Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Tác động của di cư đối với thu nhập hộ gia đình nông thôn huyện cái bè

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 134 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN NHƯ TIÊN

TÁC ĐỘNG CỦA DI CƯ ĐỐI VỚI THU NHẬP HỘ
GIA ĐÌNH NÔNG THÔN HUYỆN CÁI BÈ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn này “Tác động của di cư đối với thu nhập hộ gia đình
nông thôn huyện Cái Bè” là bài nghiên cứu của chính tôi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam
đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc
được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn
này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường
đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
.
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2016

Trang i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn này, lời đầu tiên tôi chân thành bày tỏ sự biết


ơn sâu sắc nhất đến TS. Lê Thị Thanh Loan về tất cả sự hướng dẫn hết sức tận tình của
cô, cô đã có những gợi ý quan trọng về nội dung cũng như phương pháp để thực hiện luận
văn này trong suốt thời gian từ khi thực hiện đề cương cho đến lúc hoàn thành luận văn
này.
Đồng thời qua quá trình học tập, tôi cũng xin cảm ơn các thầy, cô ở trường Đại học
Mở Tp. HCM đã giảng dạy cho tôi những kiến thức rất quí báu trong tất cả các môn học
để tôi có được những kiến thức quan trọng, giúp cho tôi rất nhiều trong quá trình học tập,
quá trình thực hiện luận văn và trong công việc cũng như trong cuộc sống của bản thân
mình.
Lời cuối cùng, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến những ý kiến ủng hộ,
động viên từ gia đình và bạn bè đã ủng hộ giúp đỡ cho tôi có động lực để hoàn thành luận
văn này và hơn nữa là những cán bộ khảo sát, hộ gia đình, các chuyên gia đã giúp đỡ tôi
trong quá trình thực hiện luận văn này.

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2016

NGUYỄN NHƯ TIÊN

Trang ii


TÓM TẮT
Huyện Cái Bè là vùng nông thôn thuộc tỉnh Tiền Giang, là một trong những
địa phương có người di cư lớn nhất nước, nhưng đa số là người di cư tự phát, không có
kế hoạch quản lý, di cư với mong muốn cải thiện tình hình bản thân, đồng thời cố gắng
tìm kiếm thu nhập cao hơn để lo cho những người thân còn lại ở quê nhà. Do đó, việc
tìm hiểu đánh giá tác động của di cư đối với thu nhập hộ gia đình là điều hết sức quan
trọng trong việc hoạch định các chính sách liên quan vấn đề di cư và nâng cao thu
nhập hộ gia đình.
Luận văn sử dụng phương pháp thống kê mô tả và mô hình hồi qui đa biến để xác

định tác động của di cư đối với thu nhập hộ gia đình, dựa trên số liệu điều tra 312 hộ
thuộc xã Tân Hưng, Hậu Thành, Đông Hòa Hiệp, Hòa Hưng, Mỹ Tân theo phương pháp
chọn mẫu ngẫu nhiên. Bên cạnh đó, luận văn còn nghiên cứu các nguồn hình thành thu
nhập, cơ cấu tỉ lệ các nguồn thu nhập hộ gia đình. Kết quả nghiên cứu giải thích được
78,5% sự thay đổi của các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ gia đình. Gồm các nhân tố
liên quan hộ, chủ hộ: giới tính, tuổi, trình độ chủ hộ, nhân khẩu hộ, số người di cư, diện
tích đất sản xuất, internet và các nhân tố liên quan người di cư: giới tính di cư, trình độ
người di cư, thời gian di cư, nơi đến, nghề nghiệp, thành phần kinh tế có tác động đến thu
nhập hộ gia đình. Hôn nhân chủ hộ, tuổi, hôn nhân người di cư, ngành làm việc không
ảnh hưởng đế thu nhập hộ gia đình. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn cho thấy nguồn thu
nhập hộ gia đình hiện nay rất đa dạng, trong đó nguồn thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi là
nguồn thu nhập chính của hộ gia đình nông thôn ngày nay.
Dựa trên những kết quả đạt được, đề tài này cũng nêu ra một số khuyến nghị, giải
pháp liên quan vấn đề di cư và nâng cao thu nhập hộ gia đình, góp phần phát triển kinh tế
xã hội huyện Cái Bè.

