Tải bản đầy đủ (.doc) (155 trang)

Chu tố được biểu hiện bằng động từ trong tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (799.37 KB, 155 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN QUỲNH ANH

CHU TỐ ĐƯỢC BIỂU HIỆN BẰNG ĐỘNG TỪ TRONG
TIẾNG VIỆT

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2014


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN QUỲNH ANH

CHU TỐ ĐƯỢC BIỂU HIỆN BẰNG ĐỘNG TỪ TRONG
TIẾNG VIỆT
Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam
Mã số: 60.22.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Lộc

THÁI NGUYÊN - 2014


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả
cho phép sử dụng và chưa từng công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2014
Tác giả luận văn

Nguyễn Quỳnh Anh

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Văn Lộc, người đã
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Viện ngôn ngữ học,
Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam, các thầy cô giáo Khoa Ngữ văn,
Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, Khoa Sau đại học, Trường ĐHSP Thái
Nguyên đã tận tnh giảng dạy trong khóa học và tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn
thành luận văn này.
Tôi trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Hội đồng khoa học đã
đọc, nhận xét, góp ý để luận văn được hoàn thiện hơn.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2014
Tác giả luận văn

Nguyễn Quỳnh Anh

ii


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ..........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................. ii
MỤC LỤC .................................................................................................................. iii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................1
1.

do
chọn
đề
.......................................................................................................1

tài

2.
Lịch
sử
vấn
............................................................................................................2

đề

3.
Mục
đích

nhiệm
cứu.............................................................................6
4.
Đối
tượng


phạm
.............................................................................7

vụ
vi

nghiên

nghiên

cứu

5.
Phương
pháp
nghiên
...........................................................................................7
6.
Những
đóng
góp
mới
............................................................................7

cứu

của

luận


văn

7.
Bố
cục
của
luận
...................................................................................................8

văn

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN .....................................................................................9
1.1.
từ...................................................................................................................9

Động

1.1.1.
Khái
niệm
động
...............................................................................................9

từ

1.1.2.
Đặc
điểm
của

........................................................................................10

động

từ

1.1.3.
Cách
xác
định
.......................................................................................12

động

từ

1.2. Vài nét về kết trị của động từ, khái niệm nút động từ, diễn tố, chu tố
.................14
1.2.1.
Thuật
ngữ
kết
từ............................................................................14

3

trị

của


động


1.2.2. Khái niệm nút, nút động từ, diễn tố (actant), chu tố (circonstant)
....................15
1.2.3.
Các
kiểu
tố..................................................................................................16

chu

1.3.
Nguyên tắc nghiên cứu chu tố động từ theo lí thuyết kết
trị...............................17
1.3.1.
Nguyên tắc đảm
quán.......................................17
1.3.2. Nguyên tắc đảm
..................................18
1.3.3. Nguyên tắc xuất
từ.....................................19

bảo

bảo

tính

phát


từ

1.4.
Thủ
pháp
nghiên
............................................................20

tính



hai

mặt:

thuộc

cứu

kết

pháp

triệt

để,

nhất


ý

nghĩa



hình

thức

tính

kết

trị

của

động

trị

của

động

từ

1.4.1.

Lược
..............................................................................................................20

bỏ

1.4.2.
Bổ
.............................................................................................................20

sung.

1.4.3.
Thay
.............................................................................................................21

thế

4


1.4.4. Cải biến ..............................................................................................................22
1.5. Tiểu kết chương 1 .................................................................................................23
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC CHU TỐ ĐỘNG TỪ ......................25
2.1. Về mối quan hệ cú pháp giữa chu tố và bộ phận còn lại của câu .........................25
2.1.1. Các quan niệm khác nhau về mối quan hệ cú pháp giữa trạng ngữ (chu tố) và
bộ phận còn lại của câu
................................................................................................25
2.1.2. Bản chất của mối quan hệ cú pháp giữa chu tố (trạng ngữ truyền thống) và
bộ phận còn lại của câu
.....................................................................................................29

