Tải bản đầy đủ (.pdf) (270 trang)

Khảo sát đối chiếu chuyển dịch thuật ngữ tài chính anh việt (trên văn bản chuyên ngành tài chính)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (19.65 MB, 270 trang )

3

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐỖ THỊ THU NGA

KHẢO SÁT ĐỐI CHIẾU CHUYỂN DỊCH
THUẬT NGỮ TÀI CHÍNH ANH - VIỆT
(TRÊN VĂN BẢN CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Hà Nội - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐỖ THỊ THU NGA

KHẢO SÁT ĐỐI CHIẾU CHUYỂN DỊCH
THUẬT NGỮ TÀI CHÍNH ANH - VIỆT
(TRÊN VĂN BẢN CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH)

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu
Mã số: 62 22 02 41

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:


GS.TS. LÊ QUANG THIÊM

Hà Nội - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do bản thân tôi thực hiện.
Các số liệu và kết quả đƣợc nêu trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc
các tác giả khác công bố.

Tác giả luận án

Đỗ Thị Thu Nga

i


LỜI CẢM ƠN
Trƣớc hết tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong Khoa Ngôn ngữ học,
Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội vì đã
truyền thụ kiến thức và giúp đỡ tôi trong học tập và nghiên cứu suốt khóa học vừa
qua.
Lời cảm ơn chân thành nhất xin đƣợc gửi tới thầy giáo hƣớng dẫn, GS.TS.
Lê Quang Thiêm. Thầy đã trực tiếp hƣớng dẫn và chỉ bảo cho tôi hoàn thành luận
án này bằng sự nghiêm từ và bằng cả những khích lệ quý báu.
Xin cảm ơn Ban lãnh đạo, các thầy cô, bạn bè đồng nghiệp tại Trƣờng Đại
học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội nơi tôi công tác vì đã luôn giúp đỡ và tạo
điều kiện.
Tôi đặc biệt cảm ơn những ngƣời thân trong gia đình đã chia sẻ, gánh vác
mọi khó khăn để tôi có điều kiện chuyên tâm hoàn thành luận án.


Tác giả luận án

Đỗ Thị Thu Nga

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................................... 1
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................................ 5
DANH MỤC BẢNG........................................................................................................... 6
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ..................................................................................................... 7
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 8
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................................8
2. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................................................8
3. Nội dung và nhiệm vụ nghiên cứu .........................................................................................9
4. Đối tƣợng nghiên cứu ..............................................................................................................9
5. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................................... 10
6. Ngữ liệu nghiên cứu.............................................................................................................. 10
7. Phƣơng pháp nghiên cứu...................................................................................................... 12
8. Cái mới và đóng góp của luận án ........................................................................................ 13
9. Kết cấu của luận án ............................................................................................................... 14
Chƣơng 1............................................................................................................................ 16
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUẬT NGỮ TÀI CHÍNH ANH - VIỆT 16
DẪN NHẬP .............................................................................................................................. 16
1.1. SƠ LƢỢC TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUẬT NGỮ TRÊN THẾ GIỚI ........... 16
1.2. SƠ LƢỢC TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUẬT NGỮ Ở VIỆT NAM ................. 19

1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUẬT NGỮ ĐỐI DỊCH VÀ THUẬT NGỮ TÀI
CHÍNH ANH - VIỆT TẠI VIỆT NAM ................................................................................ 24
1.3.1. Các công trình từ điển tài chính Anh - Việt trong nƣớc .............................. 25
1.3.2. Văn bản dịch thuật tài chính Anh - Việt trong nƣớc ................................... 30
1.3.3. Đặc điểm về chuyển dịch văn bản tài chính Anh - Việt .............................. 31
1.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỐI CHIẾU CHUYỂN DỊCH .................................... 34
TIỂU KẾT.................................................................................................................................. 36
Chƣơng 2............................................................................................................................ 37
CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................................................ 37
DẪN NHẬP .............................................................................................................................. 37
2.1. KHÁI NIỆM THUẬT NGỮ VÀ CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN......................... 37

1


2.1.1. Khái niệm thuật ngữ ..................................................................................... 37
2.1.2. Tiêu chuẩn xây dựng thuật ngữ ................................................................... 40
2.1.3. Thuật ngữ và danh pháp ............................................................................... 42
2.1.4. Thuật ngữ và từ nghề nghiệp ....................................................................... 44
2.1.5. Khái niệm thuật ngữ tài chính ...................................................................... 45
2.1.6. Lý thuyết điển mẫu với việc chuẩn hóa thuật ngữ tài chính........................ 46
2.1.7. Quan niệm về từ ........................................................................................... 48
2.1.8. Quan niệm về ngữ ........................................................................................ 51
2.2. NGHIÊN CỨU ĐỐI CHIẾU ........................................................................................... 54
2.2.1. Nghiên cứu ngôn ngữ học đối chiếu tại Việt Nam ...................................... 54
2.2.2. Các phân giới chủ yếu của ngôn ngữ học đối chiếu .................................... 55
2.3. SƠ LƢỢC LÝ LUẬN DỊCH THUẬT........................................................................... 56
2.3.1. Quan niệm về dịch thuật và các đƣờng hƣớng dịch thuật ngữ .................... 56
2.3.2. Cách tiếp cận nghiên cứu dịch thuật ............................................................ 63
2.3.3. Dịch văn bản khoa học tài chính Anh - Việt ............................................... 65

2.3.4. Tƣơng đƣơng dịch thuật ............................................................................... 67
2.4. ĐỐI CHIẾU CHUYỂN DỊCH TRONG DỊCH THUẬT NGỮ ................................. 69
2.4.1. Chuyển dịch và đối chiếu chuyển dịch ........................................................ 69
2.4.2. Đối chiếu chuyển dịch thuật ngữ ................................................................. 71
2.4.3. Dịch cấu tạo.................................................................................................. 72
TIỂU KẾT.................................................................................................................................. 73
Chƣơng 3............................................................................................................................ 75
PHÂN TÍCH ĐỐI CHIẾU CHUYỂN DỊCH .............................................................. 75
THUẬT NGỮ TÀI CHÍNH ANH - VIỆT LÀ TỪ ..................................................... 75
DẪN NHẬP .............................................................................................................................. 75
3.1. ĐỐI CHIẾU THÀNH TỐ CẤU TẠO THUẬT NGỮ TÀI CHÍNH ANH - VIỆT76
3.1.1. Quan niệm về thành tố cấu tạo thuật ngữ .................................................... 76
3.1.2. Kết quả phân tích số lƣợng thành tố cấu tạo thuật ngữ ............................... 76
3.2. PHÂN TÍCH ĐỐI CHIẾU MÔ HÌNH CẤU TẠO THUẬT NGỮ TÀI CHÍNH
ANH - VIỆT LÀ TỪ ................................................................................................................ 78
3.2.1. Mô hình cấu tạo ............................................................................................ 78
3.2.2. Phân tích đối chiếu thuật ngữ tài chính Anh - Việt là từ ............................. 78
3.2.3. Phân tích đối chiếu thuật ngữ tài chính Anh - Việt là từ đơn ...................... 79
3.2.4. Phân tích đối chiếu thuật ngữ tài chính Anh - Việt là từ ghép .................... 80
3.3. ĐỐI CHIẾU CHUYỂN DỊCH THUẬT NGỮ TÀI CHÍNH ANH - VIỆT LÀ TỪ 94

