Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Kế toán tài sản cố định tại công ty TNHH giầy continuance việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.86 KB, 53 trang )

DANH MỤC VIẾT TẮT
TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

BCTC

Báo cáo tài chính

TSCĐ

Tài sản cố định

VNĐ

Việt Nam đồng

GTGT

Giá trị gia tăng

QLDN

Quản lý doanh nghiệp

LNKT

Lợi nhuận kế toán

TNDN


Thu nhập doanh nghiệp

TP

Thành phẩm

NL

Nguyên liệu

K/C

Kết chuyển

MMTB

Máy móc thiết bị

BQ

Bình quân



Lao động

NG

Nguyên giá


CP

Chi phí

1


LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây nền kinh tế thế giới có nhiều biến động mạnh, kinh
tế thế giới rơi vào suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát khá cao nợ công kéo dài
ở các nước phát triển. Kéo theo đó nền kinh tế ở các nước đang phát triển như
nước ta cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ dẫn
đến phá sản. Để có thể đứng vững trong nền kinh tế có nhiều biến động, các
doanh nghiệp cũng có những sự đổi mới phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị
trường. Trong đó công tác kế toán đóng góp một phần quan trọng trong các
chiến lược của những nhà quản trị vì thế kế toán trở thành một công cụ quản lý
sắc bén cung cấp các thông tin một cách chính xác và kịp thời đảm bảo cho sự
phát triển của doanh nghiệp.
Thấy rõ được tầm quan trọng của tổ chức công tác kế toán trong doanh
nghiệp, trong quá trình học tập tại trường Đại học Thành Đô với sự giảng dạy
nhiệt tình của các thầy cô giáo em đã cố gắng tiếp thu được những kiến thức,
phương pháp cơ bản của công tác kế toán. Tuy nhiên để có thể củng cố và hoàn
thiện hơn về kiến thức đã được trang bị việc bổ sung kiến thức thực tế về nghề
nghiệp cũng như có thể đảm nhiệm được công việc thuộc chuyên ngành đào tạo
tại các đơn vị sau khi tốt nghiệp thì quá trình thực tập các phần hành kế toán tại
các doanh nghiệp là điều vô cùng quan trọng.
Trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH Giầy Continuance Việt Nam với
sự hướng dẫn tận tình của cô Nguyễn Thị Nhung và các anh chị phòng Tài vụ
của công ty em nhận thấy TSCĐ là điều kiện quan trọng để tăng năng suất lao
động xã hội và phát triển nền kinh tế quốc dân. Nó thể hiện một cách chính xác

nhất năng lực và trình độ trang bị cơ sở vật chất của mỗi doanh nghiệp, đối với
doanh nghiệp TSCĐ là điều kiện cần thiết để giảm cường độ lao động và tăng
năng suất lao động. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay TSCĐ là yếu tố quan
trọng để tạo nên sức mạnh cạnh tranh cho các doanh nghiệp vì thế em đã chọn
chuyên đề “Kế toán tài sản cố định tại Công ty TNHH Giầy Continuance
Việt nam” với những nội dung sau:
Chương 1: Khái quát chung về Công ty TNHH Giầy Continuance Việt
Nam.
Chương 2: Tổng quan công tác kế toán tại Công ty TNHH Giầy
Continuance Việt Nam.
3


Chương 3: Nhận xét đánh giá về công tác kế toán tại Công ty TNHH Giầy
Continuance Việt Nam.
Tuy nhiên, do thời gian thực tập và kiến thức còn nhiều hạn chế nên báo cáo khó
tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, em rất mong nhận được những ý kiến đóng
góp, bổ sung của các thầy cô để báo cáo được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

4


Chương 1: Khái quát chung về hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức
quản lý của Công ty TNHH Giầy Continuance Việt Nam.
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Giầy Continuance
Việt Nam.
Tên công ty : CÔNG TY TNHH GIẦY CONTINUANCE VIỆT NAM.
Tên giao dịch: CONTINUANCE VIETNAM FOOTWEAR COMPANY
LIMITED.

Địa chỉ: Km 43, Quốc lộ 5, thị trấn Lai Cách, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải
Dương.
Công ty TNHH Giầy Continuance Việt Nam là công ty con của Công ty
Continuance Enterprises Limited có trụ sở chính tại 10/F Island Place Tower,
510 King’s Road, Noth Point, Hồng Kông.
Số điện thoại: 03203.570.456
Mã số thuế: 0800479896
Đăng kí kinh doanh số: 041023000073 do Uỷ Ban nhân dân tỉnh Hải Dương cấp
ngày 28 tháng 11 năm 2008 và chính thức đi vào hoạt động tháng 12 năm 2008.
Người đại diện kiêm Giám Đốc : Ông Chang Li người Đài Loan.
Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH một thành viên.
Ngành nghề đăng kí kinh doanh: Sản xuất, gia công giầy, dép đế các loại và vật
tư nguyên phụ liệu thuộc ngành giầy, dép.
Vốn điều lệ: 2000000 USD, tương đương 33.000.000.000 VNĐ.
Mục tiêu và quy mô: Sản xuất giầy, dép, đế thể thao xuất khẩu, quy mô
2.400.000 đôi/năm.
Tổng vốn đầu tư: 3.400.000 USD (Ba triệu bốn trăm nghìn đô la Mỹ) tương
đương 56.100.000.000 VNĐ (Năm mươi sáu tỉ một trăm triệu đồng chẵn).
Công ty TNHH Giầy Continuance Việt Nam bắt đầu đi vào hoạt động trong lúc
nền kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn
cầu năm 2008 nhưng được sự hỗ trợ và các chính sách ưu đãi của nhà nước cũng
như có sự chỉ đạo, phương hướng chiến lược kế hoạch đúng đắn của ban lãnh
đạo, quản lý Công ty nên Công ty vượt qua thời kì khó khăn và vẫn trên đà phát
5


triển mở rộng quy mô sản xuất từ 2500 lao động năm 2008 tới nay có hơn 3000
người.
Công ty kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng kí, chịu trách nhiệm trước khách
hàng và trước pháp luật về sản phẩm Công ty sản xuất ra. Thực hiện các nghĩa

vụ đối với người lao động theo quy định của Bộ luật lao động. Thực hiện chế độ
báo cáo thống kê, kế toán định kỳ theo quy định của nhà nước. Đăng kí thuế, kê
khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Pháp
luật.
Dưới đây là bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3
năm gần đây:
Bảng số 1.1. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Đơn vị tính: VNĐ

