Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Kinh nghiệm làm mẫu nhồi và ngâm động vật có xương sống hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 32 trang )

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: "Kinh nghiệm làm mẫu nhồi và ngâm Động vật có
xương sống hiệu quả".
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Sinh học trường THCS
3. Tác giả:
Họ và tên:

Nam (nữ): Nam

Ngày tháng/năm sinh:
Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm Sinh
Chức vụ, đơn vị công tác: Phó Hiệu trưởng
Điện thoại:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
Đơn vị: Trường THCS
Địa chỉ:
Điện thoại:
5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Giáo viên cần nghiên cứu kỹ nội dung của bài và chọn những nội dung
tích hợp phù hợp với bài dạy và phù hợp với đối tượng học sinh để tăng hiệu
quả
Học sinh cần chuẩn bị bài và có thái độ học tập tích cực.
6. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: nêu mốc thời gian mà SK được
áp dụng lần đầu tiên trong thực tế, hoặc áp dụng thử.
Năm học 2013 - 2014
HỌ TÊN TÁC GIẢ (KÝ TÊN)

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN
VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

XÁC NHẬN CỦA HĐ KHOA HỌC HUYỆN


TRƯỞNG PHÒNG GD&ĐT

1


TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.

T

rong giảng dạy bộ môn sinh học, việc giúp học sinh nắm chắc kiến thức
cơ bản và biết cách khai thác mở rộng kiến thức, đặc biệt giúp học sinh đi

từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng.
Trong những năm gần đây, ở các trường THCS đã được nhà nước cấp
phát, mua sắm khá nhiều về đồ dùng dạy học. Nhưng nếu chúng ta đối chiếu
với nội dung, chương trình ở nhiều môn, nhiều lớp thì số lượng, chất lượng đồ
dùng dạy học được cấp phát chưa đáp ứng đầy đủ với yêu cầu giảng dạy, đặc
biệt là ở lớp 7 và lớp 8.
VD: Ở môn Sinh 7: Những đồ dùng dạy học được cấp phát chủ yếu là
một số bộ tranh và một số mô hình thạch cao, còn các đồ dùng rất hấp dẫn và
cần thiết khi giảng dạy như các mẫu ngâm, mẫu nhồi, mẫu xương của các lớp
động vật hẫu như chưa được cấp phát. Do đó phần nào ảnh hưởng đến kết quả
của bài dạy.
Để khắc phục những khó khăn do thiếu đồ dùng dạy học hiện nay, tôi đã
làm các mẫu ngâm, mẫu nhồi, bộ xương với các nguyên vật liệu dễ kiếm, với
sự tham gia của các đồng nghiệp, của học sinh, phụ huynh học sinh và đã góp
phần cho dạy tốt, học tốt .
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến.
2.1. Điều kiện.

- Là những học sinh khối 7.
- Chuẩn bị một số cuốn sách tham khảo, tranh ảnh, mẫu vật, tư liệu...
2.2. Thời gian.
- Thời gian áp dụng sáng kiến từ năm học 2013 - 2014.
2.3. Đối tượng áp dụng sáng kiến.
- Học sinh khối 7
3. Nội dung sáng kiến.
3.1. Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến.
- Với những mô hình được trang thiết bị cho phòng đồ dùng là những mô
hình bằng thạch cao đã cũ, vỡ, hỏng...hết giá trị sử dụng. Bên cạnh đó những
2


mẫu vật thật ngày càng ít, không đúng thời vụ để tìm được những mẫu thật và
để đảm bảo cân bằng sinh thái. Vì vậy việc làm mẫu nhồi, mẫu ngâm là rất cần
thiết.
- Qua quá trình giảng dạy, nghiên cứu và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
tôi thấy học sinh đã có những tiến bộ rõ rệt. Khi giáo viên hỏi những câu hỏi về
hình dạng, cấu tạo trong và ngoài, đặc điểm thích nghi hay vận dụng trong thực
tiễn...học sinh đều dễ dàng hoàn thành và vận dụng tốt.
3.2. Khả năng áp dụng sáng kiến.
- Sáng kiến được nghiên cứu và áp dụng thành công với học sinh khối 7
tại trường tôi công tác nói riêng và có thể áp dụng cho học sinh các trường khác
trên địa bàn nói chung.
3.3. Lợi ích thiết thực của sáng kiến.
- Học sinh có hứng thú học tập hơn đi từ trực quan sinh động đến tư duy
trìu tượng.
3.4. Giá trị và kết quả đạt được của sáng kiến.
- Trước khi chưa áp dụng sáng kiến chất lượng làm bài của học sinh rất
hạn chế, qua kết quả điều tra thực trạng cho thấy chỉ một số ít học sinh làm

được. Mà những động vật lại rất gần gũi với học sinh.
- Sau khi áp dụng sáng kiến học sinh tiến bộ rõ rệt trong trả lời và vận
dụng vào thực tiễn và đưa ra các biện pháp bảo vệ.
3.5. Đề xuất và kiến nghị.
- Nhà trường cần quan tâm đáp ứng đủ các điều kiện về cơ sở vật chất,
tăng cường mua tài liệu, sách tham khảo phục vụ cho việc dạy và học bộ môn.
- Đối với phòng giáo dục: Thường xuyên mở các chuyên đề về bồi
dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, nhất là các chuyên đề về
bồi dưỡng học sinh giỏi và các phương pháp giảng dạy hiện đại, trao đổi kinh
nghiệm làm mẫu, thí nghiệm kiểm chứng …
- Tổ chức các buổi thảo luận, hướng dẫn viết SKKN và giới thiệu các
sáng kiến kinh nghiệm có chất lượng cao, ứng dụng lớn trong thực tiễn.

3


MÔ TẢ SÁNG KIẾN

1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
Ngành giáo dục đang triển khai rất mạnh về cải tiến phương pháp giảng
dạy trong cả nước. Muốn cải tiến tốt phương pháp giảng dạy thì ngoài yếu tố
con người còn phải chú ý tới cơ sở vật chất để phục vụ cho dạy và học, đặc biệt
là đồ dùng dạy học.
Trong những năm gần đây, ở các trường THCS đã được nhà nước cấp
phát, mua sắm khá nhiều về đồ dùng dạy học. Nhưng nếu chúng ta đối chiếu
với nội dung, chương trình ở nhiều môn, nhiều lớp thì số lượng, chất lượng đồ
dùng dạy học được cấp phát chưa đáp ứng đầy đủ với yêu cầu giảng dạy, đặc
biệt là ở lớp 7 và lớp 8.
VD: Ở môn Sinh 7: Những đồ dùng dạy học được cấp phát chủ yếu là
một số bộ tranh và một số mô hình thạch cao, còn các đồ dùng rất hấp dẫn và

cần thiết khi giảng dạy như các mẫu ngâm, mẫu nhồi, mẫu xương của các lớp
động vật hẫu như chưa được cấp phát. Do đó phần nào ảnh hưởng đến kết quả
của bài dạy.
Để khắc phục những khó khăn do thiếu đồ dùng dạy học hiện nay, tôi đã
làm các mẫu ngâm, mẫu nhồi, bộ xương với các nguyên vật liệu dễ kiếm, với
sự tham gia của các đồng nghiệp, của học sinh, phụ huynh học sinh và đã góp
phần cho dạy tốt, học tốt .
2. Cơ sở lý luận của vấn đề
Trong nhiều năm, bằng thực tế đã làm, trong đó có cả những thành công,
hạn chế, tôi đã rút ra được những kinh nghiệm tốt trong việc làm đồ dùng dạy
học nói chung và đồ dùng môn Sinh học nói riêng. Và đã mạnh dạn viết thành
sáng kiến kinh nghiệm để các đồng chí, đồng nghiệp cùng nghiên cứu tham
khảo.
Trong năm học 2012-2013 , tôi đã viết một chuyên đề về phương pháp
làm 5 bộ xương của 5 lớp động vật có xương sống là: Cá, ếch, Bò sát, Chim,
Thú và đã được đánh giá tốt, được nhiều đồng chí, đồng nghiệp trao đổi, áp
dụng .

