Tải bản đầy đủ (.doc) (108 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của phân viên nén lục thần nông và phân bón lá d409 đến sinh trưởng, phát triển và chất lượng cúc vạn thọ lùn (tagetes patula l )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.66 MB, 108 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT
NAM

PHẠM QUANG TUẤN

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN VIÊN
NÉN LỤC THẦN NÔNG VÀ PHÂN BÓN LÁ D409
ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ CHẤT
LƯỢNG CÚC VẠN THỌ LÙN (TAGETES PATULA
L.)
Chuyên ngành:

Khoa học cây trồng

Mã số:

60.62.01.10

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Tất Cảnh

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.



Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Phạm Quang Tuấn

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới thày PGS.TS. Nguyễn Tất Cảnh đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công
sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Canh tác học, Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Đội ươm cây Phú
Thượng, Ban Quản lý Quảng trường Ba Đình đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong
suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận
văn./.


Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Phạm Quang Tuấn

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................. i
Lời cảm ơn .................................................................................................................... ii
Mục lục ....................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................... vi
Danh mục bảng ........................................................................................................... vii
Danh mục hình ............................................................................................................. ix
Trích yếu luận văn ........................................................................................................x
Thesis abstract .......................................................................................................... xii
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1

1.2.


Giả thuyết khoa học ......................................................................................... 3

1.3.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 3

1.4.

Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.5.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.......................................................................... 4

Phần 2. Tổng quan tài liệu .......................................................................................... 5
2.1.

Cơ sở khoa học của đề tài ................................................................................ 5

2.2.

Cơ sở thực tiễn của đề tài ................................................................................. 6

2.2.1.

Nguồn gốc, vị trí phân loại của cây cúc Vạn thọ lùn......................................... 6

2.2.2.

Đặc điểm thực vật học của cây cúc Vạn thọ lùn ............................................... 7


2.2.3.

Giá trị sử dụng của cây cúc vạn thọ lùn ............................................................ 7

2.2.4.

Tình hình sản xuất, tiêu thụ cây hoa trồng chậu, trồng thảm trên thế giới
và ở Việt Nam ................................................................................................. 8

2.2.5.

Tình hình nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật trên cây hoa liên quan
đến nội dung nghiên cứu ................................................................................ 19

2.2.6.

Tình hình nghiên cứu, sản xuất phân viên nén................................................ 24

2.2.7.

Nghiên cứu về phân bón lá............................................................................. 25

2.2.8.

Những kết quả nghiên cứu về sâu bệnh hại cây hoa........................................ 27

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 28
3.1.


Địa điểm nghiên cứu...................................................................................... 28

3.2.

Thời gian thực hiện đề tài .............................................................................. 28

3


3.3.

Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 28

3.3.1.

Giống hoa cúc vạn thọ lùn ............................................................................. 28

3.3.2.

Phân viên nén Lục thần nông ......................................................................... 28

3.3.3.

Phân bón lá D409 .......................................................................................... 28

3.3.4.

Phân NPK Đầu trâu ....................................................................................... 29

3.3.5.


Phân bón lá Đầu trâu NPK 30-10-5 ................................................................ 29

3.4.

Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 29

3.4.1.

Nghiên cứu ảnh hưởng của phân viên nén Lục thần nông đến sự sinh
trưởng, phát triển, chất lượng hoa và hiệu quả kinh tế trên giống cúc Vạn
thọ lùn. .......................................................................................................... 29

3.4.2.

Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá D409 đến sự sinh trưởng, phát
triển, chất lượng hoa và hiệu quả kinh tế trên giống cúc Vạn thọ lùn. ............. 29

3.4.3.

Tiêu chí lựa chọn hoa cúc Vạn thọ lùn bền, đẹp. ............................................ 29

3.5.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 29

3.5. 1.

Phương pháp bố trí thí nghiệm và chỉ các tiêu theo dõi .................................. 29


3.5.2.

Tiêu chí lựa chọn chậu hoa cây hoa cúc Vạn thọ lùn bền, đẹp ........................ 33

3.5.3.

Phương pháp phân tích số liệu ....................................................................... 34

Phần 4. Kết quả và thảo luận .................................................................................... 35
4.1.

Ảnh hưởng của liều lượng phân bón viên nén lục thần nông qua các giai
đoạn sinh trưởng, phát triển của cây hoa cúc Vạn thọ lùn trồng trong túi bầu .......
35

4.1.1.

Thời gian từ trồng đến bén rễ, hồi xanh và tỷ lệ sống của cây cúc
Vạn thọ lùn .................................................................................................... 35

4.1.2.

Ảnh hưởng của liều lượng phân viên nén Lục thần nông đến động thái
tăng trưởng chiều cao, số lá trên thân chính của cây cúc Vạn thọ lùn ............. 36

4.1.3.

Ảnh hưởng của liều lượng phân viên nén Lục thần nông đến động thái
tăng trưởng đường kính thân của cây hoa cúc Vạn thọ lùn ............................. 40


4.1.4.

Ảnh hưởng của liều lượng phân viên nén Lục thần nông qua các giai
đoạn sinh trưởng, phát triển của cây hoa cúc Vạn thọ lùn ............................... 41

4.1.5.

Ảnh hưởng của liều lượng phân viên nén Lục thần nông đến số cành cấp
1, cấp 2 và dài cành cấp 1 của cây cúc Vạn thọ lùn ........................................ 43

4.1.6.

Ảnh hưởng của liều lượng phân viên nén Lục thần nông đến chất lượng
hoa của cây hoa cúc Vạn thọ lùn .................................................................... 45

4


4.2.

Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá D409 đến sự sinh trưởng, phát triển
của cây hoa cúc Vạn thọ lùn trồng trong túi bầu............................................. 48

4.2.1.

Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá D409 đến bén rễ, hồi xanh và tỷ lệ
sống của cây hoa cúc Vạn thọ lùn .................................................................. 48

4.2.2.


Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá D409 đến động thái tăng trưởng
chiều cao, số lá trên thân chính của cây hoa cúc Vạn thọ lùn .......................... 49

4.2.3.

Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá D409 đến động thái tăng trưởng
đường kính thân của cây hoa cúc Vạn thọ lùn ................................................ 52

4.2.4.

Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá D409 qua các giai đoạn sinh trưởng
phát triển của cây hoa cúc Vạn thọ lùn ........................................................... 53

4.2.5.

Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá D409 đến sự hình thành cành của
cây hoa cúc Vạn thọ lùn ................................................................................. 55

4.2.6.

Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá D409 đến chất lượng của cây hoa
cúc Vạn thọ lùn.............................................................................................. 56

4.3.

Tình hình sâu bệnh hại trên giống hoa cúc Vạn thọ lùn .................................. 58

4.3.1.

Tình hình sâu bệnh hại trên giống hoa cúc Vạn thọ lùn .................................. 59


4.3.2.

