Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Phát triển sản phẩm du lịch di sản văn hóa chăm tại ninh thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.25 MB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

HÁN VĂN TRÍ

PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH DI SẢN
VĂN HÓA CHĂM TẠI NINH THUẬN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

HÁN VĂN TRÍ

PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH DI SẢN
VĂN HÓA CHĂM TẠI NINH THUẬN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Kinh tế Phát triển

Mã số:

8310105

Quyết định giao đề tài:


1364/QĐ-ĐHNT ngày 28/12/2017

Quyết định thành lập hội đồng:

886/QĐ-ĐHNT ngày 18/8/2018

Ngày bảo vệ:

28/8/2018

Người hướng dẫn khoa học:
TS. LÊ CHÍ CÔNG
Chủ tịch Hội Đồng:
PGS.TS. ĐỖ THỊ THANH VINH
Phòng Đào tạo Sau Đại học:

KHÁNH HÒA - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn “Phát triển sản phẩm du lịch di sản văn hóa Chăm
tại Ninh Thuận” là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả thu thập, phân tích, đánh giá, nghiên cứu và các kiến nghị
chính sách nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa được công bố trong các
công trình nghiên cứu khoa học nào khác.
Khánh Hòa, tháng

năm 2018

Tác giả luận văn


Hán Văn Trí

iii


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt hơn hai năm học tập và nghiên cứu đến nay, tôi đã hoàn thành luận
văn tốt nghiệp. Đây là công trình nghiên cứu của tôi. Để có được kết quả như hôm
nay, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ Quý thầy
cô, các bạn học viên, các đồng nghiệp, người thân cũng như các tổ chức, cá nhân.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Quý thầy cô Trường Đại học Nha
Trang đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực Kinh
tế phát triển trong quá trình theo học tại trường.
Đặc biệt, tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Lê Chí Công đã tận tình
hướng dẫn và hỗ trợ tôi rất nhiều trong thời gian thực hiện đề tài với tất cả sự nhiệt
tình và đầy trách nhiệm.
Và cuối cùng xin được gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô trong Hội đồng bảo vệ
luận văn thạc sỹ đã góp thêm ý kiến để tôi hoàn thành tốt hơn luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn.
Trân trọng!
Khánh Hòa, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Hán Văn Trí

iv


năm 2018


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ iii
LỜI CẢM ƠN ...............................................................................................................iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................. viii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................ix
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH ...................................................................................x
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN............................................................................................xi
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH DI
SẢN VĂN HÓA .............................................................................................................6
1.1. Khái niệm có liên quan đến văn hóa và di sản văn hóa............................................6
1.1.1. Văn Hóa .................................................................................................................6
1.1.2. Di sản văn hóa .......................................................................................................8
1.2. Các loại hình văn hóa ............................................................................................... 9
1.2.1. Văn hóa vật chất ....................................................................................................9
1.2.2. Văn hóa tinh thần...................................................................................................9
1.3. Các khái niệm liên quan đến du lịch ........................................................................9
1.3.1. Du lịch ...................................................................................................................9
1.3.2. Khách du lịch .......................................................................................................10
1.3.3. Sản phẩm du lịch .................................................................................................11
1.4. Phát triển sản phẩm du lịch di sản văn hóa ............................................................ 14
1.4.1. Đặc điểm sản phẩm du lịch di sản văn hóa ......................................................... 14
1.4.2. Vai trò của các bên trong quá trình phát triển sản phẩm du lịch di sản văn hóa
Chăm .............................................................................................................................. 16
1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch di sản văn hóa Chăm ....17
1.4.4. Các tiêu chí đánh giá phát triển sản phẩm du lịch di sản văn hóa Chăm ............18

1.5. Nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến phát triển sản phẩm du lịch di
sản văn hóa ....................................................................................................................18
1.5.1. Các nghiên cứu trong nước..................................................................................18
1.5.2. Các nghiên cứu nước ngoài .................................................................................19
1.6. Xây dựng khung phân tích cho nghiên cứu ............................................................ 19
v


1.7. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 20
1.7.1. Cách tiếp cận nghiên cứu ....................................................................................20
1.7.2. Phương pháp chọn mẫu du khách........................................................................21
1.7.3. Loại dữ liệu cần thu thập .....................................................................................22
1.7.4. Công cụ phân tích dữ liệu:...................................................................................22
Tóm tắt chương 1 .........................................................................................................22
CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU
LỊCH DI SẢN VĂN HÓA CHĂM TẠI TỈNH NINH THUẬN GIAI ĐOẠN 2012 –
2017 ............................................................................................................................... 23
2.1. Tiềm năng và thế mạnh phát triển du lịch di sản văn hóa Chăm tại Ninh Thuận ..23
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của người Chăm tỉnh Ninh Thuận ...........23
2.1.2. Tiềm năng và thế mạnh về văn hóa truyền thống của người Chăm tỉnh Ninh
Thuận ............................................................................................................................. 25
2.1.3. Các sản phẩm văn hóa của người Chăm.............................................................. 28
2.2. Thực trạng phát triển sản phẩm du lịch di sản văn hóa chăm tại Ninh Thuận .......34
2.2.1. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch di sản văn hóa
Chăm tại Ninh Thuận ....................................................................................................34
2.2.1.1. Nhóm các yếu tố thuộc về cung .......................................................................34
2.2.1.2. Nhóm các yếu tố thuộc về cầu ..........................................................................40
2.2.2. Đánh giá phát triển về số lượng sản phẩm du lịch di sản văn hóa Chăm Ninh
Thuận trong thời gian qua ............................................................................................. 43
2.3. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá phát triển sản phẩm du lịch di sản văn hóa Chăm

