Tải bản đầy đủ (.pdf) (216 trang)

Bài giảng ngoại khoa cơ sở dành cho cử nhân điều dưỡng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (20.18 MB, 216 trang )

Môn: NGOẠI CƠ SỞ

Khoa: Y

BÀI GIẢNG
NGOẠI CƠ SỞ

1


Môn: NGOẠI CƠ SỞ

Khoa Y

MỤC LỤC
BÀI 1: KHÁM BỤNG NGOẠI KHOA………………………………………………7
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC ............................................................................................
B. NỘI DUNG.............................................................................................................
C. HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY – HỌC ................................................
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................
E. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ ........................................................................................
BÀI 2: TRIỆU CHỨNG HỌC GÃY XƯƠNG………………………………………23
A. MỤC TIÊU CHƯƠNG ...........................................................................................
B. NỘI DUNG.............................................................................................................
C. HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY ...............................................
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................
E. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ ........................................................................................
BÀI 3: TRIỆU CHỨNG HỌC TRẬT KHỚP……………………………………….31
A. MỤC TIÊU CHƯƠNG ...........................................................................................
B. NỘI DUNG.............................................................................................................
C. HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY ...............................................


D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................
E. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ ........................................................................................
BÀI 4: KHÁM CHI TRÊN CHI DƯỚI……………………………………………..37
A. MỤC TIÊU CHƯƠNG ...........................................................................................
B. NỘI DUNG.............................................................................................................
C. HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY ...............................................
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................
E. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ ........................................................................................
BÀI 5: KHÁM CÁC DÂY THẦN KINH NGOẠI BIÊN…………………………..50
A. MỤC TIÊU CHƯƠNG ...........................................................................................
B. NỘI DUNG.............................................................................................................
C. HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY ...............................................
2


Môn: NGOẠI CƠ SỞ

Khoa: Y

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................
E. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ ........................................................................................
BÀI 6: KHÁM CHẤN THƯƠNG VẾT THƯƠNG NGỰC……………………….65
A. MỤC TIÊU CHƯƠNG ...........................................................................................
B. NỘI DUNG.............................................................................................................
C. HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY ...............................................
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................
E. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ ........................................................................................
BÀI 7: KHÁM HỆ THỐNG MẠCH MÁU…………………………………………73
A. MỤC TIÊU CHƯƠNG ...........................................................................................
B. NỘI DUNG.............................................................................................................

C. HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY ...............................................
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................
E. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ ........................................................................................
BÀI 8: KHÁM HỆ TIẾT NIỆU SINH DỤC NAM………………………………...88
A. MỤC TIÊU CHƯƠNG ...........................................................................................
B. NỘI DUNG.............................................................................................................
C. HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY ...............................................
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................
E. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ ........................................................................................
BÀI 9: KHÁM CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO……………………………………….103
A. MỤC TIÊU CHƯƠNG ...........................................................................................
F. NỘI DUNG.............................................................................................................
G. HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY ...............................................
H. TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................
I. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ ........................................................................................
BÀI 10: KHÁM HẬU MÔN TRỰC TRÀNG……………………………………..113
A. MỤC TIÊU CHƯƠNG ...........................................................................................
B. NỘI DUNG.............................................................................................................
C. HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY ...............................................
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................
E. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ ........................................................................................
3


Môn: NGOẠI CƠ SỞ

Khoa Y

BÀI 11:TRIỆU CHỨNG CỦA NHỌT, HẬU BỐI, ÁP XE, CHÍN MÉ…………123
A. MỤC TIÊU CHƯƠNG ...........................................................................................

B. NỘI DUNG.............................................................................................................
C. HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY ...............................................
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................
E. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ ........................................................................................
BÀI 12: HỘI CHỨNG TẮC RUỘT……………………………………………….134
A. MỤC TIÊU CHƯƠNG ...........................................................................................
B. NỘI DUNG.............................................................................................................
C. HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY ...............................................
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................
E. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ ........................................................................................
BÀI 13: HỘI CHỨNG CHẢY MÁU TRONG Ổ BỤNG………………………...155
A. MỤC TIÊU CHƯƠNG ...........................................................................................
B. NỘI DUNG.............................................................................................................
C. HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY ...............................................
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................
E. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ ........................................................................................
BÀI 14: HỘI CHỨNG TẮC MẬT………………………………………………...170
A. MỤC TIÊU CHƯƠNG ...........................................................................................
B. NỘI DUNG.............................................................................................................
C. HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY ...............................................
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................
E. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ ........................................................................................
BÀI 15: HỘI CHỨNG VIÊM PHÚC MẠC………………………………………187
A. MỤC TIÊU CHƯƠNG ...........................................................................................
B. NỘI DUNG.............................................................................................................
C. HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY ...............................................
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................
E. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ ........................................................................................
BÀI 16: HỘI CHỨNG TĂNG ÁP LỰC NỘI SỌ…………………………………198
A. MỤC TIÊU CHƯƠNG ...........................................................................................

4


Môn: NGOẠI CƠ SỞ

Khoa: Y

B. NỘI DUNG.............................................................................................................
C. HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY ...............................................
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................
E. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ ........................................................................................
BÀI 17: HỘI CHỨNG CHÈN ÉP TUỶ KHÔNG DO CHẤN THƯƠNG………209
A. MỤC TIÊU CHƯƠNG ...........................................................................................
B. NỘI DUNG.............................................................................................................
C. HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY ...............................................
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................
E. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ ........................................................................................

5


Môn: NGOẠI CƠ SỞ

Khoa Y

BÀI 1:
KHÁM BỤNG NGOẠI KHOA
A. MỤC TIÊU
1. Vẽ được các khu vùng bụng.
2. Xác định được các điểm đau trên thành bụng.

3. Tìm được các dấu hiệu thực thể của bụng.
4. Nhận định được các triệu chứng khi khám bụng.
5. Sử dụng được các phương pháp khám bụng.