Tình hình bệnh hại trên giống hoa cúc Vạn thọ lùn ........................................ 60

4.4.

Tiêu chí lựa chọn chậu hoa cúc vạn thọ lùn bền, đẹp...................................... 60

4.4.1.

Tiêu chí thẩm mỹ ........................................................................................... 61

4.4.2.

Tiêu chí độ bền của hoa ................................................................................. 63

4.3.3.

Tiêu chí về hiệu quả kinh tế ........................................................................... 63

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 70
5.1.

Kết luận ......................................................................................................... 65

5.2.

Kiến nghị ....................................................................................................... 65


Tài liệu tham khảo ...................................................................................................... 72
Phụ lục ...................................................................................................................... 76

5


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
CT

Nghĩa tiếng Việt
Công thức

CCTC

Chiều cao thân chính

CS

Cộng sự

ĐKTC

Đường kính thân chính

ĐVT

Đơn vị tính

N


Phân đạm

P

Phân lân

K

Kali

KIP

Key informant panel
(những người am hiểu cung cấp thông tin)

HQS

Hydroxy quinoline sulphate

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

FAO

Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên hiệp quốc
(Food and Agricultural Organization)

GA3


Gibberilin

IAA

Indolyl acetic acid IBA

Indole Butylic Acid NAA

α

– naphthaleneaceticd
HQS

Hydroxy quinoline sulphate

6


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Phát triển diện tích trồng hoa ở Thái Lan ................................................... 13
Bảng 2.1. Tốc độ phát triển của ngành hoa, cây cảnh giai đoạn 2000 - 2011 .............. 18
Bảng 4.1. Thời gian từ trồng đến bén rễ, hồi xanh, tỷ lệ sống của cây hoa cúc
Vạn thọ lùn ............................................................................................... 35
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của liều lượng phân viên nén Lục thần nông đến động thái
tăng trưởng chiều cao thân chính của cây hoa cúc Vạn thọ lùn .................. 37
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của liều lượng phân viên nén Lục thần nông đến động thái
ra lá trên thân chính của cây cúc Vạn thọ lùn............................................. 38
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của phân viên nén Lục thần nông đến động thái tăng
trưởng đường kính thân của cây hoa cúc Vạn thọ lùn ................................ 40

Bảng 4.5. Ảnh hưởng của liều lượng phân viên nén Lục thần nông qua các giai
đoạn sinh trưởng, phát triển của cây hoa cúc Vạn thọ lùn .......................... 42
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của liều lượng phân viên nén Lục thần nông đến số cành
cấp 1, cấp 2 và dài cành cấp 1 của cây hoa cúc Vạn thọ lùn ....................... 44
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của liều lượng phân viên nén Lục thần nông đến chất
lượng hoa của cây hoa cúc Vạn thọ lùn ..................................................... 45
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của liều lượng phân nén Lục thần nông đến đường kính, độ
bền hoa của cây cúc Vạn thọ lùn ............................................................... 47
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá D409 đến bén rễ, hồi xanh và tỷ
lệ sống của cây hoa cúc Vạn thọ lùn .......................................................... 48
Bảng 4.10. Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá D409 đến động thái tăng trưởng
chiều cao thân chính của cây hoa cúc Vạn thọ lùn ..................................... 49
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá D409 đến động thái ra lá của cây
hoa Vạn thọ lùn ......................................................................................... 50
Bảng 4.12. Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá D409 đến động thái tăng trưởng
đường kính thân của cây hoa cúc Vạn thọ lùn............................................ 52
Bảng 4.13. Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá D409 qua các giai đoạn sinh
trưởng phát triển của giống cúc Vạn thọ lùn .............................................. 54
Bảng 4.14. Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá D409 đến sự hình thành cành cấp
1, cấp 2 của cây hoa cúc Vạn thọ lùn ......................................................... 56
Bảng 4.15. Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá D409 đến số nụ, hoa, chiều dài và
đường kính hoa của giống cúc Vạn thọ lùn ................................................ 57

vii


Bảng 4.16. Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá D409 đến chiều dài cuống, đường
kính bông và độ bền của cây hoa cúc Vạn thọ lùn...................................... 58
Bảng 4.17. Thành phần sâu hại trên giống hoa cúc Vạn thọ lùn ................................... 59
Bảng 4.18. Tình hình bệnh hại trên giống hoa cúc vạn thọ lùn..................................... 60

Bảng 4.19. Đánh giá tiêu chí vẻ đẹp thẩm mỹ của chậu hoa cúc Vạn thọ lùn khi sử
dụng phân viên nén Lục thần nông khác nhau ........................................... 61
Bảng 4.20. Đánh giá tiêu chí vẻ đẹp thẩm mỹ của chậu hoa cúc Vạn thọ lùn khi sử
dụng phân bón lá D409 ở các nồng độ khác nhau ...................................... 62
Bảng 4.21. Đánh giá tiêu chí vẻ đẹp thẩm mỹ của chậu hoa cúc Vạn thọ lùn khi sử
dụng phân bón khác nhau .......................................................................... 62
Bảng 4.22. Độ bền của hoa ở các công thức đạt yêu cầu rất đẹp .................................. 63
Bảng 4.23. Hiệu quả kinh tế của các công thức bón phân cho cây hoa cúc Vạn thọ
lùn đã đạt 2 tiêu chí là thẩm mỹ và độ bền của hoa .................................... 64

8


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Ảnh hưởng của liều lượng phân viên nén Lục thần nông đến động thái
tăng trưởng chiều cao thân chính của cây hoa cúc Vạn thọ lùn ..................... 37
Hình 4.2. Ảnh hưởng của liều lượng phân viên nén Lục thần nông đến động thái
tăng trưởng số lá trên thân chính của giống cúc Vạn thọ lùn......................... 39
Hình 4.3. Ảnh hưởng của liều lượng phân viên nén Lục thần nông đến động thái
tăng trưởng đường kính thân chính của cây hoa cúc Vạn thọ lùn .................. 40
Hình 4.4. Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá D409 đến động thái tăng trưởng
chiều cao thân chính của cây hoa cúc Vạn thọ lùn........................................ 50
Hình 4.5. Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá D409 đến động thái ra lá của giống
cúc Vạn thọ lùn............................................................................................ 51
Hình 4.6. Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá D409 đến đường kính thân thân
chính của cây hoa cúc Vạn thọ lùn ............................................................... 52

9



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Phạm Quang Tuấn
Tên luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của phân viên nén Lục thần nông và phân
bón lá D409 đến sinh trưởng, phát triển và chất lượng cúc Vạn thọ lùn (Tagetes patula L).
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng

Mã số: 60.62.01.10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu:
Xác định được lượng phân viên nén chậm tan Lục thần nông và nồng độ phân bón
lá D409 đến các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển, chất lượng, hiệu quả kinh tế cây hoa
cúc Vạn thọ lùn trồng trong túi bầu phục vụ trang trí tại khu vực Lăng Chủ tịch Hồ Chí
Minh, Quảng trường Ba Đình. Để từ đó góp phần xây dựng quy trình kỹ thuật trồng,
chăm sóc cho cây hoa cúc vạn thọ lùn phục vụ trang trí tại Khu vực Lăng Chủ tịch Hồ
Chí Minh, Quảng trường Ba Đình.
Phương pháp nghiên cứu:
Vật liệu nghiên cứu
Giống hoa cúc Vạn thọ lùn có tên khoa học là Tagetes patula L và tên thương mại
là MAR 113. Cung cấp bởi Công ty Ameriseed Việt Nam.
Phân viên nén Lục thần nông là loại phân bón công nghệ cao mới được PGS.TS.
Nguyễn Tất Cảnh và cs nghiên cứu phát triển, trong đó: N: 16%; P2O5: 5%; K2O: 10%
và các chất vi lượng dạng chelate: Zn, Mg; Cu, Mn.
Phân bón lá D409 là loại phân bón công nghệ cao mới được PGS.TS. Nguyễn Tất
Cảnh và cs nghiên cứu phát triển, thành phần OM: 1,26%; N: 0,04%; P2O5: 1,42%;
K2O: 2,36% + TE + các vi sinh vật có ích ở nồng độ 108CFU/ml (Bacillus; Rhizobium;
Azotobacter; Trichoderma).
Phân NPK Đầu trâu được sản xuất bởi Công ty cổ phần Bình Điền- MeKong,
thành phần: N: 13%; P2O5: 13%; K2O: 13%; S: 6%; Fe: 90ppm; Zn: 15ppm; Cu:
10ppm; B: 90ppm.

- Phân bón lá NPK Đầu trâu được sản xuất bởi Công ty cổ phần Bình Điền,
MeKong, thành phần: Nts: 30%; P2O5hh:10%; K2Ohh:5%; CaO: 0,05%; MgO: 0,05%; Zn:
500ppm, B: 100ppm; Cu: 500ppm; độ ẩm 2%; trung vi lượng dạng chelate.
Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu ảnh hưởng của phân viên nén Lục thần nông, phân bón lá D409 đến sự
sinh trưởng, phát triển, chất lượng hoa và hiệu quả kinh tế trên giống cúc Vạn thọ lùn.

10


Theo dõi tình hình sâu, bệnh hại trên cây hoa cúc vạn thọ lùn trồng trong túi bầu.
Nghiên cứu tiêu chí mỹ thuật lựa chọn chậu hoa cúc Vạn thọ lùn bền, đẹp.
Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với 5 mức phân bón và 3 lần
nhắc lại; mỗi lần nhắc lại 30 bầu. Quan sát, đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển
10 cây/lần nhắc.
Lựa chọn chậu hoa cây hoa cúc Vạn thọ lùn bền, đẹp được áp dụng theo phương
pháp lọc dần các tiêu chuẩn. Kết quả đã chọn được công thức tối ưu nhất.
Số liệu thu được, được xử lý theo chương trình IRRISTAR 5.0.
Kết quả chính:
Về tác động của phân bón viên nén Lục thần nông và phân bón lá D409 đến thời
gian từ trồng đến hồi xanh; từ trồng đến phân cành cấp 1, cấp 2; từ trồng đến ra nụ hoa;
từ trồng đến nở hoa sớm hơn so với công thức đối chứng; trong khi đó thời gian hoa tàn
muộn hơn so với công thức đối chứng;
Động thái tăng trưởng thân chính, kích thước lá;đường kính thân chính; chiều dài
cành cấp 1; số cành cấp 1, cành cấp 2 trên cây đều cao hơn công thức đối chứng.
Về số nụ hoa trên cây, số hoa hữu hiệu, chiều dài cuống hoa, chiều dài nụ đường
kính nụ, đường kính bông và độ bền tự nhiên của của hoa có sai khác so với công thức
đối chứng.
Kết quả đánh giá chất lượng hoa trên 3 tiêu chí, cho thấy công thức CT5 và CT6
có số điểm đạt từ 90% trở lên theo thang bảng chấm điểm của nhóm KIP. Nhưng để bảo

đảm hiệu quả kinh tế khi sử dụng phân viên nén Lục thần nông khuyến cáo nên sử dụng
liều lượng 1,94gr/bầu (CT6) cho hiệu quả tối ưu nhất.

11


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Pham Quang Tuan
Thesis title: Effect of the Luc Than Nong granulated fertilizer and D409 foliar fertilizer
application on the growth, development and quality of Tagetes patula L.
Major: Crop Science

Code: 60.62.01.10

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives:
Determine the amount of Luc Than Nong granulated fertilizer dosageand D409
foliar fertilizer concentration on the growth, development and quality of Tagetes patula
L that was planted in polybags in autumn - winter season which setting process of
planting, care procedures and breeding dwarf marigolds in the region of Ho Chi Minh
Mausoleum, Ba Dinh Square.
Materials and Methods:
Materials:
Marigold Dwarf’s varieties were provided by Viet Nam Ameriseed’s company, its
scientific name is Tagetes patula L and trade names is MAR 113.
Luc Than Nong is a high-tech fertilizer, which was researched and developed by
Prof. Nguyen Tat Canh et al., and contents: N: 16%; P2O5: 5%; K2O: 10% and chelate
forms of microelements such as Zn, Mg, Cu, Mn.
Foliar fertilizer D409 is a high technologyfertilizer, it has been researched and
developed by Prof. Nguyen Tat Canh et al.,, including OM: 1.26%; N: 0.04%; P2O5:

1.42%; K2O: TE + 2.36% + beneficial microorganisms at concentration 108CFU/ml
(Bacillus, Rhizobium, Azotobacter, Trichoderma).
Head buffalo NPK fertilizer was produced by JSC Binh Dien- Mekong,
ingredients: N: 13%; P2O5: 13%; K2O: 13%; S: 6%; Fe: 90ppm; Zn: 15ppm; Cu:
10ppm; B: 90ppm.
- Head buffalo NPK foliar fertilizers were produced by JSC Binh Dien, Mekong,
ingredients: Nts: 30%; P2O5hh: 10%; K2Ohh: 5%; CaO: 0.05%; MgO: 0.05%; Zn: 500
ppm, B: 100 ppm; Cu: 500ppm; 2% moisture; because of high chelate forms.
Methods:
To study the influenceof Luc Than Nong and D409 foliar fertilizer on the growth,
development, quality and the economic efficiency on Tagetes patula L.