2.2. Đặc điểm nội dung của các chu tố động từ...........................................................36
2.2.1. Đặc điểm về ý nghĩa cú pháp.............................................................................36
2.2.2. Đặc điểm về nghĩa biểu hiện (nghĩa sâu)...........................................................39
2.3. Đặc điểm về hình thức của các chu tố động từ
.....................................................43
2.3.1. Đặc điểm về cấu tạo của chu tố động từ
............................................................43
2.3.2. Đặc điểm về phương thức kết hợp của chu tố động từ
......................................43
2.3.3. Đặc điểm về vị trí của chu tố động từ ................................................................45
2.3.4. Đặc điểm về khả năng thay thế của chu tố động từ bằng chu tố danh từ có
cùng ý nghĩa biểu hiện
..........................................................................................................46
2.4. Tiểu kết chương 2 .................................................................................................47
Chương 3. CÁC KIỂU CHU TỐ ĐỘNG TỪ TRONG TIẾNG VIỆT .................48
3.1. Nhận xét chung .....................................................................................................48
3.2. Chu tố mục đích ....................................................................................................49
3.2.1. Đặc điểm nội dung của chu tố mục đích............................................................49
3.2.2. Đặc điểm hình thức của chu tố mục đích ..........................................................50
3.3. Chu tố nguyên tố
...................................................................................................59
5


3.3.1. Đặc điểm nội dung của chu tố nguyên nhân
......................................................59
3.3.2. Đặc điểm hình thức của chu tố nguyên
nhân.....................................................63
3.4. Chu tố điều kiện ....................................................................................................67
3.4.1. Đặc điểm nội dung của chu tố điều kiện............................................................67

3.4.2. Đặc điểm hình thức của chu tố điều kiện ..........................................................72
3.5. Chu tố tnh huống .................................................................................................75

6


3.5.1. Bản chất ngữ pháp của chu tố tnh
huống..........................................................75
3.5.2. Đặc điểm của chu tố tnh huống
........................................................................80
3.6. Tiểu kết chương 3
.................................................................................................83
KẾT LUẬN.................................................................................................................85
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................86

7


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Cùng với danh từ, động từ là từ loại có số lượng rất lớn và có đặc tính hết
sức phức tạp. Về thuộc tính ngữ pháp, động từ là trung tâm của tuyệt đại đa số câu
tiếng Việt. Do đó, động từ chiếm một vị trí quan trọng trong hệ thống từ loại, đồng
thời, chi phối cả tổ chức cú pháp của câu tiếng Việt.
1.2. Chính vì có một vị trí quan trọng như vậy nên động từ đã được các nhà
ngôn ngữ học quan tâm nghiên cứu ở nhiều góc độ riêng với những công trình khác
nhau như: Cụm động từ tiếng Việt của Nguyễn Phú Phong (1973), Các động từ chỉ
hướng trong tiếng Việt của Nguyễn Lai (1976), Động từ trong tiếng Việt của Nguyễn
Kim Thản (1977), Ngữ nghĩa và cấu trúc của động từ của Vũ Thế Thạch (1984), Kết
trị của động từ tiếng Việt của Nguyễn Văn Lộc (1995), Vị từ hành động tiếng Việt và

các tham tố của nó của Nguyễn Thị Quy (1995)...Từ những công trình trên, ta có thể
thấy diện mạo của động từ đã ngày càng trở nên rõ ràng hơn. Tuy nhiên việc nghiên
cứu động từ từ góc độ kết trị đến nay vẫn là một vấn đề mới mẻ.
1.3. Lý thuyết kết trị là một lý thuyết ngôn ngữ học quan trọng, một thành
tựu lớn của ngôn ngữ học thế kỷ XX. Từ khi ra đời vào khoảng giữa thế kỉ XX đến
nay, lý thuyết kết trị đã được phát triển, ứng dụng rộng rãi vào việc nghiên cứu ngữ
pháp, ngữ nghĩa của các ngôn ngữ, trong đó có các ngôn ngữ đơn lập và ngày
càng trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nhà nghiên cứu. Ở
Việt Nam, lý thuyết kết trị đã được nghiên cứu trong công trình chuyên khảo Kết trị
của động từ tiếng Việt của Nguyễn Văn Lộc. Kết quả nghiên cứu của công trình này
đã mở ra một hướng đi mới mẻ và rất thiết thực với việc nghiên cứu ngữ pháp tiếng
Việt nói chung, việc nghiên cứu động từ trong tiếng Việt nói riêng.
1.4. Trong việc nghiên cứu kết trị tự do của động từ, vấn đề miêu tả các chu tố
trong đó có các chu tố được biểu hiện bằng động từ (chu tố động từ) gắn với
thuộc tính kết trị của các nhóm động từ là nội dung nghiên cứu có ý nghĩa quan
trọng cả về lý luận lẫn thực tiễn.

