Tải bản đầy đủ (.pptx) (115 trang)

Bài giảng CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM CHƯƠNG IV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.33 MB, 115 trang )

CHƯƠNG IV:
VĂN HÓA TỔ CHỨC ĐỜI SỐNG CÁ NHÂN

1: Tín ngưỡng
2: Phong tục
3: Văn hóa giao tiếp và nghệ thuật
ngôn từ
4: Âm nhạc dân gian và nghệ thuật tạo
hình


Tín ngưỡng: “Tín ngưỡng là một niềm tin có hệ
thống mà con người tin vào để giải thích thế giới và
để mang lại sự bình yên cho bản thân và mọi
người”. [Theo vi.wikipedia.org].
Theo Từ điển Hán- Việt của học giả Đào Duy
Anh, tín ngưỡng được giải thích: “Lòng ngưỡng mộ
mê tín đối với một tôn giáo hoặc một chủ nghĩa”.
Còn Tôn giáo là: “Một thứ tổ chức lấy thần đạo làm
trung tâm mà lập nên giới ước để khiến ta tín
ngưỡng”.


TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO


Giống nhau

 Những tín điều của tôn giáo và tín ngưỡng đều có
tác dụng điều chỉnh hành vi ứng xử giữa các cá
nhân với nhau, giữa các cá nhân với cộng đồng.


 Thực hiện niềm tin, sự ngưỡng mộ của chủ thể con
người vào một thực thể siêu nhiên: Thượng đế,
Thần linh, Phật…
 Bản chất của niềm tin ấy là sự tồn tại nhằm cứu
giúp của thần thánh với con người.
 Phản ánh hư ảo của của ý thức xã hội về tồn tại xã
hội.


 Khác nhau

Tôn giáo
Cơ sở
hình
thành

Lý luận chặt chẽ có tính hệ
thống cao.
- Bao gồm 4 yếu tố cấu thành
chính: giáo chủ, giáo lý, giáo
luật, và tín đồ.
Cơ sở
- Niềm tin được đề cao thành đức
niềm tin tin, mang tính logic.
Giới hạn - Mỗi người trong một thời điểm
tham gia cụ thể chỉ có thể theo một tôn giáo
nhất định.
Hệ thống - Có hệ thống kinh điển đầy đủ, đồ
kinh điển sộ.
Người

- Các giáo sỹ hành đạo chuyên
hành đạo nghiệp và có thể theo suốt đời.
=> Các yếu tố có sự liên kết rõ
ràng, chặt chẽ.
-

Tín ngưỡng
- Lý luận chưa chặt chẽ,
thiếu tính hệ thống.
- Không có 4 yếu tố cấu thành
như tôn giáo.
- Niềm tin mang tính mờ ảo
- Mỗi người có thể sinh hoạt
nhiều tín ngưỡng khác nhau.
- Chỉ có một số bài văn tế, bài
khấn sơ khai.
- Không có người theo một
cách chuyên nghiệp
=> Các yếu tố mờ nhạt, sơ
khai.


1. Tín ngưỡng

TÍN
NGƯỠNG
Tín ngưỡng
Phồn Thực

Tín ngưỡng

sùng bái tự
nhiên

Tín ngưỡng
sùng bái con
người


1.1. Tín ngưỡng phồn thực

Phồn = nhiều
Thực = sinh sôi, nảy nở
Phồn thực (fé coudité) là sinh sôi nảy nở một cách
một cách đầy đủ, dồi dào của con người và tự nhiên.
Tín ngưỡng phồn thực (culte de fécondité): “Tín
ngưỡng phồn thực (belief in fertility) - tục cầu
sinh sôi, nảy nở, con đàn cháu đống, hòa cốc
phong đăng,…. là một trong những hình thái
tín ngưỡng sơ khai của các cộng đồng cư dân
nông nghiệp thời tiền sử, từng tồn tại phổ
biến ở các khu vực Đông Á và Đông Nam Á”
[Cao Thế Trình 2013].



=> Biểu trưng cho ý nghĩa duy trì cuộc sống,
cầu cho mùa màng tươi tốt, phát triển sự sống và
cần cho con người sinh sôi. Đây là một yêu cầu
cần thiết cho sự phát triển của xã hội loài người.
Là tín ngưỡng phổ biến và đặc trưng của nền

văn hóa nông nghiệp.
Tồn tại suốt chiều dài lịch sử, biểu hiện thông
qua 2 hình thức: thờ cơ quan sinh dục, thờ hành vi
giao phối.


