Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Cơ chế pháp lý ràng buộc nghĩa vụ của nhà thầu nước ngoài trong hợp đồng thiết kế xây dựng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

VŨ QUỲNH VÂN

CƠ CHẾ PHÁP LÝ RÀNG BUỘC
NGHĨA VỤ CỦA NHÀ THẦU
NƯỚC NGOÀI TRONG HỢP ĐỒNG
THIẾT KẾ XÂY DỰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018


TRANG PHỤ BÌA

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

VŨ QUỲNH VÂN

CƠ CHẾ PHÁP LÝ RÀNG BUỘC
NGHĨA VỤ CỦA NHÀ THẦU
NƯỚC NGOÀI TRONG HỢP ĐỒNG
THIẾT KẾ XÂY DỰNG
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số : 8380107

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. TRẦN VÂN LONG

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên là Vũ Quỳnh Vân – là học viên lớp Cao học Khóa 26 chuyên ngành Luật
kinh tế, Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, là tác giả của Luận
văn thạc sĩ luật học với đề tài “Cơ chế pháp lý ràng buộc nghĩa vụ của nhà thầu
nước ngoài trong hợp đồng thiết kế xây dựng” (Sau đây gọi tắt là “Luận văn”).
Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung được trình bày trong Luận văn này là kết quả
nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa
học. Trong Luận văn có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến, quan điểm khoa học của
một số tác giả. Các thông tin này đều được trích dẫn nguồn cụ thể, chính xác và có
thể kiểm chứng. Các số liệu, thông tin được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn
khách quan và trung thực.

Học viên thực hiện

VŨ QUỲNH VÂN


MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU
TÓM TẮT LUẬN VĂN

DẪN NHẬP ............................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 – NGHĨA VỤ CỦA NHÀ THẦU THIẾT KẾ XÂY DỰNG
THEO HỢP ĐỒNG .................................................................................................. 8
1.1. NGHĨA VỤ CỦA NHÀ THẦU THIẾT KẾ XÂY DỰNG...............................9
1.1.1. Yêu cầu kỹ thuật đối với hồ sơ thiết kế kỹ thuật ............................................9
1.1.2. Nghĩa vụ chung của nhà thầu thiết kế ..........................................................10
1.1.3. Bồi thường và giới hạn trách nhiệm .............................................................11
1.2. CHẾ TÀI NHÀ THẦU THỰC HIỆN NGHĨA VỤ HỢP ĐỒNG ..................13
1.2.1. Tiến độ thanh toán ........................................................................................13
1.2.2. Phạt vi phạm hợp đồng.................................................................................14
1.3. NHẬN XÉT CHUNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA HỢP ĐỒNG VỀ RÀNG
BUỘC NGHĨA VỤ CỦA NHÀ THẦU ...................................................................15
CHƯƠNG 2 – QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ NGHĨA VỤ CỦA NHÀ
THẦU THIẾT KẾ XÂY DỰNG ............................................................................ 17
2.1. NGHĨA VỤ TRONG THỜI GIAN XÂY DỰNG VÀ BẢO HÀNH
CÔNG TRÌNH ..........................................................................................................19
2.1.1. Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp ..............................................................19
2.1.2. Thiết lập chỉ dẫn kỹ thuật .............................................................................20
2.1.3. Trách nhiệm nghề nghiệp của nhà thầu thiết kế ...........................................21


2.1.3.1. Nhà thầu phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại, cấp công
trình và công việc do mình thực hiện .......................................................................22
2.1.3.2. Hoạt động xây dựng phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia ............22
2.1.3.3. Phải có giải pháp thiết kế phù hợp và chi phí xây dựng hợp lý ...............23
2.1.3.4. Nhà thầu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản
phẩm thiết kế do mình đảm nhận .............................................................................25
2.1.3.5. Phải giám sát tác giả thiết kế trong quá trình thi công xây dựng ............25
2.1.4. Thưởng, phạt hợp đồng; nghĩa vụ bồi thường thiệt hại ...............................25
2.1.5. Nghĩa vụ của cá nhân hoạt động thiết kế .....................................................26

2.2. NGHĨA VỤ CỦA NHÀ THẦU THIẾT KẾ TRONG THỜI GIAN BẢO
TRÌ CÔNG TRÌNH ..................................................................................................27
2.2.1. Nghĩa vụ lập quy trình bảo trì ......................................................................27
2.2.2. Nghĩa vụ với sự cố công trình trong thời gian bảo trì ..................................28
2.3. QUY ĐỊNH VỀ NGHĨA VỤ CỦA NHÀ THẦU NƯỚC NGOÀI ................29
CHƯƠNG 3 – QUY ĐỊNH VỀ CHẾ TÀI BẢO ĐẢM THỰC HIỆN
NGHĨA VỤ CỦA NHÀ THẦU THIẾT KẾ XÂY DỰNG ................................... 31
3.1. CHẾ TÀI CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ XÂY DỰNG ...................................31
3.1.1. Chế tài liên quan đến mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp ...................32
3.1.2. Chế tài trong việc lập chỉ dẫn kỹ thuật .........................................................33
3.1.3. Trách nhiệm nghề nghiệp của nhà thầu đối với sản phẩm thiết kế ..............33
3.1.3.1. Chế tài vi phạm về năng lực hoạt động thiết kế xây dựng ........................34
3.1.3.2. Chế tài vi phạm về tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia ........................35
3.1.3.3. Chế tài về giải pháp thiết kế phù hợp và chi phí xây dựng hợp lý ............36
3.1.3.4. Chịu trách nhiệm pháp luật về chất lượng sản phẩm thiết kế...................37
3.1.3.5. Chế tài khi vi phạm việc giám sát tác giả .................................................38
3.1.4. Chế tài thực hiện bảo hành công trình..........................................................39
3.1.5. Chế tài với hoạt động bảo trì công trình.......................................................40