2


3.3.1. Đối chiếu mô hình chuyển dịch thuật ngữ tài chính Anh - Việt là từ ......... 94
3.3.2. Đối chiếu chuyển dịch thuật ngữ là từ đơn .................................................. 96
3.3.3. Đối chiếu chuyển dịch thuật ngữ là từ ghép ................................................ 98
3.4. ĐỐI CHIẾU PHẠM VI ĐỊNH DANH THUẬT NGỮ TÀI CHÍNH ANH - VIỆT
LÀ TỪ ...................................................................................................................................... 100
3.4.1. Định nghĩa về định danh và định danh thuật ngữ ...................................... 100

3.4.2. Phạm vi định danh thuật ngữ tài chính Anh - Việt là từ ............................ 102
3.5. CHUẨN HÓA THUẬT NGỮ TÀI CHÍNH TIẾNG VIỆT LÀ TỪ........................ 107
3.5.1. Chuẩn hóa qua đối chiếu ............................................................................ 107
3.5.2. Chuẩn hóa ngữ liệu dịch ............................................................................ 108
TIỂU KẾT................................................................................................................................ 112
Chƣơng 4.......................................................................................................................... 114
PHÂN TÍCH ĐỐI CHIẾU CHUYỂN DỊCH ............................................................ 114
THUẬT NGỮ TÀI CHÍNH ANH - VIỆT LÀ NGỮ ................................................ 114
DẤN NHẬP ............................................................................................................................ 114
4.1. ĐỐI CHIẾU SỐ LƢỢNG NGỮ THUẬT NGỮ TÀI CHÍNH ANH - VIỆT LÀ
NGỮ ĐỊNH DANH ............................................................................................................... 114
4.2. PHÂN TÍCH ĐỐI CHIẾU MÔ HÌNH CẤU TẠO THUẬT NGỮ TÀI CHÍNH
ANH - VIỆT LÀ NGỮ .......................................................................................................... 116
4.2.1. Đối chiếu thuật ngữ tài chính Anh - Việt là ngữ ....................................... 116
4.2.2. Đối chiếu thuật ngữ tài chính Anh - Việt có cấu tạo là danh ngữ ............. 116
4.2.3. Đối chiếu thuật ngữ tài chính có cấu tạo là động ngữ ............................... 120
4.3. ĐỐI CHIẾU CHUYỂN DỊCH THUẬT NGỮ TÀI CHÍNH ANH - VIỆT LÀ NGỮ122
4.3.1. Mô hình chuyển dịch thuật ngữ tài chính Anh - Việt là ngữ ..................... 122
4.3.2. Đối chiếu chuyển dịch cấu tạo TNTC tiếng Anh là ngữ ........................... 123
4.4. ĐỐI CHIẾU PHẠM VI ĐỊNH DANH THUẬT NGỮ TÀI CHÍNH ANH - VIỆT
LÀ NGỮ .................................................................................................................................. 126
4.4.1. Phạm vi định danh thuật ngữ chỉ các sản phẩm dịch vụ tài chính ........... 127
4.4.2. Phạm vi định danh thuật ngữ chỉ các hình thức cho vay, nợ .................... 129
4.4.3. Phạm vi định danh thuật ngữ chỉ các hình thức báo cáo .......................... 129
4.4.4. Phạm vi định danh thuật ngữ chỉ các chính sách ...................................... 130
4.4.5. Phạm vi định danh thuật ngữ chỉ các hình thức thanh toán ...................... 130
4.4.6. Phạm vi định danh thuật ngữ chỉ các hình thức sở hữu ............................ 131
4.5. CHUẨN HÓA THUẬT NGỮ TÀI CHÍNH TIẾNG VIỆT LÀ NGỮ .................... 136
4.5.1. Tính định danh của ngữ thuật ngữ ............................................................. 136


3


4.5.2. Hƣớng chuẩn hóa ngữ thuật ngữ tài chính tiếng Việt ............................... 137
4.5.3. Chuẩn hóa qua ngữ liệu dịch ..................................................................... 143
TIỂU KẾT................................................................................................................................ 144
KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 147
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ................................. 151
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..................................................................................... 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 152
PHỤ LỤC NGỮ LIỆU ................................................................................................. - 1 PHỤ LỤC 1: DANH MỤC THUẬT NGỮ TÀI CHÍNH ANH - VIỆT ĐƢỢC
KHẢO SÁT .................................................................................................................... - 1 PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH THUẬT NGỮ TÀI CHÍNH VIỆT - ANH ĐƢỢC
KHẢO SÁT .................................................................................................................. - 52 PHỤ LỤC 3: DANH SÁCH THUẬT NGỮ TÀI CHÍNH ANH - VIỆT DỊCH
GIẢI THÍCH VÀ DANH PHÁP ............................................................................ - 104 -

4


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Thứ tự

Quy định viết tắt

Nghĩa

1.

A


Thành tố độc lập

2.

B

Thành tố có nghĩa, không độc lập

3.

ĐHQGHN

Đại học Quốc gia Hà Nội

4.

KHXH

Khoa học Xã hội

5.

KHXH&NV

Khoa học Xã hội và Nhân văn

6.

NXB


Nhà xuất bản

7.

TNTC

Thuật ngữ tài chính

5


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Danh mục từ điển tài chính Anh - Việt (Bản in) ......................................26
Bảng 3.1 TNTC tiếng Anh và tiếng Việt xét theo số lƣợng thành tố .......................77
Bảng 3.2. TNTC tiếng Anh và tiếng Việt là từ đơn ..................................................80
Bảng 3.3. TNTC tiếng Anh và tiếng Việt là từ ghép ................................................80
Bảng 3.4. TNTC tiếng Anh và tiếng Việt là từ ghép đẳng lập..................................84
Bảng 3.5. Từ loại của TNTC tiếng Việt là từ ghép đẳng lập ....................................85
Bảng 3.6. TNTC tiếng Anh và tiếng Việt là từ ghép chính phụ ...............................87
Bảng 3.7. TNTC tiếng Anh và tiếng Việt là từ ghép chính phụ trật tự chính trƣớc,
phụ sau.......................................................................................................................89
Bảng 3.8. TNTC tiếng Anh và tiếng Việt là từ ghép chính phụ trật tự phụ trƣớc,
chính sau ....................................................................................................................92
Bảng 3.9. Tổng hợp mô hình TNTC tiếng Anh và tiếng Việt là từ ghép chính phụ 93
Bảng 3.10. Đối chiếu chuyển dịch cấu tạo TNTC tiếng Anh là từ đơn ....................97
Bảng 3.11. Đối chiếu chuyển dịch cấu tạo TNTC tiếng Anh là từ ghép ..................99
Bảng 3.12. Phạm vi định danh TNTC Anh - Việt là từ ..........................................104
Bảng 4.1. TNTC tiếng Anh và tiếng Việt có cấu tạo là ngữ ...................................114
Bảng 4.2. Các loại ngữ trong TNTC tiếng Anh và tiếng Việt ................................115
Bảng 4.3. TNTC tiếng Anh và tiếng Việt có cấu tạo là danh ngữ ..........................117

