Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

cau hoi tra loi PHẦN 5 3 cac to chuc chinh trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.02 KB, 51 trang )

Câu 1 (BÀI 1): Phân tích MQHgiữa MTTQ với Đảng, NN và các tổ
chức thành viên. Liên hệ thực tế cơ sở.
Trả lời:
I. LÝ LUẬN
MTTQ là bộ phận của hệ thống chính trị bao gồm, Đảng, Nhà nước, MTTQ
VN và các đoàn thể ND (nhân dân). Có vai trò quan trọng trong sự nghiệp đại
đoàn kết toàn dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở chính trị của Đảng và
của chính quyền ND, là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp,
chính đáng của các tầng lớp ND. Do vậy, MTTQ VN có mqh chặt chẽ với
Đảng, Nhà nước và các tổ chức thành viên.
1. Quan hệ giữa MTTQ VN với ĐCSVN
Đảng vừa là người lãnh đạo, vừa là thành viên của MT. Đảng lãnh đạo MT
thông qua Đảng đoàn MT và Đảng đoàn các tổ chức thành viên của MT, Đảng
cử đại diện thường vụ cấp ủy tham gia Đảng đoàn và phụ trách công tác MT.
Đảng lãnh đạo sự phối hợp với thống nhất hành động giữa các thành viên, giữa
MT và chính quyền. Đảng tôn trọng tính độc lập về tổ chức và khuyến khích
mọi hoạt động sáng tạo của MT vì lợi ích của đất nước, của nhân dân.
Là thành viên, Đảng tham gia MT bình đẳng và có nghĩa như mọi thành
viên khác. Đại diện cấp ủy đảng trong UBMTTQVN có trách nhiệm tham gia
sinh hoạt đầy đủ thực hiện đúng nguyên tắc của MT là tự nguyện, hiệp thương
dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động. Cấp ủy đảng phải GD, vận động
đảng viên gương mẫu thực hiện chương trình hành động chung đã được các tổ
chức thành viên thỏa thuận và tích cực tham gia công tác MT ở khu dân cư.
2. Quan hệ giữa MTTQVN với Nhà nước
Quan hệ giữa MTTQVN với Nhà nước, chính quyền là quan hệ phối hợp để
thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của HP, PL và thực hiện theo
quy chế phối hợp ở mỗi cấp
Quan hệ phối hợp MTTQVN với NN được thực hiện theo Quy chế phối
hợp công tác do UBMTTQVN và CQNN hữu quan ở từng cấp ban hành. NN
tạo đk để MTTQVN hoạt động có hiệu quả.
Đảng và NN tham khảo ý kiến của MT trước khi ra những quyết định và


chủ trương lớn.
3. Quan hệ giữa MTTQVN với các tổ chức thành viên
Quan hệ giữa MTTQVN với các tổ chức thành viên là hợp tác bình đẳng,
đoàn kết chân thành, tôn trọng lẫn nhau, hiệp thương dân chủ và thống nhất
hành động để cùng thực hiện các nhiệm vụ CT, KT, VH, XH, ANQP, đối ngoại
của NN và các chương trình của MTTQVN.
Khi phối hợp thống nhất hành động, các tổ chức thành viên của MTTQVN
tuân theo Điều lệ MTTQVN đồng thời vẫn giữ tính độc lập của tổ chức mình.
II. THỰC TIỄN:
1


Trong tiến trình đổi mới đất nước, các mqh giữa MTTQ với Đảng, Nhà
nước và các đoàn thể ND thể hiện rõ qua hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam tham gia xây dựng Đảng, xây dựng nhà nước ngày càng phát triển và
vững mạnh. Bên cạnh kết quả đạt được vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục.
- Hiện nay, việc tham gia xây dựng Đảng, xây dựng nhà nước của Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam các cấp còn gặp những khó khăn, cản trở thậm chí là rào
cản, như quy định về nội dung, hình thức, phương pháp để Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam tham gia xây dựng Đảng, xây dựng nhà nước nằm rải rác ở nhiều văn
bản của Đảng, của Nhà nước; quy định về trách nhiệm các cấp ủy đảng, cơ
quan nhà nước, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong tiếp nhận và giải
trình việc tiếp nhận ý kiến đóng góp, tham gia của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
các cấp còn thiếu và chưa cụ thể.
- Đội ngũ cán bộ của Mặt trận còn nhiều hạn chế về trình độ và năng lực
công tác. Nguồn kinh phí được cấp còn eo hẹp, do đó hoạt động của Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam ở nhiều nơi còn khó khăn, lúng túng, bị động...
- Một số cấp ủy, chính quyền, cơ quan nhà nước các cấp chưa nhận thức
đầy đủ, đúng đắn về vai trò, trách nhiệm tham gia xây dựng Đảng và Nhà nước
của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Những cản trở, khó khăn kể trên đã làm giảm

sút chất lượng, hiệu quả tham gia xây dựng Đảng, xây dựng nhà nước của Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam.
* Giải pháp:
- Một là, nâng cao nhận thức cho tổ chức đảng, cơ quan nhà nước, đội ngũ
cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức về tầm quan trọng, trách nhiệm của
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tham gia xây dựng Đảng và Nhà nước.
Trước hết, thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền cho các tầng lớp nhân
dân về nội dung, phương thức của hoạt động tham gia xây dựng Đảng, xây
dựng nhà nước của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp nhằm phát huy quyền
làm chủ của nhân dân, góp phần xây dựng và thực hiện đúng các chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, các chương trình
kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại; kịp thời phát hiện
những sai sót, khuyết điểm, yếu kém và kiến nghị sửa đổi, bổ sung các chính
sách cho phù hợp; phát hiện, cổ vũ những nhân tố mới, những mặt tích cực.
Cần đặc biệt coi trọng và phát huy hiệu quả của phương thức giám sát và phản
biện xã hội.
- Hai là, Trung ương cần quy định rõ trách nhiệm của tổ chức đảng, cơ
quan nhà nước, đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức trong việc tiếp thu,
giải trình tham gia xây dựng Đảng và Nhà nước của Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam các cấp. Đề cao và thực hiện tốt chế độ trách nhiệm trong hoạt động của
hệ thống chính trị đối với quá trình tham gia xây dựng Đảng và Nhà nước của
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp. Xây dựng và hoàn thiện quy chế phối hợp
công tác giữa cấp ủy đảng, chính quyền và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp
theo hướng phát huy vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các
cấp trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng nhà nước. Sửa đổi, bổ sung điều
2


luật, quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động tham gia xây dựng Đảng và
Nhà nước của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp.

+ Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, tiếp tục cụ thể hóa, thể chế hóa cơ chế
Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ, tăng cường mối quan hệ
mật thiết giữa Đảng và nhân dân. Cần xác định rõ địa vị pháp lý của Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam là tổ chức đại diện lợi ích của các tầng lớp nhân dân trong
mối quan hệ với các tổ chức còn lại của hệ thống chính trị. Nhà nước tăng
cường phối hợp và tạo điều kiện cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp hoạt
động, nhất là về kinh phí và các điều kiện vật chất khác.
+ Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận Tổ quốc theo đúng định
hướng. Đảng tôn trọng tính tự chủ, ủng hộ mọi hoạt động tự nguyện, tích cực,
sáng tạo và chân thành lắng nghe ý kiến đóng góp của Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam và các đoàn thể….
- Ba là, kiện toàn tổ chức, đổi mới phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam các cấp.
+ Thực hiện sự phân cấp giữa Trung ương và địa phương trong hoạt động
giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
+ Tiếp tục rà soát, kiện toàn tổ chức bộ máy của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
các cấp theo hướng tinh gọn, rõ chức năng, nhiệm vụ, không chồng chéo ở cấp
trung ương, cấp tỉnh; tổ chức hợp lý bộ máy cấp huyện; mở rộng thành phần
cán bộ bán chuyên trách cho cấp xã, phường, thị trấn.
+ Tạo cơ chế cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở địa phương tổ chức và hoạt
động theo nguyên tắc tuyến dọc, nhằm bảo đảm tính độc lập tương đối so với
các cơ quan quyền lực cùng cấp.
+ Đội ngũ cán bộ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp phải thực sự
mạnh, có bản lĩnh, có trình độ chuyên môn, am hiểu đường lối của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước; có năng lực phân tích, đánh giá đúng vấn đề;
nắm và hiểu được tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân.
Do đó, để nâng cao hiệu quả tham gia xây dựng Đảng và Nhà nước, Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam các cấp cần thiết phải phát huy khả năng các cá nhân
tiêu biểu, các hội đồng tư vấn, cộng tác viên, đoàn viên, hội viên là chuyên gia
am hiểu về công tác xây dựng Đảng, xây dựng nhà nước. Xây dựng tiêu chuẩn,

chức danh, cơ chế, chính sách phù hợp đối với cán bộ mặt trận làm công tác
chuyên trách ở các cấp..../.
HẾT

3


4


Câu 2 (BÀI 1): Nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ ở cơ sở
(cấp xã)
Trả lời:
I. LÝ LUẬN:
MTTQ là bộ phận của hệ thống chính trị bao gồm, Đảng, Nhà nước, MTTQ
VN và các đoàn thể ND (nhân dân). Có vai trò quan trọng trong sự nghiệp đại
5


đoàn kết toàn dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở chính trị của Đảng và
của chính quyền ND, là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp,
chính đáng của các tầng lớp ND.
1. Phối hợp và thống nhất hành động giữa các thành viên trong MT
Phối hợp và thống nhất hành động giữa các thành viên không chỉ là phương
thức hoạt động mà còn là nguyên tắc làm việc của MT. Phương thức này được
thực hiện từ TW đến cơ sở, trên các lĩnh vực hoạt động của MT về CT, KT, VH,
XH, ANQP, đối ngoại nhd và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhd. Nội dung
phối hợp và thống nhất hành động giữa các thành viên ở cơ sở cụ thể như sau:
1.1 Phối hợp trong tổ chức và thực hiện các phong trào, các cuộc vận động
- Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xd đời sống văn hóa ở khu dân cư”

cần bám sát 6 nội dung:
+ Đoàn kết giúp đỡ nhau phát triển, phát huy các thành phần KT, huy động
được nhiều nguồn lực để phát triển SX, tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu KT sát
hợp.
+ Đoàn kết phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Tương thân
tương ái”, có nhiều hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa” và nhân đạo từ thiện.
+ Đoàn kết phát huy dân chủ, giữ gìn kỷ cương, mọi người sống và làm
việc theo PL, theo quy ước, hương ước của công đồng; thực hiện tốt quy chế
dân chủ ở cơ sở.
+ Đoàn kết xd đời sống văn hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân
tộc và thuần phong mỹ tục trong nhân dân, xd môi trường văn hóa lành mạnh.
+ Đoàn kết chăm lo sự nghiệp GD, chăm lo sức khỏe ban đầu và chương
trình dân số - KHHGĐ.
+ Đoàn kết xd cơ sở chính trị vững vàng, gắn bó với nhân dân trong khu
dân cư.
- Cuộc vận động “Ngày vì người nghèo” và xd “Quỹ vì người nghèo” cần
bám sát nội dung sau:
+ Nắm chắc những hộ nghèo và số hộ nghèo có nhà tạm, dột nát ở khu dân
cư để có KH giúp đỡ, hỗ trợ sát hợp, kịp thời.
+ Cuộc vận động được tiến hành thường xuyên nhưng tập trung vào tháng
cao điểm từ ngày 17-10 đến ngày 18-11 hằng năm. Tiến hành cuộc vận động có
trọng tâm, trọng điểm hướng vào những người có thu nhập không cao, những
CSSXKD có lãi đóng trên địa bàn, coi trọng vận động giúp đỡ tại chỗ của cộng
đồng bà con dòng họ. Nếu khu dân cư quá khó khăn thì đề xuất kiến nghị với
MT trên đễ hỗ trợ từ “Quỹ vì người nghèo”
- Tổ chức Ngày hội đoàn kết toàn dân ngày 18-11 hằng năm.
+ Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc được tổ chức tập trung ở khu dân cư
vào dịp kỷ niệm ngày thành lập MT dân tộc thống nhất VN ngày 18-11 hằng
năm, nhằm tuyên truyền, GD về truyền thống CM vẻ vang của MT dân tộc
thống nhất VN, về vai trò, vị trí của MTTQVN trong sự nghiệp xd khối đại

6


đoàn kết toàn dân tộc và góp phần đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân đoàn
kết xd đời sống văn hóa ở khu dân cư”.
+ Thành phần tham dự gồm đại diện các hộ gia đình, các đồng chí lãnh đạo
đảng, 9 quyền, MT, các đoàn thể, các vị chức sắc tôn giáo, các nhân sĩ, trí thức
đang làm việc, sinh sống ở khu dân cư.
Trong công tác xd củng cố 9 quyền, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở
- Giám sát hoạt động của CQNN, đại biểu dân cử, CBCC NN. Tập trung
triển khai, tổ chức thực hiện 02 NQLT là:
+ NQLT số 09/2008/NQLT-CP-UBTWWMTTQVN ngày 17/4/2008;
+ NQLT số 05/2006/NQLT-CP-UBTWWMTTQVN ngày 21/4/2006
- Tham gia giải quyết khiếu nại tố cáo ở địa phương:
+ Chỉ đạo Ban TTra nhd tổ chức tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố
cáo của công dân để chuyển đến cơ quan NN có thẩm quyền xem xét, giải
quyết.
+ Phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc giải
quyết khiếu nại, tố cáo ở địa phương.
+ Giám sát việc thi hành PL về khiếu nại tố cáo của CQNN có thẩm quyền.
1.2 Phối hợp với 9 quyền
- Căn cứ pháp lý: Phối hợp giữa MT với 9 quyền đã được quy định trong
HP năm 2013 của nước CHXHCNVN, trong các NQ của Đảng, trong Luật
MTTQVN, trong các đạo luật và VB pháp quy của NN.
- Nội dung phối hợp gồm các lĩnh vực như: xd, giám sát và bảo vệ chính
quyền; tham gia xd các chủ trương, chính sách; chăm lo, bảo vệ lợi ích chính
đáng của các tầng lớp nhd; thực hiện các nhiệm vụ KTXH, ANQP.
Để việc phối hợp đạt hiệu quả thiết thức, cần xd quy chế phối hợp công tác
giữa UBMT với UBND và HĐND.
1.3 Hướng dẫn hoạt động tự quản của nhd thông qua Ban Công tác MT ở