Trang iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... ii
TÓM TẮT ............................................................................................................... iii
MỤC LỤC ............................................................................................................... iv
DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ......................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................. viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................. ix
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .................................................................................... 1
1.1 Lý do nghiên cứu ........................................................................................... 1
1.2 Vấn đề nghiên cứu ......................................................................................... 2

1.3 Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 5
1.4 Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................ 5
1.5 Phạm vi, giới hạn nghiên cứu ........................................................................ 5
1.6 Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 6
1.6.1 Thiết kế phiếu điều tra............................................................................. 6
1.6.2 Phương pháp phân tích............................................................................ 6
1.7 Ý nghĩa ........................................................................................................... 6
1.8 Khác biệt so các nghiên cứu trước ................................................................. 7
1.9 Kết cấu của luận văn ...................................................................................... 7
Tóm tắt chương 1 .................................................................................................... 8
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...................................................................... 9
2.1 Các khái niệm................................................................................................. 9
2.1.1 Khái niệm và đặc điểm của di cư ............................................................ 9
2.1.2 Các hình thức của di cư ......................................................................... 11
2.1.3 Tác động của di cư ................................................................................ 11
2.1.4 Khái niệm thu nhập ............................................................................... 13
2.1.5 Khái niệm hộ gia đình nông thôn .......................................................... 13
2.1.8 Khái niệm thu nhập của hộ gia đình ..................................................... 15
2.2 Các nguồn hình thành thu nhập hộ gia đình ................................................ 15
2.3 Mối quan hệ giữa di cư và thu nhập hộ gia đình ......................................... 17
2.4 Các nghiên cứu trước ................................................................................... 18
Trang iv


2.4.1 Các nghiên cứu về thu nhập .................................................................. 18
2.4.2 Các nghiên cứu về di cư ........................................................................ 21
Tóm tắt chương 2 .................................................................................................. 23
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ................................... 24
3.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Cái Bè ...................................................... 24
3.1.1 Về vị trí địa lý ....................................................................................... 25

3.1.2 Về đặc điểm kinh tế............................................................................... 25
3.1.3 Về văn hóa xã hội .................................................................................. 26
3.2 Tình hình di cư ĐBSCL và tỉnh Tiền Giang ................................................ 26
3.3 Thực trạng kinh tế hộ gia đình tỉnh Tiền Giang .......................................... 27
3.4 Quy trình nghiên cứu ................................................................................... 28
3.5 Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 30
3.6 Dữ liệu nghiên cứu ....................................................................................... 30
3.6.1 Phương pháp chọn mẫu ......................................................................... 30
3.6.2 Phương pháp lấy dữ liệu nghiên cứu .................................................... 30
3.7 Phương pháp xử lý dữ liệu ........................................................................... 36
3.8 Phương pháp phân tích dữ liệu .................................................................... 36
3.8.1 Phân tích thống kê mô tả ....................................................................... 36
3.8.2 Phân tích hồi quy ................................................................................... 37
3.9 Phương pháp đo lường thu nhập .................................................................. 38
3.10 Mô hình nghiên cứu đề xuất ...................................................................... 39
3.10.1 Căn cứ chọn biến ................................................................................. 40
3.10.2 Định nghĩa các biến và kỳ vọng dấu trong mô hình ........................... 40
3.10.3 Mô hình nghiên cứu ............................................................................ 46
Tóm tắt chương 3 .................................................................................................. 47
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................ 48
4.1 Phân tích thống kê mô tả .............................................................................. 48
4.1.1 Tổng quan về mẫu ................................................................................. 48
4.1.2 Nhóm biến liên quan hộ, chủ hộ gia đình ............................................. 48
4.1.3 Nhóm biến liên quan di cư .................................................................... 59
4.1.4 Nhóm biến liên quan thu nhập hộ gia đình ........................................... 70
4.2 Kết quả nghiên cứu tác động di cư đối với thu nhập bình quân người/hộ qua
phương pháp thống kê mô tả ................................................................................... 71
Trang v



