Chia sẻ facebookGoogle +TwitterLinkedinPinterest
Dưới đây là Đề cương môn Nghiệp vụ Thư ký Tòa án dành cho sinh viên Khoa
luật, trường Đại họcVinh. Xin chia sẻ để bạn tham khảo, ôn tập chuẩn bị cho
kỳ thi sắp tới.
I/ Dạng câu 5đ: bài tập tình huống:
1. M là quân nhân có hành vi cướp giật tài sản của N (N là dân thường). N đã
trình báo cơ quan công an. M bị bắt. Cơ quan điều tra đã ra quyết định khởi
tố và hoàn thiện việc điều tra, chuyển hồ sơ sang cho Viện kiểm sát truy tố.
a. Là thư ký Tòa án quân sự anh (chị) có nhận hồ sơ và tiến hành thụ lý vụ án nói
trên hay không? Tại sao?
b. Xác định tư cách tham gia tố tụng của M và N trong vụ án trên?
c. Nhiệm vụ của Thư kí tòa án tại phiên tòa hình sự sơ thẩm nói trên?
d. Giả sử M là dân thường thì thư kí Tòa án quân sự có nhận hồ sơ và tiến hành thụ
lý vụ án không? Tại sao?
e. Nếu muốn tống đạt ngoài trụ sở tòa án thì thư kí phải làm gì?
TRẢ LỜI:
a. Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 272 BLTTHS 2015, thì vụ án trên thuộc
thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự. Vì vậy, nếu là Thư ký tòa án quân sự thì
phải nhận hồ sơ và tiến hành thụ lý vụ án trên
b. Tư cách qham gia tố tụng:
* Đối với M:
– Căn cứ điều 60 BLTTHS 2015 nếu M đã bị khởi tố về hình sự thì M sẽ tham gia
tố tụng với tư cách bị can
– Căn cứ điều 61 BLTTHS 2015 nếu M đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì M
sẽ tham gia tố tụng với tư cách bị cáo
* Đối với N: Căn cứ điều 62 BLTTHS vì N là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về tài
sản do tội phạm gây ra nên N sẽ tham gia tố tụng với tư cách là bị hại
c. Nhiệm vụ của Thư ký gồm 4 nhiệm vụ cơ bản sau:
– Một là, kiểm tra danh sách những người được triệu tập đến phiên tòa
+ Sắp xếp, bố trí chỗ ngồi cho những người tham gia tố tụng tại phiên tòa và những
người đến dự phiên tòa
+ Thư ký phiên tòa phải kiểm tra danh sách những người được triệu tập đến tham
gia phiên tòa
– Hai là, Phổ biến nội quy phiên tòa và báo cáo danh sách những người được triệu
tập đến phiên tòa
+ Trước khi phiên tòa bắt đầu, Thư kí phổ biến nội quy phiên tòa, những biện pháp
sẽ áp dụng đối với những người vi phạm nội quy phiên tòa
+ Thư ký kiểm tra giấy triệu tập, các giấy tờ có liên quan khác chậm nhất là 15
phút trước giờ khai mạc phiên tòa
+ Thư ký yêu cầu mọi người trong phòng xử án đứng dậy khi HĐXX vào phòng
xét xử để Thẩm phán – Chủ tọa phiên tòa tuyên bố khai mạc phiên tòa và đọc
quyết định đưa vụ án ra xét xử
+ Sau khi Thẩm phán – Chủ tọa phiên tòa đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử và
yêu cầu Thư ký báo cáo danh sách những người tham gia tố tụng được triệu tập
đến phiên tòa thì Thư ký báo cáo những người tham gia tố tụng đã có mặt, vắng
mặt và lý do vắng mặt
+ Trong quá trình xét xử, khi những người tham gia tố tụng cung cấp chứng cứ, tài
liệu mới tại phiên tòa thì Thư ký nhận và trình lên HĐXX
+ Nếu VKS, người tham gia tố tụng có yêu cầu HĐXX cho nghe băng ghi âm, ghi
hình là chứng cứ trong vụ án thì khi HĐXX châp nhận, Thư ký phải tiếp nhận
chứng cứ và điều khiển thiết bị cho công tác này
+ Sau khi nghị án, khi HĐXX ra tuyên án, Thư ký yêu cầu mọi người trong phòng
xử án đứng dậy nghe tuyên án, trừ những người vì lý do sức khỏe được Chủ tọa
phiên tòa cho phép ngồi tại chỗ
– Ba là, ghi biên bản phiên tòa
+ Thư ký phải ghi đầy đủ những nội dung diễn biến tại phiên tòa
+ Phải ghi đầy đủ những câu hỏi và những câu trả lời theo đúng trình tự diễn biến
tại phiên tòa
+ Ghi đầy đủ, tóm tắt các ý kiến phát biểu khi tranh luận và khi đối đáp
+ Nắm vững nội dung vụ án và các số liệu trong vụ án. Kết hợp nghe và viết,
không được viết tắt, rèn kỹ năng nghe và ghi tốc ký
+ Sau khi kết thúc phiên tòa Thư ký phải tự mình kiểm tra lại biên bản phiên tòa.
