Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Báo cáo Tổng kết Chương trình Tình nguyện Bảo tồn Rùa biển Côn Đảo năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 28 trang )

Báo cáo Tổng kết Chương trình
Tình nguyện Bảo tồn Rùa biển Côn Đảo
năm 2014
Lê Thị Thanh Thủy

Rùa con trở về biển.Việt Nam©Vũ Hoài Nam,2014
TỔ CHỨC BẢO TỒN THIÊN NHIÊN QUỐC TẾ


MỤC LỤC
TÓM TẮT ........................................................................................................................ 3
NHỮNG CON SỐ THỐNG KÊ ........................................................................................ 5
KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CỦA TÌNH NGUYỆN VIÊN SAU CHƯƠNG TRÌNH ..................... 6
1. Những kiến thức và kỹ năng học được từ chương trình ....................................... 6
2. Đánh giá về khâu tổ chức trước chương trình ...................................................... 8
3. Đánh giá về khóa tập huấn nâng cao nhận thức và cứu hộ rùa biển .................... 9
4. Đánh giá về các hoạt động bảo vệ rùa biển taị các trạm bảo vệ rùa biển ........... 10
5. Đánh giá về sắp xếp hậu cần trong suốt chương trình........................................ 12
6. Đánh giá về mức độ tương tác giữa các thành viên trong nhóm Tình nguyện viên
............................................................................................................................ 12
7. Đánh giá về cán bộ điều phối tại thực địa ........................................................... 14
8. Đánh giá về thông tin, tài liệu gửi trước chương trình ......................................... 14
9. Tài chính.............................................................................................................. 15
11. Kết luận về tổng thể chương trình ...................................................................... 17
12. Ảnh hưởng của chương trình ............................................................................. 17
NHẬT KÝ CHƯƠNG TRÌNH ......................................................................................... 19
NHỮNG KỶ NIỆM KHÓ QUÊN ..................................................................................... 21
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 26

2



TÓM TẮT
Trong khuôn khổ Dự án “Bảo tồn bải đẻ của rùa biển có sự tham gia của cộng đồng tại Việt Nam”
do Cơ quan Dịch vụ về Cá và Động vật Hoang dã Hoa Kỳ (US FWS) tài trợ, Tổ chức Bảo tồn
Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đã phối hợp với Ban quản lý Vườn quốc gia Côn Đảo tổ chức chương
trình tình nguyện viên (TNV) tham gia công tác cứu hộ Rùa biển tại Côn Đảo năm 2014. Chương
trình gồm 4 đợt với 23 TNV tham gia cụ thể như sau:





Đợt 1: Từ ngày 08 - 12/7/2014, có 06 TNV tham gia. Địa điểm thực hiện: Trạm kiểm
Bảy Cạnh (03 ngày).
Đợt 2: Từ ngày 26 - 30/7/2014, có 06 TNV tham gia. Địa điểm thực hiện: Trạm kiểm
Bảy Cạnh (03 ngày).
Đợt 3: Từ ngày 26 – 30/8/2014, có 05 TNV tham gia. Địa điểm thực hiện: Trạm kiểm
Hòn Tài 03 TNV và Trạm kiểm lâm Hòn Tre Lớn 02 TNV (03 ngày)
Đợt 4: từ ngày 26/8 - 04/9/2014, có 06 TNV tham gia, địa điểm thực hiện Trạm kiểm
Bảy Cạnh (08 ngày).

lâm
lâm
lâm
lâm

Kết thúc chương trình, các TNV cho rằng đây là một chương trình có ý nghĩa, đã cung cấp cho
TNV nhiều thông tin về công tác cứu hộ bảo vệ rùa biển tại Côn Đảo, góp phần nâng cao nhận
thức và giáo dục ý thức cộng đồng. 87.5% TNV cho rằng chương trình đã đáp ứng được 90100% mong đợi của họ. 12.5% cho rằng đã đáp ứng được 70-80%. Các cán bộ tổ chức và điều
phối tại hiện trường đã hỗ trợ chương trình nhiệt tình, kịp thời và chuẩn bị chu đáo. Về tài chính,

minh bạch, rõ ràng. Hầu hết các TNV đều nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm và tâm huyết với
công việc.
Tuy nhiên, do lần đầu tiên tổ chức, chương trình không tránh khỏi những thiếu sót và cần xem
xét, khắc phục những vấn đề sau:
 Khi kêu gọi TNV, cần nêu rõ tiêu chí lựa chọn TNV cũng như số lượng TNV sẽ được nhận
mỗi đợt. Nếu các tiêu chí tuyển chọn được thông báo rõ ràng, các ứng viên có thể tự đánh
giá sự đáp ứng của bản thân đối với yêu cầu của chương trình. BTC cũng có thể giảm áp
lực và thời gian chọn lọc các hồ sơ. Hơn nữa, mỗi ứng viên có thời gian tiếp cận với thông
tin về chương trình khác nhau, nên nếu xét hồ sơ theo tiêu chí ưu tiên người đến trước
thì sẽ rất đáng tiếc vì có thể bỏ lỡ những ứng viên phù hợp với chương trình.
 Mẫu đăng ký còn đơn giản, không khai thác được hết thông tin và khả năng của TNV.
Mẫu đơn nên bổ sung thêm thông tin về thể trạng (chiều cao, cân nặng, tình trạng sức
khoẻ) để đảm bảo chương trình lựa chọn được những tình nguyện viên đủ sức khỏe đảm
đương công việc. Để đánh giá được sự nhiệt tình và mong muốn tham gia chương trình
nghiêm tục, mẫu đăng ký cần bổ sung thêm một số câu hỏi như “Hãy kể cho chúng tôi về
một hoạt động cộng đồng gần đây của bạn?”, “Bạn sẽ làm gì trong vai trò của một tình
nguyện viên”, “kế hoạch truyền thông của bạn sau khi tham gia chương trình như thế
nào?”
 Thời hạn kết thúc đăng ký sớm hơn so với thông báo ban đầu, làm cho nhiều người muốn
đăng ký nhưng không được chấp nhận. Các hạn phản hồi và thời gian gửi hơi ngắn. Nên
3












đặt một kế hoạch làm việc sớm để cả bên tổ chức lẫn TNV có cơ hội sắp xếp công việc
tốt và có thời gian chuẩn bị cho chuyến đi, về cả sức khỏe lẫn tinh thần.
Thời gian: nên kéo dài thời gian tình nguyện tại các trạm bảo tồn rùa biển hoặc tận dụng
triệt để thời gian thực hiện chương trình. Hiện tại, chương trình 5 ngày gồm 2 ngày là
ngày đi lại, chỉ có 3 ngày là thực chất làm việc. Hay chương trình 10 ngày nhưng chỉ có 8
ngày sống và trải nghiệm tại các trạm bảo tồn rùa ở Côn Đảo.
Các tài liệu, thông tin về rùa biển và thông tin về địa điểm tình nguyện (như Hòn Bảy
Cạnh, Hòn Tre Lớn) cần được gửi trước và gửi sớm cho TNV để nghiên cứu tìm hiểu
trước, từ đó chuẩn bị hành lý và vật dụng mang theo phù hợp.
Khâu tổ chức cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa IUCN và VQG Côn Đảo để thông
tin được thông suốt, tránh hiểu lầm cho TNV.
Nên có những chuyên gia về rùa biển cùng tham gia phối hợp để có thể truyền đạt những
kiến thức sâu hơi về rùa, cùng với đó là những kỹ năng chăm sóc và cứu hộ rùa bị thương
để TNV có thể kịp thời ứng phó với nhiều tình huống thực tế.
BTC nên lựa chọn TNV từ các thành phần xã hội khác nhau, đa dạng độ tuổi để công tác
tuyên truyền, nâng cao nhận thức có thể đến được với nhiều tầng lớp nhân dân trong xã
hội hơn.

Các TNV cũng thấy rằng điều kiện sinh hoạt trên trạm còn khá thiếu thốn. Lực lượng kiểm lâm
còn mỏng trong khi các áp lực khai thác rùa biển trái phép vẫn gia tăng. Các tour du lịch trên các
đảo nhỏ chưa được kết hợp với công tác tuyên truyền, bảo vệ rùa biển. Trong các tour du lịch
xem rùa đẻ trứng, nên kết hợp với việc truyền thông bảo vệ rùa biển để công tác bảo vệ rùa biển
tốt hơn, lan rộng hơn.
Khi được hỏi động lực tham gia chương trình, 81.25% TNV cho rằng mong muốn được hiểu biết
về rùa biển là động lực quan trọng nhất để họ đăng ký tham gia. 25% TNV cho rằng những trải
nghiệm trong cuộc sống khó khăn thôi thúc họ đăng ký tham gia chương trình nhất. Và 18.75%
cho rằng địa điểm chương trình ở Côn Đảo là yếu tố hàng đầu khiến họ đăng ký tham gia.
Khi được hỏi, nếu trong các chương trình tiếp theo, không còn sự hỗ trợ tài chính của IUCN và

VQG Côn Đảo, bạn có tiếp tục tham gia không? 75% khẳng định là có, 12.5% trả lời là không và
12.5% cần cân nhắc tổng mức chi phí cho phù hợp với ngân sách của mình.
Tất cả TNV đều đồng ý nên nhân rộng chương trình và tiếp tục cho các năm sau.
“IUCN và VQG Côn Đảo đã cho chúng tôi một cơ hội vô cùng tuyệt vời, đây là một trong những
chương trình vô cùng ý nghĩa và thú vị mà tôi từng được tham gia. Tôi tin đây cũng là một trải
nghiệm tuyệt vời cho tất cả các bạn tình nguyện. Mong rằng những chương trình như thế này
được nhân rộng, nhiều người được tham gia hơn” – TNV Đỗ Thị Thu Hà tham gia chương trình
từ ngày 8 – 12/7/2014 chia sẻ.