khu dân cư:
- Phối hợp với trưởng thôn triệu tập và chủ trì hội nghị thôn, làng, ấp, bản 6
tháng hoặc bất thường gồm toàn thể cử tri hoặc chủ hộ gia đình.
- Thảo luận và quy định các công việc của khu dân cư về xd CSHT, giải
quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, đoàn kết tương trợ, giúp đỡ nhau trong SX
và đời sống, những vấn đề văn há, XH, vệ sinh môi trường, ANTT, an toàn XH
phù hợp với PL của NN.
- Bàn biện pháp thực hiện NQ của HĐND xã, các QĐ của UBND xã thực
hiện nghĩa vụ công dân, nghĩa vụ cấp trên giao và các quy định của khu dân cư.
- Thảo luận góp ý kiến vào các BC kết quả công tác và tự phê bình, kiểm
điểm của trưởng thôn, của CT HĐND và CT UBND cấp xã.

7


- Tổ chức hướng dẫn nhd bầu, miễn nhiệm trưởng thôn theo TTLT số
01/TTLT-BNV-UBTWWMTTQVN ngày 12/5/2005 giữa Ban thường trực
UBTWMTTQVN với Bộ Nội vụ.
- Phối hợp với Trưởng thôn để cử thành viên Ban TTra nhd, thành lập và
hướng dẫn hoạt động của các tổ chức tự quản ở khu dân cư như: Ban hòa giải,
Ban an ninh, bảo vệ SX, Ban kiến thiết, các tổ chức này đều do dân bầu.
- Tham gia vào việc xd và thực hiện hương ước, quy ước làng, bản, thôn,
ấp, cụm dân cư.
1.4 Vận động các cá nhân tiêu biểu
- Đối tượng vận động
Ban Thường trực UBMTTQ cấp xã cần chủ trì việc phối hợp giữa các tổ
chức thành viên và chính quyền cùng cấp trong công tác truyên truyền, vận
động các nhân sĩ, trí thức têu biểu, các chức sắc tôn giáo, người tiêu biểu trong
các dân tộc thiểu số, các công thương gia, những người cao tuổi, thân nhân
người VN định cư ở nước ngoài.

- Hình thức và biện pháp vận động
Hình thức vận động tiếp xúc cá nhân, hội thảo, tọa đàm, trao đổi ý kiến, vừa
vận động thuyết phục, vừa quan tâm những yêu cầu chính đáng của những cá
nhân tiêu biểu
Biện pháp vận động trong tiếp xúc phải tỏ thái độ đúng mực, tôn trọng và
lắng nghe, ghi nhận những đề xuất kiến nghị, động viên những người tiêu biểu
thực hiện các nhiệm vụ công tác MT. Cần chú ý động viên và phát huy vai trò,
tác dụng tích cực của những cá nhân có uy tín ở địa phương cơ sở.
II. THỰC TIỄN:
1. Mặt được:
- Thời gian qua, tổ chức và phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam tiếp tục được tăng cường, đổi mới phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ
của Mặt trận. Uỷ ban Mặt trận các cấp được củng cố và mở rộng, thu hút thêm
nhiều thành viên mới, tăng thêm số lượng người tiêu biểu, có tín nhiệm về năng
lực, phẩm chất đạo đức, nhất là trong các tôn giáo, dân tộc, doanh nhân và
người ngoài Đảng.
- Mở rộng về tổ chức và phát huy hiệu quả tham mưu cho Uỷ ban Mặt trận
các cấp tham gia xây dựng các nghị quyết, chủ trương, chính sách của cấp uỷ
Đảng, chính quyền và các chương trình hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam. Công tác kiện toàn tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban
Công tác Mặt trận ở khu dân cư được đầu tư, coi trọng với nhiều giải pháp thiết
thực.
- Việc thực hiện quy chế phối hợp và thống nhất hành động giữa Uỷ ban
Mặt trận các cấp với các tổ chức thành viên trong nhiệm kỳ qua được phát triển
cả về bề rộng và chiều sâu, mang lại hiệu quả thiết thực, như: các cuộc vận
động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư", "Ngày vì
người nghèo", Ngày hội đại đoàn kết toàn dân, phong trào đền ơn đáp nghĩa,
8



ủng hộ đồng bào lũ lụt, "Xây nhà đại đoàn kết", "Tết cho người nghèo",
chăm lo các gia đình chính sách, các đối tượng tàn tật, trẻ mồ côi…
- Việc thực hiện quy chế phối hợp với chính quyền được tiếp tục đẩy mạnh,
mở rộng trên nhiều lĩnh vực đã từng bước chăm lo, phát huy quyền làm chủ của
nhân dân, thực hiện vai trò giám sát của Mặt trận như bầu cử Quốc hội và Hội
đồng nhân dân các cấp, tổ chức lấy phiếu tín nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân
dân và Uỷ ban nhân dân cấp xã, hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, Ban
giám sát đầu tư cộng đồng, giám sát cán bộ công chức, đảng viên ở khu dân
cư...
- Duy trì hội nghị kiểm điểm, đánh giá kết quả thực hiện các quy chế phối
hợp công tác giữa Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Hội đồng nhân dân
và Uỷ ban nhân dân cùng cấp. Mặt trận đã tiếp tục phối hợp tốt với các ngành,
các tổ chức thành viên thực hiện nhiều chương trình quốc gia như bảo vệ môi
trường, phòng chống tệ nạn xã hội, xoá đói giàm nghèo, an toàn giao thông, các
chương trình phối hợp vận động đồng bào dân tộc thiểu số, các chức sắc tôn
giáo, …
2. Hạn chế:
3. Giải pháp:
- Nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của Đảng, chính quyền đối
với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
+ Đổi mới và tăng cường phối hợp công tác thông tin, tuyên truyền giữa Uỷ
ban Mặt trận Tổ quốc với các tổ chức thành viên, đồng thời tăng cường phối
hợp hoạt động với các cơ quan thông tin tuyên truyền của Đảng và Nhà nước.
+ Tăng cường công tác tổng kết thực tiễn để bổ sung và phát triển lý luận về
tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
+ Tăng cường công tác tham mưu, đảm bảo chế độ báo cáo, thông tin hai
chiều với cấp ủy Đảng và chính quyền về hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam. Giám sát việc tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công
tác mặt trận gắn với tiêu chuẩn đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của tổ
chức đảng các cấp.