Ninh Thuận ....................................................................................................................47
2.3.1. Phương pháp thu thập và phân tích .....................................................................47
2.3.2. Kết quả phân tích các chỉ tiêu..............................................................................49
2.3.3. Đánh giá chung ....................................................................................................54
2.3.3.1. Những kết quả đạt được ...................................................................................54
2.3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân .......................................................................55
Tóm tắt chương 2 .........................................................................................................57
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH DI SẢN VĂN
HÓA CHĂM TẠI NINH THUẬN .............................................................................58

vi


3.1. Cơ sở đề ra giải pháp phát triển sản phẩm du lịch di sản văn hóa Chăm tại Ninh
Thuận ............................................................................................................................. 58
3.1.1. Định hướng phát triển sản phẩm du lịch di sản văn hóa Chăm tại Ninh Thuận
đến năm 2020.................................................................................................................58
3.1.2. Cơ sở thực tiễn .....................................................................................................61
3.2. Giải pháp hoàn thiện và phát triển sản phẩm du lịch di sản văn hóa Chăm tại Ninh
Thuận ............................................................................................................................. 61
3.3. Một số kiến nghị nhằm phát triển sản phẩm du lịch di sản văn hóa Chăm tại Ninh
Thuận ............................................................................................................................. 67
3.3.1. Kiến nghị đến Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch ...................67
3.3.2. Kiến nghị đến Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận, Sở Văn hoá, thể thao và Du
lịch Ninh Thuận .............................................................................................................68
Tóm tắt chương 3 .........................................................................................................69
KẾT LUẬN CHUNG ..................................................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 72
PHỤ LỤC


vii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT TẮT

GIẢI THÍCH

DL

Du lịch

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

KT – XH

Kinh tế - Xã hội

UNESCO

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên
Hiệp Quốc

QLNN

Quản lý Nhà nước


UBND

Ủy ban nhân dân

UNWTO

Tổ chức du lịch thế giới

VHTT&DL

Văn hóa, thể thao và du lịch

VNAT

Tổng cục Du lịch Việt Nam

WTTC

Hội đồng Lữ hành và Du lịch quốc tế

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Lượng khách tham quan tháp Po Klaung Garai giai đoạn ............................ 43
Bảng 2.2. Thống kê số lượng sản phẩm du lịch di sản văn hóa Chăm tại Ninh
Thuận hiện nay .............................................................................................................44
Bảng 2.3. Danh sách các chuyên gia tham gia đánh giá ...............................................47
Bảng 2.4. Đánh giá vai trò của việc phát triển sản phẩm du lịch di sản văn hóa Chăm
tỉnh Ninh Thuận thời gian qua .......................................................................................49

Bảng 2.5. Đánh giá về số lượng và chất lượng phát triển sản phẩm du lịch di sản văn
hóa Chăm tỉnh Ninh Thuận thời gian qua .....................................................................50
Bảng 2.6. Thống kê đặc điểm nhân khẩu học trong mẫu nghiên cứu ........................... 51
Bảng 2.7. Đánh giá cảm nhận của du khách về các yếu tố cấu thành chất lượng sản
phẩm du lịch di sản văn hóa Chăm tại Ninh Thuận ......................................................52

ix


DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH
Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ của du lịch ...............................................................................10
Sơ đồ 1.2. Cấp độ của sản phẩm du lịch........................................................................12
Sơ đồ 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch văn hóa ................17
Sơ đồ 1.4. Khung phân tích ........................................................................................... 20

Hình 1.1. Quy trình nghiên cứu .....................................................................................21
Hình 2.1. So sánh đánh giá cảm nhận về các yếu tố cấu thành chất lượng sản phẩm du
lịch di sản văn hóa Chăm tại Ninh Thuận .....................................................................54

x


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Với lợi thế về vị trí địa lý, Ninh Thuận còn là một tỉnh có tiềm năng lớn, với
cảnh quang thiên nhiên hấp dẫn, yên tĩnh, thơ mộng, đường bờ biển dài gần 105 km,
nhiều nơi quanh co khúc khủy tạo thành nhiều vịnh, đầm, phá...đặc biệt nét văn hóa
Chăm truyền thống tại địa phương là điều kiện hết sức cơ bản và thích hợp để phát
triển các sản phẩm du lịch gắn với tài nguyên di sản văn hóa Chăm. Tuy nhiên, việc
khai thác tài nguyên di sản văn hóa Chăm chưa thực sự quan tâm và hợp lý đã đặt ra
cho tỉnh Ninh Thuận một vấn đề cần phải giải quyết đó là làm thế nào để phát triển sản