6


Chỉ tiêu
1. Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ
2. Các khoản giảm trừ
doanh thu
3. Doanh thu thuần về bán
hàng và cug cấp dịch vụ
(10=01-02)
4. Giá vốn hàng bán


số
1

Năm 2010

Năm 2011


Năm 2012

198.265.358.468 260.487.983.408 290.186.509.985

2

0

0

0

10

198.265.358.468 260.487.983.408 290.186.509.985

11

129.256.357.489 170.467.272.074 190.598.537.129

5. Lợi nhuận gộp về bán
20
hàng và cung cấp dịch vụ
(20=10-11)
6. Doanh thu hoạt động tài 21
chính
7. Chi phí tài chính
22

69.009.000.979


90.020.711.334

100.587.972.856

1.125.356.258

1.566.558.110

1.498.257.589

986.145.325

1.197.326.468

1.378.285.658

Trong đó: Chi phí lãi vay

23

986.145.325

1.197.326.468

1.378.285.658

8. Chi phí bán hàng

24


10.258.232.452

15.446.221.032

15.958.956.324

9. Chi phí QLDN

25

8.752.569.346

11.769.799.824

11.958.123.489

10. Lợi nhuận thuần từ hoạt 30
động kinh doanh
(30=20+(21-22)-(24+25))
11. Thu nhập khác
31

50.137.410.114

63.173.922.120

72.790.862.974

3.265.145.268


4.404.220.178

4.050.269.254

301.365.897

341.140.478

356.356.248

2.963.779.371

4.063.079.700

3.693.913.006

53.101.189.485

67.237.001.820

76.484.775.980

12. Chi phí khác

32

13.Lợi nhuận khác(40=31- 40
32)
14. Tổng lợi nhuận kế

50
toántrướcthuế(50=30+40)
15. Chi phí thuế thu nhập
hiện hành

51

10.620.237.897

13.447.400.364

15.296.955.196

16. Chi phí thuế thu nhập
hoãn lại

52

0

0

0

17. Lợi nhuận sau thuế
TNDN

60

42.480.951.588


53.789.601.456

61.187.820.784

18. Lãi cơ bản trên cổ
phiếu

70

0

0

0

(Nguồn : phòng tài vụ của Công ty)
7


Qua bảng trên ta có thể nhận thấy tình hình hoạt động của Công ty qua các năm
đều có sự thay đổi rõ rệt, cụ thể như sau:
Tổng lợi nhuận kế toán sau thuế của Công ty của năm 2012 so với năm 2011 và
năm 2010 tăng lên chứng tỏ Công ty đã có tốc độ tăng trưởng và kinh doanh đạt
hiệu quả.
Tốc độ tăng của doanh thu tăng nhưng so với tốc độ tăng của giá vốn chưa có sự
tăng đáng kể vì thế công ty nên xem xét lại các khoản chi phí sản xuất như chi
phí nhận công, sản xuất chung trong giá vốn để đạt hiệu quả hơn.
Tốc độ tăng của chi phí bán hàng so với tốc độ tăng của doanh thu năm 2011
với năm 2010 cao hơn như vậy doanh nghiệp cần phải kiểm tra các khoản chi

phí bán hàng và đưa ra các biện pháp kiểm soát chi phí góp phần giảm chi phí và
tăng hiệu quả hoạt động. Và cho tới năm 2012 doanh nghiệp đã làm được điều
đó, vì mức độ tăng của doanh thu giảm so với mức độ tăng của chi phí bán hàng,
đây là một tín hiệu khả quan Công ty cần phát huy.
Tốc độ tăng của chi phí quản lý doanh nghiệp tương đương với tốc độ tăng của
doanh thu như vậy việc tăng chi phí là phù hợp, Công ty cần phát huy nhân tố
này.
Tốc độ tăng của doanh thu tài chính so với chi phí tài chính năm 2011 với 2010
cao hơn so với tốc độ tăng chi phí tài chính chứng tỏ hoạt động đầu tư của doanh
nghiệp có hiệu quả, nhưng sang tới năm 2012 doanh thu tài chính giảm đi và chi
phí tài chính có giảm nhưng mức độ giảm của chi phí tài chính thấp hơn mức độ
giảm của doanh thu tài chính như vậy Công ty không phát huy được hiệu quả
hoạt động tài chính, cần phải có những chính sách đầu tư cụ thể, kĩ lưỡng hơn.
Tốc độ tăng của chi phí khác và thu nhập khác không ảnh hưởng nhiều tới lợi
nhuân chung của Công ty.
Tóm lại, hiệu quả kinh doanh của Công ty là khá tốt các nhà quản trị nên mở
rộng thị trường để tăng thị phần.
Để đánh giá chính xác hơn về hiệu quả sản xuất kinh doan của Công ty ta xét
xuống bảng số liệu sau:
Bảng 1.2 Bảng đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty
Chỉ tiêu

