Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Tác động của đô thị hóa tới tăng trưởng kinh tế tại các địa phương của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ MẾN

TÁC ĐỘNG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA TỚI TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG CỦA
VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HỌC

TP. Hồ Chí Minh. Năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ MẾN
TÁC ĐỘNG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA TỚI TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG CỦA
VIỆT NAM
: Ki
c

tế ọc

: 60 03 01 01

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HỌC
Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS. Nguyễn Văn Ngãi



TP. Hồ Chí Minh. Năm 2018


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn này “Tác động quá trình đô thị hóa tới tăng
trưởng kinh tế tại các địa phương của Việt Nam” là bài nghiên cứu của chính tôi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam
đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố
hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm, nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận
văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường
đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2018

Trần Thị Mến

Luận văn tốt nghiệp

Học viên thực hiện: Trần Thị Mến


ii

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin kính gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến người Thầy của tôiPGS.TS Nguyễn Văn Ngãi - người đã tận tình hướng dẫn, góp ý và dành nhiều lời
khuyên vô giá cho luận văn của tôi, người đã giải đáp tất cả những thắc mắc của tôi,

người đã luôn động viên tôi trong suốt thời gian làm luận văn này. Tôi cảm thấy
mình thật may mắn khi có người hướng dẫn nhiệt tình và tâm huyết như Thầy. Nếu
không có sự hướng dẫn của Thầy, tôi không thể nào hoàn thành được luận văn này.
Tiếp theo, tôi xin gửi lời cảm ơn của mình đến quý Thầy, Cô trường Đại học Mở
Thành phố Hồ Chí Minh, những người đã trang bị cho tôi vốn kiến thức vô cùng
quý báu trong suốt thời gian tôi tham gia học tập tại trường.
Cuối cùng, tôi xin dành lời cảm ơn của mình cho gia đình, những người bạn của
tôi - những người đã luôn bên cạnh động viên và hỗ trợ tôi trong suốt thời gian tôi
tham gia học tập và nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người.

Luận văn tốt nghiệp

Học viên thực hiện: Trần Thị Mến


iii

TÓM TẮT
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích xem xét tác động quá trình đô thị
hóa tới tăng trưởng kinh tế tại các địa phương của Việt Nam trong giai đoạn từ năm
2007 đến năm 2014. Bằng các kỹ thuật kinh tế lượng và dữ liệu bảng, các phương
pháp ước lượng hồi quy dữ liệu bảng OLS, FEM, REM, Driscoll và Kraay. Với mẫu
nghiên cứu bao gồm 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam.
Kết quả từ nghiên cứu cho thấy rằng đô thị hóa tác động tích cực đến tăng trưởng
kinh tế tại các địa phương của Việt Nam.
Hàm ý chính sách từ nghiên cứu này là phát triển quá trình đô thị hóa cần phải
được dựa trên những cân nhắc xã hội và môi trường cũng như tính toán hiệu quả
kinh tế dựa trên thị trường.


Luận văn tốt nghiệp

Học viên thực hiện: Trần Thị Mến


iv

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... ii
TÓM TẮT .......................................................................................................... iii
MỤC LỤC ......................................................................................................... iv
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ ix
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề và lý do nghiên cứu .............................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................. 2
1.4. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 2
1.5. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 2
1.6. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 3
1.7. Ý nghĩa của nghiên cứu .......................................................................... 3
1.8. Kết cấu của luận văn .............................................................................. 4
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT .................................................................. 5
2.1. Đô thị hóa ............................................................................................... 5
2.1.1 Khái niệm đô thị hoá ........................................................................ 5
2.1.2 Đặc điểm đô thị hoá ......................................................................... 6
2.2. Đo lường đô thị hóa ................................................................................ 6

2.3. Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế ............................................................ 7
2.4. Đo lường tăng trưởng kinh tế ................................................................. 9

Luận văn tốt nghiệp

Học viên thực hiện: Trần Thị Mến


v

2.5. Các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế .......................................... 11
2.6. Tác động đô thị hóa tới tăng trưởng kinh tế ........................................... 12
2.7. Một số nghiên cứu trước có liên quan đến nghiên cứu .......................... 13
2.8. Mô hình nghiên cứu................................................................................ 16
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU..................... 18
3.1. Thiết kế quy trình nghiên cứu ................................................................ 18
3.2. Phương pháp nghiên cứu và phân tích dữ liệu ....................................... 20
3.3. Tổng quan về mô hình hồi quy dữ liệu bảng.......................................... 20
3.3.1 Dữ liệu bảng ..................................................................................... 20
3.3.2 Các mô hình phổ biến trong dữ liệu bảng ........................................ 21
3.3.3 Các bước lựa chọn mô hình ............................................................. 23
3.4. Mô hình nghiên cứu thực nghiệm .......................................................... 25
3.5. Dữ liệu nghiên cứu ................................................................................. 32
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................................... 34
4.1. Tổng quan quá trình đô thị hóa tại Việt Nam ......................................... 34
4.1.1 Đặc điểm các tỉnh thành của Việt Nam ........................................... 34
4.1.2 Đặc điểm đô thị hóa tại Việt Nam ................................................... 42
4.2. Thống kê mô tả các biến số trong mô hình ............................................ 44
4.3. Ma trận hệ số tương quan ....................................................................... 46
4.4. Kiểm tra đa cộng tuyến .......................................................................... 47

4.5. Kiểm định và lựa chọn mô hình Pool OLS, FEM, REM ....................... 47
4.6. Các kiểm định của tác động cố định FEM ............................................. 49
4.6.1 Phương sai sai số thay đổi ................................................................ 50
4.6.2 Tự tương quan của phần dư ............................................................. 50
4.6.3 Tương quan giữa các phần dư đơn vị chéo ...................................... 50

