Tải bản đầy đủ (.pdf) (155 trang)

Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chất công trình tỉnh Trà Vinh và biên hội loạt bản đồ địa chất công trình tỷ lệ 1/10.000 vùng thị xã Trà Vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.98 MB, 155 trang )

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1. Tên đề tài: Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chất công trình tỉnh Trà Vinh
và biên hội loạt bản đồ địa chất công trình tỷ lệ 1/10.000 vùng thị xã Trà Vinh
2. Kinh phí thực hiện: 585.853.700đ ( Năm trăm tám mươi lăm triệu tám
trăm năm mươi ba ngàn bảy trăm đồng chẳn).
3. Thời gian thực hiện: 18 tháng (9/2007 -3/2009)
4. Cơ quan chủ trì đề tài: Liên đoàn Quy hoạch & Điều tra Tài nguyên nước
Miền Nam.
5. Chủ nhiệm đề tài: ThS. Phan Chu Nam
6. Tổ chức, cá nhân phối hợp:
KS. Lê Văn Thịnh
KS. Nguyễn Mạnh Hà
KS. Trần Anh Tuấn
KS. Phạm Văn Sinh
KS. Nguyễn Duy Khương
KS. Kiều Văn Hường
KS. Nguyễn Thị Hợi
KS. Phạm Đức Yên
KS. Phạm Văn Hùng
TC. Nguyễn Thị Bình
TC. Đào Thị Ngọc Hoa
7. Mục tiêu đề tài:
Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chất công trình có khả năng:
Lưu trữ và cập nhật các tài liệu khảo sát địa chất công trình trên địa bàn
nghiên cứu dưới dạng cơ sở dữ liệu, CSDL này hoạt động như một phần mềm
chuyên cung cấp các file số liệu đầu vào cho các phần mềm xử lý các số liệu đã lưu
trữ. CSDL được thiết kế trong môi trường đa người dùng tương thích với hệ thống
thông tin địa lý (GIS).
Viết các chương trình hỗ trợ thành lập cột địa tầng, mặt cắt và các bản đồ địa
chất công trình chuyên môn phục vụ cho các ngành kinh tế và khoa học khác nhau.
Thành lập loạt bản đồ địa chất công trình tỷ lệ 1/10.000 phục vụ cho Quy


hoạch xây dựng và sử dụng hợp lý Tài nguyên đất khu vực thị xã Trà Vinh.
Đào tạo cán bộ kỹ thuật ứng dụng các kết quả nghiên cứu.

1


DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN
1. ThS. Phan Chu Nam - Giám đốc Trung tâm sản xuất Địa chất & Xây dựng,
Liên đoàn Quy hoạch & Điều tra Tài nguyên nước Miền Nam, Chủ nhiệm đề tài.
2. KS. Lê Văn Thịnh - Trung tâm Thông tin và Ứng dụng công nghệ, Liên
đoàn Quy hoạch & Điều tra Tài nguyên nước Miền Nam, phụ trách xây dựng Cơ sở dữ
liệu Địa chất công trình. Tác giả báo cáo chuyên đề xây dựng Cơ sở dữ liệu địa chất
công trình.
3. KS. Nguyễn Mạnh Hà - Phòng Kỹ thuật, Liên đoàn Quy hoạch & Điều tra
Tài nguyên nước Miền Nam, phụ trách biên hội bản đồ địa chất, tác giả phần địa chất.
4. KS. Trần Anh Tuấn - Trung tâm sản xuất Địa chất & Xây dựng, Liên đoàn
Quy hoạch & Điều tra Tài nguyên nước Miền Nam, tác giả báo cáo chuyên đề địa chất
công trình.
5. KS. Phạm Văn Sinh - Trung tâm sản xuất Địa chất & Xây dựng, Liên đoàn
Quy hoạch & Điều tra Tài nguyên nước Miền Nam, phụ trách phần bản đồ, số liệu đầu
vào cho cơ sở dữ liệu, đồng chủ nhiệm đề tài.
6. KS. Nguyễn Duy Khương - Phó giám đốc Trung tâm Thông tin và Ứng
dụng công nghệ, Liên đoàn Quy hoạch & Điều tra Tài nguyên nước Miền Nam, phụ
trách phần số hóa bản đồ.
7. KS. Kiều Văn Hường, Nguyễn Thị Bình - Trung tâm Thông tin và Ứng
dụng công nghệ, Liên đoàn Quy hoạch & Điều tra Tài nguyên nước Miền Nam, đồng
phụ trách phần số hóa bản đồ.
8. KS. Nguyễn Thị Hợi, Đào Thị Ngọc Hoa - Trung tâm sản xuất Địa chất &
Xây dựng, Liên đoàn Quy hoạch & Điều tra Tài nguyên nước Miền Nam, phụ trách
phần phụ lục số 2 và 3, nhập số liệu đầu vào cho cơ sở dữ liệu địa chất công trình tỉnh

Trà Vinh.
9. KS. Phạm Đức Yên – Phó phòng Kế Hoạch, Liên đoàn Quy hoạch & Điều
tra Tài nguyên nước Miền Nam, phụ trách phần kinh tế.

2


10. KS. Phạm Văn Hùng, đồng chủ nhiệm đề tài - Trung tâm sản xuất Địa chất
& Xây dựng, Liên đoàn Quy hoạch & Điều tra Tài nguyên nước Miền Nam, đồng tác
giả loạt bản đồ địa chất công trình, báo cáo chuyên đề ĐCCT, tác giả phụ lục số 1 và
báo cáo tổng kết đề tài.