Bảng 4.4. TNTC tiếng Anh và tiếng Việt có cấu tạo là động ngữ ..........................121
Bảng 4.5. Đối chiếu chuyển dịch cấu tạo TNTC tiếng Anh là ngữ ........................125
Bảng 4.6. Phạm vi định danh TNTC Anh - Việt là ngữ .........................................133
Bảng 4.7. Hƣớng tới TNTC tiếng Việt đạt chuẩn ...................................................139

6


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biều đồ 3.1. TNTC tiếng Anh và tiếng Việt xét theo số lƣợng thành tố .................. 77
Biểu đồ 3.2. TNTC tiếng Anh và tiếng Việt là từ ..................................................... 79
Biểu đồ 3.3. TNTC tiếng Anh và tiếng Việt là từ đơn và từ ghép ............................ 81
Biểu đồ 3.4. TNTC tiếng Anh và tiếng Việt là từ ghép chính phụ trật tự chính trƣớc,
phụ sau....................................................................................................................... 89
Biểu đồ 3.5. TNTC tiếng Anh là từ đơn chuyển dịch sang tiếng Việt ...................... 97
Biểu đồ 3.6. Chuyển dịch TNTC tiếng Anh là từ ghép sang tiếng Việt ................. 100
Biểu đồ 3.7. Phạm vi định danh TNTC Anh - Việt là từ ........................................ 106
Biểu đồ 3.8. Đối chiếu chuyển dịch TNTC tiếng Anh cấp độ từ đơn ..................... 109
Biểu đồ 3.9. Đối chiếu chuyển dịch TNTC tiếng Anh cấp độ từ ghép ................... 109
Biểu đồ 4.1. TNTC tiếng Anh và tiếng Việt là ngữ ................................................ 116
Biểu đồ 4.2. TNTC tiếng Anh và tiếng Việt có cấu tạo là động ngữ ...................... 121
Biểu đồ 4.3: Tỉ lệ thuật ngữ tài chính tiếng Anh và tiếng Việt là ngữ .................... 124
Biểu đồ 4.4: Đối chiếu chuyển dịch cấu tạo TNTC tiếng Anh là ngữ .................... 126
Biểu đồ 4.5. Phạm vi định danh TNTC Anh - Việt là ngữ ..................................... 136
Biểu đồ 4.6. Chuyển dịch TNTC tiếng Anh là ngữ ................................................ 143

7


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Công cuộc chấn hƣng giáo dục đào tạo cùng với việc nghiên cứu chuyên
ngành tài chính ở Việt Nam ngày càng phát triển. Để đảm bảo tính khoa học, tính
chính xác, tính quốc tế, hệ thuật ngữ tài chính (TNTC) tiếng Việt cũng đƣợc cấu tạo
và phát triển. Trong các con đƣờng tiếp xúc, tiếp nhận TNTC tiếng Việt, sự tiếp
nhận nguồn thuật ngữ từ tiếng Anh đang đƣợc triệt để khai thác. Nhiều từ điển đối
dịch Anh - Việt đƣợc biên soạn. Nhiều tài liệu tài chính Anh ngữ đƣợc dịch ra tiếng
Việt. Tuy nhiên, việc đào sâu nghiên cứu đối chiếu để chuyển dịch, cấu tạo thuật
ngữ chuẩn mực chƣa đƣợc chú trọng thích đáng. Chính với mong muốn góp phần
xây dựng phát triển hệ thuật ngữ tài chính Việt ngữ ngày càng khoa học, chính xác,
vƣơn lên trình độ quốc tế, chuẩn mực, không chỉ phục vụ cho giáo dục, cho việc
nghiên cứu khoa học trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà còn có ý
nghĩa lý luận quan trọng trong việc phát triển và xây dựng ngành thuật ngữ học Việt
Nam nói chung, chuyên ngành nghiên cứu đối chiếu nói riêng mà chúng tôi chọn đề
tài “Khảo sát đối chiếu chuyển dịch thuật ngữ tài chính Anh - Việt (trên văn
bản chuyên ngành tài chính) làm đề tài nghiên cứu của luận án.

2. Mục đích nghiên cứu
Luận án nhằm mục đích là khảo sát việc đối chiếu chuyển dịch TNTC Anh Việt. Luận án dựa trên cơ sở thực hiện nghiên cứu đối chiếu để chuyển dịch thuật
ngữ tài chính từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Việc chuyển dịch dựa trên cơ sở nghiên
cứu đối chiếu cho phép đảm bảo chất lƣợng dịch loại đơn vị này thông qua dịch cấu
tạo thuật ngữ là từ, ngữ. Đây đƣợc coi là một trong các biện pháp chuyển dịch quan
trọng có nhiều ứng dụng trong dạy và học ngoại ngữ, dịch thuật ngữ, góp phần
chuẩn hóa thuật ngữ tiếng Việt, là phƣơng thức đánh giá về lý luận ngôn ngữ học.
Dịch các thuật ngữ khoa học không chỉ là chuyển dịch nội dung khái niệm từ
ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích mà cần tìm cách cấu tạo thuật ngữ ở ngôn ngữ
đích để biểu đạt khái niệm. Đó chính là dịch cấu tạo thuật ngữ cho ngôn ngữ đích.

8



Mục đích của việc khảo sát đối chiếu chuyển dịch, đặc biệt là đối chiếu
chuyển dịch cấu tạo thuật ngữ Anh - Việt là nhằm tìm ra những đặc trƣng chuyển
dịch trong phạm vi xác định của hai hệ thuật ngữ Anh - Việt và tìm phƣơng án
chuyển dịch. Luận án áp dụng lý thuyết đối chiếu vào chuyển dịch đơn vị ngôn ngữ,
cụ thể là từ và ngữ, là hai đơn vị cấu tạo hệ thuật ngữ. Giới hạn mục đích luận án là
tìm ra những điểm giống và khác nhau của nguồn ngữ liệu chuyển dịch nhằm
chuyển dịch một cách chính xác TNTC trong ngôn ngữ nguồn là tiếng Anh sang
những thuật ngữ tƣơng đƣơng trong ngôn ngữ đích là tiếng Việt. Đồng thời, việc
khảo sát đối chiếu chuyển dịch thông qua phân tích đối chiếu mô hình cấu tạo và
phạm vi định danh TNTC Anh - Việt sẽ góp phần chuẩn hóa TNTC tiếng Việt.

3. Nội dung và nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt mục đích trên, nội dung và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án bao gồm
những điểm sau:
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến thuật ngữ nói chung và TNTC
Anh - Việt nói riêng trên thế giới và ở Việt Nam;
2. Xác định cơ sở lý luận liên quan đến thuật ngữ, ngôn ngữ học đối chiếu, đối
chiếu chuyển dịch theo mục đích của luận án;
3. Khảo sát đối chiếu cấu tạo hệ TNTC tiếng Anh với hệ TNTC tiếng Việt theo cơ
sở lý luận đã xác định;
4. Vận dụng kết quả đối chiếu về cấu trúc và phạm vi định danh để chuyển dịch
TNTC tiếng Anh sang tiếng Việt cho phù hợp với cấu tạo và góp phần chuẩn hóa
thuật ngữ tiếng Việt;
5. Gợi ý về cách dịch cấu tạo hai đơn vị định danh chính xác khoa học là từ và ngữ
thuật ngữ trên ngữ liệu thực tiễn chuẩn mực là TNTC Anh - Việt, góp phần xây
dựng và hoàn thiện hệ TNTC tiếng Việt.