4


Năm học 2013 - 2014 theo yêu cầu của một số giáo viên, tôi xin viết kinh
nghiệm về phương pháp nhồi và ngâm các động vật có xương sống là: Ếch, Cá
chép, Bò sát (Thằn lằn, rắn), Chim,Thú (Thỏ) để dạy Sinh 7.
Để có một mẫu nhồi và mẫu ngâm bền, đẹp, tự nhiên, sinh động, hấp dẫn
và phục vụ tốt cho dạy và học, đòi hỏi giáo viên phải nắm được các phương
pháp khi nhồi, ngâm phải có những kinh nghiệm nhất định khi thao tác bảo
quản, sử dụng. Kinh nghiệm của tôi đều xoay quanh những yêu cầu trên.

3. Thực trạng của vấn đề.

Trong chương trình Sinh học 7, trong mỗi lớp học sinh đều được học một
con đại diện rất kĩ về cấu tạo ngoài, trong, về sinh sản phát triển.... Ngoài ra
còn được học về các tính đa dạng thích nghi với các đời sống của các loài trong
lớp đó. Để giảng dạy, giáo viên thường sử dụng các đồ dùng dạy học cấp phát
mà phân lớn là các tranh vẽ, do đó sự tiếp thu của học sinh bị hạn chế rất nhiều.
Cũng có giáo viên chuẩn bị vật sống để dạy. Nhưng không phải lúc nào cũng
tìm thấy các mẫu vật sống, ví dụ dạy về: Ếch, Thằn lằn, Rắn ...thường vào mùa
đông lạnh, chúng thường đi trú đông. Do đó trong giờ học, thường học sinh chỉ
đọc sách giáo khoa, rồi lĩnh hôị các kiến thức ở trong sách mà không được quan
sát, nhận biết trên các mẫu vật. Điều đó hạn chế rất nhiều đến lòng yêu mến bộ
môn, việc lĩnh hội kiến thức của học sinh bị hạn chế nhiều.
Sau khi học xong về bộ Dơi mà không có mẫu nhồi Dơi, bộ xương Dơi,
chỉ có tranh vẽ và sách giáo khoa, tôi đã kiểm tra học sinh những câu hỏi sau:
1) Vì sao em biết Dơi thuộc lớp thú?
2) Hãy nêu cấu tạo của cánh Dơi? Vì sao Dơi không cất cánh được
từ mặt đất?
Kết quả 61% học sinh trả lời thiếu câu 1 vì có em chưa hề được quan sát
con Dơi ở gần, các em không hề biết cơ thể Dơi có 1 lớp lông mao mịn, có vú
và 53% học sinh trả lời thiếu câu 2 vì chưa được nhìn rõ cánh Dơi, chi trước,
chi sau của Dơi. Nếu có mẫu nhồi Dơi cho học sinh quan sát kĩ thì kết quả của
học sinh sẽ cao hơn nhiều.

5


4. Các giải pháp, biện pháp thực hiện.
4.1. Làm mẫu nhồi.
4.1.1/ Những nguyên liệu chung khi làm mẫu nhồi động vật.
* Dụng cụ , nguyên vật liệu :
- Bộ đồ mổ để mổ động vật .

- Bơm tiêm + kim tiêm để tiêm thuốc sát trùng vào những chỗ còn cơ .
- Dây thép (to, nhỏ) để làm khung thay xương khi nhồi .
- kim chỉ bền: để khâu mẫu vật
- Giấy lau hoặc báo: để thấm máu khi mổ để máu không ra lông .
- Chất để thấm khô lông: bột gạo hoặc bột sắn
- Các chất để nhồi: bông, xơ bao tải, rơm vò.
- Đế, cành cây để dựng hình mẫu vật .
* Thuốc sát trùng bôi vào da để chống thối
- Xà phòng 20g, Kali các bô nat: 5g , axit ác xê ni ơ: 10 g, băng phiến tán
nhỏ: 1g , vôi bột 30g, trộn lẫn đun nóng, quấy đều (chú ý: axit ác xê niơ rất
độc, làm chết người, khi dùng phải chú ý cẩn thận)
- Dung dịch: K2CO3 bão hoà pha lẫn với axít Acxênitơ (H 2A3O3 ) với số
lượng bằng nhau (dùng rất tốt).
Nếu không có những hoá chất trên ta có thể dùng các chất sau: (tuy
không tốt bằng hai loại trên)
+ Muối ăn: 50g + Phèn chua: 100g + nước (Chỉ dùng cho động vật nhỏ)
+ Bồ hóng: 10g + Vôi bột: 10g+ Muối rang giã nhỏ: 4g (trộn đều)
+ Phoocmôn: 5%-10%: Sát trùng tốt nhưng dễ làm cho da bị cứng nên
phải nhồi nhanh.
* Các chất dùng để tiêm vào chỗ thịt còn lại để chống thối
- Phoocmôn:5-10%.
- Dùng ngay dung dịch K2CO3+ axit ác xê ni ơ
- Nếu không có 2 chất trên có thể dùng cồn 90 0 (hoặc rượu trắng) nhưng
phải phơi kỹ mẫu vật ngay nếu không sẽ bị thối.
* Các bước tiến hành nhồi
6


