Tải bản đầy đủ (.pdf) (486 trang)

TƯ PHÁP QUỐC TÉ - THS. LÊ THỊ NAM GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (25.8 MB, 486 trang )

DC.034240


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HÒ CHÍ MINH
»

*



ThS. LÊ THỊ NAM GIANG
*

Tư PHÁP QUỐC TÉ
(Tái bản lần thứ hai, có sửa chữa và bổ sung)

TR ỈỜNGĐ ạ Í h ọ c VIN h Ị
ị~

~THŨNG iÀf',*0r3 ^ 4 0

ITHÔNG TIH THI/ VIÊN ỉ

.. - <- ^
- .• 1

NHÀ XUẤT BẲN ĐẠI IIỌC Q u ố c GIA
TP HỒ CHÍ MINH - 2010




LỜI GIỚI THIỆU
Cùng với sự phát tríên mạnh mẽ cùa quá trình toàn cầu hóa nền
kinh té thế giới, các quan hệ dãn sự, kinh tế, thương mại hôn nhân gia
đình... giữa công dân, pháp nhân của các nước ngày càng tăng
nhanh vù chiếm một vị trí quan trọng trong việc điều chỉnh pháp luật.
Tuy nhiên, việc điểu chinh các quan hệ này là một vấn đề phức tạp. Vì
đây là các quan hệ mang bán chất dân sự có yêu tô nước ngoài, do
đó, khi xuất hiện các quan hệ này thường làm phát sinh bon vấn đề cơ
bùn: Tòa án quốc gia nào sẽ có thảm quyên giải quyêt tranh châp và
nên khói kiện tại tòa án quốc gia nào đẻ bảo vệ quyên lợi của mình
một cách tốt nhất? Luật nào sẽ được tỏa án áp dụng? Quyêt định của
tòa án có thê được thì hành tại nước ngoài không? Quyên của người
nước nạoài, pháp nhân nước IÌÍỊOÙÍ sẽ được bảo vệ như thê nào? Giải
quyết tốt các vấn đề này có ý nghĩa to lớn cả về mặt /v luận và thực
tiễn, tuy nhiên, đây không phải là vẩn để đơii giản.
Vói hy vọnẹ giúp bạn đục nghiên cứu, tìm hiều đê có thê giải
quyết được các vẩn để trên, Nhà xuât bản Đại học Quôc gia TP Hô
Chí Minh xuất bùn cuốn “Tư pháp quốc tế" của ThS. Lê Thị Nam
Giang - Trưởng bộ môn Tư pháp quôc tế - Luật so sánh Trưòng Đại
học Luật TP Hồ Chí Minh. Cuốn sách được trình bày theo ba nội
dung cơ bản. Thứ nhất, gi(ĩi thiệu những nội dung cơ bán cùa Tư
pháp quốc tẻ trong đó túc giả tập trung chủ yếu vào phân tích các quy
định của Tư pháp quốc tế Việt Nam. Thứ hai, câu hỏi, bài tập tình
huống dành cho bạn đọc lù sinh viên hay học viên theo học môn học
này. Thứ ba, một sổ điều ước quốc tế quan trọng trong lĩnh vực này.
Xin trăn trọng giói thiệu cuốn sách cùng hạn đọc.

NXB ĐHQG TP Hồ Chí Minh

3




MỤCLỤC
CHƯƠNG 1: NHẬP MÔN T ư PHÁP QUÓC T É ............................... 15
1. ĐỐI TƯỢNG Đ1ÈU CHỈNH CỬA T ư PHÁP QUỐC TÉ............................15
2. PHẠM VI ĐIẺU CHỈNH CỦA T ư PHÁP QUỐC TÉ.................................2 i
3. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH CỦA Tư PHÁP QUỐC TÉ...................... 25
3.1. Khái quát về phương pháp điều chỉnh của Tư pháp quốc lế..................... 25
3.2. Phương pháp xung đột (phương pháp điêu chình gián tiêp)..................... 26
3.3. Phương pháp điều chỉnh thực chất (phương pháp điều chình trục tiếp)... 29
4. TÊN GỌI CỬA TƯ PHÁP QUÓC TÉ........................................................ 32
5. VỊ TRÍ CÙA TƯ PHÁP QUỔC TẾ TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT.... 38

CHƯƠNG 2: QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ NGUỒN CỦA
TƯ PHÁP QƯÓCTÉ.!.................. 1.............................................. 46
!. QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỬA Tư PHÁP QUỐC TẾ.............................. 46
1.1. Khái quát về hệ thống quy phạm pháp luật của Tư pháp quốc tế.............. 46
1.2. Quy phạm pháp luật xung đột................................................................ 48
1.3. Quv phạm pháp luật thực chât...............................................................55
1.4. Qưy phạm pháp luật tố tụng.................................................................. 56
2. NGUỔN CỦA TƯ PHÁP QUỐC TÉ..................................................... 2958
2.1. Các loại nguồn của Tư pháp quốc tế.......................................................58
2.2. Điều ước quốc tế................................................................................... 60
2.3. Luật pháp của mỗi quôc gia - nguồn cùa Tư pháp qưôc tê........................66
2.4. Tập quán quốc tế................................................................................... 69