4.3 Kết quả nghiên cứu tác động di cư qua mô hình hồi quy ............................ 75
4.3.1 Kiểm định sự tương quan, đa cộng tuyến ............................................. 75
4.3.2 Kết quả hồi quy ..................................................................................... 76
4.3.3 Các kiểm định ....................................................................................... 77
4.3.4 Phân tích kết quả hồi quy ...................................................................... 79
4.4 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng các yếu tố di cư đối với thu nhập hộ gia đình
có người di cư .......................................................................................................... 81
4.4.1 Kiểm định sự tương quan, đa công tuyến ............................................. 81
4.4.2 Kết quả hồi quy ..................................................................................... 82
4.4.3 Các kiểm định ....................................................................................... 82
4.4.4 Phân tích kết quả hồi quy ...................................................................... 84
Tóm tắt chương 4 .................................................................................................. 88
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................... 90
5.1 Kết luận ........................................................................................................ 90
5.2 Khuyến nghị, giải pháp ................................................................................ 91
5.2.1 Những giải pháp ngắn hạn .................................................................... 92
5.2.2 Những giải pháp lâu dài hạn chế tình trạng di cư và nâng cao thu nhập
hộ gia đình nông thôn .............................................................................................. 92
5.3 Hạn chế của đề tài ........................................................................................ 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 96
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 104
Phụ lục 1 Đặc điểm hộ, chủ hộ và thu nhập bình quân người/hộ .................... 104
Phụ lục 2 Đặc điểm hộ và thu nhập bình quân người/hộ ................................. 107
Phụ lục 3 Đặc điểm di cư và thu nhập bình quân người/hộ ............................. 108
Phụ lục 4 Nguồn thu và cơ cấu thu nhập hộ gia đình ...................................... 110
Phụ lục 5 Mô hình định lượng tác động di cư ................................................. 110
Phụ lục 6 Mô hình định lượng các yếu tố di cư ............................................... 114
Phụ lục 7 Danh sách các hộ dân được khảo sát ............................................... 119
Phụ lục 8 Bảng câu hỏi khảo sát ...................................................................... 124


Trang vi


DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ

Hình/ đồ thị

Tên hình /đồ thị

Trang

Hình 3.1

Vị trí nghiên cứu của huyện Cái Bè ............................................................... 24

Hình 3.2

Quy trình nghiên cứu ...................................................................................... 29

Hình 4.1

Giới tính chủ hộ và thu nhập bình quân người/hộ .......................................... 50

Hình 4.2

Hôn nhân chủ hộ và thu nhập bình quân người/hộ ........................................ 51

Hình 4.3

Tuổi chủ hộ và thu nhập bình quân người/hộ ................................................. 52


Hình 4.4

Trình độ chủ hộ chủ hộ và thu nhập bình quân người/hộ .............................. 52

Hình 4.5

Nhân khẩu hộ và thu nhập bình quân người/hộ ............................................. 54

Hình 4.6

Số người di cư và thu nhập bình quân người/hộ ............................................ 55

Hình 4.7

Internet và thu nhập bình quân người/hộ ....................................................... 56

Hình 4.8

Diện tích đất sản xuất và thu nhập bình quân người/hộ ................................. 58

Hình 4.9

Giới tính người di cư và thu nhập bình quân người/hộ .................................. 61

Hình 4.10 Hôn nhân người di cư và thu nhập bình quân người/hộ ................................ 61
Hình 4.11 Tuổi người di cư và thu nhập bình quân người/hộ ........................................ 62
Hình 4.12 Trình độ người di cư và thu nhập bình quân người/hộ .................................. 64
Hình 4.13 Thời gian di cư và thu nhập bình quân người/hộ .......................................... 64
Hình 4.14 Nơi đến di cư và thu nhập bình quân người/hộ ............................................. 66

Hình 4.15 Thu nhập bình quân người/hộ và nghề nghiệp di cư ..................................... 67
Hình 4.16 Thu nhập bình quân người/hộ và ngành làm việc của người di cư ............... 68
Hình 4.17 Thu nhập bình quân người/hộ và thành phần kinh tế .................................... 69

Trang vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1 Bảng tổng hợp các nghiên cứu về thu nhập .................................................. 20
Bảng 2.2 Bảng tổng hợp các nghiên cứu về di cư ........................................................ 22
Bảng 3.1 Thực trạng di cư những năm gần đây .............................................................. 26
Bảng 3.2 Cơ cấu thu nhập bình quân tỉnh Tiền Giang .................................................... 28
Bảng 3.3 Tổng hợp hành chính và dân số huyện Cái Bè ................................................ 31
Bảng 3.4 Tổng hợp hành chính và dân số các xã Bắc lộ ................................................. 32
Bảng 3.5 Tổng hợp hành chính và dân số các xã Nam lộ ............................................... 33
Bảng 3.6 Phân tích khu vực theo tỷ lệ dân số ................................................................. 33
Bảng 3.7 Tổng hợp các tổ tự quản ................................................................................... 35
Bảng 3.8 Kỳ vọng dấu các biến liên quan hộ và chủ hộ ............................................... 42
Bảng 3.9 Kỳ vọng dấu các biến liên người di cư ......................................................... 45
Bảng 4.1 Đặc điểm chủ hộ và thu nhập bình quân người/hộ .......................................... 49
Bảng 4.2 Đặc điểm hộ, chủ hộ gia đình .......................................................................... 53
Bảng 4.3 Đặc điểm hộ và thu nhập bình quân người/hộ ................................................. 57
Bảng 4.4 Đặc điểm di cư và thu nhập bình quân người/hộ ............................................. 59
Bảng 4.5 Đặc điểm di cư ................................................................................................. 60

