Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

ỨNG DỤNG lý THUYẾT cầu TRONG VIỆC NGHIÊN cứu TRƯỜNG hợp TĂNG GIÁ hủ TIẾU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.73 KB, 12 trang )

ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT CẦU TRONG VIỆC
NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TĂNG GIÁ HỦ TIẾU


1. Đặt vấn đề
- Vào tháng 5/2016 nhóm chúng tôi có bài khảo sát thị trường đối với
mặt hàng hủ tiếu của sinh viên trường đh nông lâm và các trường đh
khác trong khu vực tphcm . Qua bảng khảo sát hệ số co giãn cầu đối với
mặt hàng hủ tiếu này, nhóm chúng tôi thực hiện được kết quả như sau:
(1) Xây dựng đường cầu đối với mặt hàng hủ tiếu
(2) Đo lường mức độ co giãn của cầu theo giá đối với mặt hàng hủ tiếu
(3) Đánh giá tác động của việc tăng giá đối với doanh thu của mặt hang
hủ tiếu và lợi ích của người tiêu dùng
(4) Phân tích các yếu tố tác động đến sự thay đổi cầu cá nhân. Bài khảo
sát này vận dụng lý thuyết cầu trong kinh tế học để giải quyết vấn đề
liên quan đến các kết quả trên.
2. Phương pháp nghiên cứu.
2.1 Phương pháp thu nhập số liệu.
- Để có được các dữ liệu nhằm đạt được mục tiêu khảo sát đưa ra, bài
khảo sát này chủ yếu sử dụng các số liệu có được từ phương pháp khảo
sát trực tiếp các bạn sinh viên trong trường ĐH Nông Lâm và các bạn
của các trường đh khác . nhiều ngày đi khảo sát (nhóm 9 có 8 bạn mỗi
bạn khảo sát 25 người) thì có kết quả của 200 câu trả lời từ nhiều bạn
khác nhau.
2.2 Phương pháp phân tích
- Nghiên cứu này chỉ sử dụng phương pháp thống kê, kết hợp với những
phép tính toán đơn giản dựa trên các công thức đo lường hệ số co giãn.
Ngoài ra, để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến cầu, phương pháp kiểm
định Chi-square cũng được sử dụng, nhằm kiểm định các yếu tố như: thu
nhập của người sử dụng có ảnh hưởng đến quyết định cầu (bỏ ăn hủ tiếu



khi tăng giá) hay không. Ngoài ra việc kiểm định cũng xem xét yếu tố
sản phẩm thay thế (mặt hàng cơm gà ).
3. Kết quả nghiên cứu
3.1 Phân tích cầu cá nhân và cầu thị trường đối với mặt hàng hủ tiếu
* Cầu cá nhân
- Theo lí thuyết, cầu mô tả mối quan hệ giữa lượng cầu và giá. ở cấp độ
cá nhân, cầu mô tả số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà một cá nhân muốn
mua hay sử dụng ở các mức giá khác nhau
- Trong nghiên cứu này, sự tăng giá từ 12000VNĐ-14000VNĐ được
xem xét là sự biến động giá cầu, với hai mức giá 12000VNĐ và
14000VNĐ. Về lượng, nếu sinh viên vẫn tiếp tục ăn phở Đệ Nhất được
xem như là có lượng. Kết quả khảo sát cho thấy số lượng cầu trung bình
sau khi tăng giá, Kết quả khảo sát sinh viên dùng mặt hàng phở gói Đệ
Nhất chothấy, sau khi mặt hàng hủ tiếu này tăng giá từ 12000VNĐ14000VNĐ, lượng trung bình/tháng giảm từ 13 tô – 10 tô.
- Đối với những người tiếp tục dùng hủ tiếu,
P
Q
có thể hiểu được là lượng sử dụng không đổi Giá thị trường
12
13
khi có sự tăng về giá. Ngược lại, đối với Giá cao
14
10
những người không dùng mặt hàng này nữa, lượng sử dụng mặt hàng hủ
tiếu này thay đổi khi có sự tăng về giá . Biểu cầu và đường cầu được thể
hiện:
Sự thay đổi của cầu khi giá hủ tiếu tăng: (1.1)
Biểu đồ hàm cầu: Q=-1.5P+31



