Tải bản đầy đủ (.docx) (60 trang)

Đồ án hệ thống tự động điều khiển vườn thông minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.85 MB, 60 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG
====o0o===

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Đề tài: Hệ thống tự động điều khiển
vườn thông minh cho cây tía tô xanh
Hà Nội, 06 - 2018

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG
====o0o===


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Đề tài: Hệ thống tự động điều khiển
vườn thông minh cho cây tía tô xanh

Hà Nội, 06 - 2018


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Giảng viên đánh giá:

TS.

Tên đồ án: Hệ thống điều khiển tự động vườn thông minh cho cây tía tô xanh
Chọn các mức điểm phù hợp cho sinh viên trình bày theo các tiêu chí dưới đây:
Rất kém (1); Kém (2); Đạt (3); Giỏi (4); Xuất sắc (5)


Có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành (20)
Nêu rõ tính cấp thiết và quan trọng của đề tài, các vấn đề và
1 các giả thuyết (bao gồm mục đích và tính phù hợp) cũng như

1 2 3 4 5

phạm vi ứng dụng của đồ án
2 Cập nhật kết quả nghiên cứu gần đây nhất (trong nước/quốc tế) 1 2 3 4 5
3 Nêu rõ và chi tiết phương pháp nghiên cứu/giải quyết vấn đề
4

Có kết quả mô phỏng/thưc nghiệm và trình bày rõ ràng kết quả
đạt được

1 2 3 4 5
1 2 3 4 5

Có khả năng phân tích và đánh giá kết quả (15)
Kế hoạch làm việc rõ ràng bao gồm mục tiêu và phương pháp
5 thực hiện dựa trên kết quả nghiên cứu lý thuyết một cách có hệ 1 2 3 4 5
thống
6

Kết quả được trình bày một cách logic và dễ hiểu, tất cả kết
quả đều được phân tích và đánh giá thỏa đáng.

1 2 3 4 5

Trong phần kết luận, tác giả chỉ rõ sự khác biệt (nếu có) giữa
7


kết quả đạt được và mục tiêu ban đầu đề ra đồng thời cung cấp
lập luận để đề xuất hướng giải quyết có thể thực hiện trong

1 2 3 4 5

tương lai.
Kỹ năng viết (10)
8 Đồ án trình bày đúng mẫu quy định với cấu trúc các chương
logic và đẹp mắt (bảng biểu, hình ảnh rõ ràng, có tiêu đề, được
đánh số thứ tự và được giải thích hay đề cập đến trong đồ án,

1 2 3 4 5


có căn lề, dấu cách sau dấu chấm, dấu phẩy v.v), có mở đầu
chương và kết luận chương, có liệt kê tài liệu tham khảo và có
trích dẫn đúng quy định
9

Kỹ năng viết xuất sắc (cấu trúc câu chuẩn, văn phong khoa
học, lập luận logic và có cơ sở, từ vựng sử dụng phù hợp v.v.)

1 2 3 4 5

Thành tựu nghiên cứu khoa học (5) (chọn 1 trong 3 trường hợp)
Có bài báo khoa học được đăng hoặc chấp nhận đăng/đạt giải
10a

SVNC khoa học giải 3 cấp Viện trở lên/các giải thưởng khoa


5

học (quốc tế/trong nước) từ giải 3 trở lên/ Có đăng ký bằng
phát minh sáng chế
Được báo cáo tại hội đồng cấp Viện trong hội nghị sinh viên

10b

nghiên cứu khoa học nhưng không đạt giải từ giải 3 trở

2

lên/Đạt giải khuyến khích trong các kỳ thi quốc gia và quốc tế
khác về chuyên ngành như TI contest.

10c Không có thành tích về nghiên cứu khoa học

0

Điểm tổng

/50

Điểm tổng quy đổi về thang 10

3. Nhận xét thêm của Thầy/Cô (giảng viên hướng dẫn nhận xét về thái độ và tinh
thần làm việc của sinh viên)
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................
....................................................................
Ngày:

/

Người nhận xét

/201


(Ký và ghi rõ họ tên)


NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN
Giảng viên đánh giá:
Tên đồ án: Hệ thống tự động điều khiển vườn thông minh cho cây tía tô xanh
Chọn các mức điểm phù hợp cho sinh viên trình bày theo các tiêu chí dưới đây:
Rất kém (1); Kém (2); Đạt (3); Giỏi (4); Xuất sắc (5)
Có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành (20)
Nêu rõ tính cấp thiết và quan trọng của đề tài, các vấn đề và
1 các giả thuyết (bao gồm mục đích và tính phù hợp) cũng như