4. Đối tƣợng nghiên cứu
Nghiên cứu đối chiếu chuyển dịch TNTC Anh - Việt cấp độ từ và ngữ, trên ngữ liệu

đối chiếu là văn bản tài chính: từ điển và giáo trình chuyên ngành tài chính Anh Việt.
9


5. Phạm vi nghiên cứu
Mục đích và nội dung của luận án nhƣ đã nêu ở trên cho thấy phạm vi nghiên
cứu của luận án là đối chiếu và chuyển dịch TNTC theo chiều Anh - Việt. Nhƣ vậy,
xét về mặt nghiên cứu đối chiếu thì hệ TNTC tiếng Anh là cơ sở, ngữ liệu TNTC
tiếng Việt thuộc ngôn ngữ đƣa vào đối chiếu, còn xét về mặt dịch (translation) thì
hệ TNTC tiếng Anh là nguồn và hệ TNTC tiếng Việt là đích. Luận án tập trung
khảo sát việc đối chiếu chuyển dịch, một loại đối chiếu trong nghiên cứu đối chiếu.
Nghiên cứu đối chiếu chuyển dịch khác với đối chiếu loại hình, khác với đối
chiếu phục vụ việc dạy và học ngoại ngữ, khác với đối chiếu ngôn ngữ trong cộng
đồng nhập cƣ, đối chiếu tâm lí liên quan đến ngôn ngữ - xã hội hay đối chiếu khắc
phục lỗi trong ngữ pháp tạo sinh. Trong nghiên cứu đối chiếu từ vựng, đối chiếu
chuyển dịch là một loại nghiên cứu đối chiếu dựa trên cấu trúc, hệ thống từ ngữ
định danh nhằm mục đích cấu tạo và xây dựng thuật ngữ là từ và ngữ định danh.
Trong luận án, nghiên cứu đối chiếu nhằm mục đích phục vụ cho việc chuyển dịch
TNTC Anh - Việt ở cấp độ từ và ngữ định danh. Việc đối chiếu nguồn ngữ liệu
chuyển dịch là TNTC Anh - Việt đƣợc chọn lọc qua nguồn ngữ liệu chuyển dịch là
từ điển và văn bản chuyên ngành tài chính đƣợc dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt
và đƣợc lựa chọn theo lý thuyết điển mẫu để chọn ngữ liệu đƣa vào phân tích đối
chiếu. Nhƣ vậy phạm vi của luận án là tập trung khảo sát đối chiếu trên ngữ liệu
chuyển dịch và để chuyển dịch TNTC Anh - Việt chuyên ngành tài chính thuộc hai
đơn vị định danh trong thuật ngữ là từ và ngữ định danh.

6. Ngữ liệu nghiên cứu
Để có ngữ liệu chất lƣợng, luận án lựa chọn ngữ liệu từ hai nguồn ngữ liệu
sau đây:
 Nguồn ngữ liệu rút ra từ Từ điển đối dịch Anh - Việt về TNTC (Từ điển

Anh - Việt chuyên ngành tài chính) (Bảng 1.1);

10


 Nguồn thuật ngữ rút ra từ Giáo trình tiếng Anh chuyên ngành tài chính
(English for Finance).
(1) Nguồn ngữ liệu TNTC đƣợc chọn lọc từ Từ điển tài chính Anh - Việt của
tác giả Nguyễn Thanh Luận – Nguyễn Thành Danh, năm 2008, do NXB Giao thông
Vận tải ấn hành. Nguồn ngữ liệu này đƣợc lựa chọn là do đây là từ điển tài chính
mới nhất cho đến nay. Trong cuốn từ điển này, chúng tôi lựa chọn các TNTC là từ
và ngữ, đƣợc dịch từ ngôn ngữ nguồn tiếng Anh sang ngôn ngữ đích tiếng Việt, loại
bỏ các thuật ngữ đƣợc chuyển dịch sang tiếng Việt bằng hình thức định nghĩa hay
giải thích, loại bỏ danh pháp.
(2) Nguồn ngữ liệu văn bản tiếp theo chúng tôi lựa chọn là Giáo trình tiếng
Anh chuyên ngành (English for Finance) của tác giả Cao Xuân Thiều, xuất bản năm
2008, do NXB Tài chính ấn hành vì nguồn ngữ liệu này, đúng nhƣ tên gọi của giáo
trình, cung cấp số lƣợng TNTC tiếng Anh từ các văn bản tài chính bằng tiếng Anh
và đƣợc dịch sang tiếng Việt. Nhƣ vậy ngữ liệu của luận án là tiếng Anh (Anh).
Lựa chọn ngữ liệu: Nhƣ trình bày trong phần 2.1.5 về Khái niệm thuật ngữ tài
chính trong hệ thống tài chính, TNTC không thể tách rời độc lập trong lĩnh vực tài chính
mà thuộc lĩnh vực tài chính, trong hệ thống các quan hệ tài chính ở nhiều lĩnh
vực khác nhau nhƣ các tổ chức tiền gửi (ngân hàng thƣơng mại, liên hiệp tín
dụng), công ty bảo hiểm, công ty tài chính, công ty chứng khoán, tổ chức tín dụng
nhà nƣớc. Do đó, các thuật ngữ thuộc hệ thống các quan hệ tài chính nhƣ ngân
hàng, tín dụng, bảo hiểm, chứng khoán, công nghệ thông tin đƣợc chấp nhận sử
dụng làm ngữ liệu khảo sát. Ngoài lý do trên, trong một cuốn từ điển hoặc giáo
trình chuyên ngành, không chỉ có thuật ngữ chuyên ngành, mà luôn có các thuật
ngữ trong hệ thống các quan hệ tài chính ở nhiều lĩnh vực khác nhau, nhƣ để đào
tạo, nâng cao kỹ năng và hiệu quả làm việc trong lĩnh vực tài chính, không thể thiếu

nghiệp vụ ngân hàng, quản lý tín dụng, sự trợ giúp của thiết bị công nghệ thông tin.
Bên cạnh đó, một thuật ngữ có thể đƣợc dùng ở nhiều ngành khoa học do sự ảnh
hƣởng qua lại giữa các ngành và thuật ngữ mang lớp nghĩa mới khi ở ngành khoa
học khác nhau. Căn cứ theo dữ liệu khảo sát của luận án, số lƣợng thuật ngữ chuyên