Năm 2011

Năm 2012

Số tuyệt đối

Số tương đối


Doanh thu

262.054.541.518

291.684.767.574

29.630.226.056

11,31%
8


Chi phí

198.880.619.398

219.893.902.600

21.013.283.202

10,57%

Lợinhuận
trước thuế

63.173.922.120

71.790.864.974

8.616.942.854


13,64%

(Nguồn: phòng tài vụ của Công ty)
Nhận xét:
Trong những năm gần đây, Công ty TNHH Continuance Việt Nam không
ngừng mở rộng quy mô sản xuất, tạo việc làm cho hơn 3000 công nhân viên, tuy
nhiên do nền kinh tế thế giới cũng như nền kinh tế trong nước còn gặp nhiều
khó khăn nên tỷ lệ tăng hằng năm không đáng kể. Lợi nhuận trước thuế tăng
8.616.942.854 đồng tương ứng với tốc độ tăng 13,64% do:
- Doanh thu năm 2012 tăng so với năm 2011 là 29.630.226.056 đồng tương
ứng với tốc độ tăng 11,31%.
- Chi phí năm 2012 tăng so với năm 2011 là 21.013.283.202 đồng tương ứng
với tốc độ tăng 10,57%.
Tuy tốc độ tăng không đáng kể nhưng tốc độ tăng của doanh thu (11,31%) lớn
hơn tốc độ tăng của chi phí (10,57%) được đánh giá là tín hiệu khả quan của
Công ty so với thực trạng nền kinh tế hiện nay.
1.2. Đặc điểm kinh doanh và tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty
TNHH Continuance Việt Nam.
1.2.1. Đặc điểm kinh doanh
Chuyên sản xuất và gia công giầy, dép, đế các loại và vật tư nguyên phụ liệu
thuộc ngành giầy, dép chất lượng cao.
Hiện nay, sản phẩm của Công ty được xuất khẩu sang các thị trường khó tính
như Châu Mỹ và Châu Âu, việc sản xuất kinh doanh vẫn là hoạt động chính
mang lại doanh thu cho doanh nghiệp. Trong những năm tiếp theo Công ty định
hướng mở rộng xuất khẩu ra thị trường Châu Á - thị trường có tốc độ phát triển
mạnh nhất hiện nay.
1.2.2.Tổ chức sản xuất kinh doanh
Công ty TNHH Giầy Continuance Việt Nam là một trong ba công ty con
của Công ty Continuance Enterprises Limited, bên cạnh đó có Công ty Giầy

9


Panta tại Bình Giang, Hải Dương và Công ty Giầy Hải Phòng tại Hải Phòng đều
là công ty con. Ba công ty này hạch toán độc lập với nhau. Mỗi công ty có một
tổ chức bộ máy quản lý riêng, các công ty chỉ chuyển giao cán bộ, lao động tạm
thời nếu một trong ba công ty thiếu nhân lực.
Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm: Do đặc điểm sản xuất của công
ty là sản xuất và gia công giầy dép xuất khẩu nên quy trình sản xuất trải qua
nhiều giai đoạn và được khái quát thành sơ đồ sau:
Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm

Kho đế

Kho NL

Xưởng đế

Pha chặt, cắt

In xoa

May

Sinh quản


10



Hoàn chỉnh

Kho TP
Quy trình sản xuất sản phẩm tư kho tới khi nhập kho thành phẩm được khái quát
như sau:
 Đế được gia công tại xưởng đế sau đó chuyển tới bộ phận sinh quản.
 Nguyên vật liệu sau khi nhập kho được chuyển sang pha cắt, pha chặt tiếp
đó nếu sản phẩm cần in lô gô thì chuyển vào bộ phận Inxoa rồi chuyển tới
xưởng may, nếu sản phẩm không cần in lô gô thì có thể chuyển thẳng
xuống xưởng may, tại xưởng may sau khi các nguyên vật liệu được may
hoàn chỉnh thành bộ phận của sản phẩm thì được chuyển tới bộ phận sinh
quản.


Ở bộ phận sinh quản có đầy đủ các bộ phận cấu thành nên sản phẩm được
mang vào phân xưởng gò tạo nên thành phẩm, thành phẩm này tiếp tục
được mang tới bộ phận hoàn chỉnh để gia công cho sản phẩm hoàn thiện
hơn và cuối cùng nhập kho sản phẩm hoàn thành.

1.3. Đặc điểm hoạt động quản lý của Công ty TNHH Giầy Continuance Việt
Nam
Xuất phát từ thực tiễn, việc xây dựng tổ chức bộ máy của Công ty vừa phải phù
hợp với ngành nghề sản xuất kinh doanh của Công ty vừa phải đáp ứng được về
mặt nhân lực và sản xuất kinh doanh của Công ty. Công ty TNHH Continuance
Việt Nam có cơ cấu tổ chức như sau:
Giám đốc: Là người chịu trách nhiệm trực tiếp trước pháp luật có quyền cao
nhất trong Công ty, đại diện cho cán bộ công nhân viên, có trách nhiệm quản lý,
điều hành mọi hoạt động của Công ty trên cơ sở chấp hành đúng chủ trương,
chính sách, chế độ của Nhà nước, chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản
11



xuất kinh doanh của Công ty, lãnh đạo quản lý điều hành mọi hoạt động của
Công ty và chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của Công ty.
Phó Giám đốc: Là người giúp Giám đốc Công ty phụ trách lĩnh vực công tác
kinh doanh, hành chính, quản trị, đời sống, có nhiệm vụ nghiên cứu nhu cầu của
khách hàng, sản phẩm dịch vụ của Công ty, tiến hành đàm phán giao dịch với
khách hàng, và đi đến ký kết hợp đồng về tiêu thụ sản phẩm cho Công ty. Tổ
chức thực hiện các hợp đồng đã ký kết với khách hàng đúng về thời gian, số
lượng, chất lượng tạo điều kiện nâng cao uy tín cho Công ty. Đồng thời tham
mưu cho giám đốc Công ty về chủ trương và cải thiện đời sống vật chất tinh
thần cho cán bộ công nhân viên, xây dựng cung cấp trang thiết bị, tiện nghi văn
phòng phẩm cho đơn vị phòng ban giám đốc. Chỉ đạo công tác văn thư lưu trữ,
thông tin liên lạc, in ấn tài liệu.
Phòng nghiệp vụ: Có chức năng giúp giám đốc Công ty nhận và xử lý các đơn
đặt hàng của khách hàng. Đồng thời tiếp đón các khách hàng sang kiểm tra quy
trình công nghệ, quản lý cũng như tiến độ sản xuất tại các phân xưởng.
Phòng tài vụ: Có chức năng giúp giám đốc Công ty tổ chức chỉ đạo thực hiện
toàn bộ công tác kế toán, thống kê thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế ở Công
ty theo quy định, đồng thời làm nhiệm vụ kiểm soát kinh tế tài chính của Nhà
nước tại Công ty.
Phòng thu mua: Có chức năng giúp giám đốc Công ty chỉ đạo và thực hiện thu
mua những nguyên liệu cần thiết cho sản xuất và gia công hàng hoá mà bên đặt
hàng không cung cấp.
Phòng nhân sự: Có chức năng giúp giám đốc Công ty trực tiếp tuyển dụng lao
động, tổ chức cán bộ chấm công và làm lương cho cán bộ công nhân tại Công ty.
Thực hiện đúng chế độ chính sách đối với người lao động, thanh tra bảo vệ,
khen thưởng và kỷ luật.
Phòng nhân quyền: Có chức năng giúp nhân viên và người lao động đòi quyền
lợi của mình được hưởng tại Công ty.