3.1.5.1. Chế tài về nghĩa vụ lập quy trình bảo trì công trình xây dựng .................40
3.1.5.2. Chế tài nhà thầu khi có sự cố công trình ..................................................41
3.2. CHẾ TÀI CỦA NHÀ ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI NHÀ THẦU THIẾT KẾ .............45
3.2.1. Chế tài trong việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng ..........................................45
3.2.1.1. Bảo đảm thực hiện hợp đồng ....................................................................45
3.2.1.2. Tạm dừng và chấm dứt hợp đồng..............................................................46
3.2.1.3. Chế tài bằng tiến độ thanh toán ................................................................47
3.2.2. Chế tài thực hiện nghĩa vụ bảo hành ............................................................47
3.2.3. Chế tài bằng phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại ......................................48
3.2.3.1. Đối với nghĩa vụ lập chỉ dẫn kỹ thuật .......................................................49

3.2.3.2. Điều kiện về năng lực hoạt động của nhà thầu .........................................49
3.2.3.3. Thiết kế không tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia ...............................50
3.2.3.4. Ràng buộc thiết kế phải lập quy trình bảo trì ...........................................51
CHƯƠNG 4 – QUY ĐỊNH RÀNG BUỘC NGHĨA VỤ NHÀ THẦU
NƯỚC NGOÀI TRONG CÁC VĂN BẢN QUỐC TẾ ........................................ 53
4.1. HIỆP ĐỊNH VỀ KHUYẾN KHÍCH VÀ BẢO HỘ ĐẦU TƯ GIỮA
CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH
PHỦ CỘNG HOÀ SINGAPORE (1992) .................................................................54
4.2. NGHỊ ĐỊNH THƯ ASEAN VỀ TĂNG CƯỜNG CƠ CHẾ GIẢI
QUYẾT TRANH CHẤP ..........................................................................................56
4.3. HIỆP ĐỊNH ASEAN VỀ TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP TRONG LĨNH
VỰC HÌNH SỰ .......................................................................................................58
4.4. PHÁP LUẬT SINGAPORE ...........................................................................59
4.4.1. Luật xây dựng và nhà ở của Singapore ........................................................60
4.4.2. Luật kiểm soát xây dựng Singapore .............................................................62
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 65
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
PHỤ LỤC 1 – HỢP ĐỒNG MR


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU

XD

Xây dựng.

Công trình (hoặc “CTXD”)


Công trình xây dựng.

TKXD

Thiết kế xây dựng.

VPHC

Vi phạm hành chính.

Nhà thầu (hoặc “Nhà thầu TKXD”)
Nhà thầu thiết kế thiết kế xây dựng.
Nhà đầu tư

Người quyết định đầu tư, chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu,
người quản lý, sử dụng công trình.

Bộ luật hình sự 2015

Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13, được sửa đổi, bổ
sung theo Luật số 12/2017/QH14 – Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của bộ luật hình sự số
100/2015/QH13; hiệu lực thi hành từ ngày
01/01/2018.

Bộ luật hình sự 2003

Bộ luật hình sự số 15/1999/QH10, được sửa đổi, bổ
sung theo Luật số 37/2009/QH12 – Luật sửa đổi, bổ

sung một số điều của bộ luật hình sự số
15/1999/QH10; hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2010.

Luật đấu thầu

Luật đấu thầu số 43/2013/QH13; hiệu lực thi hành từ
ngày 01/07/2014.

Luật đầu tư công

Luật đầu tư công số 49/2014/QH13; hiệu lực thi hành
từ ngày 01/01/2015.

Luật KD bảo hiểm

Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10; hiệu lực
thi hành từ ngày 01/04/2001. Được sửa đổi, bổ sung


bởi Luật số 61/2010/QH12, hiệu lực thi hành từ ngày
01/07/2011.
Luật nhà ở

Luật nhà ở số 65/2014/QH13; hiệu lực thi hành từ
ngày 01/07/2015.

Luật xây dựng

Luật xây dựng số 50/2014/QH13; hiệu lực thi hành từ
ngày 01/01/2015.


Luật XLVPHC

Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13;
hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2013.

QCVN 03:2012/BXD

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nguyên tắc phân loại,
phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng
kỹ thuật đô thị (QCVN 03:2012/BXD do Viện Kiến
trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn biên soạn, Vụ
Khoa học Công nghệ và Môi trường trình duyệt, Bộ
Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ Xây dựng ban
hành kèm theo Thông tư số 12/2012/TT-BXD ngày
28/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng).

Hợp đồng MR

Hợp đồng tư vấn về việc “Lập dự án đầu tư, Thiết kế
cơ sở, Thiết kế kỹ thuật và Tổng dự toán xây dựng
công trình Nhà ga Hành khách Quốc tế MR”.1

Dự án MR

Dự án đầu tư xây dựng công trình Nhà ga Hành khách
Quốc tế MR.

Nhà thầu C (hoặc “công ty C)”
Công ty C. Consultants Pte Ltd., là nhà thầu thiết kế

xây dựng tham gia vào dự án MR, có phạm vi công
việc là thực hiện “Thiết kế cơ sở, Thiết kế kỹ thuật
xây dựng công trình Nhà ga Hành khách Quốc tế
MR”2.
1

Vì lý do bảo mật thông tin, các tên riêng của hợp đồng và tên công ty đã được viết tắt hoặc viết gọn.

2

Hợp đồng MR, Phần 2 và Phụ lục A.