B. NỘI DUNG
I. ĐẠI CƯƠNG
Ổ bụng được lót bởi lá phúc mạc thành. Trong ổ bụng có nhiều cơ quan khác nhau.
Các tạng được bọc bởi lá phúc mạc tạng. Các tạng được nối với thành bụng hay được
nối với nhau bởi các nếp phúc mạc. Lá thành, lá tạng, các nếp phúc mạc là một màng
duy nhất. Giữa các tạng là khoang phúc mạc. Khoang phúc mạc là một khoang ảo vì các
tạng trong ổ bụng nằm áp sát nhau, khoang phúc mạc chỉ có không gian khi có hơi, có
dịch, có máu.
Các tạng trong ổ bụng:
− Đường tiêu hoá: thực quản bụng, dạ dày, tá tràng, hỗng tràng, hồi tràng, ruột
thừa, đại tràng, phần trên trực tràng.
− Các tạng phụ thuộc đường tiêu hoá: gan, mật, tuỵ.
− Lách.
− Các tạng của cơ quan sinh dục nữ: tử cung, buồng trứng, vòi trứng.
− Tạng của hệ niệu: thận, niệu quản, bàng quang. Thận, niệu quản nằm sau phúc
mạc.
Các tạng kể trên có thể có nhiều bệnh. Các bệnh được gặp hàng ngày tại bệnh viện.
Biểu hiện lâm sàng của các bệnh là các triệu chứng cơ năng, triệu chứng toàn thân, triệu
6


Môn: NGOẠI CƠ SỞ

Khoa: Y

chứng thực thể. Phát hiện các triệu chứng cơ năng chủ yếu bằng hỏi bệnh. Phát hiện các

triệu chứng toàn thân chủ yếu bằng quan sát. Phát hiện các triệu chứng thực thể bằng
khám bệnh.
II. CÁC KHU CỦA THÀNH BỤNG TRƯỚC
Có 2 cách phân khu vùng bụng:
1. Cách thứ nhất (hình 1)
− Kẻ hai đường dọc, một đường trùng với bờ ngoài cơ thẳng bụng bên phải, một
đường trùng với bờ ngoài cơ thẳng bụng bên trái và hai đường ngang, một
đường đi qua bờ dưới mạn sườn phải và bờ dưới mạn sườn trái, một đường đi
qua hai gai chậu trước trên. Bốn đường này chia thành bụng trước thành 9 khu:
• Ở trên có 3 khu: thượng vị, dưới sườn phải, dưới sườn trái.
• Ở giữa có 3 khu: quanh rốn, hông phải, hông trái.
• Ở dưới có 3 khu: hạ vị, hố chậu phải, hố chậu trái.

2. Cách thứ hai (hình 2)
− Kẻ 2 đường vuông góc đi qua rốn, một đường dọc và một đường ngang. Hai
đường này chia thành bụng trước thành 4 khu:
7


Môn: NGOẠI CƠ SỞ

Khoa Y

• Khu trên phải: gan phải, túi mật, ống mật chủ, đầu tuỵ, môn vị, tá tràng, phần
trên đại tràng lên, đại tràng góc gan, đoạn phải đại tràng ngang, phần trên
thận phải cùng với tuyến thượng thận phải.
• Khu trên trái: gan trái, dạ dày, thận và đuôi tuỵ, lách, đoạn trái đại tràng
ngang, đại tràng góc lách, phần trên đại tràng xuống, phần trên thận trái cùng
với tuyến thượng thận trái.
• Khu dưới phải: manh tràng, ruột thừa, đoạn dưới đại tràng lên, ruột non,

phần phải bàng quang, phần phải tử cung, buồng trứng và vòi trứng phải,
phần dưới thận phải và niệu quản phải.
• Khu dưới trái: động mạch chủ bụng, đoạn dưới đại tràng xuống, đại tràng
chậu hông, ruột non, phần trái bàng quang, phần trái tử cung, buồng trứng và
vòi trứng trái, phần dưới thận trái và niệu quản trái.
III. CÁC ĐIỂM ĐAU Ở THÀNH BỤNG
Khi các tạng trong ổ bụng bị bệnh có thể đau ở các điểm sau: (hình 3,4):

1. Các điểm đau của gan ,mật, tuỵ
8


Môn: NGOẠI CƠ SỞ

Khoa: Y

− Điểm túi mật (Murphy) là giao điểm của bờ ngoài cơ thẳng bụng phải và bờ dưới
mạn sườn phải. Điểm túi mật đau trong bệnh viêm túi mật mạn tính. Trong
viêm túi mật cấp tính, đau không còn khu trú ở điểm túi mật mà đã lan cả một
vùng.
− Điểm mũi ức ở ngay dưới mũi kiếm của xương ức. Điểm mũi ức đau khi có bệnh
lý ở ống gan trái như sỏi, đặc biệt là giun chui ống mật.
− Tam giác Chauffard – Rivet hợp bởi đường rốn – mũi ức, đường phân giác của
góc vuông khu trên phải và bờ sườn phải. Bệnh của đầu tuỵ và bệnh của ống
mật chủ đau ở đỉnh của tam giác này.
− Điểm Mayo – Robson là giao điểm của xương sườn 12 và bờ ngoài khối cơ lưng
trái. Điểm này đau trong viêm tuỵ cấp.
2. Các điểm đau của dạ dày – tá tràng:
− Điểm thượng vị là điểm giữa của đoạn thẳng nối mũi ức và rốn. Điểm thượng vị
đau trong bệnh loét dạ dày. Trên thực tế, trong bệnh này thường đau cả vùng

trên rốn (vùng thượng vị).
− Điểm tá tràng là điểm giữa của đường nối rốn với điểm thấp nhất của bờ sườn
phải. Điểm tá tràng đau khi tá tràng bị loét. Điểm này ít giá trị.
3. Các điểm đau của ruột thừa
− Điểm Mc Burney là điểm nối 1/3 ngoài và 1/3 giữa của đoạn thẳng nối gai chậu
trước trên phải với rốn.
− Điểm Lanz là điểm nối 1/3 phải và 1/3 giữa của đường liên gai chậu trước trên.
− Điểm Clado là giao điểm của bờ ngoài cơ thẳng bụng phải và đường liên gai
chậu trước trên.
− Các điểm này đau trong bệnh lý viêm ruột thừa. Bệnh viêm ruột thừa có nhiều
điểm đau vì manh tràng có thể nằm cao hay thấp, ruột thừa dài hay ngắn và có
nhiều tư thế khác nhau.
4. Các điểm đau của thận:
− Điểm sườn – cột sống là giao điểm của xương sườn 12 và bờ cột sống phải hay
trái.
− Điểm sườn – cơ là giao điểm của xương sườn 12 và bờ khối cơ thắt lưng phải
hay trái.
9