Phòng y tế: Có chức năng khám và sơ cứu cho nhân viên và người lao động
trong Công ty khi gặp tai nạn lao động hay đau ốm trong khi làm việc.
Phòng bảo vệ: Có chức năng bản vệ trật tự an ninh và tài sản trong Công ty. Bảo
vệ nằm trong hệ thống tổ chức của Công ty, có nhiệm vụ xây dựng phương án
12


phòng và ngăn ngừa các hành vi xấu bên ngoài xâm nhập vào Công ty, kiểm tra,
giám sát con người và phương tiện trong Công ty.
Sơ đồ tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh:

Giám Đốc

PGĐ
hành
chính

P.
N
sự

PGĐ
khách
hàng

P.,
Tài
vụ

P.T

mu
a

P.
N.
vụ

PGĐ
sản
xuất

P.
N
qu
yề
n

P.
Y
tế

P.
B
vệ

Để sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh Công ty có các phân xưởng và bộ phận:
phân xưởng cắt, phân xưởng may, bộ phận hoàn chỉnh, bộ phận kiểm hàng. Bộ
máy quản lý của mỗi phân xưởng, bộ phận trên có một quản đốc, một ca trưởng
và một tổ trưởng.
- Quản đốc: là người quản lý phân xưởng, chịu trách nhiệm trước Giám đốc

về bộ phận của mình trong công tác sản xuất, công việc, nhiệm vụ trong
phân xưởng. Đưa ra các mục tiêu, công việc sản xuất trong ngày cho các
Quản đốc.

13


- Phó quản đốc: chịu trách nhiệm theo dõi sản xuất của các dây chuyền, đôn
đốc công việc Quản đốc giao trong ngày, chịu trách nhiệm điều nhân lực
sản xuất của từng dây chuyền, phân công công việc cho các Ca trưởng, Tổ
trưởng.
- Ca trưởng: là người quản lý trực tiếp các dây chuyền sản xuất, nhắc nhở
công nhân thực hiện nhiệm vụ được giao, sản xuất sản phẩm đạt mục tiêu
về sản lượng và chất lượng hoàn thành công việc đúng tiến độ và có hiệu
quả.
- Tổ trưởng: quản lý nhân viên trong tổ sản xuất của mình, giám sát đánh giá
đôn đốc các công nhân trong tổ.
Có thể khái quát thành sơ đồ như sau:
Sơ đồ quản lý của các phân xưởng và bộ phận liên quan

Quản đốc

P. Q đốc

Ca trưởng

Tổ trưởng

Mô hình quản lý các bộ phận tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm tương đối chặt chẽ
góp phần tăng năng suất cũng như chất lượng sản phẩm đã đóng góp phần lớn

vào thu nhập của Công ty.

14


Chương 2: Tổng quan công tác kế toán tại Công ty TNHH Giầy
Continuance Việt Nam.
2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của Công ty theo mô hình tập trung, toàn
bộ công việc kế toán được thực hiện trong phòng Tài vụ. Hình thức này có ưu
điểm là đơn giản được bộ máy kế toán, tạo ra một bộ máy linh hoạt gọn nhẹ, có
sự đồng đều trong trình độ của nhân viên, dễ dàng quản lý và có sự cập nhật
nhanh chóng khi có sự thay đổi chế độ.
2.1.1.Chức năng nhiệm vụ của từng phần hành kế toán
Kế toán trưởng: Có nhiệm tổ chức điều hành toàn bộ hệ thống kế toán, chỉ
đạo trực tiếp toàn bộ nhân viên kế toán trong công ty, làm tham mưu cho tổng
giám đốc về các hoạt động kinh doanh, tổ chức kiểm tra kế toán nội bộ trong
công ty .Khi quyết toán được lập xong, kế toán trưởng có nhiệm vụ thuyết minh
và phân tích, giải thích kết quả sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm về mọi số
liệu ghi trong bảng quyết toán, nộp đầy đủ, đúng hạn các báo cáo tài chính theo
quy định.
Kế toán công nợ: Theo dõi các khoản phải trả. Ghi chép, phản ánh đầy đủ
kịp thời, chính xác và rõ ràng các nghiệp vụ thanh toán theo đối tượng, từng
khoản thanh toán có kết hợp với thời hạn thanh toán (dựa theo Hợp đồng).
Kế toán trong nước: Theo dõi tình hình thu mua đồ dùng, nguyên vật liệu
phụ, đồ dùng… phục vụ cho quản lý và sản xuất tại doanh nghiệp, theo dõi các
khoản thu, chi cho đơn hàng xuất nhập khẩu. Tổng hợp các hoá đơn đầu vào để
kê khai thuế giá trị gia tăng đầu vào đầu vào được khấu trừ. Kế toán trong nước
kiêm thủ quỹ của Công ty.
Thủ quỹ: có nhiệm vụ bảo quản tiền mặt, thu và thanh toán chi trả cho các

đối tượng theo chứng từ được duyệt. Hàng tháng vào sổ quỹ kiểm kê số tiền
thực tế trong két phải khớp với số dư trên báo cáo quỹ. Thủ quỹ có trách nhiệm
bồi thường khi để xảy ra thất thoát tiền mặt do chủ quan gây ra và nghiêm chỉnh
tuân thủ các quy định của nhà nước về quản lý tiền mặt. Mỗi tháng thủ quỹ có
15


trách nhiệm tổ chức đi thu tiền ở các tổ chức cá nhân còn thiếu và rút tiền mặt về
nhập quỹ.