xii


Monitoring the situation of diseases on Marigold Dwarf that are planted in
polybags.
Studying arts norms to choice durable, beautiful.dwarf marigold flower pots.
The experiment was arranged in randomized complete block with five fertilizer
levels and three replications; each replicationcontains 30 pots and then observate,
measurethe growth and development targets of 10 plants per replicate.
According to the method gradually filtering criteria to choose durable and
beautiful pots. Finally we select the most optimal formula.
The data obtained from the experiments was treated by IRRISTAT 5.0 program.
Main findings and conclusions:
About the effection Luc Than Nong granulated fertilizer and D409 foliar fertilizer
to recovery time from planting to green; from planting to branching level 1, level 2;
from planting to flowering bud; from planting to bloom earlier than the control
treatment; while time remains flower later than the control treatment.
Dynamics of the main stem growth, leaf size, the diameter of the main shoot; the

length of the branch level 1; the number of branch level 1, level 2 on the tree were
higher than control treatment.
There are difference in theflower buds number, effectiveflowers number, the
length of stem, the bub lengthand diameter, flower diameter and flower natural
durability between the experimental and the control treatment.
Evaluating the flower quality base on three criteria, the result showed thatthe
treatment CT5 and CT6 achieve over 90% according to the KIP group's grading scales.
But in order to ensure economic efficiency when using Luc Than Nong
granulatedfertilizer, the dosage 1,94gr/pot is recommended for optimum efficiency.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hoa cây cảnh là sự chắt lọc kỳ diệu nhất những tinh túy mà thiên nhiên đã
ban tặng cho con người. Mỗi loài hoa ẩn chứa một vẻ đẹp, sức quyến rũ riêng mà
qua đó con người có thể gửi gắm tâm hôn mình. Xã hội ngày càng phát triển, thu
nhập càng cao, nhu cầu thẩm mĩ của người dân càng lớn thì các sản phẩm hoa
cây cảnh càng chiếm vị trí quan trọng.
Bên cạnh việc mang lại cho con người sự thoải mái, thư giãn thì hoa cây
cảnh cũng đem lại lợi ích cho những người sản xuất hoa giá trị kinh tế cao hơn
so với cây trồng khác. Việt Nam với các điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thuận
lợi và thị trường tiêu thụ rộng lớn, nghề trồng hoa đã thực sự phát triển và đem
lại giá trị kinh tế cho người sản xuất. Hiện nay, diện tích và sản lượng hoa ở
Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng với nhiều chủng loại hoa. Ngoài các loại hoa
cắt như: hồng, cúc, lily…thì hoa trồng thảm, trồng chậu đang ngày càng đóng
vai trò quan trọng trong trang trí cảnh quan, thiết kế các công viên, vườn hoa,
trên các trục đường giao thông, các công trình kiến trúc công cộng,... (Nguyễn
Thị Kim Lý, 2001).

Quảng trường Ba Đình là trung tâm văn hóa chính trị của cả nước, là trái
tim của Thủ đô Hà Nội, là điểm đến tham quan của nhiều du khách trong và
ngoài nước, trong đó Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là công trình mang ý nghĩa
chính trị, văn hóa sâu sắc thể hiện nét đẹp truyền thống của người dân Việt Nam.
Trong những năm gần đây yêu cầu về thẩm mỹ trang trí cây hoa, cây cảnh trong
khu vực có những yêu cầu mới và ngày càng cao. Lựa chọn và trang trí cây hoa,
cây cảnh đẹp, gây ấn tượng nhưng phải phù hợp với công trình kiến trúc của khu
vực, bảo đảm môi trường đó là việc làm cần thiết nên đòi hỏi phải có những
nghiên cứu cụ thể (Phạm Văn Nội, 2011).
Hoa cúc vạn thọ lùn (Tagetes patula L.) là loài hoa được sử dụng phổ biến
ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam do hoa có nhiều màu sắc, phân
nhánh nhiều, chiều cao thân thấp, khả năng thích nghi rộng, độ bền hoa thảm dài
ngày và có khả năng trồng trong nhiều điều kiện khác nhau. Chủng loại giống
hoa cúc vạn thọ rất đa dạng do vậy cây có thể sử dụng nhiều mục đích khác nhau.
Ở Việt Nam, cây hoa cúc Vạn thọ thường được dùng để trang trí cảnh quan

1


sân vườn, công viên, đường phố và thờ cúng trong các dịp lễ, tết. Ngoài ra cúc
Vạn thọ còn được dùng để xua đuổi côn trùng có hại và sử dụng trong y học
dân gian.
Dinh dưỡng là một trong những yếu tố tác động mạnh đến sự sinh trưởng,
phát triển cây trồng nói chung và cây hoa nói riêng. Việc cung cấp dinh dưỡng
hợp lý cho cây hoa là biện pháp hữu hiệu để nâng cao năng suất và chất lượng
hoa. Mỗi nguyên tố dinh dưỡng có vai trò sinh lý khác nhau nhưng đều hết sức
quan trọng đối với cây hoa. Có 16 nguyên tố thiết yếu đối với cây là: C, H, O, K,
Ca, Mg, P, S, Fe, Cu, Mn, Zn, Mo, B, Cl. Trong đó 7 nguyên tố sau cùng cây cần
một lượng rất thấp nên được gọi là các nguyên tố vi lượng, các nguyên tố còn lại
là nguyên tố đa lượng, trung lượng (Hoàng Minh Tấn và cs., 2000).

Trong những năm gần đây việc sản xuất cây hoa, cây cảnh phục vụ trang trí
cảnh quan sân vườn tại khu vực Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quảng trường Ba
Đình, Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ, khu đón tiếp nhân dân và tuyến phố
đi bộ cho thấy, tỉ lệ sử dụng nhiều giống nhập nội mới, trồng trong túi bầu, chậu
và thường sử dụng các loại phân đơn (N, P, K) kết hợp với phân chuồng ngâm để
tưới. Khi sử dụng các loại phân trên hiệu quả phân bón không cao, tốn công lao
động do phải bón từ 2-3 lần, ngoài ra một lượng lớn phân bón bị mất đi do rửa
trôi, bay hơi, thấm sâu vào trong đất; trong đó lượng đạm mất đi là lớn nhất.
Để giảm thiểu thiệt hại do lượng phân đạm mất đi, các nhà khoa học
khuyến cáo nên sử dụng phân đạm giải phóng. Hiện nay tại nhiều nước trên thế
giới và Việt Nam đã đưa các dạng phân chậm tan như phân viên nén, phân có vỏ
bọc polyme vào sử dụng để nâng cao hiệu quả sử dụng phân đạm, giảm chi phí
công lao động, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất.
Phân viên nén đã được nghiên cứu sản xuất bón cho lúa ở Việt Nam từ
những năm 2000. Khi sử dụng phân viên nén giúp hạn chế quá trình mất phân do
rửa trôi, bay hơi, vì đạm được giải phóng từ từ theo nhu cầu của cây, nâng cao
hiệu quả bón phân cho các loại cây trồng nông nghiệp. Kết quả nghiên cứu được
triển khai thử nghiệm ở một số địa phương như Quảng Bình, Sơn La, Cao Bằng,
Hà Giang đã tiết kiệm đến 30% chi phí phân bón, năng suất tăng 22% (Nguyễn
Tất Cảnh, 2008).
Dựa vào khả năng hấp thu dinh dưỡng qua lá của cây, các nhà khoa học đã
đề xuất phương pháp dinh dưỡng qua lá nhằm phát huy hiệu quả sử dụng phân
bón và làm giảm sự ô nhiễm môi trường. Theo Đường Hồng Dật (2003), cây

2


trồng có tổng diện tích bề mặt lá tiếp xúc với phân bón cao gấp 8-10 lần diện tích
tán cây che phủ, các chất dinh dưỡng được vận chuyển theo chiều từ trên xuống
với vận tốc 30cm/h nên khả năng hấp thu chất dinh dưỡng gấp 8-10 lần qua rễ.