Bảng 4.6 Đặc điểm di cư và thu nhập bình quân người/hộ ............................................. 65
Bảng 4.7 Nguồn thu và cơ cấu theo hộ gia đình ............................................................. 71
Bảng 4.8 Nguồn thu và cơ cấu theo thu nhập hộ gia đình ............................................... 73
Bảng 4.9 Nguồn thu và cơ cấu theo di cư ....................................................................... 74
Bảng 4.10 Bảng kiểm định VIF tác động di cư ................................................................ 76
Bảng 4.11 Bảng kết quả mô hình hồi quy tác động di cư ............................................... 77
Bảng 4.12 Mô hình tóm tắt tác động di cư ...................................................................... 77
Bảng 4.13 Kết quả phần dư tác động di cư ..................................................................... 78
Bảng 4.14 Kiểm định VIF tác động các yếu tố di cư ....................................................... 81
Bảng 4.15 Kết quả mô hình hồi quy tác động các yếu tố di cư ....................................... 83
Bảng 4.16 Mô hình tóm tắt tác động các yếu tố di cư ..................................................... 82
Bảng 4.17 Kết quả phần dư tác động các yếu tố di cư .................................................... 84

Trang viii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

%

Tỉ lệ phần trăm

CH

Chủ hộ

CNH

Công nghiệp hóa


DC

Di cư

ĐBSCL

Đồng bằng Sông Cửu Long

Đvt

Đơn vị tính

Ha

Héc-ta

HĐH

Hiện đại hóa

HGĐ

Hộ gia đình

IOM

Tổ chức Di dân quốc tế

SXKD


Sản xuất kinh doanh

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

Tp. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

UBND

Ủy ban nhân dân

VHLSS

Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam

WTO

Tổ chức Thương mại Thế giới

Trang ix


Luận văn Kinh tế học


GVHD: TS. Lê Thị Thanh Loan

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
Chương 1 sẽ giới thiệu vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi
nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Tiếp theo đó sẽ trình bày phương pháp
nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu, sự khác biệt so các nghiên cứu
trước và kết cấu luận văn cũng được trình bày ở phần cuối của chương này.

1.1 Lý do nghiên cứu
Di cư đã trở thành vấn đề toàn cầu, tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh
tế xã hội ở nhiều quốc gia. Ở Việt Nam trong 20 năm qua, kinh tế xã hội phát triển
là chất xúc tác cho dòng người di cư trong nước gia tăng. Người dân được tự do di
chuyển khỏi nơi ở của mình với hy vọng có thể tìm được việc làm tốt hơn, tiếp cận
dịch vụ xã hội tốt hơn, với thu nhập cao hơn… nhưng chính việc di cư tăng nhanh
quá mức, vượt quá tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng dẫn đến xuất hiện các khu nhà ổ
chuột, gây nên tình trạng thất nghiệp, nạn ách tắc giao thông, vệ sinh môi trường
kém, thiếu trường học, thiếu dịch vụ y tế, gây thiếu hụt lao động nông nghiệp và các
hoạt động ở nông thôn... cho thấy việc di cư là vấn đề thật sự cần lưu ý, đặc biệt là
trong quá trình phát triển kinh tế thì mối quan hệ giữa di cư và phát triển ngày càng
được nhiều người quan tâm (Trương Thị Kim Chuyên và cộng sự, 1999).
Sự quan tâm về di cư vẫn bị xem như một vấn đề bức xúc cần giải quyết,
một cái giá phải trả cho sự phát triển chứ không phải là một động lực hay yếu tố
tích cực cho sự thúc đẩy phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội trong thời kỳ phát triển
của đất nước. Tuy nhiên, nguyên nhân và bản chất của vấn đề di cư chưa được đặt
ra xem xét một cách thấu đáo trong việc hoạch định kế hoạch và chính sách phát
triển kinh tế xã hội, nhất là ở các địa phương vùng sâu, vùng xa.
Theo Tổng cục Thống kê (2009), cả nước hiện có khoảng 6,6 triệu người
(tương đương với khoảng 7,7% dân số) di cư. Cao nhất là vùng ĐBSCL, số người di
cư tăng tới gần 3,5 lần so với năm 2004. Trong đó, có khoảng từ 50-120 triệu người