25
20
15
10
5
0

0

5

10

15

20

25

30

35

P
Q
0
31
*
Cầu

thị
trường 20.666
- Theo lý thuyết cầu thị trường là tổng của tất 67
cả các
0
cầu cá nhân trong thị trường đó. Như phần
trên đã
đề cập, viêc khảo sát tất cả các sinh viên sử dùng mặt hàng hủ tiếu là
không thể, do vây việc nghiên cứu này chỉ phân tích cầu thị trường với
giả định thị trường chỉ gồm 200 sinh viên đã được khảo sát trên.
- Việc phân tích với giả định trên dù không phản ánh được tổng cầu thị
trường, nhưng việc sử dụng kết quả này để ước lượng các tỷ lệ phần
trăm thay đổi lượng theo tỷ lệ thay đổi giá có thể được suy rộng, trong
trường hợp mẫu mang tính đại diện
- Kết quả khảo sát cho thấy sự tăng giá từ 12000VNĐ-14000VNĐ làm
cho lượng cầu trung bình/tháng của mặt hàng hủ tiếu giảm từ 13 tô– 10
tô. Điều này phản ánh đúng luật cầu ''giá tăng, lượng giảm, hay lượng và
giá có mối quan hệ nghịch biến''. Điều này có thể được thể hiện rõ qua
biểu cầu, đường cầu và hàm cầu như trong hình (1.1) trên
- Khi giá hủ tiếu giảm từ 12000VNĐ/ tô xuống còn 11000VNĐ/ tô thì ta
thấy lượng cầu trung bình tăng từ 13-15 tô. Điều này phản ánh đúng


quy luật “Giá giảm lượng tăng hay lượng và giá có mối quan hệ nghịch
biến”
3.2. Hệ số co giản của cầu theo thu nhập, theo giá hàng hóa lien
quan và các yếu tố tác động
a. Đo lường hệ số co giản
- Là một đại lượng đo lường mức độ thây đổi của lượng cầu so với mức
độ thay đổi của giá. Cụ thể nó đo lường tỉ lệ phần trăm thay đổi của

lượng khi giá thay đổi 1%.
- Công thức của hệ số co giản khoảng được sử dụng để xác định hệ số
co giản.
- Hệ số co giản của cầu theo thu nhập khi thu nhập giảm 30%
EI
Hệ số co giản của cầu theo thu nhập tăng 30%
EI
Hệ số co giản của càu theo giá hàng thay thế khi giá hàng thay thế
tăng 30%
EXY
- Hệ số co giản của càu theo giá hàng thay thế khi giá hàng thay thế
giảm 30%
EXY
b. Một số yếu tố tác động đến mức độ co giản
- Đối với lượng cầu theo thu nhập: như vậy là hệ số co giản của cầu theo
thu nhập tăng là 0,23 và theo thu nhập giảm là 0,74. Hai hệ số này nhỏ
hơn 1 và lớn hơn 0 dẩn đến đây là hàng hóa thông thường. so với kết quả
này thì lượng hàng hóa thay đổi khi giá tăng hay giảm là chênh lệch
không nhiều vì đây là hàng hóa thông thường, thiết yếu đối với sinh


viên. Mặt khác lượng hàng hóa này thay đổi không nhiều khi thu nhập
thay đổi có thể là do sở thích của sinh viên hoặc là do sinh viên đả quen
dùng hủ tiếu.
- Đối với lượng cầu hủ tiếu với giá hàng hóa liên quan khi giá hàng hóa
liên quan tăng 30% là -2,3<0 đây là hàng bổ sung.khi giá hàng hóa liên
quan giảm 30% là 0.74>0 đây là hàng thay thế. Điều này có thể hiểu
được là do khi giá cơm gà tăng cao thì đây có thể là hàng xa xĩ đối với
sinh viên dẩn đến lượng cầu của cơm gà không nhiều. khi giá cơm gà
giảm xuống thắp thì nó trở thành hàng hóa thay thế cho hủ tiếu có thể