Vì vậy, cây trồng có khả năng hấp thu chất dinh dưỡng qua lá cao đạt 90% - 95%
trong khi nếu bón qua đất cây chỉ sử dụng được 40% - 50% lượng phân bón.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu ảnh hưởng của phân viên nén Lục thần nông và phân bón
lá D409 đến sinh trưởng, phát triển và chất lượng cúc Vạn thọ lùn
(Tagetes patula L.)”.
1.2. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Dinh dưỡng là một trong những yếu tố tác động mạnh đến sự sinh trưởng,
phát triển cây hoa, cây cảnh nói chung và cây hoa cúc vạn thọ lùn nói riêng. Việc
cung cấp dinh dưỡng hợp lý cho cây hoa là biện pháp hữu hiệu để nâng cao năng
suất và chất lượng hoa.
Để nâng cao năng suất, chất lượng cây hoa cúc Vạn thọ lùn thông qua việc
sử dụng phân viên nén chậm tan Lục thần nông, phân bón lá hữu cơ D409 ở các
liều lượng và nồng độ khác nhau sẽ giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt, chống
chịu với một số sâu bệnh hại chính phổ biến thường gặp, rút ngắn được thời gian
qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển, kéo dài thời gian trang trí; tiết kiệm chi
phí nhân công, đồng thời giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Xác định được lượng phân viên nén chậm tan Lục thần nông và nồng độ
phân bón lá D409 đến các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển, chất lượng, hiệu quả
kinh tế cây hoa cúc Vạn thọ lùn trồng trong túi bầu phục vụ trang trí tại khu vực
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quảng trường Ba Đình. Để từ đó góp phần xây
dựng quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc cho cây hoa cúc vạn thọ lùn phục vụ
trang trí tại Khu vực Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quảng trường Ba Đình.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài tập đi sâu nghiên cứu ảnh hưởng liều lượng của phân viên nén chậm
tan Lục thần nông và nồng độ phân bón lá D409 khác nhau đến khả năng sinh
trưởng, phát triển, chất lượng của cây hoa cúc Vạn thọ lùn (MAR 113) trồng
trong túi bầu ở điều kiện vụ Thu Đông năm 2015 tại Vườn ươm cây Phú Thượng,
Nhật Tân, Tây Hồ, Hà Nội.


3


1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học về
ảnh hưởng của lượng phân viên nén chậm tan Lục thần nông, nồng độ phân bón
lá D409 đến sinh trưởng, phát triển và chất lượng cây hoa cúc Vạn thọ lùn trồng
trong túi bầu phục vụ trang trí tại khu vực Lăng, Quảng trường Ba Đình.
- Kết quả nghiên cứu sử dụng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy và
nghiên cứu khoa học về hoa trồng chậu, trồng thảm.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần vào việc xây dựng quy trình
kỹ thuật trồng, chăm sóc cây hoa cúc Vạn thọ lùn phục vụ trưng bày tại tại khu
vực Lăng, Quảng trường Ba Đình.
- Các kết quả nghiên cứu giúp cán bộ kỹ thuật và công nhân trong đơn vị
lựa chọn được biện pháp canh tác và xây dựng lịch sản xuất phù hợp.

4


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
Dinh dưỡng là một trong những yếu tố tác động mạnh đến sự sinh trưởng,
phát triển cây trồng nói chung và cây hoa nói riêng. Việc cung cấp dinh dưỡng
hợp lý cho cây hoa là biện pháp hữu hiệu để nâng cao năng suất và chất lượng
hoa. Mỗi nguyên tố dinh dưỡng có vai trò sinh lý khác nhau nhưng đều hết sức
quan trọng đối với cây hoa. Có 16 nguyên tố thiết yếu đối với cây là: C, H, O, K,
Ca, Mg, P, S, Fe, Cu, Mn, Zn, Mo, B, Cl. Trong đó 7 nguyên tố sau cùng cây cần
một lượng rất thấp nên được gọi là các nguyên tố vi lượng, các nguyên tố còn lại
là nguyên tố đa lượng, trung lượng (Hoàng Minh Tấn và cs., 2000).

Mỗi nguyên tố dinh dưỡng có vai trò khác nhau nhưng đều hết sức quan
trọng đối với hoa. Vì vậy khi bón phân cho cây phải đảm bảo đầy đủ và cân đối
mới nâng cao năng suất và chất lượng hoa. Nếu thiếu dinh dưỡng cây sẽ còi
cọc, chậm lớn, hoa nhỏ, yếu, cánh mỏng, màu nhạt..., không đạt tiêu chuẩn chất
lượng trang trí. Nhưng nếu thừa dinh dưỡng, cây sẽ phát triển quá mức, vống
cao, dễ bị đổ và sâu bệnh, ra hoa muộn và chất lượng hoa cũng kém. Chính vì
vậy, Jiang Quing Hai (2004) đã kết luận: Các nguyên tố vi lượng, vitamin đầy
đủ và tỉ lệ thích hợp giúp cây hoa phát triển cân đối để đạt năng suất hoa cao và
phẩm chất tốt.
Theo tác giả Nguyễn Xuân Linh (2005), một trong những nội dung quan
trọng của việc nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật trồng hoa chậu đó là nghiên
cứu về phân bón. Khi nghiên cứu về phân bón cho cây hoa cúc đã khẳng định
nếu được bón đầy đủ và cân đối các loại phân: phân hữu cơ (phân bắc, phân
chuồng, nước giải, phân vi sinh), phân vô cơ (đạm, lân, kali) và các loại phân vi
lượng (Cu, Fe, Zn, Mo, Bo, Co) cây sẽ sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng
suất và chất lượng hoa cao. Phân vi lượng tuy cần ít nhưng không thể thiếu và
không thể thay thế được. Loại phân này nên bón qua lá vào thời kỳ cây con với
nồng độ thấp từ 0,01- 0,02%.
Các kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hải (2006), Đỗ Thị Thu Lai
(2008), Phạm Thị Thanh Hải (2009), Lê Thị Thu Hương (2009) và Trần Thị
Ngọc Mai (2010) đã khẳng định tác động của các biện pháp kỹ thuật trồng trọt
đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng khác nhau, còn vẻ đẹp là một chỉ tiêu

