Tải bản đầy đủ (.doc) (107 trang)

Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu và trang thông tin điện tử làng nghề

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 107 trang )

MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU.......................................................................................................................... 4
1. Thông tin chung........................................................................................................................... 4
1.1. Một số thông tin chung.............................................................................................................. 4
1.2. Chủ nhiệm đề tài......................................................................................................................... 4
1.3. Thư ký đề tài................................................................................................................................ 4
1.4. Tổ chức chủ trì đề tài................................................................................................................. 5
1.5. Các tổ chức phối hợp chính thực hiện đề tài....................................................................... 5
1.6. Các cán bộ thực hiện đề tài...................................................................................................... 6
2. Tổng quan nghiên cứu và sự cần thiết nghiên cứu thực hiện đề tài........................... 7
2.1. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài............................. 7
2.2. Luận giải về sự cần thiết, tính cấp bách và ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu
đề tài.................................................................................................................................................... 13
3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................................. 14
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................................ 14
5. Nội dung và phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng........................................... 15
5.1. Nội dung nghiên cứu............................................................................................................... 15
5.2. Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật sử dụng.................................................................. 17
6. Ý nghĩa thực tiễn và hiệu quả của đề tài........................................................................... 18
6.1. Đối với lĩnh vực KH&CN....................................................................................................... 19
6.2. Đối với tổ chức chủ trì và các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu............................. 19
6.3. Đối với kinh tế - xã hội và môi trường................................................................................ 19
PHẦN 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐÃ THỰC HIỆN................................................... 20
I. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN............................................................................. 20
1. Giải pháp về tổ chức................................................................................................................... 20
2. Giải pháp về công nghệ.............................................................................................................. 20
3. Giải pháp về tập huấn, chuyển giao công nghệ.................................................................... 21
4. Các nội dung công việc chính thực hiện................................................................................ 21
5. Về tiến độ thực hiện các nội dung công việc......................................................................... 21
II. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC......................................................................................................... 23



CHƯƠNG I: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG GHỆ THÔNG TIN VÀ CÔNG
TÁC QUẢN LÝ CƠ SỞ DỮ LIỆU LÀNG NGHỀ TỈNH PHÚ THỌ.......................... 23
1. Điều tra khảo sát hiện trạng....................................................................................................... 23
2. Đánh giá thực trạng kết quả điều tra khảo sát....................................................................... 25
CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU VÀ TRANG
THÔNG TIN ĐIỆN TỬ LÀNG NGHỀ TỈNH PHÚ THỌ............................................... 31
1. Xác định các giải pháp công nghệ:.......................................................................................... 31
2. Nội dung chính của CSDL làng nghề..................................................................................... 36
3. Xây dựng phần mềm quản trị CSDL....................................................................................... 37
CHƯƠNG III: ĐÀO TẠO TẬP HUẤN CÁN BỘ QUẢN TRỊ, CẬP NHẬT, SỬ
DỤNG, KHAI THÁC CSDL VÀ TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ LÀNG NGHỀ
TỈNH PHÚ THỌ............................................................................................................................ 51
CHƯƠNG IV: VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM VÀ HOÀN THIỆN CSDL VÀ
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ LÀNG NGHỀ TỈNH PHÚ THỌ............................. 53
PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................. 60
1. Kết luận........................................................................................................................................ 60
2. Kiến nghị:.................................................................................................................................... 60

2


Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

CNTT

Công nghệ thông tin

KHCN


Khoa học công nghệ

KH&CN

Khoa học và công nghệ

CSDL

Cơ sở dữ liệu

UBND

Ủy ban nhân dân

ĐT

Đề tài

DA

Dự án

ĐH

Đại học



Quyết định


CPU

Central processing unit

NSD

Người sử dụng

3


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1. Thông tin chung
1.1. Một số thông tin chung
Tên đề tài: “Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu và trang thông tin điện tử làng
nghề tỉnh Phú Thọ”
Mã số: 15/ĐT-KHCN.PT/2016
Cấp quản lý: Cấp tỉnh
Thời gian thực hiện: 18 tháng (Từ tháng 04/2016 đến tháng 10/2017)
Tổng kinh phí thực hiện: 415,300,000đ. Trong đó:
Từ ngân sách sự nghiệp khoa học: 415,300,000đ;
Từ nguồn tự có của đơn vị: 0đ.
Lĩnh vực khoa học: Khoa học tự nhiên
1.2. Chủ nhiệm đề tài
Họ và tên: Trần Anh Tuấn
Ngày, tháng, năm sinh: 20/12/1980. Giới tính: Nam ☒

Nữ: ☐

Học hàm, học vị/Trình độ chuyên môn: Kỹ sư CNTT

Chức danh khoa học:

Chức vụ: Chủ tịch HĐQT

Mobile: 0986.616.288
E-mail:
Tên tổ chức đang công tác: Công ty cổ phần phần mềm Minsoft Việt Nam.
Địa chỉ tổ chức: Phòng 201A, tòa nhà TechcomBank, 181 Nguyễn Lương Bằng,
Đống Đa, Hà Nội
Địa chỉ nhà riêng: Số 38B, ngõ Thịnh Quang, P. Thịnh Quang, Q. Đống Đa, Hà
Nội;
1.3. Thư ký đề tài
Họ và tên: Đỗ Quang Chính
Ngày, tháng, năm sinh: 02 - 01 - 1982.

Nam/ Nữ: Nam
4


Học hàm, học vị/ Trình độ chuyên môn: Kỹ sư CNTT
Chức danh khoa học:
Chức vụ: Phó giám đốc
Mobile: 0902 068 532
E-mail:
Tên tổ chức đang công tác: Công ty cổ phần phần mềm Minsoft Việt Nam
Địa chỉ tổ chức: Phòng 201A, tòa nhà TechcomBank, 181 Nguyễn Lương Bằng,
Đống Đa, Hà Nội
Địa chỉ nhà riêng: Số 8, ngách 93, ngõ 260 Cầu Giấy, Hà Nội
1.4. Tổ chức chủ trì đề tài
Tên tổ chức chủ trì đề tài: Công ty cổ phần phần mềm Minsoft Việt Nam

Điện thoại: (844) 35643150 Fax: (844) 35643150
Website: Minsoft.vn
Địa chỉ: Phòng 201A, tòa nhà TechcomBank, 181 Nguyễn Lương Bằng, Đống
Đa, Hà Nội
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Trần Thị Lan Phương
Số tài khoản: 140 2177 3950 016
Kho bạc nhà nước/Ngân hàng: Ngân hàng Techcombank, phòng giao dịch Trần
Duy Hưng, chi nhánh Hoàng Quốc Việt
Tên cơ quan chủ quản đề tài: Công ty cổ phần phần mềm Minsoft Việt Nam
1.5. Các tổ chức phối hợp chính thực hiện đề tài
Tên tổ chức: Sở Công thương tỉnh Phú Thọ
Địa chỉ: Đường Châu Phong – Phường Gia Cẩm – Thành phố Việt Trì – Tỉnh Phú
Thọ
Điện thoại: 0210 3846525
Fax: 0210 3817558

