không cần đầu tư vốn lớn so với đầu tư vào ngành

công nghiệp, đồng thời không đòi hỏi kỹ thuật nông nghiệp cao. Khi ngành nông
nghiệp phát triển và tạo ra sản lượng nông sản lớn sẽ làm giảm giá trị nhập khẩu nông
sản và có khả năng xuất khẩu, trong cả hai trường hợp ngành nông nghiệp đều có vai
trò tích lũy ngoại tệ, tạo điều kiện nhập khẩu máy móc, thiết bị cho các ngành công
nghiệp sử dụng nhiều lao động.
Dấu hiệu kết thúc giai đoạn 1 là chủng loại hàng hóa nông sản được sản xuất
ngày càng nhiều, quy mô ngày càng lớn, nhu cầu các yếu tố đầu vào cho ngành nông
nghiệp lớn. Hàng hóa nông sản nhiều làm xuất hiện nhu cầu chế biến nông sản với quy
mô lớn, tức là phát sinh điều kiện nhu cầu phát triển ngành công nghiệp và dịch vụ với
quy mô lớn.
Giai đoạn 2: Sau khi kết thúc giai đoạn 1, nền kinh tế đã có đủ nguồn lực để đồng
thời đầu tư theo chiều rộng các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Ngành
nông nghiệp tiếp tục đa dạng hóa sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ sinh
học, xây dựng các mô hình sản xuất lớn nhằm mở rộng qui mô sản lượng. Ngành nông
nghiệp phát triển theo hướng đa dạng hóa tạo điều kiện thích hợp cho việc phát triển
ngành công nghiệp chế biến, các ngành công nghiệp cung cấp đầu vào cho ngành nông
nghiệp, các ngành công nghiệp thâm dụng lao động và nhu cầu các ngành dịch vụ.
Dấu hiệu kết thúc giai đoạn 2 là tốc độ tăng trưởng việc làm lớn hơn tốc độ tăng
trưởng lao động, thị trường lao động bị thu hẹp, lương thực tế tăng.
Giai đoạn 3: Quá trình phát triển kinh tế ở giai đoạn 2 phải trải qua một thời gian
khá dài làm cho nội lực của nền kinh tế khá mạnh và đủ khả năng phát triển các ngành
kinh tế theo chiều sâu nhằm giảm nhu cầu lao động. Giai đoạn này xuất hiện khả năng
thiếu hụt lao động do sự phát triển các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ ở
giai đoạn 2. Do đó nền ngành nông nghiệp cần đẩy mạnh cơ giới hóa nhằm thay thế
sức lao động, ứng dụng công nghệ sinh học nhằm tăng năng suất lao động. Lao động
trong khu vực nông nghiệp có thể chuyển một phần sang ngành công nghiệp nhưng
không làm giảm sản lượng nông nghiệp.
Ngành công nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa thay thế nhập khẩu
và chuyển sang xuất khẩu với sự chuyển dịch dần trong cơ cấu sản xuất. Các ngành
10



công nghiệp thâm dụng lao động sẽ dần bị thu hẹp do khả năng cạnh tranh thấp, thay
vào đó là các ngành công nghiệp thâm dụng vốn và công nghệ có sức cạnh tranh cao
và ít sử dụng lao động.
Hết giai đoạn này, nền kinh tế đã đạt được trình độ phát triển cao.
Nhìn chung mô hình Oshima là mô hình rất tiến bộ, và cũng tương đối phù hợp
với điều kiện Việt Nam, ý nghĩa chính của mô hình là thể hiện cơ cấu đầu tư được xác
định cụ thể trong từng giai đoạn, sự thay đổi của cơ cấu đầu tư sẽ quyết định cơ cấu
kinh tế trong các giai đoạn.
2.3.1.3. Mô hình Todaro
Quan điểm của Todaro cho rằng nền nông nghiệp phát triển theo 3 giai đoạn tuần
tự như sau:
Giai đoạn tự cung tự cấp: đặc điểm nổi bật của giai đoạn này là các sản phẩm
nông nghiệp được sản xuất để phục vụ nội ngành, các sản phẩm không đa dạng, chủ
yếu là các sản phẩm truyền thống. Công cụ sản xuất trong ngành nông nghiệp còn thô
sơ, chưa áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên phụ thuộc lớn vào
thiên nhiên, đầu vào chủ yếu là đất và lao động do đó việc tăng sản lượng của ngành
nông nghiệp chủ yếu thông qua việc mở rộng diện tích sản xuất.
Giai đoạn chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa: đặc điểm
của giai đoạn này là nền nông nghiệp có khả năng đa dạng hóa sản xuất, giảm dần tình
trạng độc canh trong sản xuất, tình trạng mùa vụ trong nông nghiệp được hạn chế.
Năng suất trong nông nghiệp được nâng cao do ứng dụng một số tiến bộ khoa học như
sử dụng giống mới, phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật và xây dựng hệ thống
thủy lợi hiệu quả. Nền nông nghiệp sản xuất các sản phẩm đáp ứng tốt các nhu cầu thị
trường, thoát khỏi tình trạng tự cung tự cấp.
Giai đoạn phát triển nông nghiệp hiện đại: đây là giai đoạn phát triển cao nhất
của nông nghiệp, mô hình sản xuất trang trại được chuyên môn hóa, sản phẩm được
cung ứng hoàn toàn cho thị trường nhằm mục tiêu lợi nhuận thương mại. Khác với các
giai đoạn khác, vốn và công nghệ là hai yếu tố đầu vào quan trọng trong việc phát triển