Luận văn tốt nghiệp

Học viên thực hiện: Trần Thị Mến


vi

4.7. Xử lý sai phạm........................................................................................ 50
4.8. Đánh giá mối quan hệ giữa đô thị hóa và tăng trưởng kinh tế ............... 52
4.9. Kết quả hồi quy của phương pháp Driscoll và Kraay ............................ 53
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 58
5.1. Kết luận của nghiên cứu ......................................................................... 58
5.2. Kiến nghị ................................................................................................ 59
5.3. Hạn chế của nghiên cứu ......................................................................... 60
5.4. Hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................................... 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 62
PHỤ LỤC .......................................................................................................... 72

Luận văn tốt nghiệp

Học viên thực hiện: Trần Thị Mến


vii


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Mô hình đánh giá tác động của đô thị hóa đến tăng trưởng kinh tế
............................................................................................................................ 17
Hình 3.1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu................................................................ 19

Luận văn tốt nghiệp

Học viên thực hiện: Trần Thị Mến


viii

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Tóm tắt mô tả biến trong mô hình hồi quy ......................................... 31
Bảng 4.1: Dân số và mức độ đô thị hóa của 6 vùng kinh tế của Việt Nam ......... 34
Bảng 4.2: Tương quan giữa đô thị hóa và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam ...... 42
Bảng 4.3: Thống kê mô tả các biến trong mô hình .............................................. 44
Bảng 4.4: Ma trận tương quan các biến số .......................................................... 46
Bảng 4.5: Kiểm tra đa cộng tuyến ....................................................................... 47
Bảng 4.6: Kết quả hồi quy mô hình với phương pháp OLS, FEM và REM ....... 47
Bảng 4.7: Kết quả hồi quy mô hình với phương pháp Driscoll và Kraay ........... 51
Bảng 4.8: Kết quả kiểm nghiệm đơn vị (Unit - root tests) .................................. 52

Luận văn tốt nghiệp

Học viên thực hiện: Trần Thị Mến



ix

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ECM

: Error Components Model; Mô hình các thành phần sai số

FEM

: Fixed Effects Model; Mô hình các ảnh hưởng cố định

GDP

: Gross Domestic Product; Tổng sản lượng quốc nội

GNI

: Gross National Income; Tổng thu nhập quốc dân

GNP

: Gross National Product; Tổng sản lượng quốc gia

OLS

: Ordinary Least Squares; Bình phương nhỏ nhất

USD


: United States Dollar; Đồng đô la Mỹ

REM

: Random Effects Model; Mô hình các ảnh hưởng ngẫu nhiên

Luận văn tốt nghiệp

Học viên thực hiện: Trần Thị Mến


1

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
Trong chương này, trình bày giới thiệu tổng quan về vấn đề nghiên cứu bao gồm:
Đặt vấn đề và lý do nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên
cứu, phương pháp và ý nghĩa nghiên cứu, kết cấu của luận văn.
1.1. Đặt vấn đề và lý do nghiên cứu
Đô thị hóa là quá trình tất yếu đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, trong đó có
Việt Nam. Đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới chỉ ra tầm quan trọng của quá trình
đô thị hóa đến tăng trưởng kinh tế như Anett John, Guanghua Wan (2013), Daniel
Yet Fhang Lo (2010), Mooaw và Shatter (1993)…. Cụ thể như, Gallup, Sacks và
Mellinger (1999) coi đô thị hóa không chỉ là kết quả mà còn là nguyên nhân của sự
phát triển kinh tế, Moomaw và Shatter (1993) kết luận rằng đô thị hóa có thể kích
thích tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, Jian-gang Shi và Zhe Wang (2010) lại cho
rằng đô thị hóa có thể tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế.
Ở Việt Nam hiện nay, kể từ khi áp dụng chính sách kinh tế mở cửa theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa vào năm 1986. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân
hàng năm 6.2% (phụ lục 12). Trong khi đó quá trình đô thị hóa đã diễn ra hết sức
nhanh chóng trong những năm gần đây, đặc biệt là tại các thành phố lớn như Hà

Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Trong quá trình đó, hệ thống đô thị tăng nhanh về số
lượng, chất lượng sống đô thị cũng được cải thiện rõ rệt.
Quá trình đô thị hóa đã làm cho dân số đô thị tăng nhanh, trong khi cơ sở hạ tầng
đô thị dù đã có những bước phát triển đột phá, tuy nhiên vẫn không đáp ứng đầy đủ
nhu cầu thực tế của xã hội, tạo nên sức ép quá tải ngày càng lớn. Các dòng dịch cư
từ nông thôn vào đô thị ngày càng tăng và rất khó kiểm soát. Sức ép dân số đô thị
vốn đã quá tải lại càng quá tải hơn (về đất đai, cơ sở hạ tầng, công tác quy hoạch và
quản lý đô thị...). Do đó, dù muốn hay không đã tạo nên nhiều khu nhà ổ chuột, nhà
trên kênh rạch, nhà tạm, nhất là các đô thị lớn như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải
Phòng, Cần Thơ... Khoảng cách mức sống giữa khu vực đô thị với khu vực nông
thôn vốn đã chênh lệch lại càng chênh lệch hơn; tệ nạn xã hội khu vực đô thị vốn đã
phức tạp lại càng phức tạp hơn. Ðó là những hiện tượng đã và đang tạo nên sự phát