di cư chưa được thống kê, điều này có nghĩa là những người di cư không đăng ký hộ
khẩu có thể lớn hơn nhiều lần số di cư có đăng ký (Marx và Fleischer, 2010). Đặc
HV thực hiện: Nguyễn Như Tiên

Trang 1


Luận văn Kinh tế học

GVHD: TS. Lê Thị Thanh Loan

biệt, số người di cư di chuyển tới các khu đô thị và khu công nghiệp ngày càng cao
và phát triển nhanh, có tới 68% những người di cư cho rằng, điều kiện làm việc ở
nơi đô thị tốt hơn và có thu nhập cao hơn ở nông thôn (Đinh Quang Hà, 2013) và
hơn 85% người di cư cho rằng, kinh tế vẫn là động lực chính tác động đến quyết
định di cư của họ (Nguyễn Đình Long và Nguyễn Thị Minh Phượng, 2013).
Trong những năm qua, UBND huyện Cái Bè đã quan tâm thực hiện nhiều
chương trình đa dạng hóa sản xuất, mở rộng các khu công nghiệp, xây dựng các
làng nghề và thực hiện nhiều chương trình thu hút doanh nghiệp đầu tư, với mục
tiêu tạo công ăn việc làm và nâng cao thu nhập hộ gia đình nông thôn. Tuy nhiên, số
người lao động rời bỏ nông thôn tìm việc làm vẫn không có chiều hướng giảm. Đa
số người lao động nông thôn quyết định di cư với mong muốn cải thiện tình hình
bản thân, đồng thời cố gắng tìm kiếm thu nhập cao hơn để lo cho những người thân
còn lại ở quê nhà, có đến 88% người di cư có ý kiến việc di cư sẽ tác động tốt đối
với gia đình họ (Vũ Thị Hồng và cộng sự, 2014).
Nguyễn Thị Thanh Tâm và cộng sự (2010) chỉ ra rằng, sự phát triển kinh tế
ở thành thị luôn có mặt trái của nó, người lao động di cư từ nông thôn ra thành thị
sẽ có xu hướng lắp đầy bất kỳ vị trí nào còn xót lại của thị trường lao động. Người
lao động nông thôn không có trình độ và nghề nghiệp tương ứng nên sẽ có thu nhập
thấp, không những không giúp được cho người thân ở quê nhà mà chính họ sẽ góp

phần hình thành nên nhóm nghèo mới.
Là người sống và làm việc tại huyện Cái Bè, bản thân tôi luôn trăn trở mong
muốn tìm được câu trả lời cho câu hỏi: Việc di cư của người lao động nông thôn có
tác động đến thu nhập cho hộ gia đình không? Nếu có thì tác động mức độ nào? Các
nguồn hình thành thu nhập của hộ gia đình nông thôn huyện Cái Bè ngày nay là gì?
Với những lý do trên và với nhận thức của mình, đề tài này được mang tên: “Tác
động của di cư đối với thu nhập hộ gia đình nông thôn huyện Cái Bè, tỉnh Tiền
Giang”.

1.2 Vấn đề nghiên cứu
Có nhiều nghiên cứu về di cư đã được thực hiện, đưa ra nhiều nhận định
khác nhau về di cư. Năng suất lao động của khu vực nông thôn và nông nghiệp vẫn
HV thực hiện: Nguyễn Như Tiên