5



CHƯƠNG 3: CHỦ THẾ CỦA Tư PHÁP QUỐC TẾ........................... 76
1. KHÁỈ QUÁT VẺ CHỦ THẾ CỦA Tư PHÁP QUỐC TẾ........................... 76
2. NGƯỜI NƯỚC NGOÀI............................................................................77
2.1. Khái niệm người nước ngoài và phân nhóm người nước ngoài................77
2.2. Quy chế pháp lý dân sự của người nước ngoài..................................... 80
2.3. Quy chế pháp lv của người nước ngoài tại Việt Nam.............................87
3. PHÁP NHÂN NƯỚC NGOÀI...................................................................88
3.1. Khái niệm pháp nhân nước ngoài........................................................ 88
3.2. Quy chê pháp lý dân sự của pháp nhân nước ngoài............................... 91
3.3. Quy chế pháp lý của pháp nhân nước ngoài tại Việt Nam......................92
3.4. Quy chế pháp lý của pháp nhân Việt Nam hoạt động ờ nước ngoài.........92
4. QUỔC GIA - CHỦ THÊ ĐẶC BIỆT CỦA TƯ PHÁP QỤỐC TẾ............... 93
4.1. Cơ sở xác định quy chế pháp lý đặc biệt cùa quốc gia trong Tư pháp
quốc tế............................................................................................... 93
4.2. Nội dung quy chế pháp ỉv đặc biệt cùa quốc gia.*...................................104
CHƯƠNG 4: XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT...................................................116
1. KHÁI NIỆM XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT.................................................. 116
2. PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT XƯNG ĐỘT PHÁP LUẬT...................... 118
2.1. Xây dựng và áp dụng các quy phạm thực chất (phương pháp thực chất) .118
2.2. Xây dựng và áp dụng các quy phạm xung đột (phương pháp xung đột).. 119
3. MỘT SỐ KIỂU HỆ THUỘC LUẬT c ơ BẢN...........................................120
3.1. Luật nhân thân (Lex Personalis)............................................................120
3.2. Luật quôc tịch của pháp nhân (Lex Societatis)....................................... 122
3.3. Luật noi có tài sản (Lex rei sitae)..........................................................123
3.4. Luật nơi ký kết hợp đồng (Lex loci contractus)..................................... 124

6


3.5. Luật nơi thực hiện nghĩa vụ (Lex loci solutionis).................................. 126

3.6. Luật nơi thực hiện họp đồng (Locus íorman regis actum)...................... 126
3.7. Luật nơi vi phạm pháp luật (Lex loci delicti commissi)..........................127
3.8. Luật nơi tiến hành kết hôn (Lex loci celebrationis)............................... 130
3.9. Luật nước người bán (Lex venditoris).................................................. 131
3.10. Luật lựa chọn (Lex voluntatis)........................................................... 131
3.11. Luật có mối liên hệ chặt chẽ nhất với hợp đồng
(The proíer law of contract)............................................................... 136
3.12. Luật quốc kỳ (Lex ílagi)....................................................................137
3.13. Luật nơi đăng ký quốc tịch tàu bay.....................................................138
3.14. Luật tòa án (Lex fori)........................................................................ 138

CHƯƠNG 5: ÁP DỤNG PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI.......................144
1. Sự CẰN THIẾT Ấp

dụng pháp luậ t

NƯ'ÓC n g o à i ......................144

2. NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI....................... 150
3. MỘT SỔ VẨN ĐẺ PHÁP LÝ PHÁT SINH KHI ÁP DỤNG
PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI................................................................ 153
3.1. Bảo lưu trật tự công cộng................................................................... 153
3.2. Dần chiếu ngược trờ lại (Renvoi ỉ) và dẫn chiếu đến pháp luật của nước
thứ ba (Renvoi II)............................................................................. 156
3.3. Vấn đề lẩn tránh pháp luật (íraus legi facta).......................................... 160

CHƯƠNG 6: THẨM QUYÊN CỦA TÒA ÁN QUỔC€IA ĐỐI VỚI
CÁC VỤ VIỆC DÂN S ự CÓ YẾU TÓ NƯỚC NGOÀI....................... 166
1. Sự CÀN TH1ÉT XÁC ĐỊNH THẦM QUYÈN CỦA TÒA ÁN QƯÓC GIA
ĐỐI VỚI CÁC VỤ VIỆC DÂN sựcó YẾU Tố Nước NGOÀI............166

2. MỘT SỐ CẢN CỨ XÁC ĐỊNH THẨM QUYÊN XÉT x ử CỦA
TÒA ÁN Qưôc GIA THEO PHÁP LUẬT CÁC Nước .................... 87174


3. THẢM QUYÊN XÉT xử'CỦA TÒA ÁN CÁC Nước THẢNH VIÊN
EU THEO BRƯSSEL REGƯLATION................................................. 176
4. XÁC ĐỊNH THẢM QƯYẺN CỦA TÒA ÁN VIỆT NAM ĐỐI VỚI
CÁC VỤ VIỆC DÂN Sự CÓ YẾU TÓ Nước NGOÀỈ.......................... 187
4.1. Nguyên tắc xác định thẩm quyền........................................................ỉ 87
4.2. Xác định thẩm quyền xét xừ của tòa án Việt Nam theo các hiệp định
tương trợ tư pháp quốc tế siữa Việt Nam và các nước......................... 187
4.3. Xác định thẩm quyền xét xử của tòa án Việt Nam theo
pháp luật Việt Nam.......................................................................... 192
5. ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG GIẢI QUYẾT CÁC v ụ VIỆC
DÂN Sự CÓ YẾU Tố NƯỚC NGOÀI......................... ........................ 217
ó. ỦY THÁC TƯ PHÁP.............................................................................218
6.1. Khái niệm......................................................................................218
6.2. Thực hiện ủv thác tư pháp tại Việt Nam............................................220

CHƯƠNG 7: CÔNG NHẶN VÀ THI HÀNH CÁC BẢN ÁN CỦA
TÒA ÁN NƯỚC NGOÀI,’ QUYẾT ĐỊNH CỦA TRỌNG
TÀI NƯỚC
NGOÀI......................... .................. 1.................... 1.............................. 228
1. KHÁI NIỆM......................................................................................... 228
2. CÔNG NHẬN VÀ THỈ HÀNH BẢN ÁN CÙA TÒA ÁN
NƯỚC NGOÀI.................................................................................... 230
2.1. Công nhận và thi hành các bản án của tòa án nước ngoài tại
một số nước.....................................................................................230
2.2. Công nhận và thi hành các bản án, quyết định dân sự của tòa án
nước ngoài tại Việt Nam............................................................... 116231