Luận văn tốt nghiệp

Học viên thực hiện: Trần Thị Mến


2

triển chưa bền vững nói chung và khu vực đô thị nói riêng (Lê Hồng Kế, 2010).
Từ đó, để tìm hiểu rõ hơn vấn đề trên tác giả chọn nghiên cứu: “Tác động quá
trình đô thị hóa tới tăng trưởng kinh tế tại các địa phương của Việt Nam” để
thực hiện luận văn thạc sỹ kinh tế học, trong đó tác giả sẽ áp dụng kiến thức kinh tế
học đã học và sử dụng các mô hình kinh tế lượng để phân tích tác động của quá
trình đô thị hóa tới tăng trưởng kinh tế tại các địa phương của Việt Nam.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành nhằm đạt được các mục tiêu đặt ra như sau:
Xác định quá trình đô thị hóa có tác động đến tăng trưởng kinh tế.
Dựa trên những kết quả tìm được, đề xuất các giải pháp để phát huy các yếu tố

tích cực, hạn chế các yếu tố tiêu cực của quá trình đô thị hóa tác động đến tăng
trưởng kinh tế.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi sau:
Đô thị hóa có tác động đến tăng trưởng kinh tế tại các địa phương tại Việt Nam
không?
Chiều hướng tác động là tích cực hay tiêu cực?
1.4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng của nghiên cứu này là đô thị hóa, tăng trưởng kinh tế, và tác động của
đô thị hóa đến tăng trưởng kinh tế tại các địa phương tại Việt Nam.
Luận văn này nghiên cứu nhân tố chính tác động đến tăng trưởng kinh tế là tỷ lệ
đô thị hóa và một số nhân tố ảnh hưởng khác như vốn đầu tư trên GDP, tỷ lệ lao
động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc so với tổng dân số, cơ sở hạ tầng, tỷ trọng
công nghiệp và dịch vụ trong GDP, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và tỷ
suất di cư thuần tại các địa phương của Việt Nam.
1.5. Phạm vi nghiên cứu
Không gian nghiên cứu: Tất cả các địa phương của Việt Nam, bao gồm 63 tỉnh
thành phố: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Dương, Hải Phòng,
Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Ðịnh, Ninh Bình, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc

Luận văn tốt nghiệp

Học viên thực hiện: Trần Thị Mến


3

Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú
Thọ, Ðiện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh,
Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Ðà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi,

Bình Ðịnh, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Kon Tum, Gia Lai,
Ðắk Lắk, Ðắk Nông, Lâm Ðồng, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Ðồng Nai,
Bà Rịa - Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh,
Vĩnh Long, Ðồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng,
Bạc Liêu, Cà Mau.
Thời gian nghiên cứu: Dữ liệu dùng đề nghiên cứu được thu thập trong thời gian
chủ yếu từ năm 2007 - 2014. Năm 2007 là năm số liệu không bị ảnh hưởng nhiều
bởi việc chia tách, sát nhập các tỉnh tạo thuận lợi cho việc nghiên cứu, đánh giá so
sánh và xây dựng mô hình.
1.6. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp sẽ dùng trong nghiên cứu này là tổng hợp, phân tích, thống kê
mô tả và kỹ thuật kinh tế lượng.
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích định lượng. Nghiên cứu sẽ phân
tích cơ sở lý thuyết về quá trình đô thị hóa tác động đến tăng trưởng kinh tế, tiến
hành xây dựng mô hình kinh tế lượng để phân tích mối quan hệ của quá trình đô thị
hóa tác động đến tăng trưởng kinh tế tại các địa phương tại Việt Nam. Từ phần
mềm stata 13 và sử dụng mô hình hệ số không đổi (Pooled OLS), mô hình các tác
động cố định (Fixed Effects Model - FEM), mô hình các tác động ngẫu nhiên
(Random Effects Model - REM), phương pháp ước lượng Driscoll và Kraay.
Nghiên cứu sẽ phân tích, đánh giá kết quả hồi quy để làm sáng tỏ và giải quyết các
mục tiêu nghiên cứu đã đề ra.
Trong quá trình nghiên cứu, nghiên cứu cũng sử dụng phương pháp thống kê mô
tả, so sánh, tổng hợp các kiến thức, tài liệu có liên quan.
1.7. Ý nghĩa của nghiên cứu
Nghiên cứu mong muốn xác định được tác động của đô thị hóa tới tăng trưởng
kinh tế. Về lý luận, nghiên cứu đóng góp một tổng hợp kiến thức học thuật thu thập

Luận văn tốt nghiệp

Học viên thực hiện: Trần Thị Mến



4

được từ các nhà triết học, kinh tế học, xã hội học và từ các nghiên cứu thực nghiệm
của các nhà kinh tế học trên thế giới giúp người đọc hiểu thêm về đô thị hóa, tăng
trưởng kinh tế và tác động của đô thị hóa đến tăng trưởng kinh tế tại các địa phương
của Việt Nam.
Về thực tiễn, nghiên cứu đóng góp một kết quả thực nghiệm dùng công cụ kinh
tế lượng để tìm hiểu tác động của đô thị hóa đến tăng trưởng kinh tế tại các địa
phương của Việt Nam.Với các kết quả tìm được, hy vọng sẽ đưa ra được một số
gợi ý cho các nhà tạo lập chính sách trong việc quản lý quá trình đô thị hóa để góp
phần vào ổn định kinh tế vĩ mô, gia tăng an sinh xã hội và phát triển kinh tế một các
bền vững.
1.8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mục lục, các bảng biểu, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn bao
gồm 5 chương với các nội dung chủ yếu như sau:
Chương 1: Giới thiệu: Trình bày tóm lược vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên
cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp
nghiên cứu, ý nghĩa của nghiên cứu và kết cấu luận văn.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết: Trình bày cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước
liên quan đến nghiên cứu. Trình bày giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu: Trình bày quy trình
nghiên cứu. Giới thiệu các phương pháp nghiên cứu. Đề xuất mô hình nghiên cứu
và mô tả dữ liệu nghiên cứu, nguồn dữ liệu được lấy để thực hiện nghiên cứu.
Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu: Trình bày tổng quan quá trình đô thị
hóa tại Việt Nam. Trình bày phân tích thống kê mô tả, kết quả phân tích của các
mô hình kinh tế lượng.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị: Trình bày kết luận và gợi ý chính sách liên
quan. Nêu hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của nghiên cứu.