1


Về lý luận, việc nghiên cứu về chu tố động từ góp phần làm sáng tỏ một số
thuộc tính kết trị tự do của động từ, đồng thời, qua đó, góp phần soi sáng thêm một
số

2


vấn đề ngữ pháp trong câu như vấn đề bản chất, đặc điểm, cách sử dụng của
trạng ngữ, vị ngữ phụ xét trong mối quan hệ cú pháp (quan hệ kết trị) với vị từ.
Về thực tiễn, kết quả nghiên cứu về chu tố động từ theo lý thuyết kết trị sẽ

được vận dụng vào việc học tập, nghiên cứu về động từ nói riêng và ngữ pháp tiếng
Việt nói chung.
1.5. Mặc dù việc nghiên cứu các chu tố được biểu hiện ở động từ có ý nghĩa lý
luận, thực tiễn quan trọng như đã nêu trên đây nhưng cho đến nay, vấn đề này
vẫn còn ít được chú ý. Trên thực tế, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có
hệ thống và chuyên sâu về vấn đề này.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài “Chu tố
được biểu hiện bằng động từ trong tiếng Việt”.
2. Lịch sử vấn đề
Thuật ngữ kết trị (hóa trị, ngữ trị, tiếng Pháp: valence, tiếng Nga: valentnost)
vốn được dùng trong hóa học để chỉ thuộc tính kết hợp của các nguyên tử với một
số lượng các nguyên tử khác. Thuật ngữ này mới chỉ được dùng rộng rãi trong ngôn
ngữ học từ cuối những năm bốn mươi của thế kỷ XX để chỉ khả năng kết hợp của các
lớp từ hoặc các lớp hạng ngôn ngữ nói chung.
Theo cách hiểu hẹp thì kết trị chỉ là thuộc tính kết hợp của động từ hoặc một
số từ loại nhất định. Cách dùng thuật ngữ kết trị theo nghĩa hẹp gắn với tên tuổi của
nhà ngôn ngữ học Pháp L.Tesniere, người sáng lập lý thuyết kết trị. Những tư tưởng
của lý thuyết kết trị được L.Tesniere trình bày trong cuốn “Các yếu tố của cú pháp
cấu trúc” (Elememts de syntaxe structural) xuất bản ở Pari vào năm 1959. Cuốn sách
được coi là một trong những công trình nổi tiếng nhất về những vấn đề cú pháp
trong nửa sau thế kỷ XX. L.Tesniere cho rằng: Động từ trong vai trò mà ngữ pháp học
truyền thống gọi là vị ngữ thực chất chất chính là thành tố hạt nhân, là cái nút chính
của câu. Với vai trò hạt nhân, động từ quy định số lượng và đặc tính của các thành
tố có quan hệ với nó. Các thành tố này xét theo mức độ gắn bó với động từ được

3


chia thành thành tố bắt buộc (tương ứng với chủ ngữ và bổ ngữ truyền thống) và
thành tố tự do (tương ứng với trạng ngữ truyền thống).