3


TÓM TẮT
Báo cáo tổng kết đề tài “Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chất công trình tỉnh Trà
Vinh và biên hội loạt bản đồ địa chất công trình tỷ lệ 1/10.000 vùng thị xã Trà Vinh” trình
bày kết quả thực hiện đề tài sau 18 tháng hoàn thiện. Ngoài phần tổng quan nghiên cứu,
khối lượng các dạng công tác đã thực hiện và phần kết luận kiến nghị, báo cáo đi sâu
phân tích các kết quả thực hiện 2 nội dung chính đã được phê duyệt trong đề cương là: 1)
Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chất công trình và các chương trình hỗ trợ; và 2) Biên hội loạt
bản đồ địa chất công trình tỷ lệ 1/10.000 vùng thị xã Trà Vinh.
Xây dựng cơ sở dữ liệu và các chương trình hỗ trợ: Sử dụng ngôn ngữ lập

trình VB6 và hệ quản trị CSDL Microsoft Access để lưu trữ dữ liệu. Thích hợp chạy
trong môi trường đa người dùng, dễ dàng liên kết với các phần mềm trong hệ thông tin
địa lý GIS để tạo ra các thuộc tính của đối tượng bản đồ. Số liệu trong cơ sở dữ liệu được
liên kết trực tiếp với MapInfor.
Biên hội bản đồ địa chất tỷ lệ 1/10.000 được thành lập dựa vào kết quả phân tích

và tổng hợp các loạt bản đồ tỷ lệ 1/100.000 và 1/25.000 và các tài liệu khảo sát địa chất
công trình thu thập. Về địa tầng, khu vực lập bản đồ đến chiều sâu nghiên cứu tồn tại 2 hệ
tầng: Hệ Neogen (N) và hệ Đệ tứ (Q).
Về kiến tạo trong vùng gồm các tập hợp thạch kiến tạo và 2 đứt gãy chính: Đứt
gãy Vĩnh Hưng - Cai Lậy và đứt gãy sông Hậu.
Về địa mạo chia thành 2 vùng: vùng đồng bằng trũng Đại Phước và vùng đồng
bằng với giồng cát Trà Vinh.
Bản đồ địa chất công trình tỷ lệ 1/10.000 lấy nguyên tắc chủ đạo là thạch học
nguồn gốc theo hướng dẫn của Hội Địa chất công trình quốc tế (IAEG) năm 1976. Theo
nguyên tắc này, dựa vào đặc điểm địa hình, địa mạo và thành phần đất đá chia thành các
loạt thạch học nguồn gốc, phức hệ thạch học và kiểu thạch học.
Theo nguyên tắc nêu trên vùng lập bản đồ được phân chia thành 5 loạt thạch
học, cụ thể là: nhân tạo, sông, sông - đầm lầy, sông - biển và loạt thạch học biển. Các loạt
thạch học này được phân chia ra làm 10 phức hệ thạch học.

4


Bản đồ phân vùng địa chất công trình tỷ lệ 1/10.000: Thị xã Trà Vinh nằm trong
miền địa chất công trình VII trên bản đồ địa chất công trình toàn quốc tỷ lệ
1/1.000.000 và được chia thành 2 vùng địa chất công trình sau: vùng đồng bằng trũng
Đại Phước (Ký hiệu VIIA), vùng này được chia thành 3 khu. Vùng đồng bằng với giồng
cát Trà Vinh (ký hiệu VIIB), được chia ra làm 10 khu.
Bản đồ hiện trạng và quy hoạch khai thác sử dụng đất tỷ lệ 1/10.000: Trên cơ
sở điều kiện địa chất công trình, khu vực thị xã Trà Vinh được quy hoạch thành 3 vùng,
tương ứng với mức độ thuận lợi cho quy hoạch xây dụng đô thị: 1) Thuận lợi cho xây
dựng; 2) tương đối thuận lợi và 3) không thuận lợi cho xây dựng.

5



MỤC LỤC
CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI .......................................................... 15
I.1. GIỚI THIỆU CHUNG ...................................................................................................................... 15
I.2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC ................................. 16

I.2.1. Ngoài nước ....................................................................................................... 16
I.2.2. Trong nước....................................................................................................... 18
I.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU, SẢN PHẨM, KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC ............................................ 22

I.3.1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ....................................................................... 22
I.3.2. Sản phẩm, kết quả đạt được ............................................................................ 23
I.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KỸ THUẬT SỬ DỤNG ..................................................... 25

I.4.1. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 25
I.4.2. Kỹ thuật sử dụng .............................................................................................. 26
I.5. KHỐI LƯỢNG CÁC DẠNG CÔNG TÁC ĐÃ THỰC HIỆN ....................................................... 26

I.5.1. Lập đề cương đề tài .......................................................................................... 28
I.5.2. Thu thập, chỉnh lý tài liệu ............................................................................... 28
I.5.3. Thành lập CSDL ĐCCT và các phần mềm hỗ trợ ......................................... 30
I.5.4. Biên hội loat bản đồ địa chất công trình ........................................................ 30
I.5.5. Số hóa bản đồ ................................................................................................... 32
CHƯƠNG II ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, KINH TẾ, NHÂN VĂN ..................................................... 33
II.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ ................................................................................................................................ 33
II.2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA H ÌNH .................................................................................................................. 36
II.3. MẠNG THỦY VĂN ......................................................................................................................... 36
II.4. ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU..................................................................................................................... 37

II.4.1. Lượng mưa ..................................................................................................... 37

II.4.2. Độ bốc hơi ....................................................................................................... 38
II.4.3. Độ ẩm .............................................................................................................. 38
II.4.4. Nhiệt độ ........................................................................................................... 38

6


II.4.5. Gió - bão.......................................................................................................... 38
II.5. THỔ NHƯỠNG VÀ THẢM THỰC VẬT ..................................................................................... 38

II.5.1. Thổ nhưỡng .................................................................................................... 38
II.5.2. Thảm thưc vật ................................................................................................. 39
II.6. GIAO THÔNG, KINH TẾ, DÂN CƯ ............................................................................................. 39

II.6.1. Giao thông ...................................................................................................... 39
II.6.2. Kinh tế ............................................................................................................. 40
II.6.3. Dân cư............................................................................................................. 40
II.7. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT, ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH ........................................... 40

II.7.1. Lịch sử nghiên cứu địa chất .......................................................................... 40
II.7.2. Lịch sử nghiên cứu địa chất công trình ........................................................ 42
CHƯƠNG III XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH .................................................. 43
III.1. KHÁI QUÁT VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH .............................................. 43

III.1.1. Các khái niệm ............................................................................................... 43
III.1.2. Hạn chế của phương pháp quản lý dữ liệu bằng tập tin ............................ 44
III.1.3. Ưu điểm của phương pháp quản lý dữ liệu bằng CSDL ............................ 44
III.2. CSDL ĐCCT TỈNH TRÀ VINH VÀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ ................................. 45

III.2.1. Công cụ lập trình .......................................................................................... 45

III.2.2. Thiết kế CSDL ĐCCT ................................................................................... 51
III.2.3. CSDL ĐCCT VÀ các chương trình hỗ trợ .................................................. 54
CHƯƠNG IV ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT ............................................................................................................. 76
IV.1. ĐỊA TẦNG ...................................................................................................................................... 76