Trang 2


Luận văn Kinh tế học

GVHD: TS. Lê Thị Thanh Loan

ở mức thấp, dẫn đến di cư từ nông thôn đến khu vực đô thị (Trương Bá Thanh và
Đào Hữu Hòa, 2010). Sự sẵn có đầy đủ phương tiện sản xuất mới là yếu tố thúc đẩy
di cư đến các trung tâm đô thị (Beneberu và cộng sự, 2012). Mong muốn có việc
làm tốt hơn, thu nhập cao hơn tại các thành phố hay mong muốn đoàn tụ gia đình
tạo nên động lực “kéo” di cư (Liên hợp Quốc tại Việt nam, 2014). Trong khi đất đai
sản xuất ngày càng bị thu hẹp, khan hiếm tư liệu sản xuất và thừa lao động là các
yếu tố “đẩy”di cư đối với lao động khu vực nông nghiệp, nông thôn (Nguyễn Đình
Long và Nguyễn Thị Minh Phượng, 2013). Ủy ban Liên Chính phủ về biến đổi khí
hậu (IPCC) kết luận rằng, tác động của biến đổi khí hậu kết hợp với tốc độ tăng

nhanh dân số tại những vùng bị tác động bởi hiểm họa khí hậu thì khả năng xảy ra
di cư trong tương lai sẽ cao hơn, đặc biệt vùng ĐBSCL là một trong ba điểm nóng
“cực đoan” trên toàn cầu về di cư (Liên hợp Quốc tại Việt nam, 2014).
Nhiều nghiên cứu cho thấy, thu nhập của khu vực nông thôn thấp hơn khu
vực thành thị, nên người di cư so sánh các cơ hội nâng cao thu nhập giữa khu vực
nông thôn và thành thị, từ đó đưa ra quyết định di cư tìm việc làm (Harris và
Todaro, 1970; Nguyễn Hữu Minh và cộng sự, 2009). Tuy nhiên, Katz và Stark
(1986) lập luận rằng, quyết định di cư có thể xảy ra ngay cả khi thu nhập dự kiến ở
thành thị thấp hơn thu nhập nông thôn, mà theo Katz và Stark quyết định di cư do
khu vực nông thôn có tiềm năng sản xuất thấp, sự không hoàn hảo của thị trường
dẫn đến quyết định di cư để giảm bớt rủi ro cũng như tối đa hóa thu nhập hộ gia
đình. Mong muốn nâng cao trình độ nghề nghiệp, tiếp cận môi trường sống văn
minh, hiện đại về y tế, cơ sở hạ tầng, vui chơi giải trí… cũng tạo ra tâm lý thích di
cư (Nguyễn Đình Long và Nguyễn Thị Minh Phượng, 2013).
Một nghiên cứu được tiến hành bởi Lucas và Stark (1985) cũng chứng minh
rằng, người di cư có một thỏa thuận gửi tiền về gia đình của họ và họ thường gửi
tiền về nhiều hơn cho các hộ gia đình có nguy cơ mất thu nhập tạm thời. Tương tự
như vậy, Rosenzweig và Stark (1989) báo cáo rằng, ở nông thôn Ấn Độ và
Botswana thì tiền gửi cho các thành viên của hộ gia đình chủ yếu trong thời gian
trang trại địa phương hạn chế thu nhập.

HV thực hiện: Nguyễn Như Tiên

Trang 3


Luận văn Kinh tế học

GVHD: TS. Lê Thị Thanh Loan


Khác với các nhận định trên, Beneberu và cộng sự (2012) đã phân tích mối
quan hệ giữa di cư và sản xuất nông nghiệp ở nông thôn Mexico, kết quả tìm thấy
tác động của di cư đến sản xuất nông nghiệp là âm tính. Rozelle và cộng sự (1999)
cho rằng, lao động do di cư đã mang lại một tác động tiêu cực đến sản xuất ngô ở
Trung Quốc. Lucas (1987) cũng kết luận rằng, trong sản xuất nông nghiệp ngắn hạn
giữa các hộ gia đình có người di cư ở Nam Phi đã giảm theo hiệu ứng lao động bị
mất do di cư.
Người di cư gửi tiền về góp phần đáng kể trong việc cải thiện năng suất lao
động của nông hộ có lao động di cư cũng như nâng cao đời sống của những nông hộ
này (De Brauw và Rozelle, 2008). Quyết định di cư dựa trên việc xem xét lợi nhuận
của di cư như dòng chảy kiều hối, thu nhập cao hơn (Lindley, 2008). De Brauw và
cộng sự (2001) lập luận rằng, người di cư có tiềm lực kinh tế để nâng cao đời sống
của các hộ gia đình, thông qua gửi tiền hoặc trả lại cho cộng đồng qua nguồn vốn
tiết kiệm. Các bằng chứng thực nghiệm trên cho thấy, tiền gửi từ người di cư làm
tăng tổng thu nhập của các hộ gia đình một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua
việc kích thích đầu tư vào sản xuất, hoặc theo một phương thức nào khác để có thể
bù đắp những tổn thất của lao động bị mất do di cư.
Qua những nghiên cứu trên cho thấy, việc di cư tạo nên sự mất cân đối cục
bộ, gây thiếu hụt lao động, làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và những hoạt
động nông thôn, kéo theo giá trị lao động tăng lên, chi phí sản xuất tăng gây thiệt
hại đến năng suất và thu nhập nông nghiệp của hộ gia đình nông thôn. Cũng có
nghiên cứu cho rằng, tiền gửi về gia đình từ người di cư làm tăng tổng thu nhập của
các hộ gia đình một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua việc kích thích đầu tư
vào sản xuất và nó có thể bù đắp những tổn thất lao động bị mất do di cư….Nhưng
nhìn chung, hầu hết kết quả nghiên cứu đều nhìn nhận những đóng góp tích cực của
vấn đề di cư như một nhân tố thiết yếu giúp cải thiện năng suất lao động nông thôn,
nâng cao đời sống và phát triển nông thôn, tuy nhiên rất ít các nghiên cứu phân tích
chi tiết các nguồn hình thành thu nhập của nông hộ có lao động di cư và phân tích tỉ
lệ các nguồn thu nhập hộ gia đình nông thôn nói chung và địa phương huyện Cái Bè
nói riêng. Do đó, bài viết này sử dụng dữ liệu khảo sát tại các xã nông thôn của