Môn: NGOẠI CƠ SỞ

Khoa Y

5. Các điểm đau niệu quản:
− Điểm đau niệu quản trên nằm ở cạnh rốn.
− Điểm niệu quản giữa là giao điểm 1/3 ngoài và 1/3 giữa của đường liên gai chậu
trước trên.
− Điểm niệu quản dưới nằm hai bên bàng quang. Tìm điểm đau này bằng cách
khám trực tràng hay âm đạo.

6. Điểm buồng trứng là điểm giữa của đường nối mỗi gai chậu trước trên với
bờ trên xương mu.
IV. TƯ THẾ BỆNH NHÂN VÀ TƯ THẾ THẦY THUỐC
1. Tư thế bệnh nhân (hình 5)
− Nằm ngửa, đầu gối cao, hai chân co, mặt gan bàn chân đặt trên mặt giường. Khi
cần, để bệnh nhân nằm nghiêng phải, nghiêng trái, nằm đầu cao, nằm đầu thấp,
ngồi… Thở đều, hít sâu. Ở tư thế này thành bụng mềm tối đa. Thành bụng mềm
giúp cho việc nhân định triệu chứng được chính xác.
− Để lộ hoàn toàn vùng bụng: áo được kéo lên cao, tới ngực, quần được kéo xuống
thấp, tới mu.
− Khi bệnh nhân không tỉnh táo cần thiết có người nhà bên cạnh để cung cấp thêm
một số dữ kiện liên quan đến bệnh.

Hình 5: Tư thế bệnh nhân khi khám bụng
2. Tư thế thầy thuốc:
− Thầy thuốc ngồi trên ghế đặt bên phải (có khi bên trái) và ngang với giường bệnh
nhân, mắt nhìn về phía đầu bệnh nhân (có khi nhìn về phía chân).

10


Môn: NGOẠI CƠ SỞ

Khoa: Y

− Trong khi khám trò chuyện với bệnh nhân và theo dõi nét mặt của họ, vẫn bình
thường hay nhăn nhó khi sờ nắn thành bụng, khi làm các thao tác.
− Khám bằng bàn tay phải (hay trái), có khi phải dùng cả hai tay.
V. CÁCH THĂM KHÁM
A. NHÌN

Phòng khám phải thoáng mát, có đủ ánh sáng để không bỏ sót những triệu chứng kín
đáo. Bụng có nhiều hình thù khác nhau, tuỳ theo bệnh nhân là nam hay nữ, trẻ hay
già, mập hay gầy, lực lưỡng hay già yếu.
Thành bụng bao giờ cũng di chuyển nhịp nhàng theo nhịp thở. Trong những trường
hợp bệnh lý, có thể có các triệu chứng sau:
1. Bụng không di động
− Thành bụng không di động theo động tác thở, hít vào thở ra. Ở những người
khoẻ mạnh lực lưỡng, khi bụng không di động có thể thấy các thớ cơ thẳng
bụng nổi hằn lên, hằn từng múi do các cân ngang của cơ này tạo nên. Ở hai
bên là các thớ cơ chéo ngoài nổi rõ, đi chếch từ trên xuống, từ ngoài vào trong.
− Bụng không thở biểu hiện một tình trạng viêm phúc mạc. Khi viêm, phúc mạc
bị kích thích tăng cảm giác đau. Mỗi khi thành bụng di chuyển làm bệnh nhân
rất đau. Bụng không thở rõ nhất trong thủng dạ dày.
2. Bụng chướng
− Bụng chướng toàn thể và chướng đều trong tắc ruột cơ năng hay tắc ruột cơ
học ở thấp.
− Bụng chỉ chướng ở trên, ngược lại bụng dưới lép gặp trong hẹp môn vị. Lúc
này bụng có hình lõm lòng thuyền.
− Bụng chướng lệch một bên thấy trong xoắn đại tràng chậu hông.
3. Bụng báng, bụng to
− Bụng báng: Do có dịch trong ổ bụng. Dịch trong ổ bụng thường gặp trong
bệnh xơ gan. Khi trong bụng có nhiều dịch, rốn thường lồi, kèm theo tuần
hoàn bàng hệ.
− Bụng to: Hai trạng thái sinh lý làm cho bụng to là béo mập, thành bụng rất dày
do có nhiều lớp mỡ và phụ nữ mang thai nhiều tháng.
4. Quai ruột nổi, dấu hiệu rắn bò, dấu hiệu Von Wahl
11