2.1.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty

Kế toán trưởng

Thủ quỹ

Kế toán công nợ

Kế toán tổng hợp

2.2 Hình thức sổ kế toán vận dụng tại Công ty
Căn cứ vào đặc điểm mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh, yêu cầu quản
lý trình độ nghiệp vụ của các nhân viên kế toán và các trang thiết bị phòng kế
toán, đồng thời trên cơ sở nhận biết nội dung đặc điểm, trình tự và phương pháp
ghi chép của mỗi hình thức sổ kế toán của Công ty
- Hình thức tổ chức sổ kế toán áp dụng theo hình thức Nhật kí chung.
Sơ đồ tổ chức sổ kế toán:

Chứng từ gốc


Sổ nhật kí đặc
biệt

Sổ nhật kí chung

Sổ thẻ kế toán
chi tiết

Sổ cái

Bảng tổng hợp
chi tiết
16


Bảng cân đối số
phát sinh

Báo cáo tài chính

Ghi chú:
: ghi hằng ngày
: ghi cuối tháng hoặc định kỳ
: đối chiếu
Công ty sử dụng phần mềm kế toán SAS INOVA, phần mềm này có một số đặc
điểm sau:
Thay thế vi tính thủ công, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian cũng như
tránh những sai lầm không đáng có. Phần mềm tích hợp với kiến thức kế toán,
thuế nhằm giúp người sử dụng thực hiện công tác kế toán tuân thủ pháp luật một
cách chủ động nhất.

Giúp lãnh đạo doanh nghiệp và các phòng ban chức năng có được số liệu
cập nhật tức thời của các khâu hoạt động, giúp họ có những nhận định thực tế
trước khi ra quyết định.
Đặc điểm nổi bật của phần mềm kế toán SAS INOVA là sử dụng mà
không cần biết định khoản, người sử dụng chỉ cần việc chọn giao dịch hệ thống
sẽ tự động định khoản.
Tích hợp mã vạch hai chiều vào bản Báo cáo thuế và Báo cáo tài chính, có
thể in báo cáo trực tiếp từ phần mềm đã có sẵn mã vạch của hệ thống kê khai
phiên bản mới nhất.
Ngoài ra, phiên bản mới nhất sẽ tự động nhận biết những vi phạm quy định quan
trọng của luật thuế kế toán trong nội bộ Công ty và báo cho ban Giám đốc các
trưởng phòng ban qua hệ thống email, tin nhắn nội bộ.
Nhờ việc sử dụng phần mềm kế toán SAS INOVA nhân viên kế toán tại Công ty
không những tiết kiệm được thời gian mà làm việc có hiệu quả và chính xác
hơn.
2.3. Chế độ chính sách kế toán tại Công ty
Chế độ kế toán áp dụng : Áp dụng chế độ kế toán được ban hành theo QĐ số
15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 và hệ thống các chuẩn mực kế toán Việt
Nam theo quy định hiện hành cuả Bộ tài chính.
17


Báo cáo tài chính năm được lập và trình bày tuân thủ các quy định của
chuẩn mực kế toán số 21 - “ Trình bày Báo cáo tài chính” và chế độ kế toán hiện
hành do Bộ tài chính ban hành.
Báo cáo tài chính giữa niên độ được lập và trình bày tuân thủ các các quy
định của chuẩn mực kế toán số 27 – Báo cáo tài chính giữ niên độ và chế độ kế
toán hiện hành do Bộ tài chính ban hành.
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán : Đồng Việt Nam (VNĐ), việc
chuyển đổi các đồng tiền khác ra đồng Việt Nam được áp dụng theo phương

pháp lấy tỷ giá thực tế vào thời điểm phát sinh của Ngân hàng đang giao dịch.
Phương pháp kế toán hàng tồn kho :
Hàng tồn kho được ghi nhận như sau:
Trị giá hàng tồn cuối kì = Trị giá hàng tồn đầu kì + Trị giá hàng nhập trong
kì – Trị giá hàng xuất cuối kì
 Phương pháp hạch toán hàng tồn kho : Theo phương pháp kê khai thường
xuyên.
 Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: Nhập trước xuất trước.
 Phương pháp tính thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ.
 Phương pháp khấu hao tài sản cố định đang áp dụng : Phương pháp đường
thẳng.
 Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ : Theo giá thực tế hình thành tài sản.
2.3.1. Vận dụng chế độ kế toán chứng từ tại Công ty
Tổ chức hạch toán ban đầu: Công ty áp dụng chế độ kế toán dùng cho
doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày
20/03/2006 của bộ trưởng bộ tài chính; Quản lý, sử dụng, in và phát hành hóa
đơn theo nghị định 51/2010/ND-CP ngày 14/05/2010 và thông tư 153/2010/TTBTC ngày 28/09/2010; Thực hiện luật quản lý thuế theo thông tư 28/2011/TTBTC ngày 28/02/2010.
Quá trình hạch toán ban đầu là quá trình theo dõi ghi chép trên cơ sở các
chứng từ gốc Căn cứ chứng từ gốc như:
Đơn đặt hàng, phiếu nghiệm thu.
Phiếu xuất kho thủ kho căn cứ vào nhu cầu xuất lập phiếu gồm 3 liên:
Liên 1: thủ kho sẽ giữ lại để vào thẻ và máy
Liên 2: chuyển lên phòng kế toán để vào sổ
Liên 3: Người phụ trách sẽ vào sổ theo dõi tình hình sử dụng nguyên vật liệu
18


Phiếu nhập kho : Thủ kho căn cứ vào hóa đơn nhận sẽ làm phiếu nhập kho,
phiếu nhập kho gồm có 3 liên (đầy đủ chữ ký của thủ kho, bảo vệ, giám đốc)
Liên 1: Thủ kho giữ làm chứng từ vào thẻ kho.

