Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giáo án Tiếng Việt 2 tuần 31 bài: Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: Từ ngữ về Bác Hồ, dấu chấm, dấu phẩy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.05 KB, 4 trang )

Giáo án Tiếng việt lớp 2
MÔN: LUYỆN TỪ
Tiết:TỪ NGỮ VỀ BÁC HỒ. DẤU CHẤM, DẤU PHẨY.
I. Mục tiêu
1Kiến thức: Mở rộng và hệ thống hố vốn từ về Bác Hồ.
2Kỹ năng: Luyện tập về dấu chấm, dấu phẩy.
3Thái độ: Ham thích môn học.
II. Chuẩn bị
- GV: Bài tập 1 viết trên bảng. Thẻ ghi các từ ở BT1. BT3 viết vào bảng phụ.
Giấy, bút dạ.
- HS: Vở.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
1. Khởi động (1’)

Hoạt động của Trò
- Hát

2. Bài cũ (3’) Từ ngữ về Bác Hồ.
- Gọi 3 HS lên viết câu của bài tập 3 tuần
30.
- Gọi HS dưới lớp đọc bài làm của bài tập
2.
- GV nhận xét.
3. Bài mới
Giới thiệu: (1’)
- Trong tiết Luyện từ và câu hôm nay các
em sẽ được ôn tập về dấu chấm, dấu
phẩy và mở rộng vốn từ theo chủ đề Bác
Hồ.
Phát triển các hoạt động (27’)


 Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1

- HS thực hiện yêu cầu của
GV.


- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.

- 1 HS đọc yêu cầu của bài.

- Gọi 2 HS đọc các từ ngữ trong dấu
ngoặc.

- 2 HS đọc từ.

- Gọi 1 HS lên bảng gắn các thẻ từ đã
chuẩn bị vào đúng vị trí trong đoạn văn.
Yêu cầu HS cả lớp làm bài vào Vở Bài
tập Tiếng Việt 2, tập 2.

- HS đọc đoạn văn sau khi
đã điền từ.

- Nhận xét chốt lời giải đúng.

Bài 2

- HS làm bài theo yêu cầu.


Bác Hồ sống rất giản dị. Bữa
cơm của Bác đạm bạc như bữa
cơm của mọi người dân. Bác
thích hoa huệ, lồi hoa trắng
tinh khiết. Nhà Bác lở là một
ngôi nhà sàn khuất trong
vườn Phủ Chủ tịch. Đường
vào nhà trồng hai hàng râm
bụt, hàng cây gợi nhớ hình
ảnh miền Trung quê Bác. Sau
giờ làm việc, Bác thường tự
tay chăm sóc cây, cho cá ăn.
- Tìm những từ ngữ ca ngợi
Bác Hồ.

- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Chia lớp thành 4 nhóm, phát giấy cho
từng nhóm và yêu cầu HS thảo luận để
cùng nhau tìm từ.
Gợi ý: Các em có thể tìm những từ ngữ ca
ngợi Bác Hồ ở những bài thơ, bài văn các
em đã học.
- Sau 7 phút yêu cầu các nhóm HS lên
bảng dán phiếu của mình. GV gọi HS
đếm từ ngữ và nhận xét, nhóm nào tìm
được nhiều từ ngữ và đúng sẽ thắng.
- GV có thể bổ sung các từ mà HS chưa
biết.

- Ví dụ: tài ba, lỗi lạc, tài

giỏi, yêu nước, thương
dân, giản dị, hiền từ, phúc
hậu, khiêm toán, nhân ái,
giàu nghị lực, vị tha,…

- Bài tập yêu cầu chúng ta
điền dấu chấm, dấu phẩy


Bài 3

vào ô trống.

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- 1 HS lên bảng, HS dưới
lớp làm vào Vở Bài tập.
- Treo bảng phụ.
- Yêu cầu HS tự làm.

Một hôm, Bác Hồ đến thăm
một ngôi chùa. Lệ thường, ai
vào chùa cũng phải bỏ dép.
Nhưng vị sư cả mời Bác đi cả
dép vào. Bác không đồng ý.
Đến thềm chùa, Bác cởi dép
để ngồi như mọi người, xong
mới bước vào.
- Vì Một hôm chưa thành
câu.
- Vì Bác không đồng ý đã

thành câu và chữ đứng liền
sau đã viết hoa.

- Vì sao ô trống thứ nhất các con điền dấu
phẩy?

- Điền dấu phẩy vì Đến thềm
chùa chưa thành câu.

- Vì sao ô trống thứ hai các con điền dấu
chấm?
Vậy còn ô trống thứ 3 con điền dấu gì?

- 5 HS đặt câu.
- Bạn nhận xét.

 Dấu chấm viết ở cuối câu.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
- Gọi 5 HS đặt câu với từ ngữ tìm được ở
BT 2.
- Gọi HS nhận xét câu của bạn.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà tìm thêm các từ ngữ
về Bác Hồ, tập đặt câu với các từ này.
- Chuẩn bị: Từ trái nghĩa. Dấu chấm, dấu
phẩy.





×