Sau đó cùng Chủ tọa phiên tòa ký tên vào biên bản
– Bốn là, soạn thảo các quyết định giúp HĐXX
+ Trường hợp người tham gia phiên tòa có hành vi vi phạm trật tự phiên tòa, Thẩm
phán yêu cầu lập biên bản vi phạm thì Thư ký lập biên bản
+ Trường hợp Thẩm phán phạt hành chính người vi phạm thì Thư ký soạn Quyết
định xử phạt cho Thẩm phán ký, đóng dấu và tống đạt cho các bên liên quan
+ Nếu hoãn phiên tòa theo quy định tại Điều 297 BLTTHS thì thư ký soạn quyết
định hoãn phiên tòa theo mẫu 43
+ Nếu HĐXX ra một trong các quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung theo mẫu 43;
quyết định tạm đình chỉ vụ án theo mẫu 37; quyết định đình chỉ vụ án theo mẫu 40;
+ Nếu phải trả tự do cho bị cáo đang bị tạm giam ngay tại phiên tòa Thư ký soạn
quyết định trả tự do cho bị cáo tham khảo theo mẫu 05 (ban hành kèm theo NQ số
04;
+ Nếu phải trả tự do cho bị cáo đang bị tạm giam ngay tại phiên tòa Thư ký soạn
quyết định trả tự do cho bị cáo tham khảo theo mẫu 05 (ban hành kèm theo NQ số
04/2004/NQ-HĐTP)
+ Căn cứ vài điều 329 về việc bắt tạm giam bị cáo ngay sau khi tuyên án, Thư ký
cần chuẩn bị soạn quyết định tạm giam theo mẫu số 07;
d. Căn cứ điều 268 BLTTHS 2015 thì nếu trường hợp M là dân thường thì thẩm
quyền xét xử sẽ thuộc về TAND chứ không còn thuộc thẩm quyền của Tòa án quân
sự. Vì vậy, thư ký tòa án quân sự không được nhận hồ sơ và thụ lý vụ án
e. Những việc TK cần làm nếu muốn tống đạt ngoài trụ sở TA:
– Thư ký mang theo các văn bản cần tống đạt, biên bản giao nhận, các mẫu văn
bản tố tụng cần thiết cho việc tống đạt.
– Thư ký lấy giấy giới thiệu của Tòa án và mang theo thẻ công chức để liên hệ với
chính quyền địa phương, đề nghị cử cán bộ đi cùng chứng kiến việc tống đạt đảm
bảo cho khách quan và tìm được nhà của người được cấp, tống đạt dễ dàng hơn.
– Có 3 phương pháp tống đạt cho người nhận văn bản:
* Cấp, tống đạt văn bản tố tụng trực tiếp cho người tham gia tố tụng tại nơi cư
trú của người tham gia tố tụng (nơi cư trú có thể là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú)
* Cấp, tống đạt văn bản tố tụng trực tiếp cho người tham gia tố tụng tại cơ quan, tổ
chức nơi làm việc của người tham gia tố tụng.
* Cấp tống đạt văn bản tố tụng cho người thân thích của người tham gia tố tụng
2. Do có mâu thuẫn Quỳnh đã cố ý gây thương tích cho My sói với tỷ lệ
thương tật là 32%. My làm đơn tố cáo Quỳnh. CQĐT đã ra quyết định khởi
tố và hoàn thiện việc điều tra chuyển hồ sơ cho VKS truy tố
a. Khi nhận hồ sơ do VKS chuyển đến là TKTA anh/chị cần làm gi để có thể thụ lý
vụ án?
b. Để có thể đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm TKTA cần thực hiện các nhiệm vụ gì?
c. Giả sử, khi nghiên cứu hồ sơ chuẩn bị xét xử sơ thẩm TKTA cần thực hiện các
nhiệm vụ gì?
d. Khi nhận hồ sơ do VKS chuyển đến TKTA phát hiện thời hạn tạm giam trong
lệnh tạm giam của VKS đã hết TKTA phải làm gì?
e. Xác định tư cách tham gia tố tụng của Quỳnh và My trong vụ án?
