Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất một số dòng, giống đậu xanh trong điều kiện gia lâm, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.81 MB, 98 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT
NAM

NGUYỄN THỊ GIANG

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT
TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT MỘT SỐ DÒNG, GIỐNG
ĐẬU XANH TRONG ĐIỀU KIỆN GIA LÂM, HÀ NỘI

Chuyên ngành:

Khoa học cây trồng

Mã số:

60.62.01.10

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Thanh Tuấn

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học do tôi trực tiếp thực
hiện, dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thanh Tuấn. Các số liệu và kết quả nghiên
cứu trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công
trình nào khác.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn tốt nghiệp này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc.



Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Giang

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành cuốn luận văn này, tôi đã nhận
được sự giúp đỡ về nhiều mặt của các tập thể, cá nhân và gia đình.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Nguyễn Thanh Tuấn – Bộ
môn Di truyền và Chọn giống cây trồng – Khoa Nông học – Học Viện Nông Nghiệp
Việt Nam, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình
thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô trong khoa
Nông học, đặc biệt là các thầy cô trong Bộ môn Di truyền và Chọn giống cây trồng đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành tốt đề tài.
Xin chân thành cảm ơn tới gia đình, người thân và bạn bè đã cổ vũ, động viên,
giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này.

Hà Nội, ngày

tháng


năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Giang

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................. i
Lời cảm ơn .................................................................................................................... ii
Mục lục ....................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt.................................................................................................... v
Danh mục bảng ............................................................................................................ vi
Trích yếu luận văn .......................................................................................................
vii Thesis abstract..............................................................................................................
ix Phần 1. Mở đầu ...........................................................................................................
1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1

1.2.

Mục đích, yêu cầu ............................................................................................ 2

1.2.1.


Mục đích.......................................................................................................... 2

1.2.2.

Yêu cầu............................................................................................................ 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 2

1.4.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .......................................................... 2

1.4.1.

Ý nghĩa khoa học ............................................................................................. 2

1.4.2.

Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................. 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu .......................................................................................... 3
2.1.

Nguồn gốc và phân loại đậu xanh..................................................................... 3

2.1.1.

Nguồn gốc đậu xanh ........................................................................................ 3


2.1.2.

Phân loại đậu xanh ........................................................................................... 4

2.2.

Yêu cầu ngoại cảnh đối với cây đậu xanh......................................................... 4

2.2.1.

Yêu cầu về điều kiện khí hậu ............................................................................ 4

2.2.2.

Yêu cầu về đất đai .......................................................................................... 5

2.2.3.

Yêu cầu về dinh dưỡng ................................................................................... 6

2.3.
8

Giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế của cây đậu xanh .........................................

2.3.1.

Giá trị dinh dưỡng của đậu xanh ...................................................................... 8


2.4.
11

Tình hình sản xuất đậu xanh trên thế giới và Việt Nam......................................

2.4.1.

Tình hình sản xuất đậu xanh trên thế giới ....................................................... 11

2.4.2.

Tình hình sản xuất đậu xanh ở Việt Nam........................................................ 15

2.5.

Tình hình nghiên cứu chọn tạo đậu xanh trên thế giới và Việt Nam................ 17

2.5.1.

Tình hình nghiên cứu về chọn tạo giống đậu xanh trên thế giới ...................... 17
3


2.5.2.

Tình hình nghiên cứu về chọn tạo giống đậu xanh ở Việt Nam....................... 19

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ............................................................ 23
3.1.


Thời gian và địa điểm nghiên cứu .................................................................. 23

3.2.

Vật liệu nghiên cứu ........................................................................................ 23

3.3.

Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 24

3.4.

Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 24

3.4.1.

Bố trí thí nghiệm ............................................................................................ 24

3.4.2.

Quy trình kĩ thuật ........................................................................................... 25

3.4.3.

Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi................................................................... 25

3.5.

Phương pháp xử lý số liệu .............................................................................. 28


Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................. 29
4.1.

Đặc điểm hình thái các dòng, giống đậu xanh ................................................ 29

4.1.1.

Đặc điểm thân, cành đậu xanh........................................................................ 29

4.1.2.

Đặc điểm hoa, quả và hạt đậu xanh ................................................................ 29

4.2.

Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các dòng, giống đậu xanh
trong vụ xuân và vụ hè thu năm 2016 ................................................................ 32

4.3.

Động thái tăng trưởng chiều cao của một số dòng, giống đậu xanh trong
vụ xuân và vụ hè thu năm 2016......................................................................... 35

4.4.

Diện tích lá và chỉ số diện tích lá của các dòng, giống đậu xanh trong vụ
xuân và vụ hè thu năm 2016 ............................................................................. 38

4.5.
Khả năng hình thành nốt sần của các dòng, giống đậu

xanh.......................................... 43
4.6.

Một số chỉ tiêu sinh trưởng phát triển các dòng, giống đậu xanh .................... 46

4.7.

Mức độ nhiễm sâu bệnh hại và khả năng chống đổ, tính tách vỏ quả .............. 50

4.8.

Các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng, giống đậu xanh trong vụ
xuân và vụ hè thu năm 2016........................................................................... 54

4.9.

Năng suất của các dòng, giống đậu xanh thí nghiệm....................................... 58

Phần 5. Kết luận và đề nghị ...................................................................................... 61
5.1.

Kết luận ......................................................................................................... 61

5.2.

Đề nghị .......................................................................................................... 61

Tài liệu tham khảo....................................................................................................... 62
Phụ lục ...................................................................................................................... 67


4


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa Tiếng Việt

AVRCD

Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau châu á

CCCC

: Chiều cao cuối cùng

Cs

: Cộng sự

Đ/C

: Đối chứng

KHCN

: Khoa học công nghệ

KHKT


: Khoa học kỹ thuật

KHKTNNMN

: Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam

KHKTNNVN

: Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam

LAI

: Chỉ số diện tích lá

m1000

: Khối lượng 1000 hạt

MS

: Màu sắc

NN & PTNN

: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NSCT

: Năng suất cá thể NSLT


: Năng suất lý thuyết NSTT

:

Năng suất thực thu USDA

: Bộ

Nông nghiệp Hoa Kỳ

5


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Thành phần dinh dưỡng của đậu xanh.......................................................... 8
Bảng 2.2. Axit amin trong bột đậu xanh và tiêu chuẩn của FAO/WHO........................ 9
Bảng 2.3. Diện tích, năng suất, sản lượng đậu xanh trên thế giới và một số
nước qua các năm 2008 – 2011 ................................................................. 14
Bảng 2.4. Diện tích và năng suất đậu xanh ở Việt Nam ............................................. 15
Bảng 3.1. Các dòng, giống đậu xanh nghiên cứu ....................................................... 23
Bảng 4.1. Đặc điểm hình thái một số dòng, giống đậu xanh nhập nội ........................ 31
Bảng 4.2. Thời gian sinh trưởng của các dòng, giống đậu xanh ở vụ Xuân và
Hè Thu năm 2016 ...................................................................................... 34
Bảng 4.3. Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các dòng, giống đậu
xanh thí nghiệm ở vụ Xuân năm 2016 (cm) ............................................... 36
Bảng 4.4. Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các dòng, giống đậu
xanh thí nghiệm ở vụ Hè Thu (cm) ............................................................ 37
2

Bảng 4.5. Diện tích lá của các dòng, giống đậu xanh thí nghiệm (m lá) .................... 41

2

Bảng 4.6. Chỉ số diện tích lá của các dòng, giống đậu xanh thí nghiệm (m
2

lá/m đất) ................................................................................................... 42
Bảng 4.7. Số lượng và khối lượng nốt sần của các dòng, giống đậu xanh trong
vụ Xuân và vụ Hè Thu năm 2016 .............................................................. 44
Bảng 4.8. Một số chỉ tiêu sinh trưởng của các dòng, giống đậu xanh trong vụ
Xuân và Hè Thu năm 2016 ....................................................................... 48
Bảng 4.9. Mức độ nhiễm sâu, bệnh hại và khả năng chống đổ, tính tách vỏ quả
của các dòng, giống đậu xanh trong vụ Xuân và vụ Hè Thu năm
2016 .......................................................................................................... 53
Bảng 4.10. Các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng, giống đậu xanh trong
vụ Xuân và vụ Hè Thu năm 2016 .............................................................. 57
Bảng 4.11. Năng suất của các dòng, giống đậu xanh trong vụ Xuân và vụ Hè
Thu năm 2016 ........................................................................................... 60

6


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Giang
Tên Luận văn: Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển và năng suất một số
dòng, giống đậu xanh trong điều kiện Gia Lâm, Hà Nội.
Ngành: Khoa học cây trồng

Mã số: 60.62.01.10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Mục đích nghiên cứu
Đánh giá các dòng, giống đậu xanh nhập nội nhằm tìm ra các giống đậu xanh có
khả năng sinh trưởng phát triển tốt và năng suất cao, phục vụ cho sản xuất thực tiễn và
phục vụ cho công tác chọn tạo giống phù hợp với điều kiện ở các tỉnh vùng đồng bằng
sông Hồng.
Phương pháp nghiên cứu
Vật liệu nghiên cứu bao gồm 19 dòng, giống đậu xanh có nguồn gốc khác nhau,
được nhập nội theo con đường không chính thức. Giống ĐX11 sử dụng làm đối chứng.
Các thí nghiệm nghiên cứu được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB)
với 3 lần nhắc lại.
Các số liệu, kết quả thí nghiệm được xử lý bằng phần mềm Excel 2007, chương
trình IRRISTAT 5.0 và chương trình phân tích độ ổn định Nguyễn Đình Hiền (Ver 3.0
Nguyen Dinh Hien 1996).
Kết quả nghiên cứu chính và kết luận
Các dòng, giống đậu xanh nhập nội sinh trưởng phát triển tốt ở hai vụ trồng, có
thời gian sinh trưởng từ 64 -79 ngày trong vụ Xuân và từ 62 - 73 ngày ở vụ Hè Thu.
Chiều cao cây đạt từ 66,2 – 93,4 cm (vụ Xuân) và từ 67 - 94,6 cm (vụ Hè Thu). Số
đốt/thân chính, số lá/thân chính và sô cành cấp 1 của các dòng, giống không có sự khác
biệt ở hai vụ trồng và đạt 11,7 - 13,2 đốt; 7,8 - 9,8 lá; 0,3 – 2,1 cành (vụ Xuân); và 10,7
- 14,6 đốt; 7,3 - 9,4 lá; 0,7 – 2 cành (vụ Hè Thu). Trong điều kiện tự nhiên tại Gia Lâm,
Hà Nội các dòng giống đậu xanh nhiễm nhẹ sâu cuốn lá, sâu đục quả, bệnh đốm nâu và
bệnh lở cổ rễ ở cả hai vụ trồng, có khả năng chống đổ khá tốt và không bị tách vỏ quả.
Các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng, giống ít có sự khác biệt ở hai
vụ trồng. Số quả/cây; số hạt/quả của các dòng, giống ở vụ Xuân đạt 8,7 – 15 quả/cây;
8,7 –
11,2 hạt/quả, với khối lượng 1000 hạt đạt 45,7 – 65,3g; năng suất cá thể của cá
dòng, giống đạt từ 5,32 – 9,96g và có năng suất thực thu đạt 10,4 – 14,7 tạ/ha. Ở vụ Hè
Thu đạt

vii



8,8 – 16 quả/cây; 9,7 – 11,3 hạt/quả, với m1000 hạt từ 48 – 64g; các dòng, giống
đậu xanh có năng suất cá thể đạt từ 4,58 – 9,76g và có năng suất thực thu đạt 7,3 – 16,8
tạ/ha.

vii


Từ các đánh giá về đặc điểm nông sinh học, các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất ở hai vụ trồng đã xác định được 3 dòng có khả năng sinh trưởng phát triển tốt
cho năng suất cao và phù hợp trồng trong vụ Xuân ở đồng bằng sông Hồng là MT3;
MT13 và dòng ĐX902. Các dòng MT1; MT3; MT9; MT13 và ĐX902 có khả năng sinh
trưởng phát triển tốt, được xem là các dòng triển vọng trong vụ hè.