phẩm du lịch di sản văn hóa Chăm tại Ninh Thuận theo hướng bền vững.
Đề tài tập trung nghiên cứu tìm hiểu những tiềm năng, hiện trạng và các định
hướng phát triển sản phẩm du lịch di sản văn hóa Chăm tại tỉnh Ninh Thuận. Tìm ra
những giải pháp hữu hiệu nhất nhằm phát triển sản phẩm du lịch di sản văn hóa Chăm
tại tỉnh Ninh Thuận theo hướng bền vững.
Để đạt được mục tiêu trên, nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu
điều tra: đề tài thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp, dữ liệu sơ cấp được điều tra từ các
chuyên gia trong ngành du lịch để phân tích thực trạng, tiềm năng và lợi thế cho phát
triển sản phẩm du lịch di sản văn hoá Chăm của địa phương; dữ liệu thứ cấp được điều
tra từ các số liệu của Sở Văn hoá, thể thao và Du lịch, và phòng Văn hóa thông tin các
huyện/thị/thành phố trong tỉnh Ninh Thuận. Các số liệu sơ cấp được điều tra phỏng
vấn từ chuyên gia trong ngành du lịch. Phương pháp toán học: Thống kê, so sánh, tổng
hợp và mô hình hóa sau khi thu thập thông tin về tiềm năng, hiện trạng du lịch di sản
văn hóa Chăm tại Ninh Thuận. Phương pháp trao đổi, điều tra xã hội học: Phỏng vấn
bằng bảng hỏi cấu trúc được soạn sẵn. Phương pháp tổng hợp, phân tích: Nhằm đánh
giá hiện trạng phát triển sản phẩm du lịch di sản văn hóa Chăm tại địa phương và tìm
hiểu nhu cầu, mong muốn của du khách khi đến du lịch Ninh Thuận trong thời gian
tới, nghiên cứu sẽ thiết kế phiếu câu hỏi để tiến hành điều tra đánh giá của du khách.
Nghiên cứu đã tiến hành đánh giá thực trạng phát triển sản phẩm du lịch di sản
văn hóa Chăm tại Ninh Thuận, chỉ ra được thành tựu, nguyên nhân trong phát triển sản
phẩm du lịch di sản văn hóa Chăm tại Ninh Thuận từ đó đề xuất những giải pháp cơ
bản, có khả năng áp dụng trong thực tiễn, góp phần phát triển sản phẩm du lịch di sản
văn hóa Chăm trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận trong thời gian tới.
Từ khóa: Sản phẩm, du lịch di sản văn hóa Chăm, Ninh Thuận.
xi


GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng về tài nguyên du lịch đặc biệt
là tài nguyên du lịch di sản văn hóa Chăm được các nhà nghiên cứu quan tâm để phát
triển du lịch. Việt Nam có hàng trăm làng nghề truyền thống với những sản phẩm nổi
tiếng mang tính nghệ thuật cao, các món ăn dân tộc độc đáo với nghệ thuật ẩm thực
làm say lòng không biết bao du khách trong và ngoài nước. Nước ta còn có một nền
kiến trúc có giá trị và được bố cục theo thuyết phong thủy của triết học phương Đông,
nhiều kiến trúc tôn giáo (kể cả kiến trúc Chăm) có giá trị hấp dẫn khách du lịch. Các
yếu tố văn hóa đặc sắc của từng dân tộc, từng vùng miền kết hợp lại với nhau tạo nên
bản sắc văn hóa Việt Nam thống nhất trong đa dạng.
Ninh Thuận là một tỉnh ven biển có nết đặc trưng về tài nguyên di sản văn hóa
Chăm so với các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ. Là địa phương có rất nhiều tiềm năng
và lợi thế để phát triển sản phẩm du lịch di sản văn hóa Chăm. Trong đó nổi bật nhất là
các lễ hội của dân tộc Chăm, những đền tháp uy nguy, những nghề thủ công truyền
thống, những điệu múa quạt uyển chuyển, duyên dáng như những vũ công bước ra từ
những phù điêu trên tháp cổ, dẫu đã có hàng mấy trăm năm tuổi cho đến giờ vẫn còn
đắm say, quyến rũ lòng người thưởng thức.
Theo hiểu biết của tác giả, cho đến nay có khá nhiều công trình nghiên cứu trong
và ngoài nước luận bàn đến việc phát triển sản phẩm phục vụ du lịch. Cụ thể, nghiên
cứu của Bennett và cộng sự (2011) với chủ đề “Introduce to travel and tourism
marketing” đã nhấn mạnh đến bản chất phát triển sản phẩm du lịch, vị trí và vai trò
quan trọng của việc phát triển sản phẩm du lịch trong kinh doanh tại các điểm đến. Đối
với Singapore, để thực hiện thành công chiến lược phát triển du lịch hướng đến tính
bền vững, Chính Phủ nước này đã xây dựng hẵn một kế hoạch hành động với các giai
đoạn cụ thể trong phát triển sản phẩm đặc trưng, tạo điểm nhấn cho phát triển du lịch
trong thời gian tới (Chye và cộng sự, 2015). Tại Sri Lanka, ngành du lịch của quốc gia
đang xây dựng các tiêu chuẩn mang tính truyền thống để lồng ghép vào sản phẩm du
lịch. Quan điểm phát triển du lịch đại chúng luôn được khuyến khích với nội hàm là
phát triển nhiều hơn các sản phẩm du lịch homestay. Ngành du lịch quốc gia này
1



khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh tập trung vào việc hỗ trợ cộng đồng tham
gia vào chuỗi giá trị và tạo ra giá trị mới. Cụ thể, chương trình du lịch homestay đang
được chú trọng. Các tour du lịch đến viếng thăm các hoạt động cộng đồng như canh
tác, câu cá, thủ công mỹ nghệ, lễ hội, chương trình tôn giáo và văn hoá, thể thao, xem
động vật hoang dã...đang được chú trọng (SLTDA, 2011). Bên cạnh đó, nghiên cứu
“Xây dựng sản phẩm du lịch Việt Nam có tính cạnh tranh trong khu vực, quốc tế” của
Đỗ Cẩm Thơ và cộng sự (2007) cũng đã chỉ ra 3 loại sản phẩm du lịch chính là: sản
phẩm du lịch văn hóa, sản phẩm du lịch sinh thái và sản phẩm du lịch biển là những
sản phẩm du lịch đặc trưng để có thể đề xuất xây dựng sản phẩm du lịch Việt Nam có
tính cạnh tranh trên trường quốc tế. Trong nội dung của “Chiến lược phát triển du lịch
Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” đã xác định rõ quan điểm cần phải
phát triển sản phẩm du lịch chất lượng, đặc sắc, đa dạng và đồng bộ đảm bảo đáp ứng
nhu cầu của du khách trong và ngoài nước; phát triển sản phẩm du lịch “xanh”, tôn
trọng yếu tố tự nhiên và văn hóa của địa phương.
Tại Ninh Thuận đến nay đã có một số công trình bàn về văn hóa Chăm và phát
triển văn hóa Chăm như công trình nghiên cứu Lễ nghi Nông nghiệp Truyền thống tộc
người Chăm - Raglai Ninh Thuận (2010) các tác giả Nguyễn Thị Thu, Thập Liên
Trưởng, Phạm Văn Thành Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Chăm Ninh Thuận; công
trình Văn hóa phi vật thể người Chăm Ninh Thuận (2015) do Phan Văn Dốp, Phan
Quốc Anh và Nguyễn Thị Thu đồng chủ biên; công trình Trò chơi dân gian người
Chăm Ninh Thuận (2015) của tác giả Châu Văn Huynh. Các công trình này, đã trình
bày một cách tổng quan về văn hóa, xã hội, lễ nghi liên quan đến nông nghiệp và các
trò chơi của trẻ em người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận.
Trong khi đó, theo hiểu biết của tác giả các nghiên cứu về chủ đề liên quan đến
khai thác và bảo tồn di sản văn hóa Chăm tại địa phương còn nhiều hạn chế trong khi
hoạt động du lịch cũng như sản phẩm du lịch di sản văn hóa Chăm ở Ninh Thuận hiện
nay chỉ mới ở giai đoạn đầu của sự phát triển, chưa được quy hoạch cụ thể cũng như
chưa có đầu tư bài bản nên việc khai thác các tài nguyên cũng như tiềm năng du lịch
còn mang hiệu quả kinh tế chưa cao, chưa tương xứng được với tiềm năng và vị thế

sẵn có của mình. Câu hỏi đặt ra cho Ninh Thuận là làm cách nào để phát triển du lịch,
tạo ra được nhiều sản phẩm du lịch gắn với tài nguyên di sản văn hóa Chăm để mang
2


lại lợi ích kinh tế cao, nâng cao đời sống cho nhân dân, đồng thời vẫn có thể bảo vệ,
tôn tạo các giá trị, cảnh quan nhằm phát triển du lịch Ninh Thuận theo hướng bền
vững. Do vậy, tôi quyết định chọn đề tài “Phát triển sản phẩm du lịch di sản văn hóa
Chăm tại Ninh Thuận” làm đề tài Luận văn Thạc sỹ với mong muốn thông qua phân
tích tiềm năng, lợi thế, cơ hội và thách thức của du lịch di sản văn hóa Chăm tại Ninh
Thuận, chỉ ra thực trạng phát triển các sản phẩm du lịch di sản văn hóa Chăm tại đây
từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị chính sách góp phần phát triển sản phẩm
du lịch di sản văn hóa Chăm Ninh Thuận theo hướng bền vững.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát: Phân tích thực trạng phát triển sản phẩm du lịch di sản văn
hóa Chăm của Ninh Thuận giai đoạn 2012 - 2017, chỉ ra những thành tựu đã đạt được,
những hạn chế và nguyên nhân từ đó đề xuất các giải pháp nhằm góp phần phát triển
sản phẩm du lịch di sản văn hóa Chăm tại Ninh Thuận theo hướng bền vững.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Xác định các điểm mạnh, điểm yếu, tiềm năng và lợi thế cạnh tranh của sản
phẩm du lịch di sản văn hóa Chăm tại Ninh Thuận;
+ Xác định cơ hội và thách thức trong phát triển sản phẩm du lịch di sản văn hóa
Chăm tại Ninh Thuận;
+ Đề xuất các giải pháp phát triển sản phẩm du lịch di sản văn hóa Chăm tại
Ninh Thuận theo hướng bền vững trong thời gian tới.
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Đâu là những điểm mạnh, điểm yếu, tiềm năng và lợi thế cạnh tranh của sản
phẩm du lịch di sản văn hóa Chăm tại Ninh Thuận?
- Đâu là các cơ hội và thách thức trong phát triển sản phẩm du lịch di sản văn hóa
Chăm tại Ninh Thuận trong thời gian tới?

- Làm thể nào để phát triển sản phẩm du lịch di sản văn hóa Chăm tại Ninh
Thuận theo hướng bền vững trong thời gian tới?