Luận văn tốt nghiệp

Học viên thực hiện: Trần Thị Mến


5

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Trong chương này, nghiên cứu trình bày cơ sở lý thuyết kinh tế học liên quan đến
tăng trưởng kinh tế, đô thị hóa và mối quan hệ giữa đô thị hóa và tăng trưởng kinh tế.
Đồng thời trình bày về các nghiên cứu trước có liên quan đến nội dung nghiên cứu. Từ
cơ sở lý thuyết và kế thừa các nghiên cứu trước, đưa ra các giả thuyết nghiên cứu và mô
hình nghiên cứu.
2.1. Đô thị hóa
2.1.1 Khái niệm đô thị hoá
Đô thị hoá chứa đựng nhiều hiện tượng và biểu hiện dưới nhiều hình thức khác
nhau. Vì vậy, đô thị hoá được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau:
Đô thị là một không gian cư trú của cộng đồng người sống tập trung và hoạt động
trong những khu vực kinh tế phi nông nghiệp (Từ điển Bách khoa Việt Nam, 1995).
Theo khoản 1, điều 1 của thông tư số 34/2009/TT-BXD ngày 30/09/2009 của Bộ
Xây Dựng: “Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu
hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành
chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế
- xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành,
ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn”.
Từ góc độ nhân khẩu học và địa lý kinh tế, đô thị hóa được hiểu là sự di cư từ
nông thôn tới đô thị, là sự tập trung ngày càng nhiều dân cư sống trong những vùng
lãnh thổ đô thị. Mức độ đô thị hóa của một quốc gia được đo bằng tỉ lệ dân cư đô thị
trong tổng số dân. Như vậy, tỷ lệ tăng sự tập trung dân cư nông thôn sống trong khu

vực đô thị sẽ là một chỉ báo để đo tốc độ đô thị hóa của một quốc gia.
Về mặt xã hội, đô thị hóa được hiểu là quá trình tổ chức lại môi trường cư trú của
con người. Đô thị hóa không chỉ thay đổi sự phân bố dân cư và những yếu tố vật
chất, mà còn làm chuyển hóa những khuôn mẫu của đời sống kinh tế - xã hội, phổ
biến là lối sống đô thị tới các vùng nông thôn, và toàn bộ xã hội. Như vậy, quá trình
đô thị hóa không chỉ diễn ra về mặt số lượng như tăng trưởng dân số, mở rộng lãnh
thổ, tăng trưởng về sản xuất, mà còn thể hiện cả về mặt chất lượng, nâng cao mức

Luận văn tốt nghiệp

Học viên thực hiện: Trần Thị Mến


6

sống, làm phong phú hơn các khuôn mẫu và nhu cầu văn hóa (Nguyễn Duy Thắng,
2009).
Gotham (2012) cho rằng, đô thị hóa là sự di cư của người nông dân từ nông thôn
đến làm việc tại các nhà máy ở khu vực đô thị.
2.1.2 Đặc điểm đô thị hoá
Cho đến thế kỷ 20, quá trình đô thị hóa thế giới chủ yếu diễn ra theo bề rộng, ở
đó các dấu hiệu về sự tăng trưởng số dân đô thị, số lượng các thành phố, sự mở
rộng lãnh thổ các đô thị - chiếm ưu thế. Nửa sau của thế kỷ được đánh dấu bởi quá
trình đô thị hóa theo chiều sâu, đặc biệt ở các nước công nghiệp phát triển. Sự gia
tăng của các dấu hiệu định lượng chững lại, thậm chí sút giảm (do phi tập trung
hóa đô thị, quá trình đô thị hóa ...). Thay vào đó, các dấu hiệu định tính được chú ý
đề cao: Chất lượng, tiêu chuẩn sống đô thị được nâng cao, sự đa dạng và phong
phú các kiểu mẫu văn hóa và nhu cầu. Tuy nhiên, đối với các nước thuộc thế giới
thứ ba, quá trình đô thị hóa vẫn còn nằm trong khuôn khổ của quá trình đô thị hóa
theo bề rộng (Tổng cục thống kê, 2011).

Bên cạnh đó, đô thị là nơi tập trung nhiều vấn đề và có tính toàn cầu về kinh tế
xã hội như: Thứ nhất, vấn đề môi trường: Tốc độ tăng quá nhanh về công nghiệp
hoá và đô thị hoá dẫn đến phá huỷ một phần môi trường sinh thái, gây ô nhiễm môi
trường, trong khi khắc phục các sự cố rất chậm chạp, không đầy đủ vì nhiều
nguyên nhân trong đó có nguyên nhân quan trọng là tài chính hạn chế, nhận thức
chưa đầy đủ. Thứ hai, vấn đề dân số: Tốc độ gia tăng quá nhanh về dân số và dân
số đô thị, hai hướng chuyển dịch dân cư là chuyển dịch theo chiều rộng và theo
chiều sâu diễn ra song song. Thứ ba, vấn đề tổ chức không gian và môi trường:
Quy mô dân số đô thị tập trung quá lớn so với trình độ quản lý, dẫn đến không điều
hoà gây bế tắc trong tổ chức môi trường sống đô thị.
2.2. Đo lường đô thị hóa
Bloom và ctg (2010) đã đưa ra công thức tính đô thị hoá như sau: Trong bất kỳ
khoảng thời gian t, PU và PR biểu thị cho dân số đô thị và nông thôn tương ứng.
Một biện pháp thường được sử dụng để xác định mức độ đô thị hóa là tỷ lệ của dân

Luận văn tốt nghiệp

Học viên thực hiện: Trần Thị Mến


7

số sống ở khu vực đô thị biểu thị bởi Urbant, và được định nghĩa theo công thức
như sau:
PUT
Urbant =
PUT + PRT
Theo định nghĩa các chỉ số thống kê của World Bank, đô thị là tỷ lệ dân số thành
thị trên tổng dân số, dùng để chỉ những người sống ở các khu vực đô thị theo quy
định của cơ quan thống kê quốc gia.