- Lột da mẫu vật (hạn chế làm bẩn lông, tránh làm rách da)
- Bỏ hết thịt, chỉ giữ lại một số xương cần thiết để dựng khung (ví dụ như

cánh chim, chân chim ...)
- Khi nhồi da phải sạch thịt, lông khô, da mềm, phải bôi thuốc sát trùng
vào mẫu vật không để sót.
- Khi nhồi phải dùng dây thép để tạo hình mẫu vật sao cho đúng với tư
thế khi còn sống; rồi cố định trên gỗ hoặc cành cây.
- Phải phơi, phải bảo quản mẫu vật không bị bụi bẩn, ẩm, mốc, chống
chuột, mối phá hoại.
4.1.2/ Cách làm mẫu nhồi Cá chép: (hoặc các loại cá khác )
* Bước 1: Chọn cá :
- Chọn cá tương đối to để da cá dai, bền hơn da cá nhỏ (khoảng 1kg). Tốt
nhất là cá còn sống (hoặc mới chết) không dùng cá ươn, bong vẩy, gẫy vây
hoặc đuôi.
* Bước 2: Lột da cá:
- Đặt cá nằm trên bàn mổ, nên có một người phụ mổ để công việc nhanh
hơn.
- Dùng dao (hoặc kéo) rạch 1 đường dọc bụng từ giữa 2 vây ngực đến tận
gốc đuôi; Có thể lấy hết nội quan ra ngoài để dễ lột da .
- Nếu lột da làm 2 lần: Lần đầu lột nhanh, có thể lẫn 1 số thịt cá ở da, lần
hai để da cá áp xuống bàn mổ cho phẳng rồi dùng dao lưỡi dài để lạo ngang sẽ
rất sạch. Chú ý: Phải lạo hết thịt ở da nếu không khi nhồi, phơi khô da cá sẽ bị
nhăn (do co không đều)
- Dùng kéo (hoặc kìm bấm) để cắt đứt xương sống sát gốc đuôi và sát
đầu: Cắt đứt các xương sống vây.
- Mở rộng lỗ chẩm, lấy hết não trong hộp sọ; các lá mang có thể cắt bỏ
hoặc dữ lại cũng được.
- Dùng panh gắp hai cầu mắt ra ngoài (khi nhồi sẽ thay mắt thuỷ tinh).
- Rửa sạch da, lau khô trước khi nhồi
* Bước nhồi cá :

7



- Làm khung sắt hình elip dẹt theo hình cá: Một đầu dây cố định ở đầu
(trong hộp sọ). Để hình dáng cá không bị biến dạng so với lúc còn sống (dài
quá hoặc ngắn quá); trước khi mổ ta lấy một đoạn dây đo chiều dài của cá để
làm cữ khi uốn khung dây thép.
- Dùng một
đoạn dây thép (hơi
cứng ) quấn vào khung
thép bên trong sao cho
hai đầu dây nhô dài ra
ở phía đuôi và phía
ngực để khi dựng hình
cá, ta cố định cá ở trên
đầu gỗ.
- Bôi chất sát trùng vào da cho kĩ. Nên nhồi từ đuôi đến đầu sẽ dễ làm
hơn, vừa nhồi bông vừa chỉnh hình dạng cá, không nên nhồi căng quá (vì da cá
rất mỏng, yếu): Cũng không nên nhồi lỏng quá, khi da khô co lại sẽ xấu. Nhồi
tới đâu thì khâu đến đấy, chú ý khâu nhẹ tay (da rễ rách)
- Cố định các vây và đuôi:
Nếu cứ để các vây và đuôi phơi khô sẽ teo lại rất xấu. Ta dùng miếng bìa
cứng áp vào các vây và đuôi rồi dùng kim khâu căng các màng da, khi khô sẽ
rất đẹp.
- Lắp mắt bằng thuỷ tinh: Nên chọn kích thước mắt cho phù hợp, có thể
dùng các bóng đèn pin đã bị cháy để làm mắt , bên trong nên vẽ lòng trắng
(lòng đen và giấy lót ở phía trong sao cho giống mắt cá)
- Nhồi thêm bông vào miệng cá để đầu không bị tóp lại .
- Tiêm thuốc sát trùng (Foocmôn 10%) vào gốc đuôi, gốc vây, đầu ...để
chống thối.
- Đính mẫu cá lên giá gỗ rồi phơi khô (mùa mưa có thể sấy bằng bóng

điện).
- Khi da khô, để mẫu cá đẹp tự nhiên: Tháo hết bìa ở vây và ở đuôi ra rồi
quang dầu bóng (khoảng 3 lần), da cá sẽ bóng như vừa ở dưới nước lên.
* Bước 4: Bảo quản :
8


Mẫu cá nhồi hay bị các động vật khác (mèo, chuột, gián, sâu bọ) phá
hoại và khi bị va chạm mạnh các tia vây, đuôi ròn dễ gẫy. Do đó phải để trong
hộp kính. Thỉnh thoảng phơi lại ngoài nắng, gió nếu làm tốt mẫu cá có thể
dùng được hàng trục năm.
4.1.3/ Cách làm mẫu nhồi ếch
Bài dạy về ếch thường vào mùa đông, rất khó tìm ếch . Do đó ta nên
nhồi sẵn ếch từ mùa hè , sẽ chủ động cho tiết dạy .
* Bước 1: Chọn ếch :
Nên chọn ếch càng to càng tốt vì ếch to da dầy, dai,dễ nhồi, chọn ếch
sống hoặc mới chết. Không dùng ếch chết đã lâu da bị mủn.
* Bước 2: Lột da:
Làm ếch bằng gây mê (dùng bông tẩm ête đặt vào mũi ếch ) hoặc dùng
dùi nhọn phá tuỷ sống.
Để ếch nằm ngửa, dùng kéo cắt 1 đường từ dưới ngực - đến gần hậu môn
(khi định hình ta đặt ếch úp bụng xuống vết mổ này sẽ bị che khuất)
Để lột da nhanh và không làm cho vết mổ rách rộng ra ta làm như sau:
Bỏ hết nội quan của ếch ra cho khoang bụng của ếch có khoảng trống. Dùng
kéo hoặc kìm bấm, cắt đôi xương sống của ếch (ở phần giữa khoang bụng) rồi
cho từng đầu xương sống chui qua vết mổ để lấy toàn bộ hai chân ếch lôn ra
ngoài (như lộn bít tất). Phía chân trước và đầu ta cũng làm như vậy, 4 châm giữ
lại bàn chân, đầu giữ lại hộp sọ.
Dùng panh, dùi lấy não ếch, lấy 2 mắt ra.
Rửa sạch da ếch rồi lau khô.

* Bước 3: Nhồi ếch :
Làm khung xương bằng dây thép. Dùng một đoạn dây thép to hơn uốn
lại tạo thành xương sống (chú ý độ dài bằng độ dài thân ếch khi còn sống), cố
định một đầu vào trong hộp sọ.
Dùng 4 đoạn dây thép nhỏ hơn làm 4 xương chi: Mỗi đoạn có 1 đầu rồi
nối vào xương sống, 1 đầu luồn qua bàn chân rồi nhô ra ngoài để cố định vào
đế gỗ .

9


Bôi chất sát trùng vào da. Nên nhồi từ hai chân sau trước, chú ý bông
nhồi bên trong phải đúng hình dạng các cơ ở chân ếch thì mới đẹp. Sau đó lại
nhồi 2 chân trước, đến ngực rồi kết
thúc và khâu ở phần bụng.
Lắp mắt bằng thủy tinh cho ếch,
có thể dùng bóng pin 2,5v đã cháy
để làm mắt (trong vẽ giống mắt
ếch).
Tiêm bổ sung Foocmôn vào bốn
bàn chân, vào đầu để chống thối.
Uốn chân ếch theo đúng tư thế
ngồi rồi cố định trên đế gỗ.
Phơi khô rồi bôi dầu bóng lên da ếch (khoảng 2-3lần) để da bóng, tự
nhiên. Chú ý không bôi dầu bóng lên mắt bằng thuỷ tinh sẽ làm cho mắt bị mờ,
xấu.
Chú ý khi nhồi ếch: Muốn đẹp phải nhồi bằng bông vì có những chỗ như
các bắp thịt ở chân rất hẹp, khâu chỉnh hình rất quan trọng nó làm cho mẫu vật
tự nhiên, sinh động hơn.
* Bước 4: bảo quản trong hộp kính chống chuột, bụi, chống ẩm.