Liên 2: Gửi lên phòng kế toán để theo dõi.
Liên 3: do bảo vệ nắm giữ để theo dõi số lượng vật tư nhập trong ngày, cuối
ngày nộp lên phòng kế toán.
Phiếu thu : Phiếu thu được lập thành 2 liên, liên 1 ( kế toán giữ lại để ghi sổ ),
liên 2 ( giao cho người nộp tiền ). Cuối ngày toàn bộ phiếu thu kèm theo chứng
từ gốc chuyển cho kế toán để ghi sổ kế toán
Phiếu chi : được lập thành 2 liên, liên 1 ( kế toán giữ lại để ghi sổ ), liên 2 ( giao
cho người nhận tiền). Cuối ngày toàn bộ phiếu chi kèm theo chứng từ gốc được
kế toán để ghi sổ kế toán.
Khi kế toán tiến hành xuất hoá đơn GTGT( có đầy đủ chữ ký của giám đốc, các
bộ phận liên quan). Hóa đơn giá trị gia tăng được lập thành 3 liên:
Liên 1: lưu tại quyển gốc
Liên 2: giao cho khách hàng
Liên 3: chuyển cho kế toán để ghi sổ kế toán
Ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi , giấy báo nợ , giấy báo có của ngân hàng.
2.3.2. Vận dụng hệ thống tài khoản kế toán tại Công ty
Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán: Công ty sử dụng hệ thống
tài khoản hạch toán theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC. Tuy nhiên do doanh
nghiệp sản xuất và gia công theo đơn đặt hàng nên một số đơn hàng nguyên vật
liệu chính là do bên đặt hàng cung cấp qua Cảng Hải Phòng trên cơ sở số lượng
đặt hàng và định mức nguyên vật liệu do Công ty và bên khách hàng cùng
nghiên cứu, xây dựng. Toàn bộ chi phí vận chuyển, bảo hiểm từ nước ngoài về
đến cảng do bên đặt hàng chịu. Công ty phải chịu chi phí vận chuyển, bốc dỡ
nguyên vật liệu từ cảng về kho Công ty. Còn lại, tất cả nguyên vật liệu chính
Công ty đều nhập khẩu từ nước ngoài qua Cảng Hải Phòng, các nguyên vật liệu
phụ doanh nghiệp thu mua trong nước.
2.3.3. Báo cáo kế toán tại Công ty
Kỳ kế toán năm: Bắt đầu từ ngày 01/01 kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.
Tổ chức hệ thống báo cáo tài chính bao gồm:
19



Bảng cân đối kế toán (B01 – DN).
 Báo cáo kết quả kinh doanh (B02 – DN).
 Bảng cân đối số phát sinh.
 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (B03 – DN).
 Thuyết minh báo cáo tài chính (B09 – DN).
Thực hiện báo cáo định kỳ theo quý cho lãnh đạo công ty, và thực hiện lập báo
cáo gửi cho cơ quan Thuế sau khi kết thúc năm tài chính.


2.4. Thực trạng công tác kế toán Tài sản cố định tại Công ty Giầy
Continuance Việt Nam:
2.4.1 Đặc điểm tài sản cố định
TSCĐ của Công ty được ghi nhận theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam (Số 03 –
TSCĐ hữu hình) quy định tức là:
TSCĐ hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể do doanh nghiệp
nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn
ghi nhận tài sản cố định.
TSCĐ hữu hình tham gia toàn bộ vào nhiều chu kì kinh doanh vẫn giữ nguyên
hình thái vật chất ban đầu cho đến khi hư hỏng hoàn toàn, về giá trị bị giảm dần
và được dịch chuyển dần vào giá trị sản phẩm mới mà TSCĐ đó tham gia vào
sản xuất.
Các tài sản được ghi nhận là TSCĐ hữu hình phải thoả mãn đồng thời tất cả 4
tiêu chuẩn ghi nhận sau:
 Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản
đó.
 Nguyên giá TSCĐ phải được xác định một cách đáng tin cậy.
 Thời gian sử dụng ước tính trên một năm.
 Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành.

Tài sản cố định ở Việt Nam đã có rất nhiều lần thay đổi về giá trị Quyết định
206 – ngày 12/12/2003, BTC quy định TSCĐ phải có 2 điều kiện:
 Giá trị từ 10.000.000 đồng Ngân hàng Việt Nam trở lên.


Thời gian sử dụng từ một năm trở lên.

Bên cạnh đó, Công ty không có và cũng không ghi nhận TSCĐ vô hình vì:
20


- Công ty có vốn 100% vốn nước ngoài, tất cả các nhà xưởng và quyền sử dụng
đất đều đi thuê của Công ty giầy Hải Nam nên Công ty không theo dõi trên sổ
kế toán.
- Công ty chỉ là Công ty con nên các loại sản phẩm hàng hóa sản xuất chủ yếu là
gia công cho Công ty mẹ nên không có TSCĐ vô hình về nhãn hiệu hàng hóa.
Công ty là đơn vị chuyên sản xuất gia công các sản phẩm giầy dép chất lượng
cao xuất khẩu, do đó tài sản cố định bao gồm nhiều loại khác nhau đa dạng về
chủng loại và tính năng kĩ thuật tuỳ vào yêu cầu sử dụng của từng bộ phận.
Tài sản cố định dùng cho bộ phận văn phòng: máy tính, máy tin, máy fax, máy
photo, camera, điều hoà...
Tài sản cố định dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh: băng chuyền, máy
mài, máy cắt, máy nén khí, máy may...
TSCĐ của Công ty chính là một biểu hiện cụ thể của vốn cố định và được đầu tư
bằng nguồn vốn hiện có của Công ty, do Công ty là doanh nghiệp 100% vốn
nước ngoài nên ngoài khoản vốn hiện có do công ty mẹ cung cấp thì Công ty
không có các khoản như vốn nhà nước hay đầu tư liên doanh, liên kết...
2.4.2 Phân loại TSCĐ
TSCĐ trong doanh nghiệp có công dụng khác nhau trong hoạt động kinh
doanh, để quản lý tốt cần phân loại tài sản cố định. Phân loại TSCĐ là việc sắp

xếp các TSCĐ trong doanh nghiệp thành các loại, các nhóm TSCĐ có cùng tính
chất, đặc điểm theo những tiêu thức nhất định. Tại Công ty TSCĐ được phân
loại theo quyền sở hữu đó là: TSCĐ tự có và TSCĐ thuê ngoài.
TSCĐ tự có: là các TSCĐ được xây dựng, mua sắm và hình thành từ
nguồn vốn ngân sách cấp, cấp trên cấp, nguồn vốn vay, nguồn vốn liên doanh,
các quỹ của doanh nghiệp và các TSCĐ được biếu tặng, đây là nhưng TSCĐ
thuộc sở hữu của doanh nghiệp.
TSCĐ thuê ngoài: là những TSCĐ đi thể để sử dụng trong thời gian nhất
định theo hợp đồng thuê tài sản.
Tài sản cố định tự có tại Công ty: là tài sản được mua sắm hình thành bằng
nguồn vốn của Công ty như các thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải dùng
trong quản lý và sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.
21