8


THESIS ABSTRACT
Author : Nguyen Thi Giang
Thesis title: Evaluation of growth ability and yield of some green bean genus and
species under conditions of Gia Lam – Ha Noi
Major: Crop Science

Code: 60.62.01.10

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA).
Research Objectives
Evaluating some imported green bean species to find the kind of green beans
which have good growth capability and high productivity, serving practical production

and breeding activities in accordance with the conditions in the Red river delta
provinces.
Materials and Methods
Study materials include 19 green bean species which had different origins and
were imported by unofficial way. DX11 used as check sample.
The experiments were arranged in randomized complete block design (RCB)
with 3 replicates.
The data and test results are processed by the Excel 2007 software, IRRISTAT
5.0 program and analysis stability program of Nguyen Dinh Hien (Ver 3.0 Nguyen Dinh
Hien 1996).
Key research results and conclusions
The imported green bean species grew and developed well in two planting
seasons. The growth time was from 64 to 79 days in Spring season and from 62 to 73
days in the Summer-Autumn season. Plant height reaches from 66.2 cm to 93.4 cm
(Spring season) and from 67 cm to 94.6 cm (Summer-Autumn season). The number of
internode/tree-trunk, the number of leaves/tree-trunk and the number of branch at the
level 1 of these species had no difference in two planting seasons and reached 11.7 to
13.2 tree-trunks; 7.8 to 9.8 leaves; 0.3 to 2.1 branchs (Spring season); and from 10.7 to
14.6 tree-trunks; 7.3 to 9.4 leaves; 0.7 to 2 branches (summer-autumn season). In
natural condition in Gia Lam, Hanoi, the green bean species were infected lightly
by leaf folder, bollworm disease, brown spot disease and collar rot disease in both
planting season. However, they could resist collapse and split pods.
The yield components of the species had few differences in two planting
seasons. Number of fruits/tree, number of gains/fruit of the species reached 8.7 to 15

9


fruits/tree and 8.7 to 11.2 gains/fruit in Spring season, with the mass of 1000 gains
reached 45.7-65,3g. Individual productivity of the species were from 5.32 - 9,96g and

the actual yield reached 10.4 to 14.7 kg/ha In the Summer-Autumn season reached 8.8
to 16 fruits/tree; 9.7 to 11.3 grains/fruit, with the mass of 1000 grains was 48 – 64g; the
individual productivity of green bean species achieved from 4.58 - 9,76g and the actual
yield reached 7.3 to 16.8 kg/ha.
From the assessment of biological characteristics, the components of
productivity and yield in the two seasons identified three species having capability of
further growth and development with high yield, suitable for planting in Spring in the
Red river delta are MT3; MT13 and DX902. MT1; MT3; MT9; MT13 and DX902 have
capability to growth and development which are considered as desirable species in
Summer season.

1
0


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đậu xanh hay đỗ xanh (Vigna radiata (L.) là cây thực phẩm họ đậu giàu
protein. Do có thời gian sinh trưởng ngắn, khả năng chịu hạn và thích ứng môi
trường tốt, hiện nay, đậu xanh là một trong những cây trồng tiềm năng được
nhiều nước lựa chọn để nghiên cứu phát triển trong các chương trình ứng biến
với thay đổi khí hậu toàn cầu. Tuy không được trồng với diện tích lớn như đậu
tương nhưng đối với một số quốc gia thuộc miền Nam và Đông Nam châu Á, đậu
xanh đóng một vai trò quan trọng. Hiện nay đậu xanh là cây đậu đỗ quan trọng số
1 của Thái Lan, là cây quan trọng số 2 của Sri Lanca, là cây quan trọng số 3 của
Ấn Độ, Myanma, Bangladesh, Indonesia. Đậu xanh cũng được trồng nhiều ở
Australia, Trung Quốc, Iran, Kenya, Hàn Quốc, Malaxia, Peru, Hoa Kỳ, các nước
vùng Trung Đông. Ở Việt Nam, đậu xanh là cây trồng có ý nghĩa quan trọng
trong hệ thống nông nghiệp, có thể được trồng xen canh, gối vụ và mang lại hiệu
quả kinh tế cao cho các hộ nghèo và sản xuất nhỏ, đặc biệt đối với các tỉnh miền

Trung và Tây Nguyên (Phạm Văn Thiều, 2009).
Hạt đậu xanh chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein (21-24%), lipit (14%), đường bột (57-58%), 4-5% các chất khác và rất nhiều vitamin như vitamin
E, B1, B2, B3, B6, C, tiền vitamin A, vitamin K, acid folic; và các khoáng tố
gồm Ca, Mg, K, Na, Zn, Fe, Cu, … là nguồn năng lượng cần thiết cho cuộc sống
con người. Vì thế từ lâu con người đã biết chế biến nhiều thực phẩm từ hạt đậu
xanh như giá đỗ, kẹo, bánh, xôi, chè, cháo.... (Trần Văn Lài, 1993). Trong đông,
tây y đậu xanh có công dụng thanh nhiệt, mát gan, điều hòa ngũ tạng, bổ nguyên
khí, giải được nhiều thứ độc, có thể làm sạch mát nước tiểu, chữa lở loét, làm
sáng mắt, thích hợp với các bệnh nhân say nắng, miệng khát, người nóng, thấp
nhiệt, ung nhọt, viêm tuyến má, đậu mùa, nhìn mọi vật không rõ…
Ở nước ta, cây đậu xanh được trồng rải rác ở hầu hết các vùng sinh thái
trong cả nước (Theo Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn). Cây đậu xanh
được xác định là cây trồng thay thế phù hợp cho các cây trồng khác trong vụ Hè
vì sự thích ứng với thời tiết và tiềm năng kinh tế cao. Tuy nhiên, các nghiên cứu
về đậu xanh ở nước ta còn hạn chế, năng suất đậu xanh còn thấp do chủ yếu sử
dụng các giống địa phương và biện pháp kỹ thuật truyền thống chưa đem lại hiệu
quả. Vì vậy, việc tăng cường nghiên cứu để chọn tạo ra các giống có khả năng