3


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng khảo sát: Chuyên gia (quản lý ngành, nhà nghiên cứu, quản lý
doanh nghiệp du lịch) và du khách khi sử dụng dịch vụ du lịch di sản văn hóa Chăm
tại Ninh Thuận.
- Đối tượng nghiên cứu: Khung lý thuyết về phát triển sản phẩm du lịch; Lý
thuyết về lợi thế cạnh tranh sản phẩm; Thực trạng phát triển sản phẩm du lịch di sản
văn hóa Chăm tại Ninh Thuận giai đoạn 2012 - 2017 và những giải pháp phát triển sản
phẩm du lịch di sản văn hóa Chăm tại Ninh Thuận trong thời gian tới.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu việc phát triển sản phẩm du lịch di sản
văn hóa Chăm trong phạm vi tỉnh Ninh Thuận.
+ Thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn 2012 - 2017; số liệu
sơ cấp được điều tra từ chuyên gia và khách du lịch từ tháng 04 năm 2018 đến tháng
05 năm 2018.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu số liệu thứ cấp: Thu thập các số liệu thứ cấp từ các cơ
quan quản lý địa phương về du lịch (Sở VHTTDL, Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du
lịch); số liệu cục thống kê Ninh Thuận và các báo cáo đã thực hiện giai đoạn 20122017 cũng như các công trình nghiên cứu đã công bố trong thời gian qua.
- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp từ điều tra chuyên gia: Phương pháp này
nhằm thu thập những ý kiến tham vấn của chuyên gia trong lĩnh vực du lịch (quản lý
ngành du lịch, quản lý doanh nghiệp du lịch, nhà nghiên cứu và giảng dạy về du lịch)
để đánh giá tiềm năng và thế mạnh cũng như các cơ hội và thách thức cho phát triển
sản phẩm du lịch Ninh Thuận trong thời gian tới.
- Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp từ điều tra du khách: Nhằm đánh giá hiện

trạng sản phẩm du lịch hiện tại của Ninh Thuận và tìm hiểu nhu cầu, mong muốn của
du khách khi đến du lịch Ninh Thuận trong thời gian tới, nghiên cứu sẽ thiết kế phiếu
câu hỏi để tiến hành điều tra đánh giá của du khách (cả quốc tế và nội địa). Các kết
quả điều tra là bằng chứng khoa học quan trọng giúp đề tài đề xuất các giải pháp nhằm
phát triển sản phẩm du lịch di sản văn hóa Chăm Ninh Thuận trong thời gian tới.
- Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp và viết báo cáo.
4


6. Ý nghĩa kết quả nghiên cứu
Đánh giá thực trạng phát triển sản phẩm du lịch di sản văn hóa Chăm tại Ninh
Thuận trên cơ sở đó đề ra những giải pháp phát triển sản phẩm du lịch Ninh Thuận
theo hướng bền vững, tương xứng với tiềm năng sẵn có của địa phương.
Giúp cơ quan quản lý du lịch địa phương biết được các sản phẩm du lịch di sản
văn hóa Chăm cần phát triển, từ đó tập trung nguồn lực nhằm phát huy hơn nữa tiềm
năng và thế mạnh của địa phương nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch trong thời
gian tới.

5


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH
DI SẢN VĂN HÓA
1.1. Khái niệm có liên quan đến văn hóa và di sản văn hóa
1.1.1. Văn Hóa
Văn hóa là một khái niệm rộng, dường như không có ranh giới rõ rệt giữa văn
hóa và các lĩnh vực khác trong đời sống xã hội. Văn hóa thể hiện ở tác phong, thái độ
khi tiếp xúc của một cá thể hay một cộng đồng khi tiếp xúc với môi trường xung
quanh, như với các cá thể, cộng đồng khác với thiên nhiên, với đồ vật, với công việc,..
Văn hóa là một khái niệm mà có rất nhiều quan niệm khác nhau về văn hóa. Bởi vì,

văn hóa là một hiện tượng khách quan ngoài đời sống con người. Văn hóa có ba đặc
tính cơ bản là tính lịch sử, tính dân tộc và tính giai cấp. Hiện nay, có hơn 400 định
nghĩa về văn hóa như quan niệm về văn hóa của Hồ Chí Minh, Trần Ngọc Thêm, Trần
Quốc Vượng, Từ Chi,….
Hồ Chí Minh nói về quan điểm văn hóa như sau: “vì lẽ sinh tồn cũng như mục
đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, pháp
luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày
về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó
là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện
của nó mà loài người đã sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu của đời sống và đòi
hỏi của sự sinh tồn” (dẫn theo: Hồ Chí Minh toàn tập, in lần 2. Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 1995 tập 3, trang 431)
Trong ý nghĩa rộng nhất, “Văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét
riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc quyết định tính cách của một xã hội
hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương,
những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những
tập tục và những tín ngưỡng: Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét về bản
thân. Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có
lí tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lí. Chính nhờ văn hóa mà con người
tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành
đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa
mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân” (Trích Tuyên bố về
6


những chính sách văn hóa – Hội nghị quốc tế do UNESCO chủ trì từ 26-07 đến 06-081982 tại Mêhicô. Nguồn: Sách Cơ sở văn hóa Việt Nam – Trần Quốc Vượng (chủ
biên) – NXB Giáo Dục 2005)
- F. Mayor, nguyên là Tổng thư ký của UNESCO đã đưa ra một định nghĩa về
văn hóa như sau: “Văn hóa là sự phản ánh một cách tổng quát sống động mọi mặt
cuộc sống của con người (cá nhân và cộng đồng) qua hàng bao thế kỉ đã hình thành