hiểu được do giá cơm gà giảm phù hơp với thu nhập của sinh viên, mặt
khác do sở thích của sinh viên muốn sử dụng hàng hóa này nhưng trước
kia giá của nó vẩn còn cao so với thu nhập của sinh viên và giờ thì có
thể sử dụng đươc nhiều hơn do giá giảm.
3.3 Tác động của chính sách tăng giá đối với doanh thu của doanh
nghiệp và thặng dư tiêu dùng.
a) Tác động đến doanh thu của doanh nghiệp
- Như phần trên đã đề cập, cầu mặt hàng hủ tiếu co giãn ít cho nên
doanh thu của nhà bán mặt hàng hủ tiếu này giảm ít
- Khi giá tăng từ 12000VNĐ-14000VNĐ, doanh thu của mặt hàng hủ
tiếu giảm 30%. Đây là một tỉ lệ giảm không quá lớn nhưng cũng không
phải là con số nhỏ.
b) Tác động đến thặng dư tiêu dùng
- Với giả định mẫu khảo sát có tính đại diện, có thể kết luận rằng chính
sách tăng giá chẳng những gây thiệt hại cho người tiêu dùng mà còn làm
giảm doanh thu đối với mặt hàng hủ tiếu
3.4. Các yếu tố quyết định cầu


Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu gồm:
- Sự thay đổi về thu nhập
-Sự thay đổi về giá hàng hóa liên quan
-Thị hiếu hay sở thích người tiêu dùng
- Qui mô thị trường
- Kỳ vọng, tiên đoán của người tiêu dùng về các sự thay đổi liên quan
đến giá mặt hàng hủ tiếu
- Trong khuôn khổ nghiên cứu này, việc phân tích đúng các yếu tố trên là
không khả thi, vì các thay đổi khác không diễn ra đồng thời với sự thay
đổi giá. Dù vậy, việc phân tích mối tương quan giữa quyết định từ bỏ
hay tiếp tục sử dụng mặt hang phở của từng cá nhân với các yếu tố trên

phần nào cũng cho thấy được các yếu tố ảnh hưởng đến cầu.
- Việc phân tích số liệu chỉ dựa trên các yếu tố: sự thay đổi vế thu nhập,
sự thay đổi vế giá hàng hóa liên quan và sự thay đổi về giá sản phẩm.
a.Thu nhập cá nhân
- Thu nhập hằng tháng của tửng cá nhân khác nhau. Nên đối với mỗi cá
nhân, thu nhập có thể ảnh hưởng đến quyết định của họ khi giá sản phẩm
tăng. Giả thuyết về mối quan hệ này có thể được đặt ra là “người có thu
nhập thấp có xu hướng từ bỏ mặt hàng hủ tiếu nhiều hơn những người
có thu nhập cao” . Vì vậy mà lượng hủ tiếu tiêu thụ của mỗi cá nhân là
không giống nhau.
- Dựa trên bản khảo sát thực tế trên thì những người có thu nhập cao sẽ
tiêu thụ một lượng sản phẩm cao hơn người có thu nhập thấp.
b.Sự dao động vế giá


- Khi giá sản phẩm dao động tăng lên hoặc giảm xuống thì đồng thời
lượng tiêu thụ hủ tiếu cũng có những thay đổi kéo theo.
c. Tính sẵn có của mặt hàng thay thế ( mặt hàng cơm gà)
- Cơm gà thường được bán rất nhiều quanh khu vực trường đại học, nên
cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc quyết định tiếp tục hay từ bỏ hủ tiếu khi
giá sản phẩm tăng.
- Khi giá sản phẩm thay thế (cơm gà) tăng thì lượng tiêu thụ sản phẩm
chính hủ tiếu tăng và ngược lại. Lí giải ở đây là khi người tiêu dùng sử
dụng đồng thời hai sản phẩm, một trong hai sản phẩm có giá tăng còn
sản phẩm còn lại giữ nguyên thì người tiêu dùng có xu hướng tiêu thụ
sản phẩm còn lại.
- Như vậy giá sản phẩm thay thế và lượng tiêu thụ sản phẩm chính có
mối quan hệ tỉ lệ thuận.
d. Sở thích/thị hiếu của người sử dụng.
- Sở thích/thị hiếu là khái niệm khá trừu tượng và khó có thể đo lường.

Đối với mặt hàng hủ tiếu, sở thích đối với mỗi sinh viên cũng là khác
nhau. Đối với những sinh viên thích ăn hủ tiếu thì dù giá tăng từ
12000VNĐ-14000VNĐ thì họ cũng không bao giờ từ bỏ. Điều này phản
ánh sự trung thành của người tiêu dùng.
4. Kết luận và khuyến nghị
- Tóm lại, từ số liệu khảo sát mặt hàng hủ tiếu , nghiên cứu này đã xây
dựng đường cầu, đo lường hệ số co dãn cầu và từ đó minh họa được cho
lý thuyết cầu về tác động của độ co dãn cầu đối với doanh thu của người
bán mặt hàng hủ tiếu, lý thuyết cho rằng, ''khi cầu co dãn nhiều, doanh
thu của doanh nghiệp giảm khi tăng giá''. Cụ thể khi tăng giá mặt hàng
hủ tiều từ 12000VN Đ-14000VNĐ doanh thu từ 200 sinh viên được