5


1.6. Các cán bộ thực hiện đề tài
TT

Nội dung, Thời gian

Họ và tên

làm việc
Học hàm, học vị

1


Trần Anh Tuấn
Kỹ sư CNTT

2

Đỗ Quang Chính
Kỹ sư CNTT

3

Trần Văn Bạch
Kỹ sư CNTT

4

Đỗ Đức Vỹ
Kỹ sư CNTT

5

Đỗ Danh Nam
Kỹ sư CNTT

6

Nguyễn Đình Tâm
Kỹ sư CNTT

7


Vũ Duy Tuấn
Kỹ sư CNTT

8

Đào Đức Hải
Kỹ sư CNTT

Tổ chức

công việc

cho đề

công tác

chính

tài (tháng

tham gia

quy đổi)

Công ty cổ
phần phần Chủ nhiệm
mềm Minsoft
đề tài
Việt Nam

Công ty cổ
phần phần
Thư ký đề
mềm Minsoft
tài
Việt Nam
Công ty cổ
phần phần Quản trị dự
mềm Minsoft
án
Việt Nam
Công ty cổ
phần phần
Lập trình
mềm Minsoft
viên
Việt Nam
Công ty cổ
phần phần
Lập trình
mềm Minsoft
viên
Việt Nam
Công ty cổ
phần phần
Lập trình
mềm Minsoft
viên
Việt Nam
Công ty cổ

phần phần
Lập trình
mềm Minsoft
viên
Việt Nam
Công ty cổ
phần phần
Lập trình
mềm Minsoft
viên
Việt Nam

14

14

14

14

14

14

14

14

6



9 Nguyễn Quốc Tịch

Thạc sĩ QTKD

Sở Tài chính
Phú Thọ

Tư vấn
thực hiện

14

2. Tổng quan nghiên cứu và sự cần thiết nghiên cứu thực hiện đề tài
2.1. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài
2.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Trong những năm gần đây cuộc cách mạng về CNTT diễn ra mạnh mẽ, đó là
quá trình sử dụng máy tính trong xử lý thông tin để thay thế một phần lao động
trí óc trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Nhờ đó giúp xã hội tăng năng suất lao
động, tăng chất lượng của sản phẩm, dịch vụ.
Công nghệ thông tin đã được ứng dụng rộng rãi trong tất cả các hoạt động
kinh tế - xã hội, trong công tác quản lý nói chung và trong quản lý làng nghề,
quảng bá sản phẩm của làng nghề nói riêng. Việc ứng dụng công nghệ thông tin
giúp tự động hóa công tác quản lý thông tin, nghiệp vụ làng nghề và giúp đa dạng
hóa các hình thức quảng bá, giới thiệu làng nghề, sản phẩm làng nghề và du lịch
làng nghề.
Nhiều quốc gia trên thế giới đã ứng dụng khá hiệu quả công nghệ thông tin
trong công tác quản lý làng nghề và quảng bá sản phẩm làng nghề. Các trang web
về quảng bá sản phẩm làng nghề thường là các trang bán hàng trực tuyến, kết hợp
với quảng bá du lịch, giới thiệu làng nghề, các chính sách đầu tư phát triển.

Một số quốc gia không những chú ý đến việc ứng dụng công nghệ thông tin
trong quản lý làng nghề mà còn triển khai ứng dụng công nghệ thông tin và
truyền thông tại chính các làng nghề để thúc đẩy phát triển các làng nghề và huy
động vốn đầu tư từ bên ngoài.
2.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Hiện nay, những chủ trương, chính sách về ứng dụng và phát triển CNTT
của Đảng và Nhà nước đã tạo ra định hướng rõ ràng, hỗ trợ và có những tác động
tích cực đối với việc thúc đẩy ứng dụng và phát triển CNTT. Cho tới nay, những
chính sách của Nhà nước từ các văn bản như Luật, Nghị định của Chính phủ và
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ đều thể hiện nhất quán chính sách thúc đẩy
ứng dụng và phát triển CNTT.
Do nhận thức được hiệu quả của ứng dụng công nghệ thông tin và các chính
sách ưu đãi, tạo điều kiện của nhà nước cho doanh nghiệp, các doanh
7


nghiệp Việt Nam đã ứng dụng hiệu quả của CNTT. Có thể nói trong các tất cả
lĩnh vực kinh tế đều có ứng dụng CNTT, các doanh nghiệp đã có ứng dụng CNTT
trực tiếp trong sản xuất, hầu hết các doanh nghiệp có ứng dụng CNTT trong quản
lý, điều hành, tác nghiệp,…
Như vậy có thể nói rằng công nghệ thông tin đã được ứng dụng trong hầu
hết các lĩnh vực từ quản lý nhà nước đến vận hành, tác nghiệp của mọi tổ chức cá
nhân.
Liên quan đến phát triển nông thôn, ở Việt Nam rất ít công trình nghiên cứu,
hội thảo đề cập đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng cơ sở dữ
liệu và trang thông tin quản lý dữ liệu các làng nghề. Cho đến nay mới chỉ có
Công ty TNHH Công nghệ trang web Sao Việt với đề tài nghiên cứu xây dựng hệ
thống thông tin quản lý và quảng bá phục vụ phát triển bền vững các làng nghề
trên địa bàn Thành phố Hà Nội (năm 2013). Đề tài nhằm hỗ trợ quản lý thông tin
các làng nghề và hỗ trợ quảng bá sản phẩm nhằm giới thiệu các làng nghề truyền

thống, các nghệ nhân của Hà Nội đến với cả nước và đối tác, khách du lịch nước
ngoài, thực hiện xúc tiến đầu tư, giới thiệu sản phẩm, quảng bá du lịch làng nghề
góp phần phát triển các làng nghề bền vững. Đề tài đã tiến hành thập thông tin từ
một số website và xây dựng phiếu điều tra khảo sát, đánh giá về hiện trạng công
tác quản lý và quảng bá sản phẩm làng nghề trên địa bàn Hà Nội. Trên cơ sở đó,
tiền hành nghiên cứu, phân tích, thiết kế hệ thống thông tin cho hệ thống quản lý
làng nghề; hệ thống quản lý nhà nước; hệ thống quảng bá sản phẩm. Đây có thể
xem là một trong những đề tài nghiên cứu đầu tiên cấp độ tỉnh về ứng dụng công
nghệ thông tin quản lý và quảng bá phục vụ phát triển bền vững các làng nghề
trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, do đặc thù làng nghề địa phương khác
nhau, mục tiêu khác nhau cũng như sự khác nhau về địa lý nên kết quả nghiên
cứu khó áp dụng cho địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Như vậy có thể nói cho đến nay trên địa bàn tỉnh Phú Thọ chưa có công
trình nghiên cứu nào liên quan đến ứng dụng CNTT để xây dựng hệ thống cơ sở
dữ liệu và trang thông tin quản lý dữ liệu các làng nghề trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
2.1.3. Tổng quan tình hình làng nghề Phú Thọ
Để bảo tồn và phát triển làng nghề ngày 02/11/2010, UBND tỉnh có
Chương trình số 3814/CTr – UBND về chương trình Bảo tồn và phát triển làng
nghề tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010 – 2015 và định hướng đến năm 2020 và quyết
định số 761/2010/QĐ-UBND ngày 25/03/2010 của UBND tỉnh về việc ban hành
8


quy định tiêu chí xét công nhận làng nghề khu vực nông thôn tỉnh Phú Thọ hàng
năm. Định hướng phát triển các làng nghề trong giai đoạn tiếp theo là tiếp tục bảo
tồn và phát triển các làng nghề đã được công nhận. Phát triển ngành nghề, làng
nghề là phát triển sản xuất nghề phi nông nghiệp gắn với thị trường tiêu thụ và
thương hiệu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp, tạo
thêm việc làm, khai thác tiềm năng lợi thế của Tỉnh, giữ gìn và phát huy bản sắc
văn hóa dân tộc trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp,

nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Bảo tồn và phát triển bền vững các làng
nghề đã công nhận theo mục tiêu tại Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề
tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010 – 2015, định hướng đến năm 2020 đã được UBND
tỉnh phê duyệt.
Thực tế hoạt động tại các làng nghề cho thấy phần lớn các làng nghề được
công nhận đến nay vẫn phát triển tốt, số lao động tham gia vào làng nghề tăng so
khi được công nhận, thu nhập của người lao động ổn định đảm bảo cuộc sống cho
người làm nghề, người lao động muốn gắn bó lâu dài với nghề. Một số làng nghề
phát triển mạnh như: Làng nghề sản xuất chè Khuôn - Xã Sơn Hùng – huyện
Thanh Sơn; Làng nón lá Sai Nga - xã Sai Nga – huyện Cẩm Khê; Làng nghề đan
lát Đỗ Xuyên - xã Đỗ Xuyên – huyện Thanh Ba. Tuy nhiên, trong quá trình phát
triển, các làng nghề cũng gặp những khó khăn nhất định trong tổ chức sản xuất,
tiêu thụ sản phẩm,…và mong muốn tiếp cận được các nguồn ưu đãi, được vay
vốn để mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư cơ sở hạ tầng làng nghề, được hỗ trợ xúc
tiến đầu tư, quảng bá sản phẩm gắn với phát triển du lịch bền vững trên địa bàn
tỉnh.
Hiện nay tổng số làng nghề trên địa bàn tỉnh là 73 làng nghề. Tổng số lao
động trong các làng nghề là trên 20 nghìn lao động, trong đó lao động thường
xuyên là trên 14 nghìn lao động. Tổng doanh thu của các làng nghề là 1,5 nghìn
tỷ đồng. Hình thức tổ chức sản xuất trong các làng nghề chủ yếu theo quy mô hộ
gia đình với hơn 9 nghìn hộ, 13 doanh nghiệp và 04 HTX. Các làng nghề hoạt
động ổn định có 69 làng nghề (chiếm 94,5%); có 4 làng nghề hoạt động không
9


ổn định. Sản phẩm làng nghề đã xây dựng nhãn hiệu hàng hóa và đăng ký các
hình thức bảo hộ sở hữu trí tuệ của cá nhân và tập thể có 8 làng nghề (chiếm
10,9%). Số làng nghề không đạt tiêu chí môi trường theo Thông tư 46/2011/TTBTNMT của Bộ tài nguyên và Môi trường và theo tiêu chí Nông thôn mới có 5
làng nghề (chiếm 6,8%).
Các làng nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh được chia thành 4 nhóm chính:

* Nhóm làng nghề chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản có 42 làng
nghề: Các sản phẩm chủ yếu như: Chè đen, chè xanh, bún, mì, bánh các loại...;
tổng doanh thu của các làng nghề đạt 711,25 tỷ đồng; thu nhập bình quân của
người lao động đạt 2,5 triệu đồng/người/tháng; Tổng số lao động là 10.288 lao
động, trong đó lao động thường xuyên là 7.486 lao động, với 4.854 hộ, 9 doanh
nghiệp và 3 HTX.
Số làng nghề hoạt động ổn định là 39 làng nghề (chiếm 93%) và 3 làng
nghề hoạt động không ổn định. Số làng nghề đã xây dựng nhãn hiệu hàng hóa và
đăng ký các hình thức bảo hộ sở hữu trí tuệ là 7 làng nghề (chiếm 16,6%). Số
làng nghề không đạt tiêu chí môi trường theo Thông tư 46/2011/TT-BTNMT của
Bộ tài nguyên và Môi trường và theo tiêu chí Nông thôn mới chiểm tỷ lệ cao nhất
là 4 làng nghề (chiếm 9,5%).
Trong nhóm làng nghề chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản thì số làng
nghề chế biến chè có số lượng nhiều nhất là 17 làng nghề (chiếm 23% tổng số
làng nghề của tỉnh, 40,4% tổng số làng nghề thuộc nhóm chế biến, bảo quản
nông, lâm, thủy sản). Tổng số lao động trong các làng nghề chế biến chè là trên 2
nghìn lao động, trong đó lao động thường xuyên là trên 1,9 nghìn lao động. Tổng
doanh thu của các làng nghề chè là 92 tỷ đồng. Hình thức tổ chức sản xuất trong
các làng nghề chủ yếu theo quy mô hộ gia đình với hơn 1,3 nghìn hộ, 01 doanh
nghiệp (Công ty TNHH 1 thành viên Thành Tâm thuộc Làng nghề sản xuất chè
Dốc Đen, xã Đông Lĩnh, huyện Thanh Ba) và 01 HTX (HTX sản xuất chè Phú
Thịnh thuộc Làng nghề sản xuất và chế biến chè Phú Thịnh, xã Phú Hộ, TX Phú
Thọ). Số làng nghề đã xây dựng nhãn hiệu hàng hóa và đăng ký các
10


hình thức bảo hộ sở hữu trí tuệ là 2 làng nghề (chiếm 11,7% tổng số làng nghề
chè của tỉnh). Trong đó có 01 nhãn hiệu tập thể là chè xanh Chùa Tà của Làng
nghề chè Chùa Tà, xã Tiên Phú, huyện Phù Ninh; 01 nhãn hiệu cá nhân là chè an
toàn Kính Nữ của Làng nghề chế biến chè Hoàng Văn, xã Văn Luông, huyện Tân

Sơn.
Số làng nghề chế biến thực phẩm (mỳ, bún, bánh, rau an toàn, nấm...) có 15 làng
nghề, với 2.103 hộ và 01 HTX (HTX rau an toàn Tân Đức thuộc Làng rau an toàn
Tân Đức, xã Tân Đức, TP Việt Trì). Tổng số lao động là 4.187, trong đó lao động
thường xuyên là 2.562 lao động. Có 5 làng nghề đã xây dựng nhãn hiệu hàng hóa
và đăng ký các hình thức bảo hộ sở hữu trí tuệ, trong đó 02 nhãn hiệu cá nhân
(mỳ gạo Hùng Lô thuộc Làng nghề chế biến thực phẩm Đoàn Kết xã Hùng Lô,
TP Việt Trì; Tương Phượng Hiệp thuộc Làng nghề tương Bợ, xã Thạch Đồng,
huyện Thanh Thủy) và 03 nhãn hiệu tập thể (Tương Dục Mỹ của Làng nghề
tương Dục Mỹ, xã Cao Xá, huyện Lâm Thao; Răn Tứ Xã của Làng nghề nuôi và
chế biến rắn Tứ Xã, huyện Lâm Thao; Rau an toàn Tân Đức của Làng rau an toàn
Tân Đức, xã Tân Đức, TP Việt Trì).
Số làng nghề chế biến lâm sản và các ngành nghề chế biến khác có 10 làng
nghề. Tổng doanh thu của các làng nghề đạt 226,3 tỷ đồng, với 1.355 hộ và 8
doanh nghiệp (Làng nghề chế biến lâm sản Trại Hái, xã Tiêu Sơn, huyện Đoan
Hùng có 06 doanh nghiệp: Công ty TNHH Trần Trung Minh, Công ty TNHH An
Thành Phát, DN tư nhân Long Thành Đạt, Xí nghiệp Liên Minh Tiêu Sơn, DN tư
nhân Định Thiệp, Cty TNHH Hoàng Long; Làng nghề sản xuất và CBNLS Công
Nông, xã Hương Xạ, huyện Hạ Hòa có 01 doanh nghiệp là công ty TNHH Hoàng
Trung; Làng nghề chế biến lâm sản Ấm Hạ, xã Ấm Hạ, huyện Hạ Hòa có 01
doanh nghiệp là doanh nghiệp Trúc Mai). Tổng số lao động trong các làng nghề
là 3.869 lao động, trong đó 2.923 lao động thường xuyên.
* Nhóm làng nghề thủ công mỹ nghệ (đồ gỗ, mây tre đan, dệt may...) có
20 làng nghề: Các sản phẩm chủ yếu như: Đồ mộc gia dụng, nón lá truyền thống,
quần áo thổ cẩm, ván ép...; tổng doanh thu của các làng nghề đạt 665 tỷ
11