3. CÔNG NHẬN VÀ THI HÀNH QUYẺT ĐỊNH CỬA TRỌNG TÀI
NƯỚC NGOÀI......................................................................239

8


3.1. Cône ước Newyork 1958 về côns nhận và thi hành quyết định
cùa trọng tài nước ngoài...................................................................239
3.2. Công nhận và thi hành quyết định cua trọng tài nước ngoài
tại Việt Nam...............................................................................121242

CHƯƠNG 8: QUYÈN s ỏ HỮU................................................ 125253
1. KHÁI NIỆM.......................................................................................... 253
2. GIẢI QUYÉT XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VÈ QƯYÈN sớ HỪƯ.............254
2.1

Nguyên tắc chung trong việc giải quvêt xung đột pháp luật về
quyền sờ hừu đối với tài sản..............................................................254

2.2. Những trường hợp ngọai l ệ .............................................................259
2.3. Xác định quyền sờ hữu đối với tài sản đang trên đường vận chuvển.....260
3. QUYẺN SỞ HỮU CỦA NGƯỜỈ Nước NGOÀI TẠI VIỆT NAM ......... 261
3.

ỉ. Quyền sở hữu của người nước ngoài tại Việt Nam.................. 130261

3.2. Quvền sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam................. 268

CHƯƠNG 9: HỢP ĐỒNG...................... ..................................... 275
1. KHÁI NIỆM.........................................................................................275

2. GÍÀIQUYÉT XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VẺ Hộp ĐÒNG c ó
YÉU TỐ NƯỚC NGOÀI...................’.............].................................. 276
2.1. Giải quyết xung đột pháp luật về tư cách pháp lý của các bên
ký kết hợp đồng...............................................................................276
2.2. Giải quyết xuna đột pháp luật về hình thức của hợp đồng................... 277
2.3. Giải quyết xung đột pháp luật về thời điểm và nơi giao kết hợp đồng
trong trường hợp hợp đồng được giao kết vắng mặt..................139279
2.4. Giải quyết xung đột pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các bên
trong hợp đồng......................................................................140281

9


2.5. Giải quyết xung đột pháp luật về xác định thời điểm chuyển quyền
sờ hữu và chuyển dịch rủi ro trong hợp đồng mua bán quốc tê..............282
3. CÁC LOẠI HỢP ĐỒNG c ó YẾU Tổ Nước NGOÀI..........................285
3.1. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.................................................. 285
3.2. Hợp đồng chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển........ 292
3.3. Hợp đồng chuyên giao công nghệ................................................. 150300
3.4. Họp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ
(Hợp đồng lixăng)........................................................................... 306
3.5. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sờ hữu trí tuệ................................... 316
3.6. Hợp đồng Franchising...................................................................... 316
3.7. Họp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài.............................................. 317
CHƯƠNG 10: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG............... 323
1. KHÁI NIỆM............................ ........................................................... 323
2. GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VỀ BÒI THƯỜNG
THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐÔNG........................................................ 324
3. GIẢI QUYẾT XƯNG ĐỘT PHÁP LUẬT VỀ BÔI THƯỜNG
THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐÔNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM......335


CHƯƠNG 11: QUYÈN s ở HỬU TRÍ TUỆ..................................... 340
1. KHÁI NIỆM......................................................................................... 340
2. CÁC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VẾ sờ HỬƯ TRÍ TUỆ...............................344
2.1. Các điều ước quốc tế về quyền tác giả................................................. 344
2.2. Điều ước quốc tế về sờ hữu công nghiệp..............................................359
2.3. Các điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ................................................. 376
3. BẢO Hộ QUYỀN sở HỮU TRÍ TUỆ c ó YẾU Tố NƯỚC NGOÀI
THEO PHAP LUẬT CỦA VIỆT NAM..................................................389

10


3.1. Bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài theo pháp luật
cùa Việt Nam.................................................................................. 389
3.2. Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp có yếu tô nước ngoài theo
quy định của pháp luật Việt Nam....................................................... 391

CHƯƠNG 12: THỪA KẾ........................................................... 398
1. KHÁI NIỆM........................................................................................398
2. GIẢI QUYẾT XƯNG ĐỘT PHÁP LUẬT VÈ THỪA KẾ THEO
PHÁP LUẬT CỦA CÁC NƯỚC...........................................................400
2.1. Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật ở các nước.......400
2.2. Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo di chúc ờ các nước.......... 402
3. GIẢI QUYẾT XƯNG ĐỘT PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ THEO
CÁC ĐIÊU ƯỚC QUỐC TÉ.................................................................405
4. GIẢÍ QUYẾT XƯNG ĐỘT PHÁP LUẬT VỀ THỪA KÉ TẠI
VIỆT NAM.................. .................... .............................. ’..................407
4.1. Giải quyết xung đột về thừa kế theo các hiệp định tương trợ
tư pháp giữa Việt Nam và các nước................................................... 407

4.2. Theo pháp luật Việt Nam..................................................................409
5. GIÀI QUYẾT DI SẢN KHÔNG c ó NGƯỜI THỪA KẾ TRONG
TƯ PHÁP QUỐC TẾ........................................................................... 412

CHƯƠNG 13: HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH..................................... 419
1. KHÁI NIỆM QUAN HỆ HỔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH c ó YẾU Tổ
NƯỚC NGOÀI........................ ........................................................... 419
2. GIẢI QUYẾT XƯNG ĐỘT PHÁP LUẬT VỀ KẾT HÔN........................421
2.1. Giải quyết xưng đột pháp luật về kết hôn theo pháp luật các nước.......421
2.2. Giải quyết xung đột pháp luật về kết hôn theo các hiệp định
tương trợ tư pháp và theo pháp luật Việt Nam.................................... 423