Như vậy, giá trị tỷ lệ dân số thành thị của tỉnh/ thành phố trên tổng dân số của
tỉnh/ thành phố (Urban) được dùng làm biến đại diện cho mức độ đô thị hóa của
một tỉnh/ thành phố.
2.3. Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế
Cùng với kết quả tăng trưởng và phát triển nhanh chóng của kinh tế thế giới thời
gian qua, các nghiên cứu của kinh tế học và kinh tế phát triển đều có xu hướng tìm
hiểu về quá trình tăng trưởng, chú ý nhiều hơn vào vai trò của công nghệ và sự tích
lũy các yếu tố sản xuất. Ngay từ thế kỷ 17 và thế kỷ 19, các nhà kinh tế học như
Adam Smith, David Ricardo, Lohn Stuard Mill, Thomas Malthus, Joseph
Schumpeter, Karl Marx,… đều hướng sự chú ý vào tăng trưởng kinh tế và vai trò
của tăng trưởng kinh tế đối với phúc lợi xã hội. Trong khi đó, từ cuối thập niên của
thế kỷ 19 đến đầu thập niên của thế kỷ 20, hầu như các mô hình kinh tế đều dựa
vào khung phân tích tĩnh, với giả định “các yếu tố khác không đổi”, tập trung phân
tích hiệu quả kinh tế và sự phân bổ tối ưu các nguồn lực khan hiếm cho trước. Các
nghiên cứu về khả năng gia tăng các nguồn lực khan hiếm và cải tiến công nghệ
(liên quan đến các phân tích động) nhằm tăng sản lượng và vấn đề phúc lợi gần
như bị bỏ qua (Mai Đình Lâm, 2012).
Cuối thế kỷ 19, xuất hiện nhiều quốc gia đạt được quá trình tăng trưởng và tính
ổn định, bền vững của quá trình này, Alfred Marshall và các nhà kinh tế học vi mô
hướng sự tập trung nghiên cứu vào hiệu quả kinh tế và phân bổ nguồn lực. Cho đến
cuộc đại khủng hoảng kinh tế những năm 1929 - 1933, J.M.Keynes (1936) với mô

Luận văn tốt nghiệp

Học viên thực hiện: Trần Thị Mến


8

hình kinh tế vĩ mô nhằm vào ổn định hoá kinh tế, giải quyết tình trạng năng lực sản

xuất thừa, vấn đề toàn dụng nhân công và sản lượng, chú trọng tới những xử lý nền
kinh tế trong “ngắn hạn” chứ không phải là khái niệm “dài hạn”.
Tiếp theo là trường phái mô hình tuyến tính về các giai đoạn phát triển, hai mô
hình tiêu biểu cho trường phái này là Rostow và Harrod - Domar. Đặc điểm chung
của nhóm lý thuyết này là nhấn mạnh đến quá trình phát triển kinh tế phải đi qua
từng giai đoạn nhất định và nhấn mạnh đến quá trình tích lũy vốn. Xem tích lũy
vốn như là một điều kiện để quốc gia phát triển.
Trường phái về lý thuyết thay đổi cơ cấu, mô hình đại diện là của Lewis (2014)
và Chenery (1968), các mô hình này đặc biệt xem sự chuyển dịch cơ cấu trong nền
kinh tế là quan trọng và điều này có thể tạo ra tăng trưởng cho nền kinh tế. Chính
vì thế, sự chuyển dịch cơ cấu giữa thành thị và nông thôn, giữa các ngành công
nghiệp, cơ cấu tiêu dùng,… là những chủ đề chính mà các nghiên cứu của trường
phái này tập trung.
Tiếp đó là trường phái quan hệ phụ thuộc quốc tế, khác với hai trường phái trên,
họ đều tập trung phân tích nguyên nhân cũng như chính sách phát triển từ chính nội
địa của quốc gia. Trường phái quan hệ phụ thuộc quốc tế nhấn mạnh đến các yếu tố
bên ngoài quốc gia, như viện trợ, đầu tư nước ngoài,… là những tiền đề cần phải
có để thúc đẩy phát triển một đất nước, đặc biệt là các nước đang có trình độ phát
triển thấp.
Robert Solow (1956) với mô hình tăng trưởng tân cổ điển (các lý thuyết ngày
nay thường dựa vào mô hình này để mở rộng các biến liên quan đến tăng trưởng
kinh tế). Mô hình này còn có cách gọi khác là mô hình tăng trưởng ngoại sinh, bởi
vì không liên quan đến các nhân tố bên trong, rốt cục tăng trưởng của một nền kinh
tế sẽ hội tụ về một tốc độ nhất định ở trạng thái bền vững. Chỉ các yếu tố bên
ngoài, đó là công nghệ và tốc độ tăng trưởng lao động mới thay đổi được tốc độ
tăng trưởng kinh tế ở trạng thái bền vững. Mô hình này chứng minh rằng trong dài
hạn nền kinh tế có xu hướng tiến đến trạng thái cân bằng với mức tăng trưởng liên
tục và đều. Trạng thái cân bằng này được đặc trưng bởi mức tích lũy vốn trên mỗi
lao động và mức sản lượng trên một lao động không đổi.