TRẢ LỜI:
a. Nhiệm vụ của thư ký
* Thư ký tiến hành nhận hồ sơ vụ án
– Lập biên bản giao nhận hồ sơ vụ án và bản cáo trạng rồi lưu vào hồ sơ.
– Khi kiểm tra các tài liệu có trong hồ sơ, Thư ký cần chú ý trong bản kê tài liệu
thể hiện có các bản tài liệu gốc hay chỉ là các bản sao tài liệu.(Khi lập biên bản
giao nhận hồ sơ vụ án cần ghi chú bản gốc cho chính xác.)
– Đối với những hồ sơ vụ án có vật chứng là tài sản hoặc tiền, vàng…(Cần kiểm
tra xem cơ quan điều tra đã chuyển vật chứng cho cơ quan có thẩm quyền lưu giữ
hay chưa)
* Thụ lý vụ án: Sau khi xem xét hồ sơ thấy có đủ cơ sở để nhận hồ sơ vụ án:
– Thư ký nhận hồ sơ tiến hành thụ lý vụ án
– Ghi vào sổ thụ lý hồ sơ
– Lập bìa hồ sơ theo mẫu, sau đó chuyển hồ sơ cho Chánh án tiến hành phân công
thầm phán nghiên cứu và xét xử vụ án trong 3 ngày làm việc
b. Để có thể đưa vụ án ra xét xử sơ thầm TKTA cần thực hiện các nhiệm vụ như
sau:
– Thư kí soạn công văn trình TP ký cho CA tỉnh, Tp trực thuộc TW/ CA Tp, quận,
huyện, thị xã đề nghị bố trí lực lượng Cảnh sát hỗ trợ tư pháp tham gia bảo vệ
phiên tòa
– Triệu tập những người tham gia tố tụng cần được triệu tập đến phiên tòa. TK làm
giấy triệu tập (theo mẫu) trình Tp ký. Thông qua dịch vụ bưu chính hoặc tống đạt
gửi đến địa chỉ của người TGTT
+ Nếu bị cáo bị tạm giam thì TK soạn Lệnh trích xuất trình Thẩm phán gửi tới nơi
bị cá đang bị tạm giam để họ dẫn giải bị cáo đến phiên tòa
+ TK phải kiểm tra những người tham gia phiên tòa đã được cấp tống đạt giấy tờ
hợp lệ chưa? HTNS, LS đã đến nghiên cứu hồ sơ chưa? Có ai xin hoãn phiên tòa
hay chưa?
– Kiểm tra các công việc cần thiết cho việc mở phiên tòa (chuẩn bị phòng xx, trang
thiết bị cần thiết…)
c. Giả sử khi nghiên cứu hồ sơ chuẩn bị xx sơ thẩm, Thẩm phán được phân công
chủ tọa phiên tòa phát hiện thấy hành vi của Quỳnh không cấu thành tội phạm thì
căn cứ điểm a khoản 1 Điều 280 BLTTHS 2015 và khoản 1 Điều 85 BLTTHS thì
Thẩm phán chủ tọa phiên toà ra quyết định trả hồ sơ cho VKS để điều tra bổ sung,
trường hợp không thể chứng minh được không có hành vi phạm tội
d. Khi nhận hồ sơ do VKS chuyển đến TKTA phát hiện thời hạn tạm giam trong
lệnh tạm giam của VKS đã hết thì TKTA soạn thảo quyết định tạm giam theo mẫu
số 05. Chỉ gia hạn trong những trường hợp cần thiết
e. Tư cách tham gia tố tụng của Quỳnh và My trong vụ án trên:
* Đối với Quỳnh:
– Căn cứ điều 60 BLTTHS 2015 nếu Quỳnh đã bị khởi tố về hình sự thì Quỳnh sẽ
tham gia tố tụng với tư cách bị can
– Căn cứ điều 61 BLTTHS 2015 nếu Quỳnh đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử
thì Quỳnh sẽ tham gia tố tụng với tư cách bị cáo
* Đối với My:
– Căn cứ điều 62 BLTTHS 2015 vì My là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về
thể chất do tội phạm gây ra nên My sẽ tham gia tố tụng với tư cách là bị hại
* Trường hợp xuất hiện yêu cầu bồi thường:
– Căn cứ điều 63 BLTTHS 2015 My là cá nhân bị thiệt hại do tội phạm gây ra và
có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại thì My sẽ tham gia tố tụng với tư cách
là nguyên đơn dân sự
– Căn cứ điều 64 BLTTHS 2015 Quỳnh là cá nhân mà pháp luật quy định phải
chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì Quỳnh sẽ tham gia tố tụng với tư cách
là bị đơn dân sự
3. A và B trộm cắp xe máy của C. C là cán bộ ban chỉ huy quân sự huyện X rồi
bán cho D và tiêu xài hết. Cơ quan điều tra đã lập biên bản tạm giữ chiếc xe
máy
a. Vụ án trên thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND hay TAQS? Tại sao?