11


3. GỈẢỈ QUYÉT XƯNG ĐỘT PHÁP LUẬT VẼ LY HÔN.......................... 428
3.1. Giải quyêt xung đột pháp luật về Iv hôn theo pháp luật các nước.......... 428
3.2. Giải quyết xung đột pháp luật về ly hôn theo các hiệp định tương trợ
tư pháp và theo pháp luật Việt Nam................................................... 429

4. NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU T ố N l/ở c NGOÀI.............................. 430
4.1. Giải quyết xung đột pháp luật về vấn đề nuôi con nuôi có yếu tổ
nước ngoài theo pháp luật các nước................................................... 430
4.2. Giải quyết xung dột pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
theo Hiệp định tươne trợ tư pháp và theo pháp luật Việt Nam............... 431

B ộ LUẬT DÂN S ự 2005 (Trích)................................................... 439
HIỆP ĐỊNH TƯƠNG TRỢ TU PHÁP VÀ PHÁP LÝ VẺ CÁC
VẨN ĐỂ DÂN Sự VÀ HÌNH s ự GIỮA CỘNG HOÀ XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIẸT NAM VÀ LIÊN BANG NGA (Trích)... ................ 447

CÔNG ƯỚC VÈ CÔNG NHẬN VÀ THI HÀNH CÁC QUYÉT ĐỊNH
TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI.......................................................’..........476

12


DANH MỤC NHŨNG TỪ V ÍT TẤT
BTA

Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ

CH

Cộng hòa

CHDCND

Cộng hòa dân chù nhân dân

CHND

Cộng hòa nhân dân

CHXHCN

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

EU

Liên minh Châu Âu


ICC

PhòníỊ thươnẹ mại quôc tể

LB

Liên banơ

MFN

rp A■ 1

PCT

Hiệp ước hợp tác sáng chế

TRIPS

Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại
cùa quyền sờ hữu trí tuệ

A

À

101 huệ quôc

UNCITRAL ủy ban luật thương mại quốc tế của Liên Hợp Quốc
WIPO


Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

VIAC

Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam

13


Chương 1

NHẬP MÔN Tư PHÁP QUỐC l í
1. ĐÓI TƯỢNG ĐIÈU CHỈNH CỬA TU PHÁP QUÓC TẾ
Quá trình hợp tác quốc tế đã làm phát sinh nhiều mối quan hệ
khác nhau giữa các quốc ẹia, các tổ chức quổc tế, giữa công dân, cơ
quan, tô chức của các nước. Đặc biệt tronẹ xu thế khu vực hoá, toàn
cầu hoá nền kinh tế hiện nay, các mối quan hệ quốc tế phát triển theo
hướng ngày càng đa dạnơ, phức tạp nhung nhìn chung có thể chia
thành hai nhóm cơ bàn. Các quan hệ phát sinh trong quá trình họp tác
quốc tế giữa các quốc gia, các tổ chức liên chính phủ như quan hệ về
chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỳ thuật, quân sự..., trong đó chủ

yểu là các quan hệ chính trị, thuộc đối tượng điều chỉnh của công
pháp quốc tể. Những quan hệ phát sinh eiữa công dân, cơ quan, tổ
chức của các nước khác nhau và trong một số quan hệ nhất định giữa
quốc gia với công dân, cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc những quan
hệ phát sinh giữa công dân, cơ quan, tổ chức của một nước nhưng có
liên quan đến yểu tố nước ngoài do một số ngành luật như Tư pháp
quốc tế, luật thương mại quốc tế điều chỉnh... Các quan hệ do Tư pháp
quốc tế điều chỉnh rất đa dạng, chủ yếu là các quan hệ sau:
- Xác định năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự
của người nước ngoài;
- Xác định năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài;
- Quan hệ sở hữu có yếu tố nước n»oài;
- Quan hệ họp dồng thương mại quốc tế như hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế, hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế, hợp
đồng chuyển nhượng đặc quyền thương mại, hợp đồng chuyển
ậ a o công nghệ...;
15


- Quan hệ sở hữu trí tuệ có yểu tố nước ngoài;
- Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước neoài;
- Quan hệ thừa

kế có

yếu tố nước ngoài;

- Quan hệ lao động có yếu tổ nước ngoài;
- Quan hệ tố tụng dân sự nhằm 2;iải quyết các vụ việc dân sự có
yếu tố nước ngoài...

Xét về bản chất, phần lớn các quan hệ trên là nhũng quan hệ dân
sự có yếu tổ nước ngoài. Những quan hệ này có hai đặc tnmơ cơ bản:
Thứ nhãt, đó là các quan hệ dân sự.
Tại Việt Nam trước đây, thuật ngừ “quan hệ dân sự” được quy
định trong các văn bản quy phạm pháp luật thường được hiểu theo
nghĩa hẹp, chi' bao gồm các quan hệ nhân thân và tài sảnphát sinh
trong giao lưu dân sự. Điều này xuất phát từ quy định tạiĐiều 1Bộ
luật dân sự 1995: "Bộ luật dân sự quy định địa vị pháp lý cùa cá
nhân, pháp nhân và các chủ thê khác, quyền, nghĩa vụ của các chù
thê trong quan hệ tài sản, quan hệ nhăn thân trong giao lưu dân sự,
xây dụng chuân mực pháp lý cho các ứìig xử của các chủ thô khi
tham gia quan hệ dân sự ”. Với quy định này quan hệ dân sự chi được
hiểu theo nghĩa hẹp. Tron? khi đó, các quan hệ thuộc đối tượng điều
chình của Tư pháp quốc tế không chỉ bao gồm các quan hệ dân sự
theo nơhĩa hẹp mà còn bao gồm cả các quan hệ lao động, thương mại,
hôn nhân gia đình... có yếu tổ nước ngoài. Chính vì vậy, đồ chi các
quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tể, nhiều tác
giả tại Việt Nam đã sử dụng thuật ngữ “quan hệ dân sự theo nghĩa
rộn?” hay “quan hệ mang bản chất dân sự”.
Giáo trình Tư pháp quốc tế, Trường ĐH Luật Hà Nội, NXB Cône an nhân
dân, 1997, tr.7; Đoàn Năng, Những vấn đề Ịý ỉuận cơ bản về Tư pháp quốc
tế, NXB Chính trị Quốc gia, 2001, tí\ 9 - 1 1 ; Nguyền Trung Tín - Nguyễn
Ngọc Lâm, về việc xác định các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố

16


Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam được Quốc hội khóa IX thông
qua ngày 15/6/2004 đã đưa ra cách hiếu mới về khái niệm dân sự khi
quy định tại Điều 1: “Bộ luật tố íụnỊị dãn sự quy định nhùng nguyên

tắc cơ bản ttV ĩỊ> to tụng dân sự; trình tự, thủ tục khởi kiện đê Toà án
Ịịiủi quyêí cúc vụ án vê tranh chấp dân sự, lúm nhân và gia đình, kinh
doanh, thương mại, lao đợiiỊỊ (sau đây gọi chung là vụ án dân sự) vù
trình tự, thù tục yêu cầu đê Toà án iỊÌài quyêt các việc vê yêu câu dãn
sự, hôn nhân và ÍỊÌU đình, kinh (loanh, thmmg mại, lao động (sau đây
gọi chung là việc dân sự); trình tự, thủ tục giải quyết vụ án dân sự,
việc dân sự (sau đây gọi chung lù vụ việc dân sự) tại Tơà án...". Điêu
1 Bộ luật (lân sự năm 2005 một lần nữa khẳng định quan điểm trên
khi quy định: “Bộ luật dân sự quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực
pháp lý cho cách úng xử cùa cá nhân, pháp nhũn, chủ thê khác;
quyền, nghĩa vụ của các chủ thô về nhân thân và tài sàn trong các
quan hệ dân sự, hôn nhân vù gia đình, kình doanh, thươìig mại, lao
động (sau đây gọi chung lù quan hệ dân sự)”. Ngày 15/11/2006
Chính phủ ban hành Nghị định 138/CP quy định chi tiết thi hành các
quy định cùa Bộ luật dân sự về quan hệ dân sự có yếu tổ nước ngoài.
Điều 3 Nohị định này đã ẹiải thích một cách rõ ràng thuật ngữ “quan
hệ dân sự có yếu tố nước ngoài” được hiểu là “các quan hệ dân sự,
hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động... ”■ Với
các quy định trên, khái niệm quan hệ dân sự đã được hiểu theo nghĩa
rộng, khôrtỉ* chỉ bao gồm các quyền, nghĩa vụ của các chủ thể về nhân
thân và tài sản trong các quan hệ dân sự mà còn trong các quan hệ
hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động. Trong cuốn
giáo trình này, chúng tôi sử dụng thuật ngữ “quan hệ dân sự” theo
nghĩa rộng như đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật
trcn.
Thứ hai, đó là các quan hộ có yêu tô nước ngoài.

nước ngoài trong pháp luật Việt Nam, Tạp chí nhà nước và pháp luật số
3/2004, tr.74.
Xem Điều 3 Nghị định trên.


17


Tại Việt Nam, các căn cứ đề xác định “yếu tố nước ngoài” trong
các quan hệ dân sự đã được khẳng định trong Bộ luật dân sự và các
văn bản quy phạm pháp luật khác. Điều 826 Bộ luật dân sự 1995 quy
định “Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được hiên là các quan hệ
dân sự có người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài tham gia hoặc
căn cứ đế xác lộp, thay đôi hoặc chắm (lứt quan hệ đó phát sinh ở
nước ngoài hoặc tài sản liên quan đên quan hệ đỏ ớ nước ngoài".
Quy định trên có ý nghTa rất lớn cả về lý luận và thực tiễn vì lần đầu
tiên tại Việt Nam “yếu tố nước ngoài” trong quan hộ dân sự đã chính
thức được định nghĩa tronơ một điều luật cụ thể của một văn bản pháp
luật có hiệu lực pháp lý rất cao là Bộ luật dân sự. Điều đó đã tạo sự
thuận lợi và thống nhất cho việc xác định “yếu tổ nước ngoài” không
chỉ trong các quan hệ dân sự. Tuy nhiên, quy định trên đã không khái
quát được hết các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài phát sinh
trong thực tiễn, ví dụ như quan hệ dân sự phát sinh giữa công dân
Việt Nam định cư ở nước ngoài với công dân, pháp nhân Việt Nam
tại Việt Nam hoặc quan hệ dân sự giữa công dân Việt Nam nhưng
phát sinh theo pháp luật nước ngoài hoặc quan hệ phát sinh giữa các
tổ chức không có tư cách pháp nhân của các nước khác nhau... Trên
thực tế, điều này đã gây không ít khó khăn cho cơ quan có thẩm
quyền trong việc xác định một quan hệ dân sự là có yểu tố nước ngoài
hay không. Đế khắc phục những thiếu sót đó, một số văn bản quy
phạm pháp luật của Việt Nam khi đưa ra khái niệm về quan hệ có yếu
tố nước ngoài trong các quan hệ pháp luật chuyên ngành mặc dù vẫn
dựa trên quy định của Điều 826 Bộ luật dân sự 1995 nhưng có bổ
sung thêm một số yếu tổ nước ngoài khác. Ví dụ, Điều 8, khoản 14

Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 quy định: “Quan hệ
hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài được /liêu là quan hệ hôn
nhân và gia đình:
- Giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài;
- Giữa người nước ngoài V('ri nhau thường trú tụi Việt Nam;