4.1.4/ Cách nhồi Thằn Lằn (hoặc rắn)
* Bước 1: Tìm mẫu vật: Nên tìm mẫu vật vào mùa nóng, để có mẫu vật,
tôi thường huy động học sinh tham gia bắt Thằn lằn: bằng cách hướng dẫn các
em dùng cần câu để câu sẽ không bị gẫy đuôi (nếu gẫy đuôi ta cứ lấy cả đuôi để
khi định hình lên giá gỗ chắp lại vẫn đẹp).
* Bước 2:Lột da Thằn Lằn.
- Gây mê Thằn Lằn bằng ête (hoặc tiêm 1 lượng nhỏ Fooc môn để làm
Thằn Lằn chết ).
- Để Thằn Lằn nằm ngửa trên bàn mổ, dùng kéo sắc cắt 1 đường dọc bụng
(khoảng giữa 2 chân trước và chân sau )
- Dùng dao tách da sang hai bên, bỏ hết nội quan, các cơ, cắt đuôi xương
sống rồi lấy hai phần xương sống và các bắp thịt qua vết mổ. Chỉ giữ lại 4 chân,

10


đuôi, hộp sọ, đầu. Chú ý da Thằn Lằn dầy, dễ bong các lớp vẩy nên phải làm
nhẹ dàng. Dùng bông hoặc giấy lau, lau khô phía trong da trước khi nhồi.
* Bước 3: Nhồi Thằn Lằn:
- Dùng dây thép nhỏ, mềm làm xương sống, 1 đầu cố định vào hộp sọ, 1
đầu cố định vào đuôi.
- Dùng 4 đoạn dây thép nhỏ cố định 1 đầu vào dây thép làm xương sống, 1
đầu luồn qua chân rồi nhô ra ngoài để cố định vào đế gỗ.
- Nên nhồi từ hai phía: Từ hai chi sau – bụng và từ ngực – bụng. Cuối
cùng nhồi phần thân và khâu lại vết mổ. Trước khi nhồi phải bôi kỹ chất sát
trùng vào trong da.
- Tiêm Fooc môn vào những nơi còn thịt: Như đuôi, 4 bàn chân, đầu vì mắt
Thằn Lằn nhỏ, có thể thay bằng mắt giả (có thể cứ để nguyên cũng được
nhưng phải tiêm Fooc môn vào để chống thối).
- Dùng 4 đầu đây thép cố định lên đế gỗ (nên uốn đầu hơi cao sẽ đẹp hơn,

để miệng há ra, học sinh
sẽ quan sát được lưỡi,
răng của Thằn Lằn )
- Phơi khô mẫu nhồi rồi
cũng quang dầu bóng cho
đẹp.

* Bước 4: bảo quản
- Bảo quản mẫu trong hộp
kính để chống các động vật khác phá hoại hoặc bụi bẩn, ẩm mốc. Thỉnh thoảng
khi trời nắng phơi lại cho khô.
4.1.5/ Cách làm mẫu nhồi Chim bồ câu (hoặc các loại chim khác )
* Bước 1: Chọn chim để nhồi
- Nên chọn chim già để nhồi vì da bền hơn, dưới da ít mỡ. Chú ý chọn
chim có bộ lông đẹp. màu sắc đẹp.
* Bước 2 : Cách nhồi chim, lột da chim.

11


- Làm chết chim (bằng cách bóp cổ họng) hoặc gây mê bằng ête, tẩm độ 3
cm ête đặt lên đầu và mỏ chim.
3

Chú ý: Sau khi chim chết khoảng 15 - 20 phút để cho máu trong cơ thể
chim lạnh đi, đông lại, khi mổ sẽ đỡ bị bẩn lông.
* Lột da chim
- Đặt chim nằm ngửa, dùng kéo (hoặc dao) cắt da ở phía cuối xương lưỡi
hái đến gần hậu môn. Sau đó dùng cán dao mổ (dẹp) lách vào dưới da để da
tách ra khỏi cơ.

- Tách da ở hai phía thân rồi vòng đến tận lưng.
- Dùng dao (kéo) cắt đứt phần phao câu rời khỏi khối thịt của thân chim
(chú ý nếu có máu chảy phải thấm sạch bằng bông, khăn) không để bẩn lông.
Dùng dao, kéo cắt rời 2 khớp đùi ra khỏi thân chim rồi đưa toàn bộ khối thân
chim (trong đó vẫn để nguyên các nội quan) qua vết mổ để lộn ngược lên phía
đầu, khi đến hai cánh chim thì dùng dao (hoặc kéo) tháo hai khớp xương cánh
khỏi thân (chú ý thấm máu).
Tiếp tục lộn xương cổ (như tháo bít tất) đến tận sát xương sọ thì cắt sát
hộp xương sọ thì cắt sát hộp sọ để lấy toàn bộ khối thịt ra ngoài.
Lột da chân chim. Kéo từng sợ đùi ra, tách ra khỏi cơ rồi cắt toàn bộ
xương đùi, xương ống chân, chỉ giữ lại xương bàn chân.
Lột da hai cánh chim: Nếu khó lấy, chỉ cần lấy cơ ở hai đầu xương cánh,
còn trong cánh sẽ tiêm Fooc môn chống thối.
Dưới da nếu còn dính thịt, mỡ thì tiếp tục làm sạch, lau khô.
Lấy hết não chim từ lỗ chẩm, bỏ hai mắt cầu chim.
* Bước 3: Nhồi chim
Dùng một đoạn dây thép khá to để làm xương sống: Một đầu cố định
trong hộp sọ (bẻ gập laị)1 đầu cố định vào phao câu.
Dùng 2 đoạn dây thép luồn qua hai bàn chân chim: Một ngoài đầu dư ra
để cố định vào đế gỗ 1 đầu cố định vào dây thép làm xương sống.
Dùng 2 đoạn day thép luồn vào hai cánh, có đầu buộc vào xương sống.
* Cách nhồi :
Bôi thuốc sát trùng vào khắp da chim (bên trong )
12


Nhồi từ 2 đùi chim trước rồi dồn vào mình chim. Sau đó lại nhồi từ cổ
chim đến thân chim. Cuối cùng nhồi mình chim, vừa nhồi vừa khâu kín dần vết
mổ cho đến hết. (chú ý da chim rất mỏng, do đó phải nhẹ nhàng nếu không sẽ
bị rách )

Bổ xung thuốc: Tiêm Fooc môn vào đầu, 2 cánh, 2 chân chim, phao câu
để chống thối. Lắp mắt bằng thuỷ tinh cho chim.
Uốn nắn để chim nhồi có tư thế tự nhiên rồi cố định đứng trên đế gỗ (đế
phải khá to để không bị đổ). Có thể để dang hai cánh học sinh quan sát dễ hơn.
Phơi khô rồi bôi dầu ở mỏ, 2 chân cho bóng.
* Bước 4: Bảo quản
Vì da chim rất mỏng, lông chim dễ bắt bụi, bẩn, do đó mẫu chim phải để
trong tủ kính,
có chất chống
ẩm, để tránh
bụi, côn trùng
phá
hoại,
chuột
cắn.
Thỉnh thoảng
nên phơi lại.