4


L.Tesniere gọi các thành tố bắt buộc là các diễn tố (actants) và các thành tố tự
do là các chu tố (circontants). Quan niệm về kết trị của ông gắn liền với ngữ pháp phụ
thuộc có ảnh hưởng không chỉ ở Pháp mà còn ở nhiều nước khác.(Dẫn theo, [24,
26]).
Trong ngôn ngữ học Liên Xô (cũ), cũng hiểu hẹp về kết trị được biểu hiện rõ
nhất trong các công trình của S.D.Kasnelson. Theo S.D.Kasnelson thì “Kết trị là
thuộc tính của lớp từ nhất định kết hợp vào mình những từ khác”. S.D.Kasnelson
phân biệt kết trị với khả năng tham gia vào các mối quan hệ cú pháp nói chung. Theo
ông, mỗi từ về nguyên tắc đều có khả năng kết hợp với những từ nhất định nào đó
nhưng như thế không có nghĩa là tất cả các từ đều có kết trị mà chỉ những từ có khả
năng tạo ra các “ô trống” đòi hỏi làm đầy trong các phát ngôn mới có kết trị. Kết trị
của từ được xác định theo những vị trí mở (các ô trống) bao quanh từ mà theo
S.D.Kasnelson, về nguyên tắc không lớn (chẳng hạn, ở động từ thường không quá
bốn vị trí). Những yếu tố làm đầy các vị trí mở bên động từ (các actant) gồm các
thành tố: chủ thể, đối thể trực tiếp, gián tiếp của hoạt động và một số thành tố khác
có ý nghĩa phụ thuộc vào ý nghĩa của động từ. Tất cả các thành tố này được
S.D.Kanelson gọi là những thành tố bổ sung hay bổ ngữ của động từ. Trạng ngữ
truyền thống không thuộc về số các yếu tố làm đầy các vị trí mở bên động từ do đó
không được tính đến khi xác định kết trị của động từ. Căn cứ vào các vị trí mở bên
động từ, S.D.Kanelson chia động từ tiếng Nga thành động từ một vị trí, động từ hai vị
trí, động từ ba vị trí... Đi sâu vào khái niệm kết trị S.D.Kanelson còn xác định kết trị
nội dung (mối quan hệ ngữ nghĩa gắn với mặt nghĩa của từ) và kết trị hình thức (mối
quan hệ về hình thức giữa các từ gắn với mặt hình thái của từ). Như vậy, ở
S.D.Kanelson, kết trị được hiểu theo nghĩa hẹp, theo đó, kết trị tự do chưa được
chú ý. (Dẫn theo, [24, 28]).
Quan niệm trên của S.D.Kasnelson về cơ bản phù hợp với quan niệm của

L.Tesniere. Tuy nhiên, ở S.D.Kasnelson khái niệm các kiểu kế t trị đã được đặc
biệt chú ý và những ý kiến của ông về kết trị nội dung và kết trị hình thức đã làm
sâu sắc thêm lý thuyết kết trị. Cách hiểu hẹp về kết trị như trình bày ở trên
5


đây còn có thể thấy trong các công trình của A.A.Kholodovich, S.M.Kibardina
v à một số tác giả khác.

6


Cũng đề cập đến kết trị của từ nhưng với cách hiểu có phần rộng hơn,
N.I.Tjapkina cho rằng: kết trị của động từ được xác định dựa vào toàn bộ các mối
quan hệ cú pháp có thể có đối với nó. Cách hiểu này về thực chất đã đồng nhất kết
trị của từ với khả năng của từ tham gia vào các mối quan hệ cú pháp nói chung. khi
tính đến các kiểu kết trị của động từ, N.I.Tjapkina phân biệt kết trị chung (được xác
định dựa vào toàn bộ các quan hệ cú pháp có thể với động từ) với kết trị hạt nhân
(được xác định dựa vào mối quan hệ của động từ với các thành tố chỉ chủ thể và đối
thể của hoạt động). Theo N.I.Tjapkina, kết trị hạt nhân là cơ sở mà dựa vào đó, có
thể tiến hành phân tích và phân loại câu động từ thành những kiểu nhất định. Như
vậy, ở N.I.Tjapkina, kết trị tự do (kết trị phi hạt nhân) đã được xác nhận mặc dù
chưa được quan tâm miêu tả.
A.M.Mukhin khi bàn về kết trị của động từ cũng cho rằng, ngoài khả năng kết
hợp của động từ với các thành tố bắt buộc, cần tính đến cả khả năng kết hợp của
động từ với các thành tố tự do (khả năng kết hợp của động từ với chu tố). Với quan
niệm này, khi xác định kết trị tự do của động từ, ngoài kết trị bắt buộc
A.M.Mukhin còn xác định các kiểu kết trị tự do như kết trị nguyên nhân, kết trị mục
đích, kết trị công
cụ... Quan niệm của N.I.Tjapkina và A.M.Mukhin đã phản ánh phần nào khuynh

hướng phát triển mở rộng khái niệm kết trị. (Dẫn theo, [24, 28-29])
Từ những ý kiến trên, có thể thấy rõ khuynh hướng phát triển của lý thuyết
kết trị. Đó là hướng mở rộng khái niệm kết trị từ cấp độ từ (lúc đầu là động từ) sang
các cấp độ khác của ngôn ngữ (cấp độ âm vị, hình vị, cấu tạo từ...) từ bình diện cú
pháp sang bình diện logic ngữ nghĩa. Khuynh hướng này có thể thấy cả trong các
công trình của G.Helbig, T.M.Beljaeva và một số tác giả khác.
Ở Việt Nam, lý thuyết kết trị lần đầu tiên đã được nghiên cứu có hệ
thống trong chuyên luận Kết trị của động từ tiếng Việt của Nguyễn Văn Lộc. Tiếp thu
tư tưởng của L. Tesnirere và các nhà ngôn ngữ học Xô Viết, trong công trình này,
Nguyễn Văn Lộc hiểu kết trị của động từ là khả năng của động từ tạo ra xung quanh
7


mình các vị trí mở cần hoặc có thể làm đầy bởi các thành tố cú pháp (các thực từ)
mang ý nghĩa bổ sung nhất định. [24, 34]