4


NHỮNG CON SỐ THỐNG KÊ
Thông báo Tuyển TNV được đăng tải lần đầu trên website của IUCN và VQG Côn Đảo vào ngày
22 tháng 5 năm 2014. Trong vòng 1 tháng, đến ngày 20 tháng 6 năm 2014, Ban tổ chức (BTC)
đã nhận được hơn 500 phiếu đăng ký tham gia
Tổng số TNV tham gia là 23 người. Thành phần TNV gồm: 10 nam, 13 nữ. Trình độ: Có 03
TNV là học sinh PTTH, 03 TNV là sinh viên Đại học và 17 TNV đã tốt nghiệp Đại học và đang làm
việc. Quốc tịch: Việt Nam, có 19 TNV công tác ở Việt Nam, 04 TNV học tập và công tác ở nước
ngoài (Anh, Mỹ, Đức và Thái Lan).
Qua các đợt, TNV tham gia công tác cứu hộ Rùa biển tại các đảo nhỏ đã thực hiện di dời an toàn

96 tổ, tổng số 7.429 trứng; kiểm tra, vệ sinh 106 tổ rùa sau khi nở, thả về biển 8.433
cá thể rùa con
Ngoài ra, các TNV còn tham gia 13

lượt tuần tra bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, đồng thời
hướng dẫn và giới thiệu về bảo vệ các loài Rùa biển cho 12 lượt khách xem rùa đẻ
trứng và 217 lượt khách tham quan du lịch đến khu vực


Rùa con mới nở tại Côn Đảo.Việt Nam©Ngô Bảo Ngọc,2014
5


KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CỦA TÌNH NGUYỆN VIÊN SAU CHƯƠNG
TRÌNH

Đại diện Tình nguyện viên, BQL VQG Côn Đảo và IUCN ©Vũ Hoài Nam,2014

Sau khi tham gia chương trình, các tình nguyện viên đã được yêu cầu điền vào phiếu đánh giá
và sau đây là kết quả tổng hợp các phiếu đánh giá này:
1. Những kiến thức và kỹ năng học được từ chương trình
“Trước khi tham gia chương trình, tôi chưa bao giờ nghĩ loài rùa đang trong nguy cơ tuyệt chủng.
Tôi vẫn nghĩ loài rùa là một loài lâu năm, và vẫn có một thế giới bình thường ngoài đại dương kia.
Tôi vẫn nghĩ những nơi có loài rùa lên đẻ trứng là ở các quần đảo xa xôi như Indonesia,
Australia…, và ở Việt Nam mình chỉ có những loài như ba ba, hay những con rùa cảnh nuôi trong
nhà, và to nhất có lẽ là cụ rùa ở Hồ Gươm. Sau khi tham gia chương trình, tôi mới biết loài rùa
đang đối mặt với những mối nguy hiểm như thế nào. Con người đang săn bắt loài rùa với số
lượng lớn như thế nào…” – TNV Nguyễn Anh Vũ tham gia từ ngày 21 – 26/7/2014 chia sẻ.
Sau khi tham gia chương trình, các TNV đều cho rằng hiểu biết về rùa biển của họ đã tăng lên
đáng kể. Khóa tập huấn đầu chương trình giúp họ đã nắm bắt được các thông tin cơ bản về phân
loại ruà, tập tính sinh sản và bản năng sinh tồn của rùa biển và những mối đe dọa tới sự tồn tại
của rùa biển. Qua những ngày trải nghiệm tại các trạm bảo tồn rùa biển, các TNV đã có cơ hội
6


thực hành những kỹ năng nhận biết tổ đẻ nào thành công hay không thành công từ việc quan sát
dấu vết rùa để lại trên mặt cát hay lúc rùa dùng các vây bơi, kỹ năng đào ổ trứng, cách dùng đèn
chiếu sáng phù hợp khi thu nhặt rùa nở, di chuyển an toàn ổ trứng rùa về hồ ấp, san lấp ổ đẻ của
rùa mẹ, thả rùa con xuống biển, kỹ năng thống kê tỷ lệ rùa nở thành công. Nhiều người đã nhận

thức được bảo tồn rùa biển là góp phần bảo vệ môi trường sinh thái và bảo vệ chính cuộc sống
của mình.
Ngoài ra, những ngày sống tại các Hòn Bảy Cạnh và Hòn Tre lớn, các TNV cũng nắm bắt được
nhiều thông tin thú vị về các loài động thực vật đa dạng tại Vườn Quốc gia Côn Đảo, biết thêm
được những kiến thức hay về thời tiết, khí hậu, đại dương (ví dụ: thời gian thuỷ triều, hệ san hô,
các loài cá, thuỷ sinh…). Họ cũng được rèn luyện ý thức tiết kiệm nước sạch trên một hòn đảo,
sử dụng hiệu quả và tiết kiệm nguồn năng lượng điện, các kỹ năng đi rừng và đi trên biển trong
điều kiện thời tiết khắc nghiệt và nguy hiểm.
TNV Nguyễn Vĩnh Lợi tham gia từ ngày 8 – 12/7/2014 cho rằng “Những kỹ năng đi rừng hay đi
trên biển sẽ giúp tôi đến những vùng có điều kiện tương tự, phải luôn biết trang bị đầy đủ các vật
dụng gọn nhẹ và thật cần thiết khi đi đến những vùng rừng núi biển đảo xa xôi như việc chuẩn bị
võng ngủ, chăn đắp gọn nhẹ, thức ăn dự trữ, nước uống, thuốc chống muỗi, một số loại thuốc
thông thường. [...]. Bên cạnh đó tôi còn có cơ hội được khám phá nhiều cảnh đẹp của thiên nhiên,
được thử sức mình khi sống trong môi trường biển đảo”.
Đặc biệt các TNV rất khâm phục tinh thần làm việc nghiêm túc, nhiệt tình, hết mình vì công việc
của các chiến sỹ kiểm lâm tại các Hòn Bảy Cạnh và Hòn Tre lớn. Dù điều kiện làm việc còn nhiều
thiếu thốn nhưng các anh luôn lạc quan, có trách nhiệm với công việc.
“Chuyến đi mang lại cho bản thân tôi và các bạn đồng hành không chỉ là kiến thức về rùa biển,
mà còn nhiều hiểu biết khác về môi trường sinh thái, về kỹ năng sống, nhìn thấy nhiều đời sống
khác và giúp chúng tôi hiểu thêm nhiều về ý nghĩa cuộc sống. …Vượt qua tất cả những điều đó,
các anh vẫn vững vàng với trách nhiệm công việc, nếu như không phải có kỷ luật với bản thân
mình thì không phải ai cũng có thể làm được như vậy. Không những vậy, các anh cũng rất lạc
quan, bữa ăn nào cũng đầy ắp tiếng cười. Tuy vậy, đến lúc làm việc, phân công công việc hay
lúc họp hành thì các anh lại rất nghiêm túc và chỉn chu. Điều đó khiến tôi càng thêm khâm phục
các anh và càng thấy rằng việc được đến đây, cùng làm việc, chia sẻ khó khăn và cùng làm cho
khoảng thời gian ngắn ngủi với các anh vui nhất có thể là một may mắn và là một điều vô cùng ý
nghĩa đối với bản thân mình”_ TNV Nguyễn Hải Vân tham gia từ ngày 26 – 20/8/2014 tâm sự.
Đối với các bạn sinh viên trẻ, chương trình đã tạo cơ hội cho họ trau dồi thêm cả kỹ năng giao
tiếp, làm việc nhóm, phân bổ thời gian, có thêm nhiều người bạn tốt và có động lực phấn đấu
trong cuộc sống.

“Chương chình cho tôi biết được sự khó khăn của người khác nhưng họ vẫn cố gắng, vẫn phấn
đấu, giúp tôi có động lực hơn cho cuộc sống sau này”_TNV Võ Ngọc Lệ Hằng tham gia từ ngày
26/8 – 4/9/2014 chia sẻ.