1 2 3 4 5

phạm vi ứng dụng của đồ án
2 Cập nhật kết quả nghiên cứu gần đây nhất (trong nước/quốc tế) 1 2 3 4 5
3 Nêu rõ và chi tiết phương pháp nghiên cứu/giải quyết vấn đề
1 2 3 4 5
Có kết quả mô phỏng/thưc nghiệm và trình bày rõ ràng kết quả

4
1 2 3 4 5
đạt được
Có khả năng phân tích và đánh giá kết quả (15)
Kế hoạch làm việc rõ ràng bao gồm mục tiêu và phương pháp
5 thực hiện dựa trên kết quả nghiên cứu lý thuyết một cách có hệ 1 2 3 4 5

6

7

thống
Kết quả được trình bày một cách logic và dễ hiểu, tất cả kết
quả đều được phân tích và đánh giá thỏa đáng.
Trong phần kết luận, tác giả chỉ rõ sự khác biệt (nếu có) giữa
kết quả đạt được và mục tiêu ban đầu đề ra đồng thời cung cấp
lập luận để đề xuất hướng giải quyết có thể thực hiện trong

1 2 3 4 5

1 2 3 4 5

tương lai.
Kỹ năng viết (10)
Đồ án trình bày đúng mẫu quy định với cấu trúc các chương
logic và đẹp mắt (bảng biểu, hình ảnh rõ ràng, có tiêu đề, được
8

đánh số thứ tự và được giải thích hay đề cập đến trong đồ án,
có căn lề, dấu cách sau dấu chấm, dấu phẩy v.v), có mở đầu


1 2 3 4 5

chương và kết luận chương, có liệt kê tài liệu tham khảo và có

9

trích dẫn đúng quy định
Kỹ năng viết xuất sắc (cấu trúc câu chuẩn, văn phong khoa
học, lập luận logic và có cơ sở, từ vựng sử dụng phù hợp v.v.)

1 2 3 4 5


Thành tựu nghiên cứu khoa học (5) (chọn 1 trong 3 trường hợp)
Có bài báo khoa học được đăng hoặc chấp nhận đăng/đạt giải
10a

SVNC khoa học giải 3 cấp Viện trở lên/các giải thưởng khoa
học (quốc tế/trong nước) từ giải 3 trở lên/ Có đăng ký bằng

5

phát minh sáng chế
Được báo cáo tại hội đồng cấp Viện trong hội nghị sinh viên
10b

nghiên cứu khoa học nhưng không đạt giải từ giải 3 trở
lên/Đạt giải khuyến khích trong các kỳ thi quốc gia và quốc tế


khác về chuyên ngành như TI contest.
10c Không có thành tích về nghiên cứu khoa học
Điểm tổng

2

0
/50

Điểm tổng quy đổi về thang 10

3. Nhận xét thêm của Thầy/Cô
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.............................................................................................
Ngày: / / 201
Người nhận xét
(Ký và ghi rõ họ tên)


LỜI NÓI ĐẦU
Như chúng ta đã biết IoT (Internet Of Things) đã và đang trở thành chủ đề
được nhắc đến và quan tâm trong nhiều lĩnh vực đời sống hằng ngày. Nó đã trở
thành một xu thế tất yếu đối với sự phát triển của thế giới ngày nay không chỉ trong
chính trị, văn hóa xã hội và an ninh mà còn cả trong phát triển kinh tế các quốc gia.
Đối với nước ta, kể từ khi tiến hành công cuộc đổi mới, áp dụng khoa học
công nghệ vào trong nuôi trồng sản xuất, đời sống và thu nhập của người dân không

ngừng được cải thiện, diện mạo kinh tế xã hội có những thay đổi căn bản. Gần đây
mô hình nuôi trồng cây tía tô xanh xuất khẩu sang Nhật bản đem lại lợi nhuận kinh
tế cao. Đây chính là cơ hội giúp nước ta giao lưu nền khoa học công nghệ thế giới
và cũng tạo điều kiện cho nền kinh tế nông nghiệp nước ta phát triển.
Trước những yêu cầu thực tế của xã hội đặt ra, với những kiến thức tiếp thu
được khi theo học tại Viện Điện Tử - Viễn Thông Đại Học Bách Khoa Hà Nội và
với sự hướng dẫn của thầy , nhóm thực hiện đã chọn đề tài “Hệ thống tự động điều
khiển vườn thông minh cho cây tía tô xanh” để làm Đồ Án Tốt Nghiệp.
Qua đây nhóm thực hiện xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo hướng
dẫn TS.. Thầy đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và giúp đỡ nhóm thực hiện
trong suốt thời gian thực hiện Đồ Án Tốt Nghiệp.
Trong quá trình thực hiện, nhóm thực hiện đã cố gắng để đạt được kết quả tốt
nhất. Tuy nhiên do còn những hạn chế về mặt kiến thức và kinh nghiệm nên không
thể tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm thực hiện rất mong quý thầy cô và các bạn có
những đóng góp để Đồ Án Tốt Nghiệp của nhóm thực hiện được hoàn thiện hơn.
Nhóm thực hiện xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 30 tháng 5 năm 2018