ngành nông nghiệp. Giai đoạn này ngành nông nghiệp đã đạt được lợi thế theo qui mô.
2.3.1.4. Mô hình Sung Sang Park
Cũng tương tự như mô hình Todaro, Sung Sang Park cũng cho rằng quá trình
phát triển ngành nông nghiệp gồm ba giai đoạn bao gồm: sơ khai, đang phát triển và
11


phát triển. Trong mỗi giai đoạn phát triển, sản lượng sẽ phụ thuộc vào các yếu tố đầu
vào khác nhau. Cụ thế như sau:
Giai đoạn sơ khai: Sản lượng sản phẩm nông nghiệp phụ thuộc vào các yếu tố
đầu vào giản đơn như điều kiện tự nhiên, đất đai, lao động. Trong giai đoạn này qui
luật năng suất biên giảm dần thế hiện trong hàm sản xuất. Do đó hàm sản xuất của
ngành nông nghiệp có dạng như sau:
Y=F(N,L)

(1.1)

Trong đó: Y là sản lượng nông nghiệp,
N là yếu tố tự nhiên,
L là lao động.

Hình 2.3. Ảnh hưởng của lao động và yếu tố tự nhiên
Nguồn: Đinh Phi Hổ (2003).

Giai đoạn đang phát triển: giai đoạn này sản lượng nông nghiệp còn phụ thuộc
vào yếu tố tự nhiên, lao động, ngoài ra ngành nông nghiệp còn sử dụng yếu tố đầu vào
được sản xuất từ ngành công nghiệp như phân bón, thuốc hóa học. Do đó hàm sản xuất
của ngành nông nghiệp được khái quát như sau:
Y=F(N,L) + F(Ci)


(1.2)

Trong đó Ci là đầu vào do ngành công nghiệp cung cấp trên 1 ha đất nông
nghiệp, F(Ci) là sản lượng nông nghiệp tăng lên do sử dụng đầu vào do ngành công
nghiệp cung cấp.

12


Hình 2.4. Ảnh hưởng của việc sử dụng đầu vào công nghiệp
Nguồn: Đinh Phi Hổ (2003).

Giai đoạn phát triển: sản lượng nông nghiệp phụ thuộc vào công nghệ thâm dụng
vốn sử dụng trong nông nghiệp, sản lượng trên một lao động tăng thêm tương ứng với
lượng vốn sử dụng tăng lên, đến giai đoạn này không còn tình trạng thất nghiệp bán thời
gian trong nông nghiệp. Hàm sản xuất của ngành nông nghiệp được khái quát như sau:
Y=F(N,L) + F(Ci) + F(K)

(1.3)

Trong đó K là vốn sản xuất.

Hình 2.5. Ảnh hưởng của việc sử dụng đầu vào công nghiệp
Nguồn: Đinh Phi Hổ (2003).

2.3.2. Quan điểm của Keynes về tăng trưởng kinh tế nông nghiệp
Vào những năm 30 của thế kỷ XX, khủng hoảng kinh tế và thất nghiệp đã diễn ra
thường xuyên, nghiêm trọng. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đã chứng
tỏ rằng học thuyết “Tự điều tiết” nền kinh tế của các trường phái cổ điển và tân cổ điển
13



×