11


ngành chiếm tỉ lệ lớn và số lƣợng thuật ngữ trong hệ thống các quan hệ tài chính
chiếm tỉ lệ nhỏ.
Tổng số TNTC Anh - Việt đƣợc khảo sát từ nguồn ngữ liệu tuyển chọn là 2.649
thuật ngữ thuộc chuyên ngành tài chính và trong hệ thống các quan hệ tài chính ở
nhiều lĩnh vực khác nhau.
Các đơn vị thuật ngữ (đƣợc in trong phụ lục luận án) đƣợc chúng tôi lựa
chọn nghiên cứu theo các tiêu chí sau:
 Các TNTC Anh - Việt đƣợc dịch theo hình thức đối chiếu chuyển dịch
(đối dịch), chứ không phải thuật ngữ Anh - Việt đƣợc dịch thuật (vừa dịch, vừa
miêu tả lại) theo hƣớng định nghĩa hay giải thích, cũng không gồm các danh pháp.
 TNTC tiếng Việt: chúng tôi lựa chọn cách dịch đầu tiên vì trong ngữ liệu
nghiên cứu, đây thƣờng là biến thể mạnh nhất và đáng tin cậy nhất. Đồng thời việc
chọn cách dịch đầu tiên này để cố định nguồn thuật ngữ tiếng Việt, làm ngữ liệu để
phân tích và đối chiếu mô hình cấu tạo, nhằm tìm ra sự tƣơng đồng và dị biệt với
mô hình cấu tạo TNTC tiếng Anh.
 Các cách dịch khác của TNTC tiếng Việt đƣợc liệt kê trong ngoặc đơn để
dựa trên lý luận về đối chiếu dịch thuật và định danh chấp nhận cách dịch phù hợp
và đƣa ra những gợi ý về chuẩn hóa. Các cách dịch thuật ngữ đƣợc đề xuất để thay
thế hoặc bổ sung cho cách dịch trƣớc đƣợc để sau cùng, trong ngoặc vuông.
Từ nguồn ngữ liệu này, chúng tôi phân tích, nghiên cứu định lƣợng dữ liệu
và đƣa ra những phân tích, đánh giá có tính chất định tính, hƣớng tới chuẩn hóa
TNTC tiếng Việt.


7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện giải quyết các vấn đề nêu trên, luận án sử dụng các phƣơng
pháp nghiên cứu sau:
1) Phương pháp so sánh - đối chiếu để so sánh và đối chiếu kết quả phân tích
hệ TNTC tiếng Anh và hệ TNTC tiếng Việt nhằm tìm ra tƣơng đồng và dị biệt giữa
hai hệ thuật ngữ này.

12


2) Phương pháp đối chiếu - chuyển dịch. Thực hiện đối chiếu chuyển dịch để
phân biệt các hình thức dịch chuyển: nguyên dạng, phiên âm, phỏng dịch và dịch
cấu tạo thuật ngữ; phân biệt kết quả dịch và quá trình dịch. Các kết quả dịch đƣợc
tổng hợp và đƣợc cung cấp trong phần phụ lục luận án. Về quá trình dịch là dịch
cấu tạo hệ TNTC tiếng Anh qua hệ TNTC tiếng Việt (dịch dựa trên cấu tạo của
tiếng Việt để có thuật ngữ tiếng Việt đúng về nghĩa và chính xác về cấu tạo, khác
với dịch định nghĩa và dịch tƣờng thuật hay dịch sao phỏng).
Quy trình là thực hiện dịch cấu tạo từng loại đơn vị; đó là:
+ Dịch thuật ngữ là từ: đơn vị là từ, từ ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích;
+ Dịch thuật ngữ là ngữ định danh: đơn vị là ngữ định danh, từ ngôn ngữ
nguồn sang ngôn ngữ đích.
3) Phương pháp miêu tả để mô tả đặc điểm về mô hình cấu tạo thuật ngữ.
4) Phương pháp phân tích thành tố cấu tạo trực tiếp để phân tích phƣơng
thức cấu tạo thuật ngữ tiếng Anh và tiếng Việt theo mô hình cấu tạo (từ và ngữ).
4) Ngoài các phƣơng pháp cơ bản trên, luận án còn sử dụng các thủ pháp
nhƣ: so sánh tương phản, thống kê phân loại và định lượng để góp phần xác lập hệ
TNTC Anh - Việt chuẩn phục vụ khảo sát. Phƣơng pháp tƣ duy khoa học diễn dịch
và quy nạp đƣợc quán triệt trong toàn luận án.


8. Cái mới và đóng góp của luận án
1) Đây là luận án đầu tiên khảo sát đối chiếu chuyển dịch TNTC Anh - Việt.
Luận án tiếp cận TNTC Anh - Việt thông qua khảo sát đối chiếu chuyển dịch, đó là
áp dụng lý thuyết đối chiếu vào chuyển dịch đơn vị ngôn ngữ, cụ thể là từ và ngữ
định danh, là hai đơn vị cấu tạo hệ thuật ngữ.
2) Việc đối chiếu hệ TNTC tiếng Anh và tiếng Việt góp phần tổng hợp, nhìn
nhận toàn cảnh các vấn đề TNTC nói chung và TNTC ở Việt Nam nói riêng.
3) Về mặt lý luận, kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần làm sáng tỏ
những vấn đề về chuyển dịch thuật ngữ (ở cấp độ từ và ngữ), các phƣơng án và giải
pháp trong việc chuyển dịch TNTC tiếng Anh sang tiếng Việt.

13


4) Qua khảo sát đối chiếu, luận án chỉ ra các cách chuyển dịch, đƣa ra gợi ý
về cách dịch cấu tạo hai đơn vị định danh chính xác khoa học là thuật ngữ trên ngữ
liệu thực tiễn chuẩn mực là TNTC Anh - Việt; Cách dịch không phải là dịch chung
chung mà là dịch để cấu tạo đơn vị định danh, dịch tƣơng đƣơng tƣơng ứng chứ
không phải là giải thích, cũng không phải là định nghĩa. Luận án tập trung làm rõ
những vấn đề chuyển dịch thuật ngữ, các phƣơng án, giải pháp trong chuyển dịch
thuật ngữ tiếng Anh sang tiếng Việt, góp phần xây dựng và hoàn thiện hệ TNTC
tiếng Việt.
5) Về thực tiễn, kết quả khảo sát và tập hợp ngữ liệu (phần phụ lục) có thể là
tiền đề để tiến tới biên soạn một cuốn từ điển đối dịch trong lĩnh vực tài chính,
trong đó có từ điển TNTC Anh - Việt thể hiện trong phụ lục 1 và từ điển TNTC
Việt – Anh thể hiện trong phụ lục 2.
6) Kết quả của luận án là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho những ngƣời
công tác giảng dạy và học tiếng Anh chuyên ngành tài chính ở Việt Nam, cho công
tác biên soạn từ điển đối chiếu thuật ngữ, chuyển dịch cấu tạo thuật ngữ vốn đang
rầm rộ phát triển hiện nay ở Việt Nam.


9. Kết cấu của luận án
Để có thể trình bày đầy đủ các cơ sở lý luận, phần Cơ sở lý luận của luận án
đƣợc trình bày thành một chƣơng riêng, độc lập với chƣơng 1 về Tổng quan tình
hình nghiên cứu vì bên cạnh cơ sở lý luận liên quan đến thuật ngữ nói chung và
thuật ngữ tài chính Anh - Việt nói riêng, luận án cần làm rõ các cơ sở lý luận về đối
chiếu chuyển dịch.Trong trƣờng hợp nghiên cứu của luận án là đối chiếu chuyển
dịch, tức là nghiên cứu đối chiếu hai hệ thống của hai ngôn ngữ là TNTC Anh Việt và xem cách chuyển từ TNTC tiếng Anh là nguồn qua hệ thống TNTC tiếng
Việt là đích. Chuyển dịch TNTC Anh - Việt có nghĩa là dịch cấu tạo TNTC tiếng
Việt tƣơng đƣơng, tƣơng ứng với TNTC tiếng Anh. Dịch thuật ngữ đích thực khoa
học không chỉ là chuyển dịch nội dung khái niệm mà tìm cách cấu tạo thuật ngữ ở
ngôn ngữ đích để biểu đạt khái niệm mà đó chính là dịch cấu tạo thuật ngữ cho
ngôn ngữ đích, hay có thể hiểu là dịch sáng tạo.