1


TÓM TẮT ĐỒ ÁN
Trong đồ án tốt nghiệp, nhóm thực hiện thiết kế hệ thống tự động điều khiển
cho vườn cây tía tô xanh nhằm đo đạc, điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm môi trường phù
hợp với loài cây tía tô và kiểm tra giám sát dữ liệu trên trang Web.
Dữ liệu nhiệt độ, độ ẩm môi trường được đo qua cảm biến DHT11. Sau khi
nhận dữ liệu qua khối xử lý sẽ điều chỉnh nhiệt độ môi trường bằng cách bật tắt đèn
làm thay đổi nhiệt độ môi trường, điều chỉnh độ ẩm bằng bật tắt máy phun sương
sao cho duy trì nhiệt độ độ ẩm thích hợp cho cây tía tô phát triển là nhiệt độ từ 3335oC và độ ẩm lớn hơn 70%. Đồng thời, dữ liệu nhiệt độ, độ ẩm đo đạc được sẽ
được hiển thị trên màn hình LCD, gửi lên trang Web quản lý vườn thông minh, vẽ

biểu đồ và lưu trữ dữ liệu.
Nhóm thực hiện chia đề tài thành ba chương chính với nội dung như sau:
-

Chương 1: Nhóm thực hiện giới thiệu chung về đề tài, đặc điểm sinh học

-

của cây tía tô và cơ sở lý thuyết mạng máy tính, Wifi.
Chương 2: Nhóm thực hiện trình bày quy trình thực hiện thiết kế mạch và

-

thiết kế trang Web.
Chương 3: Nhóm thực hiện sẽ tiến hành thực nghiệm, đánh giá kết quả đạt
được và đưa ra ý kiến, giải pháp.

ABSTRACT
In our graduation project, we designed the automatic control system for the
green perilla plant to measure and adjust the temperature, humidity environment
suitable for perilla plants and monitor the data on webpage.
The temperature and humidity data are measured by the DHT11 sensor. After
receiving the data through the treatment block, the ambient temperature is adjusted
by turning the lamp on and off to change the ambient temperature by turn off the
mist sprayer to maintain the appropriate moisture temperature for the perilla
developed temperature is from 33 - 35oC and humidity is greater than 70%. At the

2



same time, the measured temperature and humidity data will be displayed on the
LCD, sent to the Smart Garden Management Web site, charting and data storage.
We divide the topic into three main chapters as bellow:
- Chapter 1: Introduction to the topic, biology of perilla and general theory of
computer networks, Wifi.
- Chapter 2: We present the process of implementing and designing the circuit,
designing the website.
- Chapter 3: We will conduct experiments, evaluate results and give opinions,
solutions.

3


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU..........................................................................................................1
TÓM TẮT ĐỒ ÁN....................................................................................................2
DANH SÁCH HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU...................................................................6
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT...................................................................................8
PHÂN CHIA CÔNG VIỆC.......................................................................................9
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG.......................................................................10
1. Lý do chọn đề tài..............................................................................................10
1.1 Yêu cầu chức năng......................................................................................11
1.2 Yêu cầu phi chức năng................................................................................11
2. Đặc điểm cây tía tô...........................................................................................11
2.1 Đặc điểm hình thái......................................................................................11
2.2 Đặc điểm gieo trồng....................................................................................13
2.3 Ứng dụng của cây tía tô xanh......................................................................14
3. Cơ sở lý thuyết chung......................................................................................14
3.1 Tổng quan về mạng máy tính......................................................................14
3.2 Tổng quan về wifi.......................................................................................20

3.3 Xu hướng phát triển Internet of Things.......................................................22
3.4 Khái niệm về thiết kế Web.........................................................................25
CHƯƠNG II: QUY TRÌNH THỰC HIỆN VÀ THIẾT KẾ.....................................29
1. Sơ đồ nguyên lý thiết kế mạch.........................................................................29
2. Sơ đồ khối........................................................................................................31
3. Chi tiết từng khối.............................................................................................31
3.1 Khối nguồn.................................................................................................31
3.2 Khối xử lý và relay.....................................................................................32
3.3 Khối cảm biến.............................................................................................35
3.4 Khối hiển thị...............................................................................................37
4