IV.1.1. Hệ Neogen ..................................................................................................... 76
IV.1.2. Hệ Đệ tứ (Q) .................................................................................................. 79
IV.2. KIẾN TẠO ...................................................................................................................................... 84

IV.2.1. Các tập hợp thạch kiến tạo ........................................................................... 84
IV.2.2. Đứt gãy........................................................................................................... 85

7


IV.3. ĐỊA MẠO ........................................................................................................................................ 86

IV.3.1. Nguồn gốc địa hình ....................................................................................... 86
IV.3.2. Phân vùng địa mạo ....................................................................................... 88
IV.4. TÂN KIẾN TẠO ............................................................................................................................. 89
CHƯƠNG V ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH VÀ ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC ......................... 90
V.1. NGUYÊN TẮC THÀNH LẬP, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỂ HIỆN ......................... 90

V.1.1. Nguyên tắc thành lập...................................................................................... 90
V.1.2. Nội dung và phương pháp thể hiện ............................................................... 91
V.2. ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH ....................................................................................... 92

V.2.1. Đặc điểm cấu trúc địa chất ............................................................................. 93
V.2.2. Đặc điểm địa hình địa mạo............................................................................. 95
V.2.3. Đặc điểm địa chất thủy văn ............................................................................ 96

V.2.4. Các quá trình địa chất động lực công trình ................................................ 104
V.2.5. Tính chất cơ lý của các loại đất ................................................................... 105
V.2.6. Vật liệu xây dựng .......................................................................................... 128
V.3. PHÂN VÙNG ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH .................................................................................. 130

V.3.1. Nguyên tắc phân vùng .................................................................................. 130
V.3.2. Đặc điểm địa chất công trình các phân khu ................................................ 130
V.4. HIỆN TRẠNG VÀ QUI HOẠCH, KHAI THÁC SỬ DỤNG ĐẤT............................................ 146

V.4.1. Hiện trạng xây dựng ..................................................................................... 146
V.4.2. Quy hoạch sử dụng đất ................................................................................. 146
CHƯƠNG VI KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................................. 149
VI.1. KẾT LUẬN.................................................................................................................................... 149
VI.2. KIẾN NGHỊ .................................................................................................................................. 150

-

8


DANH MỤC BIỂU, BẢNG SỐ LIỆU
Bảng I-1. Bảng tổng hợp kết quả thực hiện các dạng công tác của đề tài
Bảng III-1. Kiểu liên kết được Microsoft tự động xác định

26

53

Bảng V-1. Mực nước ngầm khu vực thị xã Trà Vinh 96
Bảng V-2. Bảng tổng hợp đánh giá ăn mòn bê tông


100

Bảng V-3. Trị trung bình các chỉ tiêu cơ lý loạt thạch học nhân tạo 106
Bảng V-4. Trị trung bình các chỉ tiêu cơ lý kiểu thạch học sét

107

Bảng V-5. Trị trung bình các chỉ tiêu cơ lý kiểu thạch học bùn sét 109
Bảng V-6. Trị trung bình các chỉ tiêu cơ lý kiểu thạch học sét lẫn cát

112

Bảng V-7. Trị trung bình các chỉ tiêu cơ lý kiểu thạch học bùn sét, bsp

114

Bảng V-8. Trị tbình các chỉ tiêu cơ lý kiểu thạch học bùn sét, bsp, bcp…..116
Bảng V-9. Trị trung bình các chỉ tiêu cơ lý kiểu thạch học cát hạt mịn

118

Bảng V-10. Trị trung bình các chỉ tiêu cơ lý kiểu thạch học bùn sét pha

119

Bảng V-11. Trị trung bình các chỉ tiêu cơ lý kiểu thạch học sét

121


Bảng V-12. Trị trung bình các chỉ tiêu cơ lý kiểu thạch học sét pha 123
Bảng V-13. Trị trung bình các chỉ tiêu cơ lý kiểu thạch học cát pha 125
Bảng V-14. Trị trung bình các chỉ tiêu cơ lý kiểu thạch học cát mịn 127
Bảng V-15. Quy mô của 2 giồng cát san lấp

-

9

129


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình I-1. Cột địa tầng các lỗ khoan được thể hiện trên RockWorks. 16
Hình I-2. Cột địa tầng lỗ khoan được thể hiện trên gINT.

17

Hình I-3. Cột địa tầng lỗ khoan được thể hiện trên WinLog.

18

Hình I-4. Phần mềm LogMan. 19
Hình I-5. Phần mềm Grain phiên bản 4.3

19

Hình I-6. Giao diện nhập thông tin mẫu đất đá của LogMan
Hình II-1. Vị trí tỉnh Trà Vinh


20

35

Hình III-1. Các thành phần trong 1 bảng dữ liệu ở chế độ thiết kế. 48
Hình III-2. Các thành phần trong 1 bảng dữ liệu ở chế độ nhập dữ liệu.

48

Hình III-3. Giao diện chính của chương trình. 55
Hình III-4. Nhập thông tin chung cho lỗ khoan.

57

Hình III-5. Nhập thông tin thạch học cho lỗ khoan.

58

Hình III-6. Nhập thông tin mẫu cơ lý cho lỗ khoan.

58

Hình III-7. Nhập thông tin mẫu nước cho lỗ khoan.

59

Hình III-8. Nhập thông tin thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn (SPT) cho LK.
Hình III-9. Nhập thông tin thí nghiệm cắt cánh cho lỗ khoan. 60

10


Hình III-10. Nhập kết quả thành phần hạt theo tiêu chuẩn TCVN

61

Hình III-11. Nhập kết quả thành phần hạt theo tiêu chuẩn ASTM.

61

Hình III-12. Giao diện nhập tự động chỉ tiêu cơ lý các mẫu đất.

62

59


Hình III-13. Tập tin Excel dùng để nhập tự động chỉ tiêu cơ lý c mẫu đất. 62
Hình III-14. Tập tin Excel dùng để nhập tự động số liệu TN cắt cánh.

63

Hình III-15. TT Excel dùng để nhập tự động tọa độ các điểm công trình.

63

Hình III-16. TT Excel dùng để nhập tự động số liệu khí tượng thủy văn.