- Nâng cao chất lượng các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước
trên các lĩnh vực của đời sống xã hội; chăm lo và bảo vệ lợi ích hợp pháp
chính đáng của đoàn viên, hội viên và nhân dân.
+ Chương trình phối hợp thống nhất hành động của Mặt trận Tổ quốc các
cấp cần bám sát các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của từng địa phương, sát với
cộng đồng dân cư.
+ Xây dựng, thực hiện tốt hơn nữa Quy chế phối hợp và thống nhất hành
động giữa các tổ chức thành viên và phát huy vai trò chủ trì phối hợp và thống
nhất hành động của Mặt trận với các tổ chức thành viên các cấp. Chú trọng sơ
kết, tổng kết các phong trào, các cuộc vận động, cổ vũ, động viên và nhân rộng
mô hình, điển hình tiên tiến; tham mưu kiến nghị với Đảng, Nhà nước, chính
9


quyền các cấp bổ sung chủ trương, chính sách, biện pháp về công tác vận
động nhân dân.
+ Mở rộng phương thức xã hội hóa, động viên các điển hình cá nhân và tập
thể tích cực tham gia các cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hóa ở khu dân cư", cuộc vận động "Ngày vì người nghèo", …. Phát huy vai
trò tích cực của các tổ chức thành viên, cá nhân tiêu biểu và cán bộ Mặt trận
trong việc chủ động tiếp cận, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp
nhân dân; làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục, hòa giải; đồng
thời đề xuất, kiến nghị với cấp ủy, chính quyền các biện pháp giải quyết các vấn
đề bức xúc ở cơ sở.
- Đa dạng hóa các hình thức tập hợp nhân dân và tập trung hướng mạnh
các hoạt động về cơ sở.
+ Tổ chức tốt các sự kiện lịch sử, văn hóa dân gian tại địa bàn dân cư để thu
hút ngày càng đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.
+ Đổi mới phương thức tiếp cận các giai tầng xã hội của MTTQ Việt Nam,
đặc biệt là đối với các tôn giáo và đồng bào các dân tộc thiểu số.

+ Tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả nguyên tắc hiệp thương dân chủ,
phối hợp và thống nhất hành động trong Mặt trận.
+ Phát huy vai trò, tác dụng tích cực của các cá nhân tiêu biểu trong Uỷ ban
Mặt trận Tổ quốc các cấp và trong cộng đồng dân cư, trong các tầng lớp nhân
dân, trong các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam ở nước ngoài.
+ Hướng dẫn và giúp đỡ các điều kiện cần thiết theo phương thức xã hội
hóa cho cơ sở và Ban Công tác Mặt trận ở khu dân cư; đẩy mạnh các hình thức
hoạt động tự quản của nhân dân, phát huy mọi nguồn lực của các tầng lớp nhân
dân để tăng cường, mở rộng các hoạt động Mặt trận.
+ Chú trọng kiện toàn, nâng cao trình độ kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ
công tác vận động nhân dân và thực hiện chính sách, chế độ đối với đội ngũ cán
bộ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở cơ sở và khu dân cư.
- Kiện toàn tổ chức bộ máy, đổi mới chính sách, chế độ đối với cán bộ Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam.
+ Thường xuyên kiện toàn, bổ sung thay thế kịp thời Ủy viên Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc các cấp theo quy định của Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
+ Đổi mới nội dung và phương thức họp hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
các cấp hàng năm theo hướng vừa có chương trình phối hợp thống nhất hành
động vừa có chuyên đề trọng tâm
+ Phát huy dân chủ, khuyến khích thảo luận, tôn trọng mọi ý kiến khác
nhau, không phân biệt đa số hay thiểu số, đồng tình hay phản đối.
+ Rà soát, đánh giá thực trạng chất lượng cán bộ Mặt trận Tổ quốc các cấp
hiện nay, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để
tiến hành sắp xếp, bố trí, sử dụng cán bộ đúng người, đúng việc. Làm tốt công
tác quy hoạch cán bộ, xây dựng tiêu chuẩn cán bộ Mặt trận chuyên trách của
10


từng cấp và tiêu chuẩn của từng chức danh; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Mặt
trận chuyên trách phù hợp với điều kiện cụ thể.

+ Đổi mới phong cách của cán bộ Mặt trận theo hướng trọng dân, gần dân
và có trách nhiệm với dân. Tăng cường phương pháp hội ý, trao đổi, bàn bạc,
dân chủ, đối thoại, sâu sát, lắng nghe giải trình trong phương thức quan hệ công
chúng của cán bộ Mặt trận các cấp.
+ Kiện toàn tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động tư vấn của Ủy ban
Mặt trận Tổ quốc các cấp.
- Tăng cường công tác dân vận của chính quyền các cấp.
+ Mặt trận chủ động đề xuất, xây dựng kế hoạch phối hợp và đề nghị chính
quyền cùng cấp bảo đảm những điều kiện về tài chính và phương tiện, vật chất
để Mặt trận Tổ quốc tiếp tục thực hiện và nâng cao vai trò của Mặt trận trên
những lĩnh vực hoạt động,
+ Phối hợp, tham mưu cho cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản
pháp lý, vận động các tầng lớp nhân dân, phát huy quyền làm chủ, tham gia xây
dựng Nhà nước, xây dựng chính quyền nhân dân các cấp.
+ Vận động thực hiện trách nhiệm mỗi cán bộ, công chức Nhà nước là một
cán bộ dân vận tốt, mỗi cán bộ công chức phải có chương trình công tác,
chương trình rèn luyện tư duy và phong cách công tác dân vận.
+ Đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả việc thực hiện Quy chế phối
hợp công tác giữa Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp với chính quyền cùng cấp,
cụ thể hóa về nội dung, chương trình, kế hoạch công tác giữa hai bên, định kỳ
có đánh giá kiểm điểm việc thực hiện của mỗi bên.
+ Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc đổi mới nội dung, phương
thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
+ Tham mưu với các cấp ủy Đảng ban hành Nghị quyết, quy định về trách
nhiệm của Đảng đối với Mặt trận, các đoàn thể. Quán triệt sâu sắc những quan
điểm của Đảng về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, lãnh đạo, chỉ đạo sửa đổi, bổ
sung cơ chế, chính sách liên quan đến Mặt trận và bố trí cán bộ Mặt trận Tổ
quốc tương xứng, ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ của Mặt trận trong thời kỳ
mới.
+ Chủ động tham mưu tổ chức các hình thức tiếp xúc, đối thoại giữa cấp

ủy Đảng và người đứng đầu chính quyền các cấp với các tầng lớp nhân dân
trong các đối tượng, sâu sát cơ sở, khu dân cư. Tham mưu với các cấp ủy Đảng
lãnh đạo, chỉ đạo công tác sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả về đổi mới nội dung
và phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể
chính trị - xã hội.
HẾT