 Thờ

sinh thực khí
(phallicism)
(sinh = đẻ, thực = nảy
nở, khí = công cụ): Các
cơ quan sinh sản được
đặc tả để nói về ước
vọng phồn sinh. Đây là
hình thái đơn giản của
tín ngưỡng phồn thực,
phổ biến trong nền văn
hóa nông nghiệp.

Tượng đá chùa Dạm –
Bắc Ninh


Biểu hiện:
 Thờ các tượng đá hình sinh thực
khí nam, các hốc cây, hốc đá,
hoặc hình nam nữ với bộ phận
sinh dục phóng to…
 Tục cúng nõ, nường ở Hà Tĩnh, Lỗ

lường – Hòn Đỏ, Khánh Hòa.
 Tục rước sinh thực khí nam ở làng
Đồng Kỵ - Bắc Ninh.


 Thờ Hành vi giao
phối: cư dân nông
nghiệp lúa nước
với lối tư duy chú
trọng tới quan hệ
còn có tục thờ
hành vi giao phối.
Biểu hiện:
 Nắp thạp đồng ở
làng Đào Thịnh
(Yên Bái).

Thạp Đồng


 Tượng nam nữ
giao phối ( Nhà
mồ
Tây
Nguyên).
 Tục giã cối đón
dâu. Giã cối hát
giao duyên.
 Hình nam nữ giã
gạo…


Hình nam nữ giã gạo trên
mặt trống đồng


+ Các trò chơi

VD: Trò cướp cầu – một trò chơi Việt
+ Các lễ hội
VD: Lễ hội “Linh tinh tình phộc” ở Phú Thọ
Điệu múa “tùng dí”
Thờ cúng Bà Lường (Hòn Đỏ, Hòn Nhàn,
Bãi Giám… - Khánh Hòa).


Lỗ Lường

Bộ đồ


 Trống

đồng – một biểu tượng của quyền lực
đồng thời là biểu tượng của tín ngưỡng phồn
thực:
+ Hình dáng phát triển từ chiếc cối giã gạo.
+ Cách đánh trống theo lối cầm chày dài mà
đâm lên mặt trống mô phỏng động tác giã gạo.
+ Tâm mặt trống là hình Mặt Trời biểu trưng
cho sinh thực khí nam, xung quanh là hình lá có

khe rãnh ở giữa biểu trưng cho sinh thực khí nữ.
+ Xung quanh mặt trống đồng có gắn tượng
cóc, một biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực.


Khối tượng cóc trên mặt trống


1.2. Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên
Sống gắn bó với thiên nhiên, khiến cho tín
ngưỡng này tồn tại lâu dài và bền chặt.
Tín ngưỡng đa thần
Các sự vật hiện tượng thuộc về tự nhiên.
Điều đặc biệt của tín ngưỡng Việt Nam là một
tín ngưỡng đa thần và âm tính (trọng tình cảm,
trọng nữ giới). Các vị thần ở Việt Nam chủ yếu
là nữ giới, do ảnh hưởng của tín ngưỡng phồn
thực như đã nói ở trên nên các vị thần đó không
phải là các cô gái trẻ đẹp như trong một số tôn
giáo, tín ngưỡng khác mà là các bà mẹ, các Mẫu.


 Thờ

Tam phủ, Tứ phủ:
+ Tam phủ: Bà Trời (hay Mẫu Thượng Thiên), Bà
Chúa Thượng (hay Mẫu Thượng Ngàn), Bà Nước
(hay Mẫu Thoải); Tứ phủ còn gồm thêm Mẫu Địa
Phủ. Các Mẫu cai quản những lĩnh vực quan trọng
nhất của một xã hội nông nghiệp. Về sau do ảnh

hưởng của văn hóa Trung Hoa nên có thêm Ngọc
Hoàng, Thổ Công, Hà Bá.
+ Thần Bà Trời là vị thần quan trọng nhất, có mặt
trên tất cả các trống đồng. Bà Trời được tồn tại dưới
dạng Mẫu Cửu Trùng Thiên, Cửu Thiên Huyền Nữ, ở
Huế là Thiên Mụ, Thiên Y A Na.