Luận văn tốt nghiệp

Học viên thực hiện: Trần Thị Mến


9

Nhóm mô hình tăng trưởng nội sinh về cơ bản cũng dựa vào lý thuyết kinh tế tân
cổ điển. Tuy nhiên, trong các mô hình tăng trưởng nội sinh, nhân tố thúc đẩy tăng
trưởng dài hạn được nội sinh hoá, nói cách khác nhân tố này được hình thành ngay
trong quá trình tăng trưởng do đó dẫn tới sự tăng trưởng liên tục của các nền kinh
tế. Có hai nhân tố nội sinh chủ yếu trong các mô hình tăng trưởng nội sinh: vốn vật
chất; kiến thức và vốn con người. Trong mô hình tăng trưởng có nhiều chỉ tiêu
(biến số) được xác lập và phân tích động thái. Trong quá trình tăng trưởng các chỉ
tiêu có thể có nhịp tăng trưởng với các hình thái khác nhau. Nếu các chỉ tiêu đề cập
trong mô hình có nhịp tăng trưởng bằng nhau, khi đó quá trình tăng trưởng (quỹ
đạo tăng trưởng) gọi là tăng trưởng cân đối, nếu các nhịp tăng trưởng là hằng số
(không phụ thuộc thời gian) thì trạng thái cân bằng được gọi là trạng thái tăng
trưởng bền vững (Mai Đình Lâm, 2012).
2.4. Đo lường tăng trưởng kinh tế
Có nhiều mô hình nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế: mô hình tăng trưởng dựa
vào tiết kiệm và đầu tư của Harrrod và Dormar, lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển
của Solow (1956). Theo Qasenivalu (2008), mô hình phổ biến nhất dùng để phân
tích tăng trưởng kinh tế là mô hình tăng trưởng tân cổ điển của Solow (1956). Theo
đó, tăng trưởng dựa vào cách kết hợp giữa hai yếu tố đầu vào là vốn và lao động,
hay nói cách khác là giữa vốn vật chất và vốn con người (Temple, 1999).
Theo thời gian, có nhiều biến số khác được cho là có ảnh hưởng mạnh đến tăng
trưởng kinh tế như sự tăng dân số, mức đầu tư cho giáo dục, thương mại, tài chính,
trình độ kĩ thuật, độ mở của nền kinh tế, an ninh xã hội...Trong nghiên cứu này, quá
trình đô thị hóa được xem như một yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.

Tăng trưởng kinh tế được định nghĩa là mức độ gia tăng GDP thực trên đầu
người. Chúng ta sử dụng GDP thực bởi vì GDP là đơn vị đo lường tổng sản lượng
hay tổng thu nhập của một nền kinh tế trong một thời gian nhất định (Đinh Vũ
Trang Ngân, 2010).
Theo Simon Kuznets, tăng trưởng là sự gia tăng một cách bền vững về sản
lượng bình quân đầu người hay sản lượng trên mỗi công nhân (Nguyễn Trọng
Hoài, 2010).

Luận văn tốt nghiệp

Học viên thực hiện: Trần Thị Mến


10

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng phần trăm hàng năm của GDP thực tế hay
GDP thực tế trên đầu người trong dài hạn (David Begg, 1991).
Tăng trưởng kinh tế (economic growth) được coi là sự tăng lên trong tổng sản
phẩm quốc nội (GDP - Gross Domestic Product), được đo lường bởi sự thay đổi
trong tỉ lệ phần trăm của GDP từ năm này đến năm kế tiếp. Có hai cách để định
nghĩa về GDP (Blanchard, 2000): “GDP là giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng
(được tính bởi phần tiêu dùng cuối cùng) được sản xuất ra trong nền kinh tế trong
một khoảng thời gian nhất định hay GDP là tổng giá trị tăng thêm trong nền kinh
tế trong một khoảng thời gian nhất định”.
GDP thường được tính bằng ba cách:
Thứ nhất, phương pháp giá trị gia tăng (phương pháp sản xuất):
GDP = AVA + IVA + SVA
Với: AVA, IVA, SVA là giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp, công nghiệp và
dịch vụ.
Thứ hai, phương pháp chi tiêu: GDP bằng tổng tất cả các khoản chi tiêu hàng

hóa và dịch vụ cuối cùng:
GDP = C + I + G + NX
Với C là tiêu dùng hộ gia đình, I là đầu tư gồm đầu tư vào tài sản cố định và đầu
tư vào tài sản lưu động, G là chi tiêu hàng hoá và dịch vụ của Chính phủ, NX là giá
trị của hàng hoá và dịch vụ được xuất khẩu sang các nước khác trừ giá trị hàng hoá
và nhập khẩu từ nước ngoài.
Thứ ba, phương pháp thu nhập: GDP bằng thu nhập gộp của các yếu tố sản xuất
trong nền kinh tế được huy động cho quá trình sản xuất. Nếu tính theo giá thị
trường, GDP cũng bao gồm thuế gián thu:
GDP = w + i + r + Pr + De + Ti
Với w là tiền lương và các khoản tiền thưởng của người lao động, i là thu nhập
của người cho vay, r là thu nhập của chủ đất, chủ nhà và chủ các tài sản cho thuê
khác, Pr là lợi nhuận của chủ doanh nghiệp, Ti là thuế gián thu và De là khấu hao.
Có thể sử dụng mức giá hiện hành (GDP danh nghĩa) hoặc giá cố định (GDP
thực) để đo lường GDP, mối quan hệ giữa GDP danh nghĩa và GDP thực thông qua

Luận văn tốt nghiệp

Học viên thực hiện: Trần Thị Mến


11

chỉ số giá điều chỉnh GDP.
Theo đó: GDP danh nghĩa = chỉ số điều chỉnh GDP * GDP thực
Tuy nhiên, vì hạn chế số liệu tính toán nghiên cứu sử dụng số liệu thứ cấp. GDP
tính theo giá so sánh năm 2010 thu thập từ niên giám thống kê của các tỉnh thành
và niên giám thống kê của Việt Nam.
2.5. Các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế
Theo Samuelson và Nordhalls (1997), các nhà kinh tế nghiên cứu về tăng trưởng