Môn: NGOẠI CƠ SỞ


Khoa Y

− Khi bụng chướng, nhìn trên thành bụng thấy những quai ruột nổi rõ, nằm im.
Quai ruột nổi là triệu chứng của tắc ruột.
− Các quai ruột nổi có thể từng lúc di chuyển từ nơi này sang nơi khác, giống
như con rắn đang bò. Cũng có khi không thấy di chuyển nhưng lúc nổi gồ lên,
lúc mất đi. Khi khám bụng nghi ngờ có tắc ruột, nếu không thấy dấu hiệu rắn
bò phải đợi nhiều phút hay phải búng nhẹ trên thành bụng để kích thích nhu
động ruột. Muốn nhận định dễ dàng hơn, để bệnh nhân nằm gần cửa ra vào và
thầy thuốc nhìn tiếp tuyến với thành bụng. Dấu hiệu rắn bò là do các quai ruột
co bóp mạnh hơn để tống đồ ăn qua chỗ tắc xuống phía dưới nhưng không
hiệu quả. Dấu hiệu rắn bò đặc hiệu trong tắc ruột cơ học.
− Khi chỉ thấy một quai ruột nổi lên, nằm im lìm và ấn rất đau: dấu hiệu Von
Wahl, đó là triệu chứng của một quai ruột bị tắc ở cả hai đầu.
5. Bụng lõm lòng thuyền
− Gặp trong các trường hợp hẹp môn vị.
6. Những u bất thường
− U mềm xuất hiện ở vùng rốn , vùng bẹn – bìu, vùng đùi, khi đè vào mất đi là
những khối thoát vị, khi đè vào không mất đi và bệnh nhân rất đau là thoát vị
nghẹt.
− Ở những vùng khác là do các tạng to lên như lách to, gan to, các tạng có u như
ung thư gan, u xơ tử cung, nang tuỵ, nang buồng trứng…
− “U” lúc có lúc không thường là lồng ruột.
7. Những dấu hiệu bất thường khác
− Da phù nề và tấy đỏ là triệu chứng của một ổ mủ nằm trong ổ bụng như áp xe
gan, áp xe ruột thừa, áp xe dưới hoành…đã dính vào thành bụng, có thể vỡ
vào thành bụng và thoát mủ ra ngoài.
− Những vết bầm máu ở rốn (dấu hiệu Cullen), ở hông (dấu hiệu Gray – Turner)
gặp trong viêm tuỵ cấp thể xuất huyết.

− Nhiều tĩnh mạch nổi ở vùng rốn trong hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa.
− Có vết sẹo mổ cũ: cần biết số lượng, vị trí, thời gian, tính chất…
− Vết rạn ở da thành bụng màu nâu hay màu trắng ở phụ nữ mang thai hay sau
sinh là trạng thái sinh lý bình thường.
12


Môn: NGOẠI CƠ SỞ

Khoa: Y

B. SỜ NẮN
Sờ nắn là khâu quan trọng nhất trong khám bụng. Những dấu hiệu của sờ nắn
thường là những dấu hiệu quyết định chẩn đoán (hình 6, 7, 8, 9, 10).
Trước khi sờ nắn phải báo cho bệnh nhân biết. Nắn nhẹ nhàng, bằng mặt gan tay của
các đầu ngón 2-3-4 và có khi cả ngón 5. Khi cần, có thể chỉ dùng đầu ngón tay thứ 2,
như khi tìm phản ứng dội. Hết sức tránh động tác thô bạo, sờ nắn đột ngột. Nhiều
khi phải dùng cả bàn tay như khi tìm kiếm dấu hiệu chạm thắt lưng hay bập bềnh
thận. Lúc đó một bàn tay đặt trên thành bụng trước, một bàn tay đặt ở lưng.
1. Các triệu chứng của thành bụng và của phúc mạc
− Co cứng thành bụng: khi đã nhìn thấy bụng không thở và các cơ nổi hằn, khi
sờ nhẹ vào thành bụng có cảm giác như sờ vào một mảnh giấy nén, một cái
mo cau hay một mảnh gỗ. Co cứng là do các cơ co lại làm cho thành bụng
cứng lên. Co cứng có các tính chất sau: cả bệnh nhân và thầy thuốc đều không
thể làm cho thành bụng mềm được và khi ấn bệnh nhân rất đau. Co cứng có
thể ở toàn thể bụng, có thể chỉ ở một vùng. Mức độ co cứng khác nhau tuỳ
thuộc vào tuổi tác, thần kinh, tính chất bệnh…Co cứng là triệu chứng của
viêm phúc mạc.
− Phản ứng thành bụng: khi sờ nắn rất nhẹ nhàng, thành bụng vẫn mềm. Khi ấn
mạnh dần tới một lúc nào đó, thành bụng cứng lại ngăn cản bàn tay khám

không cho ấn sâu hơn vì ấn sâu sẽ đau hơn. Nếu là bệnh nhi thì cháu bé
thường gạt tay hoặc túm lấy tay thầy thuốc. Phản ứng thành bụng là triệu
chứng của một thương tổn viêm nhiễm trong ổ bụng.
− Cảm ứng phúc mạc: dùng các đầu ngón tay ấn nhẹ vào thành bụng, bệnh nhân
rất đau. Đau là do phúc mạc đang viêm bị đụng chạm. Cảm ứng phúc mạc
cũng là triệu chứng rất quan trọng trong viêm phúc mạc.
− Phản ứng dội: đầu ngón tay trỏ ấn rất nhẹ nhàng vào thành bụng. Mỗi lúc ấn
một sâu hơn, rồi buông tay ra một cách đột ngột, bệnh nhân thấy đau chói nơi
ấn tay. Tìm phản ứng dội khi dấu hiệu viêm phúc mạc biểu hiện không rõ rệt.
2. Các triệu chứng của khối u bụng
− Vị trí là căn cứ đầu tiên trong chẩn đoán bệnh. U ở vùng thượng vị, rốn phải
nghĩ tới u dạ dày, u tuỵ, u mạc treo. U ở dưới mạn sườn phải nghĩ tới túi mật
13


Môn: NGOẠI CƠ SỞ

Khoa Y

to, u ung thư gan, ở dưới mạn sườn trái, nghĩ tới lách to. Lách có bờ răng cưa.
U ở trên xương mu nghĩ tới bàng quang căng do bí tiểu, ở phụ nữ nghĩ tới tử
cung to do có thai hay u xơ. U ở hố chậu phải nghĩ tới u manh tràng, u ở hố
chậu trái nghĩ tới u đại tràng chậu hông.
− To hay nhỏ, căn cứ vào đường kính dọc và đường kính ngang của khối u, tính
bằng centimet.
− Hình tròn, bầu dục hay dài.
− Cứng, căng hay mềm. Cứng là triệu chứng của u đặc như ung thư gan, u xơ tử
cung…Căng, mềm là triệu chứng của các túi nước nhưu túi mật căng, bàng
quang đầy nước, nang tuỵ, nang buồng trứng…
− Mặt nhẵn đều hay gồ ghề. U ung thư gan có mặt lổn nhổn, ngược lại áp xe thì