4.1.6/ Cách nhồi thỏ (hoặc các loài thú khác)
* Bước 1: Chon mẫu vật
Không nên chon thỏ còn non vì da mỏng, da có nhiều mỡ, nhồi xong da
bị co nhiều. Cũng không nên chọn thỏ quá già, bộ lông không đẹp. Nên chon
thỏ khá to, có bộ lông mịn, đẹp.
* Bước 2: Lột da thỏ:
Làm chết thỏ bằng cách buộc dây vào cổ thỏ rồi treo lên lên cho chết
ngạt (khi treo thỏ giẫy chết thì phân, nước tiểu sẽ không làm bẩn lông, nếu để
trên đất sẽ bị bẩn lông)
13



Để thỏ chết khoảng 30-40 phút cho máu đông mới mổ.
* Lột da :
Để thỏ nằm ngửa, dùng kéo, dao mổ 1 đường ở dọc bụng dài khoảng 20
-15 cm (càng ngắn càng tốt nhưng khó làm). Dùng cán dao dẹp lùa vào trong
da để tách da khỏi phía trên lưng.
Lột da lấn xuống hai đùi sau, đến đuôi, rồi dùng dao, kéo cắt đứt xương
đuôi khỏi chân, tháo 2 khớp xương ở đâu gối thỏ khỏi 2 chân sau phải lau máu
liên tục để máu không làm bẩn lông.
- Chú ý: Khi mổ chỉ cắt lần da của thỏ (trong nội quan) chui ra vết mổ
rồi lộn ngược lên phía đầu. Đến trước gặp hai chân trước lại dùng dao kéo tháo
hai khớp gối ở hai chân trước. Tiếp tục lột da cổ, lột da đầu đến tận mũi. Cố
gắng lột da ở tai để lấy vành sụn ra thì sau này tai không bị nhăn (khi nhồi sẽ
thay bằng bìa cứng ở vành tai)
Nếu muốn dùng hộp sọ phải lấy hết não, nạo hết các bắp thịt ở hai bên
má, lấy hết lưỡi ra (khi nhồi phải sát trùng sọ thật kỹ)
Tiếp tục cắt rời cột sống khỏi sọ, để lấy toàn bộ khối thịt ra ngoài.
Lột da tiếp ở 4 chân, chỉ giữ lại bàn chân, lấy hai mắt thỏ ra.
Nạo hết lớp mỡ (hoặc thịt) còn dính trên da, lau khô trước khi nhồi.
Nếu da, bộ lông bị bẩn thì phải giặt bằng nước sạch rồi phơi, làm tơi lông
trước khi nhồi.
* Bước 3 : Nhồi thỏ
Dùng 1 đoạn dây thép to làm khung cột sống, 1 đầu gập, lại cố định
trong hộp sọ (luồn qua lỗ chân) 1 đầu cố định vào đuôi.
Dùng 4 đoạn dây thép luồn qua 4 chân có đầu buộc vào khung cột sống,
1 đầu nhô ra ngoài để cố định vào đế gỗ.
Bôi thuốc sát trùng kĩ vào phía trong da thỏ.
Nhồi từ 2 chân sau dồn về phía mình thỏ: Vì số lượng chất nhồi lớn có
thể dùng bông vào các chân, còn mình thỏ có thể thay bông bằng xơ bao tải,
chăn bông cũ bỏ đi, hoặc rơm khô vò nát (chú ý chất nhồi phải sạch, khô).


14


Tiếp theo nhồi từ đầu có thể đắp đất sét dẻo vào 2 cơ má của thỏ, luồn
bìa cứng vào 2 lớp da tai của thỏ. Tiếp tục nhồi đến cổ, 2 chân trước rồi đến
thân thỏ. Cuối cùng nhồi bụng thỏ rồi vừa nhồi vừa khâu vết mổ cho đến hết.
Chú ý: da thỏ khi khô co lại rất nhiều do đó khi nhồi khá căng để hạn chế
da co lại khi khô.
+ Sau khi nhồi tiêm phoóc
môn vào đuôi, bốn bàn chân,
đầu, môi ...để chống thối, thay
mắt thuỷ tinh cho thỏ.
+ Nắn các khung xương
bằng dây thép để sửa tư thế thỏ
tự nhiên rồi cố định trên đế gỗ
* Bước 4: Bảo quản
Lông thỏ dễ bị bụi bẩn,
mẫu thỏ nhồi cũng dễ bị chuột
côn trùng phá hoại, do đó cũng phải được bảo vệ trong hộp kính. Thỉnh thoảng
phải đem phơi lại.
4.2. Làm mẫu ngâm.
4.2.1/ Những nguyên liệu chung khi làm mẫu ngâm động vật.
*) Dụng cụ
+ Bình thuỷ tinh có nắp đậy ( có thể dùng bình nhựa ).
+ Tấm kính để cố định mẫu vật tạo điều kiện cho việc quan sát được rõ.
+ Băng dính, Kim chỉ, Keo dính, Bìa cứng để viết số, Bút bi, Bông.
+ Găng tay cao su, Bộ đồ mổ, xơ ranh, kim tiêm, khay mổ, ghim, kim
chỉ.
*) Vật liệu
Là một số động vật có xương sống còn sống đảm bảo các tiêu chí: đẹp,

đầy đủ các bộ phận cơ thể, mẫu vật được chia thành 2 nhóm :
+ Nhóm mẫu vật nhỏ: cá, ếch, thằn lằn….
+ Nhóm mẫu vật lớn : chim, thỏ…
15


*) Hóa chất
Hoá chất: Phục vụ cho định hình mẫu và ngâm mẫu.
- Chất định hình mẫu vật: Phooc môn 40 % hoặc Cồn 700 – 90 0
- Chất để ngâm bảo quản mẫu vật:
+ Phooc môn 10% hoặc Cồn 70-900,
+ Nước sạch
- Các hóa cất cần thiết khác: Farafin, chất để dán số.
4.2.2/ Các bước cơ bản làm mẫu ngâm:
* Bước 1. Pha hoá chất
Cách điều chế các dung dịch để ngâm mẫu vật:
- Phooc môn:
+ Phooc môn thương mại thường là phooc môn 40%. Để định hình mẫu
vật trước khi ngâm thường dùng phooc môn 40%; để bảo quản thường dùng
phooc môn 10%.
+ Cần lưu ý HS cẩn thận khi tiếp xúc với hóa chất.
+ Điều chế Phooc môn 10% bằng cách: Pha chế theo tỉ lệ cứ 1l phooc
môn 40% thêm 1,5l nước cất thì được dung dịch phooc môn 10% (tùy theo
lượng phooc môn cần dùng bao nhiêu thì pha chế theo tỉ lệ trên).
+ Nếu mẫu vật là động vật biển có thể thay nước cất bằng nước biển.
- Cồn : Người ta thường dùng cồn 900 để ngâm định hình mẫu vật trước khi
ngâm để bảo quản. Sử dụng cồn làm dung dịch ngâm có ưu điểm là: cồn ngấm
nhanh, giữ được mẫu vật tự nhiên trong một thời gian lâu, không làm cay mắt
hay khó chịu khi quan sát. Do đó trong nhiều trường hợp do không thể giải
phẩu ngay mẫu vật; mẫu vật cần lưu giữ trong một thời gian nhất định người ta

thường dùng cồn. Song cồn là một hoá chất đắt tiền, nên trong phòng thí
nghiệm người ta thường dùng phooc môn 10% để định hình và bảo quản mẫu
ngâm.
- Lưu ý:
Dùng găng tay khi pha hoá chất.
16