HV thực hiện: Nguyễn Như Tiên

Trang 4


Luận văn Kinh tế học

GVHD: TS. Lê Thị Thanh Loan

huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, đề cập đến mối quan hệ giữa di cư và thu nhập hộ
gia đình nông thôn. Nghiên cứu này nhằm kiểm chứng tác động của di cư đối với
thu nhập hộ gia đình nông thôn tại huyện Cái Bè; Nghiên cứu tỷ lệ cơ cấu thu nhập
của nông hộ một cách chi tiết hơn, đặc biệt là mức độ, tỉ lệ thu nhập người di cư gửi
về so tổng thu nhập của nông hộ…. Từ đó, một số gợi ý về chính sách về di cư và
đa dạng hóa thu nhập hộ gia đình được đề xuất, nhằm giúp cho chính quyền địa
phương thực thi các chính sách này ngày càng hiệu quả hơn.

1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Tác động của di cư đối với thu nhập của hộ gia đình nông thôn huyện Cái
Bè thông qua công tác thu thập, điều tra và phỏng vấn các hộ gia đình. Những yếu
tố di cư nào tác động đến thu nhập hộ gia đình có người di cư.
Các nguồn hình thành thu nhập hộ gia đình, cơ cấu, tỷ lệ các nguồn thu
nhập của hộ gia đình, đặc biệt là thu nhập của người di cư chiếm tỷ lệ bao nhiêu
trong tổng thu nhập.
Đề xuất những giải pháp và kiến nghị các chính sách về việc di cư và đa
dạng hóa thu nhập hộ gia đình.

1.4 Câu hỏi nghiên cứu
Người di cư có làm tăng thu nhập hộ gia đình? Có hay không sự khác biệt
về thu nhập của hộ có và không có lao động di cư? Yếu tố di cư nào ảnh hưởng đến

thu nhập hộ gia đình có người di cư?
Hộ gia đình nông thôn huyện Cái Bè ngày nay gồm có những nguồn thu
nhập nào? Đâu là nguồn thu nhập chính?

1.5 Phạm vi, giới hạn nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
Về không gian: Đề tài được nghiên cứu tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang,
tập trung nghiên cứu ở các xã Hậu Thành, Mỹ Tân, Hòa Hưng, Đông Hòa Hiệp, Tân
Hưng với 312 mẫu được khảo sát (xem phương pháp chọn mẫu – Phụ lục 07).
Về thời gian: Số liệu được thu thập thực tế từ các hộ gia đình nông thôn
trong một năm trở lại đây (năm 2015).
Về nội dung: Luận văn tập trung phân tích tác động của di cư đối với thu
nhập hộ gia đình nông thôn huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang bằng phương pháp thống
kê mô tả và phương pháp định lượng mô hình hồi quy.
HV thực hiện: Nguyễn Như Tiên

Trang 5


Luận văn Kinh tế học

GVHD: TS. Lê Thị Thanh Loan

Nghiên cứu hiện trạng di cư, thu thập và phân tích số liệu có liên quan đến
di cư và các nguồn hình hành thu nhập của hộ gia đình nông thôn trên địa bàn huyện
Cái Bè, từ đó đưa ra kiến nghị đề xuất các giải pháp về di cư và phát triển tăng thu
nhập hộ gia đình một cách bền vững hơn.
Đối tượng nghiên cứu: là các hộ gia đình nông thôn sống tại 05 xã Hậu
Thành, Mỹ Tân, Hòa Hưng, Đông Hòa Hiệp, Tân Hưng trên địa bàn huyện Cái Bè.