7


2. Đánh giá về khâu tổ chức trước chương trình
87.5% TNV cho rằng khâu tổ chức rất tốt hoặc tốt. Chương
trình được thông báo rộng rãi trên các phương tiện, tạo cơ
hội công bằng đến cho tất cả mọi người tham gia. BTC đã
gửi đầy đủ các thông tin về chương trình làm việc, những
vật dụng cần mang theo, nội quy xem rùa biển. Tất cả các
bước được thực hiện qua internet, thuận tiện để cho mọi
người đăng ký và liên lạc.

Khâu tổ chức
chương trình
12.50%
25%
62.50%

Tuy nhiên các TNV cũng chỉ ra những mặt chưa tốt trong tổ
chức chương trình cùng các góp ý hoàn thiện như sau:
 Việc kêu gọi tuyển TNV nên được thông báo trên
Bình thường
Rất tốt
Tốt
nhiều trang cộng đồng hơn nữa.
 Khi kêu gọi, cần nêu rõ tiêu chí lựa chọn TNV cũng như số lượng TNV sẽ được nhận mỗi

đợt. Nếu các tiêu chí tuyển chọn được thông báo rõ ràng, các ứng viên có thể tự đánh
giá sự đáp ứng của bản thân đối với yêu cầu của chương trình. BTC cũng có thể giảm áp
lực và thời gian chọn lọc các hồ sơ. Hơn nữa, mỗi ứng viên có thời gian tiếp cận với thông
tin về chương trình khác nhau, nên nếu xét hồ sơ theo tiêu chí ưu tiên người đến trước
thì sẽ rất đáng tiếc vì có thể bỏ lỡ những ứng viên phù hợp với chương trình.
 Mẫu đăng ký còn đơn giản, không khai thác được hết thông tin và khả năng của TNV.
Mẫu đơn nên kèm thêm thông tin về thể trạng (chiều cao, cân nặng) tình trạng sức khoẻ
để đảm bảo chương trình lựa chọn được những tình nguyện viên đủ sức khỏe đảm đương
công việc. Để đánh giá được sự nhiệt tình và mong muốn tham gia chương trình nghiêm
tục, mẫu đăng ký cần bổ sung thêm một số câu hỏi như “Hãy kể cho chúng tôi về một
hoạt động cộng đồng gần đây của bạn?”, “Bạn sẽ làm gì trong vai trò của một tình nguyện
viên”, “kế hoạch truyền thông của bạn sau khi tham gia chương trình như thế nào?”
 Thời hạn kết thúc đăng ký sớm hơn so với thông báo ban đầu, làm cho nhiều người muốn
đăng ký nhưng không được chấp nhận. Các hạn phản hồi và thời gian gửi hơi ngắn, Nên
đặt một kế hoạch làm việc sớm để cả bên tổ chức lẫn TNV có cơ hội sắp xếp công việc
tốt và có thời gian chuẩn bị cho chuyến đi, về cả sức khỏe lẫn tinh thần
 Cần thêm 1 số hình ảnh những nơi sẽ đến, 1 buổi gặp nhau trước đó hoặc sau đó để tổng
kết, chia sẻ các thông tin, hình ảnh
 BTC nên lựa chọn TNV từ các thành phần xã hội khác nhau, đa dạng độ tuổi để công tác
tuyên truyền, nâng cao nhận thức có thể đến được với nhiều tầng lớp nhân dân trong xã
hội hơn

8


3. Đánh giá về khóa tập huấn nâng cao nhận thức và cứu hộ rùa biển
93.75% TNV cho rằng khóa tập huấn rất tốt
Tập huấn bảo tồn rùa biển
hoặc tốt. Buổi tập huấn đã cung cấp cho các
TNV những thông tin bổ ích về rùa biển từ

6.25%
0%
cách nhận biết các loại rùa đến tập tính sinh
sản, bản năng sinh tồn… Chỉ ra các hiểm họa
37.50%
từ thiên nhiên và con người, đe dọa sự sống
56.25%
và duy trì nòi giống của rùa biển. Buổi tập huấn
cũng đã cung cấp cho TNV những thông tin
tổng quát về các hoạt động bảo tồn rùa biển ở
Việt Nam nói chung và ở Vườn Quốc gia Côn
Bình thường
Rất tốt
Tốt
Kém
Đảo nói riêng. Qua buổi tập huấn, các TNV đã
được trang bị những quy định cần thiết và những kinh nghiệm thiết yếu để có thể đảm bảo an
toàn cho bản thân và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong thời gian thực địa ở các đảo nhỏ.
Khóa tập huấn bắt đầu đúng giờ, công tác chuẩn bị chu đáo. Hồ sơ tài liệu đẹp, cụ thể và đủ
thông tin cần thiết. Người hướng dẫn nhiệt tình, rõ ràng, dễ hiểu.

Cán bộ VQG Côn Đảo tập huấn kiến thức cứu hộ rùa biển cho TNV ©Đỗ Thị Thu Hà,2014
Tuy nhiên, các TNV yêu cầu:


Các tài liệu và thông tin về rùa biển nên được gửi cho TNV trước để có thời gian tìm hiểu
và đọc kỹ hơn. Từ đó, TNV sẽ có thể chuẩn bị nhiều câu hỏi hơn. Sau buổi tập huấn là
9







lên tàu ra đảo luôn, nhiều khi Tình nguyện viên không đủ thời gian đọc hết tài liệu nếu chỉ
được phát trong buổi tập huấn.
Buổi tập huấn chưa có chi tiết các kỹ năng chăm sóc và cứu hộ (trị thương) cho rùa biển.
Trong quá trình làm việc tại các đảo, TNV đã gặp nhiều rùa con bị thương nhưng chưa
biết cách trị thương. Buổi tập huấn nên bổ sung những kiến thức và kỹ năng này
Vì đây là khóa tập huấn nên kinh nghiệm là yếu tố hàng đầu, nhưng về mặt khoa học vẫn
còn hạn chế. Một số bài trình bày chưa hấp dẫn, cần được giới thiệu sinh động hơn như
thông qua các câu hỏi đố vui

TNV Ngô Tiến Thịnh tham gia từ ngày 21-25/7/2014 bày tỏ: “Theo tôi thì chuyến đi lần này mang
tính chất tìm hiểu nhiều hơn so với trợ giúp cán bộ kiểm lâm cứu hộ rùa biển, nếu có một lần nữa
vào năm sau thì tôi muốn đóng góp nhiều hơn nữa có thể ở với kiểm lâm lâu hơn nữa như vậy
sẽ làm được nhiều việc hơn”.
4.

Đánh giá về các hoạt động bảo vệ rùa biển taị các trạm bảo vệ rùa biển

Tất cả các TNV đều đánh giá các hoạt động bảo
vệ rùa biển tại Hòn Bảy Cạnh và Hòn Tre lớn đều
tốt hoặc rất tốt. Quá trình chờ đợi rùa đẻ để đào
trứng, di dời về tổ ấp được tiến hành hết sức
kiên nhẫn, cẩn thận, không gây xáo động cho
rùa mẹ và đảm bảo an toàn cho ổ trứng rùa.
Công tác đánh dấu ổ trứng và thống kê được
tiến hành tuần tự, khoa học. Công tác di dời tổ
trứng rất có hiệu quả, đa số các trứng sau khi di

dời đều nở, và hầu như không có tổ trứng nào bị
bỏ sót.

Hoạt động bảo tồn rùa biển
tại các đảo

37.50%
62.50%

Rất tốt

Tốt

Các anh kiểm lâm đã làm việc hết mình, không
quản khó khăn gian khổ, nhiệt tình, trách nhiệm, công tâm, chính trực. Mặc dù làm việc với cường
độ cao nhưng các anh vẫn luôn vui vẻ nhiệt tình chỉ dẫn. Ngoài ra, trong điều kiệu khó khăn trên
đảo, các anh đã có những sáng kiến thú vị (như những chiếc hộp để gọi điện thoại).
Trạm kiểm lâm hòn Bảy Cạnh là địa chỉ quan trọng trong công tác bảo tồn rùa biển. Cơ sở vật
chất ở đây nhìn chung là kiên cố, các anh có các trang thiết bị cho tác nghiệp từ ca nô, bộ đàm,
súng,.. Đây cũng là cơ sở để các hoạt động bảo vệ rùa biển đảm bảo tính an toàn. Trạm có xây
dựng các bể chứa nước mưa, bể này đủ cho việc sinh hoạt trong mùa khô. Trạm cũng có sân
bóng chuyền, để các anh kiểm lâm tham gia hoạt động rèn luyện sức khỏe, giải trí lúc rảnh rổi.
Mặc dù vậy, các TNV cũng thấy rằng điều kiện sinh hoạt trên trạm còn khá thiếu thốn. Ví dụ: điện
thiếu do bình ac quy sử dụng lâu ngày đã giảm chất lượng. Các tour du lịch trên Hòn chưa được
kết hợp với công tác tuyên truyền, bảo vệ rùa biển. Tài liệu cho khách du lịch xem và hiểu rõ
trước khi tham quan rùa còn hạn chế. Nhiều khách không biết gì về các sinh hoạt của rùa, đặc
tính của rùa, dấu vết rùa,…Trong các tour du lịch xem rùa đẻ trứng, nên kết hợp với việc truyền
thông bảo vệ rùa biển để công tác bảo vệ rùa biển tốt hơn, lan rộng hơn. Hướng dẫn viên khi
10