5


tổng hợp rất khó đo đếm và phải dùng phương pháp chuyên gia để phân loại và
đánh giá theo phương pháp KIP (Phạm Chí Thành và cs., 2003).
Việc lựa chọn cây, bầu cây, chậu hoa cúc vạn thọ lùn để trang trí có 3 yêu
cầu cơ bản sau:

- Vẻ đẹp thẩm mỹ của cây, dựa trên kết quả chấm điểm từ các tiêu chí về
định lượng và các tiêu chí về định tính của các chuyên gia để đánh giá. Cụ thể:
+ Tiêu chí định lượng: chiều cao cây, đường kính tán, số lá, số nhánh, số
nụ, số bông, chiều dài nụ, đường kính nụ, đường kính bông...
+ Tiêu chí định tính: màu sắc thân, màu sắc lá, màu sắc nụ và màu sắc bông
hoa...
- Thời gian trang trí dài ngày.
- Khi 2 tiêu chuẩn trên đã đạt thì tiêu chuẩn lựa chọn thứ ba là giá thành
sản phẩm.
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.2.1. Nguồn gốc, vị trí phân loại của cây cúc Vạn thọ lùn
Cúc vạn thọ lùn (Tagetes patula L.), được xếp vào giới thực vật (Plantae),
ngành thực vật hạt kín (Magnoliophyta), lớp hai lá mầm (Magnoliopsida), bộ cúc
(Asterales), họ cúc (Asteraceae), chi cúc Vạn thọ (Tagetes) (Trần Hợp, 2000).
Nguồn gốc tại khu vực kéo dài từ Tây Nam Hoa Kỳ qua Mexico và về phía Nam
tới khắp Nam Mỹ. Còn theo Võ Chi Phương và Dương Đức Tiến hoa cúc Vạn
thọ lùn có nguồn gốc từ Trung Quốc và Nhật Bản du nhập sang Đài Loan và
nhập nội vào Việt Nam (Võ Chi Phương và Dương Đức Tiến, 1988).
Chi Tagetes là một chi của khoảng 60 loài trong họ cúc (Asteraceae), được
biết đến với tên gọi chung là cúc Vạn thọ hoặc cúc Vạn thọ Mexico. Trên thế
giới, Vạn thọ chia làm ba loài nguyên và loài lai:

1- Loài Vạn thọ Châu Phi (Tagetes erecta) tiếng Anh gọi là African
Marigold, đây là giống Vạn thọ cao nhất và hoa cũng to nhất. Cây cao khoảng 40
- 50cm, có thể cao tới 1,5m.
2- Loài Vạn thọ Pháp (Tagetes patula) tiếng Anh gọi là French Marigold.
Cây lùn, có chiều cao khoảng 30 - 50cm, hoa nhỏ hơn loài châu Phi.
3- Loài Vạn thọ nhỏ (Tagetes tenuifolia) hay (Tagetes signata).

6



- Loài lai (American Marigold) gồm ba loài: Thứ nhất là loài Vạn thọ vàng
tươi (Antigua Yellow) còn gọi là Inca lùn. Cây cao 30 - 50cm, ra hoa nhiều và
lâu nhất trong các loài Vạn thọ. Thứ hai là loài lai Inca Hybrid, cây cao 50 70cm. Hoa kép và rất to, ra hoa sớm và nụ hoa kéo dài, có khả năng chịu nhiệt độ
39 - 40°C. Cuối cùng là loài tam nhiễm lai Triploid thuộc nhóm Solar series F1
là giống hỗn hợp cây lùn của Vạn thọ Pháp và hoa kép to của Vạn thọ châu Phi,
loài này vừa có khả năng chịu lạnh, vừa có khả năng chịu nóng.
Tại Việt Nam, giống cúc Vạn thọ được trồng chủ yếu là loại Vạn thọ Pháp
Tagetes patula. Đây là giống dễ trồng và thường được trồng bằng hạt hoặc được
nhân giống bằng chồi, ngọn. Cây trồng bằng chồi hay ngọn thường không cao và
nhanh ra hoa.
2.2.2. Đặc điểm thực vật học của cây cúc Vạn thọ lùn
Cúc vạn thọ lùn là cây thân cỏ, sống hàng năm. Cây có bộ rễ chùm, phân
nhánh nhiều, chiều cao thân thấp chỉ khoảng 20cm - 30cm, rất thích hợp cho
trồng chậu, trồng bồn và trồng thảm (Nguyễn Xuân Linh và cs., 1995). Lá cây có
màu xanh đậm, xẻ thùy kép lông chim, mép có răng cưa mọc cách và thành vòng
xoắn trên thân. Lá có mùi hăng hắc khi vò nát, hiện nay có giống lá không hôi và
đôi khi còn có mùi thơm. Hoa mọc thành cụm, hình đầu nhỏ, đường kính hoa
khoảng 4cm mọc trên cuống dài. Hoa có màu vàng, vàng da cam, vàng tím hay
tím đỏ. Cúc vạn thọ lùn ưa sáng nhưng trong điều kiện ánh sáng yếu cây cũng có
thể ra hoa (Jiang Quing Hai, 2004). Quả vạn thọ là loại quả bế, trong quả có một
hoặc nhiều hạt, trọng lượng 1000 hạt khoảng lgr (Trần Hoài Hương, 2008).
2.2.3. Giá trị sử dụng của cây cúc vạn thọ lùn
Hoa cúc Vạn thọ lùn còn được biết đến bởi nó có rất nhiều công dụng:
Người phương Đông coi hoa cúc Vạn thọ là hình ảnh trường sinh và cuộc sống
vĩnh hằng. Còn trong y học, hoa cúc Vạn thọ dùng để làm thuốc (Phạm Văn
Duệ, 2005).
Cúc vạn thọ có số lượng hoa nhiều, hoa đẹp, cây thấp rất phù hợp với làm
thảm trang trí, làm giỏ treo hay trồng chậu đặt trong nhà. Đặc biệt cúc Vạn thọ

lùn với những đặc điểm như trên rất phù hợp để trồng thảm trang trí bồn hoa
trong công viên, trên các trục đường giao thông, các vòng xuyến, các công trình
kiến trúc công cộng... góp phần làm đẹp cảnh quan môi trường. Ngoài giá trị
trang trí cảnh quan cúc vạn thọ còn có các tác dụng khác như xua đuổi côn trùng