mặt nhẵn. Khi lách to sờ thấy rất rõ bờ răng cưa.
− Bờ có ranh giới rõ rệt hay không.
− Di động hay không. Di động tự nhiên theo nhịp thở và di động khi cầm tay lắc.
Di động theo chiều trên-dưới, chiều phải-trái, chiều trước-sau.
− Đau hay không. Đau tự nhiên hay đau khi ấn. Đau nhiều hay đau ít. Đau khi
thương tổn là viêm, rất đau khi thương tổn là áp xe, không đau hay đau ít là
khối u.
− Đạp theo nhịp tim là phình động mạch chủ bụng hay u mềm nằm sát động
mạch chủ bụng.
− U có thường xuyên hay lúc có lúc không. “U” lúc có lúc không thường là khối
lồng ruột như lồng hồi – manh – đại tràng.
3. Các thao tác để tìm các dấu hiệu
− Dấu hiệu sóng vỗ: một bàn tay đặt ở giữa bụng bệnh nhân (tay của người phụ
khám), một bàn tay của thầy thuốc đặt vào một bên vùng mạn sườn của người
bệnh, một bàn tay của thầy thuốc đập vỗ nhẹ vào mạn sườn bên kia của người
bệnh. Nếu có dịch tự do trong ổ bụng, tay đặt sẽ có cảm giác như những đợt
sóng dội vào sau mỗi lần đập vỗ của tay kia. Dấu hiệu sóng vỗ chỉ có khi
lượng nước trong ổ bụng nhiều hoặc trung bình và là thể dịch tự do.
− Dấu hiệu Murphy: các đầu ngón của bàn tay phải đặt trên vùng dưới bờ sườn
phải, bệnh nhân hít sâu. Mỗi động tác thở, thầy thuốc ấn tay sâu thêm. Sau 3-4
14


Môn: NGOẠI CƠ SỞ

Khoa: Y

động tác thở sâu, đang hít vào thì bệnh nhân ngừng thờ vì đau. Murphy dương
tính khi có viêm túi mật mạn tính.
− Dấu hiệu rung gan: bàn tay trái thầy thuốc đặt lên vùng gan bệnh nhân, ngón

tay đặt lên trên các khoang liên sườn tương ứng với vị trí của gan. Bàn tay
phải chặt nhẹ lên bàn tay trái. Khi gan có áp xe, bệnh nhân đau và ngưng thở.
Dấu hiệu rung gan rất có giá trị trong chẩn đoán áp xe gan amip, nhất là khi ổ
áp xe nằm sâu.
− Dấu hiệu Kehr: sau chấn thương bụng, bệnh nhân đau ở vai trái, do máu đọng
dưới hoành trái. Nếu dấu hiệu Kehr chưa thể hiện mà nghi ngờ có vỡ lách, để
bệnh nhân nằm ngửa, quay thấp đầu giường khoảng 150, bệnh nhân thấy đau
vai trái.
− Dấu hiệu Bouveret: nhìn bụng trên không thấy gì khác thường nhưng đặt tay
lên thành bụng thấy có cảm giác cuồn cuộn dưới tay. Cảm giác cuồn cuộn là
do dạ dày tăng co bóp, khi có hẹp môn vị.
− Dấu hiệu óc ách: buổi sáng khi bệnh nhân chưa ăn, hai bàn tay thầy thuốc ôm
hai hông bệnh nhân lắc mạnh và tai ghé sát thành bụng. Bình thường sẽ không
nghe thấy gì. Khi môn vị bị hẹp, tỏng dạ dày nhiều nước, sẽ nghe thấy tiếng óc
ách. Dấu hiệu óc ách rất đặc hiệu trong hẹp môn vị. Có dấu hiệu óc ách chắc
chắn có hẹp môn vị vì chỉ trong hẹp môn vị mới có dấu hiệu óc ách.
− Dấu hiệu Howship Romberg: đau như xé dọc theo mặt trong đùi xuống tới đầu
gối. Đau do thần kinh bịt bị chèn ép. Dấu hiệu này gặp trong thoát vị bịt. Để
thể hiện rõ hơn, bệnh nhân nằm ngửa, hau chân gấp, thầy thuốc đẩy dạng hai
chân ra, bệnh nhân đau hơn vì thần kinh bịt bị căng.
− Dấu hiệu phình thót bụng:bệnh nhân thót bụng lại rồi phình bụng ra một cách
đột ngột. Dấu hiệu này dùng để tìm một thương tổn viêm nhiễm trong ổ bụng.
Khi trong ổ bụng có ổ viêm, bệnh nhân sẽ thấy đau. Thường dùng trong chẩn
đoán bệnh viêm ruột thừa.
− Dấu hiệu Rovsing: bàn tay thầy thuốc đặt ở hố chậu trái, ấn đẩy thành bụng về
phía phải. Nếu ruột thừa bị viêm, bệnh nhân đau chói ở hố chậu phải vì các
quai ruột non chạm vào ruột thừa.

15



Môn: NGOẠI CƠ SỞ

Khoa Y

− Dấu hiệu cơ thăn: bệnh nhân nằm ngửa, chân phải co, không dám duỗi chân vì
khi duỗi cơ thăn sẽ căng, gây đau. Khi thầy thuốc đè vào đầu gối để làm duỗi
chân, bệnh nhân cong lưng lên. Dấu hiệu cơ thăn dương tính khi cơ thăn co
cứng, do ở phía trước có một ổ viêm, thường là do viêm ruột thừa sau manh
tràng. Bắt buộc tìm dấu hiệu này khi nghi ngờ có viêm ruột thừa mà hố chậu
phải đau không nhiều.
− Chạm thắt lưng: hai bàn tay thầy thuốc đặt ở hông bệnh nhân, một ở phía trên
bụng, một ở phía dưới lưng. Khi bàn tay phía trên ấn mạnh, cảm giác có một
vật chạm vào lòng bàn tay phía dưới.
− Bập bềnh thận: vị trí của hai bàn tay đặt như đã mô tả. Bàn tay phía trên ấn
xuống dưới, bàn tay phía dưới đẩy ngược lên trên, cả hai lòng bàn tay cảm
giác được có vật gì chạm vào.
Chạm thắt lưng và bập bềnh thận để xác định thận to, thận có khối u hay thận
sa.