1


sinh trưởng phát triển tốt, năng suất cao để đáp ứng nhu cầu sản xuất thực tiễn
cũng như tìm kiếm vật liệu khởi đầu cho công tác chọn tạo giống là việc làm rất
cần thiết và đáng quan tâm hiện nay.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá khả năng
sinh trưởng phát triển và năng suất một số dòng, giống đậu xanh trong điều
kiện Gia Lâm, Hà Nội” nhằm góp đa dạng bộ giống đậu xanh ở nước ta, đồng
thời xác định vật liệu phục vụ công tác chọn tạo giống đậu xanh mới có năng suất
và chất lượng tốt.
1.2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1.2.1. Mục đích
Đánh giá các dòng, giống đậu xanh nhập nội nhằm tìm ra các giống đậu
xanh có khả năng sinh trưởng phát triển tốt và năng suất cao, phục vụ cho sản
xuất thực tiễn và phục vụ cho công tác chọn tạo giống phù hợp với điều kiện ở
các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng.
1.2.2. Yêu cầu
Đánh giá đặc điểm sinh trưởng, phát triển, mức độ nhiễm sâu bệnh hại và
năng suất của một số dòng, giống đậu xanh nhập nội trong điều kiện vụ Xuân
năm 2016 tại Gia Lâm - Hà Nội.
Đánh giá đặc điểm sinh trưởng, phát triển, mức độ nhiễm sâu bệnh hại và
năng suất của một số dòng, giống đậu xanh nhập nội trong điều kiện vụ Hè Thu
năm 2016 tại Gia Lâm - Hà Nội.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu sự sinh trưởng, phát triển, mức độ nhiễm
sâu bệnh hại và năng suất của 19 dòng, giống đậu xanh nhập nội trong điều kiện
vụ Xuân và vụ Hè Thu năm 2016 trên địa bàn huyện Gia Lâm - Hà Nội.
1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần cung cấp thêm tài liệu tham
khảo phục vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu về cây đậu xanh ở các thời vụ khác
nhau.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Tuyển chọn và giới thiệu thêm một số dòng đậu xanh có khả năng sinh
trưởng, phát triển tốt, năng suất cao trong vụ Xuân và Hè Thu trên đất Gia Lâm Hà Nội nói riêng và đồng bằng sông Hồng nói chung.
2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. NGUỒN GỐC VÀ PHÂN LOẠI ĐẬU XANH
2.1.1. Nguồn gốc đậu xanh

Cây đậu xanh có nguồn gốc từ Ấn Độ và được phân bố rộng rãi ở các nước
châu Á. Bằng chứng khảo cổ đã phát hiện vết tích cây đậu xanh được trồng ở
nhiều vùng của Ấn Độ gồm phía đông của khu vực nền văn minh cổ Harappan ở
Punjab và Haryana có niên đại khoảng 4500 năm, và ở bang Karnataka phía Nam
Ấn Độ có niên đại hơn 4000 năm. Các bằng chứng khảo cổ cũng đã kết luận cây
đậu xanh được trồng rộng rãi ở Ấn Độ cách nay khoảng 3.500-3.000 năm.
Bằng chứng khảo cổ tại khu vực Thampee và Ghost Cave ở Maehong son
(Thái Lan) cho thấy đậu xanh đã có lịch sử trồng trọt khá lâu đời ở châu Á. Đến
năm 1970, những nghiên cứu về loại cây này mới được bắt đầu.
Tổ tiên của cây đậu xanh là Phân loài Vigna radiata var. sublobata mọc
hoang dại ở Mông Cổ. Quốc gia này đã thuần hóa loài cây đậu xanh từ lâu đời.
Cây đậu xanh đặc tính thích ứng rộng, chịu hạn khá và có thể thích nghi
với các vùng có điều kiện khắc nghiệt. Ở châu Á cây đậu xanh được trồng nhiều
ở các quốc gia như: Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Sri Lanka, Nepal, Trung
Quốc, Mianma, Thái Lan, Việt Nam, Campuchia, Lào, Philippines, Malaysia và
Indonesia. Sau này cây đậu xanh còn được trồng ở Trung Phi, các vùng khô và
nóng ở Nam Âu, phía Đông Bắc châu Úc, Nam Mỹ và miền Nam Hoa Kỳ.
Ở Việt Nam cho đến nay vẫn chưa đủ cơ sở để xác định nguồn gốc và thời
gian đậu xanh được gieo trồng và sử dụng ở nước ta. Tuy nhiên, qua các hoạt
động văn hóa của nhân dân ta đã thấy đậu xanh được trồng ở nước ta từ lâu đời.
Điều đó, được chứng minh qua các món ăn truyền thống của người Việt Nam
như trong nhân bánh, đồ xôi có sự tham gia của đậu xanh, ngoài ra đậu xanh còn
được dùng làm thuốc chữa bệnh. Theo Lê Quý Đôn viết trong "Vân đài loại
ngữ", ông cho rằng cây đậu xanh được trồng ở nước ta từ lâu đời, ngoài mục
đích làm thực phẩm, làm thuốc còn có ý nghĩa quan trọng trong cải tạo đất,
chống xói mòn và dùng làm phân xanh có giá trị cao (Trần Đình Long và Lê Khả
Tường, 1998).

3



2.1.2. Phân loại đậu xanh
Chi Đậu (Vigna) là một chi thực vật thuộc Phân họ Đậu. Tên Latin của
chi này được đặt theo tên của Domenico Vigna, nhà thực vật học người Ý ở thế kỉ
17.
Cây đậu xanh (Vigna radiata (L.) Wilczek) thuộc ngành Magnoliopyta, lớp
Magnoliopsida bộ Fabales, họ đậu (Fabaceae), chi Vigna. Chi Vigna là một
trong những chi lớn của họ đậu, bao gồm 7 chi phụ là: Vigna, Haydonia,
Plectropic, Macrohynchus, Ceratotropic, Lasionspron, Sigmoidotrotopis. Đậu
xanh theo quan điểm lấy hạt bao gồm các loại thuộc hai chi phụ là Vigna và
Ceratotropic. Chi phụ Ceratotropic còn được gọi là nhóm đậu châu Á mang
những đặc điểm điển hình thể hiện ở mức độ cao nhất cho Vigna. Năm 1970,
Vercourt đã công bố 5 trong số 16 loài của Ceratotropic đã được thuần hoá là:
Đậu xanh (Vigna radiata (L.) Wilczek), Đậu gạo (Vigna Umbellata (thumb), đậu
adzukia (Vigna anguilaris (Willd), đậu ván (Vigna aconiti folia (Jacq)), Vigna
trilobata (L) Wildzek.
2.2. YÊU CẦU NGOẠI CẢNH ĐỐI VỚI CÂY ĐẬU XANH
2.2.1. Yêu cầu về điều kiện khí hậu
a. Yêu cầu nhiệt độ
Đậu xanh là cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới và Á nhiệt đới của vùng
Trung Á, nên khả năng thích ứng với nhiệt độ dao động trong phạm vi rộng từ
o