18


- Giữa công dân Việt Num vói nhau mù căn cứ đê xác lập, thay
đôi hoặc châm dứt quan liệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc
tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài”
Điều 405 khoản 2 Bộ lụật tố tụng dân sự Việt Nam 2004 quy
định: “ Vụ việc dân sự cỏ yếu to nước ngoài là vụ việc dân sự có ít
nhát một trong các đương sự lù nqười nước ngoài, người Việt Nam
định cư ớ nước ngoài hoặc cúc quan hệ dân sự giữa cúc ãưcmg sự là
công dãn, cơ quan, tô chức Việt Nam nhung căn cứ đê xác lập, thay
đôi, châm dứt quan hệ đỏ theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại
nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài. ”
Tuy nhiên, những bổ sung trên, một mặt, vẫn chưa bao quát được
hết các “yếu tố nước ngoài” có thể phát sinh trong thực tiễn, mặt khác
chỉ được áp dụng cho các quan hệ pháp luật chuyên ngành. Khắc
phục những thiếu sót đó, Điều 758 Bộ luật dân sự năm 2005 đã mở
rộng khái niệm quan hệ dân sự có yếu tổ nước ngoài, theo đó “quan
hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự có ít nhất một trong
các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt
Nam định cư ở nước ngoài hoặc quan hệ dân sự giữa các bên tham
gia là công dân, tô chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đôi,
châm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước
ngoài hoặc tài sản liên quan đên quan hệ đó ở nước ngoài". Như

vậy, Điều 758 Bộ luật dân sự năm 2005 không những có sự thaỵ đổi
về cấu trúc mà còn bồ sung thêm một số căn cứ để xác định yếu tố
nước ngoài trong các quan hệ dân sự.
Với việc xác định quan hệ dân sự được hiểu theo nghĩa rộng theo
Điều 1, quy định tại Điều 758 Bộ luật dân sự3 đã tạo cơ sở pháp lý
đầy đủ và vững chắc cho việc xác định thống nhất quan hệ dân sự có
yếu tố nước ngoài tại Việt Nam. Xét về mặt chủ thể, các nhà lập pháp
3

Từ đây, khi phân tích hay trích dần các quy định của Bộ luật dân sự, nếu
chúng tôi không ghi rõ Bộ luật dân sự ỉ 995 thì xin hiểu là chúng tôi phân
tích hoặc trích dẫn quy định của Bộ luật dân sự 2005.

19


Việt Nam đã tách yểu tổ nước ngoài trong các quan hệ dân sự thành
hai nhóm. Nhóm thứ nhất là “quan hệ dân sự có ít ìììiủỉ một trong các
bên tham gia là cơ quan, tô chức, cá nhân nước ngoài, người Việt
Nam định cư ở nước ngoài”, và nhóm thứ hai là “quan hệ cỉâiĩ sự
íịiữa các bên tham gia là công dân, tô chức Việt Nam nhung căn cứ
đê xúc lập, thay đỏi, châm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài,
phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đêu quan hệ đó ở
nước ngoài. ” Nhưng xét ớ góc độ tổng quát, “yếu tố nước nnoài”
trong các quan hệ dân sự được xác định theo các căn cứ:
Thứ nliất, về chủ thể: ít nhất một trong các bên tham gia quan hệ
là cơ quan, tô chức, cá nhân nước nooài hoặc nẹười Việt Nam định cư
ở nước ngoài. Ví dụ, chủ thê của một quan hệ hợp đồng là các pháp
nhân hoặc cá nhân có quốc tịch khác nhau; quan hệ hôn nhân ạiữa hai
công dân mang quốc tịch khác nhau... Trên thực tế, phần lớn các

quan hệ dân sự có yếu tố nước nooài ỉà các quan hệ phát sinh giữa cơ
quan, tô chức, cá nhân của các nước khác nhau.
Thứ hai: tài sản liên quan đến quan hệ nằm ở nước ngoài. Đây là
các quan hệ phát sinh giữa công dân, tô chức Việt Nam nhưng tài sản
liên quan đến quan hệ đó nằm ờ nước ngoài. Ví dụ, tranh chấp họp
đồng giữa công dân Việt Nam nhung tài sản tranh chấp nằm ở nước
ngoài ...
Thứ ba: Căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ theo pháp
luật nước ngoài hoặc phát sinh tại nước ngoài. Đây cũng là các quan
hệ phát sinh giữa công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ xác lập,
thay đôi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc phát
sinh tại nước ngoài, ví dụ các bên ký kết hợp đồng ở nưức n«oài, kết
hôn ở nước ngoài...
Từ sự phân tích trôn có thể khẳng định đổi tượng điều chình của
Tư pháp quốc tế là các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.

20


Tuy nhiên, Tư pháp quốc tế không chi điều chinh các quan hệ
dân sự có yếu tố nước ngoài mà còn điều chình một số các quan hệ
phát sinh trong quá trình tòa án của một quốc gia giải quyết các vụ
việc dân sự có yếu tố nước riRoài như xác định thẩm quyền của tòa án
quốc CUI đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, vấn đề ủy
thác tư pháp quốc tế, côn <4 nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự
của tòa án nước ngoài, cônơ nhận và thi hành quyết định của trọng tài
nước ngoài.4
Tại Việt Nam hiện nay, quan điểm về đối tượng điều chinh của
Tư pháp quốc tế là tương đối thống nhất, trong đó đa số các nhà
nghiên cứu đều khan? định đổi tượnẹ điều chỉnh cùa Tư pháp quốc tế

là các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài. Quan
điêm này đã được thể hiện trong các giáo trình Tư pháp quốc tế của
một số trường đại học của Việt Nam và trong một số sách tham khảo5.
Thực ra, chúng ta đã ủng hộ quan điêm được thừa nhận rộng rãi và
được the hiện trong rất nhiều giáo trình Tư pháp quốc tế tại Liên ban ạ
Nga (và trước đây là Liên ban? Xô viết)6
2. PHẠM VI ĐIÊU CHỈNH CỦA TU PHÁP QUỐC TÉ
Liên quan chặt chẽ tới việc xác định đối tượng điều chỉnh của Tư
pháp quốc tế là xác định phạm vi điều chỉnh của ngành luật này. Đây
là vấn đề được tranh luận nhiều nhất trong lịch sử Tư pháp quổc tế