C. GÕ
Gõ để phát hiện tiếng trong, tiếng đục. Đặt bàn tay trái lên thành bụng. Dùng đầu
ngón 2 hay ngón 3 bàn tay phải gõ lên các ngón tay của bàn tay trái.
Nghe tiếng trong khi ở dưới thành bụng là hơi. Hơi trong khoang phúc mạc hay ở
trong ruột. Nghe tiếng đục khi ở dưới thành bụng là dịch hay mô đặc. Dịch nằm
trong khoang phúc mạc. Dịch là nước báng hay là nước từ tạng rỗng chảy ra.
− Mất vùng đục trước gan: bình thường gõ vào vùng gan nghe tiếng đục vì gan
là tạng đặc, nằm sát thành ngực. Khi giữa thành bụng và gan có một lớp hơi,
16



Môn: NGOẠI CƠ SỞ

Khoa: Y

gõ sẽ nghe tiếng trong của hơi. Để hơi lên cao ở vùng gan, để bệnh nhân nằm
ở tư thế đầu cao (tư thế Fowler). Lớp hơi này từ đường tiêu hoá thoát ra. Nếu
bệnh nhân đến bệnh viện vì chấn thương, hơi từ chỗ ruột non vỡ. Nếu bệnh
nhân đến bệnh viện vì bệnh, hơi từ dạ dày qua lỗ thủng thoát ra, có khi từ hồi
tràng qua lỗ thủng ruột thương hàn thoát ra.
− Đục vùng thấp: bình thường gõ ổ bụng dưới nghe vang vì sát dưới thành bụng
là ruột, ruột chứa hơi. Để nhận định dễ hơn, nên để bệnh nhân nừm nghiêng
sang phải khi gõ ở hố chậu phải, nằm nghiêng sang trái khi gõ hố chậu trái.
Dịch trong khoang phúc mạc là dịch báng hay dịch từ các tạng rỗng chảy ra.
Dịch báng ấn không đau. Dịch từ các tạng rỗng chảy ra khi ấn vào thành bụng
rất đau.
− Gõ gan: Gan nằm dứoi mạn sườn phải. Bờ dưới mấp mé bờ dưới mạn sườn.
Khi nắn có thể chạm tới bờ này. Muốn xác định giới hạn trên của gan phải gõ
trên thành ngực, trên đường giữa đòn. Giới hạn trên của gan là ranh giới giữa
vùng đục của gan và vùng trong của phổi.
D. NGHE
Đặt ống nghe lên thành bụng (hình 11) sẽ nghe được:
− Âm ruột: âm của ruột là do nước và hơi tạo ra khi ruột vận động. Khi ruột. Khi
ruột co bóp yếu ớt, âm ruột thưa thớt (giảm tần số) và yếu ớt (giảm cường độ),
gặp trong liệt ruột. Liệt ruột có thể là do viêm phúc mạc. Ngược lại, trong tắc
ruột cơ học, ruột co bóp nhiều hơn, mạnh hơn và âm sắc cao hơn (tiếng kim
loại).
− Nghe là động tác bắt buộc khi muốn phân biệt tắc ruột cơ năng với tắc ruột cơ
học. Còn được dùng để chẩn đoán tình trạng viêm phúc mạc vì viêm phúc mạc
có liệt ruột.

− Tiếng thổi tâm thu của phồng động mạch chủ bụng.
E. THĂM TRỰC TRÀNG HAY ÂM ĐẠO
Trong những trường hợp mà các triệu chứng trên thành bụng đã rõ ràng thì có thể
bỏ qua động tác thăm khám này. Nhưng khi các triệu chứng đó không rõ rệt, đặc biệt
với những bệnh nhân mập có thành bụng dày hay những bệnh lý thuộc vùng tiểu
khung thì thăm khám trực tràng hay âm đạo là bắt buộc.
17


Môn: NGOẠI CƠ SỞ

Khoa Y

Ngón tay trỏ ấn vào thành trước trực tràng hay ấn túi cùng sau âm đạo bệnh nhân
kêu đau (tiếng kêu Douglas). Tiếng kêu Douglas là triệu chứng của viêm phúc mạc
hay của máu trong ổ bụng.Túi cùng Douglas căng phồng là triệu chứng của áp xe
Douglas. Thành phải trực tràng hay túi cùng phải âm đạo đau khi ấn là triệu chứng
của viêm ruột thừa thể tiểu khung.
Thăm trực tràng rất cần thiết khi bệnh nhân đến vì các triệu chứng của tắc ruột.
Nếu là tắc ruột thì bóng trực tràng rỗng không có phân. Nếu là tắc ruột do ung thư
đoạn thấp của bóng trực tràng hay của ống hậu môn thì đầu ngón tay có thể chạm
một khối u sần sùi có khi làm hẹp hoặc làm chít hoàn toàn lòng trực tràng, khi rút
tay có máu theo găng.
Thăm âm đạo rất cần thiết khi chẩn đoán các bệnh sản phụ khoa. Túi cùng hai
bên đau kèm theo nhiều khí hư hôi là triệu chứng của viêm phần phụ. Viêm phần
phụ là bệnh lý rất dễ nhầm lẫn với viêm ruột thừa. Túi cùng âm đạo đau, có khi
phồng, rút tay có máu theo găng là triệu chứng của vỡ thai ngoài tử cung.
F. CHỌC DÒ
Trong trường hợp mà các triệu chứng lâm sàng không rõ rệt, có thể phải chọc dò.
Chọc qua thành bụng hay chọc qua túi cùng sau âm đạo. Ở nam giới, muốn thăm dò

túi cùng Douglas, người ta chọc dò qua thành trước trực tràng. Ở nữ giới, muốn
thăm dò túi cùng Douglas người ta chọc qua túi cùng sau âm đạo, thường dùng trong
chẩn đoán vỡ thai ngoài tử cung.
Khi chọc dò phải tuân thủ các quy định sau:
− Tuyệt đối vô trùng vì nếu không sẽ làm nhiễm trùng phúc mạc.
− Chọc đúng nơi tụ dịch, tụ máu. Vì vậy cho nên nếu chọc một chỗ mà chưa
thấy có máu, có dịch thì đừng vội kết luận là không có gì mà phải chọc
nhiều chỗ. Bốn chỗ chọc được quy định trên thành bụng là dưới sườn phải,
dưới sườn trái, hố chậu phải, hố chậu trái. Chọc nơi nào trước là do chỉ dẫn
của lâm sàng. Nên để bệnh nhân nằm ở tư thế mà nơi chọc dò ở thấp nhất.
− Kim chọc dò phải đủ dài để đầu kim có thể vào tới chỗ dịch hay máu đọng,
đủ to để dễ hút.
Âm tính giả là khi trong ổ bụng có máu nhưng chọc hút không ra gì. Tỷ lệ âm
tính giả khá cao. Dương tính giả là khi trong ổ bụng không có máu, không có dịch
18


