Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

TON GIAO VÔ NGÃ VÔ ƯU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.73 KB, 4 trang )

hăn trong cuộc đời. Ta cần có một mái
nhà để che cho Thân khỏi mưa, gió, nóng, lạnh. Thiếu những thứ đó, Thân sẽ không chịu
đựng nổi. Ta còn bồi dưỡng cơ thể bằng những thức ăn chọn lọc, bổ dưỡng, lo tập thể dục
cho Thân được cường tráng, khỏe mạnh. Dù không tập, chúng ta cũng đi đứng, hoạt động,
vì nếu không chân tay ta sẽ teo tóp. Tâm cũng cần được chăm sóc giống như thế. “Vô ngã
vô ưu” sẽ giúp bạn làm được điều đó, giúp bạn có cái nhìn rộng lớn, nhất quán hơn về cuộc
đời bằng những triết lý Phật giáo sâu sác và giản dị của Ni sư Ayya Khenma. Có lẽ, bạn
cũng sẽ giống như tôi, sau khi đọc xong quyển sách này, bạn sẽ muốn bản thân mình tham
Thiền mỗi ngày để gột rửa tâm hồn tầm thường đầy bụi trần của chính mình, hoặc đơn giản
là bạn sẽ nhìn nhận cuộc sống này với cái nhìn đa chiều, nhẹ nhàng và bình thản. Vô ngã
vô ưu, không có chấp ngã sẽ không có ưu phiền.
Điều tôi tâm đắc nhất về quyển sách này đó là những bài giảng của Ni sư về Tứ vô lượng
tâm. Vì một lẽ rất thường tình, trong mỗi chúng ta có bốn người bạn tốt luôn sẵn sàng giúp
đỡ ta là: Tứ, bi, hỷ, xả. Ta phải luôn tìm kiếm chúng trong tim mình. Ta phải tìm
kiếm chúng trong tim mình. Nếu không thể tìm ra, và tự biết đó là một thiếu sót của mình,
ta phải bắt đầu lo tạo ra chúng, phát triển chúng.
2


“VÔ NGÃ VÔ ƯU”

NGUYỄN QUỐC THỤY LAN ANH

NI SƯ AYYA KHEMA

MSSV: 1656180004

Lòng Từ hay tình thương, không phải là tình cảm tạo nên bởi sự có mặt của một người dễ
thương, hay vì ta đang sống bên cạnh những người thân của mình, hay một người đáng
yêu. Uy quyền hay những phản ứng bản năng cũng không liên quan gì đến loại tình cảm
nầy. Yêu thương con cháu của mình, yêu thương cha mẹ mình không khó khăn gì. Phần


đông chúng ta đều làm được, trừ một số ít. Nhưng tình thương đó không phải là tâm
Từ. Khi Phật nói về tâm Từ, Ngài muốn nói đến thứ tình cảm không có sự phân biệt trong
trái tim. Tình cảm cao thượng đó đòi hỏi chúng ta phải yêu thương tất cả mọi người như
thể người mẹ yêu thương đứa con duy nhất của mình. Tất cả những ai có con sẽ biết được
sự khác biệt khi họ yêu thương con mình và con người khác. Nhưng đó chính là điều ta
phải sữa đổi. Nếu không, ta khó thể hiểu về lòng Từ và sự quan trọng của nó.
Tình thương của ta càng bao la, ta càng có thể yêu thương nhiều người, cũng như được
nhiều người yêu thương lại. Càng cho bao nhiêu, thì ta lại càng đưọc bấy nhiêu. Đó là phép
tính cân đối đơn giản nhưng ít có ai thấy ra điều đó. Ai cũng đi kiếm thêm người yêu mình,
nhưng không muốn ban phát tình thương cho ai cả. Điều đó thật khôngtưỡng. Thật nghịch
lý, nhung trong đời sống của ta có biết bao điều nghịch lý?
Người bạn thứ hai là Bi. Đối nghịch với Bi là sự ác độc. Đừng lầm Bi với lòng thương
hại. Lòng thương hại dấy khởi khi ta cảm thấy tội nghiệp cho ai đó. Bi là khi chúng ta chia
sẻ lòng xót thương với họ. Bi là cùng cảm thông với một người khác. Để khi người khác
gặp chuyện khó khăn, ta có thể thông cảm với họ, vì ta biết rằng chính mình cũng có khổ
đau.
Sự cảm thông (Bi) là bước đầu dẫn đến tình thương. Nếu ta có thể thực sự dấy lên trong
lòng một cảm xúc chân thành cho ai đó, cảm thông sâu sắc nỗikhó khăn của họ, những gì
họ phải hứng chịu, thì sự thương cảm đối với họ cũng tự nhiên đến trong lòng ta.
Người bạn kế tiếp trong bốn người bạn của ta là sự biết chia sẻ niềm vui với người khác
hay là hỷ. Đối nghịch với hỷ là lòng ganh tỵ. Chia sẻ niềm vui với người khác là liều thuốc
nhiệm mầu chữa bịnh trầm cảm và là một cách tạo ra nghiệp lành.
3