hướng dẫn du khách xem rùa đẻ trứng, nên thêm vào các thông điệp về những vấn nạn rùa biển
đang gặp phải, cùng với những biện pháp, thông điệp chung tay bảo vệ rùa biển. Có thể Phòng
du lịch của VQG nên chuẩn bị tài liệu cho khách.
Lực lượng tham gia công tác bảo vệ rùa biển còn quá mỏng. 7 anh Kiểm lâm ở một trạm (có tới
3 bãi Rùa đẻ) cộng với bảo vệ vùng biển với cả trăm tàu đánh bắt trái phép ngoài biển là quá
sức. Các anh làm việc 20/24h hàng ngày, không đảm bảo sức khỏe
Công việc bảo tồn hoàn toàn dựa vào sức người, thiếu các trang thiết bị hỗ trợ. Thiếu thiết bị đọc
thẻ gắn trên rùa nên không thể thống kê được các cá thể rùa lên đẻ trứng. Các trạm kiểm lâm
nên được trang bị một số dụng cụ hỗ trợ trong công tác hàng ngày, ví dụ đèn pin ánh sáng đỏ để
vẫn đảm bảo tầm nhìn nhưng không làm hại mắt rùa con hay làm rùa mẹ hoảng sợ.
Cần cải thiện lại gian nhà ngay cạnh hồ ấp rùa để cán bộ kiểm lâm có thể trực đêm ngay tại hồ,
đặc biệt trong điều kiện thời tiết xấu.
Một số nhân viên chưa có kiến thức sâu về rùa biển (do chuyên ngành của họ là kiểm lâm), nên
có thêm tài liệu cho các nhân viên tại các trạm. Nên có một đội ngũ chuyên nghiệp tham gia công
tác bảo vệ rùa hàng năm vào mùa sinh sản để san sẻ bớt gánh nặng của các cán bộ kiểm lâm.
Bên cạnh đó tiếp tục duy trì đội ngũ tình nguyện viên ngắn ngày, tạo tác động lan toả về công tác
bảo tồn rùa biển trong cộng đồng.

Rùa con trở về biển ©Ngô Bảo Ngọc,2014

11


5. Đánh giá về sắp xếp hậu cần trong suốt chương trình
Các TNV đều thấy rằng cán bộ VQG đã tổ chức đưa đón, ăn ở rất chu đáo. Phương tiện đưa
đón ra sân bay đến đúng giờ, nhanh gọn.
Tổ chức hậu cần
Tàu thuyền chở ra các đảo Bảy Cạnh và
Hòn Tre Lớn an toàn. Các Trạm kiểm lâm

đón tiếp chu đáo, sắp xếp chỗ ăn ngủ tốt,
các bữa ăn đảm bảo đủ dinh dưỡng.
43.75%
56.25%

Tuy nhiên, các TNV đều đồng ý là cần tận
dụng tốt hơn nữa thời gian ở đảo của TNV.
Chương trình diễn ra trong 5 ngày nhưng
TNV chỉ thực sự tham gia được công tác
Rất tốt
Tốt
cứu hộ, bảo tồn rùa biển được 3 ngày. Nên
thiết kế lại chương trình, sáng đầu tiên có thể tập huấn ngay công tác cứu hộ, bảo tồn rùa biển,
và đến chiều thì xuất phát ra Hòn Bảy Cạnh. Như thế TNV có thêm một ngày để thực hiện công
tác cứu hộ rùa biển.
Tại các trạm kiểm lâm, có thể sắp xếp TNV tham gia vào tất cả các công việc liên quan đến cuộc
sống của một nhân viên tại trạm bảo vệ rùa biển: nấu ăn, tự phục vụ, đi tuần ở các trạm xa.
Thông tin giữa VQG Côn Đảo và IUCN cần phải thống nhất và rõ ràng hơn nữa.
6. Đánh giá về mức độ tương tác giữa các thành viên trong nhóm Tình nguyện viên:

Mức độ tương tác giữa các
thành viên trong nhóm
0%

6.25%
37.50%

Mặc dù không biết nhau trước nhưng sau
một lúc gặp nhau trong chuyến đi các bạn
TNV khá thân thiện và rất vui vẻ với nhau.

Họ đều cởi mở, vui vẻ nhiệt tình trong sinh
hoạt tập thể, có tinh thần trách nhiệm cao
khi làm việc.

56.25%

“Tuy chưa quen biết nhau từ trước nhưng
rất nhanh chóng thân nhau, phối hợp ăn ý,
Bình thường
Rất tốt
Tốt
Kém
làm việc nhóm rất tốt, anh nhóm trưởng rất
có khả năng lãnh đạo,quan tâm các TNV khác. Mọi người vui vẻ, chia sẻ với nhau về mọi thứ từ
công việc đến cuộc sống. Cám ơn chuyến đi này giúp chúng tôi biết nhau và thân thiết như gia
đình, học tập lẫn nhau”_TNV Võ Ngọc Lệ Hằng tham gia từ ngày 26/8 – 4/9/2014 chia sẻ.
“Chúng tôi đã nhanh chóng làm quen với nhau và cùng nhau thực hiện tốt chương trình. Sau khi
chương trình kết thúc, chúng tôi tiếp tục liên lạc, họp mặt, để cùng thực hiện công tác tuyên truyền
sau chương trình. Mọi người vui vẻ, hòa đồng với nhau, tôn trọng nhau, có họp lại sau chuyến đi
để phân phối công việc. Chúng tôi dự định cùng tổng hợp các hình ảnh, báo cáo, kế hoạch truyền
thông của mọi người để cùng làm 1 master plan, sử dụng chung hình ảnh, bài viết theo 1 quy
12


trình thống nhất, có biên tập hẳn hòi” _ TNV Nguyễn Thị Lê Phương tham gia từ ngày 2125/7/2014 chia sẻ

Tuy vậy vẫn có sự bất đồng, không hòa hợp tính dẫn đến làm việc không hiệu quả. 1 tuần sau
khi họp nhóm sau chuyến đi, mỗi cá nhân đều không chủ động thực hiện phần việc của mình,
tương tác kém do vấn đề địa lý. Tuy đã lập 1 nhóm kín để cùng chia sẻ, post bài, post ảnh, thảo
luận nhưng hầu như không ai chủ động thực hiện.

Các nhóm sau này nên cần cử ra 1 nhóm trưởng để tập trung thông tin về 1 mối, các anh kiểm
lâm và ngoài vườn không cần gọi từng người để thông báo về 1 việc gì đấy. Nhóm trưởng sẽ
chịu trách nhiệm thông tin liên lạc và chia sẻ, tổng hợp lại các thông tin, contact, hình ảnh cho
thành viên. Mỗi một người nên thực hiện đúng kế hoạch truyền thông mình đã cam kết. Hoặc
nếu cùng làm thì nhóm trưởng sẽ là người đôn thúc, chịu trách nhiệm chung. Việc bình chọn
nhóm trưởng có thể do tự thành viên bầu chọn khi nhận được bản danh sách và báo lại cho IUCN
hoặc do IUCN chỉ định (có tham khảo ý kiến của người đó trước và được sự đồng ý)
BTC nên lựa chọn trong 1 nhóm TNV nên đa dạng về độ tuổi, ngành nghề phù hợp để có thể bổ
trợ lẫn nhau.
Việc chia tách các đoàn lên Hòn Tre Lớn và Hòn Tài có mặt chưa hiệu quả do trên 2 hòn này số
lượng rùa lên đẻ không nhiều. Hòn Tre Lớn có 6 rùa lên đẻ, Hòn Tài chỉ có 1 rùa lên đẻ trong 3
đêm, điều này dẫn đến TNV chưa có cơ hội tham gia trực tiếp, mà chỉ ở mức độ tham quan cho
biết vì các anh kiểm lâm vẫn có đủ người để tự làm các công tác cứu hộ rùa biển.