Đổ hoá chất vào bình sau đó đưa mẫu mổ vào bình ngâm, nhẹ nhàng
chỉnh sao cho mẫu mổ ở tư thế đẹp thuận lợi cho quan sát, tiếp theo là gắn
chặt nắp đậy bằng farafin hoặc bằng keo dính.
* Bước 2. Giải phẫu và định hình mẫu
Sau khi tiến hành mổ quan sát rõ các nội quan của cá, ếch, thằn lằn... thì
tiến hành xử lí, định hình mẫu vật trước khi ngâm:
- Sử dụng phooc môn 40% để định hình mẫu vật.
- Dùng xalanh chứa phooc môn tiêm vào một số cơ quan, hệ cơ quan của
cá, ếch, chim bồ câu…để định hình mẫu. Đặc biệt là phần đầu, các chi, phần
thân… cần phải cố định mẫu bằng phooc môn 40% tiêm trực tiếp vào phần cơ
thể, thấm sạch dịch tiết sau đó mới ngâm nếu không việc bảo quản mẫu vật
không bền và mẫu vật nhanh chóng bị hỏng…
Giáo viên giới thiệu cho học sinh thấy mẫu vật được phân loại theo khối
lượng cơ thể để đưa ra cách định hình phù hợp với mẫu ngâm. Tuỳ theo mẫu
vật to nhỏ khác nhau ta có thể chia ra hai nhóm :
+ Nhóm động vật nhỏ: Ví dụ : cá chép, ếch, thằn lằn…
Tuỳ theo hình dạng của con vật mà có thể định dạng tứ chi, hay định
dạng theo cấu tạo cơ thể cho phù hợp.
Sau khi đã định hình, tạo tư thế mẫu vật và cho vào bình ngâm.
Có thể dùng tấm kính để buộc mẫu vật lên, để tạo được dáng vẻ tự nhiên
của con vật hoặc có thể sử dụng khung nhôm tạo được thẩm mỹ và không hạn
chế tầm quan sát mẫu vật.

+ Nhóm động vật to: Thỏ, cá to, chim bồ câu thì dùng tấm kính có kích
thước bằng chiều dài, chiều rộng con vật hoặc tạo khung nhôm có chiều dài,
chiều rộng lớn hơn con vật khoảng 1 cm làm thành khung. Tất cả tấm kính
hoặc khung phải để lọt vừa vào bình ngâm, đặt mẫu vật ngửa lên tấm kính hoặc
khung nhôm sau đó dùng dây cố định cơ thể mẫu vật theo ý muốn.
Sau đó đặt ngửa con vật dùng kim chỉ khâu tứ chi tạo tư thế con vật nằm
ngửa để khi quan sát thì nhìn rõ nội quan.
* Bước 3. Chú thích
17


- Sau khi định hình mẫu vật ta dùng bông thấm khô nước trên mẫu vật
(chú ý chỗ dán số cần khô).
- Dùng bìa cứng bằng nhựa viết số (yêu cầu số viết nhỏ, rõ bằng mực
đen trên nền trắng, viết từ 1,2,3…) dùng kéo cắt, dán băng dính vào 2 mặt
chống thấm nước.
Mỗi một số là một nội quan tương ứng với phần chữ ghi chú thích.
- Ví dụ: Với nội quan là “Phổi” ta dùng keo dính (chấm vào mặt sau của
số chú thích và dán lên cơ quan của mẫu mổ) hoặc dây nhôm nhỏ cài vào vị trí
thích hợp sau khi đính với phần bìa cứng có số.
* Lưu ý:
Số chú thích phải rõ, nhỏ để tránh che lấp các cơ quan.
Với các cơ quan nhỏ không dán được thì có thể dùng một đầu sợi chỉ
đính vào cơ quan đầu còn lại đính vào số và kèm theo chú thích ngoài bình
ngâm.
* Bước 4. Bảo quản mẫu ngâm
Dùng băng keo hoặc farafin bịt kín nắp bình và lưu ý cách bảo quản mẫu
ngâm cho học sinh như sau:
- Ngâm mẫu sau 3 ngày phải thay nước ngâm, theo dõi sau 1 tuần tiếp
thấy nước trong không đổi màu là được, nếu đổi màu phải thay nước lần nữa.

- Dung dịch bảo quản sau một thời gian thường không còn đảm bảo được
nồng độ ban đầu. Khi phát hiện sự thay đổi màu của dung dịch bảo quản hoặc
khi thấy nước trong dung dịch ngâm có biểu hiện vẩn đục cần phải thay dung
dịch mới để mẫu ngâm không bị phân huỷ.
- Dùng farafin hoặc keo dính để gắn kín nắp bình.
4.2.3/ Cách làm mẫu ngâm cá chép
- Cách mổ :
* Bước 1: Trước tiên làm bất động (chết) mẫu vật
* Bước 2: Mổ cá theo hướng dẫn ở hình sau:
+ Cắt một vết trước hậu môn và mổ bắt đầu từ a dọc bụng cá cho tới b.
+ Nâng mũi kéo tránh cắt vào nội quan.
18


+ Cắt tiếp theo đường bc, sau đó cắt dọc theo đường edc. Cuối
cùng cắt tiếp xương nắp mang.
Hình 32.1. Cách mổ cá

Hình 32.3. Cấu tạo trong của cá chép

* Bước 3: Dùng kim mũi mác nhẹ nhàng tách nội quan cá ra như hình dưới
đây rồi quan sát tìm: lá mang, ruột, gan, mật, thận, bóng hơi, cơ quan sinh
sản…. Sau đó định hình các hệ cơ quan bằng phooc môn và gắn số.
* Chú ý: Ngoài các nội quan của Cá. Một
số cơ quan, hệ cơ quan của Cá như: Thân,
đầu,... cần phải sử dụng phooc môn 40% để
định hình mẫu trước khi ngâm và gắn số.