11


12


Câu 3 (BÀI 1): Tổ chức thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” của tỉnh Đồng Tháp
Trả lời:
I. LÝ LUẬN
a. K/n: MTTQ là bộ phận của hệ thống chính trị bao gồm, Đảng, Nhà nước,
MTTQ VN và các đoàn thể ND (nhân dân). Có vai trò quan trọng trong sự
nghiệp đại đoàn kết toàn dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở chính trị của
Đảng và của chính quyền ND, là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp, chính đáng của các tầng lớp ND. Do vậy, MTTQ VN có mqh chặt chẽ với
Đảng, Nhà nước và các tổ chức thành viên.
b. Nghiệp vụ tổ chức thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” (trang 37-40 của Bài 1).
II. THỰC TIỄN
Sau 20 năm thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc
sống mới ở khu dân cư” do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
khóa IV phát động, tỉnh Đồng Tháp đạt được nhiều thành tựu. Tiếp tục thực
hiện Cuộc vận động, Đồng Tháp sẽ phát huy những kinh nghiệm quý và có

nhiều giải pháp, đề xuất sát hợp hơn với thực tiễn.
1. Sâu sát chỉ đạo, triển khai thực hiện Cuộc vận động đã mang lại diện
mạo mới trong đời sống văn hóa của nhân dân
Ngay sau khi đón nhận Thông tri số 04/TT – MTTW, ngày 3-5-1995 của Ủy
ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về hướng dẫn triển khai thực hiện
Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư”, nay
là Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân
cư”, lãnh đạo các cấp, các ngành của tỉnh Đồng Tháp nhanh chóng chỉ đạo,
triển khai Cuộc vận động. Trước tiên, tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai cấp
tỉnh vào tháng 6-1995, tiếp đến các huyện, thị và cơ sở vào tháng 7-1995. Mặt
trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp trong tỉnh đã tập trung tuyên truyền, vận động
sâu rộng trong nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi để mọi người được tham gia
Cuộc vận động. Để Cuộc vận động đạt được kết quả tốt, ngày 31-10-1996, Tỉnh
ủy ban hành Chỉ thị 02-CT/TU về tổ chức, thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và “Xây dựng gia đình văn
hóa”. Đồng thời, trong báo cáo chính trị của các nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh
và Chương trình công tác hằng năm, Tỉnh ủy đều nghiêm túc kiểm điểm việc
triển khai thực hiện các tiêu chí về xây dựng khóm, ấp đạt chuẩn văn hóa, đề ra
các chỉ tiêu phấn đấu thực hiện cho thời gian tới. Nhờ vậy, Cuộc vận động đã
nhanh chóng đi vào cuộc sống người dân. Sau 20 năm thực hiện Cuộc vận
động, Đồng Tháp đã đạt được thành tựu khá toàn diện, mang lại diện mạo mới
cho đời sống văn hóa của người dân. Cụ thể:
1.1- Đời sống kinh tế ổn định, từng bước phát triển.

13


So với năm 1995, diện tích sản xuất nông nghiệp tăng, sản lượng lúa tăng
trên 3,2 triệu tấn, diện tích vườn cây ăn trái tăng 68%, nuôi trồng thủy sản tăng
hơn 80%, tỷ lệ hộ nghèo từ 18,65% giảm còn 4,04%. Cuộc vận động tác động

tích cực đến ngành nông nghiệp: ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản
xuất, cơ giới hóa khâu làm đất đạt 100%, bơm điện đạt trên 80%... góp phần
ngày càng tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Đồng thời, huy động được
hàng ngàn tỷ đồng cùng với hàng triệu lượt ngày công lao động trong dân để
xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, nạo vét trên 1.000km kênh mương phục vụ
sản xuất, xây dựng và nâng cấp sửa chữa trên 1.890km đường giao thông, xây
mới và nâng cấp sửa chữa 3.420 lượt cầu nông thôn; Vận động kinh phí trong
cộng đồng kết hợp với ngân sách địa phương hỗ trợ xây dựng nhiều nhà Đại
đoàn kết có tổng trị giá 1.230 tỷ đồng, kịp thời vận động và tiếp nhận hàng
ngàn tấn lương thực, nhu yếu phẩm giúp đỡ cho hộ nghèo khó khăn trong
những đợt thiên tai, lũ lụt…
Qua các phong trào thi đua đã xuất hiện nhiều mô hình hay như: Nông dân
sản xuất kinh doanh giỏi; Tuổi trẻ thi đua tình nguyện, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc; Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo xây dựng gia đình hạnh phúc;
Cựu chiến binh xây dựng cuộc sống ấm no, bền vững; Câu lạc bộ Ông bà
gương mẫu con cháu thảo hiền; Tổ hùn vốn cất nhà kiên cố, giúp nhau trong
sản xuất; Tổ dân phòng - khuyến học... Và hàng trăm tổ chức, cá nhân tiêu biểu
phải kể đến: Tổ từ thiện vận động hàng chục tỷ đồng phục vụ cơm, cháo, nước
miễn phí trong các bệnh viện, sản xuất khung nhà tình thương; ông Mai Văn
Đâu, Đội trưởng Đội xây dựng cầu đường xã Định Yên, huyện Lấp Vò đã xây
dựng hàng trăm cây cầu nông thôn, mua xe chuyển bệnh miễn phí cho người
dân; ông Phạm Văn Bên, chủ doanh nghiệp Cỏ May đã hỗ trợ đời sống cho rất
nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn, tài trợ Chương trình “Cùng xây mái ấm”
cho hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt...
1.2- Đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú.
Toàn tỉnh đến nay đạt trên 90% khóm, ấp có nhà văn hóa, khu vui chơi, thể
dục thể thao; 220 câu lạc bộ đờn ca tài tử, 250 câu lạc bộ hát với nhau; hơn 500
khóm, ấp có thư viện, điểm đọc báo; 100% số xã trong tỉnh đều có bưu điện văn
hóa.
Việc xây dựng gia đình văn hoá là một trong những nội dung quan trọng

được cả hệ thống chính trị của tỉnh đặc biệt quan tâm thực hiện, số lượng đăng
ký hằng năm chiếm tỷ lệ 98% so với tổng số hộ trên toàn tỉnh. Kết quả bình xét
đến thời điểm hiện nay có đến 88,15% hộ gia đình đạt chuẩn văn hóa (tăng gấp
17 lần so với năm 1995), trong đó có 75% hộ gia đình đạt chuẩn văn hóa 3
năm, 5 năm liên tục.
Tỷ lệ học sinh các cấp đến lớp đạt 98%, tỉnh được công nhận phổ cập tiểu
học và trung học cơ sở, không còn lớp học ca ba, trường lớp dần được kiên cố
hóa, đạt chuẩn Quốc gia, chất lượng giáo dục ngày càng cải thiện, tỷ lệ học sinh
thi đỗ tốt nghiệp phổ thông và các trường đại học ngày càng cao.
Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân có nhiều tiến bộ, người dân tích cực
tham gia phòng, chống bệnh dịch, hưởng ứng các chương trình y tế quốc gia,
14