64

Hình III-17. Xuất kết quả thí nghiệm cơ lý lỗ khoan thành tập tin. 65

Hình III-18. Kết quả thí nghiệm cơ lý lỗ khoan sau khi xuất thành tệp tin. 66
Hình III-19. Xuất kết quả thí nghiệm xuyên tĩnh thành tệp tin.

66

Hình III-20. Kết quả thí nghiệm xuyên tĩnh sau khi xuất thành tập tin.

67

Hình III-21. Xuất thông tin về vị trí các điểm công trình thành tập tin.

68

Hình III-22. Thông tin điểm công trình được xuất thành tập tin thứ nhất.

69

Hình III-23. Thông tin điểm công trình được xuất thành tập tin thứ hai.

69

Hình III-24. Xuất phiếu lỗ khoan ĐCCT thành bản vẽ AutoCad.

70

Hình III-25. Phiếu lỗ khoan ĐCCT sau khi được xuất sang AutoCad.
Hình III-26. Mặt cắt ĐCCT sau khi được xuất sang AutoCad.

71


71

Hình III-27. Bđồ cột địa tầng lỗ khoan sau khi được xuất sang AutoCad.

72

Hình III-28. Bđồ cột địa tầng lỗ khoan sau khi được biên tập trên MapInfo.
72
Hình III-29. Tham chiếu danh sách các chỉ tiêu cơ lý đất đá. 74
-

11


KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐCCT

Địa chất công trình

ĐCTV

Địa chất thủy văn

CSDL

Cơ sở dữ liệu

GIẢI THÍCH CÁC THUẬT NGỮ
.mif


Phần mở rộng của tệp tin được mở bởi phần mềm MapInfo

.xls

Phần mở rộng của tệp tin được mở bởi phần mềm Excel

2D

Mô hình 2 chiều

3D

Mô hình 3 chiều

Access

Tên phần mềm quản lý dữ liệu

ADO

lập trình VB 6.0

ASP

Ngôn ngữ lập trình ASP

ASP.NET

Ngôn ngữ lập trình ASP.NET


ASTM

Tiêu chuẩn ASTM

AutoCad

Phần mềm xử lý đồ họa AutoCad

BASIC

Tên một loại ngôn ngữ lập trình đơn giản

Bit

Đơn vị dữ liệu trong máy tính

C#

Tên một loại ngôn ngữ lập trình cao cấp

Client

Máy khách, máy trạm

CNTT

Công nghệ thông tin

Code


Mã lệnh

Control

Menu Control của cơ sở dữ liệu

DAO

12

Tên một thành phần dùng để truy cập dữ liệu trong ngôn ngữ

Tên một thành phần dùng để truy cập dữ liệu trong ngôn ngữ
lập trình VB 6.0

ĐCTV

Địa chất thủy văn

Tools

Các công cụ

Excel

Tên một phần mềm bảng tính

Exit

Menu Exit của cơ sở dữ liệu


Export

Menu Export của cơ sở dữ liệu

File

Tệp tin


Forms

của chương trình

gINT

Tên một phần mềm dùng để thành lập cột địa tầng lỗ khoan

GIS

Hệ thống thông tin địa lý

GrainW

Tên một phần mềm xử lý thống kê các chỉ tiêu cơ lý đất đá

IDE

Môi trường dùng để phát triển phần mềm


Import

Menu Import của cơ sở dữ liệu

Input

Menu Input của cơ sở dữ liệu

LAN

Mạng nội bộ

Linux

Tên một hệ điều hành mã nguồn mở

Logman

Tên một phần mềm quản lý dữ liệu lỗ khoan

Macros

Đoạn chương trình trong Microsoft Access dùng để tự động
hóa thực hiện một chuỗi các thao tác

MapInfo

Tên một phần mềm xử lý đồ họa

MB


Đơn vị thông tin trong máy tính

MHZ

Đơn vị của tần số

Microsoft

Tên một hãng sản xuất phần mềm lớn trên thế giới

Microsoft
Office
Modules

Tên cuả bộ phần mềm văn phòng
Nơi tập trung các khai báo dùng chung cho một dự án
Microsoft Accesss

MSDN

Thư viện tra cứu của ngôn ngữ lập trình VB 6.0

MySQL

Tên một hệ quản trị cơ sở dữ liệu mã nguồn mở

Oracle

Tên một hệ quản trị cơ sở dữ liệu cao cấp


OS

Hệ điều hành

Output

Menu Output của cơ sở dữ liệu

Paint

Tên phần mềm xử lý ảnh đi kèm với hệ điều hành Windows

Pentium

Tên của 1 thế hệ máy tính

PHP

Tên một loại ngôn ngữ lập trình mã nguồn mở

Piper

Tên một loại biểu đồ dùng trong địa chất thủy văn

PowerPoi
nt
Project

13


Mẫu biểu trong Microsoft Access dùng để tổ chức giao diện

Tên một phần mềm trình chiếu
Dự án, đề án


Queries

Truy vấn

RAM

Bộ nhớ trong của máy tính

RDMS

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ

RDO
Reports
RockWor
ks

lập trình VB 6.0
Công cụ dùng để in dữ liệu của một bảng, một truy vấn
Tên một phần mềm