Tuổi thọ công trình

Khả năng của công trình xây dựng đảm bảo các tính
chất cơ lý và các tính chất khác được thiết lập trong
thiết kế và đảm bảo điều kiện sử dụng bình thường
trong suốt thời gian khai thác vận hành.3

Tuổi thọ thiết kế

Thời hạn sử dụng theo thiết kế của công trình (tuổi
thọ thiết kế) là khoảng thời gian công trình được dự
kiến sử dụng, đảm bảo yêu cầu về an toàn và công
năng. Thời hạn sử dụng theo thiết kế của công trình
được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn
áp dụng có liên quan, nhiệm vụ thiết kế xây dựng
công trình.4


Tuổi thọ thực tế

Thời hạn sử dụng thực tế của công trình (tuổi thọ thực
tế) là khoảng thời gian công trình được sử dụng thực
tế, đảm bảo các yêu cầu về an toàn và công năng.5

Bảo trì công trình

Là tập hợp các công việc nhằm bảo đảm và duy trì sự
làm việc bình thường, an toàn của công trình theo quy
định của thiết kế trong quá trình khai thác sử dụng.
Nội dung bảo trì công trình xây dựng có thể bao gồm
một, một số hoặc toàn bộ các công việc sau: Kiểm tra,
quan trắc, kiểm định chất lượng, bảo dưỡng và sửa
chữa công trình nhưng không bao gồm các hoạt động
làm thay đổi công năng, quy mô công trình.6

Bảo hành công trình

3

QCVN 03:2012/BXD, Điều 1.5.21.

4

Nghị định 46/2015/NĐ-CP, Điều 3.15.

5

Nghị định 46/2015/NĐ-CP, Điều 3.16.


6

Nghị định 46/2015/NĐ-CP, Điều 3.13.

7

Nghị định 46/2015/NĐ-CP, Điều 3.17.

Là sự cam kết của nhà thầu về trách nhiệm khắc phục,
sửa chữa trong một thời gian nhất định các hư hỏng,
khiếm khuyết có thể xảy ra trong quá trình khai thác,
sử dụng công trình xây dựng.7


EDSM (hoặc “Nghị định thư ASEAN”)
The ASEAN Protocol on Enhanced Dispute
Settlement Mechanism – Nghị định thư ASEAN về
Tăng cường Cơ chế giải quyết tranh chấp, ký ngày
29/11/2004.8
Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư VN-Singapore
Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa
Chính phủ cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và
Chính phủ cộng hoà Singapore (1992)9
Hiệp định tương trợ tư pháp hình sự ASEAN
Hiệp định ASEAN về tương trợ tư pháp trong lĩnh
vực hình sự.10
Luật kiểm soát xây dựng Singapore, hiệu chỉnh 1999
The Statutes of the Republic of Singapore, Building
Control Act – Chapter 29, revised edition 1999,

version in force from 28/10/2013 (Luật kiểm soát xây
dựng, hiệu chỉnh 1999, có hiệu lực từ ngày
28/10/2013).11

8

WTO Hội nhập kinh tế quốc tế. Nghị định thư về Cơ chế giải quyết tranh chấp, 18/06/2010.
< [Ngày truy cập 14/08/2018].

9

Cổng thông tin điện tử Bộ kế hoạch và đầu tư. Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa Chính phủ
cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ cộng hoà Singapore (1992), được soạn thảo ở Singapore
ngày 29/10/1992. < [Ngày truy cập
20/05/2018].

10

Bộ ngoại giao Việt Nam – Cổng thông tin điện tử về công tác lãnh sự. Hiệp định tương trợ tư pháp về hình
sự, 20/07/2017.
< [Ngày truy cập 14/08/2018].

11

The Statutes of the Republic of Singapore. Building Control Act – Chapter 29, revised edition 1999, version
in force from 28/10/2013. Available at:
< [Accessed 27/05/2018].


Luật kiểm soát xây dựng Singapore, sửa đổi S666/2003

Singapore Statutes Online, Building Control Act –
Chapter 29 – Building Control Regulations 2003,
version in force from 02/04/2018 (Luật kiểm soát xây
dựng, sửa đổi S666/2003, có hiệu lực từ ngày
02/04/2018).12

12

Singapore Statutes Online, 29/12/2003. Building Control Act – Chapter 29 – Building Control Regulations
2003, version in force from 02/04/2018. Available at: < />[Accessed 27/05/2018].


TÓM TẮT LUẬN VĂN

Bài Luận văn nhằm tìm hiểu các quy định pháp luật liên quan đến việc đầu tư xây
dựng tại Việt Nam và giới hạn trong phạm vi các quy định ràng buộc nghĩa vụ của
nhà thầu thiết kế xây dựng nước ngoài khi tham gia vào hợp đồng thiết kế xây dựng
các dự án đầu tư tại Việt Nam.
Qua việc tìm kiếm thông tin trong các văn bản quy phạm pháp luật như Luật xây
dựng, Luật xử lý vi phạm hành chính, Bộ luật hình sự... và các văn bản hướng dẫn,
cũng như tham khảo các trang web, các bài báo, Hiệp định quốc tế... có thể nói mục
tiêu của bài viết đã đạt được với ý nghĩa như là một bảng thống kê các quy định
pháp luật ràng buộc nghĩa vụ của nhà thầu thiết kế xây dựng; đồng thời cũng cho
thấy những thiếu sót, hoặc chưa chính xác của một số quy định pháp luật mà có thể
gây ra tranh chấp giữa nhà thầu thiết kế với nhà đầu tư hoặc với cơ quan quản lý
xây dựng.

ABSTRACT
This thesis is aimed to look for the legal provisions related to the construction
investment in Vietnam and specifically, concentrate on legal framework governing

the obligations of foreign construction design consultants in consultancy contract
for construction of investment projects in Vietnam.
Through analyzing legal documents such as Construcition Law, Law on handling
administrative violations, Criminal Code... and its implementation documents, as
well as relevant useful websites... it can be said that the purpose of the thesis has
been achieved as a survey on legal binding obligations of design consultant
contractors; its also delineate the lackings, loopholes or inaccuracies of some
regulations that may cause the disputes between the design consultant and the
investor or the construction management authority.