đồng; thu nhập bình quân của người lao động đạt 3,5 triệu đồng/người/tháng;
Tổng số lao động là 8.295 lao động, trong đó lao động thường xuyên là 5.488 lao

động, với 3.123 hộ, 4 doanh nghiệp và 2 HTX. Số làng nghề hoạt động ổn định là
19 làng nghề (chiếm 95%) và 01 làng nghề hoạt động không ổn định, 01 làng
nghề không đạt tiêu chí môi trường theo quy định (chiếm 5,3%).
Trong đó, số làng nghề đan lát có 14 làng nghề (sản phẩm chính là đan lát
mây, tre, nón lá, dệt thổ cẩm...). Tổng doanh thu đạt 149,8 tỷ đồng với 2.602 hộ
và 01 Hợp tác xã (HTX nón lá Sai Nga thuộc Làng nghề nón Sai Nga, xã Sai
Nga, huyện Cẩm Khê). Tổng lao động là 5.582 lao động, trong đó có 3.656 lao
động thường xuyên.
Số làng nghề mộc có 6 làng nghề (sản phẩm chủ yếu là các đồ mộc gia dụng:
giường, tủ, bàn, ghế...). Tổng doanh thu đạt 515,2 tỷ đồng, với 2.713 lao động,
trong đó có 1.832 lao động thường xuyên. Hình thức sản xuất chủ yếu vẫn là quy
mô hộ gia đình với 521 hộ, 04 doanh nghiệp (Làng nghề mộc Vân Du - xã Vân
Du, huyện Đoan Hùng có 03 doanh nghiệp: Cty TNHH chế biến lâm sản Phúc
Đại Thành, Cty TNHH 1 thành viên Phan Anh, Cty TNHH chế biến gỗ Phúc Lộc;
Làng nghề mộc Phú Hà, thị trấn Thanh Sơn, huyện Thanh Sơn có 01 doanh
nghiệp là Cty TNHH Lâm Sản Quý Yến) và 01 Hợp tác xã (HTX tiểu thủ công
nghiệp Nam Thái thuộc Làng nghề mộc Phú Hà, thị trấn Thanh Sơn, huyện
Thanh Sơn).
* Nhóm làng nghề xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng có 2 làng nghề.
Các sản phẩm chủ yếu như: Vật liệu xây dựng, dịch vụ xây dựng...; tổng doanh
thu của các làng nghề đạt 71,7 tỷ đồng; thu nhập bình quân của người lao động
đạt 3,5 triệu đồng/người/tháng; Tổng số lao động là 529 lao động, trong đó lao
động thường xuyên là 290 lao động, với 315 hộ. Các làng nghề sau khi được công
nhận cơ bản hoạt động ổn định, đảm bảo các tiêu chí về môi trường theo quy
định.
* Nhóm làng nghề gây trồng, kinh doanh sinh vật cảnh có 9 làng nghề. Các
sản phẩm chính là: Hoa, cây cảnh...; tổng doanh thu của các làng nghề đạt
12



80 tỷ đồng; thu nhập bình quân của người lao động đạt 3,5 triệu
đồng/người/tháng; Tổng số lao động là 1.559 lao động, trong đó lao động
thường xuyên là 1.171 lao động, với 1.052 hộ, có 01 làng nghề đang xây dựng
nhãn hiệu tập thể “Cá chép Thủy Trầm” thuộc Làng sản xuất cá chép đỏ Thủy
Trầm, xã Tuy Lộc, huyện Cẩm Khê. Các làng nghề sau khi được công nhận cơ
bản hoạt động ổn định, đảm bảo các tiêu chí về môi trường theo quy định.
Để góp phần đạt mục tiêu phát triển các làng nghề như kỳ vọng của Tỉnh,
vấn đề đặt ra là làm thế nào xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và trang thông tin
nhằm quản lý dữ liệu các làng nghề để có những chính sách phù hợp thúc đẩy sự
phát triển của các làng nghề trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
2.2. Luận giải về sự cần thiết, tính cấp bách và ý nghĩa thực tiễn của việc
nghiên cứu đề tài
a) Qua phần tổng quan kinh nghiệm nước ngoài có thể thấy rằng trên thế
giới hiện nay việc ứng dụng CNTT xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và trang
thông tin quản lý dữ liệu các làng nghề là một công cụ quan trọng không thể
thiếu, tạo lập cơ sở dữ liệu và trang thông tin làng nghề không những phục vụ cho
công tác quản lý các làng nghề mà còn đảm bảo giúp các làng nghề huy động vốn
đầu từ, phát triển, gắn với du lịch. Ngoài việc ứng dụng CNTT trong quản lý của
cơ quan quản lý nhà nước, các làng nghề còn sử dụng trang web để quảng bá sản
phẩm và hình ảnh làng nghề, thậm chí ứng dụng công nghệ thông tin trong trong
sản xuất sản phẩm của làng nghề và nhiều ứng dụng khác. Như vậy có thể nói
rằng việc ứng dụng CNTT nói chung trong các làng nghề là một nhu cầu không
thể thiếu đối với các làng nghề ở Việt Nam hiện nay.
b) Qua thực tế ứng dụng CNTT trong quản lý làng nghề ở Việt Nam cho
thấy:
Thứ nhất, các website, cổng thông tin về làng nghề hiện có mới chỉ dừng lại
ở việc giới thiệu về làng nghề và các sản phẩm của làng nghề. Tuy nhiên, tất cả
các nội dung đưa lên đều là do quản trị trang web tự đưa. Việc này đòi hỏi một
khối lượng công việc rất lớn nhưng lại không đem lại hiệu quả cần thiết để có thể
giới thiệu một cách chi tiết các sản phẩm của làng nghề đến công chúng.