16-36 C. Tuy nhiên, khả năng sinh trưởng tốt nhất trong phạm vi nhiệt độ từ
o

o

22-27 C và kém nhất ở khoảng nhiệt độ từ 33-36 C. Thời kỳ mọc mầm và cây
con thường dễ nhạy cảm với nhiệt độ. Hạt sẽ nảy mầm tốt trong phạm vi từ

o

o

22-27 C, nhiệt độ dưới 15 C thì tỷ lệ nảy mầm cũng như tốc độ phát triển của
cây con giảm đi đáng kể.
Tốc độ sinh trưởng và khả năng tích luỹ chất khô tăng mạnh ở nhiệt độ
o

từ 24-25 C. Quá trình phát triển của đậu xanh chịu sự tác động của nhiệt độ
trong sự tương tác với chế độ chiếu sáng và độ ẩm đất. Trong điều kiện ngày
o

ngắn, nhiệt độ trong phạm vi 22-27 C, sự nở hoa diễn ra sớm do đó thời gian
sinh trưởng (TGST) được rút ngắn và ngược lại.
Nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng của đậu xanh
trong điều kiện tự nhiên còn cho thấy nhiệt độ thường tương tác với chế độ
chiếu sáng. Khi đó nhiệt độ đóng vai trò như một hợp phần trong tổng thể các
yếu tố để cùng tác động. Trong điều kiện ngày dài, tương tác giữa chúng
4


thường kéo dài thời gian sinh trưởng. Đồng thời trong điều kiện ngày ngắn,
nếu gặp nhiệt độ ấm thời gian sinh trưởng diễn ra nhanh hơn (Trần Thị
Trường và cs., 2005).
b. Yêu cầu ánh sáng
Các thời kỳ sinh trưởng phát triển của đậu xanh nhìn chung mẫn cảm với
chế độ chiếu sáng. Hầu hết các giống đậu xanh đều mẫn cảm với phản ứng số
lượng (phản ứng với ngày ngắn).
Trong điều kiện ngày ngắn phản ứng của các giống khác nhau khó phân biệt

do không có sự thay đổi lớn về số ngày giữa các giống. Trong điều kiện ngày dài
tạo nên sự kích thích đối với quá trình nở hoa, làm cho trên cùng một cây có thể
tồn tại cả nụ, hoa, quả xanh và quả chín. Kết quả là ảnh hưởng tới các giai đoạn
sinh thực, đó là sự kéo dài thời gian nở hoa và làm chậm quá trình chín của quả.
Sự nhạy cảm với độ dài ngày là kết quả của tương tác giữa giống và thời gian gieo
trồng, làm thay đổi cấu trúc hình thái, kiểu hình cây và thường chỉ gặp ở vùng cận
nhiệt đới (Trần Đình Long và Lê Khả Tường, 1998).
c. Yêu cầu độ ẩm
Đậu xanh là cây trồng chịu hạn khá, song muốn nâng cao năng suất và
hiệu quả kinh tế thì phải tưới nước cho đậu xanh, đặc biệt với những giống
thâm canh. Ở hầu hết các thời kỳ sinh trưởng của đậu xanh cần độ ẩm 80%.
Thời kỳ khủng hoảng nước là giai đoạn ra nụ, hoa, quả. Giai đoạn cây con chỉ
cần tưới độ ẩm <60%, còn giai đoạn ra hoa không để độ ẩm <80% (Trần Thị
Trường và cs., 2005).
2.2.2. Yêu cầu về đất đai
Cây đậu xanh có thể sinh trưởng và phát triển trên đất nghèo dinh
dưỡng, lớp đất mặt nông. Điều đó được giải thích bởi tính chịu hạn, chịu mặn,
chịu kiềm của cây đậu xanh. Tuy nhiên, để nâng cao năng suất và hiệu quả
kinh tế, đậu xanh cần được trồng trên loại đất màu mỡ, chủ động tưới tiêu,
những loại đất thích hợp với trồng đậu xanh là đất cát pha, đất thịt nhẹ, có tầng
đất mặt sâu trên 50cm, , giữ nước và thoát nước tốt.
Đậu xanh thích hợp nhất với môi trường pH đạt giá trị trung tính (6-7,5)
là phù hợp nhất. Nếu pH<5 khả năng hình thành nốt sần hữu hiệu giảm và
ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình dinh dưỡng đạm, khả năng tích luỹ chất khô
của cây. Do đó việc cung cấp (Ca) cho đất để điều chỉnh pH là rất quan trọng

5


trong sản xuất thâm canh tăng năng suất đậu xanh (Trần Đình Long và Lê Khả

Tường, 1998).
Đặc tính của đất là đặc điểm quan trong liên quan đến khả năng hình
thành nốt sần của đậu xanh, những nền đất tốt như đất cát pha, đất thịt nhẹ, giàu
chất dinh dưỡng và có độ pH trung tính, có khả năng giữ nước và thoát nước tốt
thì khả năng hình thành nốt sần hữu hiệu tăng và do đó lượng đạm và khả năng
tích lũy chất khô của đậu xanh tăng, và do đó tăng năng suất cây trồng.
2.2.3. Yêu cầu về dinh dưỡng
a. Yêu cầu về đạm
Lượng đạm đậu xanh hấp thu khá lớn, để tạo thành 1 tấn hạt, đậu xanh
cần 40-42kg N. Đậu xanh hấp thu đạm nhiều nhất ở giai đoạn ra hoa, hình
thành quả. Đạm chiếm tỷ lệ khá lớn trong thân lá đậu xanh.
Nốt sần trên rễ đậu xanh hình thành khá sớm nếu điều kiện thuận lợi sau
1 tuần chúng có thể hình thành. Tuy nhiên, hoạt động khử Acetylen chỉ có ý
nghĩa từ 15-25 ngày sau trồng. Do đó, ở giai đoạn đầu khi cây còn nhỏ cần
bón đạm cho cây (Trần Đình Long và Lê Khả Tường, 1998).
Nitơ là một trong các thành phần quan trọng của axit amin để cấu tạo nên
Protein trong hạt đậu xanh. Nitơ cấu tạo nên các cơ quan từ các axit Nucleic,
là thành phần không thể thiếu được của diệp lục. Thiếu Nitơ làm ảnh hưởng
đến quá trình sản xuất diệp lục, làm đảo lộn quá trình trao đổi chất. Nếu
thiếu nghiêm trọng cây còi cọc, lá vàng nhanh, cây mềm yếu, rễ kém phát
triển do đó khả năng tích luỹ chất khô giảm, các yếu tố cấu thành năng suất
giảm và năng suất hạt giảm đáng kể.
Từ năm 2011-2012, ở Iran đã nghiên cứu ảnh hưởng của việc phun Urê
và phân bón hữu cơ sinh học (Nitroxin, Amino acid, Green hum, Biocrop L45, Nutriman N24 và Mas Raiz, phân chuồng) đối với sinh trưởng của đậu
xanh trong điều kiện nhà lưới. Kết quả cho thấy, phun urê và phân chuồng làm
tăng chiều cao cây, diện tích lá, khối lượng chất khô của thân và rễ, chiều dài
của rễ và thân, khối lượng và số rễ. Trong khi đó, Green hum và Amino acid
làm tăng số chồi, số lá và nốt sần. Tuy nhiên, Nutriman N24 và urê lại làm
giảm số nốt sần của bộ rễ (Khalilzadeh et al., 2012).
b. Yêu cầu về lân