Môn: NGOẠI CƠ SỞ

Khoa: Y

mà hút ra máu, ra dịch do chọc vào mạch máu hoặc đường tiêu hoá. Tỷ lệ dương
tính giả rất thấp.
Để chọc dò được chính xác, nên chọc dò dưới hưỡng dẫn của siêu âm.
Khi chọc không ra gì, trong trường hợp nghi có máu trong ổ bụng, người ta bơm
thêm nước vào để tăng thêm khối lượng dịch trong ổ bụng: chọc rửa ổ bụng. Được
dùng nhiều trong chấn thương bụng.
Các triệu chứng cơ năng, toàn thân, thực thể cùng với bệnh sử, tiền sử trong
nhiều trường hợp giúp chẩn đoán chắc chắn. Nhưng cũng nhiều khi chỉ mới gợi ý
cho chẩn đoán. Muốn làm chẩn đoán phải dựa vào các phương tiện cận lâm sàng.

Những năm gần đây, nhờ những tiến bộ khoa học kỹ thuật, càng ngày càng có nhiều
những phương tiện tối tân, giúp ích rất nhiều cho chẩn đoán. Nhưng các triệu chứng
lâm sàng, đặc biệt là những triệu chứng thực thể, bao giờ cũng rất quan trọng. Vì
vậy, các triệu chứng lâm sàng phải được khai thác đầy đủ và được nhận định chính
xác.
C. HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY – HỌC
1. Nội dung:
o Trình chiếu Powerpoint.
o Đặt vấn đề, trao đổi.
2. Sau khi học xong lý thuyết sinh viên vận dụng làm bài tập để hệ thống hoá lại
kiến thức bài học.
D. TÀI LIỆU ĐỌC THÊM
1. Bate’s guide to physical examination and history taking 11th edition, Lynn
S.Bickley.
2. Bailey and love’s short practice of surgery 26th edition, Norman S.Williams.
E. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
Câu 1. Phân khu thành bụng trước thường theo mấy cách:
A. 1
B. 2
19


Môn: NGOẠI CƠ SỞ
C. 3
D. 4
Câu 2. Mất vùng đục trước gan là triệu chứng của:
A. Thủng dạ dày.
B. Tắc ruột.
C. Hẹp môn vị.
D. Viêm tuỵ cấp.

Câu 3. Nghe trên thành bụng để chẩn đoán phân biệt giữa liệt ruột với:
A. Viêm tuỵ cấp.
B. Thủng dạ dày.
C. Tắc ruột cơ học.
D. Viêm túi mật.
Câu 4. Thăm trực tràng là bắt buộc khi chẩn đoán:
A. Thủng dạ dày.
B. Viêm ruột thừa sau manh tràng.
C. Viêm ruột thừa tiểu khung.
D. Viêm tuỵ cấp.
Câu 5. Chọc dò ổ bụng khi nghi ngờ:
A. Hẹp môn vị.
B. Tắc ruột.
C. Vỡ lách.
D. U bụng.

20

Khoa Y


Môn: NGOẠI CƠ SỞ

Khoa: Y

21


Môn: NGOẠI CƠ SỞ


Khoa Y

BÀI 2:
TRIỆU CHỨNG HỌC GÃY XƯƠNG
A. MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Trình bày được định nghĩa gãy xương kín.
2. Nêu được nguyên nhân, cơ chế của gãy xương.
3. Trình bày được các triệu chứng lâm sàng và X quang của gãy xương.
4. Trình bày được các biến chứng của gãy xương.

B. NỘI DUNG
I. ĐẠI CƯƠNG
1. Định nghĩa
− Gãy xương là gián đoạn về cấu trúc giải phẫu bình thường của một xương.
− Gãy xương hở là loại gãy xương mà ổ gãy thông với môi trường bên ngoài qua vết
thương phần mềm.
2. Một số đặc điểm giải phẫu và sinh ý của hệ xương khớp
Bộ xương của cơ thể có 3 nhiệm vụ chính là:
− Nhiệm vụ bảo vệ (hộp sọ, lồng ngực, ống sống…) vì vậy khi tổn thương bộ khung
này các tạng được bảo vệ rất dễ bị tổn thương.
− Nhiệm vụ nâng đỡ: bộ xương là trụ cột của cơ thể, xung quanh xương được xây
dựng và sắp xếp các phần mềm và mọi bộ phận khác của cơ thể, đặc biệt là mạch
máu và thần kinh đi sát xương, khi bị gãy xương mạch và thần kinh dễ bị tổn
thương.
− Nhiệm vụ vận động: các xương nối với nhau qua các khớp, làm chỗ dựa vững chắc
cho các cơ hoạt động. Hai đầu xương dài là nguyên uỷ và bám tận của các cơ, khi
bị gãy xương, bệnh nhân mất cơ năng của chi.
Ở trẻ em, đầu xương dài có các đĩa sụn tăng trưởng để cơ thể lớn lên, khi bị tổn
thương đĩa sụn này thì chi phát triển lệch lạc, mất cân đối.
3. Dịch tễ học