đã phát hiện ra rằng, động cơ của tiến bộ kinh tế phải đi trên cùng bốn bánh xe, đó
là:
Nguồn nhân lực, bao gồm lực lượng lao động, kĩ năng, kiến thức, tính kỉ luật.
Hầu hết các yếu tố khác của sản xuất như vốn, công nghệ, nguyên liệu, đều có thể
mua hoặc vay được. Nhưng chúng chỉ có thể được sử dụng hiệu quả bởi những
người công nhân có kĩ năng và được đào tạo.
Nguồn tài nguyên, chủ yếu là đất đai, khoáng sản, rừng, nước, chất lượng môi
trường là những nguồn lực quan trọng. Ví dụ như những nước nhiều dầu mỏ ở
Trung Đông có thể có mức thu nhập cao hoàn toàn dựa vào dầu mỏ. Tuy nhiên,
trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay, tài nguyên không quyết định một nước có
thành công hay không. Nhiều nước hầu như không có tài nguyên nào, đã giàu có
nhờ tập trung vào những khu vực cần nhiều lao động và vốn hơn là những nguồn
lực trong nước.
Vốn, không chỉ là máy móc, nhà xưởng mà bao gồm đường sá, các dự án cơ sở
hạ tầng như thủy lợi, y tế. Để tích lũy vốn cần sự hy sinh tiêu dùng hiện tại trong
nhiều năm. Những nước có thu nhập cao có nhiều máy móc, vì vậy năng suất của
họ cao hơn nhiều. Do đó, những nước tăng trưởng nhanh là những nước có xu
hướng đầu tư mạnh vào những hàng hóa tạo vốn mới.
Công nghệ và đổi mới công nghệ là một nhân tố sống còn cho tăng trưởng kinh
tế. Tăng trưởng không phải là một quá trình đơn giản như việc tăng thêm nhà máy
và công nhân, hết cái này tới cái khác. Trái lại, đó là một quá trình thay đổi công
nghệ không ngừng. Những cải tiến làm tăng chất lượng hay số lượng sản phẩm, từ
đó sẽ góp phần nâng cao mức sống.

Luận văn tốt nghiệp

Học viên thực hiện: Trần Thị Mến


12


2.6. Tác động đô thị hóa tới tăng trưởng kinh tế
Sau khi nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa tới tăng trưởng kinh tế
tại Châu Phi thì Mohamed và các cộng sự (2014) đã kết luận ban đầu đô thị hóa là
một động lực quan trọng trong phát triển con người và kinh tế thể hiện qua:
Đầu tiên, các thành phố đóng một vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế và xã
hội của cả nước phát triển và đang phát triển nước bằng cách cung cấp cơ hội cho
các ngành dịch vụ giáo dục, việc làm và sức khỏe nhằm nâng cao năng suất lao
động. Mở rộng hệ thống giáo dục ở các khu vực đô thị là dễ dàng hơn và chi phí ít
hơn so với mở rộng nó ở khu vực nông thôn. Các ảnh hưởng của đô thị hóa về giáo
dục nói chung là tích cực, nghiên cứu thực nghiệm cho thấy điều này tương quan
đặc biệt là ở châu Á. Cư dân đô thị có nhiều cơ hội để tiếp cận với các bệnh viện,
chăm sóc trung tâm và vệ sinh. Hệ thống chăm sóc y tế cũng phát triển hơn, có thể
dẫn đến tốt hơn hiệu suất sức khỏe hơn so với những người ở khu vực nông thôn.
Hơn nữa, công nhân tại đô thị được tiếp cận tốt hơn đối với các phương tiện giao
thông vận tải và các cơ sở khác như nước, Internet và điện. Các doanh nghiệp và
người lao động có thể có năng suất cao hơn ở thành thị cao hơn khu vực nông thôn.
Thứ hai, đô thị hóa khiến cho sự gắn kết giữa người dân và doanh nghiệp ngày
càng chặt chẽ, làm giảm sản xuất chi phí. Đô thị hóa cho phép nền kinh tế đạt lợi
thế về quy mô bên ngoài, làm giảm chi phí giao dịch và cho phép chuyên môn hóa
bên trong doanh nghiệp dẫn đến chi phí sản xuất thấp (Kumar và Kober, 2012;
Fujita và ctg., 1999; Krugman, 1991). Nghiên cứu của Rosenthal và Strange (2004)
tìm thấy rằng tăng gấp đôi dân số của thành phố có thể dẫn đến sự gia tăng năng
suất của một số ngành từ 3% đến 8%. Trên thực tế, các khu đô thị tạo ra 85% GDP
của các nước có thu nhập cao.
Thứ ba, đô thị hóa là một yếu tố quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh
(Glaeser và ctg., 2010). Dân cư đô thị dễ dàng tiếp cận những cơ hội mang lại thu
nhập so với khu vực nông thôn do thị trường đô thị có mật độ người tiêu dùng cao
hơn. Loughran và Schultz (2005) cho rằng vị trí địa lý ảnh hưởng đến hiệu suất của
các công ty hoạt động kinh doanh. Trong khi các yếu tố khác không đổi, các doanh