Tuỳ theo mức độ thiếu lân mà cây đậu xanh có những phản ứng khác
nhau. Trong trường hợp thiếu nặng lá có màu tím, đỏ, cuống lá ngắn, các lá

6


chét thu nhỏ lại. Khi gặp rét hoặc ngập úng rễ cây không lấy được lân, khi
thời tiết ấm áp, đất tơi xốp cây có thể tự phục hồi nhanh chóng.
Lượng lân cần để tạo ra 1 tấn hạt đậu xanh từ 3-5kg. Tuy nhiên, một số
cây đậu đỗ khả năng hút lân chậm và hiệu quả hút lân thấp nên người sản xuất
phải bón một lượng lân khá lớn, có thể bón tới 100kg P2O5/ha (Vũ Tiến Bình
và cs., 2014).
c. Yêu cầu về Kali
Trong cây, kali tồn tại dưới dạng muối vô cơ hoà tan và muối của axit
hữu cơ trong tế bào. Bộ phận non hoạt động sinh lý mạnh thường chứa nhiều
kali. Kali dễ dàng vận chuyển từ bộ phận già đến bộ phận non của cây.
Kali tham gia vào các hoạt động của các enzim và là chất điều chỉnh xúc
tác, làm tăng cường mô cơ giới, tăng tính chống đổ của cây. Thiếu kali quá
trình tổng hợp đường đơn và tinh bột, vận chuyển gluxít, khử nitrat, tổng hợp
prôtêin và phân chia tế bào không thực hiện được. Trong cây trồng kali được
huy động nhiều vào thời kỳ bắt đầu ra hoa, quả (R1). Thiếu kali ở giai đoạn
này làm tăng tỷ lệ rụng hoa, quả, giảm số quả/cây và khối lượng 1.000 hạt (Vũ
Quang Sáng và cs., 2015).
d. Yêu cầu về các yếu tố trung và vi lượng
Canxi cần cho sự phát triển ban đầu của rễ. Thiếu canxi rễ chuyển sang
màu nâu rồi dần dần suy yếu khả năng hút chất dinh dưỡng. Trong đất trồng
đậu xanh hàm lượng canxi có thể lớn gấp 10 lần kali. Vùng nhiệt đới ẩm
thường có hàm lượng canxi dễ tiêu thấp, do đó bón vôi đã trở thành tập quán
từ lâu đời.
Magiê là thành phần quan trọng của diệp lục và có vai trò rất quan trọng

trong việc tăng năng suất đậu xanh. Thiếu Mg có thể làm suy giảm năng suất
đậu xanh đến 14%.
Lưu huỳnh là thành phần của nhiều loại axít amin quan trọng trong
cây, lưu huỳnh có mặt trong thành phần prôtêin của đậu xanh. Thiếu lưu
huỳnh, sự sinh trưởng của cây bị cản trở, lá có biểu hiện vàng nhạt, cây
chậm phát triển.
Molipđen rất cần thiết cho hoạt động cố định đạm của vi khuẩn nốt sần.
Thiếu Mo hoạt động cố định đạm bị giảm sút nên cây có biểu hiện thiếu đạm
(Vũ Tiến Bình và cs., 2014).
Ngoài ra, một số nguyên tố vi lượng khác Bo, Fe, Cu, Zn, Mn… cũng

7


đóng vai trò quan trọng đối với năng suất cây đậu xanh. Cây đậu xanh có thể
hấp thu các chất này từ đất đủ cho quá trình sinh trưởng phát triển của cây, do
đó ít phải bổ sung các loại vi lượng này.
2.3. GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG VÀ GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA CÂY ĐẬU
XANH
2.3.1. Giá trị dinh dưỡng của đậu xanh
Cây đậu xanh là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, đứng hàng thứ ba
sau đậu tương và lạc. Đậu xanh là một trong bốn cây đậu đỗ thực phẩm giàu
hyđratcacbon, protein và các loại vitamin khác (Calloway, 1994; Gopalan, 1989).
Hạt đậu xanh là nguồn thực phẩm giàu đạm (khoảng 24 – 28 %), ngoài ra, còn có
lipid khoảng 1,3 %, glucid 60,2 % và các chất khoáng như Ca, Fe, Na, K, P…
cùng nhiều loại vitamin hoà tan trong nước như vitamin B1, B2, C...
Bảng 2.1. Thành phần dinh dưỡng của đậu xanh
T T T

ng

Ca
rb
Đ
ườ
ng
Pr
ot
Th
ia
Ri
bo
Ni
ac
A
xit
Vi
ta
Fo
lat
V
i
t
a
Ca
nx
Sắ
tM
ag
M
an

Ph
ốt
K
ali
K


1 126
462 kJ
5
4
,
1
3
23 3
0 0
01 0m
32 0m
11 0m
mg
0 0(
2625 61
m
mg (

0
132 13
mg
6 (0
mg

189 (21
mg
1 (0
5367 m
54
mg
1246(149
mg
2 (0
mg ((
n
8


Protein đậu xanh chứa đầy đủ các axit amin không thay thế và tương
đối trùng hợp với tiêu chuẩn dinh dưỡng dành cho trẻ em do tổ chức Nông lương và y tế thế giới đưa ra (Khatik et al., 2007). Protein đậu xanh chứa đầy
đủ các axit amin không thể thay thế và là nguồn protein thực vật dễ tiêu hóa. Bằng
kết quả nghiên cứu chế biến, các nhà khoa học thuộc trường đại học Kasetsart
(Thái Lan) cho rằng đậu xanh có thể chế biến thành các hỗn hợp thực phẩm
giàu protein có giá trị dinh dưỡng cao với giá thành hạ nhất. Sự kết hợp của bột
đậu xanh với bột gạo, bột mì, vừng và các gia vị khác có thể tạo thành các món ăn
cao cấp thay cho các sản phẩm chế biến từ sản phẩm chăn nuôi. Vì vậy thực phẩm
chế biến từ đậu xanh có giá trị kinh tế cao đối với sức khỏe con người (Đỗ Tất Lợi,
1991).
Bảng 2.2. Axit amin trong bột đậu xanh và tiêu chuẩn của FAO/WHO
(% protein)