nên một hệ thống giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân
tộc khẳng định bản sắc riêng của mình”
- PGS,TSKH Trần Ngọc Thêm đã đưa ra một định nghĩa về văn hóa như sau:
“Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng
tạo và tích lũy trong quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người
với môi trường tự nhiên và xã hội của mình”.
Quan niệm của GS.Từ Chi về văn hóa: văn hóa là tất cả những gì không phải là
tự nhiên thì là văn hóa, kể cả tác động vào tự nhiên để làm thay đổi cuộc sống cũng là
văn hóa. Tự nhiên cũng là văn hóa khi mà tự nhiên đó bị con người can thiệp vào.
Nhìn chung, mọi định nghĩa đều thống nhất văn hoá có các đặc điểm sau:
Thứ nhất, văn hóa là sáng tạo của con người, thuộc về con người, những gì
không do con người làm nên không thuộc về khái niệm văn hóa. Từ đó, văn hóa là đặc
trưng căn bản phân biệt con người với động vật, đồng thời cũng là tiêu chí căn bản
phân biệt sản phẩm nhân tạo với sản phẩm tự nhiên. Văn hóa xuất hiện do sự thích
nghi một cách chủ động và có ý thức của con người với tự nhiên, nên văn hóa cũng là
kết quả của sự thích nghi ấy.
Thứ hai, sự thích nghi này là sự thích nghi có ý thức và chủ động nên nó không
phải là sự thích nghi máy móc mà thường là sự thích nghi có sáng tạo, phù hợp với giá
trị chân - thiện - mỹ.
Thứ ba, văn hóa bao gồm cả những sản phẩm vật chất và tinh thần, chứ không
chỉ riêng tinh thần mà thôi.
Thứ tư, văn hóa không chỉ có nghĩa là văn học nghệ thuật như thông thường
người ta hay nói. Văn học nghệ thuật chỉ là bộ phận cao nhất trong lĩnh vực văn hóa
mà thôi.
7


Trên cơ sở phân tích các quan niệm trên có thể kết luận: Văn hóa là sản phẩm
của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người
và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự

bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông
qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động
và tương tác xã hội của con người. Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của
xã hội. Nó được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động
của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra.
1.1.2. Di sản văn hóa
Theo Luật Di sản văn hóa năm 2009 , “di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi
vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn
hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam” .
Theo Cục Di sản văn hóa về Bảo vệ di sản văn hóa tập 1, di sản văn hóa phi vật
thể được hiểu là “các tập quán, các hình thức thể hiện, biểu đạt, tri thức, kỹ năng và
kèm theo đó là những công cụ, đồ vật, đồ tạo tác và các không gian văn hóa có liên
quan mà các cộng đồng, các nhóm người và trong một số trường hợp là các cá nhân,
công nhận là một phần di sản văn hóa của họ. Được chuyển giao từ thế hệ này sang thế
hệ khác, di sản văn hóa phi vật thể được các cộng đồng và các nhóm người không
ngừng tái tạo để thích nghi với môi trường và mối quan hệ qua lại giữa cộng đồng với
tự nhiên và lịch sử của họ, đồng thời hình thành trong họ một ý thức về bản sắc và sự
kế tục, qua đó khích lệ thêm sự tôn trọng đối với sự đa dạng văn hóa và tính sáng tạo
của con người”.
Di sản văn hóa phi vật thể được cụ thể hơn trong Điều 4 Luật Di sản văn hóa là
“sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ,
chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức
lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật,
khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí
quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hóa ẩm
thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác” .

8



Có thể thấy rằng, hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam đều cơ bản thống
nhất biểu hiện cụ thể di sản văn hóa phi vật thể như: a) các truyền thống và biểu đạt
truyền khẩu, trong đó ngôn ngữ là phương tiện của di sản văn hóa phi vật thể; b) nghệ
thuật trình diễn; c) tập quán xã hội, tín ngưỡng và các lễ hội; d) tri thức và tập quán
liên quan đến tự nhiên và vũ trụ; e) nghề thủ công truyền thống, thì Nghị định số 98
Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Di sản văn hóa, cụ thể bao gồm: a) Tiếng nói, chữ viết; b)
Ngữ văn dân gian; c) Nghệ thuật trình diễn dân gian; d) Tập quán xã hội và tín
ngưỡng; đ) Lễ hội truyền thống; e) Nghề thủ công truyền thống; f) Tri thức dân gian .
1.2. Các loại hình văn hóa
1.2.1. Văn hóa vật chất
Văn hóa vật chất: Là sản phẩm của con người tạo ra trong quá trình hoạt động
sản xuất vật chất như các công trình kiến trúc, trang phục, văn hóa ẩm thực…Văn hóa
vật chất là một tiêu chí đánh giá sự tiến bộ xã hội.
1.2.2. Văn hóa tinh thần
Văn hóa tinh thần: Xét về mặt tư tưởng và tư duy của con người ở các thời kì.
Văn hóa tinh thần là cách gọi tổng quát chỉ những sản phẩm tinh thần do con người
sáng tạo ra trong quá trình phát triển và hoạt động sản xuất như âm nhạc, nghệ thuật,
tôn giáo, tín ngưỡng, lễ hội.
1.3. Các khái niệm liên quan đến du lịch
1.3.1. Du lịch
Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến. Hội
đồng Lữ hành và Du lịch quốc tế (WTTC) đã công nhận Du lịch là một trong những
ngành kinh tế lớn của thế giới. Đối với một số quốc gia, Du lịch là nguồn thu ngoại tệ
quan trọng nhất trong Ngoại thương. Tại nhiều quốc gia khác, Du lịch là một trong
những ngành kinh tế hàng đầu. Du lịch đã nhanh chóng trở thành một trong những
ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới. Du lịch ngày nay là một đề
tài hấp dẫn và đã trở thành vấn đề mang tính chất toàn cầu.
Khái niệm “du lịch” có ý nghĩa đầu tiên là sự khởi hành và lưu trú tạm thời của

con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ. Từ xa xưa, loài người đã khởi hành
với nhiều lý do khác nhau như: vì lòng ham hiểu biết về thế giới xung quanh, vì lòng
yêu thiên nhiên, để học ngoại ngữ…
9