3.5 Khối nút bấm..............................................................................................43
3.6 Lựa chọn linh kiện......................................................................................43
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ THỰC HIỆN VÀ THẢO LUẬN...................................46
1. Kết quả thực nghiệm........................................................................................46
1.1 Mạch nguyên lý..........................................................................................46
1.2 Thiết kế PCB...............................................................................................47
1.3 Thiết kế trang Web......................................................................................48
1.4 Kết quả thực tế............................................................................................49
2. Đánh giá sản phẩm...........................................................................................50
KẾT LUẬN.............................................................................................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................53

5


DANH SÁCH HÌNH VẼ, BẢNG BI
Hình 1. 1 Cây tía tô xanh .......................................................................................12

Hình 1. 2 Cây tía tô tím ..........................................................................................12
Hình 1. 3 Kích cỡ tiêu chuẩn xuất khẩu của lá tía tô xanh .....................................14
Hình 1. 4 Sơ đồ mạng lưới Internet.........................................................................15
Hình 1. 5 Sự xuất hiện của WWW ..........................................................................17
Hình 1. 6 Sự liên kết của User – ISP – Internet. .....................................................20
Hình 1. 7 Mô hình một mạng WiFi đơn giản ..........................................................21
Hình 1. 8 Web Server...............................................................................................26
Hình 1. 9 Cấu trúc một đoạn CSS.........................................................................27Y
Hình 2. 1 Sơ đồ nguyên lý tổng quan......................................................................29
Hình 2. 2 Sơ đồ khối của mạch...............................................................................31
Hình 2. 3 Khối nguồn của mạch điều khiển............................................................32
Hình 2. 4 Khối xử lý................................................................................................32
Hình 2. 5 Khối relay điều khiển đầu ra...................................................................33
Hình 2. 6 Module ESP8266 ESP-07........................................................................34
Hình 2. 7 Khối cảm biến.........................................................................................35
Hình 2. 8 Cảm biến DHT11.....................................................................................35
Hình 2. 9 Tín hiệu xử lý của DHT11........................................................................36
Hình 2. 10 Khối hiển thị LCD 1602........................................................................38
Hình 2. 11 Hình ảnh LCD1602...............................................................................38
Hình 2. 12 Tổng quan mô hình web........................................................................40
Hình 2. 13 Hiển thị nhiệt độ trên Web.....................................................................41
Hình 2. 14 Hiển thị độ ẩm trên trang Web..............................................................41
Hình 2. 15 Hiển thị biểu đồ độ ẩm..........................................................................42
Hình 2. 16 Hiển thị biểu đồ nhiệt độ.......................................................................42
Hình 2. 17 Hình ảnh trạng thái thiết bị...................................................................42
Hình 2. 18 Khối jump và nút bấm của mạch...........................................................43
Hình 3. 1 Mạch nguyên lý.......................................................................................46
Hình 3. 2 Mạch layout 2D.......................................................................................47
6



Hình 3. 3 Mạch layout 3D.......................................................................................47
Hình 3. 4 Chương trình Xampp...............................................................................48
Hình 3. 5 Hình ảnh mô phỏng trang Web................................................................48
Hình 3. 6 Hình ảnh sản phẩm thực tế......................................................................49
Hình 3. 7 Kết quả hiển thị trên LCD.......................................................................49
Hình 3. 8 Kết quả hiển thị trên Web........................................................................50

7


DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
Tên viết tắt

Tên tiếng Anh

Tên tiếng Việt

IP

Internet Protocol

Giao thức Internet

WAN

Wide Area Network

Mạng diện rộng


ARPANET

Advanced Research Projects

Mạng lưới cơ quan với các đề án

MILNET

Agency Network
Military Network

nghiên cứu tân tiến
Mạng quân sự

TCP/IP

Transmission Control

Các giao thức điều khiển truyền

WWW

Protocol/ Internet Protocol
World Wide Web

thông giữa các máy tính trên Internet
Mạng lưới toàn cầu

FTP


File Transfer Protocol

Giao thức truyền tập tin

ISP

Internet Service Provider

Nhà cung cấp dịch vụ Internet

IAP

Internet Access Provider

Nhà cung cấp dịch vụ đường truyền

WiFi

Wireless Fidelity

kết nối Internet
Hệ thống mạng không dây

CCK

Complimentary code keying

Kỹ thuật điều chế khóa mã bù

OFDM


Orthogonal Frequency

Kỹ thuật ghép kênh phân chia theo

RFID

Division Multiplexing
Radio Frequency

tần số
Nhận dạng qua tần số vô tuyến

RTOS

Identification
Real Time Operation System Hệ điều hành thời gian thực

PHÂN CHIA CÔNG VIỆC
Phân tích nhân lực
Thành viên

Điểm mạnh

Điểm yếu

Thời gian
làm việc

8



Nguyễn Hồng
Hải

Đặng Đình
Tráng

- Có kỹ năng lập trình phần
mềm, thiết kế trang Web.
- Khả năng giao tiếp,
thuyết trình.