TỪ KHOÁ

-

Hợp đồng xây dựng;

-

Nghĩa vụ hợp đồng xây dựng;

-

Quy định về thiết kế xây dựng;

-

Hiệp định;

-


Construction Law in Singapore;

-

Building construction contract;

-

Binding obligation of construction contractors.


1

DẪN NHẬP

Trong quá trình hoạt động chuyên ngành xây dựng của mình, bản thân người viết có
nhiều cơ hội để tiếp xúc với các hợp đồng xây dựng, nhưng chủ yếu chỉ chú trọng
đến phạm vi công việc chuyên môn nên không để ý nhiều đến các điều khoản quy
định trong hợp đồng, vốn thuộc trách nhiệm của nhà quản lý tổng quát và cán bộ
pháp chế.
Tình cờ một dịp có người bạn là quản lý công ty hỏi đến người viết về quy định để
bắt buộc các nhà thầu thiết kế xây dựng nước ngoài phải thực hiện nghĩa vụ của họ
khi có vi phạm hợp đồng thì sẽ như thế nào, khi mà trong hợp đồng kinh tế không
thể hiện cụ thể và chi tiết. Một mặt thì trả lời chung chung với người ta rằng đã có
các quy định pháp luật nói đến vấn đề này; mặt khác, người viết cũng tự đặt ra nghi
vấn cho bản thân rằng, các quy định này đã nói như thế nào về vấn đề ràng buộc
nghĩa vụ của các nhà thầu thiết kế xây dựng nước ngoài ? Tình hình chung của các
hợp đồng thiết kế xây dựng thường quy định như thế nào về việc ràng buộc các
nghĩa vụ này ?

Tìm hiểu nhiều hơn về nội dung này, người viết nhận ra rằng hiện nay trên cả nước
đang có rất nhiều hoạt động đầu tư xây dựng nói chung và hoạt động thiết kế xây
dựng nói riêng; và hành lang pháp lý hỗ trợ cho các hoạt động xây dựng này là các
quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các đối tác tham gia vào hoạt động xây
dựng, thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật như Bộ luật dân sự, Bộ luật
hình sự, Luật xử lý vi phạm hành chính, Luật xây dựng, Luật bảo hiểm... và các văn
bản hướng dẫn liên quan.
Trong đó, các quy định về nghĩa vụ của nhà thầu cũng như quy định về chế tài nhà
thầu phải thực hiện nghĩa vụ của họ cũng đã có rất nhiều văn bản, bao gồm cả quy
định chung cho các hoạt động kinh doanh thương mại và quy định riêng cho chuyên
ngành xây dựng, nhưng dường như các quy định về chế tài chưa đủ mạnh và chặt
chẽ, đặc biệt là đối với các nhà thầu nước ngoài nếu khi có sự cố công trình xảy ra
sau khi công trình đã hoàn thành, đã bàn giao và đưa vào sử dụng một thời gian.


2

Đối với hoạt động đầu tư xây dựng, quy trình tất yếu của tất cả các loại công trình
xây dựng bao gồm các toà nhà, nhà máy, sân bay, bến cảng, cầu, đường... mà chúng
ta nhìn thấy trong cuộc sống hàng ngày, ngoài mục tiêu xuất phát từ mong muốn
của nhà đầu tư là muốn có được dự án, thì để xây dựng nên các công trình này bước
đầu các bên liên quan đến dự án đều phải dựa trên các hồ sơ thiết kế được lập ra bởi
các công ty thiết kế xây dựng (viết tắt “TKXD”) chuyên ngành.
1. Mục đích – Đối tượng – Phạm vi nghiên cứu
Trong bối cảnh giao lưu thương mại toàn cầu như hiện nay, các hoạt động xây
dựng không chỉ được thực hiện bởi các nhà đầu tư, các nhà thầu xây dựng trong
nước mà còn bao gồm cả các đối tác nước ngoài. Theo báo cáo của Bộ Xây
dựng trong buổi họp báo Quý II/2017 ngày 02/08/2017 với sự chủ trì của Thứ
trưởng Lê Quang Hùng, thì riêng với lĩnh vực hoạt động xây dựng, tính đến hết
tháng 06 năm 2017, Bộ Xây dựng và các Sở Xây dựng đã cấp chứng chỉ năng

lực cho 1,210 tổ chức và 2,391 chứng chỉ cho cá nhân hoạt động xây dựng, cấp
66 giấy phép cho nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam (Bộ
Xây dựng cấp 48 giấy phép, Sở Xây dựng cấp 18 giấy phép).13
Theo tìm hiểu của tác giả, thì cho đến nay vẫn chưa có công trình xây dựng nào
đã nghiệm thu hoàn thành và đưa vào sử dụng mà xảy ra sự cố về chất lượng để
sau đó kết luận điều tra là do từ lỗi của bên thiết kế, và cũng chưa có sự kiện
pháp lý nào về tranh chấp nghĩa vụ của nhà thầu TKXD đối với công trình xây
dựng. Có lẽ vì vậy mà qua nghiên cứu một số hợp đồng TKXD, người viết nhận
ra rằng trong đa số các hợp đồng dường như chủ đầu tư dự án, hoặc bên giao
thầu, hay cả hai bên giao thầu và nhận thầu đều không nắm rõ hoặc thậm chí là
không chú trọng đến các quy định về việc ràng buộc nghĩa vụ của nhà thầu
TKXD (viết tắt “nhà thầu”) sau khi công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng
đối với các dự án mà họ thuê các nhà thầu này thực hiện, đặc biệt là vớinhà thầu
nước ngoài, trong việc ràng buộc trách nhiệm của người thiết kế liên quan đến
tuổi thọ của công trình xây dựng (viết tắt “CTXD”, hoặc “công trình”).