khảo sat giảm 30%. Suy ra tổng thể, bằng phương pháp phân tích độ
nhạy 2 chiều, nghiên cứa này ước lượng được doanh thu của mặt hàng
hủ tiếu có thể giảm nhiều từ quyết định tăng giá. Ngoài tác động trên,
nghiên cứu cũng chỉ tác động tiêu cực của việc tăng giá đến thặng dư
của người tiêu dùng. Tổng hợp 2 tác động, kết quả nghiên cứa cho thấy
không có ai được lợi từ việc tăng giá này nếu chỉ xem xét mức giá
14000VNĐ theo tháng này. Thực tế, các quán bán hủ tiếu cũng có thể có
những mối lợi khác từ việc tăng giá mà nghiên cứu không đề cập, chẳng
hạn tăng chất lượng của mặt hàng hủ tiếu để củng cố uy tín,… Phân tích
các yếu tố quyết định đến cầu, nghiên cứu này cho thấy yếu tố thu nhập
và giá của mặt hàng thay thế là nhân tố chính ảnh hưởng đến quyết định
từ bỏ hay tiết tục sử dụng mặt hàng hủ tiếu khi tăng giá. Ngoài ra,
nghiên cứu cũng chỉ ra những sự khác biệt trong quyết định cầu giữa các
nhóm đối tượng khác nhau. Với những kết quả phân tích được, nghiên
cứu này có thể được xem là một cơ sở tham khảo có giá trị cho người
dạy và học kinh tế vi mô, minh họa cho lý thuyết bằng một ví dụ thực
tiễn. Ngoài ra, vài kết quả trong nghiên cứu này cũng có ý nghĩa tham

khảo cho những người kinh doanh khi đứng trước quyết định điều chỉnh
giá bán sản phẩm. Người kinh doanh cần xem xét tính chất co dãn của
hàng hóa, trước khi đưa ra quyết định về giá. Bên cạnh đó, người kinh
doanh cũng cần xem xét đặc điểm nhân khẩu học của khách hàng để đưa
ra quyết định sao cho hợp lý nhất. Điều này quan trọng bởi lẽ mỗi khách
hàng với những đặc điểm cá nhân khác nhau có phản ứng khác nhau với
sự điều chỉnh giá, như được phân tích ở trên. Tuy nhiên, do những hạn
chế như dã được đề cập ở phần 2, kết quả nghiên cứu này còn hạn chế
khi suy rộng cho tổng thể. Những kết quả và kết luận trong nghiên cứu
có thể đúng trong trường hợp 200 sinh viên được khảo sát, chưa đủ độ
tin cậy để suy rộng cho tổng thể.


Tóm lại:
- Kết quả của cuộc khảo sát cho thấy khi các doanh nghiệp quyết định
tăng giá hay giảm giá một sản phẩm hay hàng hóa nào đó cần phải cân
nhắc thật kĩ lưỡng, phải xác định được khu vực kinh doanh, đối tượng
kinh doanh,… và tiến hành khảo sát ý kiến. Rồi từ các số liệu khảo sát
được tinh toán, xem xét đó là loại hàng hóa có có vai trò như thế nào đối
với đời sống của họ: thiết yếu, cần thiết, hay xa xỉ.
- Ngoài ra, yếu tố thu nhập của người tiêu dùng cũng rất quan trọng. Các
doah nghiệp phải xác định được người dân khu vực mình đang kinh
doanh thuộc loại nào: giàu có, công nhân, hay chỉ là các bạn sinh viên,…
- Một yếu tố nữa cũng quan trọng không kém đó là các nhà kinh doanh
phải xem xét hàng hóa mà họ tung ra thị trường có mặt hàng nào có thể
thay thế và giá rẻ hơn hàng hóa của mình hay không?
- Vì thế khi kinh doanh một mặt hàng nào đó việc nghiên cứu các yếu tố
trên là rất quan trọng đến sự sinh tồn của một doanh nghiệp mà quan
trọng nhất là bước khảo sát ban đầu. Vì vậy việc khảo sát người tiêu
dùng rất quan trọng nên cần phải thực hiện một cách nghiêm túc.






×