- Hạn chế về mặt
thời gian (học tập
trên trường
ĐHBK).

Thứ 4
Thứ 7
Chủ nhật

- Có kỹ năng thiết kế, mô
phỏng, làm mạch.
- Sử dụng tốt các phần
mềm Altium, Proteus,
Arduino.
- Cẩn thận tỉ mỉ.

- Còn hạn chế về

mặt thời gian.

Thứ 4
Thứ 6
Thứ 7
Chủ nhật

Phân chia công việc
ST
T
1

Lên ý tưởng

- Lên ý tưởng, lựa chọn đề
tài phù hợp.

2

Lập kế hoạch

- Lập kế hoạch, phân chia
thời gian công việc.

3

Vẽ sơ đồ
khối của
mạch
Lập trình

phần cứng

- Thiết kế sơ đồ khối.
- Vẽ sơ đồ nguyên lý, mô
phỏng .
- Code trên Arduino.
- Vẽ mạch trên Altium.

5

Lập trình
phần mềm

- Mua linh kiện, hàn mạch,
hoàn thiện mạch.
- Code giao diện Web.

Nguyễn Hồng
Hải

6

Kiểm tra
đánh giá

- Kiểm tra và hoàn thiện
sản phẩm.

Nguyễn Hồng
Hải

Đặng Đình Tráng

4

Công việc

Mô tả công việc

Người thực hiện

Chú
thích

Nguyễn Hồng
Hải
Đặng Đình Tráng
Nguyễn Hồng
Hải
Đặng Đình Tráng
Nguyễn Hồng
Hải
Đặng Đình Tráng
Đặng Đình Tráng

9


CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG
 Đặt vấn đề
Trong chương này, nhóm thực hiện sẽ trình bày về lý do chọn đề tài gồm các

yêu cầu chức năng, phi chức năng của mạch điều khiển. Đồng thời trình bày những
đặc điểm sinh học cơ bản của cây tía tô, những cơ sở lý thuyết chung về mạng máy
tính, wifi, Internet of things và những khái niệm về thiết kế web. Từ đó làm cơ sở
để thực hiện đề tài.
1. Lý do chọn đề tài
Vấn đề thực tế hiện nay, lá tía tô xanh là một thứ gia vị vô cùng quan trọng đối
với Nhật Bản. Trong y học Nhật Bản nó được coi là thảo dược quý hiếm. Trong ẩm
thực, tía tô được sử dụng như thứ gia vị đi kèm với hải sản tươi sống trong các món
ăn truyền thống như sushi, sashimi. Nắm bắt được tình hình đó, Việt Nam đã mạnh
dạn đầu tư trồng lá tía tô xuất khẩu đi thị trường đất nước Nhật Bản. Đây chính là
một lĩnh vực đầy tiềm năng của xuất khẩu nông sản Việt Nam.
Chúng ta đã xuất khẩu thành công nhiều lô tía tô xanh sang Nhật Bản nhiều
năm nay với giá trung bình 500 - 700 đồng/lá. Tuy là giá thành bán cao nhưng chi
phí đầu tư ban đầu cũng rất lớn. Với diện tích khoảng 10ha tổng vốn đầu tư vào
khoảng 150 tỷ đồng cho các chi phí mua máy móc, lắp đặt vận hành và bảo dưỡng
trang thiết bị. Tất cả máy móc và trang thiết bị phần lớn đều do con người vận hành.
Theo tính toán, nếu áp dụng đúng theo quy trình thì trung bình 1ha trồng tía tô
sẽ cho thu hoạch khoảng 17 - 18 triệu lá, doanh thu khoảng hơn 11 tỷ đồng/ha/năm.
Tuy nhiên, năng lực thị trường hiện nay mới đáp ứng được khoảng 8% nhu cầu tiêu
dùng của người dân Nhật Bản. Do đó, còn rất nhiều tiềm năng mở ra đối với loại
cây trồng mới này.
Trước những thực tế đặt ra, nhóm thực hiện thiết kế ra mạch tưới nước bằng
hệ thống phun sương, kết hợp giám sát nhiệt độ độ ẩm ở thời gian thực tế, kích
thích cho cây trồng phát triển nhanh hơn.
10