“VÔ NGÃ VÔ ƯU”

NGUYỄN QUỐC THỤY LAN ANH

NI SƯ AYYA KHEMA


MSSV: 1656180004

Người bạn cuối cùng của chúng ta là lòng an nhiên tự tại (xả), một trong những tình cảm
cao thượng nhất. Đối nghịch với nó là sự lo lắng, bồn chồn. Nhưng chớ lầm xả với sự thờ
ơ, lãng đạm. Trong khi xả, hay sự bình an tự tại dựa trên trí tuệ, dựa trên sự hiểu biết rằng
mọi sự vật đều thay đổi, đều hòan toàn vô thường. Dầu chuyện gì xảy ra, rồi nó cũng qua
đi. Cái gì sẽ xảy đến cũng chẳng quan trọng gì. Cánh cửa đưa đến bất tử qua vô thường là
cánh cửa không tên, có nghĩa là không có gì quan trọng cả.
Tứ vô lượng tâm hay bốn trạng thái tình cảm vừa nêu trên (Từ, Bi, Hỉ, Xả) đem lại niềm
vui trong lòng ta. Nếu ta biết vun trồng các tình cảm nầy đến một mức độ nào đó, ta sẽ cảm
thấy tự tại, an bình, thoải mái vì ta nhận ra rằng cho dù thế giới có đảo điên, nghiêng ngả,
ta không hề bị lay chuyển. Như Phật nói “Tôi không tranh chấp với thế gian. Chính thế
gian tranh chấp với tôi”. Thật là bình an, thanh thản!
“Vô ngã vô ưu” thật sự là một quyển sách căn bản dành cho người muốn tìm hạnh phúc và
sự bình an trong cuộc sống qua con đường tâm linh. Qua quyển sách này, bạn sẽ cảm thấy
con đường Đạo của Đức Phật rất đơn giản, thích hợp với tất cả mọi người. Bất cứ ai với
lòng quyết tâm và thiện ý đều có thể đi trên con đường nầy để đạt được tự do, giải
thoát cho thân tâm, giải thoát khỏi “cái Ngã”. Khi bạn có thể giải thoát khỏi các phản
ứng tình cảm và chỉ trú ngụ trong lòng từ bi, tâm bạn sẽ rộng mở để đón nhận những sự
thật vĩ đại về ý nghĩa của vũ trụ. Bạn càng hướng về những sự thật nầy, bạn càng dễ đạt
đến sự giải thoát tâm linh, và “Vô ngã vô ưu” sẽ giúp bạn tiến bước trên con đường Đạo,
theo giáo lý của Đức Phật và giúp cuộc hành trình tìm Đạo của bạn nhẹ nhàng hơn.

4



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×