Is
ol
Le

uc
Ly
ci
M
et
Ph
en
Th
re
Tr
yp
V
ali

Thực phẩm tiêu chuẩn

A
x F
it /

Nguồn: (Khatik et al., 2007; FAO, 2007)

Hạt đậu xanh được dùng để chế biến ra nhiều loại thực phẩm ngon, bổ, hấp
dẫn như các loại bột dinh dưỡng, các loại bánh, chè, xôi đỗ và một số đồ uống….
Lá non và ngọn của cây đậu xanh có thể được dùng để làm rau, muối dưa. Thân
lá xanh của cây đậu xanh dùng làm thức ăn cho chăn nuôi, còn thân lá già đem
phơi khô, nghiền nhỏ làm bột dự trữ cho gia súc (Phạm Văn Thiều, 1999).
Trồng đậu xanh không những chỉ cung cấp thức ăn bổ dưỡng cho con người
mà còn được sử dụng làm thuốc. Đậu xanh vị ngọt, hơi tanh, tính hàn, không
độc, bổ nguyên khí, thanh nhiệt mát gan, giải được trăm thứ độc, có thể làm sạch

mát nước tiểu, chữa lở loét, làm sáng mắt, nhuận họng, hạ huyết áp, mát buồng
mật, bổ dạ dày, hết đi tả, thích hợp với các bệnh nhân say nắng, miệng khát,
9


người nóng, thấp nhiệt, ung nhọt, viêm tuyến má, đậu mùa, nhìn mọi vật không
rõ. Đậu xanh là loại thức ăn nhiều kali, ít natri. Người thường xuyên ăn đậu xanh
và chế phẩm của nó huyết áp của họ sẽ thấp. Trong đậu xanh còn có thành phần
hạ huyết mỡ hữu hiệu, nó còn giúp cho cơ thể phòng chống chứng xơ cứng động
mạch và bệnh cao huyết áp, đồng thời có công hiệu bảo vệ gan và giải độc (Đỗ
Tất Lợi, 1991).
Hiện nay đậu xanh đang là nguồn nguyên liệu quan trọng trong ngành công
nghiệp sản xuất bánh kẹo, với hàm lượng chất dinh dưỡng cao đậu xanh được
khai thác tối đa hiệu quả sử dụng, từ hạt đậu xanh có thể chế biến thành các món
ăn, thức uống như sữa đậu xanh, sữa chua đậu xanh, kem đậu xanh, tổ yến đường
phèn đậu xanh, miến đậu xanh và bánh đậu xanh còn được xuất khẩu sang các thị
trường nước ngoài và được đánh giá cao về chất lượng như bánh đậu xanh suất
khẩu sang Myanma với hàm lượng chất dinh dưỡng cao. Do vậy hiệu quả sử
sụng của đậu xanh đã và đang phát triển mạnh.
2.3.2. Giá trị kinh tế của đậu xanh
Cây đậu xanh không chỉ là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng đối với
đời sống con người mà còn có một giá trị vô cùng quan trọng khác về mặt sinh
học, đó là khả năng cố định đạm cung cấp cho cây nhờ loài vi khuẩn sống cộng
sinh Rhirobium virgna ở bộ rễ.
Lượng đạm mà hệ rễ của đậu xanh cố định được phụ thuộc vào môi trường
đất, tương đương 30 - 60kg N/ha (Poehlman, 1991). Nghiên cứu của Whistler
and Hymowitz (1979) cho thấy lượng đạm cố định này là 30kgN/ha, trong khi
Agboola and Fayemi (1972) dựa trên thí nghiệm trong chậu vại đã xác định
lượng đạm này là 63 kg N/ha. Nghiên cứu của nhiều tác giả cho rằng cho rằng
lượng đạm mà đậu xanh cố định được dao động từ 58 - 107 kg N/ha/năm (Firth et

al., 1973; Lawn et al., 1985). Do vậy đất sau khi trồng đậu xanh thì thành phần
lý, hoá tính được cải thiện rõ rệt nhờ lượng đạm tăng lên, khu hệ vi sinh vật hiếu
khí được tăng cường rất có lợi cho các cây trồng sau, nhất là đối với các loại cây
trồng có nhu cầu cao về đạm dễ tiêu.
Bên cạnh đó, đậu xanh là cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn (55 - 85
ngày), thích ứng với nhiều loại đất và kiểu khí hậu khác nhau. Đậu xanh có thể
trồng nhiều vụ trong năm (trừ mùa đông lạnh) nên có thể tham gia vào nhiều
công thức luân canh cây trồng (trồng chuyên canh, trồng xen, trồng gối vụ) góp

10


phần nâng cao giá trị sử dụng đất (Đường Hồng Dật và cs., 2006). Trong hệ
thống luân canh gối vụ, đậu xanh được trồng chủ yếu với vai trò như là một cây
trồng phụ. Sử dụng đậu xanh trong hệ thống luân canh gối vụ mang lại những lợi
ích sau: (1) Diện tích đất được sử dụng triệt để giữa các chu kỳ sinh trưởng của
cây trồng chính (Bohuah, 1984; Singh, 1980); (2) Nhu cầu sử dụng lao động
được phân bố đều trong năm, tạo công việc làm cho người dân (Bohuah, 1984);
(3) Tăng thêm sản lượng hạt đậu xanh giàu protein (Rao and Rana, 1980); (4)
Lượng đạm trong đất được cải thiện và cây trồng sau cho năng suất cao hơn
(Reddy, 1986).
Theo tác giả Nguyễn Thanh Phương và Nguyễn Danh (2010) cho biết, đậu
xanh có thể trồng xen với sắn, mía, ngô, lạc, cây ăn quả…Trồng đậu xanh xen
với sắn cho thu nhập gấp 2,88 lần và lượng đất bị xói mòn trong quá trình canh
tác giảm 26,29 % so với trồng sắn thuần. Trồng xen canh đậu xanh với mía, đậu
chiều, bạc hà, cây ăn quả… năng suất đậu xanh có thể đạt 0,7 - 1,0 tấn/ha mà
không làm suy giảm năng suất cây trồng chính (Shanmugasundaram, 2004).
Chính vì vậy, bố trí trồng đậu xanh trong cơ cấu luân, xen canh vừa có tác dụng
cải tạo đất vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao và rất phù hợp với xu hướng sử dụng
đất hiện nay.

