Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.13 KB, 7 trang )

TIẾN TRÌNH BÀI THUYẾT TRÌNH
SLIDES NỘI DUNG
Slide 2
Dẫn vào bài:
HCM là một danh nhân văn hóa thế giới, một nhà chính trị-quân sự lỗi
lạc, tài ba, một con người xuất sắc của dân tộc VN đã để lại cho dân tộc
ta và toàn nhân loại một kho tàng lý luận vô giá. Đó là hệ Tư tưởng
HCM- ngọn đuốc soi đường, kim chỉ nam cho mọi hành động đưa con
thuyền dân tộc tới bến bờ thắng lợi trong cuộc đấu tranh giải phóng dân
tộc và xây dựng đất nước. Trong hệ tư tưởng ấy, tư tưởng về đại đoàn kết
dân tộc có giá trị lý luận và giá trị thực tiễn hết sức quan trọng.
 Vậy tinh thần đoàn kết ấy được nói đến như thế nào trong
TTHCM thì hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về “ TƯ TƯỞNG
HCM VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC. “
Slide 3
1. Làm rõ cơ sở hình thành, vai trò và những nội dung cơ bản trong
tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề đại đoàn kết dân tộc.
2. Luận giải tính sáng tạo và tính thực hiện trong tư tưởng Hồ Chí
Minh về Mặt trận tổ quốc.
3. Hiểu được tính thống nhất trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn
kết dân tộc nhằm phát huy sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh
thời đại để đảm bảo sự thành công của cách mạng.
4. Liên hệ thực tiễn những vấn đề cơ bản trong quan điểm của Hồ
Chí Minh về đoàn kết trong giai đoạn hiện nay.
Slide 5
- Để tìm hiểu được tinh thần đoàn kết dân tộc,trước hết chúng ta
phải biết được cơ sở hình thành.
1. Kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc:
Như các bạn cũng đã biết, truyền thống đoàn kết dân tộc là
truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nó được thể hiện qua
trường kỳ lịch sử đấu tranh bảo vệ đất nước từ thời của ông cha


ta. Truyền thống ấy đã trở thành tư tưởng, tình cảm, tâm hồn và
ý chí của toàn thể dân tộc ta, là động lực to lớn của đất
nước.HCM khẳng định, truyền thống đoàn kết không chỉ ở
trạng thái tư tưởng mà nó đã trở thành tinh thần tập thể. Truyền
thống này cũng đã được phản ánh trong kho tàng văn học dân
gian với những câu ca dao tục ngữ thấm sâu vào linh hồn của
người VN.
Ca dao tục ngữ cũng có câu :
“ Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước phải thương nhau cùng.”


Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh là câu nói của Mạnh
Tử nhắn nhủ giới sĩ phu trong triều đình thời chiến quốc, ý
nghĩa không khó hiểu cho lắm. Đại khái Mạnh Tử nói rằng:
Dân là quý nhất, kế đến là đất nước, thứ ba mới tới vua.
Tương tự như Mạnh Tử, thuở sinh thời sính làm thơ (lẫn chôm
thơ) “bác” Hồ luôn nhắn nhủ cán bộ, đảng viên đảng CSVN ý
người
xưa
qua
2
câu
thơ:
Dễ
trăm
lần
không
Khó trăm lần dân liệu cũng xong


dân

cũng

chịu

Và Người đã khẳng định: “ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu
nước, đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta.”

Slide 6

Thật vậy, mỗi khi đất nước bị xâm lăng thì truyền thống đó lại
sôi nổi vượt qua mọi khó khăn để kết thành làn sóng lớn nhấn
chìm bè lũ bán nước. Nó được biểu hiện rõ qua 2 cuộc kháng
chiến gần đây nhất: Pháp, Mỹ.
2. Kế thừa và phát triển những giá trị nhân văn của văn hóa
nhân loại Đông Tây.
Sinh trưởng trong một gia đình Nho giáo yêu nước, HCM sớm
có điều kiện tiếp xúc với những giá trị văn hóa phương Đông
trong đó có những giá trị nhân bản của Nho giáo, Phật giáo…
Trong quá trình tiếp xúc Người tiếp thu, vận dụng những yếu tố
tích cực của Nho giáo và Phật giáo. Bên cạnh đó, Người cũng
đồng thời phê phán, loại bỏ những yếu tố tiêu cực của học
thuyết đó, chẳng hạn như tư tưởng phong kiến của Khổng Tử.
Là một con người được sinh ra tại phương Đông, nhưng HCM
lại hoạt động một thời gian dài tại phương Tây. Chính vì thế,
Người đã tiếp thu được nhiều giá trị nhân bản trong nền văn
hóa phương Tây, đặc biệt là những hạt nhân hợp lý của sự bình
đẳng, bác ái, tự do được ghi trên lá cờ của các trào lưu tư tưởng
phương Tây.