13

Trần Đình Hà, 03/08/2017. Bộ Xây dựng tổ chức họp báo Quý II/2017.
< [Ngày truy cập 12/05/2018].


3

Vì vậy người viết chọn nội dung này cho bài nghiên cứu của mình, ngoài mục
tiêu tìm hiểu các quy định liên quan đến việc ràng buộc nghĩa vụ của nhà thầu
nước ngoài trong hoạt độngthiết kế xây dựng, thì việc hệ thống lại các quy định
này nhằm nâng cao cho kiến thức pháp luật của bản thân và hỗ trợ cho người
viết trong công việc hàng ngày cũng quan trọng và cần thiết.
Mẫu sử dụng cho nghiên cứu là bản Hợp đồng tư vấn về việc “Lập dự án đầu

tư, Thiết kế cơ sở, Thiết kế kỹ thuật và Tổng dự toán xây dựng công trình Nhà
ga Hành khách Quốc tế MR”, được lập giữa Chủ đầu tư là CTCP nhà ga quốc tế
MR và Liên danh tư vấn C-A-P, trong đó công ty C là nhà thầu nước ngoài chịu
trách nhiệm chính trong việc thực hiện thiết kế.
Trong phạm vi của bài Luận văn, người viết tập trung chủ yếu vào những nội
dung quy định nghĩa vụ của nhà thầu được thể hiện trong Hợp đồng mẫu (nghĩa
vụ của nhà thầu C trong việc thực hiện “Thiết kế cơ sở, Thiết kế kỹ thuật xây
dựng công trình Nhà ga Hành khách Quốc tế MR”) và quy định trong các văn
bản pháp luật Việt Nam tại thời điểm Hợp đồng được ký kết là tháng 04/2016;
đồng thời tìm kiếm thêm một số thông tin liên quan đến nội dung của bài viết
trong luật của Singapore.
Giả định rằng tư cách pháp lý của các bên tham gia vào Hợp đồng MR và hình
thức của hợp đồng là phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ
Quốc tế.
2. Câu hỏi nghiên cứu
Tìm hiểu nội dung bản hợp đồng mẫu, cũng như trong quá trình tìm kiếm các
văn bản luật liên quan đến nội dung quy định về nghĩa vụ của nhà thầu TKXD
nước ngoài, các câu hỏi được đặt ra, đồng thời cũng được sử dụng làm nội dung
nghiên cứu cho Luận văn như sau:
2.1.

Hợp đồng TKXD quy định nghĩa vụ của nhà thầu nước ngoài như thế nào ?

2.2.

Pháp luật Việt Nam quy định về nghĩa vụ của nhà thầu nước ngoài trong giao
kết hợp đồng TKXD như thế nào ?


4


2.3.

Với những nghĩa vụ này, quy định về chế tài các nhà thầu TKXD phải thực
hiện nghĩa vụ của mình như thế nào ?

2.4.

Quy định ràng buộc nghĩa vụ nhà thầu nước ngoài trong các văn bản quốc tế
như thế nào ?

3. Phương pháp nghiên cứu
Để giải đáp các câu hỏi này, người viết đã sử dụng các phương pháp phân tích,
phương pháp tổng kết kinh nghiệm và tổng hợp lý thuyết để làm công cụ cho
công việc của mình. Cụ thể là:
3.1.

Câu hỏi 1 (Chương 1):
Sử dụng phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm, nhằm mục đích
trình bày các quy định về nghĩa vụ của nhà thầu được quy định trong hợp
đồng mẫu. Bên cạnh đó, nêu các nhận xét, đánh giá của cá nhân về các quy
định này.

3.2.

Câu hỏi 2 (Chương 2):
Sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết. Nội dung cụ thể của
phần này sẽ trình bày các quy định về nghĩa vụ của nhà thầu trong thời gian
thực hiện hợp đồng, thời gian bảo hành công trình và trong thời gian bảo trì
công trình. Ngoài ra cũng tìm kiếm sự khác biệt về quy định giữa nhà thầu

trong nước và nước ngoài.

3.3.

Câu hỏi 3 (Chương 3):
Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết cũng sẽ được sử dụng để trình
bày các quy định về chế tài nhà thầu thực hiện nghĩa vụ của mình.

3.4.

Câu hỏi 4 (Chương 4):
Các quy định về ràng buộc nhà thầu thực hiện nghĩa vụ thể hiện tại các văn
bản quốc tế như Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa VN và
Singapore, Nghị định thư ASEAN về tăng cường cơ chế giải quyết tranh
chấp, Hiệp định ASEAN về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự và một
số tham khảo về pháp luật xây dựng của Singapore sẽ được trình bày tại


5

chương này; bằng phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết và so sánh luật,
nhằm tìm kiếm khả năng đối tác trong nước có thể vận dụng các quy định
này để yêu cầu nhà thầu nước ngoài thực hiện nghĩa vụ hợp đồng.
4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
Luận văn thạc sĩ Luật của Đinh Văn Trường (2014), Khoa Luật trường Đại học
quốc gia Hà nội, đề tài “Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng thi công xây
dựng công trình” nhằm phân tích các hình thức trách nhiệm do vi phạm hợp
đồng và chỉ ra những hạn chế trong quy định pháp luật chuyên ngành về trách
nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng thi công xây dựng và thực tiễn áp dụng.14
Bài viết “Một số nghĩa vụ tiếp tục tồn tại sau khi hợp đồng chấm dứt” của tác