8


Kết trị của động từ được xác định theo số lượng và đặc tính của các vị trí mở
bao quanh nó, còn bản thân số lượng và đặc tính của các vị trí mở lại được xác định
dựa vào số lượng và đặc tính của các thành tố cú pháp bổ sung làm đầy các vị trí mở
này. Các thành tố bổ sung được Nguyễn Văn Lộc gọi là các kết tố. Các kết tố được
Nguyễn Văn lộc chia thành kết tố bắt buộc và kết tố tự do (diễn tố và chu tố theo
cách hiểu của L.Tesniere). Dựa vào thuộc tính kết trị của động từ hạt nhân, Nguyễn
Văn Lộc đã miêu tả các kiểu kết tố bắt buộc (gồm kết tố chủ thể và kết tố đối thể).
Ngoài ra, gần đây, một số tác giả đã vận dụng lý thuyết kết trị vào việc
nghiên cứu động từ, kết trị của động từ tiếng Việt. Chẳng hạn , trong luận văn
của Gia Thị Đậm Động từ chủ động trong tiếng Việt (2010), khi nghiên cứu đặc
điểm chung của động từ chủ động trong tiếng Việt, tác giả đã phân tích khả

năng kết hợp của động từ chủ động với bổ ngữ mục đích và bổ ngữ chỉ công cụ
, phương tiện. Còn trong luận văn của thạc sĩ Nguyễn Mạnh Tiến, tác giả đã vận
dụng lý thuyết kết trị vào “Phân tích, phân loại câu theo lý thuyết kết trị”
(2010). Qua luận văn của mình, Nguyễn Mạnh Tiến đã làm rõ bản chất, đặc
điểm của các thành phần cú pháp của câu nhìn từ góc độ kết trị của từ, đồng
thời, xác lập và miêu tả bằng thủ pháp mô hình hóa các mô hình câu phổ biến
trong tiếng Việt với hạt nhân là động từ - vị ngữ. Trong luận văn thạc sĩ “Kết trị
tự do của động từ tiếng Việt” (2011), tác giả Nguyễn Thùy Dương lại đi sâu miêu
tả các kiểu kết
tố tự do của động từ, qua đó, làm rõ đặc điểm, bản chất của mối quan hệ
giữa động từ và thành phần phụ tự do (chu tố).
Bên cạnh những công trình chuyên sâu về động từ và kết trị của động từ kể ra
trên đây, các công trình nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt cũng đều đề cập đến
động từ và các thành tố cú pháp liên quan ở mức độ khác nhau. Chẳng hạn, trong
cuốn Ngữ pháp tiếng Việt. Tiếng. Từ ghép. Đoản ngữ. (H. 1975), khi miêu tả đoản
ngữ có động từ làm trung tâm (động ngữ), Nguyễn Tài Cẩn đã xác định hai kiểu
thành tố phụ sau của động từ là bổ tố (thành tố phụ riêng hay thành tố phụ bắt
buộc) và trạng tố (thành tố phụ chung hay thành tố phụ tự do, tức là các chu tố)
9


[8]. Nhưng tác giả chưa có điều kiện đi sâu phân tích miêu tả tỉ mỉ điều kiện xuất
hiện của các thành tố phụ này xét trong mối quan hệ với động từ.

10


Ngoài ra, các công trình nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt khác hầu như cũng
đều có đề cập ở các mức độ khác nhau đến thành phần phụ tự do của câu với tên
gọi trạng ngữ (thực chất, chính là chu tố của vị từ như gần đây đã được chứng minh.