14


Do vậy, ngoài phần mở đầu, kết luận và các phụ lục, luận án bao gồm bốn
chƣơng với nội dung đƣợc tóm tắt nhƣ sau:
Chƣơng 1 của luận án đề cập đến tổng quan tình hình nghiên cứu về thuật
ngữ nói chung và TNTC Anh - Việt nói riêng trên thế giới và ở Việt Nam, có thống
kê các công trình từ điển tài chính Anh - Việt với các nhận xét và đánh giá chung.
Chƣơng 2 của luận án tập trung vào cơ sở lý luận về thuật ngữ, về ngôn ngữ
học đối chiếu, về dịch thuật, mối quan hệ và ứng dụng của ngôn ngữ học đối chiếu
với lý luận và thực tiễn dịch thuật. Luận án xác định cơ sở lý luận về ngôn ngữ học
đối chiếu và đối chiếu chuyển dịch để giải quyết nhiệm vụ của luận án.
Chƣơng 3 của luận án đi sâu nghiên cứu phân tích đối chiếu chuyển dịch hai
hệ TNTC Anh - Việt cấp độ từ.
Chƣơng 4 của luận án đi sâu nghiên cứu phân tích đối chiếu chuyển dịch hai
hệ TNTC Anh - Việt cấp độ ngữ định danh. Phần kết luận của luận án cung cấp ý

tƣởng chính, số liệu và ý nghĩa của những phát hiện từ nghiên cứu, đóng góp tri
thức, khoa học, thực tiễn và khả năng ứng dụng trong nghiên cứu và giảng dạy về
TNTC Anh - Việt.
Phần cuối của luận án là danh sách tài liệu tham khảo và các phụ lục cuối
gồm: Phụ lục 1 là từ điển tài chính Anh - Việt hoàn chỉnh với các TNTC Anh - Việt
đƣợc dịch bằng phƣơng pháp chuyển di, phiên âm và giữ nguyên dạng nhƣng ngoại
trừ thuật ngữ tiếng Việt đƣợc dịch từ tiếng Anh bằng hình thức định nghĩa hay giải
thích. Cách dịch sang tiếng Việt đầu tiên đƣợc lựa chọn làm ngữ liệu đối chiếu cấu
tạo. Trong trƣờng hợp có những cách dịch khác, thì cách dịch đó đƣợc ghi sau dấu
phảy và trong ngoặc đơn để không trùng lặp với cách dịch đầu tiên. Nếu có cách
dịch đề xuất, thì cách dịch đề xuất đƣợc ghi trong ngoặc vuông, ở cuối cùng, ví dụ:
ex-rights: chưa đủ quyền [cổ phiếu không kèm đặc quyền]; Phụ lục 2 là từ điển tài
chính Việt –Anh dùng làm ngữ liệu đối chiếu cấu tạo từ và ngữ; Phụ lục 3 là các
TNTC tiếng Anh là các thuật ngữ đƣợc dịch bằng hình thức giải thích, định nghĩa
hoặc các danh pháp. Các thuật ngữ này đã bị loại khỏi dữ liệu khảo sát, và có đề
xuất dịch với các trƣờng hợp dịch giải thích hay định nghĩa.

15


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUẬT NGỮ TÀI
CHÍNH ANH - VIỆT
DẪN NHẬP
Hoạt động tài chính và nghiên cứu đào tạo về tài chính (hay nói cách khác là
khoa học về tài chính ở Việt Nam) đã đƣợc xây dựng, định hình và phát triển cùng
với sự phát triển kinh tế của đất nƣớc. Trong quá trình xây dựng và phát triển nhƣ
một ngành khoa học, có một bộ phận vừa là công cụ, vừa đồng thời là tri thức giúp
phát triển giáo dục và quảng bá ngành tài chính là thuật ngữ. Trong các nguồn tiếp
nhận xây dựng thuật ngữ, có một nguồn rất quan trọng và hiện nay đang ngày một

phát triển là thuật ngữ từ tiếng Anh thông qua con đƣờng dịch thuật. Trong chƣơng
này, luận án tóm lƣợc tình hình nghiên cứu về thuật ngữ trên thế giới và ở Việt Nam
nói chung, trong đó tập trung về thuật ngữ đối dịch giữa các ngôn ngữ nói chung và
cụ thể là TNTC đối dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt nói riêng với các thống kê về
công trình từ điển tài chính Anh - Việt và các nhận xét, đánh giá chung, tình hình
nghiên cứu đối chiếu chuyển dịch.

1.1. SƠ LƢỢC TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUẬT NGỮ TRÊN THẾ GIỚI
Trên thế giới, thuật ngữ học - một bộ môn liên quan đến việc nghiên cứu và
thu thập các thuật ngữ chuyên dụng không phải là một lĩnh vực nghiên cứu mới,
nhƣng chỉ trong những thập niên gần đây bộ môn này mới đƣợc nghiên cứu một
cách có hệ thống và đƣợc tiếp cận một cách thực sự khoa học và chính danh.
Mặc dầu việc hệ thống hóa thuật ngữ và địa vị khoa học của thuật ngữ học là
những vấn đề thời sự gần đây, nhƣng thực ra các hoạt động trong lĩnh vực này đƣợc
bắt đầu từ trƣớc đó rất lâu. Các nghiên cứu trong lĩnh vực hóa học của Lavoisier và
Berthollet hay các nghiên cứu trong thực vật học và sinh vật học của Linne trong
thế kỉ XVIII đã cho thấy nhu cầu về loại từ vựng khoa học chuyên ngành để diễn
đạt các kiến thức chuyên môn sâu là rất cần thiết. Nhu cầu này càng đƣợc khẳng