Server


Máy chủ

SPT

Tên của thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn trong lỗ khoan

SQL

Tên của ngôn ngữ truy vấn dữ liệu

SQL
Server

Tên một hệ quản trị cơ sở dữ liệu do Microsoft sản xuất

Stiff

Tên một loại biểu đồ dùng trong địa chất thủy văn

Tables

Các bảng dữ liệu

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

Unix

Tên một hệ điều hành mã nguồn mở


VB

Tên một loại ngôn ngữ lập trình

VBA

Tên một loại ngôn ngữ lập trình

VBscript

Tên một loại ngôn ngữ lập trình

Visual
C++
Visual
FoxPro

14

Tên một thành phần dùng để truy cập dữ liệu trong ngôn ngữ

Tên một loại ngôn ngữ lập trình
Tên một loại ngôn ngữ lập trình

Windows

Tên một hệ điều hành do hãng Microsoft sản xuất

WinLog


Tên một phần mềm để quản lý lỗ khoan

Word

Tên phần mềm soạn thảo văn bản


TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
I.1. GIỚI THIỆU CHUNG

Tài nguyên đất có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống sinh hoạt và sản
xuất của con người. Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển mạnh mẽ về
kinh tế, mức độ khai thác tài nguyên đất phục vụ xây dựng cho các khu công nghiệp,
các nhà máy xí nghiệp, cầu cảng... ngày một phát triển. Trước thực tế đó, việc nghiên
cứu, đánh giá hiện trạng và tổng hợp các nguồn tài liệu đã nghiên cứu về chúng là rất
cần thiết. Trên cơ sở đó lập ra các qui hoạch và kế hoạch sử dụng lâu bền tài nguyên
đất cho các mục đích khác nhau, đồng thời xây dựng cơ sở dữ liệu địa chất công trình
và các chương trình hỗ trợ để thành lập các loại bản đồ chuyên môn phục vụ cho các
mục đích kinh tế khác nhau là rất cần thiết.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của Tài nguyên đất trong công cuộc phát triển
kinh tế xã hội. Thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh, Sở Khoa học và
Công nghệ đã ký kết Hợp Đồng Nghiên Cứu Khoa Học số 124/HĐ-SKHCN với Liên
đoàn Địa Chất Thủy Văn - Địa Chất Công Trình miền Nam nay là Liên đoàn Quy
hoạch và Điều tra Tài nguyên nước miền Nam về việc lập và thực hiện đề tài: “Xây
dựng cơ sở dữ liệu địa chất công trình tỉnh Trà Vinh và biên hội loạt bản đồ địa chất
công trình tỷ lệ 1/10.000 vùng thị xã Trà Vinh”. Thời gian thực hiện là 18 tháng, từ
tháng 10/2007 đến tháng 4/2009. Đề tài có tổng kinh phí là 585.855.000 đồng, do Thạc
sỹ Phan Chu Nam, Giám đốc Trung Tâm Sản Xuất Địa Chất và Xây dựng, Liên đoàn
Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước miền Nam làm chủ nhiệm. Cơ quan Chủ trì

thực hiện đề tài là Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước miền Nam. Cơ
quan quản lý đề tài là Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh.
Nhân đây, cho phép tập thể tác giả cảm ơn sự đóng góp quan trọng trong việc
thúc đẩy tiến trình thực hiện đề tài của kỹ sư giám sát đề tài Lê Văn Hồng Anh và Trần
Văn Út Tám Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh, đơn vị quản lý đề tài.
Tập thể tác giả bày tỏ lòng biết ơn đối với các đồng chí Lãnh đạo Sở Khoa học
& Công nghệ Tỉnh Trà Vinh, Liên đoàn Quy hoạch & Điều tra Tài nguyên nước miền
Nam và chân thành cảm ơn sự đóng góp quí báu của các cán bộ, chuyên gia địa chất

15


thuỷ văn - địa chất công trình, phòng kỹ thuật, Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra Tài
nguyên nước Miền Nam đã giúp chúng tôi hoàn thành đề tài này.
I.2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

I.2.1. Ngoài nước
Trong khoảng một thập kỷ qua, tại hầu hết các nước phương Tây, các công cụ
hiện đại như CSDL và các chương trình chuyên dùng đã được triển khai và góp phần
to lớn trong công tác quản lý, quy hoạch, sử dụng, phát triển và bảo vệ bền vững tài
nguyên đất. Có thể kể ra một số phần mềm chuyên dùng nổi tiếng sau:
RockWorks: dùng cho việc thành lập cột địa tầng hố khoan, thành lập mặt cắt
địa chất, sơ đồ bố trí công trình và thành lập bản đồ ĐCCT chuyên môn. RockWorks
cũng cho phép quản lý các tài liệu lỗ khoan và nhập các tài liệu về địa vật lý, hóa học,
thạch học, địa tầng, mực nước, nứt nẻ, các thông số lỗ khoan. Ngoài ra, RockWorks
chứa một loạt các tiện ích địa chất sử dụng để tạo các bản đồ đẳng, các lưới, các sơ đồ
khối, tính toán thể tích, các công cụ ĐCTV và thủy địa hóa (hạ thấp và lưu lượng, biểu
đồ Piper và Stiff), phân tích các yếu tố 2D và 3D (biểu đồ hoa hồng, bản đồ cấu trúc
tuyến và mật độ), tính toán thống kê và các loại biểu đồ.


Hình 0-1. Cột địa tầng các lỗ khoan được thể hiện trên RockWorks.

16


gINT: dùng để thành lập cột địa tầng hố khoan, các biểu đồ, đồ thị, các bảng
biểu, mặt cắt hàng rào, ... biểu diễn các kết quả thí nghiệm cơ lý đất và các thí nghiệm
hiện trường.

Hình 0-2. Cột địa tầng lỗ khoan được thể hiện trên gINT.
WinLog: được dùng để thành lập, chỉnh sửa với số lượng lớn các lỗ khoan
ĐCCT, lỗ khoan trong khai thác mỏ và lỗ khoan dầu khí một cách dễ dàng và nhanh
chóng. Ngoài ra, WinLog cũng cho phép người dùng quản lý CSDL các lỗ khoan.

17


Hình 0-3. Cột địa tầng lỗ khoan được thể hiện trên WinLog.
Trong thời gian gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của CNTT thì việc xây
dựng và sử dụng CSDL ngày càng được ưu chuộng, đặc biệt là những CSDL chuyên
ngành ứng dụng trong các ngành khoa học kỹ thuật. Xu hướng thế giới ngày nay là
thiết kế những CSDL đồ sộ, trực tuyến, dựa trên một hệ quản trị CSDL mạnh (như
Oracle, MySQL hay SQL Server ) có sử dụng công nghệ Web giúp người dùng có thể
truy cập và khai thác thông tin ở bất cứ đâu có kết nối Internet. Điều này đem lại lợi
ích rất lớn bởi nó giúp tiết kiệm thời gian, công sức đồng thời giúp người dùng dễ
dàng tiếp cận với thành tựu khoa học kỹ thuật thế giới trong lĩnh vực của mình một
cách nhanh nhất. Những phần mềm như RockWorks, gINT, WinLog hay những CSDL
trực tuyến trên có thể coi là những thành tựu lớn của ngành CNTT thế giới nói chung
và của ngành công nghệ phần mềm nói riêng nhưng do nhiều yếu tố khách quan (giá
thành cao, trình độ ngoại ngữ hạn chế,...) mà những phần mềm đó chưa được sử dụng