1.1 Yêu cầu chức năng
 Đo nhiệt độ, độ ẩm từ môi trường.
 Hiển thị dữ liệu đo đạc lên màn hình LCD.

 Bật đèn để làm tăng nhiệt độ.
 Phun sương làm tăng độ ẩm môi trường.
 Hiển thị trạng thái hoạt động của thiết bị trên LED.
 Kiểm tra, lưu trữ dữ liệu thu thập được trên trang Web.
1.2 Yêu cầu phi chức năng
 Kích thước mạch:12,5 cm x 8cm x 2,5 cm.
 Nguồn cấp chính: 220VAC.
 Tuổi thọ: 50000 giờ.
 Dải nhiệt độ để cảm biến hoạt động tốt nhất 10 ~ 50 oC.
 Chế độ hiển thị dữ liệu: 24h.
 Thời gian hoàn thành: 3 tháng.
 Giá thành sản phẩm: 500 000 VNĐ/1 sản phẩm.
2. Đặc điểm cây tía tô
2.1 Đặc điểm hình thái
Nguồn gốc cây tía tô
Cây tía tô hay còn có tên gọi khác là Tử tô, Tô diệp.
Tên tiếng Anh là Perilla mint, Perrila mint, Beefsteak plant, Wild basil.
Tên khoa học là Perilla frutescens (L.) BRITTON, 1894.
Đặc điểm hình thái cây tía tô
Thân: Cây thảo sống lâu năm, cao 0,3 đến 1m. Thân vuông có rãnh dọc và có
lông, có tinh dầu thơm.
Lá mọc đối, có cuống dài, mép khía răng, mặt trên xanh lục, mặt dưới tím tía,
có khi hai mặt đều tía, nâu hay màu xanh lục có lông nhám tùy theo giống.
11


Hoa nhỏ mọc thành xim co ở đầu cành, màu trắng hay tím, mọc đối, 4 tiểu nhị
không thò ra ngoài hoa.
Quả bé, hình cầu, màu nâu nhạ thường ra hoa quả trong khoảng tháng 9 đến
tháng 10.


Hình 1. 1 Cây tía tô xanh [1]

Hình 1. 2 Cây tía tô tím [2]
Đặc biệt, loại lá tía tô xuất khẩu là tía tô giống của Nhật Bản. Loại tía tô này
có lá màu xanh, không phải loại lá tím thường thấy ở Việt Nam. Các quy trình trồng
cây tía tô đều phải tuân thủ theo đúng kỹ thuật, công nghệ, từ việc chọn giống, gieo
trồng, chăm sóc đến thu hoạch và được chuyên gia Nhật Bản hướng dẫn chặt chẽ,
nghiêm ngặt.
Bên cạnh yêu cầu khắt khe về kỹ thuật khi trồng, các lá tía tô còn phải được
thu hoạch đúng ngày tuổi và có kích cỡ đều tăm tắp, không được rách, nát. Với
những lá để quá lứa phải hái bỏ.
12


2.2 Đặc điểm gieo trồng
Lựa chọn giống cây là cây tía tô xanh của Nhật Bản.
Lựa chọn nguồn nước đạt tiêu chuẩn (nguồn nước sông sạch) để có thể cung
cấp cho diện tích trồng lớn.
Chất đất phù hợp với cây tía tô (hiện nay đã thực hiện trên xã Lâm Thao,
huyện Lương Tài, thành phố Bắc Ninh và một số tỉnh thành khác).
Cây trồng được trồng trong khung nhà ni lông thấm nước một chiều. Có quạt
thông gió, đèn điện, hệ thống phun sương, bẫy côn trùng. Đặc biệt, sử dụng 100%
phân bón hữu cơ, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu.Cây tía tô
được gieo trồng khoảng một tháng trong nhà màn, nhiệt độ thích hợp cho cây phát
triển là từ 33- 35°C.
Độ ẩm phù hợp với sự phát triển của cây là lớn hơn 70%. Ở điều kiện này sẽ
kích thích cho cây phát triển nhanh, sớm được thu hoạch. Cây trồng được tưới nước
bằng hệ thống phun sương, nuôi gà ếch và sử dụng đèn bắt côn trùng để diệt trừ sâu
bệnh.

Việc gieo trồng cây tía tô được thực hiện nghiêm ngặt, khi thu hoạch cũng
phải tuân thủ theo đúng quy trình thu hoạch, bảo quản, đóng gói tỉ mỉ từng chiếc lá.
Theo đó, lá tía tô đủ điều kiện xuất khẩu là từ lá thứ 7 trở lên của cây, đảm bảo
kích cỡ từ 6 - 8cm, những chiếc lá già bị hái bỏ. Sau thu hoạch, vài ngày sau lá non
phát triển đạt kích cỡ như yêu cầu thì mới được hái tiếp.
Những lá tía tô sau khi hái được phân loại kích cỡ, sơ chế rồi cho vào kho
lạnh. Trước khi đưa vào nhà lạnh những chiếc lá sẽ được công nhân rà soát để đảm
bảo lá đều, không rách.
Sau 5 tiếng được đặt trong nhà lạnh ở nhiệt độ 10°C, lá trở nên cứng, giữ được
độ tươi và chuyển đến Nhật Bản.