16


định với sự gia tăng tính chất quốc tế của khoa học trong thế kỷ XIX và trở thành đề
tài chính thức của nhiều hội nghị khoa học chuyên ngành: hội nghị của các nhà thực
vật học năm 1867, hội nghị của các nhà sinh vật học năm 1889, hội nghị của các
nhà hóa học năm 1892…
Nếu ở thế kỷ XVIII và XIX, các nhà khoa học là những ngƣời đi đầu trong
lĩnh vực thuật ngữ thì thế kỷ XX là thời kì của các kỹ sƣ và các nhà kỹ thuật. Những
tên tuổi lớn trong lĩnh vực thuật ngữ học thời kì này đều xuất phát từ lĩnh vực kĩ
thuật nhƣ Wuster, Lotte,... Theo Cabré (1999) [110, tr.5-6] thuật ngữ học hiện đại

có bốn giai đoạn phát triển cơ bản:
a - Giai đoạn hình thành (1930 - 1960)
b - Giai đoạn xác lập các chuyên ngành, lĩnh vực (1960 - 1975)
c - Giai đoạn bùng nổ (1975 - 1985)
d - Giai đoạn mở rộng (1985 đến nay)
Theo Cabré (1999), giai đoạn sơ khởi của việc phát triển nghiên cứu thuật
ngữ (1930 – 1960) đƣợc đặc trƣng bởi sự xác lập các phƣơng pháp đối với việc hình
thành hệ thống các thuật ngữ [110]. Ngƣời sáng lập của thuật ngữ học hiện đại, đại
diện tiêu biểu của Trƣờng phái thuật ngữ học Viên là Wuster (1898 – 1977), cùng
với Lotte (1889 – 1950), cha đẻ của Trƣờng phái thuật ngữ học Xô Viết là những
ngƣời đã đƣa ra những cơ sở lý thuyết đầu tiên cho chuyên ngành này. Trƣớc
Wuster là A.Schloman (ngƣời Đức) – ngƣời đầu tiên xem xét bản chất hệ thống của
các thuật ngữ, và F. de Saussure (ngƣời Thụy Sỹ) – ngƣời đầu tiên chỉ ra bản chất
hệ thống của ngôn ngữ, là E. Dresen (ngƣời Nga) – ngƣời đi tiên phong trong việc
khẳng định tầm quan trọng của việc chuẩn hóa thuật ngữ, và là J.E. Holmstrom
(ngƣời Anh) - ngƣời đƣợc coi nhƣ một nhân vật có công lớn trong việc quảng bá
các thuật ngữ trên quy mô quốc tế từ tổ chức UNESCO và cũng là ngƣời đầu tiên
kêu gọi thành lập một tổ chức quốc tế để giải quyết vấn đề này.
Trong giai đoạn phát triển thứ hai (1960 – 1975), đổi mới quan trọng nhất
trong thuật ngữ học bắt nguồn từ sự phát triển của máy vi tính có bộ nhớ dung
lƣợng lớn và các kỹ thuật thu thập và lƣu trữ tƣ liệu. Đồng thời, ngân hàng dữ liệu

17


đầu tiên cũng xuất hiện, và công việc điều phối trên cấp độ quốc tế các nguyên tắc của
công việc xử lý thuật ngữ học cũng bắt đầu. Trong giai đoạn này các đƣờng hƣớng tiếp
cận đầu tiên cũng đƣợc đƣa ra nhằm chuẩn hóa thuật ngữ học trong ngôn ngữ.
Giai đoạn phát triển thứ ba (1975 - 1985), giai đoạn bùng nổ đƣợc đánh dấu
bằng sự gia tăng các chính sách hoạch định ngôn ngữ và thuật ngữ học với những ví

dụ điển hình là các chính sách ngôn ngữ ở Liên Xô và Israel. Tầm quan trọng của
thuật ngữ học trong công cuộc xây dựng ngôn ngữ đã trở nên rõ ràng trong giai
đoạn này.
Trong giai đoạn mở rộng (1985 đến nay), khoa học công nghệ máy tính là
một trong những xung lực quan trọng nhất đứng đằng sau những thay đổi trong
thuật ngữ học.
Về mặt lý thuyết, thuật ngữ học có ba trƣờng phái - đó là các trƣờng phái Áo,
trƣờng phái Xô viết và trƣờng phái Czech – tƣơng ứng với ba đƣờng hƣớng tiếp cận
với thuật ngữ:
- Đƣờng hƣớng thứ nhất cho rằng thuật ngữ học là một bộ môn khoa học liên
ngành nhƣng là một thực thể độc lập trong việc hỗ trợ, phục vụ cho các bộ môn
khoa học và kỹ thuật khác.
- Đƣờng hƣớng thứ hai tập trung vào nội dung triết học, quan tâm trƣớc hết
đến sự phân loại mang tính lô-gic của các hệ thống khái niệm và tính tổ chức của tri
thức. Từ những thập niên 60, 70 của thế kỷ XX, các nhà ngôn ngữ học Xô viết đã
có những nghiên cứu khá đa dạng và những đóng góp đáng kể về các khía cạnh của
thuật ngữ.
- Đƣờng hƣớng thứ ba tập trung vào nội dung ngữ dụng học, nhìn nhận thuật
ngữ học nhƣ một cấu phần nhỏ của vốn từ vựng ngôn ngữ và nhìn nhận các ngôn
ngữ nhƣ những tiểu hệ thống của ngôn ngữ nói chung.
Lý thuyết đại cƣơng về thuật ngữ học đƣợc đặt căn bản trên đƣờng hƣớng
tiếp cận thứ nhất: tập trung vào hƣớng đi từ quan niệm tới thuật ngữ đã khu biệt các
phƣơng pháp đƣợc sử dụng trong thuật ngữ học với các phƣơng pháp đƣợc sử dụng
trong từ điển học. Mục đích của các nhà thuật ngữ học là tạo ra các thuật ngữ cho

18


các quan niệm, tức là họ đi từ quan niệm đến thuật ngữ (quá trình lô-gic định danh).
Trái lại, các nhà biên soạn từ điển lại bắt đầu từ - đơn vị từ - các mục từ trong từ điển –

và miêu tả nó chủ yếu trên bình diện chức năng và ngữ nghĩa; tức là họ đi từ đơn vị từ đến quan niệm, đúng theo đƣờng hƣớng ngƣợc lại (quá trình lô-gic định nghĩa).
Đây là quan điểm mà ngày nay coi nhƣ một đƣờng hƣớng tiếp cận lý thuyết
mang tính nhất quán cao, khác biệt hẳn so với lý thuyết về từ vựng - từ điển học
trên ba phƣơng diện: 1- ƣu tiên đặt khái niệm lên trƣớc việc tạo ra thuật ngữ; 2 – chỉ
duy nhất quan tâm tới cấp độ của đơn vị thuật ngữ chứ không quan tâm tới các cấp
độ khác của việc miêu tả ngôn ngữ; 3 – loại bỏ mọi đƣờng hƣớng tiếp cận hay thông
tin nào mang tính lịch đại.
Thuật ngữ học gắn kết chặt chẽ với các chuyên ngành hẹp, chuyên biệt.
Thuật ngữ học không phải là mục đích tự nó. Hoạt động thuật ngữ học cũng không
phải là việc cung cấp một cách đơn giản các tài liệu lƣu trữ về hàng loạt những quan
niệm với các danh xƣng tƣơng ứng với chúng. “Thuật ngữ học là để phục vụ cho
khoa học, công nghệ và hoạt động giao tiếp, truyền thông và nó phải hoạt động
trong những phạm vi phục vụ cho các bộ môn khoa học khác, hƣớng tới sự cách
mạng về nhận thức của con ngƣời [116, tr.43]. Rita Temmerman (2000) cho thấy
cách áp dụng các phƣơng pháp và nguyên tắc của phƣơng pháp xây dựng thuật ngữ
và cách thức này sẽ ảnh hƣởng đến phần mềm xây dựng cơ sở dữ liệu thuật ngữ nhƣ
thế nào. Tài liệu có giá trị đối với các chuyên gia về lý thuyết thuật ngữ, ngƣời làm
công tác xây dựng thuật ngữ và cho bất kỳ ai quan tâm đến ngôn ngữ đặc biệt, các
mô hình nhận thức và nguyên mẫu [131]. Các chuyên gia chuyên ngành và các nhà
thuật ngữ học nói chung và các nhà thuật ngữ học ứng dụng phải cùng làm việc với
nhau để thiết lập trật tự và chuẩn hóa các thuật ngữ cho từng lĩnh vực riêng của họ.