13


7. Đánh giá về cán bộ điều phối tại thực địa
Các TNV đều cho rằng các cán bộ
kiểm lâm hỗ trợ tại thực địa rất nhiệt
tình, thân thiện và quan tâm tới các
TNV. Tuy nhiên, các anh chưa giao
tiếp tiếng Anh với khách nước ngoài
tốt nên còn hạn chế trong việc hướng
dẫn khách lên xem rùa đẻ. Trong thời
gian chương trình diễn ra, rất khó để
tổ chức buổi học tiếng Anh trong 1- 2
giờ liên tiếp. Nhân viên ở đây cần
vốn tiếng Anh liên quan đến rùa biển,
tuần biển và một số câu giao tiếp

TNV và các chiến sỹ kiểm lâm ©Võ Cường Quốc,2014
thông thường nên nếu năm sau có
chương trình, nên đưa nội dung tiếng Anh cần thiết (dạng chủ đề) vào chương trình. TNV và
nhân viên có thể giao tiếp bằng tiếng Anh trong các lĩnh vực liên quan đến công việc tại đảo.
“Còn tôi, tôi vẫn nhớ mãi khuôn mặt nheo nheo vì khói của anh Cường và nhìn xa xăm về biển.
Ban ngày anh rất vui vẻ nhưng khi làm việc anh như người khác vậy. Nghiêm túc và kinh nghiệm
hẳn. Không chỉ anh Cường mà các anh kiểm lâm khác như anh Thành, anh Hoàn, anh Long, anh
Hân,Thăng và Tuấn, họ còn rất trẻ nhưng cảm nhận cuộc sống thì rất sâu sắc. Phải chăng qua
những thời khắc hiểm nguy ấy, con người ta biết yêu quý cuộc sống này, con người ta biết rõ
những giá trị tinh thần hơn, biết vực dậy chính niềm
Các cán bộ hỗ trợ thực địa
tin của mình” _TNV Võ Ngọc Lệ Hằng tham gia
chương trình từ ngày 26/8-4/9/2014
6.25%

“Trong thời gian nghỉ đêm hôm đó, một anh kiểm
lâm đi cùng tôi đã gọi điện về gia đình hỏi thăm.
Anh có vợ và một cậu con trai nhỏ mới biết nói
nhưng anh chỉ có dịp về thăm họ 4 ngày 1 tháng.
Nghe anh bảo con mình gọi tên bố trên điện thoại
tôi mới hiểu được những hy sinh của những chiến
sĩ kiểm lâm. Công việc khó khăn, vất vả là thế, họ
còn phải xa con cái, người thân, bạn bè, hết mình
bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ biển đảo tổ quốc” _ TNV
Nguyễn Hà Trung Hiếu tham gia chương trình từ 812/7/2014

31.25%
62.50%

Rất tốt


Tốt

Bình thường

8. Đánh giá về thông tin, tài liệu gửi trước chương trình
TNV cho rằng tài liệu gửi cho TNV khá đầy đủ, rõ ràng. Thông tin về các loài rùa biển sinh sống
tại biển Việt Nam đầy đủ, rõ ràng, được in ấn cẩn thận, đẹp đẽ.

14


Tuy nhiên, các thông tin này nên được gửi cho TNV sớm hơn. Trước đó tình nguyện viên phải
tự mày mò internet để tìm đọc các thông tin lien quan đến những loài rùa biển Việt Nam. Vì thông
tin nhiều và lan man, nên việc tìm và chọn lọc thông tin phù hợp trên internet mất nhiều thời gian
Thông tin về trạm kiểm lâm và điều kiện ăn ở trên trạm không có trước khi đi. Tình nguyện viên
mang quá nhiều thứ ra trạm mà không cần thiết hoặc không sử dụng đến (ủng lội nước…)
“Tôi cho rằng các tài liệu, thông tin liên quan
nên được gửi cho TNV càng sớm càng tốt để
TNV có thời gian nghiên cứu, tìm hiểu trước
nhằm có sự chuẩn bị tốt nhất cho chuyến đi.
Ngoài ra, trước khi đi tôi không có nhiều thông
tin về nơi mình sẽ đến nên đã chuẩn bị khá
nhiều đồ không cần thiết nên phải mang nhiều.
Lần sau, nếu các TNV đợt này có thể chia sẻ
thông tin cho các TNV đợt sau thì các bạn sẽ
có sự chuẩn bị tốt hơn” _TNV Nguyễn Hải Vân
tham gia chương trình 26-30/8/2014 góp ý.

Tài liệu gửi các TNV


31.25%

37.50%

31.25%

Rất tốt

Tốt

Bình thường

9. Tài chính

Nếu không còn hỗ trợ tài chính,
bạn có tiếp tục tham gia không?
12.50%

12.50%

75%



Không

Phải cân nhắc

Tất cả các TNV đều được biết và giải thích đầy

đủ về các nghĩa vụ tài chính của tình nguyện
viên trước khi tham gia chương trình. Tuy
nhiên cần có sự thống nhất giữa VQG Côn
Đảo và IUCN về mức đóng góp của TNV để
tránh hiểu lầm.
Dựa trên thông tin của TNV, mức chi phí trung
bình của các TNV đã bỏ ra ki tham gia chương
trình là khoảng 4,470,000VND/người. Với các
TNV ở Hà Nội, mức chi phí cao hơn do chi phí
đi lại lớn, khoảng từ 5 – 7 triệu đồng/người.
Các TNV di chuyển bằng tàu ra Côn Đảo có
thể tiết kiệm chi phí thấp hơn, từ 500,000 –

2,000,000 đồng/người
Khi được hỏi, nếu trong các chương trình tiếp theo, không còn sự hỗ trợ tài chính của IUCN và
VQG Côn Đảo, bạn có tiếp tục tham gia không? 75% khẳng định là có, 12.5% trả lời là không và
12.5% cần cân nhắc tổng mức chi phí cho phù hợp với ngân sách của mình.

15


10. Động lực tham gia chương trình
Khi được hỏi lý do các TNV tham gia chương trình, các TNV cho rằng, 41% động lực của họ là
mong muốn được tìm hiểu rùa biển; 20% động lực là mong muốn được trải nghiệm cuộc sống
khắc nghiệt; 18.13% động lực là được khám phá Côn Đảo. Ngoài ra, một số TNV đăng ký tham
gia để được giúp đỡ, chia sẻ khó khăn với các cán bộ kiểm lâm và vì tinh yêu với thiên nhiên
hoang dã và mong muốn bảo tồn đa dạng sinh học cho các thế hệ sau.

Trong các lý do này thì lý do nào là quan trọng nhất? 81.25% TNV cho rằng mong muốn được
hiểu biết về rùa biển là động lực quan trọng nhất để họ đăng ký tham gia. 25% TNV cho rằng

16


những trải nghiệm trong cuộc sống khó khăn thôi thúc họ đăng ký tham gia chương trình nhất.
Và 18.75% cho rằng địa điểm chương trình ở Côn Đảo là yếu tố hàng đầu khiến họ đăng ký
tham gia.
Dựa vào hệ số tương quan giữa tuổi của TNV và động lực của họ thì có thể thấy rằng, đối với
các TNV càng lớn tuổi thì mong muốn được hiểu biết về rùa biển của họ càng nhiều. Trong khi
đối với các TNV trẻ tuổi, nhu cầu được khám phá Côn Đảo, được trải nghiệm cuộc sống trong
điều kiện khó khăn và được làm quen với nhiều bạn bè có tỷ trọng lớn.
11. Kết luận về tổng thể chương trình
Về tổng thể chương trình, 44% TNV cho rằng chương trình rất tốt, 50% cho rằng tốt và 6.25%
cho là bình thường. 87.5% TNV cho rằng chương trình đã đáp ứng được 90-100% mong đợi của
họ. 12.5% cho rằng đã đáp ứng được 70-80%.

Tổng thể chương trình
6.25%

Chương trình đáp ứng được
bao nhiêu % mong đợi của
bạn
12.50%

43.75%
50%

Rất tốt

87.50%


Tốt

Bình thường

90%-100%

70%-80%

“Chương trình đáp ứng được nhiều hơn tất cả những gì tôi mong đợi, không chỉ có thêm kiến thức
về Rùa, có một cuộc sống thú vị ở đảo mà tôi còn được gặp những con người đầy nhiệt huyết
trong công việc, những người bạn đầy thú vị, được nhìn thấy những khó khăn mà không ai lùi
bước. Tôi được sống một cuộc sống như trong mơ vừa bình dị, vừa thân thuộc, vừa khó khăn
vừa ngập tràn niềm vui mỗi ngày/đêm. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất từ trái tim mình tới
IUCN và VQG Côn Đảo đã có chương trình tình nguyện tuyệt vời như vậy. Tôi cảm ơn các anh
Kiểm lâm làm việc trực tiếp tại hòn Bảy Cạnh cho tôi biết được sự hy sinh cao cả và sự say mê
trong công việc, cảm ơn những người bạn tôi được gặp trong chuyến đi, mỗi con người một tính
cách nhưng tất cả đều vô cùng đáng yêu. Đây là một trong những chuyến đi vô cùng đáng nhớ
trong cuộc đời nhiều bụi của mình” – TNV Đỗ Thị Thu Hà tham gia tình nguyện từ ngày 812/7/2014 chia sẻ.