4
5

6

Xem thêm mục 2. chương 1 và ehưưng 5, 6.
Ví dụ: Giáo trình Tư pháp quốc tế, Trường ĐH Luật Hà Nội, sđd, tr 7; Giáo
trình Tư pháp quốc tế, Khoa luật ĐHQG Hà Nội, NXB ĐHQG Hạ Nội,
2001 ,tr 7; Đoàn Năng, Những vấn đè lý luận cơ bản về Tư pháp quốc tế, sdd,
tr.9.
Ví dụ:, L.p. Anufrieva,Giáo trình Tư pháp quốc tế, NXB BEC, Maxcơva
2000, Tr. 47,48; M.M. Bungalavski, Giáo trình Tư pháp quốc tế, Maxcơva
1989, Tr 12; M.M. Bungalavski, Giáo trình Tư pháp quốc tế, Maxcưva 1998,
Tr. 13; L.A. Luns, Giáo trình T ư pháp quốc tế, Maxcưva 1970, Tr 10.


với rất nhiều quan điểm khác nhau mà đến nay vẫn chưa đưa ra được
quan điểm thổng nhất.
Tại Việt Nam, Liên bang Nga và một số nước khác, với quan

điểm cho rằng đối tượng điều chinh cùa Tư pháp quốc tế là các quan
hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tổ nước ngoài, do đó phạm vi điều
chình cùa Tư pháp quốc tế được xác định rất rộng bao gồm các vấn
đề liên quan đến xung đột pháp luật, đến địa vị pháp lý cùa các chủ
thể của Tư pháp quốc tế, các quan hệ về quyền sở hữu có yểu tố nước
ngoài, thừa kế có yểu tố nước ngoài, quan hệ họp đồng có yếu tố
nước ngoài bao gồm cả hợp đồng mua bán quổc tế, họp đồng vận
chuyển hàng hóa và vận chuyển hành khách quốc tế, hợp đồng
Lixăng, thanh toán quốc tế, quan hệ sở hữu trí tuệ có yếu tổ nước
ngoài, quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tổ nước ngoài, quan hệ
lao động có yếu tố nước ngoài, quan hệ tố tụng dân sự quốc tể và
trọng tài thương mại quốc tế7.
Tại Anh, Mỹ, Singapore, úc và một sổ nước khác, Tư pháp quốc
tế được nghiên cứu dưới góc độ luật xung đột (và ở các nước này Tư
pháp quốc tế được gọi với tên gọi phổ biến là Conílict of Lavv - Luật
xung đột) trong đó tập trung vào ba vấn đề cơ bản là xác định thẩm
quyền của tòa án các nước này trong việc giải quyết các tranh chấp tư
có yếu tổ nước ngoài; vấn đề lựa chọn pháp luật áp dụng cho các
tranh chấp trên (choice of law), sau đó ỉà vấn đề về công nhận và thi
hành bản án, quyết định của tòa án nước ngoài, quyểt định của trọng
tài nước ngoài. Cũng cần nhấn mạnh là các vấn đề trên được nghiên
cứu trong tất cả các quan hệ pháp luật tư như quan hệ tài sản, quan hệ
hợp đồng, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, quan hệ hôn nhân gia
7 Được thề hiện trong rất nhiều giáo trình cùa Việt Nam và LB Nga

như Giáo
trình Tư pháp quốc tế, Trường ĐH Luật Hà Nội, sđd; Giáo trình Tư pháp
quốc tế, Khoa luật ĐHQG Hà Nội, sđđ; L.p. Anuírieva, Giáo trình Tư pháp
quốc tế, sđd; M.M. Bungalavskĩ, Giáo trình Tư pháp quốc tế, Maxcơva
1989, sđd; M.M. Bungaỉavski, Giáo trình Tư pháp quốc tế, Maxcơva 1998,

sđd; L.A. Luns, Giáo trình Tư pháp quốc tế, sđd.

22


đình, quan hộ phá sản8... Tuy nhicn, ngay tại Anh, Mỹ, một số nhà
nghiên cứu cũng có khuynh hướniĩ mở rộng phạm vi điều chỉnh của
Tư pháp quốc tế. Ví dụ, luật gia người Anh M. Yxada cho rằng, trong
điều kiện quan hệ quốc tế ngàv nay, Tư pháp quốc tế không thể bị hạn
chế ở ngành luật xung đột mà phải là một ngành luật điều chỉnh các
quan hệ quốc tế tư không phụ thuộc vào phương pháp điều chỉnh,
phương pháp này có thể rất nhiều9.
Tại CH Pháp, vấn đề đẩu tiên được Tư pháp quốc tế nghiên cứu
là quốc tịch, sau đó là quy chế pháp lv của người nước ngoài tại Pháp.
Các vấn đề này được điều chinh bởi các quy phạm thực chất của Pháp
quy định điều kiện để có quốc tịch Pháp, về xuất nhập cảnh, cư trú
của người nước ngoài, các quyền và nơhĩa vụ của họ tại Pháp. Sau đó
là các vấn đề xung đột pháp luật; xác định thẩm quyền xét xử của tòa
án quốc gia; cuối cùng là về côn? nhận và thi hành bản án, quyết định
của tòa án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài.10
Tại Bi, Tư pháp quốc tế được nghiên cứu như một ngành luật
xung đột, trong đó có đề cập chủ yếu đến các vấn đề về xác định thẩm
quyền xét xừ của tòa án đối với các vụ vịêc dân sự có yếu tố nước
ngoài và sau đó là vấn đề lựa chọn pháp luật và về công nhận và thi
hành bản án, quyết định của tòa án nước ngoài, quyết định của trọng
tài nước ngoài.11 Ba Lan, Hungary cũng có cùng quan điểm như trên.