Định nghĩa của Đại học kinh tế Praha (cộng hòa Séc): “Du lịch là tập hợp các
hoạt động kỹ thuật, kinh tế và tổ chức liên quan đến cuộc hành trình của con người và
việc lưu trú của họ ngoài nơi ở thường xuyên với nhiều mục đích khác nhau, loại trừ
mục đích hành nghề và thăm viếng có tổ chức thường kỳ”.
Định nghĩa của Michael Coltman (Mỹ) đã đưa ra rất ngắn gọn về du lịch: “Du
lịch là sự kết hợp và tương tác của bốn nhóm nhân tố trong quá trình phục vụ du khách
bao gồm: du khách, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, cư dân sở tại và chính quyền nơi
đón khách” có thể thể hiện mối quan hệ trên như sau:
Nhà cung ứng dịch vụ du lịch

Du khách

Dân cư sở tại

Chính quyền địa phương
nơi đón khách du lịch
Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ của du lịch

Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa (2012), Giáo trình Kinh tế Du lịch
Trong Luật Du lịch Việt Nam có hiệu lực ngày 01/01/2006 tại khoản 1, Điều 4,
du lịch được hiểu như sau: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của
con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu, tham
quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.
- Có thể nói, du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, gồm nhiều thành phần

tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp. Hoạt động du lịch vừa có đặc điểm
của ngành kinh tế, lại có đặc điểm của ngành văn hóa – xã hội. Ở nhiều nước trên thế
giới, hoạt động du lịch không những đem lại lợi ích kinh tế, mà còn cả lợi ích chính trị,
văn hóa, xã hội… Cùng với sự phát triển của hoạt động du lịch, khái niệm du lịch cũng
có sự phát triển. Tùy vào từng góc độ nghiên cứu mà người ta sử dụng khái niệm du
lịch với các nội dung khác nhau.
1.3.2. Khách du lịch
Theo Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), khách du lịch bao gồm:
- Khách du lịch quốc tế (International Tourist):
10


+ Khách du lịch quốc tế đến (Inbound tourist): là những người từ nước ngoài
đến du lịch một quốc gia.
+ Khách du lịch quốc tế ra nước ngoài (Outbound tourist): là những người đang
sống trong một quốc gia đi du lịch nước ngoài.
- Khách du lịch trong nước (Internal tourist): Gồm những người là công dân
của một quốc gia và những người nước ngoài đang sống trên lãnh thổ quốc gia đó đi
du lịch trong nước.
- Khách du lịch nội địa (Domestic tourist): Bao gồm khách du lịch trong nước
và khách du lịch quốc tế đến. Đây là thị trường cho các cơ sở lưu trú và các nguồn thu
hút khách trong một quốc gia.
- Khách du lịch quốc gia (National tourist): Gồm khách du lịch trong nước và
khách du lịch quốc tế ra nước ngoài
Theo Luật Du lịch của Việt Nam:
- Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi
học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến
- Khách du lịch quốc tế (International tourist): là người nước ngoài, người Việt
Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân Việt Nam, người nước
ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch

- Khách du lịch nội địa (Domestic tourist): là công dân Việt nam và người nước
ngoài cư trú tại Việt nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
1.3.3. Sản phẩm du lịch
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về sản phẩm du lịch:
Sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho khách, được tạo nên
bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các
nguồn lực cơ sở vật chất kỹ thuật, lao động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia
nào đó.
Sản phẩm du lịch là tổng hợp của nhiều thành phần khác nhau, bao gồm những
vật hữu hình và vô hình. Hầu hết sản phẩm du lịch là những dịch vụ và những kinh
nghiệm
Theo UNWTO “Sản phẩm du lịch là sự tổng hợp của 3 yếu tố cấu thành: (i) kết
cấu hạ tầng du lịch, (ii) tài nguyên du lịch và (iii) cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ, lao
động và quản lý du lịch”
11


Theo Luật du lịch Việt Nam năm 2005: “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch
vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”.
Sản phẩm du lịch bao gồm các hàng hóa dưới dạng hữu hình (buồng phòng
khách sạn, món ăn phục vụ cho du khách) và vô hình (như bầu không khí tại nơi nghỉ
mát, chất lượng phục vụ tại khách sạn, nhà hàng …)
Như vậy sản phẩm du lịch là sự kết hợp của những vật chất vô hình và hữu hình
mà du khách chỉ có thể cảm nhận được sau chuyến đi.
Sản phẩm du lịch gồm 5 cấp độ được thể hiện như sau:
Sản phẩm cốt lõi
Sản phẩm chủng loại
Sản phẩm mong đợi

Sản phẩm tăng thêm

Sản phẩm tiềm năng

Sơ đồ 1.2. Cấp độ của sản phẩm du lịch
Nguồn: Philip Kotler (2003)
- Sản phẩm cốt lõi: là dịch vụ cơ bản, được doanh nghiệp cung cấp cho thị
trường, là lý do để khách hàng mua sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp và khi sử
dụng dịch vụ này khách hàng sẽ nhận được những lợi ích cốt lõi nhất.
Ví dụ: Sự hiểu biết, sự thư giãn sau chương trình du lịch.
- Sản phẩm chủng loại: là cái cụ thể mang lại lợi ích cốt lõi của sản phẩm. Nếu
sản phẩm cốt lõi mang lại lợi ích mà khách hàng tìm kiếm thì sản phẩm chủng loại là
phương tiện để đạt được mục đích đó.
Ví dụ: Tài nguyên du lịch và các dịch vụ là sự hiện hữu của sản phẩm cốt lõi.
- Sản phẩm mong đợi: là tập hợp các thuộc tính và điều kiện mà người mua
thường trông đợi và chấp nhận khi mua dịch vụ của doanh nghiệp.
12