12. Ảnh hưởng của chương trình
Sau chương trình, các TNV đã tích cực chia sẻ thông tin về bảo tồn rùa biển với gia đình và bạn
bè qua nhiều hình thức. Họ đã đăng tải các cảm xúc, các bức ảnh, video clips và nhật ký chương
trình lên các trang mạng và facebook cá nhân. Các TNV cũng lập ra một trang facebook có tên
là “Sea turtle Conservation - Volunteer community” cho chương trình. Chỉ trong vòng 15 ngày từ
17


ngày lập facebook, đã có 92 người thích trang facebook này (tính đến ngày 26/9/2014). Các bài
viết về chương trình cũng được chia sẻ trên facebook của IUCN Vietnam Media Network và thu
hút sự quan tâm của nhiều người.

Ngoài ra, một số thành viên còn tự tổ chức hoặc lên kế hoạch thực hiện các hoạt động truyền
thông, chia sẻ thông tin về bảo tồn rùa biển với cộng đồng của mình. Như chị Trương Thị Mỹ Chi
đã lồng ghép các kiến thức về rùa biển vào các bài giảng dạy sinh viên của mình. Chị viết:
“Từ sau chuyến đi đến giờ em đã dạy 3 lớp (khoảng 300 SV), khi em chia sẻ thông tin về chương
trình, chuyến đi với sinh viên em đã nhận sự đồng cảm từ SV về chương trình. Các bạn ấy hầu
như không biết những thông tin này trước đây, và tỏ ra rất thích thú! Trước khi em chia sẻ, các
bạn ấy mời em đi ăn thịt rừng (em đang dạy ở Buôn Mê Thuột), nhưng sau khi kể xong các bạn
ấy thay đổi mời cô giáo đi ăn gà ta! Thực sự em rất vui vì đã được tham gia chương trình và nhận
được sự đồng tình khi chia sẻ thông tin từ rất nhiều học trò”
Bạn Đào Viết Bội Quỳnh – TNV tham gia từ ngày 26/8-4/9/2014 cũng đã tổ chức buổi nói chuyện
và xem phim về rùa biển với Câu lạc bộ tiếng
Anh Drink and Talk của mình vào ngày
16/9/2014. Hay chị Lê Thu Hương đang lên
kế hoạch trình bày về rùa biển để chia sẻ
trong buổi họp mặt của Cộng đồng người
Việt tại Stuttgart, CHLB Đức. Ban tổ chức hy
vọng các TNV sẽ trở thành các tuyên truyền
viên tích cực trong cộng đồng mình, góp
phần nâng cao nhận thức của người dân về
TNV chia sẻ thông tin về chương trình tại CLB Drink bảo tồn đa dạng sinh học nói chung và rùa
& Talk ©Đào Viết Bội Quỳnh,2014 biển nói riêng.
“Tôi cho rằng đây là một hoạt động có ý nghĩa thiết thực. Mỗi tình nguyện viên với vị trí xã hội và
môi trường công tác riêng của mình sẽ là một tuyên truyền viên góp phần nâng cao nhận thức
của cộng đồng về việc nói không với các sản phẩm từ rùa, từ đó giảm thiểu nhu cầu thị trường,
bịt lối ra cho các nguồn cung, từ đó giảm tiến tới triệt tiêu các hoạt động xâm hại đối với rùa và
trứng rùa. Việc tuyên truyền để cộng đồng hiểu rõ hơn về sự sống và tập tục sinh sản của rùa sẽ
nâng cao tính hiệu quả của công tác bảo tồn các loài rùa biển” _TNV Nguyễn Việt Cường tham
gia chương trình từ 26-30/8/2014 chia sẻ.

18



NHẬT KÝ CHƯƠNG TRÌNH
Các bạn TNV đều ghi lại từng khoảnh khắc tham gia chương trình tình nguyện. Sau đây là một
đoạn tiêu biểu của bạn Ngô Bảo Ngọc, tham gia chương trình 10 ngày từ ngày 26/8/2014 đến
4/9/2014 tại Hòn Bảy Cạnh:
“27/8: cả nhóm TNV tập huấn cùng Ban Quản lý VQG Côn Đảo và chị Hiền-đại diện tổ chức
IUCN. Tại đây nhóm được giới thiệu những thông tin chung về Vườn Quốc gia và những kiến
thức cơ bản về loài rùa biển. Sau thời gian tập huấn, các nhóm di chuyển về các đảo nhỏ để bắt
đầu chương trình làm việc.
Nhóm chúng tôi được phân công nhiệm vụ tại Hòn Bảy Cạnh, một hòn đảo rộng 5,5 km2 vô cùng
xinh đẹp. Tại nơi này chúng tôi sẽ làm việc và sinh hoạt cùng với các cán bộ kiểm lâm.
Ăn cơm tối xong, chúng tôi bất ngờ được thông báo rùa con đã nở. Một cảm giác vội vàng khiến
đôi chân cứ hấp tấp khi đi vào hồ ấp trứng rùa. Và hiện ra trước mắt là cả trăm chú rùa con bé tí
tẹo bò lổm ngổm với một sự nhanh nhẹn phi thường. Giây phút đó thật sự xúc động khi được
chứng kiến những sinh linh mới chào đời khiến tôi cứ cười mãi.
Công việc tiếp theo tiến hành vào lúc 1 giờ sáng, cả nhóm đi tuần tra tai Bãi cát lớn để phát hiện
rùa mẹ lên đẻ trứng. Buổi đêm gió rất lạnh, thật may mắn vì trong lịch trình ban tổ chức đã ghi
chú kĩ cần mang theo áo khoác. Quả thật tôi không nghĩ giữa mùa hè vào Nam mà lại phải mang
áo khoác. Đúng là khí hậu ở đảo quả là đặc biệt. Cả nhóm chia ra làm hai, tôi cùng 2 TNV nữa đi
theo anh Long, tuần tra khu vực bãi bên trái. Trong màn đêm đen thật khó để xác định phương
hướng khiến tôi có đôi chút sợ, nhưng khi mắt đã quen dần thì việc đi trên bãi cát không ánh sáng
không còn khó khăn nữa. Và chúng tôi đã phát hiện một rùa mẹ đang đào hố. Phải ngồi chờ rùa
mẹ đào ổ một lúc thật lâu, chúng tôi ngồi trên cát hỏi anh kiểm lâm bao nhiêu điều về biển cả, về
loài rùa. Khoảng khắc nhìn rùa mẹ nặng nhọc đẻ từng quả trứng tròn xoe thật thiêng liêng. Rùa
mẹ đã từng được sinh ra tại đây, sau 30 năm vẫn nhớ đường trở về, vượt qua vô vàn nguy hiểm
để sinh tồn được đến hôm nay. Cầm những quả trứng rùa thật mềm đem về hồ ấp, tôi và các bạn
cứ nâng niu, nhắc thầm rằng rồi sau 2 tháng nữa những chú rùa con sẽ chào đời từ đây. Trời
tảng sáng, chúng tôi lại đem những chú rùa con vừa mới nở thả về biển. Nghe tiếng sóng vỗ rì
rào, rùa con như tỉnh giấc, theo bản năng bò thật nhanh về phía biển, về nơi mà chúng thuộc về.

Ca trực kết thúc lúc 5h30’ sáng, lúc này mới thấm được công việc của các cán bộ kiểm lâm thật
sự rất vất vả. Cả nhóm tranh thủ chợp mắt một lát rồi tiếp tục công việc buổi sáng. Một trong
những công việc tuy đơn giản nhưng nhiều cảm xúc, đó là đào hố rùa đã nở để vệ sinh và thống
kê tỷ lệ rùa con được sinh ra. Gạt từng vốc cát lên, đi sâu vào tổ rùa, nơi mà những chú rùa con
đã cùng nhau hợp sức để đến với cuộc sống này. Thật bất ngờ khi bắt gặp một chú rùa non vẫn
còn nằm sâu trong cát, có lẽ chú hơi yếu hay vẫn còn ngái ngủ không chui lên cùng với các anh
chị em. Lần lượt chúng tôi “giải cứu” được cho thêm nhiều chú rùa con nữa. Chạm đến lớp vỏ
trứng, những quả trứng hỏng, hay những chú rùa con đã thành hình hài mà không có cơ hội được
sinh ra, cảm giác ngậm ngùi xen lẫn. Thế là cùng một mẹ sinh ra, có những chú rùa con may
mắn chào đời, và cũng có không ít những sinh linh đã mãi mãi ngủ yên…