rộng rãi ở trong nước.
Tại hầu hết các nước phương Tây, quản lý tổng hợp Tài nguyên đất đã được
thực hiện từ những năm 70. Thông qua thành lập các loại bản đồ địa chất công trình để
tiến hành phân loại Tài nguyên đất cho các mục đích sử dụng khác nhau.
Tuy nhiên phần lớn các phần mềm được rao bán với giá rất cao (hàng ngàn
đôla), sử dụng ngôn ngữ là tiếng Anh và không có mã nguồn mở để chuyển về tiếng
Việt nên rất khó khăn cho người sử dụng không thông thạo ngoại ngữ.
I.2.2. Trong nước
Trong những năm gần đây, ở nước ta việc xây dựng CSDL địa chất nói chung
và CSDL trong lĩnh vực ĐCCT nói riêng đã bắt đầu được chú trọng đầu tư. Hiện nay
có rất nhiều phần mềm CSDL trong lĩnh vực này, ví dụ như:
ĐCCT: Phần mềm trợ giúp xử lý thống kê các kết quả thí nghiệm của đất bằng
việc cho phép nhập đầy đủ các chỉ tiêu cơ lý các lớp đất, thành lập hình trụ lỗ khoan,...
xử lý thống kê các chỉ tiêu cơ lý, tính toán sức kháng cắt của đất, hệ số độ rỗng,...Thiết
lập các bản vẽ hình trụ lỗ khoan, mặt cắt địa chất, biểu đồ sức kháng cắt, biểu đồ thành
phần hạt v...v.

18


LogMan: Phần mềm quản lý số liệu, vẽ hình trụ lỗ khoan, mặt cắt địa chất,
tổng hợp chỉ tiêu cơ lý cho các mẫu đất đá phục vụ cho các ngành địa chất thăm dò,
ĐCCT, địa môi trường, giao thông, mỏ, thuỷ lợi, xây dựng… với bản vẽ kết quả được
xuất sang môi trường AutoCAD; bảng tổng hợp chỉ tiêu cơ lý được xuất sang
Microsoft Excel giúp cho việc hoàn thiện, trao đổi kết quả trở nên dễ dàng.

Hình 0-4. Phần mềm LogMan.
GrainW: Phần mềm quản lý, tổng hợp và loại sai số cho kết quả thí nghiệm
mẫu đất, lập báo cáo tổng hợp, vẽ bảng biểu và đồ thị thí nghiệm dùng cho các phòng
thí nghiệm địa kỹ thuật. Với kết quả được xuất sang Microsoft Excel giúp cho việc

hoàn thiện báo cáo trở nên dễ dàng.

Hình 0-5. Phần mềm Grain phiên bản 4.3
Những phần mềm trên đều là những sản phẩm mang tính thương mại, ứng
dụng cao nhưng vẫn có những hạn chế nhất định. Tất cả các phần mềm đó chỉ hỗ trợ

19


và làm việc với các lỗ khoan mà các loại công trình khác như: xuyên tĩnh hiện trường,
đo sâu điện, thí nghiệm cắt cánh hiện trường, đầm chặt tiêu chuẩn,... đều không có.
Điểm qua các phần mềm trên ta thấy, Grain có ưu điểm là xử lý thống kê kết quả thí
nghiệm mẫu đất rất tốt và chính xác, ứng dụng cho các phòng thí nghiệm địa kỹ thuật
nhưng thực tế lượng thông tin liên quan đến các lỗ khoan, các mẫu đất lưu trữ được
còn ít, những báo cáo xuất ra còn đơn giản như đồ thị thành phần hạt, đồ thị sức kháng
cắt. Cũng như Grain, phần mềm DCCT ngoài các tính năng giống như phần mềm
Grain, DCCT còn có thêm tính năng xuất hình trụ lỗ khoan, mặt cắt địa chất. Riêng
LogMan là một phầm mềm mạnh, phổ biến, giao diện đẹp, thân thiện với người sử
dụng và được cập nhật thường xuyên các phiên bản mới nhưng hạn chế của LogMan
chính là các sản phẩm xuất ra như hình trụ lỗ khoan chỉ áp dụng được cho thủy lợi và
xây dựng mà khó có thể dùng cho lĩnh vực ĐCCT vì thông tin lưu trữ ít dẫn tới có
nhiều thông số mà các nhà chuyên môn cần khai thác để đưa ra đánh giá, nhận xét thì
không có. Ngoài ra, trong phần cho phép chọn loại mẫu trong bảng mẫu đất đá tác giả
sắp xếp đồng thời nhiều lựa chọn (mẫu nguyên dạng, mẫu không nguyên dạng, mẫu
nước, mẫu đất, mẫu đá) trong cùng 1 mục là không hợp lý các mẫu trên không thể có
vai trò như nhau.

Hình 0-6. Giao diện nhập thông tin mẫu đất đá của LogMan
Từ những thực tế trên, chúng tôi đã thiết kế và xây dựng phần mềm “Cơ sở dữ
liệu Địa chất công trình tỉnh Trà Vinh” đáp ứng được tình hình thực tế tại địa phương

và thể hiện được mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài nêu ra. Với phần mềm CSDL này,
những hạn chế trong các phần mềm nêu trên đã phần nào được giải quyết, đó là: lượng

20


thông tin lưu trữ lớn, đồ sộ; phục vụ chủ yếu cho lĩnh vực ĐCCT và các ngành liên
quan; ngoài lỗ khoan ra còn hỗ trợ rất nhiều loại công trình; các sản phẩm xuất ra
tương đối đa dạng, mang tính phức tạp cao từ các bảng số liệu cho đến các loại bản đồ.
Có thể nói rằng, việc xây dựng CSDL ĐCCT tỉnh Trà Vinh tại thời điểm này là một
việc không thể thiếu trong công tác quy hoạch, quản lý, sử dụng, phát triển và bảo vệ
bền vững tài nguyên đất.
Đặc biệt, trong những năm gần đây, các đề tài tương tự đã được thực hiện tại
Liên đoàn Quy hoạch và điều tra Tài nguyên nước miền Nam, cụ thể:
Đề tài “ Xây dựng cơ sở dữ liệu và các chương trình hỗ trợ, thành lập loạt bản
đồ địa chất công trình khu vực thành phố Long Xuyên và thị xã Châu Đốc” do ThS.
Phan Chu Nam và KS. Phạm Văn Hùng đồng chủ nhiệm, hoàn thành năm 2007.
Đề tài: “Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chất công trình tỉnh Tây Ninh” do ThS.
Đoàn Ngọc Toản làm chủ nhiệm đang được triển khai và dự kiến hoàn tất vào tháng 4
năm 2009.
Đề tài: “Điều tra hiện trạng, Quy hoạch khai thác và xây dựng cơ sở dữ liệu
phục vụ quản lý Tài nguyên nước dưới đất tỉnh Bình Dương” do KS. Trần Anh Tuấn
làm chủ nhiệm, hoàn thành năm 2008.
Đề tài: “Biên hội loạt bản đồ ĐCTV tỷ lệ 1/50.000 và ứng dụng tin học trong
quản lý nguồn nước dưới đất tỉnh Tây Ninh” do ThS. Nguyễn Tiến Tùng làm chủ
nhiệm, hoàn thành năm 2008.
Nhìn chung, trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, các công trình nghiên cứu từ năm
1975 đến nay đều nhằm mục đích làm sáng tỏ điều kiện địa chất công trình của vùng
và đã thu được những kết quả nhất định. Các kết quả nghiên cứu này làm cơ sở cho
việc thực hiện các mục đích của đề tài.