dân số kế hoạch hóa gia đình, nuôi con theo khoa học... Nhờ vậy, đã làm giảm
số trẻ suy dinh dưỡng từ 35% của năm 1995 xuống còn dưới 15%.
Tính đến cuối năm 2014, toàn tỉnh có 643/699 khóm, ấp đạt chuẩn văn hóa;
Trong đó 333 khóm, ấp đạt 5 năm và 79 khóm, ấp đạt 10 năm liên tục. Từ năm
2015, danh hiệu công nhận được tính theo “Xã văn hóa nông thôn mới” và
“Phường, thị trấn văn minh đô thị”, kết quả có 550/586 đạt chuẩn ấp văn hóa
nông thôn mới và 105/115 khóm.
1.3. Môi trường cảnh quang sạch đẹp.
Ban Chỉ đạo Cuộc vận động các cấp tổ chức vận động, hướng dẫn các tầng
lớp nhân dân tham gia hoạt động bảo vệ môi trường. Nhiều mô hình được xây
dựng, duy trì và nhân rộng đã tạo cảnh quang môi trường theo hướng sáng xanh - sạch - đẹp như: “Khu dân cư tự quản môi trường”, “Xóa cầu tiêu trên ao
cá”, “Bể chứa nước di động”, “Ngày Chủ nhật sạch”, “Hố rác gia đình”, “Tổ
thu gom rác ở nông thôn”... Đặc biệt, chú trọng công tác tuyên truyền, vận động
nâng cao ý thức người dân và các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh trên địa
bàn về ý thức vệ sinh an toàn thực phẩm.
1.4. Chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể tích cực phối hợp triển khai công
tác tuyên truyền, vận động đến từng hộ gia đình nắm rõ và chấp hành các chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về mọi mặt, nhất là lĩnh
vực an ninh trật tự, an toàn xã hội với trọng tâm đẩy mạnh phong trào toàn dân
bảo vệ an ninh Tổ quốc ngay trên địa bàn dân cư. Đến nay, tỉnh đã thành lập
được 144 Hội đồng bảo vệ an ninh trật tự cấp xã, phường, thị trấn xây dựng và
củng cố 9.480 Tổ dân phòng, 689 Đội dân phòng, 546 hòm thư tố giác tội
phạm... Nhờ vậy, người dân đã cung cấp nhiều nguồn tin có giá trị giúp lực
lượng chức năng kịp thời trấn áp tội phạm, góp phần bảo vệ an ninh chính trị,
trật tự an toàn xã hội. Qua thực tiễn hoạt động, các phong trào thi đua yêu nước
được lồng ghép với nội dung Cuộc vận động, đã xuất hiện nhiều mô hình tự
quản tại cộng đồng dân cư như: “Quản lý địa bàn, quản lý người vi phạm pháp
luật”, “Xóm đạo bình yên”, “Cổng rào an ninh trật tự”, “Khu dân cư an toàn
phòng, chống cháy nổ”, “Gia đình an toàn - Hạnh phúc - Đạo hạnh”… và gần
đây là mô hình “Tổ nhân dân tự quản cộng đồng” đã đóng góp tích cực cho an
ninh, trật tự xã hội.
1.5. Đoàn kết, tương trợ chăm lo gia đình chính sách, giúp đỡ lẫn nhau
trong cộng đồng.
Đã vận động các nguồn lực trong, ngoài tỉnh thực hiện tốt công tác “Đền ơn
đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn” để chăm lo cho các gia đình chính sách,
người có công với cách mạng, cùng với các hoạt động nhân đạo từ thiện xã hội,
giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn, người già cô đơn, khuyết tật, trẻ em mồ
côi, nạn nhân chất độc hóa học… để họ có cuộc sống ổn định trong đời sống ở
cộng đồng dân cư.
1.6. Phối hợp tổ chức tốt “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc”.
15


Hằng năm, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động từ tỉnh đến cơ sở đều phối hợp
với chính quyền cùng cấp tổ chức “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc” có nội

dung phong phú, thiết thực, thu hút sự quan tâm và tham dự của các tầng lớp
nhân dân. Ngày hội là dịp để ôn lại truyền thống vẻ vang của dân tộc, đồng thời
đánh giá kết quả thực hiện Cuộc vận động gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, biểu dương những tấm gương tiêu biểu.
2. Đánh giá chung:
Hai mươi năm thực hiện Cuộc vận động, tỉnh Đồng Tháp đã có diện mạo
mới trong đời sống văn hóa của người dân, góp phần quan trọng vào sự phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương. Kinh tế phát triển, bộ mặt nông thôn được
đổi mới, đời sống dân cư được cải thiện, dân trí, dân chủ, nếp sống và sinh hoạt
cộng đồng hướng dần đến văn minh hiện đại, niềm tin của nhân dân vào sự lãnh
đạo của Đảng, Nhà nước được tăng cường, nguồn lực xã hội được khai thác và
phát huy hiệu quả, khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và mở rộng, các
tệ nạn xã hội được kiềm chế, hệ thống chính trị các cấp ngày càng được củng
cố, hoạt động hiệu quả.
Bên cạnh đó, Cuộc vận động vẫn còn tồn tại, hạn chế nhất định, đó là: Việc
triển khai thực hiện chưa đồng đều giữa các địa phương, một số địa phương còn
biểu hiện chạy theo thành tích nên phong trào chưa phản ánh đúng thực chất;
quá trình triển khai thực hiện Cuộc vận động ở một vài địa phương chưa gắn
kết với thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình dẫn đến thiếu sự tập trung lãnh
đạo, chỉ đạo, làm cho Cuộc vận động thiếu liên tục và toàn diện. Và Ban Chỉ
đạo kiểm tra, hướng dẫn thực hiện thiếu thường xuyên, sự phối hợp giữa các
thành viên Ban Chỉ đạo thiếu chặt chẽ, nhất là cấp cơ sở; một vài thành viên
Ban Chỉ đạo ở các cấp chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng, vị trí, ý nghĩa
thiết thực Cuộc vận động nên thiếu tích cực trong phối hợp thực hiện.
3. Những bài học kinh nghiệm
Thứ nhất, nhân tố quyết định cho sự thành công của Cuộc vận động là nhờ
có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của cấp ủy Đảng, chính quyền và sự phối hợp
đồng bộ của các ban, ngành, đoàn thể.
Thứ hai, yếu tố quan trọng bảo đảm sự thành công của Cuộc vận động là
Ban Chỉ đạo cấp xã được kiện toàn, hoạt động có hiệu quả; Ban Vận động
khóm, ấp đủ thành phần, nhiệt tình, có năng lực, uy tín, thường xuyên phối hợp

tổ chức vận động, kiểm tra, đôn đốc thực hiện.
Thứ ba, tại cơ sở đã biết lồng ghép các nội dung thực hiện Cuộc vận động
với Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới; các chương
trình, mục tiêu, đề án quốc gia; các kế hoạch liên tịch với lực lượng vũ trang về
công tác vận động thực hiện phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”;
các phong trào thi đua yêu nước của các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội
được phát động ở cơ sở... đã tạo ra sức mạnh tổng hợp, đồng bộ làm tăng thêm
nguồn lực giúp cho Cuộc vận động đạt được hiệu quả toàn diện hơn.
Thứ tư, việc phối hợp tổ chức tốt “Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc” ở
khóm, ấp đã có tác dụng nâng cao nhận thức, vai trò, vị trí của Mặt trận Tổ
quốc, nhằm cổ vũ, động viên mạnh mẽ tinh thần thi đua yêu nước của các tầng
16