nghiệp đô thị có nhiều lợi nhuận hơn các doanh nghiệp nông thôn. Tạo nên kinh tế

Luận văn tốt nghiệp

Học viên thực hiện: Trần Thị Mến


13

phát triển, tăng thu nhập cho người làm cho khu vực đô thị hấp dẫn hơn cho các nhà
doanh nghiệp và người lao động. Đô thị hóa gây ra sự di cư của lao động có tay
nghề đến các thành phố lớn. Tại đây, họ có cơ hội nâng cao kỹ năng và kiến thức
trong quá trình tiếp xúc, trao đổi với đồng nghiệp, những người có trình độ chuyên
môn nhiều hơn so với khu vực nông thôn. Điều này làm tăng năng suất lao động
trong khu vực đô thị.
Thứ tư, có hiệu ứng lan tỏa hay các ngoại tác tích cực của phát triển đô thị.
Thông qua di cư, kiều hối và hoạt động tương tác giữa khu vực thành thị và nông
thôn, đô thị hóa có thể có tác động tích cực trên cả tài chính và nguồn nhân lực.
Thông qua di cư, trao đổi thông tin, kỹ năng sản xuất và chuyển giao công nghệ đều
phát triển.
Tuy nhiên, tác giả Mohamed và các cộng sự (2014) cũng chỉ ra tác động tích cực
của quá trình đô thị hóa tới tăng trưởng kinh tế không phải luôn luôn bền vững mà
còn có một mối quan hệ hình chữ U ngược giữa đô thị hóa và tăng trưởng kinh tế:
trong giai đoạn đầu của sự phát triển, đô thị hóa cải thiện tốc độ tăng trưởng kinh tế;
trong giai đoạn thứ hai, có một mối tương quan âm giữa đô thị hóa và tăng trưởng
kinh tế. Đô thị hóa nhanh có thể tác động tiêu cực nền kinh tế thông qua ảnh hưởng
của cơ sở hạ tầng, dân số đông đúc, môi trường sống bị thu hẹp là nguyên nhân gây
ra các vấn đề về sức khỏe cho người dân thành thị làm ảnh hưởng đến sự phát triển
bền vững của kinh tế. Như vậy có vẻ như rằng tác động của đô thị hóa về hoạt động
kinh tế phức tạp và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ phát triển, giai đoạn đô

thị hóa, và bản chất của hoạt động kinh tế.
Tóm lại, có thể thấy rằng có nhiều quan điểm của các nhà khoa học cho rằng đô
thị hóa có mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế và mức tác động là tích cực. Do đó
có cơ sở để đặt ra giả thuyết trong nghiên cứu này là:
Giả thuyết: Đô thị hóa tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế
2.7. Một số nghiên cứu trước có liên quan đến nghiên cứu
Theo Hofman và Guanghuan Wan (2013) nhận xét có nhiều yếu tố tác động đến
quá trình đô thị hóa bằng OLS thông qua phương trình khi nghiên cứu về đô thị hóa
đã kết luận đô thị hóa là xu thế tất yếu của sự phát triển kinh tế.

Luận văn tốt nghiệp

Học viên thực hiện: Trần Thị Mến


14

Verner (2005) xem xét đô thị hóa không chỉ thúc đẩy kinh tế tăng trưởng mà còn
xóa bỏ nghèo đói sau khi đưa ra một phân tích dữ liệu cho Mexico trong giai đoạn
1992 - 2002. Gallup, Sacks và Mellinger (1999) coi đô thị hóa có thể là "nguyên
nhân" của tăng trưởng kinh tế, chứ không chỉ là một phần của quá trình tăng trưởng
kinh tế.
Henderson (2003) cũng cho thấy hệ số tương quan giữa đô thị hóa và GDP bình
quân đầu người là 0.85. Daniel Yet Fhang Lo (2010) dùng kiểm định nhân quả
Granger với số liệu của 28 quốc gia từ năm 1950 - 2010 cũng kết luận về tác động
qua lại giữa quá trình đô thị hóa và tăng trưởng kinh tế.
Daniel Yet Fhang Lo cũng thừa nhận mối quan hệ này do sự thay đổi từ các yếu
tố sản xuất: Từ lao động sản xuất thâm canh ban đầu cho đến việc vốn hóa, sử
dụng các công nghệ chuyên sâu vào sản xuất khi nền kinh tế phát triển hơn.
Ellison và Glaser (1997) cho rằng nền kinh tế cần kết hợp song song giữa nông

thôn hóa và đô thị hóa, nhưng đô thị hóa lại giúp các ngành công nghiệp chủ chốt
trong nền kinh tế phát triển. Hochman (1996) đưa ra giả thuyết rằng các doanh
nghiệp có thể có được lợi ích kinh tế ở không gian tập trung trong một khu vực. Họ
có thể làm giảm chi phí tìm kiếm và chi phí thông tin về lao động, nhà cung cấp và
khách hàng tiềm năng. Kiến thức về sản phẩm, chiến lược bán hàng, tiếp thị … có
thể được chia sẻ rộng rãi giữa các nhà sản xuất. Quá trình đô thị hóa sẽ giúp tập
trung dân số vào các đô thị lớn, cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, pháp luật được đảm bảo,
hàng hóa và dịch vụ xã hội phát triển.
Abdel-Rahman và cộng sự (2006), David Segal (1976) thống kê cho thấy rằng
các thành phố có dân số lớn hơn hơn 2 triệu người sẽ có năng suất lao động cao
hơn các thành phố có dân số nhỏ hơn 2 triệu là khoảng 8%.
Moomaw và Shatter (1993) sử dụng phương pháp hồi quy đã kết luận rằng đô
thị hóa có thể kích thích tăng trưởng kinh tế. Cũng chính hai tác giả này (1996) còn
cho rằng đô thị hóa không những làm tăng GDP bình quân đầu người mà còn làm
tăng tỷ trọng công nghiệp trong GDP bởi 2 nguyên nhân: Thứ nhất, sự phát triển
kinh tế sẽ dẫn đến quy mô thị trường tăng kéo theo sự chuyên môn hóa và phân
công lao động. Khi chuyên môn hóa thì chi phí vận chuyển sẽ trở lên quan trọng và

Luận văn tốt nghiệp

Học viên thực hiện: Trần Thị Mến


×