[7,176]). Tuy nhiên, trong các công trình nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt theo
quan điểm truyền thống, trạng ngữ luôn được nhìn nhận như là thành phần phụ của
câu “có quan hệ cú pháp với toàn bộ nòng cốt câu” chứ không phải với tư cách là chu
tố - thành tố phụ tự do của động từ hay vị từ. Ngoài ra, trong nhiều công trình
nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt theo quan niệm truyền thống, vấn đề ranh giới
giữa chu tố động từ và vế phụ của câu cũng chưa được chú ý.
Tóm lại, đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu động từ theo nhiều
hướng khác nhau trong đó, hướng nghiên cứu động từ theo lý thuyết kết trị
đang trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nhà nghiên cứu.
Tuy nhiên, riêng chu tố được biểu hiện bằng động từ chưa được nghiên cứu
như một đối tượng riêng. Do vậy, chọn đề tài: “Chu tố được biểu hiện bằng động
từ trong tiếng Việt”, tác giả luận văn mong muốn sẽ làm sáng tỏ hơn bản chất,
đặc điểm của một kiểu thành tố cú pháp khá phức tạp nhìn từ góc độ mối quan
hệ cú pháp hay quan hệ kết trị với động từ.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của đề tài này là miêu tả, làm sáng tỏ đặc điểm của chu tố được
biểu hiện ở động từ về mặt ý nghĩa cũng như mặt hình thức; qua đó, góp phần soi
sáng thêm lí thuyết về kết trị tự do của động từ và vấn đề thành phần phụ của
câu, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học về ngữ pháp tiếng Việt theo hướng
đổi mới.
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là:
1. Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung (về động từ, lý thuyết kết trị và kết
trị của động từ, phân loại động từ theo kết trị, khái niệm chu tố).
2. Xác lập các nguyên tắc và thủ pháp phân tích, miêu tả các chu tố động từ
gắn với thuộc tính kết trị của các nhóm động từ

11


3. Xác lập, miêu tả các kiểu chu tố động từ theo đặc điểm nội dung (chức

năng, ý nghĩa) và hình thức (cấu tạo, phương thức kết hợp, vị trí) gắn với thuộc tính
kết trị
của các nhóm động từ.

12


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chu tố động từ trong tiếng Việt.
Phạm vi nghiên cứu là các chu tố được biểu hiện bằng động từ xuất hiện trong
câu được rút ra từ các tác phẩm của các nhà văn nổi tiếng, cụ thể:
- Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao, Nxb Văn học.
- Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Nxb Văn học.
- Tuyển tập truyện ngắn Chu Lai, Nxb Văn học.
- Nguyên Ngọc tác phẩm chọn lọc, Nxb Văn học.
- Giông tố - Vũ Trọng Phụng, Nxb Văn học.
- Những tấm lòng cao cả - E.de.Amici
- Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Khải, Nxb Văn học.
- Phóng sự Cơm thầy cơm cô - Vũ Trọng Phụng
- Việc làng - Ngô Tất Tố
- Sách giáo khoa Ngữ Văn 11, Ngữ văn 12
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp miêu tả
Đây là phương pháp chủ yếu được luận văn sử dụng. Phương pháp này được
dùng để miêu tả đặc điểm nội dung và đặc điểm hình thức của các chu tố được biểu
hiện bằng động từ trong các tác phẩm văn xuôi hiện đại, từ đó, phát hiện ra đặc
trưng của các chu tố được biểu hiện bằng động từ xét trong mối quan hệ kết trị quan hệ cú pháp với động từ.
5.2. Các thủ pháp nghiên cứu
Về thủ pháp nghiên cứu, luận văn kết hợp sử dụng các thủ pháp như: lược bỏ,
bổ sung, thay thế, cải biến. Các thủ pháp nói trên giúp cho việc miêu tả và phân tích

ngữ pháp, ngữ nghĩa một số ngôn ngữ đơn lập như tiếng Việt hạn chế được sự chủ
quan, cảm tính, nhằm đạt được những mục tiêu đề ra của luận văn.
6. Những đóng góp mới của luận văn
Với đề tài này, có thể nói lần đầu tiên chu tố động từ được nghiên cứu
một cách hệ thống, chuyên sâu theo cách tiếp cận khác với truyền thống, cụ thể là
tiếp cận từ lí thuyết kết trị.
Với kết quả nghiên cứu đạt được, luận văn có những đóng góp mới sau đây:
13