Có thể nói HCM là biểu tượng cho sự kết hợp hài hòa cốt cách
phương Đông sâu lắng thâm trầm với phong cách khoáng đạt
cởi mở phương Tây.


Slide 7

Slide 8

Slide 9

Slide 10

Slide 11

3. Chủ nghĩa Mac-Lenin về đoàn kết:
Hơn thế nữa, nó còn được thể hiện qua “Chủ nghĩa MacLenin về đoàn kết” . Chủ nghĩa Mac-Lenin ra đời đã tạo bước
ngoặc quan trọng trong lịch sử phát triển nhận thức của nhân
loại. Một trong những khẳng định to lớn của chủ nghĩa MacLenin là đã khẳng định được vai trò to lớn của quần chúng
nhân dân.
Cơ sở thực tiển:
1. Tiếp thu toàn bộ những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn cách
mạng Việt Nam:
Trong giai đoạn cuối thế kỉ thứ 19 và đầu thế kỉ thứ 20, các vị lãnh
tụ của phong trào yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh
đã ra đi tìm đường cứu nước cho dân tộc ta. Tuy ý chí và hoài bảo
của con người muốn giải phóng dân tộc rất lớn nhưng công cuộc
cứu nước của các vị lãnh tụ này đều thất bại. Nguyên nhân sâu xa
của sự thất bại này là do đâu? Đó chính là họ chưa thấy được vai
trò to lớn của sự đoàn kết dân tộc.

Bởi vì những lẻ đó nên trong bất cứ giai đoạn nào của xây dựng
đất nước cũng phải quan tâm đến việc xây dựng khối đại đoàn kết
dựa trên tinh thần “ trên dưới một lòng, anh em hòa một, cả nước
góp sức “ nhằm phát huy sức mạnh tối đa của một dân tộc trong
công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
2. Kinh nghiệm từ Cách mạng thế giới:
HCM đi khắp các thuộc địa và Chủ nghĩa Đế quốc, nhưng Người
chưa thấy dân tộc nào làm cách mạng giải phóng thành công do
thiếu sự lãnh đạo đúng đắn, chưa biết tổ chức, đoàn kết lực lượng.
Nghiên cứu cuộc Cách mạng tháng 10 Nga, Người thấy bài học
nổi bật về đoàn kết, tập hợp lực lượng công-nông để làm cách
mạng giành chính quyền và bảo vệ chính quyền non trẻ, xây dựng
đất nước theo con đường XHCN.
3. Phẩm chất cá nhân của HCM:
Và hơn hết, ta không thể không thể kể đến đó chính là “Phẩm
chất cá nhân của HCM” . Phẩm chất của Người đó chính là
lúc nào cũng tôn trọng nhân dân, yêu thương nhân dân. Người
đã nói: “ Trên thế giới này không có sức mạnh nào bằng sức
mạnh đoàn kết của nhân dân.”
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Cách mạng là sự nghiệp của quần
chúng. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định


Slide 12

sự thành công của cách mạng. Người nêu rõ: chủ trương đoàn kết rộng
rãi, chặt chẽ và lâu dài toàn dân tộc thành một khối trong mặt trận dân
tộc thống nhất và đoàn kết dân tộc với đoàn kết quốc tế sẽ tạo ra sức
mạnh to lớn để chiến thắng mọi kẻ thù.
Người khẳng định: “ đại đàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến

lược, quyết định thành công của cách mạng “.
Người cho rằng đoàn kết là vấn đề chiến lược chứ không phải là vấn đề
sách lược vì đoàn kết giải quyết vấn đề lực lượng, thực lực của cách
mạng.
 Vấn đề đoàn kết phải được bảo đảm cho mọi người giai đoạn từ
khi ĐCSVN ra đời cho đến hiện nay và mai sau. Không chỉ
trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập tự do mà cả trong sự
nghiệp xây dựng CNXH.
Người còn khẳng định mối quan hệ giữa đoàn kết và sự thành công của
cách mạng đó là mối quan hệ gắm bó với nhau.
 Có đoàn kết thì mới có thành công và thành công dựa trên cơ sở
nền tảng của đoàn kết.
Nó được thể hiện qua 2 câu thơ sau:
“ Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết.
Thành công, thành công, đại thành công.”