b. Xác định tư cách tham gia tố tụng của D trong vụ án trên?
c. Giả sử VKS chuyển hồ sơ cho TA, nhưng phát hiện không có biên bản giao nhận
cáo trạng cho bị can, trường hợp này TK có thụ lý nhận hồ sơ hay không? Tại sao?
d. Giả sử vụ án có đủ căn cứ để thụ lý thì TK cần chuẩn bị những gì để vụ án được
đưa ra xét xử?
TRẢ LỜI:
a. Vụ án trên thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND. Vì trong vụ án trên, A và B
là bị cáo (điều 61 BLTTHS), còn C là cán bộ quân sự nhưng được xác định tham
gia tố tụng với tư cách là bị hại (điều 62 BLTTHS). Căn cứ khoản 1 Điều 272
BLTTHS 2015 thì vụ án trên không thuộc thẩm quyền giải quyết của TAQS mà
thuộc thẩm quyền giải quyết TAND
b. Tư cách tham gia tố tụng của D được xác định theo 2 trường hợp sau:
* Trường hợp D biết chiếc máy xe máy của A và B đem bán là tài sản trộm cắp,
trước đó không có thỏa thuận hứa hẹn mà vẫn đồng ý giao dịch mua bán thì D sẽ
tham gia với tư cách bị can (khi có quyết định khởi tố bị can) hoặc bị cáo ( khi có
quyết định đưa vụ án ra xét xử). D sẽ bị khởi tố về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài
sản do người khác phạm tội mà có theo quy định tại Điều 323 BLHS
* Trường hợp D không hề biết chiếc xe máy của A và B đem bán là tài sản trộm
cắp. Sau đó thực hiện giao dịch mua bán thì D là người thứ ba ngay tình theo điều
138 của BLDS, vì vậy, tư cách tham gia tố tụng của D được xác định là người có
quyền lợi và nghĩa vụ liên quan theo Điều 65 BLTTHS
c. TK phải kiểm tra hồ sơ vụ án. Theo quy định tại khoản 2 Điều 276 BLTTHS
2015 việc giao nhận hồ sơ vụ án và bản cáo trạng phải được lập biên bản theo quy
định tại Điều 133 của BLTTHS. Khi nhận bản cáo trạng, hồ sơ vụ án và vật chứng
kèm theo (nếu có) do VKS chuyển đến, TK phải kiểm tra và xử lý, nếu tài liệu
trong hồ sơ vụ án, vật chứng kèm theo không đầy đủ so với bản thống kê tài liệu
vật chứng thì chưa nhận hồ sơ vụ án và yêu cầu VKS bổ sung tài liệu, vật chứng
(theo quy định tại điểm b khoàn 1 Điều 276 BLTTHS)
d. Sau khi xem xét hồ sơ vụ án, thấy có đủ cơ sở để nhận hồ sơ vụ án, TK cần thực
hiện các công việc sau để chuẩn bị những nội dung sau để đưa vụ án ra xét xử:
– TK nhận hồ sơ, tiến hành thụ lý vụ án
– Ghi vào sổ thụ lý hồ sơ (theo mẫu) sổ thụ lý do TANDTC ban hành
– Lập bìa hồ sơ (theo mẫu) sau đó chuyển hồ sơ cho Chánh án, trong thời hạn 3
ngày kể từ ngày thụ lý vụ án để tiến hành phân công Thẩm phán
– Soạn thảo quyết định đưa vụ án ra xét xử theo mẫu số 20- HS
– Gửi quyết định đưa vụ án ra xét xử cho VKS cùng cấp trong thời hạn 2 ngày kể
từ ngày ra quyết định; gửi cho bị cáo, người đại diện hợp pháp của bị cáo, đương
sự, người bào chữa chậm nhất 10 ngày trước khi mở phine tòa
II/ Phần câu 3đ (nhận định đ/s hoặc khoanh trắc nghiệm)
* LƯU Ý MỘT SỐ BIỂU MẪU THÔNG DỤNG (trích từ NQ 05/2017/NQHĐTPTANDTC BAN HÀNH MỘT SỐ BIỂU MẪU TRONG GIAI ĐOẠN XÉT
XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ, XÉT LẠI BẢN ÁN VÀ QUYẾT ĐỊNH ĐÃ CÓ HIỆU
LỰC PHÁP LUẬT CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ)