giả Ngọc Bích đăng trên trang web của Viện kinh tế và thương mại Quốc tế
trường Đại học ngoại thương ngày 08/01/2014, mặc dù cũng có đề cập đến
nhiều loại nghĩa vụ của hợp đồng bao gồm cả nghĩa vụ bảo hành, nhưng bài viết
tập trung phân tích hai nghĩa vụ là bảo mật thông tin và không cạnh tranh về các
điều kiện, các điểm lợi hại của các bên khi ký kết hợp đồng có kèm theo điều
khoản quy định về hai loại nghĩa vụ này.15
Bài viết “Hợp đồng xây dựng trong dự án đầu tư xây dựng BIM: kinh nghiệm
thế giới và thực tiễn tại Việt Nam” của tác giả Nguyễn Đình Phong và Đào
Thuỳ Ninh đăng trên Tạp chí khoa học công nghệ xây dựng, tập 12 số 1 tháng
01/2018; bài báo tập trung phân tích hệ thống văn bản hướng dẫn về nội dung
hợp đồng trong dự án đầu tư xây dựng sử dụng Mô hình thông tin công trình
(Building Information Modelling - BIM) của Anh và Singapore, đánh giá thực
tiễn tại Việt Nam, từ đó rút ra những kinh nghiệm giúp các bên trong hợp đồng
nhận thức rõ quyền và nghĩa vụ của mình cũng như những rủi ro có thể gặp
phải, tránh khỏi sự bỡ ngỡ và xung đột không nên có.16

14

Đinh Văn Trường, 2014. Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng thi công xây dựng công trình. Luận văn
thạc sĩ luật học, Trường Đại học quốc gia Hà Nội, Khoa luật.
< [Ngày truy cập 30/08/2018].

15

Ngọc Bích, 08/01/2014. Một số nghĩa vụ tiếp tục tồn tại sau khi hợp đồng chấm dứt.
< [Ngày truy cập 30/08/2018].

16

Nguyễn Đình Phong và Đào Thuỳ Ninh, 2018. Hợp đồng xây dựng trong dự án đầu tư xây dựng BIM: kinh

nghiệm thế giới và thực tiễn tại Việt Nam. < [Ngày
truy cập 30/08/2018].


6

Và nhiều những bài viết, bài nghiên cứu khác cho thấy các tài liệu này chủ yếu
tập trung nghiên cứu các quy định trong lĩnh vực quản lý xây dựng hoặc kỹ
thuật xây dựng; tác giả chưa tìm ra được bài nghiên cứu nào có liên quan đến
hợp đồng thiết kế xây dựng, nếu có liên quan đến pháp luật xây dựng thì rất ít
bài nghiên cứu và chủ yếu thuộc lĩnh vực đất đai.
Với các nghiên cứu quốc tế, mặc dù không cùng mục đích nghiên cứu nhưng
cũng có một số nội dung liên quan đến đề tài của Luận văn này, ví dụ như các
bài viết:
(1)

“Các yếu tố quan trọng gây ra sự chậm trễ trong xây dựng ở Malaysia”
của Wa’el Alaghbari cùng các đồng sự thực hiện năm 2007; bài viết nhằm
xác định các yếu tố chính gây chậm trễ trong việc thực hiện các dự án xây
dựng ở Malaysia, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng vấn đề tài chính và các
vấn đề phối hợp là hai yếu tố quan trọng gây chậm trễ trong các dự án xây
dựng ở Malaysia.17

(2)

“Nguyên nhân của sự chậm trễ trong xây dựng: hợp đồng truyền thống”
của hai tác giả Abdalla M Odh và Hussien T Battaineh đăng trên trang
web của Elsevier tháng 01/2002; tác giả đã thực hiện một cuộc khảo sát
nhằm xác định nguyên nhân của sự chậm trễ trong các dự án xây dựng với
các hợp đồng kiểu truyền thống từ quan điểm của các nhà thầu và nhà

thiết kế xây dựng ở Jordan. Kết quả khảo sát cho thấy các nhà thầu và nhà
thiết kế đã đồng ý rằng sự can thiệp của chủ sở hữu, kinh nghiệm nhà thầu
không đủ, tài chính và thanh toán, năng suất lao động, ra quyết định chậm,
lập kế hoạch không đúng và nhà thầu phụ nằm trong số mười yếu tố quan
trọng hàng đầu của sự chậm trễ. Họ hy vọng rằng những phát hiện này sẽ
đưa đến các nỗ lực để cải thiện hiệu suất của ngành xây dựng, và sẽ hữu
ích cho các công ty xây dựng và kỹ thuật quốc tế đang tìm kiếm thị phần ở
Jordan và các thị trường khu vực.18

17

Wa’el Alaghbari et al., 2007. The significant factors causing delay of building construction projects in
Malaysia. Available at: < />[Accessed 30/08/2018].

18

Abdalla M Odh and Hussien T Battaineh (Jan 2002). Causes of construction delay: traditional contracts.
Available at: < [Accessed
30/08/2018].


7

Mục đích chung của các bài nghiên cứu này là tìm ra nguyên nhân của sự chậm
trễ trong rất nhiều dự án xây dựng ở Malaysia và Jordan hầu như đến từ sự thiếu
sót của các điều khoản hợp đồng, bao gồm cả hợp đồng thiết kế và hợp đồng thi
công xây dựng, mà theo đó sẽ dẫn đến các tranh chấp về thanh toán, về phối
hợp công việc, về năng lực của nhà thầu... Từ đó các tác giả cũng đưa ra các đề
xuất để hỗ trợ các nhà quản lý xây dựng trong việc thiết lập, đánh giá đầy đủ
các yếu tố trước khi giao kết hợp đồng, nhằm giảm thiểu rủi ro do tranh chấp

hợp đồng dẫn đến phát sinh chi phí và kéo dài thời gian thực hiện dự án hơn dự
định ban đầu.
5. Ý nghĩa và giá trị ứng dụng của đề tài
Bài nghiên cứu này, tác giả tin rằng sẽ có giá trị trước nhất là với tác giả trong
công việc hàng ngày, cho lĩnh vực xây dựng và hành nghề tư vấn luật; kế đến là
sẽ có ích cho các Chủ đầu tư, các công ty hoạt động trong lĩnh vực TKXD, bao
gồm cả công ty trong nước và công ty nước ngoài hoạt động tại Việt Nam và cả
các cơ quan quản lý nhà nước.
Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho các bên có liên quan trong hoạt động xây dựng
nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của việc cần thiết phải quy định chặt chẽ
hơn trong hợp đồng TKXD về những nghĩa vụ của các nhà thầu nước ngoài khi
tham gia hoạt động xây dựng tại Việt Nam.