7


có hại, dùng để chữa bệnh nấc cụt. Ở Thái Lan, Ẩn Độ cúc vạn thọ còn dùng
trong công nghệ chế biến thức ăn gia súc, làm tăng hàm lượng Caroten trong thức
ăn cho gia cầm để trứng có nhiều lòng đỏ. Cúc vạn thọ còn dùng để chiết xuất
carotene sử dụng trong ngành thực phẩm.
Theo dân gian cúc vạn thọ kết hợp với một số dược liêu khác có thể chữa
chữa hen, chữa đau răng, chữa cảm, ho, ho gà, viêm khí quản.... Theo tài liệu
nước ngoài, cây cúc vạn thọ để tươi chưng cất sẽ thu được tinh dầu có tên là dầu
tagetes. Tinh dầu chưng cất từ hoa cúc vạn thọ có màu vàng đỏ, từ thân và lá có
màu vàng lục, mùi thơm hắc, vị đắng, cay được dùng trong ngành hương liệu.
Hoa cúc vạn thọ được nấu với gan gà là món ăn bổ dưỡng, tăng cường thị lực.
Hoa và lá cúc vạn thọ giã nát, đắp chữa bỏng hoặc ép lấy nước nhỏ vào tai chữa
bệnh đau tai.
Trong y học, dược liệu có vị đắng cay mùi thơm tính mát không độc có tác
dụng kháng khuẩn chống viêm, tiêu đờm làm, giảm đau, trừ giun sán. Dùng
riêng hoa cúc vạn thọ 20gr giã nát trộn với ít đường hấp cơm dùng uống chữa kiết
lỵ. Bột hoa chấm vào chỗ đau chữa đau nhức răng. Cao lỏng từ rễ lại dùng
nhuận tràng. Nước sắc hoặc nước hãm cả cây chữa tê thấp, nhiễm lạnh, viêm phổi,
giun sán.
Về thành phần hoá học của cây cúc Vạn thọ, toàn cây chứa 0,01% tinh dầu
(ở mẫu khô lên đến 0,06%) có mùi thơm, mà thành phần gồm có D-limonen,
Ocimen, L-linalyl acetat, L-linalool, Tagetone và Nonanal. Hoa chứa chất màu là
quercetagetin, từ các cánh hoa khô, người ta đã chiết được quercetagitrin và một

glucosid của quercetagetin.
Cúc vạn thọ có vị đắng, mùi thơm, tính mát; có tác dụng tiêu viêm, làm
long đờm, trị ho. Có tác giả cho rằng, cúc vạn thọ là cây có tác dụng thông khí,
trị ho; lá làm mát phổi gan, giải nhiệt; còn hoa thanh tâm, giáng hoả, tiêu đờm.
2.2.4. Tình hình sản xuất, tiêu thụ cây hoa trồng chậu, trồng thảm trên thế
giới và ở Việt Nam
Hiện nay, cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật và
kinh tế xã hội, ngày càng có nhiều giống hoa mới được lai tạo, nhập nội và hoa
trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của mỗi con người.
Vì thế, ngành sản xuất cây hoa, cây cảnh ngày càng phát triển đã và đang mang
lại những lợi ích to lớn về kinh tế cho nhiều quốc gia trên thế giới nói chung và
trong đó có Việt Nam.
8


2.2.4.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ hoa cây cảnh trồng chậu và trồng
thảm trên thế giới
Trong những năm gần đây, ngành trồng hoa trên thế giới đang có sự chuyển
đổi mạnh mẽ trong đó một điều dễ dàng được nhận thấy là sự mở rộng sản xuất
hoa trồng chậu, trồng thảm. Theo số liệu của Trung tâm thương mại hoa thì tổng
lượng hoa tiêu thụ trên thế giới tăng hàng năm là 10%, trong đó tỉ lệ tiêu thụ hoa
cắt chiếm 60%, hoa chậu, hoa thảm 30% và các loại cây trang trí khác 10%. Các
nước xuất khẩu hoa thảm, hoa chậu lớn nhất thế giới là Hà Lan, Đan Mạch và Bỉ
(Nguyễn Thị Kim Lý, 2009).
Tại Châu Á nghề trồng hoa đã có từ lâu đời với diện tích xấp xỉ 900.000ha,
chiếm khoảng 60% diện tích trồng hoa trên thế giới. Nhưng diện tích hoa cây
cảnh thương mại của Châu Á nhỏ, tỷ lệ thị trường hoa của các nước đang phát
triển chỉ chiếm khoảng 20% thị trường hoa cây cảnh trên thế giới. Những nước
có xu hướng phát triển hoa trồng thảm và các loại lá dùng để trang trí bao gồm
Đài Loan, Thái Lan, Israel, Ấn Độ, Malaysia và Trung Quốc. Chủng loại hoa

thảm khá đa dạng nhưng chủ yếu là hoa Diễn (Salvia), Thu hải đường (Begonia),
Hoa bướm (Panse), Viola, Primula, Cinneraria, Tô liên (Torenia) với diện tích
xấp xỉ khoảng 50.000ha. Diện tích sản xuất hoa cây cảnh ở một số nước năm
2006 là: Trung Quốc 722.000ha, Ấn Độ 75.327ha, Nhật Bản 51.000ha, Việt Nam
13.000ha, Thái Lan 7.655ha, Malaysia 2.278 ha, Srilanka 1.012ha (Nguyễn Thị
Kim Lý, 2009).
Diện tích trồng hoa, cây cảnh trên thế giới là 1.100.000ha. Năm nước dẫn
đầu có diện tích hoa nhất thế giới là Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Nhật Bản và Hà
Lan. Trong đó Châu Á chiếm khoảng 80% diện tích trồng hoa trên thế giới, Châu
Âu chiếm 8%, Châu Mỹ 10%, riêng Châu Phi với diện tích còn rất khiêm tốn
chiếm khoảng 2%. Mười nước điển hình có diện tích sản xuất các loại hoa chính
như Hà Lan là hoa cắt, hoa chậu, hoa trang trí, các loại hoa từ củ và lá măng. Mỹ
là các loại cỏ, hoa chậu, hoa thảm và các loại lá làm cảnh. Nhật là hoa cắt, hoa
chậu, lá măng. Colombia là hoa cắt, hoa thảm và các loại lá làm cảnh. Đài Loan
là hoa cắt và chuyên sản xuất các loại hạt để trồng chậu và trồng thảm. Các nước
còn lại như Italia, Tây Ban Nha, Kenya và Đan Mạch chủ yếu là hoa cắt và hoa
trồng thảm (Chu Thị Nga, 2011).
Theo số liệu thống kê của WTO, sản lượng hoa xuất khẩu chiếm hơn
13,362 tỷ USD năm 2006 trong đó số hoa cắt cành là 6,12 tỷ USD chiếm 45,9%,

9


hoa trồng chậu và hoa trồng thảm là 5,79 tỷ USD chiếm 43,3%, loại chỉ dùng lá
để trang trí là 893 triệu USD chiếm 6,7% và các loại hoa khác là 559 triệu USD
chiếm 4,1% (Lê Thị Thu Hương, 2009). Hà Lan có thể xem là nước đứng đầu
trên thế giới về sản xuất và xuất khẩu hoa phục cho thị trường tiêu thụ rộng lớn
với 80 nước trên thế giới bao gồm hoa cắt, hoa trồng thảm, trồng chậu và cây
trang trí. Trung bình một năm, Hà Lan cung cấp cho thị trường 7 tỷ bó hoa tươi
và 600 triệu chậu hoa cảnh các loại, tổng kim ngạch xuất khẩu là 2 tỷ USD, trong