13


Hình 1. 3 Kích cỡ tiêu chuẩn xuất khẩu của lá tía tô xanh [3]
2.3 Ứng dụng của cây tía tô xanh
Một trong những công dụng của cây tía tô không phải ai cũng biết đó là chữa
bệnh, cây có thể dùng chữa mẩn ngứa, làm đẹp da, chữ ho cảm, chữa cảm lạnh và
nhiều bệnh khác.
Cây tía tô vừa có thể trồng làm rau và làm cảnh rất đẹp.
Hiện nay, ngoài những công dụng nêu trên, cây tía tô còn góp một phần trong
việc phát triển triển tiềm năng kinh tế nước ta chính là trồng xuất khẩu tía tô sang
nước ngoài, cụ thể đó là Nhật Bản. Đây là chính là tiềm năng và cơ hội phát triển
kinh tế nông nghiệp của nước ta.

3. Cơ sở lý thuyết chung
3.1 Tổng quan về mạng máy tính
Mạng máy tính còn được gọi là Internet, đây là một hệ thống thông tin toàn
cầu gồm nhiều máy tính, mạng máy tính kết nối với nhau. Hệ thống này truyền
thông tin theo gói dữ liệu, dựa trên một giao thức đã được chuẩn hóa (giao thức

Internet Protocol). Internet là tập hợp các mạng máy tính nhỏ hơn (WAN) của các
đơn vị tư nhân, doanh nghiệp, trường học kết nối với nhau và có thể truy cập công
cộng.
14


Mạng Internet đã và đang mang lại rất nhiều tiện ích hữu dụng cho người sử
dụng, một trong các tiện ích phổ thông của Internet là hệ thống trò chuyện trực
tuyến (chat), thư điện tử (email), công cụ tìm kiếm (search engine), các dịch vụ
chính trị, thương mại, y tế cũng như các dịch vụ về giáo dục như chữa bệnh từ xa
hoặc tổ chức các lớp học online. Chúng cung cấp một khối lượng thông tin và dịch
vụ khổng lồ trên Internet.

Hình 1. 4 Sơ đồ mạng lưới Internet[4]
Nguồn dữ liệu thông tin là vô cùng lớn kèm theo các dịch vụ tương ứng chính
là các tài liệu khác trong WWW (World Wide Web) và hệ thống các trang Web liên
kết với nhau. Trái với một số cách sử dụng thường ngày, Internet và WWW không
đồng nghĩa. Internet là tập hợp các máy tính liên kết với nhau bằng một phương
thức nào đó, còn Web là một tập hợp vô số các tài liệu kiên kết với nhau bằng các
địa chỉ URL và các siêu liên kết (hyperlink), nó có thể được truy nhập bằng cách sử
dụng Internet. Người dùng khi sử dụng thường hay nhầm lẫn giữa hai khái niệm
này.Tuy nhiên việc này không có gì khó hiểu bởi Web chính là môi trường giao tiếp
chính của người dùng Internet.

15


Giao thức TCP/IP (Transmission Control Protocol/Internet Protocol) ngày
càng thể hiện rõ các điểm mạnh của nó, quan trọng nhất là khả năng liên kết các
mạng khác nhau với nhau một cách dễ dàng. Chính điều này cùng với các chính

sách có phần dễ chịu hơn của các chính phủ đã cho phép các mạng dùng cho nghiên
cứu và thương mại kết nối được với Arpanet, thúc đẩy nhanh chóng việc tạo ra một
siêu mạng (SuperNetwork). Năm 1980, Arpanet được đánh giá là mạng trụ cột của
Internet.
Một trong những mốc lịch sử quan trọng của Internet là được xác lập vào giữa
thập niên 1980, khi đó tổ chức khoa học quốc gia Mỹ NSF thành lập mạng liên kết
các trung tâm máy tính lớn với nhau gọi là NSFNET. Nhiều doanh nghiệp đã
chuyển từ Arpanet sang NSFNET và do đó sau gần 20 năm hoạt động, Arpanet
không còn hiệu quả, ngừng hoạt động vào khoảng năm 1990.
Sự hình thành mạng xương sống của NSFNET và những mạng vùng khác đã
tạo ra một môi trường thuận lợi cho sự phát triển của Internet. Tới năm 1995,
NSFNET thu lại thành một mạng nghiên cứu trong khi Internet thì vẫn tiếp tục phát
triển.
Với khả năng kết nối mở như vậy, Internet đã trở thành một mạng lớn nhất
trên thế giới, mạng của các mạng, xuất hiện trong mọi lĩnh vực thương mại, chính
trị, quân sự, nghiên cứu, giáo dục, văn hoá, xã hội… Cũng từ đó, các dịch vụ trên
Internet không ngừng phát triển tạo ra cho nhân loại một thời kỳ mới: kỷ nguyên
thương mại điện tử trên Internet. [4]
Sự xuất hiện của World Wide Web (WWW)
Năm 1991, Tim Berners Lee ở Trung tâm nghiên cứu nguyên tử châu Âu
(CERN) phát minh ra World Wide Web (WWW) dựa theo một ý tưởng về siêu văn
bản được Ted Nelson đưa ra từ năm 1985. Có thể nói đây là một cuộc cách mạng
trên Internet vì người ta có thể truy cập, trao đổi thông tin một cách dễ dàng.