Mẫu ngâm cá


4.2.4/ Cách làm mẫu ngâm ếch đồng.
* Bước 1: Hủy tủy ếch bằng cách chọc tuỷ cho ếch bị tê liệt hoàn toàn.
Ghim ếch lên khay mổ. Mổ ếch theo hướng dẫn ở hình sau.
* Bước 2: Dùng kẹp gắp phần da ở phía hậu môn lên, lấy kéo cắt một
đường từ dưới lên trên đến mút mõm.
* Bước 3: Cắt cơ ở phần bụng và ngực theo đường vẽ. Chú ý khi cắt nâng
cho mũi kéo hướng lên trên để không hỏng nội quan.
19


* Bước 4: Tách tấm cơ ra, dùng kim mũi mác nhẹ nhàng tách nội quan ếch
ra như hình dưới đây rồi quan sát tìm: Tim, phổi, gan, dạ dày, ruột, ruột thẳng,
cơ quan sinh sản…. Sau đó định hình các hệ cơ quan bằng phooc môn 40%
bằng cách tiêm vào các hệ cơ quan đó và gắn số.
Cách ghim ếch lên khay mổ

Cấu tạo trong của ếch

Mẫu ngâm ếch

* Chú ý: Ngoài các nội quan của Ếch. Một số
cơ quan, hệ cơ quan của Ếch như: Các chi, đầu,... cần phải sử dụng phooc môn
40% để định hình mẫu trước khi ngâm
4.2.5/ Cách làm mẫu ngâm chim bồ câu

20


* Bước 1: Nhổ hết lông chim (hoặc nhổ hết lông vùng bụng, sườn, ngực,
cổ) ghim chim nằm ngữa trên ván mổ. Dùng kéo cắt da theo đường thẳng chính

giữa bụng từ huyệt tới gốc hàm dưới, quan sát ta thấy da chim mỏng và hầu
như không có lớp mỡ dưới da. Lột sang hai bên thân và cắt toàn bộ da phần
bụng, ngực, sườn lên cuối hàm. Từ trước lỗ huyệt cắt vòng sang hai bến sườn
bỏ hết phần cơ bụng sau đó cắt cả hai bên sườn đến nách, hơi nâng khối cơ
ngực lên, tìm các mạch máu ra chi để tránh, rồi luồn kéo cắt đứt xương quạ,
vòng lên cắt đứt cả xương đòn, tiếp tục làm như vậy với nữa thân bên đối diện,
tháo bỏ toàn bộ khối cơ ngực, nội quan trong xoang ngực bụng đã lộ ra.
* Bước 2: Tách tấm cơ ra, dùng
kim mũi mác nhẹ nhàng tách nội
quan chim bồ câu rồi quan sát tìm: Từ
miệng xuống là khí quản dài co nhiều
vòng sụn giữ cho nó luôn căng tròn,
sau khí quản là thực quản, phần cuối
phình thành diều. Chính giữa ngực là
tim nằm trong xoang bao tim với các
gốc động mạch phía trước, dưới tim
sát lưng là phổi xốp màu hồng, hai
bên tim là gan lớn 2 thuỳ, màu nâu
thẫm, thuỳ trái bé đè lên dạ dày cơ to,
cứng. Bên phải dạ dày cơ là đoạn tá
tràng gập cong hình U ôm tuyến tuỵ
màu hồng nhạt, phần còn lại phía sau
là ruột non và ruột già. Sau đó định
hình các hệ cơ quan bằng phooc môn
40% bằng cách tiêm vào các hệ cơ
quan đó và gắn số.
Mẫu ngâm chim bồ câu

21



5/ Kết quả đạt được
Khi giảng dạy tới những bài về các ngành, các lớp của “Động vật có
xương sống” và dạy đến phần cấu tạo ngoài, cũng như cấu tạo trong của cá,
ếch, thằn lằn... giáo viên chúng tôi thấy rất tự tin khi cho học sinh quan sát trên
mẫu nhồi (để giới thiệu và dạy cấu tạo ngoài), còn mẫu ngâm (dạy cấu tạo
trong) và xác định vị trí của từng nội quan trên mẫu vật mà không phải giải
thích nhiều như khi giảng dạy trên tranh và mô hình.
Đa số học sinh đều dễ dàng nắm bắt được hình dạng cấu tạo ngoài,
những hoạt động cơ bản và có thể xác định, ghi nhớ vị trí của các nội quan
trong giờ học sau khi quan sát trên mẫu vật ngâm. Do vậy giờ dạy đạt kết quả
cao, kích thích được tính sáng tạo, chủ động tìm tòi kiến thức của học sinh.
Trong nhiều năm làm đồ dùng dạy học, tôi đã nhồi và ngâm được rất
nhiều mẫu vật để phục vụ cho dạy và học: Như cá, ếch, thằn lằn, chim bồ câu,
đại bàng, thỏ, mèo, dơi...và nhiều mẫu vật khác. Nhờ có những mẫu vật trên mà
trong các tiết Sinh học 7 học sinh tiếp thu bài nhanh hơn, sâu sắc hơn, giáo viên
luôn chủ động khi chuẩn bị mẫu vật, góp phần tăng lòng yêu mến bộ môn cho
học sinh.
Để làm được nhiều đồ dùng dạy học tôi đã động viên các giáo viên khác
cùng tham gia, qua đó cùng học hỏi lẫn nhau, cùng nâng cao tay nghề cho các
đồng nghiệp. Nhờ làm đồ dùng dạy học mà giáo viên hiểu rõ hơn về tập tính
của từng loài (khi nuôi, bắt các động vật) nắm được sâu hơn về đặc điểm cấu
tạo ngoài, trong, có kỹ năng mổ các động vật khi thực hành.
Tôi còn thành lập các tổ tham gia làm đồ dùng dạy học: các em sẽ giúp
giáo viên đi tìm các vẫu vật (như bắt ếch, thằn lằn, dơi...) học sinh còn phụ tá
cho giáo viên khi mổ nhồi. Qua đó giáo dục cho các em lòng yêu mến bộ môn,
yêu khoa học, có tính kiên trì cẩn thận, chính xác, có tính thẩm mỹ, từ đó nâng
cao chất lượng dạy và học bộ môn Sinh học 7 nói riêng cũng như bộ môn Sinh
học nói chung .


22


5.1. So sánh đối chứng:
- Do đã chuẩn bị từ trước nên ngay từ đầu năm học tôi đã chuẩn bị đầy
đủ các mẫu nhồi 05 lớp động vật. Để thấy rõ tác dụng của nó trong quá trình
giảng dạy, tôi đã dùng phương pháp đối chứng, so sánh để rút ra kết luận về tác
dụng của các mẫu đã làm.
- Khi dạy về Bộ dơi (Lớp thú): Tôi chọn lớp 7A đồ dùng dạy học chỉ có
tranh về dơi và tranh ở SGK tôi đặt một số câu hỏi:
+ Vì sao em biết dơi là động vật thuộc lớp thú?
+ Nêu cấu tạo của cánh dơi?
+ Vì sao rơi không cất cánh được từ mặt đất? Bộ răng dơi có đặc điểm
gì? Giống loại thú nào?
Kết quả các em trả lời rất lúng túng, hoặc không trả lời được, hầu hết các
em chỉ đọc trong SGK rồi trả lời lại mà không hiểu gì. Vì các em chưa được
quan sát thật gần một con dơi bao giờ. Buổi học thường tẻ nhạt. Kết quả tiếp
thu bài không sâu sắc.
Sau đó tôi chọn một lớp đối chứng lớp 7B cũng dạy bài trên nhưng ngoài
tranh ra tôi còn dùng hai mẫu nhồi về dơi: Dơi ăn sâu bọ (nhỏ hơn) và dơi ăn
quả (Lớn hơn mà người ta hay gọi là con dốc vì khi đậu dưới các tầu chuối,
dừa, chúng thường dốc đầu xuống). Tôi nhồi dơi ở tư thế đang bay, hai cánh
dang rộng (Để học sinh dễ quan sát cánh); miệng há rộng lộ rõ toàn bộ bộ răng
vành tai vểnh lên.