Slide 13

Nhưng, ở mỗi giai đoạn khác nhau thì hình thức đoàn kết khác nhau.
Mục tiêu, nhiệm vụ là khác nhưng sách lược đó lại nằm trong chiến lược
vì đoàn kết là nguyên nhận của mọi sự thành công.
Người cho rằng “ đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu
của Đảng, của dân tộc “.
Thật vậy, vì mục tiêu của Đảng và toàn dân là thống nhất đất nước để
mang lại tự do và hạnh phúc cho nhân dân. Để đạt được mục tiêu quan
trọng đó trước hết là phải thực hiện đoàn kết.
Người đã nói “ Đoàn kết toàn dân, phụng sự tổ quốc “.
Đoàn kết toàn dân không chỉ là mục tiêu hàng đầu của Đảng mà nó còn
là mục tiêu hàng đầu của cuộc cách mạng dân tộc bởi vì quần chúng
nhân dân lao động là chủ thể của cách mạng. Tuy nhiên vai trò chủ thể

của quần chúng nhân dân chỉ được phát huy khi toàn bộ quần chúng
nhân dân đoàn kết thành một khối vững chắc.


Slide 14

Slide 15

- Người đã kết hợp nhuần nhuyễn Luận điểm của chủ nghĩa Mac
Lenin. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng với tư tưởng
truyền thống lấy dân làm gốc.
- Theo tư tưởng của Người, bao gồm mọi công dân không phân biệt
dân tộc thiểu số với đa số, người có tín ngưỡng với người không
có tín ngưỡng, không phân biệt già, trẻ, gái, trai, không phân biệt
giàu, nghèo.
HCM đã khẳng định “ Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân”.
Theo HCM, tất cả mọi người đều nằm trong khối đại đoàn kết. Hễ là
người VN, hễ là người thuộc dòng giống Con Rồng Cháu Tiên đều nằm
trong khối đại đoàn kết dân tộc, không phân biệt giai cấp, tầng lớp, giàu
nghèo.

Slide 16

Slide 17

Người nói: “ Đoàn kết của ta không những rộng rãi mà còn đoàn kết
lâu dài… Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của Tổ
quốc, ta còn phải đoàn kết để xây dựng nước nhà. Ai có tài, có sức, có
đức, có lòng phụng sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết
với họ.”

Điều kiện để thực hiện đại đoàn kết dân tộc:
Người cho rằng, có 2 yếu tố cơ bản hết sức quan trọng để thực hiện đại
đoàn kết dân tộc
1. Dựa trên cơ sở kế thừa truyền thống yêu nước-nhân nghĩađoàn kết của dân tộc.
Truyền thống yêu nước của dân tộc ta đã có từ rất lâu đời. Nó đã
thấm nhuần vào tư tưởng của mỗi người dân VN, được lưu truyền
qua các thế hệ từ thời kỳ vưa Hùng dựng nước và giữ nước tới thời
kỳ Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Quang Trung… Đó là truyền
thống, là cội nguồn của đại đoàn kết dân tộc để chiến đấu và chiến
thắng mọi kẻ thù.
2. Dựa trên cơ sở khoan dung, độ lượng, tin vào nhân dân.
HCM nói rõ: “ Trong mỗi cá nhân, trong mỗi cộng đồng, mỗi
người chúng ta đều có những ưu điểm, khuyết điểm. Chúng ta
phải trân trọng cái thiện dù chỉ là nhỏ nhất trong mỗi con
người, chúng ta phải có tấm lòng khoan dung, độ lượng.”
Và Bác cũng đã nói: “ Tôi khuyên đồng bào nên đoàn kết chặt
chẻ và rộng rãi. Năm ngón tay cũng có ngón vắn, ngón dài.
Nhưng vắn dài đều họp lại nơi bàn tay. Trong mấy chục triệu
người, cũng có người thế này, thế khác, nhưng thế này hay thế