Nữ thần Thiên Ya Na



Trên các mặt trống đồng, một điểm chung nhất đó
là có mặt của mặt trời ở tâm, tỏa sáng khắp nơi, nói
nên cội nguồn của sự sống, sưởi ấm muôn lòai. Tổ tiên
ta cũng giống như tổ tiên của nhiều dân tộc khác, đã
lấy mặt trời làm vị thần biểu trưng của mình.
+ Việc thờ phụng Mẫu Thượng Ngàn là một đặc
điểm của tín ngưỡng gắn liền với núi rừng của người
Việt. Bà trông coi rừng núi và ban phát của cải cho
chúng sinh.
+ Thờ Bà Nước: Vị thần chịu trách nhiệm quản lý
vùng sông nước, giúp ích cho việc trồng lúa và ngư
nghiệp.
+ Mẫu Địa Phủ: quản lý nguồn gốc đất đai, nguồn
gốc của mọi sự sống.


Câu hỏi thảo luận
Tháp bà Ponagar Nha Trang từ lâu đã được công nhận là Di

tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia, có tầm nhìn rộng, hướng ra
vịnh Nha Trang. Tuy nhiên, hiện nay, công trình kiến trúc này
đã và đang bị một số công trình nhà ở, khách sạn che khuất tầm
nhìn từ nhiều góc độ... Có nhiều ý kiến cho rằng, việc xây
dựng các toà nhà cao tầng đã che mất tầm nhìn của Thiên Y
thánh mẫu Ana khiến cho Bà không thể bảo vệ và che chở cho
con dân trong tỉnh, là nguyên nhân cho khu vực này chịu nhiều
thiên tai, thảm họa như: vụ cháy kinh hoàng trên sông Cái vào
18/1/2017, Cơn bão thảm họa Damrey 11/2017…
Anh/ chị có nhận xét gì về ý kiến trên?
Theo anh/ chị, việc phát triển kinh tế, quy hoạch đô thị, có
cần phải chú trọng đến những công trình kiến trúc truyền thống
không?


 Thờ Tứ pháp
+ Tứ Pháp: bà thần Mây – Mưa - Sấm - Chớp, đại
diện cho các hiện tượng tự nhiên có vai trò quan trọng
trong xã hội nông nghiệp. Sau này do ảnh hưởng của
Phật giáo thì nhóm các nữ thần này được biến thành
Tứ pháp với truyền thuyết về Phật Mẫu Man Nương.
Tứ pháp gồm:
Pháp Vân (thần mây) thờ ở chùa Bà Dâu (Bắc
Ninh).
Pháp Vũ (thần mưa) thờ ở chùa Bà Đậu.
Pháp Lôi (thần sấm) thờ ở chùa Bà Tướng.
Pháp Điện (thần chớp) thờ ở chùa Bà Dàn.


Tượng Pháp Vân tại

chùa Dâu và kiến trúc
chùa Bà Dâu ở mặt
trước


Ngoài ra, người Việt còn thờ các hiện tượng tự nhiên khái
quát theo không gian: Ngũ Hành nương nương, Ngũ Phương chi
thần…; Theo thời gian: Thập nhị hành khiển đồng thời chăm sóc
việc sinh nở như mười hai bà mụ…
Trong tín ngưỡng thờ mẫu thường gắn liền với nghi lễ Hầu
Đồng – một nghi lễ mang nhiều ý nghĩa văn hóa và nghệ thuật.

Ngũ hành nương
nương


Tín ngưỡng thờ Động vật và Thực vật
 Thờ Động vật: Người Việt Nam là dân tộc đa dạng trong
việc thờ các vị thần có nguồn gốc từ động vật, họ thờ những
con vật mạnh mẽ như thờ hổ, cá voi, thờ voi, thờ ngựa, thờ
rắn, hay các con vật hiền cóc, chó, cá, hạc, dơi, các con vật
đó gần gũi với cuộc sống của người dân của một xã hội nông
nghiệp. Đặc biệt, với loại hình nông nghiệp lúa nước, chúng
ta còn thờ một số động vật như chim nước, rắn, cá sấu…

Thờ Thiên Cẩu ở Huế


×