5.2. Kết quả : Cũng với những câu hỏi trên, học sinh sau khi được giáo viên
hướng dẫn quan sát kĩ từng đặc điểm của dơi trên mẫu nhồi các em đã trả lời dễ
dàng hơn.
- Ví dụ : Với câu hỏi thứ nhất: Các em quan sát dơi có 1 lớp lông vũ
ngắn, mịn bao phủ mình dơi. Răng phân làm ba loại: răng cửa, lanh, hàm. Dơi

có vú đẻ con nuôi con bằng sữa ...do đó đối chiếu với đặc điểm chung của lớp
thú (chứ không thuộc lớp chim như một số em vẫn nghĩ)
Kết quả kiểm tra tiết dạy ở hai lớp như sau :

23


Lớp đối chứng

Kết quả
Dưới 5
điểm

Trên trung
bình

Khá giỏi

- Lớp 7A: không có mẫu nhồi dơi

38%

62%

5%

-Lớp 7B: Có 2 mẫu nhồi dơi (2)

17%


83%

19%

5.3. Bài học kinh nghiệm
Trong nhiều năm làm đồ dùng dạy học, bản thân tôi đã rút ra được những
bài học kinh nghiệm cho bản thân như sau.
5.3.1/ Bài học thứ 1: Việc làm đồ dùng dạy học để nâng cao chất lượng
dạy và học là một việc làm thường xuyên, suốt đời của mỗi giáo viên khi còn
lên lớp. Nhưng đó là một công việc cần nhiều thời gian, công sức, nguyên vật
liệu, cần tỉ mỉ, kiên trì, do đó trước hết bản thân giáo viên phải có lòng yêu
nghề, yêu ngành, không ngại khó, ngại khổ, có như vậy mới đủ nhiệt tình để
làm được nhiều đồ dùng dạy học và làm liên tục trong nhiều năm.
Bản thân tôi đã xác định được động cơ để làm đồ dùng dạy học là để
phục vụ cho dạy và học (chứ không phải để đi thi đồ dùng dạy học). Nghĩa là
các đồ dùng làm ra dù đẹp hay chưa đẹp đều phải được sử dụng dù chỉ một bài
hay một phần của bài. Nếu đồ dùng đó không được sử dụng cho 1 bài nào đó
thì cả 1 lớp học sinh đó chẳng bao giờ được học lại nữa.
Chính vì xác định được như vậy nên bản thân tôi đã không ngừng tham gia
làm đồ dùng dạy học môn Sinh học.
5.3.2/ Bài học thứ 2: Phải biết tìm ra đề tài để làm đồ dùng dạy học.
Mỗi đồ dùng dạy học là một đề tài, vậy người làm đồ dùng dạy học trước
hết phải biết mình định làm gì? Rất nhiều giáo viên than phiền với tôi là chẳng
biết làm đồ dùng dạy học gì? Nghĩa là các giáo viên chưa có đề tài, theo kinh
nghiệm của tôi vì mỗi đồ dùng dạy học phục vụ cho 1 chương, 1 bài hoặc 1
phần nào đó trong sách giáo khoa, hay ngoại khoá có trong chương trình. Do đó
tôi đã nghiên cứu thật kĩ từng phần kiến thức đó, sau đó đối chiếu với những đồ
dùng đã cấp phát, nếu phần nào chưa có đồ dùng dạy học, thì giáo viên phải
làm: Đó chính là đề tài.
24



Do kiến thức của các bộ môn rất nhiều, trong khi đó đồ dùng dạy học cấp
phát chỉ hạn chế, vì vậy số lượng đề tài để làm đồ dùng dạy học sẽ rất lớn, chỉ
sợ chúng ta không làm hết mà thôi.
Ví dụ : Với môn Sinh 7: Đồ dùng cấp phát hầu như chỉ có tranh vẽ (hiện
nay ở Sinh 7 đã có một số mẫu bằng nhựa, bằng thạch cao nhưng giá trị sử
dụng rất thấp và độ chính xác, hình dạng, mầu sắc chưa được tốt, không thể
sinh động, chính xác, hấp dẫn bằng các mẫu vật thực được). Do đó tôi đã làm
các mẫu xương, mẫu ngâm, mẫu nhồi ...đó chính là đề tài.
5.3.3/ Bài học thứ 3 : Phải biết học hỏi kĩ huật làm
Ta đã biết 1 đồ dùng tốt phải có tính sư phạm: đẹp, bền, chính xác về
khoa học có như vậy mới có tác dụng giáo dục; yêu cầu giáo viên phải có kĩ
thuật làm.
Bản thân tôi đã tự học hỏi từ các người thợ giỏi, từ đồng nghiệp, từ sách
báo...để tích luỹ cho mình có kiến thức về hội khoa, đắp nặn, về mộc, cơ khí,
gò hàn... để tự mình giải quyết các khó khăn khi làm đồ dùng dạy học. Mặt
khác phải sáng tạo trong khi làm, biết rút ra những kinh nghiệm từ thành công,
thất bại của mình.
Ví dụ Để bắt được Thằn Lằn không bị gẫy đuôi ta nên câu bằng mồi
hoa, châu chấu, ...Khi dùng Fooc môn để nhồi nếu bôi fooc môn rồi mới nhồi
thì thường làm da cứng, mẫu vật khó đẹp. Tôi đã sáng tạo cách nhồi bằng fooc
môn (dễ kiếm hơn các hoá chất khác) là nhồi đến đâu mới bôi fooc môn vào
đến đó. Nhồi song phần nào là uốn sửa ngay khi da chưa kịp cứng, do đó đã
tạo được rất nhiều mẫu tự nhiên.
5.3.4/ Bài học thứ 4: làm thế nào có đủ mẫu vật, nguyên liệu, hoá chất .
Để làm được nhiều đồ dùng dạy học yêu cầu phải có đủ nguyên vật liệu,
hoá chất. Nếu phải mua sắm toàn bộ thì phải cần ngân sách rất lớn và còn một
số thứ không thể mua được (như Thằn Lằn, rắn, dơi, các loài chim ...)
Tôi đã nêu nguyên tắc khi làm đồ dùng dạy học là chỉ mua sắm những

thứ có giá trị: Như hoá chất quý, các mẫu vật như chim bồ câu, thỏ. Còn lại
phát động giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh cùng tham gia sưu tầm tìm
kiếm như: cá , ếch, thằn lằn, rắn, cú mèo, dơi, dốc...và các nguyên vật liệu: Đế
gỗ, các cành cây có hình dạng đẹp, các bóng đèn pin bị cháy để làm mắt các
mẫu nhồi. ..
25


×