Thứ hai, nội dung trang web về làng nghề không được cập nhật thường
xuyên, nhiều trang web lần nhập tin tức mới nhất cách thời điểm hiện tại đến vài
năm.
13


Thứ ba, chưa đảm bảo hình thành cơ sở dữ liệu làng nghề đẩy đủ, những
thông tin cụ thể về làng nghề, khả năng phát triển, khả năng thu hút đầu tư,….
Thứ tư, các trang web làng nghề chưa gắn với các điểm, tuyến du lịch của
địa phương và quốc gia.
Thứ năm, chưa hình thành kênh trao đổi thông tin cho những người dân tại
các làng nghề, khả năng ứng dụng, tương tác của các làng nghề còn hạn chế, chưa
đáp ứng yêu cầu phát triển làng nghề.
c) Liên quan đến làng nghề trên địa bàn tỉnh Phú Thọ: Hiện Phú Thọ có trên
45 làng nghề đạt tiêu chuẩn nhưng vẫn chưa có một website nào có tính chất đại
diện, quảng bá, đưa các sản phẩm của làng nghề đến với với công chúng và do
vậy cơ quan quản lý không nắm bắt được nhu cầu phát triển của các làng nghề để
có chính sách thúc đẩy, hỗ trợ cần thiết cũng như tạo khả năng thu hút đầu tư từ
các tổ chức và cá nhân quốc tế. Mặt khác khách du lịch, người tiêu dùng có nhu
cầu, quan tâm đến các làng nghề, sản phẩm làng nghề của Phú Thọ nhưng lại
thiếu thông tin.
d) Các làng nghề trên địa bàn tỉnh Phú Thọ chưa chú tâm đến phát triển
thương hiệu, do vậy một trong những công cụ hỗ trợ các làng nghề xây dựng và
phát triển thương hiệu là công nghệ thông tin.
e) Hiện tại Việt Nam hầu như chưa có công trình nghiên cứu, trang web phổ
dụng, tương thích có thể ứng dụng cho quản lý cơ sở dữ liệu làng nghề cấp tỉnh
phục vụ cho cơ quan quản lý nhà nước và chính làng nghề.
Từ những lý do trên, việc tiến hành nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng CNTT
vào việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và trang thông tin về làng nghề của tỉnh
Phú Thọ là nhu cầu cấp thiết nhằm xây dựng cổng thông tin điện tử về làng nghề

và các thông tin liên quan đến làng nghề trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể sau:
- Xây dựng phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu làng nghề tỉnh Phú Thọ.
- Xây dựng trang thông tin điện tử làng nghề tỉnh Phú Thọ.
- Đào tạo, tập huấn cán bộ quản trị, cập nhật cơ sở dữ liệu, sử dụng, duy trì
cơ sở dữ liệu và trang thông tin điện tử làng nghề tỉnh Phú Thọ.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các làng nghề, người lao động trong làng nghề.
14


Phạm vi nghiên cứu là làng nghề trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

5. Nội dung và phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng
5.1. Nội dung nghiên cứu
Nội dụng 1: Đánh giá thực trạng CNTT và công tác quản lý CSDL làng
nghề tỉnh Phú Thọ.
- Tổng hợp và phân tích số liệu, tư liệu điều tra, khảo sát.
- Đánh giá thực trạng CNTT và thực trạng công tác quản lý CSDL làng
nghề (gồm ưu điểm; hạn chế; xu hướng ứng dụng quản lý cơ sở dữ liệu và công
nghệ thông tin trong xu thế hội nhập).
Nội dung 2: Nghiên cứu xây dựng CSDL và trang thông tin điện tử và trang
thông tin điện tử làng nghề tỉnh Phú Thọ.
- Xác định các giải pháp công nghệ: Xác định các hệ thống mạng; Các công
nghệ nền; Ngôn ngữ lập trình; Tính bảo mật; Hệ quản trị cơ sở dữ liệu tiên tiến,
phù hợp, ưu tiên mã nguồn mở.
- Xác định nội dung chính của CSDL làng nghề: Thông tin chung về làng
nghề; Nguyên vật liệu của làng nghề; Sản phẩm chính; Công nghệ; Dụng cụ, máy
móc, trang thiết bị sử dụng tại các làng nghề; Thị trường; Vốn; Lao động; Môi

trường.
- Xây dựng trang web quản trị CSDL: Phân tích và thiết kế hệ thống; Thiết
kế giao diện CSDL; Thiết kế các modul phục vụ các chức năng của trang web
(gồm: thông tin chung về làng nghề; nguyên vật liệu; sản phẩm chính; công nghệ;
dụng cụ, máy móc, trang thiết bị; thị trường; vốn; lao động; môi trường); Lập
trình: xây dựng trang web; Cài đặt trang web vào máy chủ; bảo mật; phân quyền
sử dụng
- Nghiên cứu xây dựng trang thông tin điện tử làng nghề tỉnh Phú Thọ: gồm
các modul chức năng cụ thể:
o Chức năng cập nhật thông tin.
o Chức năng người dùng.
o Chức năng quản trị hệ thống.
o Danh mục làng nghề: có chức năng tìm kiếm, lọc dữ liệu trong danh mục
o Thông tin chung về làng nghề: lịch sử hình thành, ông tổ nghề
15


o Thông tin về quá trình sản xuất của làng nghề: các nguyên vật liệu đầu
vào, máy móc, trang thiết bị của làng nghề, quy trình sản xuất.
o Thông tin về các hộ sản xuất, kinh doanh trong làng nghề: liệt kê danh
sách hộ kinh doanh, có địa chỉ, thông tin liên lạc cụ thể. Ngoài ra có thể bình
chọn, xếp loại các hộ kinh doanh theo các tiêu chí khác nhau.
o Thông tin về các nghệ nhân trong làng nghề: giới thiệu hồ sơ từng nghệ
nhân, các thông tin báo chí, bài viết về nghệ nhân.
o Sản phẩm của làng nghề: mô tả chi tiết về sản phẩm, công năng tác dụng
của sản phẩm, hình ảnh, mẫu mã sản phẩm, giá cả, cách thức đặt hàng, giao hàng
o Thông tin dành cho khách du lịch: cách thức đi thăm làng nghề, cách
thức trải nghiệm quá trình sản xuất sản phẩm
o Thông tin về các cơ chế, chính sách của nhà nước để phát triển làng nghề
- Các trang thiết bị kỹ thuật để quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng trang

web CSDL và trang thông tin điện tử làng nghề tỉnh Phú Thọ gồm (máy chủ thuê
tại VNPT, máy tính có kết nối internet, cán bộ quản lý nhà nước có kỹ năng tin
học văn phòng)
Nội dung 3: Đào tạo, tập huấn cán bộ quản trị, cập nhật, sử dụng, khai thác
CSDL và trang thông tin điện tử làng nghề tỉnh Phú Thọ.
- Xây dựng tài liệu hướng dẫn sử dụng; tài liệu hướng dẫn triển khai (tài liệu
đào tạo, tập huấn).
- Số lượng: 3 lớp.
o
Lớp tập huấn khai thác dữ liệu, thống kê, báo cáo cho cán bộ nhà
nước để phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước.
o
Lớp tập huấn cho cán bộ quản trị cơ sở dữ liệu và trang thông tin
điện tử: để có thể kiểm duyệt thông tin trên trang tin điện tử, cách thức sao lưu,
bảo trì cơ sở dữ liệu.
o
Lớp tập huấn cho đại diện các làng nghề và cán bộ xã. Mỗi làng
nghề cử ra một người đại diện, người này chỉ cần có kiến thức sử dụng máy tính
hoặc điện thoại thông minh để truy cập internet.
- Thời gian: Mỗi lớp 01 ngày

16


- Đối tượng: 30 người (gồm đại diện các làng nghề; cán bộ quản lý nhà nước
về các làng nghề ở cấp xã, huyện, tỉnh; cán bộ quản trị CSDL và trang thông tin
điện tử).
- Nội dung tập huấn gồm:
o Cách thức mở trang tin, đăng nhập vào trang tin bằng tên, mật khẩu riêng
của làng nghề.