Ví dụ: Trông đợi sự phục vụ chu đáo, tận tình của hướng dẫn viên, sự an toàn tuyệt
đối trong suốt cuộc hành trình…
- Sản phẩm tăng thêm: là những dịch vụ mang lại lợi ích phụ thêm được doanh
nghiệp cung cấp cho khách, nó làm cho sản phẩm của doanh nghiệp khác với sản
phẩm của đối thủ cạnh tranh, tạo ra sự khác biệt, tăng khả năng cạnh tranh của sản
phẩm
Ví dụ: Tặng khách mũ, áo kỷ niệm có in tên công ty trong chuyến đi
- Sản phẩm tiềm năng: là tập hợp những dịch vụ mang lại lợi ích phụ thêm,
được doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng trong tương lai. Đây cũng là cơ sở để
doanh nghiệp cạnh tranh trong tương lai.
Đặc điểm của sản phẩm du lịch:
+ Sản phẩm du lịch không thể bao gói, mang bán tận tay đến người tiêu dùng.
Ngược lại, khách du lịch được chuyên chở tới tận nơi mà ở đó sản phẩm du lịch sẽ

được khách du lịch tiêu dùng. Trước khi mua họ không được thấy sản phẩm mà chỉ
được nghe những thông tin về nó hoặc chỉ được xem những hình ảnh minh họa đặc
trưng.
+ Sản phẩm du lịch cơ bản là không cụ thể nên nó khá độc đáo, khách không thể
kiểm tra chất lượng trước khi mua và ngay cả khi mua rồi cũng không thể hoàn trả nếu
không hài lòng.
+ Sản phẩm du lịch không thể sản xuất ra để lưu kho được, nó thường do nhiều
đơn vị tham gia cung ứng và có sự phụ thuộc lẫn nhau.
+ Sản phẩm du lịch thực sự là một kinh nghiệm thì đúng hơn là một món hàng cụ
thể, sản phẩm du lịch rất dễ bị bắt chước. Vì vậy, nó là một thách thức đối với hoạt
động marketing du lịch.
+ Khách mua sản phẩm du lịch phải tiêu tốn thời gian và tiền bạc trước khi sử
dụng chúng
+ Sản phẩm du lịch thường ở xa nơi khách du lịch cư trú do đó cần đến một hệ
thống phân phối thông qua việc sử sụng các đơn vị trung gian như: các văn phòng và
đại lý kinh doanh du lịch.
+ Khách mua sản phẩm du lịch cần phải nắm thông tin một cách đầy đủ về
những gì họ sẽ được hưởng trong suốt chuyến hành trình.

13


+ Sản phẩm du lịch được tạo ra bởi sự tổng hợp của các ngành kinh doanh khác
nhau như: vận chuyển, lưu trú, ăn uống, giải trí…nên các ngành này phải có sự liên
doanh và phụ thuộc lẫn nhau trong hoạt động marketing.
+ Sản phẩm du lịch không như các dịch vụ khác, nó không thể lưu kho được cho
nên các nỗ lực marketing phải được sử dụng một cách thích hợp để quản lý cầu.
+ Lượng cung sản phẩm du lịch trong một thời gian ngắn rất khó thay đổi. Cầu
về sản phẩm du lịch co giãn rất cao theo thời vụ du lịch, do vậy những người làm
marketing cần phải cân đối mối quan hệ giữa cung và cầu du lịch.

+ Khách mua sản phẩm du lịch thường ít trung thành hoặc không trung thành với
một nhãn hiệu, do đó tạo nên sự bất ổn về nhu cầu của du khách.
+ Nhu cầu của khách về sản phẩm du lịch dễ bị thay đổi do các yếu tố tác động
như: tỷ giá, tình hình kinh tế, an ninh chính trị…
1.4. Phát triển sản phẩm du lịch di sản văn hóa
1.4.1. Đặc điểm sản phẩm du lịch di sản văn hóa
Theo Luật Du lịch Việt Nam năm 2017 tại Khoản 17, Điều 3, Chương I: “ Du
lịch văn hóa là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở khai thác giá trị văn hóa,
góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, tôn vinh giá trị văn hóa mới
của nhân loại.
Du lịch văn hóa là loại hình du lịch nhằm nâng cao hiểu biết cho du khách về
lịch sử, kiến trúc, kinh tế - xã hội, lối sống, phong tục tập quán ở nơi họ đến thăm. Địa
điểm đến thăm của du khách có thể là các di tích văn hóa – lịch sử, bảo tàng, lễ hội địa
phương, liên hoan nghệ thuật, thể thao. Theo Trần Văn Thông: “Du lịch văn hóa là
loại hình du lịch mà du khách muốn được cảm nhận bề dày văn hóa của một nước, một
vùng thông qua các di tích lịch sử, văn hóa, những phong tục tập quán còn hiện diện”.
Theo khảo sát, đánh giá của chuyên gia Tổ chức Du lịch Thế giới, trong những
năm gần đây, hầu hết các quốc gia, điểm đến, đặc biệt là những nước có ngành du lịch
đang phát triển ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang từng bước điều chỉnh định
hướng chiến lược sản phẩm, tập trung quan tâm đầu tư nhiều hơn vào việc phát triển
và quảng bá xúc tiến du lịch văn hóa, một loại hình sản phẩm du lịch có sức hấp dẫn
và tính trường tồn cao, đó là nhân tố thiết yếu góp phần đáng kể cho sự nghiệp phát
triển bền vững. Trào lưu thay đổi trên xuất phát từ nhiều nguyên do khác nhau. Trong
đó, một trong những động lực quan trọng khiến các quốc gia đi tới quyết định trên đó
14


×