– Mẫu 01: Phân công PCA, Thẩm phán, Hội thẩm xx VAHS
– Mẫu 04: Quyết định tạm giam (áp dụng trong giai đoạn chuẩn bị xxst đối với bị
can, bị cáo đang bị tạm giam)
– Mẫu 13: Thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng
– Mẫu 20: Quyết định đưa vụ án ra xx sơ thẩm
– Mẫu 22: Mẫu biên bản phiên tòa hình sự sơ thẩm
– Mẫu 25: Mẫu biên bản nghị án sơ thẩm
– Mẫu 30: Quyết định trả hồ sơ vụ án
– Mẫu 31: Biên bản về việc giao nhận, hồ sơ vụ án và bản cáo trạng
– Mẫu 33: Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung
– Mẫu 36: Quyết định tạm đình chỉ vụ án
– Mẫu 39: Quyết định đình chỉ vụ án
– Mẫu 42: Quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử
– Mẫu 43: Quyết định hoãn phiên tòa
– Mẫu 54: Quyết định rút hồ sơ vụ án
(CÁC LOẠI QĐ ĐỀU SỬ DỤNG CHO HĐXX TRONG GIAI ĐOẠN XX)
* Chọn đáp án đúng:
1. Sau khi thụ lý VADS, Tòa án phải thông báo bằng văn bản cho:
A. Nguyên đơn, bị đơn, VKS cùng cấp
B. Nguyên đơn, bị đơn, cơ quan tổ chức, cá nhân có quyền lợi và nghĩa vụ liên
quan đến việc giải quyết vụ án và VKS cùng cấp
C. Nguyên đơn, bị đơn, cơ quan tổ chức cá nhân có quyền lợi và nghĩa vụ liên
quan đến việc giải quyết đến việc giải quyết vụ án và VKS cùng cấp
D. Bị đơn, cơ quan tổ chức cá nhân có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến việc giải
quyết vụ án và VKS cùng cấp
Giải thích: Căn cứ khoản 1 Điều 196 BLTTDS 2015 trong thời hạn 03 ngày làm
việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản cho nguyên
đơn, bị đơn, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến việc
giải quyết vụ án cho VKS cùng cấp về việc Tòa án giải quyết
2. Thư ký tòa án phải tiếp nhận yêu cầu phản tố của bị đơn và hướng dẫn họ
nộp tiền tạm ứng án phí tại thời điểm nào?
A. Trước thời điểm mở phiên tòa xét xử
B. Trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng
cứ và hòa giải
C. Trước khi HĐXX ra bản án hoặc quyết định sơ thầm
D. Trước khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử
Giải thích: Căn cứ khoản 3 Điều 200 BLTTDS thì bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu
phản tố trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai
chứng cứ
3. Ngày 15/01/2016 ông A vay tiền của ông B thời hạn vay là 01 năm. Hết hạn
vay ông B đòi nợ, ông A không có tiền trả. Ngày 10/02/2018 ông B có đơn khởi
kiện yêu cầu Tòa án giải quyết buộc ông A trả nợ. Nhận được đơn khởi kiện
thư ký xử lý thế nào?
A. Vào sổ nhận đơn, đề xuất với Chánh án thụ lý vụ án
B. Vào sổ nhận đơn và hướng dẫn người khởi kiện nộp tiền tam ứng án phí
C. Không vào sổ nhận đơn, trả lại đơn khởi kiện với lý do hết thời hiệu khởi kiện
D. Cả 3 đáp án trên đều sai
Giải thích: Sau khi vào sổ nhận đơn, TK phải xem xét đơn khởi kiện có thuộc thẩm
quyền của TA nhận đơn hay không. Nếu không thuộc thẩm quyền của TA khác thì
phải chuyển đơn khởi kiện cho TA có thẩm quyền. Mặt khác, việc hướng dẫn
người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí là nằm ở giai đoạn đã vào sổ thụ lý (Khi
VADS đủ điều kiện thụ lý), còn ở giai đoạn này chỉ là giai đoạn xem xét đơn.