Tuy nhiên, do các báo cáo này được thực hiện ở các thời điểm khác nhau, trên
một qui mô không lớn và phục vụ cho các mục đích cụ thể khác nhau nên cách thành
lập các loạt bản đồ ĐCCT cũng khác nhau, không theo một chú giải thống nhất. Rõ
ràng là tỉnh Trà Vinh nói chung và thị xã Trà Vinh nói riêng đang có một khối lượng
thông tin rất lớn về ĐCCT, nhưng chưa được thu thập, tổng hợp, chỉnh lý và trình bày
21


một các tổng quát theo chú giải lập bản đồ ĐCCT mới nhất đang thịnh hành trên thế
giới. Việc kế thừa, nghiên cứu, thu thập các tài liệu bổ sung để lập loạt bản đồ ĐCCT
tỷ lệ 1/10.000 trên địa bàn toàn tỉnh Tỉnh Trà Vinh là một công việc hết sức bức xúc,
trong đó đáng chú ý nhất là khu vực thị xã Trà Vinh.
Hiện nay công nghệ tin học đã và đang ngày càng phát huy vai trò lưu trữ, xử
lý, tổng hợp và truy xuất tài liệu dưới mọi dạng báo cáo, bản đồ, biểu bảng, các dạng
tập tin phù hợp cho các phần mềm chuyên môn với tốc độ nhanh, mức độ chính xác
cao và tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế. Các nhà quản lý không thể bằng lòng với các
thông tin dưới dạng giấy tờ, lưu trữ trong các kho tư liệu hoặc trong các thư viện. Vì
vậy việc xây dựng một cơ sở dữ liệu ĐCCT đáp ứng các nhu cầu trên là một việc
không thể thiếu trong công tác quy hoạch, quản lý, sử dụng, phát triển và bảo vệ bền
vững tài nguyên đất.
Tóm lại, việc kế thừa các tài liệu hiện có, nghiên cứu thu thập bổ sung, biên
hội loạt bản đồ ĐCCT tỷ lệ 1/10.000 theo chú giải mới nhất, xây dựng một cơ sở dữ
liệu để hỗ trợ thành lập các loại bản đồ ĐCCT trên địa bàn thị xã Trà Vinh là công
việc cần thiết và cấp bách.
Đề tài này đã giải quyết được các nội dung trên. Kết quả của đề tài cung cấp
cho các cơ quan quản lý cấp tỉnh nhất là các nhà xây dựng, nhà quy hoạch và thiết kế
những thông tin để giúp họ tạo nên các công trình xây dựng nhằm phát triển khu vực
một cách hài hoà với môi trường địa chất. Nếu không có sự hài hòa thì các công trình
xây dựng sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với sự ổn định của môi trường địa chất. Việc này có
thể dẫn tới các hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng không những tới nền kinh tế, độ bền

của công trình mà cả sự an toàn của chúng.
I.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU, SẢN PHẨM, KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

I.3.1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chất công trình có khả năng:
Lưu trữ và cập nhật các tài liệu khảo sát địa chất công trình trên địa bàn
nghiên cứu dưới dạng cơ sở dữ liệu, CSDL này hoạt động như một phần mềm
chuyên cung cấp các file số liệu đầu vào cho các phần mềm xử lý các số liệu đã lưu

22


trữ. CSDL được thiết kế trong môi trường đa người dùng tương thích với hệ thống
thông tin địa lý (GIS).
Viết các chương trình hỗ trợ thành lập cột địa tầng, mặt cắt và các bản đồ địa
chất công trình chuyên môn phục vụ cho các ngành kinh tế và khoa học khác nhau.
Thành lập loạt bản đồ địa chất công trình tỷ lệ 1/10.000 phục vụ cho Quy hoạch xây
dựng và sử dụng hợp lý Tài nguyên đất khu vực thị xã Trà Vinh.
Đào tạo cán bộ kỹ thuật ứng dụng các kết quả nghiên cứu.
I.3.2. Sản phẩm, kết quả đạt được
Đề tài đã thu thập, chỉnh lý và tổng hợp 14.451m khoan địa chất công trình,
5.827 mẫu đất phân tích các chỉ tiêu cơ lý, 244 mẫu nước đánh giá ăn mòn bê tông,
3.067 thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT và 2079m thí nghiệm xuyên tĩnh đã được nhập
vào Cơ sở dữ liệu Địa chất công trình tỉnh Trà Vinh. Trên cơ sở các tài liệu thu thập và
chỉnh lý, kết quả đề tài đã thành lập được loạt bản đồ địa chất công trình thị xã Trà
Vinh trên diện tích 100 km2, đảm bảo yêu cầu khoa học, cụ thể như sau:
CSDL ĐCCT là một phần mềm mang tính ứng dụng cao. Căn cứ vào mục
đích, yêu cầu của đề tài tác giả lựa chọn VB6 làm ngôn ngữ lập trình chủ yếu và hệ
quản trị CSDL Microsoft Access để lưu trữ dữ liệu. Đây đều là những công cụ lập
trình tiên tiến, hỗ trợ cho nhau rất tốt và phù hợp với hệ thống quản lý dữ liệu vừa và