Cây đậu xanh ngày càng được quan tâm và phát triển ở Việt Nam cũng như
toàn thế giới do giá trị kinh tế và giá trị sử dụng cao. Nước ta gần đây cơ bản đã
giải quyết xong vấn đề lương thực, nhưng vấn đề dinh dưỡng protein vẫn đang
còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, đòi hỏi chúng ta phải có hướng giải quyết đúng
đắn bằng con đường protein thực vật mà trước hết là phát triển cây họ đậu, trong
đó có đậu xanh.
2.4. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT ĐẬU XANH TRÊN THẾ GIỚI VÀ
VIỆT NAM
2.4.1. Tình hình sản xuất đậu xanh trên thế giới
Cây đậu xanh đã được trồng ở nhiều quốc gia, đặc biệt là châu Á. Hàng
năm trên thế giới có ít nhất 23 nước trồng đậu xanh (Suresh Chandrababu and
Anne Hallam, 1988). Về diện tích gieo trồng, đậu xanh được gieo trồng trên thế
giới khoảng 1 triệu ha, sản lượng hàng năm ước đạt 6,8 triệu tấn, trên 58 nước
khác nhau. Trong đó nước có diện tích gieo trồng đậu xanh lớn nhất là Trung
Quốc (0,22 triệu ha) kế đến là Ấn Độ (0,15 triệu ha) tiếp theo là các nước như
Nhật Bản, Philippin...

11


Ấn Độ có diện tích trồng đậu xanh lớn nhất thế giới song năng suất đậu
xanh rất thấp. Diện tích trồng đậu xanh của Ấn Độ tăng từ 3.016.800 ha lên
3.728.000 ha, và năng suất tăng từ 316 kg/ha lên 408 kg/ha trong giai đoạn từ
1998 - 2008 (Khatik et al., 2007; Subramanyam et al., 2009; Chadha, 2010).
Năm 1980, diện tích đậu xanh ở Bangladesh chỉ là 15 nghìn ha, sản lượng
7 nghìn tấn, năng suất trung bình đạt 467 kg/ha. Nhưng đến năm 2000, diện tích
đậu xanh đã tăng lên 55 nghìn ha, sản lượng đạt 36 nghìn tấn, năng suất bình
quân là 654 kg/ha (Weinberger et al., 2006).
Sản lượng đậu xanh của Pakistan tăng từ 31.800 tấn năm 1980 lên
177.700 tấn vào năm 2007. Cũng trong thời gian này diện tích trồng đậu xanh

tăng từ 67.000ha lên 247.400ha (Anonymous, 2008).
Năm 1984, diện tích đậu xanh ở Trung Quốc là 547 nghìn ha, sản lượng
đạt 500 nghìn tấn, năng suất bình quân 915 kg/ha. Đến năm 2000 thì diện tích
gieo trồng đậu xanh là gần 772 nghìn ha, sản lượng đạt 891 nghìn tấn, năng suất
bình quân đạt 1.154 kg/ha. Như vậy, từ năm 1986 - 2000, sản lượng đậu xanh của
Trung Quốc tăng bình quân 2,4%/năm, năng suất tăng 1,7% năm và diện tích
tăng 0,7% (Subramanyam et al., 2009). Tuy vậy, không phải nước nào diện tích
và sản lượng đậu xanh cũng tăng lên. Diện tích và sản lượng đậu xanh ở Srilanca
giảm từ 13.490 ha và 12.240 tấn năm 1998 xuống còn 3.250 ha và 2.790 tấn vào
năm 2000 (Anonymous, 2009).
Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau Châu Á (AVRDC) đã thu thập tập
đoàn giống đậu xanh lớn nhất thế giới với hơn 5000 mẫu giống, trong đó có
giống cho năng suất 18 - 25 tạ/ha và thâm canh có thể đạt gần 40 tạ/ha. Mặt khác,
giá trị sinh học của đậu xanh rất quan trọng. Lin (1996) cho rằng phân đạm mà
cây đậu xanh hấp thụ và giữ lại được là 40,66 % nên có tác dụng rất tốt trong cải
tạo, bồi dưỡng đất, vì sau khi trồng đậu xanh đất được tơi xốp và tăng được một
lượng đạm khoảng 30 - 70 kg/ha. Tuy nhiên, năng suất của cây đậu xanh rất thấp,
khoảng 6 - 8 tạ/ha vì chưa được đầu tư đúng mức nên gần đây nhiều nước đã
chọn được giống cho năng suất bình quân 10 - 12 tạ/ha với các ưu điểm là hạt to,
màu đẹp, thời gian sinh trưởng ngắn, chín tập trung, chống chịu một số sâu bệnh
hại chính.
Pakistan, Bangladesh và Ấn Độ là những nước có diện tích gieo trồng cũng
như sản lượng đậu xanh lớn. Năng suất đậu đạt cao là 15,5 tạ/ha ở Ethiopia, đây

12


là quốc gia có nhiều đầu tư vào ngành trồng trọt, là một yếu tố hết sức quan
trọng, ảnh hưởng lớn đến năng suất của đậu xanh. So với những năm cuối của thế
kỷ 20, năng suất đậu xanh có sự tăng lên đáng kể, đạt từ 10 – 12 tạ/ha trở lên

(bảng 2.3).
Ngày nay, các nhà chọn giống đang nghiên cứu tạo ra giống đậu xanh
có thể cải thiện năng suất và tính kháng bệnh. Ấn Độ có 22 trung tâm ở khắp cả
nước nghiên cứu về cây đậu xanh. Thái Lan cũng có nhiều trung tâm và các viện,
trường tham gia nghiên cứu về cây trồng này. Đậu xanh đứng thứ 3 trong các cây
họ đậu và đứng đầu trong các cây thuộc chi Vigna về diện tích và sản lượng, diện
tích đậu xanh trên thế giới khoảng 3,4 – 3,6 triệu ha với sản lượng 1,4 – 1,8 triệu
tấn. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng, nhiều quốc gia đã
xây dựng chiến lược nghiên cứu và phát triển đậu xanh một cách độc lập với
chương trình nghiên cứu phát triển các cây đậu đỗ khác, từ đó diện tích trồng,
năng suất và sản lượng đậu xanh cũng không ngừng được tăng lên.

13


×