8

CHƯƠNG 1 – NGHĨA VỤ CỦA NHÀ THẦU THIẾT KẾ XÂY
DỰNG THEO HỢP ĐỒNG

Như đã giới thiệu, việc xem xét các nội dung về ràng buộc nghĩa vụ của nhà thầu
thiết kế xây dựng nhằm hướng đến tìm kiếm sự chặt chẽ hơn trong việc ký kết hợp
đồng kinh tế là điều cần thiết và quan trọng cho tất cả các đối tác tham gia vào hoạt
động xây dựng tại Việt Nam; và nội dung của chương này là tìm hiểu các sự kiện
thực tế xảy ra trên thị trường hoạt động xây dựng trong nước, thông qua việc phân
tích cụ thể nội dung của bản hợp đồng mẫu là Hợp đồng tư vấn về việc “Lập dự án
đầu tư, Thiết kế cơ sở, Thiết kế kỹ thuật và Tổng dự toán xây dựng công trình Nhà
ga Hành khách Quốc tế MR” (viết tắt “Hợp đồng MR”).
Quy mô của dự án Nhà ga hành khách Quốc tế MR là loại Công trình dân dụng,
công cộng thuộc dự án nhóm A và là công trình cấp 119.
Theo quy định của Luật xây dựng về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân khi

tham gia hoạt động xây dựng20 và theo nguyện vọng của các bên đối tác của hợp
đồng, nhà thầu thực hiện dịch vụ này là liên danh của 3 công ty: Công ty C
Consultants Pte Ltd, Công Ty TNHH P và Công Ty TNHH A (Hợp đồng MR đặt
tên là “Liên danh tư vấn C-A-P”).
Trong liên danh này, nhà thầu C giữ vai trò là tư vấn chính với nhiệm vụ thực hiện
“Thiết kế cơ sở, Thiết kế kỹ thuật xây dựng công trình Nhà ga Hành khách Quốc tế
MR”21; vì vậy, phạm vi phân tích của chương này được giới hạn trong việc tìm hiểu
những nội dung của Hợp đồng MR quy định về nghĩa vụ của nhà thầu C liên quan
đến công việc thiết kế đã ký kết.
C là nhà thầu thiết kế nước ngoài, có trụ sở đặt tại Singapore và đã có giấy phép
hoạt động thiết kế xây dựng cho dự án này tại Việt Nam.

19

Phụ lục B của Hợp đồng MR. Để xác định phân loại công trình xây dựng, tham khảo mục A.2.7 Phụ lục A
Quy chuẩn QCVN 03:2012/BXD; xác định phân nhóm dự án đầu tư, tham khảo Luật đầu tư công
49/2014/QH13, từ Điều 6 – 10; xác định phân cấp CTXD, tham khảo Thông tư 03/2016/TT-BXD, mục 1.1.6
Phụ lục 1.

20

Luật xây dựng Chương 8, từ Điều 148; Nghị định 59/2015/NĐ-CP, Chương 4 mục 2, từ Điều 57.

21

Hợp đồng MR, Mục 2.1 và Phụ lục A. Nhiệm vụ và trách nhiệm của nhà thầu C.


9


Nội dung trình bày sau đây sẽ cho thấy các quy định về nghĩa vụ của nhà thầu C đối
với phạm vi công việc đã ký và được thể hiện trong Hợp đồng MR.
1.1. NGHĨA VỤ CỦA NHÀ THẦU THIẾT KẾ XÂY DỰNG
Các nội dung quy định về nghĩa vụ của nhà thầu có thể tìm thấy tại một số
điều khoản của hợp đồng, bao gồm cả quy định chung và riêng cho từng loại
công việc. Cụ thể như sau:
1.1.1. Yêu cầu kỹ thuật đối với hồ sơ thiết kế kỹ thuật22
Điều 5 của hợp đồng đặt ra các yêu cầu kỹ thuật và chất lượng của hồ sơ thiết
kế được thực hiện bởi các nhà thầu là phải đáp ứng được yêu cầu của chủ đầu
tư, phải tuân thủ theo các quy định hiện hành của Nhà nước Việt Nam và các
quy trình, quy phạm chuyên ngành phù hợp. Chất lượng và yêu cầu kỹ thuật
riêng cho hồ sơ thiết kế của nhà thầu C như sau:

22

-

Phù hợp với quy hoạch xây dựng, cảnh quan, điều kiện tự nhiên và các
quy định đã được phê duyệt trong dự án đầu tư xây dựng công trình;

-

Phù hợp với thiết kế công nghệ ngành hàng không;

-

Nền móng các hạng mục công trình được thiết kế bảo đảm bền vững,
không bị lún nứt, biến dạng quá giới hạn cho phép làm ảnh hưởng đến
tuổi thọ công trình, các công trình lân cận;


-

An toàn, tiết kiệm, phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp
dụng, các tiêu chuẩn về phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường và
những tiêu chuẩn liên quan;

-

Đồng bộ trong từng hạng mục công trình, đáp ứng yêu cầu vận hành, sử
dụng công trình; đồng bộ với các công trình liên quan;

-

Thiết kế an toàn cho phương tiện và người khi xảy ra sự cố;

-

Khai thác tối đa thuận lợi và hạn chế bất lợi của thiên nhiên nhằm đảm
bảo lợi ích của dự án;

Hợp đồng MR, Điều 5.2.