22


Môn: NGOẠI CƠ SỞ

Khoa: Y

Gãy xương gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới.
− Mỗi tuổi có một loại gãy xương hay gặp
+ Trẻ em: hay gãy xương đòn, trên lồi cầu xương cánh tay, xương đùi…
+ Người lớn: (trên 50 tuổi) hay gãy cổ xương đùi, đầu dưới xương quay…
− Mỗi nghề có một loại gãy xương thường xảy ra
+ Thợ lò bị gãy cột sống do sập hầm, thợ tiện, thợ cưa hay bị thương ở bàn tay.
− Gãy xương liên quan tới tuổi hoạt động nhiều
+ Gãy xương gặp nhiều nhất ở tuổi lao động, tuổi hoạt động thể dục thể thao
(khoảng 20 – 40 tuổi) và tỷ lệ nam nhiều hơn nữ.
II. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ CHẤN THƯƠNG
1. Nguyên nhân
− Do chấn thương là chủ yếu
+ Tai nạn giao thông: chiếm trên 50% tổng số nguyên nhân gây gãy xương.
+ Tai nạn lao động: càng ngày càng nhiều.
+ Tai nạn do thể dục thể thao: do đá bóng, đua xe…
+ Tai nạn trong sinh hoạt: đánh nhau, đâm chém nhau, ngã cây,…
+ Tai nạn học đường: gặp ở tuổi học đường.
+ Tai nạn do hoả khí, vết thương chiến tranh.
− Gãy xương bệnh lý (hiếm gặp)
+ Gãy do viêm xương.
+ Gãy do u xương.
+ Gãy do loãng xương.
+ Do bệnh bẩm sinh: khớp giả bẩm sinh.

2. Cơ chế chấn thương
Gãy xương có hai cơ chế
− Cơ chế chấn thương trực tiếp
+ Chấn thương với một tác nhân mạnh, trực tiếp vào chi, gây nên một tổn thương
nặng: xương gãy phức tạp, phần mềm dập nát, đứt mạch máu và thần kinh (tai
nạn giao thông).

23


Môn: NGOẠI CƠ SỞ

Khoa Y

+ Thời chiến còn có gãy xương hở do hoả khí. Ngoài cơ chế chấn thương trực tiếp,
vết thương còn chịu lực động năng của viên đạn, xương và phần mềm bị phá
huỷ nhiều. Đây là loại gãy xương hở nặng nhất.
− Cơ chế chấn thương gián tiếp
+ Xương hay bị gãy chéo xoắn, phần mềm bị tổn thương nhẹ hơn (gãy trên lồi cầu
xương cánh tay ở trẻ em do ngã chống tay…)
III. PHÂN LOẠI VÀ TỔN THƯƠNG GIẢI PHẪU BỆNH
1. Phân loại gãy xương
− Gãy xương đôi ngang: ổ gãy đơn giản.
− Gãy xương chéo, xoắn
+ Là gãy xương đơn giản nhưng rất khó nắn diện gãy về giải phẫu như cũ.
− Gãy xương phức tạp
+ Gãy nhiều tầng, nhiều đoạn.
2. Tổn thương giải phẫu bệnh
− Xương
+ Gãy đơn giản: gãy ngang, gãy chéo, gãy xoắn, gãy cành tươi ở trẻ em.

+ Gãy phức tạp: gãy nhiều tầng, nhiều đoạn, nhiều mảnh.
− Di lệch các đầu xương
Có 4 loại di lệch thường gặp
+ Di lệch chồng gây ngắn chi.
+ Di lệch sang bên làm chi sưng nề.
+ Di lệch gấp góc làm lệch trục chi.
+ Di lệch xoay gây ra lệch trục chi.
− Tổn thương phần mềm nặng hay nhẹ tuỳ thuộc vào cơ chế chấn thương
+ Da: vết thương lóc da, mất da.
+ Cân, cơ: dập nát, đứt cơ, thậm chí bong lóc cơ một vùng rộng.
+ Mạch máu, thần kinh: đụng dập, vết thương bên, đứt rời.
IV. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
1. Triệu chứng cơ năng
− Đau: sau tai nạn bệnh nhân đau rất nhiều nhưng khi bất động tốt cho gãy, bệnh
nhân giảm đau nhanh.
24


Môn: NGOẠI CƠ SỞ

Khoa: Y

− Giảm cơ năng của chi gãy: nếu gãy cành tươi hoặc gãy ít di lệch.
− Mất cơ năng các khớp hoàn toàn: nếu chi bị gãy rời.
2. Triệu chứng toàn thân
− Gãy xương nhỏ không ảnh hưởng tới toàn thân.
− Nếu gãy xương lớn hoặc kết hợp với đa chấn thương có thể gây nên sốc (sốc
được mô tả ở phần biến chứng).
3. Triệu chứng thực thể
Thăm khám có trình tự: nhìn, sờ, đo.

− Nhìn:
+ Có các nốt phổng ở trên mặt da hay không? Có vết thương ở da hay không? Có
lóc da hay không?
+ Dấu hiệu bầm tím muộn (sau tai nạn 24 – 48 giờ) rất có ý nghĩa cho gợi ý chẩn
đoán. Ví dụ: gãy trên lồi cầu xương cánh tay có bầm tím ở khuỷu, gãy xương
gót có bầm tím ở gan chân…
+ Dấu hiệu cử động bất thường.
− Sờ:
+ Sờ nắn nhẹ nhàng có thể thấy đầu xương gãy gồ lên ở dưới da.
+ Tiếng lạo xạo xương.
+ Các dấu hiệu này là hai dấu hiệu chắc chắn có gãy xương, không được cố ý đi
tìm vì dễ làm bệnh nhân sốc và tổn thương thêm.
+ Ngoài ra còn có các dấu hiệu khác như: tìm điểm đau chói, sưng nền chi, tràn
dịch khớp.
− Đo:
+ Dùng thước vải, thước đo độ để đo trục chi, chu vi chi, chiều dài chi và biên độ
vận động của khớp.
+ Tìm dấu hiệu biến dạng chi điển hình: lệch trục chi, gấp góc, ngắn chi…Đây là
dấu hiệu chắc chắn của gãy xương cần phải tìm.
+ Đo tầm hoạt động của khớp qua “tư thế xuất phát không”.
− Khám mạch máu, thần kinh chi phối của chi:
+ Bắt mạch quay, mạch trụ ở cổ tay.
+ Bắt mạch chày trước, chày sau ở mu chân và ống gót.
25


×