Trong ví dụ trên, TK cũng không thể trả lại đơn khởi kiện với lý do hết thời hiệu
khởi kiện vì theo quy định tại điều 429 BLDS thời hiệu khởi kiện đối với vụ tranh
chấp hợp đồng là 03 năm. Mà đối với ví dụ trên thời hiệu khởi kiện chưa quá 03
năm theo luật định. Vì thế, tất cả các phương án trên đều sai
4. Chị A thường xuyên bị chồng bạo hành, đánh đập dã man. Thấy vậy, chị C
là hàng xóm đã gửi đơn khởi kiện đến Tòa án yêu cầu giải quyết để chị A
được ly hôn với anh B. Khi nhận được đơn khởi kiện Tòa án sẽ giải quyết như
thế nào?
A. Tiến hành thụ lý
B. Yêu cầu chị C sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện
C. Trả lại đơn khởi kiện
D. Tất cả các phương án trên đều sai
Giải thích: Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 192 BLTTDS 2015 Tòa án sẽ tiến hành trả
lại đơn khởi kiện vì người khởi kiện là chị C không có quyền khởi kiện theo quy
định tại Điều 186 và 187 của BLTTDS
5. A đăng kí hộ khẩu thường trú tại huyện X tỉnh Y. B thường trú tại huyện X
tỉnh Y. A khởi kiện B ra Tòa án huyện X tỉnh Y yêu cầu giải quyết tranh
chấp quyền sở hữu ngôi nhà tại huyện K tỉnh Y. Tòa án huyện X khi nhận
được đơn khởi kiện của A sẽ giải quyết như thế nào?
A. Thụ lý đơn khởi kiện
B. Yêu cầu A sửa đổi bổ sung đơn khởi kiện
C. Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án huyện K và thông báo cho A biết
D. Cả 3 đáp án trên đều sai
Giải thích: Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 39 BLTTDS 2015 thì khi đối tượng tranh
chấp là bất động sảnthì chi Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.
Trong ví dụ trên, vì ngôi nhà mà A và B tranh chấp hiện ở huyện K nên chỉ tòa án
huyện K có thẩm quyền giải quyết, nếu tòa án huyện X nhận được đơn khởi kiện
thì Tòa án huyện X phải chuyển đơn cho tòa án huyện K
6. Khi nhận hồ sơ vụ án do VKS chuyển đến, TKTA phát hiện thời hạn tạm
giam trong lệnh tạm giam của VKS đã hết, TK xử lý như thế nào?
A. Không nhận hồ sơ, yêu cầu VKS ra lệnh tạm giam
B. Nhận hồ sơ để theo dõi nhưng không vào sổ thụ lý và thông báo cho VKS ra
lệnh tạm giam
C. Nhận hồ sơ thụ lý và đề nghị Chánh án tiếp tục ra lệnh tạm giam
D. Cả 3 phương án trên đều sai
Giải thích: Thời hạn tạm giam trong lệnh tạm giam của VKS đã hết không thuộc
các trường hợp trả hồ sơ, Thư ký nhận hồ sơ nhưng phải lập tức tiến hành kiểm tra
hồ sơ xem hồ sơ có đủ điều kiện để thụ lý hay không. Trường hợp thư ký nhận hồ
sơ thụ lý và đề nghị Chánh án tiếp tục ra lệnh tạm giam nhưng việc gia hạn phải
trong những trường hợp cần thiết. Vì vậy, các đáp án trên đều sai.
7. Tòa án có thể xét xử kín trong trường hợp nào sau đây?
A. Cần giữ bí mật Nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc
B. Giữ bí mật của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ
C. Bị cáo là người chưa thành niên
D. Tất cả các trường hợp trên
Giải thích: Căn cứ Điều 25 BLTTHS 2015 thì Tòa án xx công khai trừ trường hợp
cần giữ bí mật Nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người dưới 18
tuổi hoặc để giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự thì Tòa án có
thể xx kín nhưng tuyên án công khai.