1.2. SƠ LƢỢC TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUẬT NGỮ Ở VIỆT NAM
Sự hình thành và phát triển thuật ngữ trong tiếng Việt liên quan nhiều đến sự
hiện diện của ngƣời Pháp ở Việt Nam. Nền khoa học hiện đại đã đƣợc du nhập vào
Việt Nam dƣới thời Pháp thuộc. Đây là thời kì có sự phát triển nhanh chóng về công
nghiệp, giao thông, kinh tế, pháp luật… phục vụ chính sách khai thác thuộc địa của

19



thực dân Pháp. Trong thời kỳ này, với sự phát triển của các ngành khoa học, sự du
nhập văn hoá Âu châu, …đã vào Việt Nam. Tiếng Việt, cùng với việc sử dụng chữ
quốc ngữ đã tạo điều kiện cho sự phát triển thuật ngữ. Nhờ đó, vốn thuật ngữ khoa
học ban đầu của nƣớc ta đã đƣợc hình thành.
Đầu thế kỉ XX, trên một số văn bản Đông Kinh Nghĩa thục, các tờ báo lớn
nhƣ Đông dƣơng Tạp chí (1917), Nam phong Tạp chí (1917), sách Đƣờng Cách
mệnh (1927) và văn kiện của tổ chức tiền thân của Đảng – văn kiện Đảng tập 1
(1924-1930), bộ phận thuật ngữ chính trị, xã hội bắt đầu xuất hiện [78; tr.30-34].
Ngƣời đặt nền móng cho sự ra đời của thuật ngữ ở Việt Nam là Hoàng Xuân
Hãn. Trong cuốn Danh từ khoa học xuất bản năm 1942 gồm 6.000 danh từ khoa
học, ông đã bàn về đặc điểm của danh từ khoa học và nêu lên tám yêu cầu khi đặt
một danh từ khoa học mới, chƣa có trong tiếng Việt. Đồng thời, tác giả còn nêu lên
các phƣơng pháp để đặt danh từ khoa học, có tham khảo đến cách làm của các nƣớc
lân cận nhƣ Trung Quốc, Nhật Bản... và cách mà tác giả đã sử dụng để tạo ra các
danh từ khoa học trong chính cuốn sách này. “Đây là công trình hoàn hảo đầu
tiên không những tập hợp, chuyển dịch hàng nghìn thuật ngữ về khoa học tự
nhiên, tác giả còn nêu lên những nguyên tắc biên soạn, cách đặt thuật ngữ của
tiếng Việt.” [78; tr.31].
Tiếp theo sau công trình này, tập thuật ngữ của ngành y học, sinh học cũng
bắt đầu ra đời. Đến sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945, nhiều tập thuật ngữ của
nhiều ngành khoa học ra đời.
Những nghiên cứu giới thiệu lý luận và thực tiễn thuật ngữ học ở Việt Nam
đƣợc đề cập trong các giáo trình của Nguyễn Văn Tu [102, 100], Đỗ Hữu Châu [5],
Nguyễn Thiện Giáp [19] coi thuật ngữ nhƣ một lớp từ.
Những nghiên cứu và giới thiệu thuật ngữ, các tiêu chuẩn về xây dựng thuật
ngữ khoa học và thuật ngữ tiếng Việt của Lƣu Vân Lăng, Nguyễn Nhƣ Ý [52-54];
đề xuất thống nhất và chuẩn hóa thuật ngữ khoa học tiếng Việt, góp phần phục vụ
công tác dạy và học tiếng Việt của Lê Khả Kế [42-44]; chuẩn hóa phục vụ cho việc
xây dựng luật ngôn ngữ ở Việt Nam của Nguyễn Đức Tồn [99] và góp cái nhìn tổng


20


quan về sự hình thành và phát triển thuật ngữ tiếng Việt của Hoàng Văn Hành [2729] và chỉ ra mối tƣơng quan trong sự phát triển thuật ngữ tiếng Việt với sự phát
triển các mặt của đời sống, đặc biệt là lĩnh vực xã hội - chính trị [80], văn hóa [83],
[88] của Lê Quang Thiêm .
Các công trình nghiên cứu của Lê Quang Thiêm về từ vựng tiếng Việt và
thuật ngữ tiếng Việt đƣợc tổng kết theo chiều dài lịch sử và sự phát triển của nó với
sự chi phối nhiều chiều, của nhiều nhân tố khác nhau, nội tại và ngoại tại nhƣ: Lịch
sử từ vựng tiếng Việt thời kì 1858-1945 và các nghiên cứu về thuật ngữ tiếng Việt
của tác giả từ năm 2000 đến nay nhƣ Thuật ngữ Việt Nam đầu thế kỉ XX liên hệ với
văn hóa và phát triển, Hệ thuật ngữ tiếng Việt từ bình diện ngôn ngữ - văn hóa, theo
định hƣớng văn hóa [78, 88, 90], “Kho báu” của hệ thống thuật ngữ ngôn ngữ học
tiếng Việt [86], Biến đổi trong tiếp nhận và hội nhập của hệ thuật ngữ tiếng Việt
[85], Khắc phục tình trạng đa nghĩa của thuật ngữ trong từ điển tiếng Việt [87],
Thuật ngữ đồng âm thuộc ngành khoa học khác nhau trong tiếng Việt [89]…
Cho đến thời gian gần đây, việc nghiên cứu về thuật ngữ trong tiếng Việt
trên bình diện lý thuyết đã có những thành tựu lớn với những công trình mang tính
chất tổng kết và phát triển rất sâu của Nguyễn Đức Tồn và Hà Quang Năng thể hiện
qua các ấn phẩm nhƣ Nghiên cứu, khảo sát thuật ngữ tiếng Việt phục vụ cho việc
xây dựng luật ngôn ngữ ở Việt Nam của tác giả Nguyễn Đức Tồn, năm 2012, Viện
ngôn ngữ học [99]; Sự phát triển của từ vựng tiếng Việt nửa sau thế kỷ XX của tác
giả Hà Quang Năng năm 2008, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội [60]; Thuật ngữ học:
Những vấn đề lý luận và thực tiễn năm 2012 của NXB Từ điển bách khoa do tác giả
Hà Quang Năng (chủ biên) [62].
Hà Quang Năng khẳng định thuật ngữ khoa học ở nƣớc ta đã đƣợc xây dựng
đáp ứng mọi yêu cầu ngày càng cao của đời sống và khoa học. Cùng với đó là sự ra
đời của các thuật ngữ dùng trong các ngành khoa học, các cuốn từ điển thuật ngữ
chuyên ngành dƣới hình thức giải thích và đối chiếu với một vài ngôn ngữ nƣớc

ngoài. Các cuốn từ điển này giúp ích cho công tác nghiên cứu khoa học, giảng dạy
và truyền bá khoa học đến đông đảo mọi tầng lớp nhân dân [62, tr.119-122].

21


×