16


Hình 1. 5 Sự xuất hiện của WWW [5]
Năm 1994 là năm kỉ niệm lần thứ 25 ra đời ARPANET, NIST đề nghị thống
nhất dùng giao thức TCP/IP. WWW đã trở thành dịch vụ phổ biến thứ 2 sau dịch vụ

FTP. Kể từ đó những hình ảnh video đầu tiên được truyền đi trên mạng Internet.
World Wide Web, gọi tắt là Web hhay WWW, mạng lưới toàn cầu là một
không gian thông tin toàn cầu mà mọi người có thể truy nhập (đọc và viết) qua các
máy tính được kết nối với mạng Internet.
Các tài liệu trên World Wide Web được lưu trữ trong một hệ thống siêu văn
bản (hypertext), nằm trong các máy tính trên mạng Internet. Người dùng phải sử
dụng một chương trình được gọi là trình duyệt web (web browser) để xem chúng.
Chương trình này sẽ nhận các thông tin (documents) tại ô địa chỉ (address) do người
sử dụng yêu cầu (thông tin trong ô địa chỉ được gọi là tên miền (domain name)), rồi
sau đó chương trình sẽ tự động gửi thông tin đến máy chủ (web server), nhận dữ
liệu và hiển thị trên màn hình máy tính của người dùng. Người dùng có thể theo các
liên kết siêu văn bản (hyperlink) trên mỗi trang web để dẫn đến các tài liệu khác
hoặc gửi thông tin phản hồi theo máy chủ trong một quá trình tương tác. Hoạt động
tìm kiếm thông tin theo các siêu liên kết thường được gọi là duyệt Web.
Quá trình này cho phép người dùng có thể truy cập các trang web để lấy thông
tin. Tuy nhiên độ chính xác và chứng thực của thông tin không được đảm bảo.
17


Những cột mốc quan trọng của Internet:
1991: Web Father, Tim Berners-Lee phát minh World Wide Web (WWW).
1995: Amazon được thành lập bởi Jeff Bezos. Cho đến nay, Amazon vẫn được
đánh giá là một trong những công ty thương mại điện tử thành công và có quy mô
lớn.
Trong thời gian này, nhiều công ty bắt đầu nghiên cứu côn nghệ tìm kếm được
thành lập như Alta Vista, Infoseek, Excite.
1996: Yahoo! Được đưa lên sàn chứng khoán. Yahoo nổi tiếng với dịch vụ tìm
kiếm, danh bạ, nội dung số, dịch vụ nhóm thực hiệnail và tin nhắn nhanh (Instant
Messenger).
1997: thành lập chuẩn MP3 đã làm cho các tập tin âm nhạc và âm thanh dễ

dàng được truyền đi trong môi trường internet. Mở đường cho công nghệ giải trí
trên internet.
Trong thời gian này, thuật ngữ “search engine optimization”(Tối ưu hóa cho
công cụ tìm kiếm) được sử dụng đầu tiên trên một diễn đàn.
1998: Google được thành lập bởi Larry Page và Sergey Brin. Mặc dù công
nghệ tìm kiếm trên internet đã được nhiều công ty nghiên cứu phát triển trước đó,
nhưng sản phẩm tìm kiếm của Google mới chính là điều mà người dùng internet
thực sự mong đợi. Cho đến ngày nay, công cụ tìm kiếm của Google vẫn là công cụ
tìm kiếm được người dùng sử dụng nhiều nhất. Sự ra đời của Google đã giúp cho
người dùng Internet khai thác thông tin dễ dàng hơn, và giúp cho các website có
nhiều cơ hội hơn để tiếp cận với người dùng Internet.
1999: Peter Merholz đưa ra khái niệm “blog”. Một cách đọc tắt của cụm từ
Web log. Từ đây việc làm ra một website đã dễ dàng hơn, và người dùng có thể sử
dụng Internet làm nơi viết nhật ký. Về sau Blog không còn đơn giản là những nhật
ký riêng trên Internet mà còn là nơi chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, quan điểm cá
nhân… và trở thành một công cụ quan trọng của truyền thông xã hội.
18


×