8. Việc niêm yết quyết định đưa vụ án ra xx và giấy triệu tập tại UBND cấp xã
nơi bị cáo cư trú được xem là thủ tục tống đạt hợp lệ như thế nào?
A. Chậm nhất là 10 ngày trước khi mở phiên tòa
B. Chậm nhất là 07 ngày trước khi mở phiên tòa
C. Chậm nhất là 15 ngày trước khi mở phiên tòa
D. Cả 03 phương án trên đều sai
Giải thích: Căn cứ khoản 2 Điều 220 BLTTDS 2015 thì quyết định đưa vụ án ra xét
xử phải được gửi cho đương sự và VKS cùng cấp trong thời hạn 03 ngày làm việc,
kể từ ngày ra quyết định
9. Thư ký phiên tòa HSST phải từ chối tiến hành tố tụng trong trường hợp
nào?
A. Đã tiến hành tố tụng với tư cách là Kiểm sát viên
B. Có quan hệ là anh/chị/em họ với người bị hại trong vụ án
C. Có ý kiến cho rằng TK không vô tư trong khi làm nhiệm vụ
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Giải thích: Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 54 BLTTHS thì TK phiên tòa hình sự sơ
thẩm từ chối tiến hành tố tụng trong trường hợp đã tiến hành tố tụng với tư cách là
Kiểm sát viên.
(Giải thích lý do không chọn các đáp án còn lại – Phản biện của #NVT
* Không chọn B vì theo quy định tại khoản 1 Điều 49. Người có thẩm quyền tiến
hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng khi thuộc trong trường hợp “Đồng thời
là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc
của bị can, bị cáo;” mà người thân thích trong BLTTHS bao gồm “e) Người thân
thích của người tham gia tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng là người
có quan hệ với người tham gia tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gồm
vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, bố nuôi, mẹ nuôi, con
đẻ, con nuôi; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột; cụ
nội, cụ ngoại, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột. (Điểm e,
khoản 1, Điều 4 BLTTHS)”. Theo đó người có quan hệ là anh/chị/em họ với người
bị hại trong vụ án không được xem là người thân thích của bị hại.
Như vậy, Thư ký phiên tòa HSST không phải từ chối tiến hành tố tụng trong
trường hợp Có quan hệ là anh/chị/em họ với người bị hại trong vụ án.
– Không chọn C vì theo quy định tại khoản 3 Điều 49. Người có thẩm quyền tiến
hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng khi thuộc trong trường hợp “3. Có căn
cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ“, còn
đáp án đề ra là “Có ý kiến cho rằng TK không vô tư trong khi làm nhiệm vụ” tức
chỉ là ý kiến chủ quan đưa ra từ một phía, không hề có căn cứ để chứng minh tính
đúng đắn của ý kiến này. Vậy nên, không thỏa mãn trường hợp mà Người có thẩm
quyền tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng.
– Không chọn D vì B, C sai => Đương nhiên D cũng sai.
10. Sau khi vừa kết thúc phiên tòa hình sự, luật sư bào chữa cho bị cáo yêu
cầu Thư ký phiên tòa cho xem biên bản phiên tòa, Thư ký phiên tòa xử lý như
thế nào?
A. Đưa biên bản phiên tòa cho luật sư đọc và yêu cầu ký vào phía cuối biên bản
B. Không đưa biên bản với lý do chưa viết xong
C. Đưa biên bản cho đọc và không yêu cầu ký vào phía cuối biên bản
D. Cả 3 phương án trên đều sai
Giải thích: Căn cứ khoản 4 Điều 258 BLTTHS 2015 thì người bào chữa có quyền
được xem biên bản phiên tòa nhưng không yêu cầu ký vào biên bản. Việc ký xác
nhận do chủ tọa phiên tòa ký
III/ Phần câu 2đ (PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ TÌNH HUỐNG)
Thư ký sẽ làm gì trong những trường hợp sau:
1. Đương sự đưa phong bì quà để hối lộ TKTA
– Kiên quyết với các hành vi tiêu cực, yêu cầu họ có ý thức chấp hành pháp luật và
tôn trọng cán bộ tòa án bằng việc cất phong bì hay quà tặng rồi mới tiếp tục làm
việc.
– Nếu họ không thực hiện thì lập biên bản về hành vi vi phạm và báo ngay cho
lãnh đạo đơn vị xem xét giải quyết.