10

-

Thiết kế các hệ thống kỹ thuật phải thể hiện đầy đủ và chi tiết hệ thống
thiết bị, ghi chú các thông số kỹ thuật chủ yếu dựa trên các thông số đã
nêu trong thuyết minh thiết kế kỹ thuật, đảm bảo đủ điều kiện để lập tiên

lượng dự toán và lập thiết kế bản vẽ thi công.

Đây là những yêu cầu thuần tuý chuyên môn, mà khi nhìn vào có thể thấy
rằng nội dung đa số là mang tính tổng quát, các khái niệm “phù hợp”, “tiết
kiệm”, “đầy đủ”... thực ra là các khái niệm không có định lượng cụ thể, có
thể dẫn đến các nhận xét cảm tính, áp đặt từ phía người tiếp nhận hồ sơ.
Ví dụ khi nhà thầu chuyển giao hồ sơ thiết kế theo đúng tiến độ, người tiếp
nhận và kiểm tra hồ sơ của chủ đầu tư có thể lấy lý do là các chi tiết thiết kế
kỹ thuật thể hiện chưa đầy đủ cho thi công và yêu cầu bổ sung thêm. Đôi khi
việc bổ sung này chỉ là thể hiện nhiều hơn các mặt cắt chi tiết thiết kế, mà
thực ra là không cần thiết. Có thể ở thời điểm này, lý do thực sự là phía chủ
đầu tư muốn trì hoãn tiến độ thiết kế, hoặc có lý do cá nhân từ phía người
tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ.
Các quy định định tính như vậy thường không có chuẩn mực để giám sát,
kiểm tra, kết quả nghiệm thu sản phẩm thường đến từ mối quan hệ thuận thảo
từ hai phía nhà thầu và người tiếp nhận hồ sơ của chủ đầu tư. Mặc dù vậy,
nhà thầu TKXD vẫn phải hoàn thành hồ sơ thiết kế với những yêu cầu này,
các bước tiếp theo của dự án mới có thể tiếp tục được thực hiện.
1.1.2. Nghĩa vụ chung của nhà thầu thiết kế23
Nhìn chung, các quy định về nghĩa vụ của nhà thầu thiết kế thể hiện trong
điều khoản này của hợp đồng cũng cho thấy nội dung chung chung, hay nói
cụ thể hơn là không có tính ràng buộc chặt chẽ. Các nội dung có liên quan cụ
thể hơn đến nghĩa vụ của nhà thầu TKXD như sau:
10.1. Nhà thầu đảm bảo rằng tất cả các công việc Nhà thầu thực hiện theo
Hợp đồng này phải phù hợp với Hồ sơ yêu cầu. Trong quá trình thực
hiện dịch vụ tư vấn, nhà thầu phải tuân thủ các quy định của pháp luật
Việt Nam về việc sử dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng.
23

Hợp đồng MR, Điều 10. Quyền và nghĩa vụ chung của Nhà thầu.



11

10.2. Nhà thầu phải thực hiện và chịu trách nhiệm đối với các sản phẩm tư
vấn của mình. Công tác thiết kế phải do các kiến trúc sư, kỹ sư có đủ
điều kiện năng lực thực hiện theo quy định của pháp luật, trình độ thực
hiện, đáp ứng yêu cầu của dự án.
10.14. Nhà thầu phải nộp hóa đơn, chứng từ về việc mua bảo hiểm trách nhiệm
nghề nghiệp theo quy định hiện hành cho chủ đầu tư, trong vòng 7 ngày
làm việc kể từ khi nhận được yêu cầu hoặc đề nghị.
10.15. Nhà thầu phải xem xét lại thiết kế hoặc bổ sung bất kỳ hạng mục thiếu
sót hoặc thiết kế không phù hợp để thi công, hoặc không đáp ứng yêu
cầu quy cách kỹ thuật vât liệu xây dựng có tại địa phương hoặc có sự
khác biệt giữa từng phần thiết kế, trong vòng 7 ngày làm việc kể từ khi
nhận được yêu cầu hoặc đề nghị.
10.16. Nhà thầu phải thực hiện quyền giám sát tác giả trong suốt thời gian thi
công công trình theo tiến độ đều đặn thường xuyên, trường hợp Chủ đầu
tư yêu cầu giải quyết khẩn cấp, đại diện tư vấn phải có mặt ngay lập tức
để giải quyết các vấn đề kỹ thuật yêu cầu.
Nghĩa vụ quy định ở điều 10.15 phù hợp cho sử dụng trong giai đoạn thi
công dự án, bởi vì ở giai đoạn thiết kế, nhà thầu có nghĩa vụ phải hoàn thành
công việc theo tiến độ đã thoả thuận trong hợp đồng để hồ sơ thiết kế được
nghiệm thu.
Điều 10.16 của hợp đồng yêu cầu “đại diện tư vấn phải có mặt ngay lập tức”:
nội dung này khi nhìn vào thì thấy rất quyết liệt, nhưng thực ra sẽ không khả
thi vì khái niệm “có mặt ngay lập tức” không thể định lượng cụ thể về thời
gian được vì sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt với C là nhà thầu
nước ngoài, không có trụ sở tại Việt Nam.
1.1.3. Bồi thường và giới hạn trách nhiệm24

Một điều khoản khác của hợp đồng cũng có liên quan đến những quy định về
nghĩa vụ của nhà thầu đối với dịch vụ đã ký kết là yêu cầu về bồi thường và

24

Hợp đồng MR, Điều 17.


×