lớp nhân dân, phấn đấu thực hiện tốt các nội dung và mục tiêu của Cuộc vận
động, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn
hóa, xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng của từng địa phương, được nhân dân
đồng tình hưởng ứng.
Thứ năm, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động thường xuyên đổi mới phương pháp
quản lý phù hợp tình hình hoạt động cấp cơ sở. Kịp thời tổng kết biểu dương,
khen thưởng hằng năm và từng giai đoạn, đối với khóm, ấp đạt và giữ vững
danh hiệu văn hóa nhiều năm liên tục.
4. Giải pháp
Tiếp tục thực hiện Cuộc vận động có hiệu quả trong thời gian tới:
Với quan điểm tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 33-NQ/TW Hội
nghị Trung ương 9, khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người
Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, Nghị quyết Đại hội
toàn quốc Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ VIII và Đại
hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ X. Ban Chỉ đạo Cuộc vận động Tỉnh xây dựng các chỉ
tiêu phấn đấu thực hiện cơ bản từ nay đến năm 2020 là: Xây dựng hộ đạt chuẩn

gia đình văn hóa đạt chiếm tỷ lệ trên 85%; Xây dựng ấp đạt chuẩn văn hóa
nông thôn mới đạt tỷ lệ 93% và khóm đạt chuẩn văn minh đô thị là 70%. Để đạt
mục tiêu trên, cần triển khai một số giải pháp:
Một là, tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền đối
với Cuộc vận động, phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể trong quá
trình triển khai thực hiện.
Hai là, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động các cấp nhanh chóng xây dựng và
hướng dẫn nội dung thang điểm công nhận danh hiệu gia đình văn hóa, khóm,
ấp văn hoá phù hợp yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
mình.
Ba là, tăng cường công tác tuyên truyền cả chiều rộng lẫn chiều sâu, phát
huy vai trò các thiết chế văn hóa, hệ thống báo đài, các tổ chức đoàn thể chính
trị - xã hội, hội nghề nghiệp, tổ chức tôn giáo... giúp cho mỗi đoàn viên, hội
viên và các tầng lớp nhân dân nhận thức sâu sắc mục đích ý nghĩa tác dụng,
hiệu quả thiết thực của Cuộc vận động.
Bốn là, tăng cường công tác kiểm tra, sơ kết, tổng kết, có giải pháp kịp thời
khắc phục những vướng mắc hạn chế sự phát triển toàn diện của Cuộc vận
động; đồng thời, khen thưởng những cá nhân, tổ chức có đóng góp tích cực.
Hằng năm, đề nghị các cấp uỷ Đảng đưa kết quả thực hiện Cuộc vận động trở
thành một trong những tiêu chí quan trọng trong xét công nhận tổ chức cơ sở
Đảng trong sạch, vững mạnh.
Năm là, chú trọng công tác tập huấn cán bộ phụ trách Cuộc vận động từ
tỉnh đến cơ sở, làm chuyển biến mạnh về nhận thức và hành động để Cuộc vận
động thật sự trở thành một phần quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ chính trị
ở các cấp, các ngành. Lấy kết quả cuộc vận động làm tiêu chí thi đua và đánh
giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ chính trị của từng đơn vị.
17


Để Cuộc vận động tiếp tục có sức lan tỏa mạnh trong xã hội, mang lại

hiệu quả thiết thực trong đời sống văn hóa của người dân, góp phần vào thành
tựu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đề nghị Trung ương xem xét:
Nghiên cứu cho chủ trương thống nhất các danh hiệu Gia đình văn hóa, Gia
đình thể thao, Gia đình an toàn, Gia đình sức khỏe, Gia đình học tập… vào
danh hiệu “Gia đình văn hóa” để tránh chồng chéo gây lãng phí thời gian, kinh
phí không cần thiết; Nâng mức kinh phí hoạt động cho Cuộc vận động từ 5
triệu đồng/khu dân cư/năm lên 10 triệu đồng/năm cho phù hợp so với yêu cầu
hoạt động thực tiễn của Ban vận động ở cơ sở; Hợp nhất 2 Ban Chỉ đạo “Toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và Ban Chỉ đạo “Thực hiện Chương
trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới” thành 1 Ban Chỉ đạo, nhằm
giảm bớt kinh phí, thống nhất cơ chế, thuận lợi trong việc phối hợp triển khai
thực hiện./.
HẾT

18


19


BÀI 2: NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC CÔNG ĐOÀN VÀ VẬN ĐỘNG
CÔNG NHÂN Ở CƠ SỞ
Câu 1 (BÀI 2): Nôi dung hoạt động chủ yếu của công đoàn cơ sở
Trả lời:
I/ LÝ LUẬN:
a. Khái niệm
- Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và
của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ
thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam; đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao

động khác (sau đây gọi chung là người lao động), cùng với cơ quan nhà nước,
tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp,
chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã
hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ
chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập
nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- Công đoàn cơ sở: tổ chức cơ sở của công đoàn, được thành lập ở các cơ
quan, tổ chức, doanh nghiệp khi có ít nhất 05 đoàn viên công đoàn hoặc người
lao động có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn VN.
b. Nôi dung hoạt động chủ yếu của công đoàn cơ sở
Gồm 7 nội dung:
- Tuyên truyền về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức công đoàn. Vận động đoàn viên và
người lao động nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, pháp luật, khoa học kỹ
thuật, chuyên môn, nghiệp vụ.
- Phối hợp với thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan, đơn vị tổ chức
thực hiện quy chế dân chủ, tổ chức hội nghị cán bộ, công chức cơ quan, đơnvị;
cử đại diện tham gia các hội đồng xét và giải quyết các quyền lợi cảu đoàn viên
và người lao động.

20


- Hướng dẫn, giúp đỡ người lao động giao kết hợp đồng lao động, hợp
đồng làm việc. Cùng với thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan, đơn vị cải
thiện điều kiện làm việc, chăm lo đời sống của đoàn viên, người lao động, tổ
chức các hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt động xã hội trong đoàn viên, người
lao động.
- Kiểm tra, giám sát việc thi hành các chế độ, chính sách, pháp luật, bảo

đảm việc thực hiện quyền lợi của đoàn viên và người lao động. Đấu tranh ngăn
chặn tiêu cực, tham nhũng và các tệ nạn xã hội, thực hành tiết kiệm, chống lãng
phí. Phát hiện và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo, giải quyết các tranh chấp
lao động và thực hiện các quyền của công đoàn cơ sở theo quy định của pháp
luật.
- Tổ chức vận động đoàn viên, người lao động trong cơ quan, đơn vị thi đua
yêu nước, thực hiện nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức, lao động tham
gia quản lý cơ quan, đơn vị, cải tiến lề lối làm việc và thủ tục hành chính nhằm
nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác.
- Phát triển, quản lý đoàn viên; xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh và
tham gia xây dựng Đảng.
- Quản lý tài chính, tài sản của công đoàn theo quy định cảu pháp luật và tổ
chức Công đoàn.
Trong 7 nội dung hoạt động trên, nội dung thứ 3 về Hướng dẫn, giúp đỡ
người lao động giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc. Cùng với thủ
trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan, đơn vị cải thiện điều kiện làm việc, chăm
lo đời sống của đoàn viên, người lao động, tổ chức các hoạt động văn hóa, thể
thao, hoạt động xã hội trong đoàn viên, người lao động là nội dung hoạt động
quan trọng nhất.
II. THỰC TIỄN
HẾT