2. Đương sự đang trong tình trạng say rượu
– Từ chối làm việc khi đương sự đang trong tình trạng không được tỉnh táo
– Tuyệt đối không để đương sự nghỉ lại trụ sở Tòa án
– Hẹn đương sự vào một buổi làm việc khác khi đương sự đảm bảo được tinh táo
3. Đương sự đang rất bức xúc và không chịu hợp tác
– Cần nhẹ nhàng hướng dẫn, giải thích cho đương sự biết về quyền và nghĩa vụ của
đương sự khi đến Tòa án theo Điều 68-86 BLTTDS và nêu rõ hậu quả pháp lý nếu
họ không thực hiện.
– Nếu đương sự không hợp tác thì Thư ký lập biên bản về việc họ không ký, nêu rõ
sự việc đồng thời báo cáo Thẩm phán hoặc Lãnh đạo phụ trách chuyên môn (nếu
vụ án chưa được thụ lý) và đề xuất mời người làm chứng, cùng
Thẩm phán và thư ký ký xác nhận vào biên bản làm việc.
4. Giữa các đương sự xảy ra mâu thuẫn ngay tại phiên tòa
– Để các đương sự bình tĩnh trở lại như rót cho họ một cốc nước, kể chuyện ngoài
lề có liên quan đến nội dung vụ án, mời ho ra ngoài để lấy lại bình tĩnh…
– Kín đáo cất những vật dụng trên bàn làm việc như kéo, dao rọc giấy…
– Nếu cảm thấy không thể kiểm soát được thì cần bảo vệ hồ sơ vụ án, liên hệ bảo
vệ cơ quan.
5. Bị cáo tại ngoại, bị cáo đang bị tạm giam không ký nhận biên bản giao nhận
quyết định đưa vụ án ra xét xử
– Giải thích quyền và nghĩa vụ cho bị cáo theo quy định tại Điều 61 BLTTHS
– Giải thích cho bị cáo rõ việc bị cáo cần có mặt và tham gia tố tụng tại phiên tòa
để tự bào chữa cho mình hoặc nhờ người bào chữa theo quy định tại Điều 61
BLTTHS
– Hỏi bị cáo có yêu cầu mời Luật sư không? Có đồng ý việc Tòa án đưa vụ án ra
xét xử không?
– Hỏi rõ bi cáo lý do không nhận quyết định và yêu cầu có ý kiến bằng văn bản
hoặc có ý kiến trực tiếp vào biên bản giao nhận quyết định đó.
– Nếu bị cáo vẫn không chấp hành thì Thư ký lập biên bản về việc bị cáo không ký
nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử. Mời người làm chứng xác nhận sự việc và ký
vào biên bản.
6. Trường hợp đương sự đến Tòa án theo giấy triệu tập của Tòa án nhưng
không tự khai, không cho Thư ký ghi lời khai và tự ý bỏ về
– Lập biên bản về việc đương sự không chấp hành những yêu cầu của Tòa, không
chấp hành quy định của pháp luật
– Gửi cho đướng sự Thông báo về việc Tòa án vẫn tiến hành giải quyết vụ án theo
thủ tục chung
– Thực hiện đầy đủ các thủ tục tố tụng và tống đạt trực tiếp, niêm yết theo đúng
quy định.
7. Tòa án đang thụ lý và đưa ra xét xử vụ án hình sự sơ thẩm số 15/2011 ngày
05/05/2015. Ngày 04/05/2015 Nguyễn Văn A bị cáo trong vụ án xin hoãn phiên
tòa với lý do bị ốm phải điều trị trong bệnh viện. Là thư ký của phiên tòa đó
anh (chị) xử lý như thế nào?
– Căn cứ Điều 297 và khoản 1 Điều 290 BLTTHS 2015 thì trường hợp bị cáo bị
bệnh HĐXX sẽ không cho hoãn phiên tòa mà sẽ cho tạm đình chỉ giải quyết vụ án
cho đến khi bị cáo khỏi bệnh
– Vì vậy, TK sẽ soạn quyết định tạm đình chỉ vụ án theo mẫu 36-HS trình Thẩm
phán ký
8. Khi lấy lời khai của đương sự, một số đương sự đang đợi đến lượt mình để
làm việc. Do phải đợi lâu nên có ý kiến rằng TK Tòa án làm việc tác trách
không tôn trọng công dân, mọi công dân đến không sắp xếp thời gian tiếp. Là
TKTA anh (chị) xử lý như thế nào?
9. Thư ký quên thẻ công chức/ thiếu trang phục của ngành khi làm việc.