Thứ nhất, luận văn góp phần làm sáng tỏ hơn lý thuyết về kết trị tự do
của động từ gắn với một kiểu chu tố nhất định (chu tố được biểu hiện trong động
từ) trên cứ liệu một ngôn ngữ đơn lập tiêu biểu như tiếng Việt, qua đó, góp phần
làm sáng tỏ hơn lí thuyết về thành phần phụ của câu theo quan điểm kết trị.
Thứ hai, về thực tiễn, kết quả nghiên cứu đề tài sẽ cung cấp một tài
liệu tham khảo phục vụ cho việc học tập cũng như nghiên cứu về ngữ pháp tiếng
Việt theo hướng đổi mới.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương này tập trung tm hiểu những vấn đề lý thuyết về động từ (đặc điểm
và cách xác định động từ), lí thuyết kết trị (khái niệm kết trị, diễn tố, chu tố và chu tố
động từ), nguyên tắc và thủ pháp nghiên cứu chu tố động từ theo các bình diện khác
nhau.
Chương 2: Đặc điểm chung của các chu tố được biểu hiện bằng động từ
Chương này tập trung miêu tả đặc điểm chung về ngữ pháp (cấu tạo, vị trí,
phương thức kết hợp), ngữ nghĩa của chu tố được biểu hiện bằng động từ.
Chương 3: Các kiểu chu tố động từ trong tiếng Việt
Chương này tập trung miểu tả đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa của các kiểu chu
tố động từ (chu tố mục đích, chu tố nguyên nhân, chu tố điều kiện, chu tố tình

huống).

14


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Động từ
1.1.1. Khái niệm động từ

15


Mỗi ngôn ngữ của bất kỳ một dân tộc nào cũng đều chứa một khối lượng từ
rất lớn và trong vốn từ của mỗi ngôn ngữ lại hình thành những hệ thống lớn nhỏ
(các lớp từ, các từ loại, tiểu loại) trên cở sở những đặc điểm giống nhau. Theo Đinh
Văn Đức “ Đó là lớp từ có cùng bản chất ngữ pháp, được phân chia theo ý nghĩa,
theo khả năng kết hợp của các từ khác trong ngữ lưu và thực hiện các chức năng ngữ
pháp nhất định ở trong câu. Hệ thống từ loại có tính chất là cơ sở của cơ cấu ngữ
pháp một ngôn ngữ nhất định”.[16, 23]. Xét theo mặt ý nghĩa và mặt hình thức ngữ
pháp thì hệ thống từ loại tiếng Việt bao gồm hai phạm trù lớn là thực từ (gồm:
danh từ, động từ, tính từ, đại từ, số từ) và hư từ (gồm: phó từ, trợ từ, tiểu từ, quan
hệ từ và thán từ).
Trong công trình “Động từ trong tiếng Việt”, Nguyễn Kim Thản đã đi sâu phân
tích địa vị của động từ tiếng Việt trong hệ thống từ loại tiếng Việt. Theo ông, từ tiếng
Việt trước hết có thể chia thành hai bộ phận đối lập nhau là những từ tnh thái và
những từ phi tình thái. Tiếp đó, nhóm từ phi tình thái lại có thể được chia thành hai
nhóm là thực từ và hư từ. Nhóm thực từ lại gồm hai nhóm là thể từ và vị từ. Phân
chia tiếp nhóm vị từ, ta sẽ có hai nhóm là động từ và tính từ. Động từ biểu thị quá
trình, cũng tức là biểu thị hoạt động hay trạng thái nhất định của sự vật trong quá

trình. Còn tính từ biểu thị tính chất của sự vật, không thể đặt sau những từ chỉ sự cầu
khiến như động từ.
Phạm trù thực từ tiếng Việt gồm ba từ loại chủ yếu đó là danh từ, động từ,
tính từ, trong đó danh từ và động từ là hai từ loại lớn nhất. Khi nghiên cứu từ loại
tiếng Việt, không ít người đã dành nhiều tâm huyết cho việc nghiên cứu động từ. Sở
dĩ có tnh hình như vậy không phải chỉ vì động từ có số lượng rất lớn mà còn vì sự
phức tạp của từ loại này. Vai trò và tầm quan trọng của từ loại động từ trong tiếng
Việt đã được Nguyễn Kim Thản khẳng định: “Trong câu, động từ gần như là trung
tâm của các mối quan hệ của các từ, nó không những có mối quan hệ tường thuật
với từ chỉ chủ thể mà còn có quan hệ chính phụ với những từ chỉ đối tượng, chỉ
hoàn cảnh, trạng thái...” [39, 97]. Có nhiều cách định nghĩa về động từ:

16


×