đó hoa thảm chiếm gần 10% diện tích hoa của Hà Lan. Tiếp đến là Mỹ, ngành
trồng hoa có thể xem như là một thành phần quan trọng trong nền kinh tế Mỹ,
chiếm khoảng 10 tỷ USD, bao gồm hoa cắt, hoa trồng thảm, trồng chậu và các
cây chỉ dùng lá để trang trí. Ở Mỹ, các loại hoa truyền thống là cúc, cẩm chướng
và hồng. Tuy nhiên, các loại hoa khác cũng đang phát triển nhanh chóng.
(Nguyễn Thị Kim Lý, 2009).
Nhìn chung hoa cắt cành, hoa chậu và hoa thảm trên thế giới được tiêu thụ
với một số lượng khá lớn và ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm, bởi
các loại hoa này được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như mục đích tiêu
dùng, trang trí công cộng. Hiện nay, có trên 150 nước tham gia vào sản xuất hoa
cắt cành và hoa trồng thảm mang lại nguồn thu nhập lớn. Tiêu chí xây dựng
ngành hoa công nghiệp ở các nước Châu Âu là không chỉ sản xuất mà chính sách
và thị trường là khâu vô cùng quan trọng, đặc biệt là vấn đề quản lý chất lượng
và bản quyền giống của cây trồng.
Theo số liệu thống kê của Trung tâm Thương mại hoa thì tổng lượng hoa
tiêu thụ trên thế giới tăng hàng năm là 10%, trong đó tỉ lệ tiêu thụ hoa cắt chiếm
60%, hoa chậu hoa thảm 30% và các loại cây trang trí khác 10%. Hàng năm
lượng hoa thảm hoa chậu tiêu thụ ở Mỹ đạt 6,5 tỷ USD và Đài Loan xấp xỉ 9,2 tỷ
USD. Các nước xuất khẩu hoa thảm, hoa chậu lớn nhất thế giới là Hà Lan, Đan
Mạch, Bỉ và đặc biệt là Đài Loan hàng năm xuất khẩu một lượng lớn hạt hoa các
loại (Trần Hoài Hương, 2008).
Thị trường tiêu thụ hoa trên thế giới trong năm 2008 ước đạt 45 tỷ Euro.
Các nước tiêu thụ hoa chủ yếu là ở Châu Âu do có GDP và thu nhập cao. Ở Châu
Á, Nhật Bản là thị trường tiêu thụ chính. Trong các sản phẩm nông nghiệp, cây
hoa có tốc độ tăng trưởng cao, đặc biệt là hoa cắt cành, do có vòng quay ngắn.
Nhật nhập khẩu hoa chủ yếu từ các quốc gia lân cận nhằm tiết kiệm thời gian và
chi phí. Tại nhiều nước thuộc Châu Á, nguồn thu từ xuất khẩu cao hơn so với

10



tiêu dùng nội địa. Nhật có dân số trên 120 triệu người và là quốc gia phát triển
nhất châu lục. Do đó Nhật là thị trường tiêu thụ hoa lớn nhất Châu Á và thứ nhì
thế giới. Họ đòi hỏi chất lượng hoa với yêu cầu cao nhất và sẵn sàng trả giá cao.
Tiêu thụ bình quân đầu người/năm của các nước trên thế giới biến động
trong phạm vi rất rộng từ vài Euro như Nga đến trên 90 Euro như ở Thụy Sỹ.
Ước tính giá thị trường cao nhất là Mỹ, đạt trên 7 tỷ Euro; sau đó đến Nhật, đạt
gần 4 tỷ Euro; Đức trên 3 tỷ Euro và Anh trên 2 tỷ Euro.
Châu Á có 134.000ha trồng hoa chiếm 60,0% diện tích trồng hoa thế giới
nhưng diện tích trồng hoa thương mại nhỏ (Đỗ Thị Thu Lai, 2008). Tỷ lệ thị
trường hoa chiếm 20% thị trường hoa thế giới. Nguyên nhân là do các nước Châu
Á có phần lớn diện tích hoa trồng trong điều kiện tự nhiên và chủ yếu phục vụ
cho nhu cầu nội địa. Nghề trồng hoa ở Châu Á có từ lâu đời nhưng trồng hoa
thương mại phát triển mạnh từ những năm 80 của thế kỷ XX. Khi các nước châu
Á mở cửa tăng cường đầu tư đời sống của nhân dân được nâng cao thì yêu cầu
hoa cho khách sạn, du lịch lớn nên các thị trường hoa phát triển. Các trung tâm
sản xuất chính ở Châu Á là Nhật Bản, sau đó Israel, Ấn Độ, Thái Lan và Trung
Quốc. Hiện nay Trung Quốc có xu thế phát triển về hoa trang trí gồm các loại
như hoa trạng nguyên, hoa cẩm chướng ... với diện tích khoảng 60.000ha, các
loại hoa này chủ yếu xuất khẩu sang các nước ASEAN trong đó có miền Bắc
Việt Nam (Nguyễn Thị Hải, 2006).
Nhật Bản là nước có ngành sản xuất hoa với công nghệ cao với điều kiện
thiên nhiên ưu đãi nên có thể cung cấp hầu hết nhu cầu hoa trong nước. Nhưng
do nhu cầu trong nước về các loại hoa khá phong phú và chi phí nhân công tại
Nhật Bản khá đắt đỏ, không thể cạnh tranh với các nước khác, kim ngạch nhập
khẩu của hoa ngày càng tăng trong các năm gần đây. Hằng năm, nhu cầu nhập
khẩu hoa của Nhật Bản khoảng 435 triệu USD, do nhu cầu hoa ngày càng cao,
năm 2005 kim ngạch nhập khẩu hoa Nhật Bản khoảng 500 triệu USD. Thị trường
nhập khẩu hoa của Nhật Bản và Hà Lan (chiếm 27%), Trung Quốc (chiếm 9,7%),
Đài Loan (9,0%), Malaysia (8,8%)... Hoa nhập khẩu chủ yếu là những loại hoa

không được trồng phố biến hoặc rất khó trồng vào vụ Thu và Đông ở Nhật Bản.
Hàn Quốc là nước sản xuất hoa lớn ở vùng Đông Bắc Á với các loài hoa nổi
tiếng: cúc, lily và địa lan. Diện tích trồng hoa tăng nhanh từ 2249ha (1985) lên
6.422ha (2002) và đã thu được lợi nhuận cao từ trồng hoa với 789 tỷ Won (tương
đương 607 triệu USD).

11


×