Tài sản cố định thuê ngoài: là tài sản doanh nghiệp đi thuê hoạt động như nhà
xưởng, văn phòng, nhà ăn và các công trình phụ trợ khác. TSCĐ thuê ngoài này
được Công ty thuê lại của Công ty giày Hải Nam với kì hạn hợp đồng 5 năm,
sau khi kết thúc hợp đồng căn cứ vào thoả thuận của hai bên thì Công ty có thể
ký kết hợp đồng mới để gia hạn. Công ty có trách nhiệm quản lý và sử dụng
TSCĐ này theo thoả thuận trong hợp đồng. Đối với TSCĐ đi thuê Công ty
không phản ánh sự biến động của TSCĐ đó mà chỉ sử dụng và bảo vệ TSCĐ
theo quy định được ký kết trong hợp đồng. Giá trị hợp đồng thuê tài sản được
phân bổ dần vào chi phí trong kỳ.
Nguyên giá TSCĐ của Công ty được xác định như sau:
Nguyên giá TSCĐ mua ngoài = giá mua + chi phí phát sinh + chi phí
lắp đặt chạy thử + các khoản thuế không hoàn lại - các khoản giảm trừ
Nguyên giá TSCĐ tự sản xuất, chế tạo = giá thành thực tế + chi phí phát
sinh
Nguyên giá TSCĐ được biếu tặng = giá trị hợp lý của TSCĐ + chi phí phát

sinh
Nguyên giá của TSCĐ cấp trên cấp = giá trị trong biên bản + chi phí
thanh lý
Giá trị còn lại của TSCĐ = giá trị trong biên bản + chi phí thanh lý
2.4.3 Kế toán TSCĐ tại Công ty TNHH Giầy Continuance Việt Nam
2.4.3.1. Tài khoản sử dụng
Công ty sử dụng hệ thống tài khoản theo Quyết định 15 được Bộ tài chính ban
hành năm 2006, về cơ bản tài khoản sử dụng tại Công ty cũng rất đơn giản vì
Công ty không có TSCĐ vô hình nên Công ty chỉ sử dụng hai tài khoản cấp 1
sau:
o 211: Tài sản cố định hữu hình
o 214: Hao mòn tài sản cố định
Ngoài ra còn có tài khoản cấp 4 chi tiết cho từng đối tượng:
Đối với TSCĐ hữu hình – 211:
 2112: Máy móc thiết bị
22


 2113: Phương tiện vận tải, truyền dẫn
 2114: Thiết bị dụng cụ quản lý
 2118: Tài sản cố định khác
Đối với hao mòn TSCĐ – 214:
 2141: hao mòn TSCĐ hữu hình
Kế toán các nghiệp vụ liên quan đến hao mòn tài sản cố định hữu hình kế toán
sử dụng tài khoản 211 kết cấu của tài khoản:
Nợ

TK 211




Ddk: Nguyên giá TSCĐ Nguyên giá TSCĐ
tăng trong kỳ
giảm trong kỳ
Dck: Nguyên giá TSCĐ
hiện có

Để phản ánh tình hình tăng giảm giá trị hao mòn của toàn bộ TSCĐ trong quá
trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ và những trường hợp tăng giảm hao mòn
khác của TSCĐ, kế toán sử dụng tài khoản 214: Hao mòn tài sản cố định. Kết
cấu cơ bản của tài khoản này như sau:

Nợ

TK 214

Giá trị hao mòn TSCĐ
giảm do các lý do giảm
TSCĐ trong kỳ



Ddk: Giá trị hao mòn TSCĐ
tăng do trích khấu hao, đánh
giá lại TSCĐ
Dck: Giá trị hao mòn
TSCĐ hiện có

2.4.3.3 Kế toán tăng TSCĐ
23



TSCĐ của Công ty tăng do rất nhiều nguyên nhân như tăng do mua sắm,
xây dựng, cấp phát... kế toán căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để ghi sổ cho
phù hợp.
Khi phát sinh nghiệp vụ tăng TSCĐ do mua ngoài, kế toán phải làm đầy
đủ thủ tục hồ sơ cần thiết để phục vụ cho nhu cầu quản lý và sử dụng. Thủ tục
lập chứng từ kế toán các nghiệp vụ liên quan tới TSCĐ được quy định trong quy
trình quản lý tài chính của Công ty.
Khi mua sắm TSCĐ của Công ty, bộ phận có nhu cầu viết trình đề xuất
mua TSCĐ lên Giám đốc duyệt. Trên cơ sở nhu cầu về TSCĐ Công ty chọn nhà
cung cấp phù hợp rồi giao cho bộ phận thu mua thực hiện việc mua bán. Quá
trình mua bán diễn ra thành công, bên bán xuất hóa đơn GTGT cho bộ phận thu
mua ký nhận, biên bản kiểm nghiệm TSCĐ được thực hiện tại bên bán và được
bàn giao cho Công ty, sau khi nhận được các chứng từ liên quan tới việc mua
sắm TSCĐ phụ trách thu mua có trách nhiệm nộp các chứng từ có liên quan tới
phòng tài vụ của Công ty, tại đây kế toán TSCĐ nhận để lập các sổ thẻ chi tiết
của TSCĐ. Sau đó bàn giao chứng từ gốc cho kế toán trong nước kê khai thuế,
viết giấy ủy nhiệm chi và ghi rõ mục đích sử dụng TSCĐ tại bộ phận nào rồi
chuyển các chứng từ cho kế toán trưởng ký nhận và trình lên Giám đốc duyệt để
thanh toán.
Biên bản giao nhận TSCĐ được lập thành 2 liên:
 Một liên giao cho bên giao.
 Một liên giao cho phòng kế toán để theo dõi.
Biên bản giao nhận và biên bản bàn giao TSCĐ lập thành 2 bản, một bản được
giao cho bên bán và một bản cho phòng kế toán, như vậy các chứng từ liên quan
tới việc mua sắm TSCĐ gồm:
 Đơn đề nghị mua TSCĐ
 Hóa đơn GTGT
 Biên bản kiểm nghiệm