8

Ví dụ: PM North and JJ Farcett, Cheshire and North’s Private International

Law, 1 3 '\ Buttervvorth, 1999; Adrian Bríggs, The Conílict Of Law, Oxíord
Ưniversity Press 2002; J.G.Collier, ConẤict O f Lavv, 3rđ ed, Cambridge
ưniversity Press 2 0 0 ỉ.
9 Giáo trình Tư pháp quốc tế, NXB Quan hộ quốc tế Maxcơva 1989, trang 21.
10 M,M. Bungaỉavski, Giáo trình Tư phấp quốc tế, sđd; TS.ĐỒ văn Đại.PGS.TS Mai Hồng Quỳ, Tư pháp quốc tế Việt Nam, NXB ĐHQG TP. Hô
Chí Minh 2006, tr 21.
!i f)ề cương giảng dạy Tư pháp quốc tế của GS. Arnaud Nuyts, Unìversity o f
Brussels tạíĐ H Q G TP. Hồ Chí Minh tháng 01/2001.


Như vậy, mặc dù quan điểm của các nước còn khác nhau nhưng
có ba vấn đề mà hầu hết các nước đều nhìn nhận thuộc phạm vi điều
chỉnh của Tư pháp quốc tế là:
- Xác định thẩm quyền của tòa án quốc gia đối với các vụ việc
dân sự có yếu tố nước ngoài.
- Xác định pháp luật áp dụng đối với các quan hệ dân sự có yếu
tố nước ngoài.
- Công nhận và thi hành bản án, quyết định của tòa án vù quyết
định của trọng tài nước ngoài.
Chúng tôi cho rằng việc xác định đối tượng điều chỉnh của Tư
pháp quốc tế như ở Việt Nam và Liên bang Nga là phù họp. Cũng cần
nhấn mạnh, quan điểm này được đưa ra gắn liền với lịch sử pháp luật
tại các nước xã hội chủ nghĩa, khi mà trong một thời gian dài các
ngành luật tư như luật thương mại, luật sờ hữu trí tuệ... hầu như
không phát triển mà đạo luật chủ yếu điều chinh các quan hệ tư là luật
dân sự, điều chinh các quan hệ tư có yếu tố nước ngoài ià Tư pháp
quốc tế. Do đó, nội dung của Tư pháp quốc tể được nghiên cứu ờ
phạm vi rất rộng, bao gồm tất cả những vấn đề liên quan đến quan hệ
dân sự có yểu tố nước ngoài như đã trình bày ờ trên. Tuy nhiên, cần
phải nhìn nhận rằng hiện nay không chỉ có Tư pháp quốc tế điều

chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Luật thương mại quốc
tể cũng điều chình các quan hệ thương mại quốc tế cả ở góc độ quan
hệ thương mại công và quan hệ thương mại tư. Và trong xu thế mcVi,
quan hệ sở hữu trí tuệ phát triển rất mạnh cả trong phạm vi quốc gia
và trên quy mô quốc tế, với việc ban hành các bộ luật hay đạo luật về
sở hữu trí tuệ thì sờ hữu trí tuệ cũng đang được thừa nhận là một
ngành luật độc lập và một môn khoa học pháp lý độc lập. Do đó, can
phải nghiên cứu một cách khoa học đỗ xác định rõ phạm vi điêu chình
của Tư pháp quốc tế để không trùng lắp hay lấn sân các môn khoa
học pháp lý khác.

24


Khi xem xct phạm vi điều chính cua Tư pháp quốc tế chỉ nôn tập
truns vào ba vấn đề cơ bán là xác định thấm quyền của tòa án quốc
gia irong việc giải quyết các vụ việc dân sự có yểu tố nước ngoài; vấn
đề lựa chọn pháp luật áp dụng cho các quan hệ dân sự có yếu tố nước
ngoài; vấn đề công nhận và thi hành bàn án, quyết định dân sự của tòa
án nước ngoài, quyết định cùa trọng tài nước ngoài. Tuy nhiên cần
nhẩn mạnh là các vấn đề trôn phải được nghiên cứu trong tất cả các
quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài như quan hệ về sờ hữu, thừa kế,
hợp đồng, bồi thường thiệt hại ngoài họp đồng, hôn nhân và gia
đình... Bcn cạnh đó, quy định của pháp luật Việt Nam về quyền và
nghĩa vụ cùa người nước ngoài, cơ quan tố chức nước ngoài, người
Việt Nam định cư ờ nước ngoài trong các quan hệ dân sự và các quan
hệ tố tụng dân sự cũng cần được nghiên cứu thấu đáo12.
3. PHƯƠNG PHÁP ĐIÊU CHỈNH CỦA TƯ PHÁP QUÓC TẾ
3.1. Khái quát về phương pháp điều chỉnh của Tư pháp
quốc tế

Mỗi một ngành luật đều có phương pháp điều chinh đặc thù.
Phương pháp điều chỉnh của một ngành luật “phụ thuộc vào nội dung,
tính chất của các quan hệ xã hội (đổi tượng điều chinh pháp luật) và ý
muốn chủ quan của những người trực tiếp ban hành pháp luật thông
qua sự nhận thức, ý thức của họ về lợi ích giai cấp, lợi ích xã hội
trong mội giai đoạn lịch sử”13 Đối tượng điều chình của Tư pháp quốc
tể là các quan hệ dân sự có yếu tố nước nsoài do đó Tư pháp quốc tể
có các phương pháp điều chình đặc thù của các ngành luật tư là
plurơn" pháp thỏa thuận, tự định đoạt. Tuy nhiên, các quan hệ thuộc
đố i tượng điều chinh của Tư pháp quốc tế có đặc điểm là thường liên
Một sổ ý kiến về xác định nội dung của môn học Tư pháp
quốc tế tại VN. Tạp chí khoa học pháp lý - số 3 năm 2007

12 Xem

Giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật, Trường ĐH Luật Hà Nội, NXB tư
pháp, 2004, tr54 1

25


×