Slide 18

Slide 19

Slide 20

Slide 21

khác đều là dòng dõi tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng đại

lộ. Ta phải nhận rằng, đã là con Lạc, cháu Hồng thì ai cũng có
ít hay nhiều lòng ái quốc. Đối với những đồng bào lạc lối, lầm
đường, ta phải lấy tình thân ái mà cảm hóa họ. Có như thế mới
thành đại đoàn kết, có đại đoàn kết thì tương lai chắc chắn sẽ vẻ
vang.”
* Có niềm tin vào nhân dân.
Cơ sở:
- Tiếp nối truyền thống dân tộc: “ Lấy dân làm gốc “.
- Quán triệt sâu sắc nguyên lí Macxit “ Cách mạng là sự nghiệp của
quần chúng “.
Hình thức tổ chức của khối đại đoàn kết dân tộc là mặt trận dân tộc
thống nhất.
- Người cho rằng đại đoàn kết dân tộc không chỉ dừng lại ở lý luận,
ở tinh thần, ở những lời kêu gọi mà phải là hành động của toàn
Đảng, toàn dân biến thành lực lượng vật chất có tổ chức của nhân
dân. Sức mạnh đó chính là mặt trận dân tộc thống nhất.
- Mặt trận dân tộc thống nhất là nơi quy tụ mọi tổ chức và cá nhân
yêu nước, nơi tập hợp mọi con dân nước Việt, không chỉ ở trong
nước mà bao gồm cả những người VN ở nước ngoài, dù ở bất cứ
phương trời nào nếu tấm lòng vẫn hướng về quê hương, đất nước,
về tổ quốc VN đều được coi là thành viên của mặt trận.
- Tùy từng thời kỳ khác nhau mặt trận có thể có những tên gọi khác
nhau nhưng thực chất đó là tổ chức của nhân dân. Dù dưới tên gọi
nào, MTDTTN vẫn không thay đổi bản chất, luôn luôn phấn đấu
vì mục tiêu chung là độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, tạo nên
sự ấm no và hạnh phúc cho nhân dân.
b/ Một số nguyên tắc cơ bản về xây dựng và hoạt động của mặt trận
dân tộc thống nhất.
- Mặt trận dân tộc thống nhất được xây dựng trên nền tảng của khối liên
minh công-nông-tri thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng.

- Mặt trận hoạt động trên cơ sở bảo đảm lợi ích tối cao của dân tộc,
quyền lợi cơ bản của các tầng lớp nhân dân.
- Mặt trận hoạt động trên nguyên tắc hiệp thương dân chủ, bảo đảm
đoàn kết ngày càng rộng rãi và bền vững.
- Mặt trận dân tộc là khối đoàn kết chặt chẽ, lâu dài, đoàn kết thật
sự, chân thành, thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
- Trong thời đại ngày nay, chúng ta phải làm gì để vận dụng Tư
tưởng Hồ Chí Minh vào công cuộc đổi mới hiện nay ?
- Trả lời câu hỏi:


+ Phải khơi dậy và phát huy sức mạnh của tinh thần đại đoàn kết
dân tộc.
+ Xác định đúng hướng đi.
+ Xây dựng hệ thống chính trị trong sạch và vững mạnh.
+ Dựa vào sức mạnh của toàn dân, lấy dân làm gốc.
+ Phát triển đất nước phải đi đôi với việc phát triển con người.



Lời kết lại bài học:

Đại đoàn kết dân tộc là một chiến lược cách mạng được HCM đề ra từ rất sớm,
trở thành tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt tiến trình cách mạng VN, là cội nguồn sức
mạnh làm nên mọi thắng lợi của cách mạng VN và cũng là một phần đóng góp
quan trọng vào lý luận của cách mạng thế giới.
Ca dao tục ngữ có câu:
“ Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. “
Lời của câu ca dao quả thật đúng. Không có ai trong chúng ta mạnh bằng tất cả

chúng ta hợp sức lại. Bởi vậy, để thành công trong cuộc sống và trong sự nghiệp
cách mạng thì chúng ta chỉ có duy nhất một việc để làm, đó chính là phải đoàn kết
toàn dân.



×