Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Bai 6 (em ke chuyen nay tr d khoa) copy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.86 KB, 1 trang )

Bài tập cảm thụ thơ văn
Đề bài:
Trong một lần cùng các bạn đi bắt cá ngoài cánh đồng làng, nhà thơ Trần Đăng
Khoa (lúc đó 10 tuổi) có viết các câu thơ sau:
… Bên ruộng lúa xanh non
Những chị lúa phất phơ bím tóc
Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học
Đàn cò trắng
Khiêng nắng
Qua sông
Cô gió chăn mây trên cánh đồng
Bác mặt trời đạp xe qua đỉnh núi
Có vẻ vui tươi
Nhìn chúng em nhăn nhó cười…
(Trích “Em kể chuyện này”, 1968 – Trần Đăng Khoa)
1/ Bài thơ trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
2/ Cảnh cánh đồng làng được tác giả miêu tả theo trình tự nào?
3/ Đoạn thơ trên sử dụng biện pháp tu từ nghệ thuật chính nào?
4/ Xác định trong đoạn thơ các:
+ Từ láy
+ Danh từ, động từ, tính từ, lượng từ
+ Các cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ (điền vào bảng phân tích cấu tạo)
5/ Tại sao khi viết về đàn cò, nhà thơ lại tách câu thơ thành ba câu, xuống dòng liên
tiếp ba lần khiến nhịp thơ tạo thành nhịp 3/2/2 rõ rệt. Mục đích diễn tả điều gì?
6/ Qua ba dòng thơ cuối đoạn, em có thể nhận ra thời gian lúc nhà thơ ở cánh đồng
không? Tại sao?
7/ Viết một đoạn văn ngắn từ 10 – 12 câu, phân tích cái hay về nội dung và nghệ thuật
của đoạn thơ?
Trình tự
Tiết 1: làm các phần từ 1 – 6
Tiết 2: làm phần 7


Gợi ý
4/ Khi viết về đàn cò, nhà thơ Trần Đăng Khoa lại tách câu thơ thành ba câu, xuống
dòng liên tiếp ba lần khiến nhịp thơ tạo thành nhịp 3/2/2 rõ rệt nhằm diễn tả rõ đàn cò
khiêng nắng rất nặng, không thể bay la, bay lả như mọi lần được, nhịp bay có chậm đi
nhiều. Cách ngắt câu thơ đã hỗ trợ cho động từ nhân hóa “khiêng” một cách đắc lực.

Giáo viên: Nguyễn1Thị Dung



×