nhỏ.
CSDL ĐCCT cho phép lưu trữ, cập nhật các tài liệu khảo sát ĐCCT trên toàn
bộ địa bàn nghiên cứu dưới dạng các file số liệu hoạt động trong môi trường đa người
dùng tương thích với hệ thống thông tin địa lý (GIS). Tất cả những thông tin chi tiết về
một công trình bao gồm: Toạ độ các điểm công trình, các số liệu về lỗ khoan, điểm
xuyên, hố đào, thí nghiệm cắt cánh, các số liệu về tính chất cơ lý của đất, các số liệu
về địa tầng đều được lưu vào CSDL. Không những thế, CSDL còn là một công cụ hỗ
trợ rất tốt trong việc thành lập các bản đồ chuyên môn, các mặt cắt cũng như các bảng
số liệu phục vụ cho công việc của các nhà chuyên môn. Ngoài ra, CSDL cũng là một
phầm mềm, một sản phẩm trí tuệ mang tính khoa học, tính ứng dụng cao và có thể
phục vụ tốt cho các ngành khoa học có liên quan.
Với giao diện đồ họa thân thiện, dễ sử dụng ngay cả với người dùng không
thành thạo vi tính nên bạn hoàn toàn yên tâm khi làm việc với CSDL. Đồng thời, tại
23


mỗi giao diện CSDL đều có gắn kèm tính năng trợ giúp nên không có gì khó khăn cho
người dùng.
Các chương trình hỗ trợ: với mục đích tích hợp nhiều tính năng trong CSDL
nên tác giả tích hợp phần lớn các chương trình hỗ trợ ngay trong giao diện làm việc
của chương trình. Ngoài ra, một số chương trình hỗ trợ cũng được gắn kèm với phần
mềm dưới dạng tệp tin dữ liệu như tệp tin acad.pat để tạo mẫu thạch học.
Sản phẩm xuất ra từ CSDL như phiếu lỗ khoan ĐCCT, phiếu lỗ khoan ĐCCT
có thí nghiệm SPT, phiếu lỗ khoan ĐCCT có thí nghiệm cắt cánh, phiếu hố đào, phiếu
Xuyên tĩnh, bản đồ cột địa tầng lỗ khoan,... và các hỗ trợ khác trong việc thành lập mặt
cắt ĐCCT hoặc đưa biểu đồ SPT, biểu đồ xuyên tĩnh lên mặt cắt ĐCCT, đưa các điểm
công trình lên bản đồ đều là các tập tin đơn giản, tương thích với đa số các phần mềm
thông dụng hiện nay như: AutoCad, MapInfo, Excel,...
Bản đồ tài liệu thực tế địa chất công trình tỷ lệ 1/10.000: Thể hiện các số liệu
về địa chất công trình tại các điểm nghiên cứu trên nền bản đồ địa hình VN 2000.

Bản đồ Cột địa tầng hố khoan tỷ lệ 1/10.000: Thể hiện sự phân bố của các lớp
đất đá thông qua cột địa tầng lỗ khoan trên nền bản đồ địa hình VN 2000.
Bản đồ địa chất tỷ lệ 1/10.000: trình bày đặc điểm về địa tầng, kiến tạo, đặc
điểm địa mạo, tân kiến tạo trên nền bản đồ địa hình VN 2000.
Bản đồ Địa chất công trình tỷ lệ 1/10.000: Thể hiện sự phân bố không gian của
các đơn nguyên ĐCCT và các điều kiện ĐCCT tuân theo đúng qui trình, qui phạm lập
bản đồ ĐCCT của Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam trên nền bản đồ địa hình VN
2000.
Bản đồ Phân vùng Địa chất công trình tỷ lệ 1/10.000: Thể hiện sự phân bố của
các vùng có điều kiện ĐCCT khác nhau ảnh hưởng đến điều kiện xây dựng trên nền
bản đồ địa hình VN 2000.
Các báo cáo chuyên đề: Trình bày khối lượng các dạng công tác đã thực hiện
và các kết quả nghiên cứu ĐCCT, cơ sở dữ liệu, các kiến nghị và kết luận.

24


Các phụ lục: Trình bày đầy đủ, rõ ràng kết quả các dạng công tác theo từng
chuyên đề để tiện sử dụng và tra cứu sau này.
Các bản đồ số hóa: Đảm bảo qui trình, quy phạm của Cục địa chất và Khoáng
sản Việt Nam, được quản lý trên phần mềm MapInfo và được lưu trữ dưới dạng đĩa
CD để tiện sử dụng và in ấn.
Báo cáo tổng kết: Trình bày tổng hợp kết quả thực hiện đề tài, các kết luận và
kiến nghị về Quy hoạch khai thác và bảo vệ bền vững Tài nguyên đất đảm bảo chất
lượng.
I.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KỸ THUẬT SỬ DỤNG

I.4.1. Phương pháp nghiên cứu
Ứng dụng công nghệ tin học: Xây dựng một cơ sở dữ liệu địa chất công trình
tạo khả năng lưu trữ, cập nhật, xử lý thống kê và truy xuất các loại báo cáo biểu bảng

theo tiêu chuẩn quốc tế.
Lập các phần mềm phụ trợ để tiến hành thành lập cột địa tầng hố khoan, các
mặt cắt địa chất công trình và một số bản đồ chuyên môn.
Thu thập tài liệu: Kế thừa và khai thác số liệu đã thu thập, tận dụng một cách
có hiệu quả cao nhất các tài liệu đánh giá ở khu vực. Khai thác triệt để các tài liệu là
các báo cáo do Liên đoàn thực hiện đã được các cấp có thẩm quyền nghiệm thu, phê
duyệt mang tính pháp lý cao, được tổng hợp và sắp xếp theo các nguyên tắc lập bản đồ
ĐCCT mới ban hành của Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam. Các tài liệu liên quan
nêu trong phần trên sẽ được chắt lọc để tận dụng tối đa các thông tin về diện phân bố,
thành phần thạch học, các tính chất địa chất công trình, phục vụ cho nội dung lập loạt
bản đồ ĐCCT.
Xử lý, tổng hợp tài liệu: Đây là phương pháp truyền thống nhằm tổng hợp,
phân tích, xử lý các tài liệu để làm rõ các qui luật phân bố của các đơn nguyên địa chất
công trình, qui luật hình thành và các yếu tố ảnh hưởng đến các hiện tượng địa chất
động lực công trình và các giải pháp phòng tránh.

25


×