o Cách thức quản lý và phân quyền cho người sử dụng.
o Cách thức đưa nội dung, tin bài mới lên trang tin.
o Cách thức đưa các sản phẩm mới lên trang tin: gồm giới thiệu sản phẩm,
giá cả, hình ảnh sản phẩm …
o Cách thức trao đổi thông tin với khách hàng nếu có
o Cách thức sao lưu và bảo trì CSDL.
Nội dung 4: Vận hành thử nghiệm và hoàn thiện CSDL và trang thông tin
điện tử làng nghề tỉnh Phú Thọ.
- Cài đặt, cập nhật, vận hành thử CSDL và trang thông tin điện tử.
- Tổ chức hội thảo lấy ý kiến hiệu chỉnh, hoàn thiện CSDL và trang thông tin
điện tử làng nghề tỉnh Phú Thọ.
- Hợp đồng bảo hành, bảo trì, bảo dưỡng CSDL và trang thông tin điện tử
làng nghề tỉnh Phú Thọ.
Xây dựng quy chế quản lý, cập nhật, khai thác, sử dụng CSDL và trang
thông tin điện tử làng nghề tỉnh Phú Thọ.
5.2. Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật sử dụng
5.2.1. Phương pháp sử dụng
- Phương pháp thiết kế và xây dựng phần mềm tin học: Sử dụng hầu hết ở
các nội dung của đề tài
- Phương pháp điều tra thống kê: Khảo sát, đánh giá hiện trạng hạ tầng
CNTT và thực trạng công tác quản lý CSDL làng nghề tỉnh Phú Thọ.
- Phương pháp thống kê toán học: Để xử lý các kết quả thực nghiệm, kết
quả điều tra khảo sát nhằm rút ra các kết luận khoa học và thực tiễn.
- Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh: Nghiên cứu phân tích tài liệu,
số liệu điều tra.
17


- Phương pháp chuyên gia: Sử dụng các chuyên gia trong việc thiết kế, xây
dựng và vận hành thử nghiệm phần mềm.

- Phương pháp thử nghiệm: Vận hành thử nghiệm hệ thống, phần mềm,
đánh giá những hạn chế cần khắc phục và thực hiện hiệu chỉnh phần mềm.
- Phương pháp kế thừa: Kế thừa các phần mềm, các chương trình đã có, các
tài liệu liên quan để thiết kế và xây dựng phần mềm.
- Phương pháp hội thảo khoa học: Tổ chức hội thảo khoa học để đóng góp
ý kiến hoàn thiện các nội dung nghiên cứu của đề tài.
5.2.2. Các kỹ thuật sử dụng:
- Sử dụng công nghệ cloud (điện toán đám mây)
- Sử dụng công nghệ nền ASP.NET để lập trình.
- Sử dụng ngôn ngữ lập trình C#.
- Máy chủ của hệ thống sử dụng máy chủ thuê từ đơn vị lớn, có uy tín trong
ngành CNTT là VNPT.
- Sử dụng công nghệ cơ sở dữ liệu SQL server.
- Sử dụng kỹ thuật xây dựng trang web theo mô hình thác đổ (Waterfall)
gồm các khâu: Requirment (đặc tả yêu cầu)  Analysis & Design (Phân tích &
thiết kế)  Coding (lập trình)  Test (kiểm thử)  Deploy (triển khai, đào tạo,
tập huấn).
- Thiết bị kèm theo: các làng nghề tự trang bị các thiết bị kèm theo như máy
tính, máy scan, máy ảnh, điện thoại thông minh … để có thể tự đưa các nội dung,
đưa hình ảnh lên trang tin điện tử.
- Công nghệ bảo mật: công nghệ SSL, công nghệ bảo mật CSDL 3 lớp (hệ
thống, lớp database, lớp user).
6. Ý nghĩa thực tiễn và hiệu quả của đề tài
Đề tài thành công sẽ giúp cơ quản quản lý có công cụ quản lý tốt làng nghề.
Đồng thời kết quả nghiên cứu góp phần mang lại lợi ích cho các làng nghề, tổ
chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực làng nghề có thêm một kênh thông tin,
trao đổi, mua bán, quảng cáo sản phẩm của mình đến công chúng và khách hàng.
Nhà nước chỉ đầu tư ban đầu để giúp các làng nghề có công cụ CNTT để
tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Sau đó khi có hiệu quả, các làng nghề cần tự
18



góp vốn để duy trì kinh phí duy tu, bảo dưỡng các kết quả của đề tài. Ví dụ: các
làng nghề có thể góp vốn 1-2 triệu đồng/năm để làm kinh phí thuê máy chủ, kinh
phí nâng cấp, kinh phí phụ cấp cho cán bộ kỹ thuật CNTT.
Kết quả nghiên cứu chủ yếu áp dụng cho cơ quan quản lý nhà nước. Tuy
nhiên, thông qua quá trình thực hiện, các làng nghề có nhiều thông tin về khả
năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất-kinh doanh của làng
nghề.
Trong quá trình triển khai thực hiện, đề tài có hợp tác với các làng nghề và
doanh nghiệp trong làng nghề để tiến hành xây dựng các thông số cơ sở dữ liệu
làng nghề.
6.1. Đối với lĩnh vực KH&CN
Ứng dụng CNTT thành công trong hoạt động quản lý làng nghề góp phần
đưa thành tựu, tiến bộ KH&CN vào thực tế đời sống. Trang thông tin cơ sở dữ
liệu làng nghề của tỉnh Phú Thọ hoạt động tốt chính là bước tiến quan trọng về
lĩnh vực công nghệ thông tin (lĩnh vực ưu tiên trong chiến lược phát triển
KH&CN của Việt Nam của Việt Nam).
6.2. Đối với tổ chức chủ trì và các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu
Về quản lý nhà nước: Ứng dụng CNTT trong quản lý giúp cơ quan quản lý
nhà nước có thông tin đầy đủ về làng nghề trên địa bàn tỉnh, tình hình hoạt động
của từng làng nghề để từ đó có những đề xuất, phát huy thành công và kịp thời
khắc phục hạn chế, tồn tại trong quá trình phát triển làng nghề.
6.3. Đối với kinh tế - xã hội và môi trường
- Là kênh quảng cáo miễn phí cho các làng nghề, tổ chức, cá nhân trong
làng nghề
- Giúp các làng nghề quảng bá được sản phẩm của mình đến với đông đảo
du khách và người tiêu dùng hơn
- Thúc đẩy du lịch phát triển do ngày càng có nhiều người biết đến làng
nghề Phú Thọ