19


Cuộc sống hàng ngày ở Hòn Bảy cạnh thật êm
ả. Những ngày nắng vàng, bãi biển dài đẹp
như cơn mơ, triền núi một màu xanh mát mẻ,
biển khơi nước trong veo với những rặng san
hô rưc rỡ sắc màu. Chúng tôi cùng anh em
kiểm lâm thổi cơm, rửa rau, đun bếp củi.
Những lúc ấy thật vui và đáng nhớ. Mỗi người
một câu chuyện kể cho nhau nghe, cùng nhau
chia sẻ. Ở đó tình người thật đáng quý, nơi mà
con người hoà cùng với thiên nhiên, có những
lúc thời gian thật chậm, chỉ còn tiếng sóng biển
rì rào và gió lay động cả rừng cây.
Những buổi chiều nắng gắt, cả nhóm đi dọn
rác trên bãi biển và san lấp hố rùa đẻ. Biển đã
cuốn vào đây những chai lọ, san hô. Có những
mảnh chai đã bị bào mòn bởi sóng và thời gian

nhưng đẹp kỳ lạ. Khi công việc đã xong thì Bãi
cát lớn trắng tinh, trải dài thật mềm mại và dịu
dàng. Gió lồng lộng và tiếng cười của chúng
tôi mãi không dứt…
Những đêm dài đi tuần tra bãi Xi măng. Chúng
tôi phải lội biển, men theo vách đá, nhân cơ
Rùa con trở về biển ©Võ Cường Quốc,2014
hội thuỷ triều rút để tới được bãi. Công việc
này vẫn là thường ngày của các anh kiểm lâm. Thật nguy hiểm vì chỉ cần sơ sẩy một chút có thể
đánh đổi cả mạng sống của mình. Lúc đó mới thấy thật khâm phục các anh biết bao. Những chiến
sỹ tuổi đời còn rất trẻ, dành cả quãng đời đẹp nhất của mình tại nơi đây, cống hiến tuổi thanh
xuân của mình bên những chú rùa và rừng già biển cả.
Những công việc cứ thế tiếp diễn. Tám ngày trên đảo trôi qua thật nhanh. Ngày trở về mà như
tâm hồn đã ở lại nơi này. Một quãng thời gian vô cùng đáng nhớ trong đời”

20


NHỮNG KỶ NIỆM KHÓ QUÊN
Các TNV đã được chứng kiến và trải nghiệm những cảm xúc khác nhau, vui buồn lẫn lộn. Thông
qua các câu chuyện, các bạn chia sẻ:
“Đây thực sự là một chuyến đi tuyệt vời, được trải nghiệm qua nhiều cung bậc cảm xúc: hạnh
phúc, hồi hộp, sợ hãi. Hạnh phúc chờ đợi các chú rùa con chui ra khỏi tổ và rồi từng chú, từng
chú một chui ra. Hồi hộp, rón rén theo dõi từng cử chỉ của rùa mẹ khi đẻ trứng, vì thấy động rùa
mẹ sẽ không đẻ quay về biển, đã có trường hợp chỉ đẻ một trứng rồi lấp tổ vì có nhiều người gây
động. Và cũng hồi hộp đếm xem có bao nhiêu quả trứng trong tổ. Và sợ hãi vì bãi đẻ vắng tanh
trong đêm tối, nhiều khi phải lần dấu rùa lên bờ vào các bụi cây, sợ (chưa kể mấy lần bị hù bởi
đồng bọn)! Bên cạnh đó quang cảnh thiên nhiên ở đây cũng thật đẹp, tôi được tận mắt nhìn thấy
thành phố dưới biển được xây dựng bởi các rạn san hô, cua xe tăng, một loại cua chỉ có ở Côn
Đảo và một số loài hoa thơm cỏ lạ chỉ có ở nơi đây!” _TNV Trương Thị Mỹ Chi tham gia chương

trình từ ngày 21-25/7/2014 chia sẻ
“Kỷ niệm đáng nhớ khác về rùa biển lại là công tác hậu cần. Lâu lắm rồi mới quay lại bếp nấu.
Nấu các món trong 1 chái bếp nhỏ, nấu bằng củi. Mùi khói cay xè mắt nhưng nó gợi nhớ lại kỷ
niệm của mùa tình nguyện giữa núi rừng Tây Nguyên của hơn 10 năm trước. Những món ăn
ngon do mình chế biến cùng anh em kiểm lâm giúp cho 3 ngày trên đảo là 3 ngày với những món
ăn thịnh soạn và ngon miệng. Không còn gì vui hơn khi ai cũng khen cách mình nấu ngon. Có
thực mới vực được đạo, có gạo mới thức canh rùa biển được” _TNV Võ Cường Quốc tham gia
từ ngày 26-30/8/2014
“Đến lúc rùa 1 đẻ, Hương ra chỗ chúng tôi cùng xem. Đẻ gần xong, rùa mẹ có vẻ mệt, cứ cố rặn
mãi mà không ra được quả trứng cuối cùng. Nàng ta cứ thở phì phò lấy hơi rồi lại rặn. Đúng lúc
chú Thắng qua xem, tôi bèn hỏi chú:
-

Chú ơi, có phải làm gì để hỗ trợ nó đẻ không ạ? Kiểu như ở nhà chó, mèo đẻ, mẹ cháu
hay giúp bọn nó cho đỡ mệt ý.

Chú Thắng cố nín cười vì không dám cười to, nhưng cũng không nhịn nổi, hỏi lại:
-

Thế cháu nghĩ là mình sẽ hỗ trợ nó kiểu gì?

Tôi cũng ngẩn ra, rồi mọi người cười lăn, từ đó thỉnh thoảng vụ hỗ trợ rùa đẻ của tôi lại được nhắc
lại” _ TNV Nguyễn Hải Vân tham gia chương trình từ 26-30/8/2014
“Dù đây là lần đầu tôi trải nghiệm một chuyến đi ca-nô và nó đang chao đảo có khi đến hơn 30
độ với bao nhiêu là nước biển đen ngòm tát vào mặt, nhưng tim tôi vẫn bình thản víu chặt trong
lồng ngực và thưởng thức cảnh đêm huyền ảo. Thiết nghĩ các anh kiểm lâm đang lặng thinh như
tượng xung quanh tôi hẳn có một cái chuẩn riêng về sóng to sóng nhỏ, nên dù tay tôi đang rát
buốt lên vì nắm chặt cọng thừng của ca-nô nó vẫn không thuyết phục được tim tôi có chút mảy
may sợ sệt.


21


Thình lình anh Hân quát lên: “Sếp ơi không ổn rồi, sóng to quá
không đi được đâu!”. Một chốc lặng thinh, tôi nghe có tiếng lục
đục trong lồng ngực mình. Rồi anh Hoàng ra lệnh: “Đi chậm
lại!”. Chiếc ca-nô từ từ giảm tốc và len vào các con sóng, dù
thế, nó vẫn không ngớt chao đảo, gần như cùng một nhịp với
tim tôi lúc ấy. Không hiểu sao tôi có cảm giác như nước biển
trở nên lạnh ngắt còn không gian thì tối thui một cách đáng sợ
cứ như có một sinh vật khổng lồ đang đùa cợt với chiếc ca-nô
và cả sinh mạng của chúng tôi.
Tôi đang chuẩn bị tâm lý cho tình huống xấu nhất thì chú Anh
lên tiếng: “ Sóng con con vậy mà mày chạy không được à, giảm
ga lại, đi từ từ, đi một chút qua đoạn này là hết à, sóng kiểu
này ca-nô chạy dư sức”. Trong tiếng sóng tôi không nghe rõ
Chiến sỹ kiểm lâm tại Đảo Bảy hết sự chỉ đạo của chú Anh nhưng một lúc sau tôi cảm thấy
Cạnh ©Vũ Hoài Nam,2014 bớt lo hơn dù chiếc ca-nô vẫn như đang vùng vẫy giữ hỗn độn
sóng nước. Và cứ thế hết sức khó khăn chúng tôi cặp vào bãi
Sạn với những con sóng gần như lật úp ca-nô. Tôi chỉ được đặt chân lên bãi chưa đầy 30s thì
anh Hoàng đã thúc tôi nhảy lên ca-nô lại và trở ngược ra biển. Lần này theo dướng dẫn của chú
Anh chúng tôi đi đường vòng về rừng ngập mặn và bình yên tránh được mấy con sóng.
Ngay khi an toàn đứng ở bờ rừng ngập mặn với hai chân vẫn còn đang run, tôi nghe anh Hân thở
phào: “ Mẹ, sóng to như cái nhà, tim anh muốn bắn ra ngoài!”. Dọ hỏi mới biết anh đã có hơn 5
năm trong nghề và là người chuyên lái ca-nô cho Vườn Quốc Gia. Anh bảo: “Hồi nãy mình hên
đấy, chú Anh là ổng nói thế để mình khỏi loạn lên thôi”. Rồi anh cũng cười cười như rằng đó cũng
chỉ là “chuyện thường ngày ở huyện”_TNV Nguyễn Hoàng Tân tham gia từ ngày 26/8-4/9/2014
nhớ lại.
“Kỷ niệm đáng nhớ nhất của tôi khi tham gia chương trình này phải kể đến chuyến đi xuyên rừng
đến bãi Sạn-bãi rùa đẻ cách xa trạm kiểm lâm nhất. Tôi cùng các anh em kiểm lâm phải khởi