21


Câu 2 (BÀI 2): Nghiệp vụ công tác công đoàn cơ sở (ĐH CĐCS: tổ chức
ĐHCĐCS, Những công việc sau ĐH)
Trả lời:
I. LÝ LUẬN
* K/n:

- Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và
của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ
thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam; đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao
động khác (sau đây gọi chung là người lao động), cùng với cơ quan nhà nước,
tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp,
22


chính đáng của người lao động; thamgia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước,
tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập
nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- Công đoàn cơ sở: tổ chức cơ sở của công đoàn, được thành lập ở các cơ
quan, tổ chức, doanh nghiệp khi có ít nhất 05 đoàn viên công đoàn hoặc người
lao động có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn VN.
1. Chuẩn bị nội dung đại hội
- B/c tổng kết hoạt động của công đoàn nhiệm kỳ qua. Phương hướng hoạt
động của công đoàn nhiệm kỳ tới.
- B/c kiểm điểm của công đoàn cơ sở nhiệm kỳ.
- Xây dựng KH tổ chức đại hội công đoàn cơ sở.
2. Tổ chức đại hội công đoàn cơ sở
- Trang trí hội trường:
+ Phía trái hội trường (từ dưới nhìn lên) là cờ Tổ quốc. Tượng hoặc ảnh
Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt dưới cánh sao vàng thường khoảng 25-30cm.
+ Phía phải hội trường là dòng chữ tiêu đề đai hội.
+ Huy hiệu Công đoàn Việt Nam đặt trên và chính giữa dòng chữ tiêu đề
đại hội (Đại hội Công đoàn cơ sở…), thường cách khoảng 25-30cm.
- Phần nghi thức (do ban tổ chức đại hội điều hành):
+ Chào cờ (hát Quốc ca hoặc đĩa nhạc có lời).

+ Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.
+ Bầu chủ tịch đoàn, thư ký đoàn và ban kiểm tra tư cách đại biểu (bằng
biểu quyết giơ tay). Nếu là đại hội đoàn viên thì không cần bầu ban thẩm tra tư
cách đại biểu.
+ Mời đoàn chủ tịch lên chủ trì đại hội và đoàn thư ký lên làm việc.
- Phần nội dung (do chủ tịch đoàn điều khiển):
+ Thông qua chương trình đại hội.
+ Mời ban thẩm tra tư cách đại biểu đọc báo cáo kết quả thẩm tra tư cách
đại biểu (nếu là đại hội đại biểu) và biểu quyết thông qua; báo cáo số lượng và
tư cách đoàn viên dự đại hội do đồng chí thay mặt ban chấp hành công đoàn cơ
sở báo cáo (nếu là đại hội đoàn viên).
+ Báo cáo tổng kết hoạt động cảu công đoàn nhiệm kỳ qua và phương
hướng hoạt động nhiệm kỳ tới.
+ Báo cáo tổng hợp kết quả đại hội tổ công đoàn, công đoàn bộ phận.
+ Báo cáo kiểm điểm cảu ban chấp hành công đoàn cơ sở.

23


+ Đại hội tham luận hoặc thảo luận về báo cáo tổng kết, phương hướng
hoạt động của công đoàn cơ sở.
- Phần nhân sự:
+ Chủ tịch đoàn mời ban chấp hành công đoàn cũ tuyên bố mãn nhiệm kỳ tặng quà lưu niệm (nếu có).
+ Báo cáo tình hình chuẩn bị nhân sự.
+ Bầu ban chấp hành công đoàn cơ sở (thông qua tiêu chuẩn ủy viên ban
chấp hành, thảo luận về số lượng, ứng cử, đề cử, thông qua danh sách bầu cử,
bằng biểu quyết giơ tay).
+ Bầu ban bầu cử. (biểu quyết giơ tay).
+ Ban bầu cử phổ biến nguyên tắc, thể lệ bầu cử (nếu kết quả bầu cử không
đủ số lượng ủy viên ban chấp hành công đoàn cơ sở đã được đại hội biểu quyết

thì đại hội thảo luận và quyết định có bầu tiếp nữa hay không).
+ Ban chấp hành ra mắt đại hội.
+ Đoàn chủ tịch chỉ định 1 đồng chí trong ban chấp hành mới làm nhiệm vụ
triệu tập kỳ hợp thứ nhất của ban chấp hành công đoàn cơ sở và công bố quyết
định trước đại hội. Nếu đại hội bầu chủ tịch công đoàn thì chủ tịch công đoàn
làm việc này.
+ Bầu đại biểu đi dự đại hội công đoàn cấp trên theo chỉ tiêu phân bổ.
+ Phần phát biểu của đại biểu chỉ đạo đại hội (đại diện cấp ủy cơ sở, lãnh
đạo đơn vị, công đoàn cấp trên, v.v. do chủ tịch công đoàn bố trí cho hợp lý).
- Bế mạc:
+ Thư ký thông qua dự thảo Nghị quyết đại hội.
+ Chủ tịch đoàn lấy ý kiến biểu quyết (về các chỉ tiêu trọng tâm của đại
hội).
+ Tổng kết đại hội.
+ Chào cờ (Quốc ca).
3. Những công việc sau đại hội
- Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở, cần họp trong thời
gian đại hội để có kết quả thông qua báo cho đại hội. Nếu họp chậm lại thì
không quá 15 ngày kể từ ngày bế mạc đại hội.
- Hội nghị lần thứ nhất bầu đoàn chủ tịch hoặc người chủ trì và thư ký đại
hội (biểu quyết giơ tay). Nếu chủ tịch công đoàn được bầu ở đại hội thì đồng
chí đó làm chủ tịch hội nghị này. Chủ tịch hoặc người chủ trì hội nghị báo cáo
và thông qua chương trình làm việc và điều kiện hội nghị.
- Hội nghị thảo luận và biểu quyết về số lượng, cơ cấu Ban Thường vụ (nếu
có) và Ủy ban kiểm tra theo quy định.
- Bầu cử các ban đó theo quy định (bỏ phiếu kín).
24


- Bầu Chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn theo quy định, trong số các ủy

viên ban thường vụ (nếu có ban thường vụ), trong số các ủy viên ban chấp hành
(nếu không có ban thường vụ).
- Chủ tịch, các phó ban chủ tịch, Ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra
điều hành hoạt động Công đoàn và làm văn bản đề nghị Công đoàn cấp trên trực
tiếp ra quyết định công nhận kết quả bầu cử.
- Các loại phiếu bầu sau khi bầu xong bỏ vào phong bì, niêm phong và lưu
giữ tại công đoàn cơ sở.
II. THỰC TIỄN
HẾT

25


×