19


PHẦN 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐÃ THỰC HIỆN
I. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
1. Giải pháp về tổ chức
Sau khi có Quyết định số 1269/QĐ-UBND, ngày 31 tháng 5 năm 2016 của
Sở Khoa học tỉnh Phú Thọ về việc phê duyệt đề tài khoa học và công nghệ cấp
tỉnh đề tài "Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu và trang thông tin điện tử làng
nghề tỉnh Phú Thọ". Công ty Cổ phần phần mềm Minsoft đã ban hành Quyết định
số 11/2016/QĐ/MINSOFT về việc phê duyệt danh sách các thành viên tham gia
nghiên cứu đề tài khoa học cấp tỉnh năm 2016 - 2017. Theo danh sách được phê
duyệt có 08 thành viên chính tham gia nghiên cứu, thực hiện đề tài.
Công ty đã bố trí thêm một số cán bộ có trình độ, kiến thức chuyên môn kỹ
thuật về công nghệ thông tin có trách nhiệm phối hợp với các thành viên chính
vận hành thử nghiệm phần mềm và sau khi phần mềm chạy chính thức.
2. Giải pháp về công nghệ
Sử dụng công nghệ cloud (điện toán đám mây)
Sử dụng công nghệ nền ASP.NET để lập trình.
Sử dụng ngôn ngữ lập trình C#.
Máy chủ của hệ thống sử dụng máy chủ thuê từ đơn vị lớn, có uy tín trong
ngành CNTT là VNPT.
Sử dụng công nghệ cơ sở dữ liệu SQL server .
Sử dụng kỹ thuật xây dựng phần mềm theo mô hình thác đổ (Waterfall) gồm
các khâu: Requirment (đặc tả yêu cầu)  Analysis & Design (Phân tích & thiết
kế)  Coding (lập trình)  Test (kiểm thử)  Deploy (triển khai, đào tạo, tập
huấn).
Thiết bị kèm theo: các làng nghề tự trang bị các thiết bị kèm theo như máy
tính, máy scan, máy ảnh, điện thoại thông minh … để có thể tự đưa các nội dung,

đưa hình ảnh lên trang tin điện tử.
20


Công nghệ bảo mật: công nghệ SSL, công nghệ bảo mật CSDL 3 lớp (hệ
thống, lớp database, lớp user).

3. Giải pháp về tập huấn, chuyển giao công nghệ
- Công ty có trách nhiệm đào tạo và chuyển giao toàn bộ các nội dung cho
các làng nghề, cơ quan, cá nhân tiếp nhận công nghệ.
- Công ty có trách nhiệm tiếp tục đào tạo cho các cán bộ CNTT làng nghề sử
dụng phần mềm phục vụ công tác quản lý, cập nhật CSDL
- Các đối tượng được đào tạo đúng, đủ về nội dung, tài liệu theo từng đối
tượng; đảm bảo đáp ứng các nội dung, yêu cầu của đề tài.
4. Các nội dung công việc chính thực hiện
Sau khi có Quyết định phê duyệt, đề tài được thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Nghiên cứu, tìm hiểu một số sản phẩm tương tự ứng dụng tại các
làng nghề trong và ngoài tỉnh. Khảo sát, đánh giá hiện trạng công nghệ thông tin
và công tác quản lý CSDL làng nghề tỉnh Phú Thọ.
- Bước 2: Tổng hợp kết quả khảo sát, xây dựng các tiêu chí và module cho
phần mềm.
- Bước 3: Ký hợp đồng với các cá nhân, đơn vị liên quan.
- Bước 4: Nghiên cứu xây dựng CSDL và trang thông tin điện tử làng nghề
tỉnh Phú Thọ.
- Bước 5: Nghiên cứu đề xuất phương án, kế hoạch, lựa chọn giải pháp lắp
đặt, trang bị hệ thống máy tính và các trang thiết bị phù hợp, đáp ứng yêu cầu ứng
dụng phần mềm.
- Bước 6: Tập huấn cán bộ quản lý, sử dụng, khai thác phần mềm; Vận hành
thử nghiệm và hoàn thiện phần mềm.
- Bước 7: Viết báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài, báo cáo tóm tắt;

Tổ chức hội thảo khoa học đánh giá toàn diện kết quả nghiên cứu đề tài.
- Bước 8: Nghiệm thu cơ sở; chuyển giao công nghệ và ứng dụng phần
mềm trong thực tiễn công tác xây dựng cơ sở dữ liệu và trang thông tin điện tử
làng nghề tỉnh Phú Thọ.
5. Về tiến độ thực hiện các nội dung công việc
21


- Từ tháng 4 - 6/2016, Chủ nhiệm và nhóm nghiên cứu đã tiến hành Khảo
sát, đánh hiện trạng công nghệ thông tin và công tác quản lý CSDL làng nghề tỉnh
Phú Thọ.
- Tháng 7/2016, Chủ nhiệm và nhóm nghiên cứu xác định các hệ thống
mạng, các công nghệ nền, ngôn ngữ lập trình và hệ quản trị cơ sở dữ liệu tiên
tiến, phù hợp.
- Tháng 10/2016, Chủ nhiệm và nhóm nghiên cứu khảo sát, đánh giá và
thống nhất về nội dung, yêu cầu, quy trình quản lý công tác xây dựng CSDL và
trang thông tin điện tử làng nghề tỉnh Phú Thọ: Kết quả nội dung khảo sát, đánh
giá là căn cứ để xây dựng các module chức năng của phần mềm.
- Từ tháng 11/2016 - 2/2017, Chủ nhiệm và nhóm nghiên cứu xây dựng
phần mềm: Phân tích và thiết kế hệ thống; Thiết kế các modul theo các nội dung
công tác xây dựng CSDL làng nghề tỉnh Phú Thọ; Lập trình, xây dựng phần
mềm; Xây dựng tài liệu hướng dẫn cài đặt, sử dụng phần mềm và quy chế quản
lý, khai thác, sử dụng phần mềm.
- Tháng 3/2017: Đề xuất phương án, kế hoạch, lựa chọn giải pháp lắp đặt,
trang bị hệ thống máy tính và các trang thiết bị phù hợp, đáp ứng yêu cầu ứng
dụng phần mềm (Máy chủ, máy in mầu, máy scan, ổ cứng di động, bộ lưu
điện…); Cài đặt phần mềm vào máy chủ.
- Tháng 4/2017: Tập huấn cán bộ quản lý, sử dụng, khai thác phần mềm
- Tháng 4 - 6/2017: Vận hành thử nghiệm và hoàn thiện phần mềm (Cập
nhật thông tin vào phần mềm; Vận hành thử phần mềm, đánh giá những hạn chế

cần khắc phục và thực hiện hiệu chỉnh phần mềm).
- Tháng 6/2017: Tổ chức hội thảo lấy ý kiến hoàn thiện phần mềm.
- Tháng 7/2017: Tổ chức hội thảo chuyên gia đánh giá toàn bộ kết quả
nghiên cứu đề tài.
- Tháng 8/2017: Tổ chức Hội nghị nghiệm thu cấp cơ sở.
- Tháng 9/2017: Hoàn thiện hồ sơ, đề nghị tổ chức Hội nghị nghiệm thu
cấp tỉnh.
- Tháng 10/2017: Hoàn thiện hồ sơ sau nghiệm thu; báo cáo quyết toán
kinh phí thực hiện đề tài; chuyển giao công nghệ và ứng dụng phần mềm trong
thực tiễn công tác Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu và trang thông tin điện tử
làng nghề tỉnh Phú Thọ.
22


II. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
CHƯƠNG I: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG GHỆ THÔNG TIN VÀ
CÔNG TÁC QUẢN LÝ CƠ SỞ DỮ LIỆU LÀNG NGHỀ TỈNH PHÚ THỌ
1. Điều tra khảo sát hiện trạng
Hiện nay tổng số làng nghề trên địa bàn tỉnh là 73 làng nghề. Tổng số lao
động trong các làng nghề là trên 20 nghìn lao động, trong đó lao động thường
xuyên là trên 14 nghìn lao động. Tổng doanh thu của các làng nghề là 1,5 nghìn
tỷ đồng. Hình thức tổ chức sản xuất trong các làng nghề chủ yếu theo quy mô hộ
gia đình với hơn 9 nghìn hộ, 13 doanh nghiệp và 04 HTX. Sản phẩm làng nghề
đã xây dựng nhãn hiệu hàng hóa và đăng ký các hình thức bảo hộ sở hữu trí tuệ
của cá nhân và tập thể có 8 làng nghề (chiếm 10,9%). Số làng nghề không đạt
tiêu chí môi trường theo Thông tư 46/2011/TT-BTNMT của Bộ tài nguyên và
Môi trường và theo tiêu chí Nông thôn mới có 5 làng nghề (chiếm 6,8%).
Các làng nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh được chia thành 4 nhóm chính:
* Nhóm làng nghề chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản có 42 làng
nghề: Các sản phẩm chủ yếu như: Chè đen, chè xanh, bún, mì, bánh các loại...;

tổng doanh thu của các làng nghề đạt 711,25 tỷ đồng; thu nhập bình quân của
người lao động đạt 2,5 triệu đồng/người/tháng; Tổng số lao động là 10.288 lao
động, trong đó lao động thường xuyên là 7.486 lao động, với 4.854 hộ, 9 doanh
nghiệp và 3 HTX.
* Nhóm làng nghề thủ công mỹ nghệ (đồ gỗ, mây tre đan, dệt may...) có 20
làng nghề: Các sản phẩm chủ yếu như: Đồ mộc gia dụng, nón lá truyền thống,
quần áo thổ cẩm, ván ép...; tổng doanh thu của các làng nghề đạt 665 tỷ đồng; thu
nhập bình quân của người lao động đạt 3,5 triệu đồng/người/tháng; Tổng số lao
động là 8.295 lao động, trong đó lao động thường xuyên là 5.488 lao động, với
3.123 hộ, 4 doanh nghiệp và 2 HTX. Số làng nghề hoạt động ổn định là 19 làng
nghề (chiếm 95%) và 01 làng nghề hoạt động không ổn định, 01 làng nghề không
đạt tiêu chí môi trường theo quy định (chiếm 5,3%).
* Nhóm làng nghề xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng có 2 làng nghề.
Các sản phẩm chủ yếu như: Vật liệu xây dựng, dịch vụ xây dựng...; tổng doanh
thu của các làng nghề đạt 71,7 tỷ đồng; thu nhập bình quân của người lao động
đạt 3,5 triệu đồng/người/tháng; Tổng số lao động là 529 lao động, trong đó lao
động thường xuyên là 290 lao động, với 315 hộ. Các làng nghề sau khi được
23


công nhận cơ bản hoạt động ổn định, đảm bảo các tiêu chí về môi trường theo
quy định.
* Nhóm làng nghề gây trồng, kinh doanh sinh vật cảnh có 9 làng nghề. Các
sản phẩm chính là: Hoa, cây cảnh...; tổng doanh thu của các làng nghề đạt 80 tỷ
đồng; thu nhập bình quân của người lao động đạt 3,5 triệu đồng/người/tháng;
Tổng số lao động là 1.559 lao động, trong đó lao động thường xuyên là 1.171 lao
động, với 1.052 hộ, có 01 làng nghề đang xây dựng nhãn hiệu tập thể “Cá chép
Thủy Trầm” thuộc Làng sản xuất cá chép đỏ Thủy Trầm, xã Tuy Lộc, huyện Cẩm
Khê. Các làng nghề sau khi được công nhận cơ bản hoạt động ổn định, đảm bảo
các tiêu chí về môi trường theo quy định.

- Phạm vi điều tra khảo sát hiện trạng: Sau khi có quyết định phê duyệt đề
tài của UBND tỉnh Phú Thọ. Chủ nhiệm đề tài cùng cơ quan chủ trì phân công
cán bộ tham gia thực hiện, tiến hành lựa chọn ngẫu nhiên 10 làng nghề trong tổng
số 73 làng nghề trên địa bàn tỉnh Phú Thọ để điều tra khảo sát thực trạng, cụ thể
các làng nghề:
+ Chè Khuôn – Thanh Sơn
+ Chè Đá Hen – Cẩm Khê
+ Bún bánh Thạch Đê – Cẩm Khê
+ Tương Dục Mỹ - Lâm Thao
+ Nón lá Sai Nga – Cẩm Khê
+ Nón lá Sơn Nga – Cẩm Khê
+ Mộc Phú Hà – Thanh Sơn
+ Làng nghề xây dựng Do Nghĩa – Lâm Thao
+ Trồng hoa làng Thượng – Phù Ninh
+ Sản xuất cá chép đỏ Thủy Trầm – Cẩm Khê
- Thời gian thực hiện: từ tháng 4 - 6/2016
- Đối tượng khảo sát: Trưởng các làng nghề; cán bộ xã có làng nghề; người
dân trong các làng nghề.
- Quy mô: 02 mẫu phiếu với 60 phiếu điều tra khảo sát.
- Nội dung điều tra khảo sát:
24


+ Hiện trạng cơ sở hạ tầng CNTT (máy chủ, máy tính cá nhân, hạ tầng
mạng) và trình độ CNTT; nhu cầu ứng dụng CNTT vào việc sản xuất, tiêu thụ
và quảng bá sản phẩm của các làng nghề và làng có nghề.
+ Thực trạng công tác quản lý CSDL làng nghề (vốn, sản phẩm, thương
hiệu, người lao động, khả năng phát triển du lịch…)
- Căn cứ vào mục tiêu cần đạt được của đề tài, nhóm thực hiện đề tài xây
dựng 02 mẫu phiếu điều tra:

+ Mẫu phiếu 1: Gồm 50 chỉ tiêu, trong đó điều tra khảo sát về hệ thống
CNTT (máy chủ, máy tính cá nhân hạ tầng mạng), nhân lực về CNTT, nhu cầu
ứng dụng CNTT vào việc sản xuất, tiêu thụ và quảng bá sản phẩm của các làng
nghề và làng có nghề (có mẫu phiếu đính kèm phần phụ lục, mẫu 1)
+ Mẫu phiếu 2: Gồm 10 chỉ tiêu, trong đó tập chung điều tra về thực trạng
công tác quản lý CSDL làng nghề (vốn, sản phẩm, thương hiệu, người lao động,
khả năng phát triển du lịch…) (có mẫu phiếu đính kèm phần phụ lục, mẫu 2).
2. Đánh giá thực trạng kết quả điều tra khảo sát
Trải qua thời gian từ tháng 4/2016 đến tháng 6/2016 tiến hành điều tra khảo
sát tại 10 làng nghề trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Với 60 phiếu điều tra thu thập
được, Chủ nhiệm đề tài cùng các thành viên tham gia thực hiện tiến hành tổng
hợp, phân tích số liệu điều tra khảo sát và đánh giá kết quả như sau:
2.1. Đánh giá hiện trạng hạ tầng CNTT, nhân lực về CNTT, nhu cầu ứng
dụng CNTT vào việc sản xuất, tiêu thụ và quảng bá sản phẩm của các làng nghề
và làng có nghề trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Dựa trên mẫu phiếu điều tra khảo sát thu thập (Số liệu dựa trên số người
được khảo sát – 55 người), chủ nhiệm đề tài cùng các thành viên tiến hành tổng
hợp phân tích dữ liệu với kết quả điều tra như sau:

25


×