hành từ buổi trưa để chuẩn bị cho chuyến tuần tra bãi Sạn. Do đường đi hiểm trở và nguy hiểm
nên chỉ có tôi và một TNV nữa được tham gia. Chúng tôi phải đi bộ hơn 2 tiếng đường rừng, băng
qua nhiều vách đá mới có thể tới được bãi Sạn. Trên đường đi phải rất cẩn thận tránh những
cành cây gai, những phiến đá sắc nhọn có thể gây thương tích bất cứ lúc nào, những loài rắn
nguy hiểm luôn ẩn nấp. Cảm giác vừa hồi hộp vừa hứng thú càng thôi thúc tôi rảo bước nhanh
theo các anh.
…Chúng tôi chia làm 2 ca trực, tôi và đồng chí kiểm lâm Cường canh gác từ 6h chiều đến 11h
đêm, sau đó là TNV Tuấn Anh cùng với kiểm lâm Thành đến sáng. Khoảng 4h30 sáng có đội tiếp
ứng lương thực và con người là trạm trưởng Nguyễn Văn Anh và phó trạm Hoàn. Hai đòng chí
cùng với lái xuống Hân và TNV Tân phải đi cano vượt sống lớn ra tiếp tế cho chúng tôi (hôm đó
biển động rất mạnh). Trong lúc trưc tôi nghe thấy rất nhiều thủ đoạn tinh vi của kẻ trộm trứng
Rùa. Mối nguy hiển đến từ cả trên rừng hiểm lẫn dưới biển sâu. Những kẻ trên rừng thì biết bãi
Sạn xa với trạm nên cúng thường xuyên xuống bãi đẻ của Ràu, rồi lần tìm các ổ trứng. Có lần
22


các anh đã bắt được quả tang chúng đang thăm dò tổ chứng, nhưng rất tiếc hôm đó Rùa lại
không đẻ, nê không có chứng cứ vi pham, chỉ lập biên bản vi phạm bãi đẻ của Rùa. Còn các đối
tượng dưới nước, thường là ngư dân (hay gọi là người nhái). Họ hành động còn dã man hơn là
giết ngay Rùa mẹ, rồi mổ phanh bụng lấy cả trứng và thịt đi tiêu thụ. Họ có thể nấp dưới sẵn mép
nước, chỉ trực chờ Rùa lên, hay khi loài rùa giao phối ngoài những rạn San hô , có cả lúc họ ẩn
mình trên cây trong rừng chờ cho kiểm lâm đi qua rồi lặng lẽ xuống bãi…
Quay trở lại ca trực, đến 6h sáng đồng chí Anh bằng kinh
nghiệm của mình phán đoán các đối tượng sẽ hành động
khi đèn đèn Hải đăng tắt. Cả nhóm chia làm 3 chốt, vào
vị trí để quan sát bờ biển. Ngay lúc đó, một đàn chó xuất
hiện từ trong rừng. Tất cả anh em đều nín thở theo dõi vì
theo quy định, lực lượng kiểm lâm chỉ có thể xử phạt sai
phạm khi bắt quả tang, có tang vật rõ ràng. Bất chợt đàn
chó sủa váng lên, phát hiện ra chúng tôi. Các đối tượng

săn trộm rất tinh quái khi điều động chó săn đi trước thám
thính, nếu phát hiện có hơi người chúng lập tức báo động
ngay. Vì vậy thật đáng tiếc là các đối tượng khả nghi đã
rút êm lên núi và lẩn khuất vào cánh rừng già. Trạm
trưởng đã nổ súng cảnh cáo, và đuổi lũ chó quay lại rừng,
vì theo qui định trên đảo là không được thả chó xuống bãi
Rùa đẻ trứng. Cảm xúc lúc đó ai cũng phẫn nộ vì hành
động săn bắt rùa vẫn diễn ra ngang nhiên, coi thường các
quy định của pháp luật. Nhìn vào một góc khuất tại cuối
TNV & Chiến sỹ kiểm lâm tại
bãi san hô, rất nhiều mai rùa biển bị săn bắt trái phép bị
Đảo Bảy Cạnh ©Vũ Hoài
bỏ lại. Thật đáng buồn còn nhiều người chưa có ý thức
Nam,2014
bảo vệ động vật hoang dã, chỉ vì những mối lợi cá nhân mà sẵn sàng huỷ diệt hệ sinh
thái trên
hành tinh này. Hay đáng trách hơn nữa là những cá nhân tiêu thụ trứng rùa, chỉ vì những lời đồn
đại đây là loài quý hiểm, trong bộ Tứ linh nên rất bổ và may mắn…”_TNV Vũ Hoài Nam, tham gia
từ ngày 26/8-4/9/2014 kể
“Và có những giây phút thật buồn, đó là khi đào những ổ rùa đã nở lên, có những chú rùa con đã
nên hình hài, nhưng không được may mắn có cơ hội mở mắt nhìn thấy bầu trời trong xanh kia.
Có một bé rùa con cứ khiến tôi nhớ mãi, một bé rùa con vô cùng xinh xắn, nhỏ xíu. Khi đặt em
lên bãi cát trước biển, em hầu như không thể cử động. Em cứ nằm yên nhìn về phía biển. Cố
gắng lên em, ở ngoài đó, có mẹ và các anh em của em đang chờ…Cố lên, em sinh ra để thuộc
về biển, hãy quay về nơi đại dương bao la đó, thực hiện chuyến phưu lưu tuyệt diệu khắp các đại
dương. Thả em xuống nước, hãy bơi đi em…nhưng em không thể, cứ thế em chìm xuống …Giây
phút đó, trái tim như thắt lại….Ngủ ngoan nhé em, mẹ biển cả đang ôm em vào lòng…” _ TNV
Ngô Bảo Ngọc tâm sự

23



“I ran out and saw her being very emotional using her flashlight to search one the ground. She
said: “Something has attacked some of the babies and they are all lying with the belly up now!”.
My heart sank. So far we had been always happy seeing and touching the hatchlings and felt like
their cuteness would have stayed forever with us, we were not prepared to see some blood on
their bodies with the suffering that we could actually feel. I stepped into the fenced area where
Ngoc was trying to check whether there were more. We found 5 of them lying in agony and were
sobbing as we could not find out what has done this to them. They probably were the later
members that came from the same clutch so we might have missed picking them up. Ngoc and I
brought them into the house for better assessment, the rest of the team came and also the
rangers. It was a heart-broken scene, one of the hatchling was dead with the open wound at his
neck, and the rest was just suffering, they would not budge. We found bites mostly on their neck
or head, I even could see the flesh inside one’s brain as the head was almost crushed by the hit.
Since there was no rescue team or someone who knows how to save these dying babies, the
only thing we could think of doing is to clean the wound and let them rest over night. Holding their
little bodies in such pain was not an easy job for me. The rangers took a look and said the attack
might have come from a snake, or a crab,
or a mouse. They concluded it was a
mouse which would have made a big effort
to climb over the fence and got in to seize
some prey but was not successful and left
the babies behind almost breathless. I felt
so bad, I wished we had picked them all
out, I wished we had come sooner, I
wished there would have been something
we could do to save these lovely
creatures.” _TNV Đào Viết Bội Quỳnh
tham gia chương trình từ ngày 26/8 đến
4/9/2014 kể lại câu chuyện buồn khi nhìn

Rùa con tại Côn Đảo ©Ngô Bảo Ngọc,2014
thấy rùa con bị chuột tấn công.

24


Rùa mẹ lên đẻ trứng ©Nguyễn Hải Vân,2014

THAY LỜI KẾT ….
“Khó có thể nói hết những cảm xúc mà chúng tôi đã trải qua trong quãng thời gian ngắn
ngủi này. Chúng tôi không chỉ đơn giản là được thu nhận thêm nhiều kiến thức về rùa
biển, về môi trường sinh thái, về những gì con người có thể làm, cần phải làm để bảo vệ
môi trường sống của mình, về bảo tồn các loài sinh vật đang trên bờ vực tuyệt chủng, mà
còn có được một cơ hội tuyệt vời để trải nghiệm một cuộc sống khác giữa thiên nhiên, tự
do tự tại về tinh thần đồng thời học được về trách nhiệm đối với xã hội. Từ các anh kiểm
lâm, tôi có dịp hiểu thêm về cuộc sống, càng thêm khâm phục tinh thần trách nhiệm của
các anh” _ TNV Nguyễn Hải Vân tham gia chương trình từ 26-30/8/2014

25


×