 Biên bản bàn giao
Khi TSCĐ được điều chuyển từ Công ty mẹ hay các Công ty thành viên kế toán
căn cứ trên:
24


 Quyết định điều chuyển.
 Hoá đơn chứng từ liên quan.
 Lập biên bản giao nhận TSCĐ.
Đối với việc điều chuyển TSCĐ thì biên bản giao nhận TSCĐ lập thành hai bản
một bản cho Công ty mẹ và bản còn lại cho phòng kế toán để theo dõi.
Tất cả các chứng từ trên là căn cứ ghi sổ và lập thẻ TSCĐ. Khi Công ty
tiến hành mua sắm mới TSCĐ thì mọi chi phí liên quan phát sinh đều được theo
dõi, cập nhật, tập hợp đầy đủ chính xác để khi hoàn thành mua sắm TSCĐ tính
vào nguyên giá.
Thẻ TSCĐ được lập trên cơ sở hồ sơ kế toán TSCĐ. Thẻ này có mục đích
theo dõi chi tiết từng TSCĐ của Công ty, tình hình thay đổi nguyên giá và giá trị
đã trích hao mòn hàng năm của TSCĐ. Có thể ví thẻ TSCĐ như một bản lý lịch
theo dõi toàn bộ vòng đời của TSCĐ từ khi hình thành đưa vào sử dụng tại Công
ty tới khi rời chuyển khỏi Công ty.
Hiện nay kế toán đã mã hoá danh mục TSCĐ để việc đánh số TSCĐ
thống nhất trong toàn Công ty, cũng như dễ dàng trong việc quản lý và theo dõi,
đầu tiên kế toán quy ước lấy chữ cái đặt cho từng nhóm TSCĐ cụ thể như sau:
Biểu 2.1: Quy ước TSCĐ
STT

Nhóm TSCĐ

Ký hiệu


1

Máy móc thiết bị

A

2

Phương tiện vận tải

B

3

Dụng cụ quản lý

C

Ví dụ: Công ty mua xe ô tô tải Huyndai ngày 28/11/2012. TSCĐ này thuộc
nhóm phương tiện vận tải, bắt đầu đưa vào sử dụng tháng 12, trong đó Công ty
đã có sẵn 5 phương tiện vận tải:
Nhóm TSCĐ

Năm đưa vào
sử dụng

Tháng đưa
vào sử dụng

Số thứ tự


Mã số

B

2012

12

05

B111205

...

...

...

...

...
25


Ngoài ra kế toán cũng theo dõi TSCĐ trên sổ chi tiết TSCĐ, mỗi một sổ
hay một số trang sổ được mở theo dõi một loại TSCĐ, sổ chi tiết này là căn cứ
để lập Bảng tổng hợp chi tiết và phải cung cấp được các thông tin cho người
quản lý về tên, đặc điểm, tỷ lệ khấu hao một năm, số khấu hao TSCĐ tính đến
thời điểm ghi giảm TSCĐ, lý do giảm TSCĐ. Song song với việc hạch toán chi

tiết TSCĐ kế toán tiến hành kế toán tổng hợp TSCĐ để đảm bảo tính chặt chẽ,
chính xác trong hoạt động quản lý TSCĐ và thống nhất trong hạch toán.
TSCĐ tăng ngoài do mua sắm, điều chuyển thì việc sửa chữa nâng cấp
cũng làm tăng giá trị TSCĐ, tùy vào từng loại TSCĐ của Công ty mà TSCĐ
được nâng cấp thường xuyên hay sửa chữa khi có sự cố xảy ra. Với những sửa
chữa lớn TSCĐ Công ty phải đi thuê ngoài do tay nghề của nhân viên kỹ thật tại
các phân xưởng bộ phận còn chưa cao.
Hạch toán chi tiết nghiệp vụ tăng TSCĐ (sơ đồ 2.2, 2.3, 2.4, 2.6)
Ví dụ tăng TSCĐ do mua ngoài:
Ngày 13 tháng 12 Công ty mua một điều hòa có giá trị 14.560.000 đồng (chưa
có thuế) dùng cho phòng nhân sự. Các sổ thẻ kế toán phản ánh nghiệp vụ tăng
TSCĐ như sau: biểu số 2.2, 2.3, 2.4).
2.4.3.4 Kế toán giảm TSCĐ
Trong quá trình sử dụng TSCĐ sẽ dẫn tới một số tài sản cố định bị cũ, hao
mòn, lạc hậu không phù hợp với tình hình sản xuất của công ty. Trong trường
hợp này thanh lý hoặc nhượng bán là phương án tối ưu nhất cho Công ty để thu
hồi vốn nhanh. Vì thế hằng năm công ty tiến hành kiểm kê đánh giá lại tài sản
cố định. Việc thanh lý, nhượng bán do nhân viên bộ phận kỹ thuật của phòng
nghiệp vụ đề xuất hoặc do chính nhân viên tại bộ phận có TSCĐ cần thanh lý,
nhượng bán đề xuất nếu thấy TSCĐ hoạt động không hiệu quả. Khi thanh lý tài
sản cố định công ty lập hội đồng thanh lý do giám đốc làm trưởng ban đánh giá
thanh lý tài sản cố định có các chứng từ:
 Tờ trình xin thanh lý.
 Biên bản thanh lý.
 Quyết định thanh lý.
26


×