1.6 Phương pháp nghiên cứu

1.6.1 Thiết kế phiếu điều tra
Để xác định được tác động của di cư đối với thu nhập, phiếu điều tra phải
xác định được hộ gia đình có người lao động di cư hay không di cư, bên cạnh đó
phiếu khảo sát cũng xác định rõ số nhân khẩu của từng hộ gia đình, giới tính, tuổi
chủ hộ, trình độ học vấn, khả năng tiếp cận công nghệ thông tin, diện tích đất sản
xuất... bởi nó không chỉ giúp nghiên cứu xem xét đặc điểm, tình trạng lao động của
từng hộ khảo sát mà còn xem xét đánh giá chúng có tác động thu nhập hộ gia đình
không. Thêm vào đó, việc xác định số nhân khẩu của từng hộ còn là căn cứ để xác
định thu nhập thực tế của từng thành viên trong các hộ được điều tra.
Đối với tình trạng thu nhập của nông hộ nói chung, nông hộ có lao động di
cư nói riêng, câu hỏi điều tra được xây dựng theo hướng nông hộ được điều tra sẽ
cung cấp thông tin cho cán bộ điều tra khảo sát về các nguồn hình thành thu nhập.

1.6.2 Phương pháp phân tích
Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả và định lượng để đánh giá
tác động của di cư đối với thu nhập hộ gia đình.
Đối với thu nhập của hộ nông dân, nghiên cứu tiến hành phân tích làm rõ
các nguồn hình thành thu nhập của nông hộ; Phân tích tỷ lệ các nguồn thu nhập và
làm rõ đâu là nguồn thu nhập chính của hộ nông dân; Làm rõ các nguồn thu nhập từ
người di cư gửi về để đánh giá và kiến nghị chính sách.

1.7 Ý nghĩa
Vận dụng các kiến thức về kinh tế học như kinh tế nông nghiệp, kinh tế phát
triển và các mô hình kinh tế lượng để phân tích đánh giá tác động của di cư đến thu
nhập hộ gia đình nông thôn tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.

HV thực hiện: Nguyễn Như Tiên

Trang 6



Luận văn Kinh tế học

GVHD: TS. Lê Thị Thanh Loan

Đánh giá mức độ tác động, ảnh hưởng của người di cư đối với thu nhập hộ
gia đình nói riêng và kinh tế xã hội huyện Cái Bè nói chung. Từ đó giúp chính
quyền địa phương đưa ra những giải pháp, chính sách liên quan kịp thời.
Ngoài ra, nghiên cứu cũng góp phần giúp cho các hộ gia đình nông thôn
huyện Cái Bè nắm rõ hơn về các nguồn hình thành thu nhập, cơ cấu tỉ lệ các nguồn
thu nhập, lợi ích cũng như tác hại của việc di cư từ đó có những hoạch định di cư
cũng như phát triển kinh tế hộ gia đình một cách bền vững hơn.

1.8 Khác biệt so với các nghiên cứu trước
Hầu hết các nghiên cứu trước chỉ tập trung nghiên cứu riêng lẽ các yếu tố
tác động đến thu nhập hộ gia đình nói chung mà chưa tập trung phân tích đặc điểm
về thu nhập, các nguồn hình thành thu nhập, cơ cấu tỷ lệ thu nhập hộ gia đình nông
thôn hoặc có phân tích nhưng chưa đánh giá một cách chi tiết, chưa đánh giá sâu về
tác động của các yếu tố di cư đối với thu nhập hộ gia đình nông thôn.
Các nghiên cứu trước có nghiên cứu về di cư, nhưng chỉ dừng lại việc đánh
giá tác động của di cư sẽ đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho hộ gia đình có lao động
di cư, mà chưa đánh giá được tỷ lệ, mức độ đóng góp của người di cư chiếm bao
nhiêu phần trăm trong tổng thu nhập hộ gia đình; chưa đánh giá, định lượng được
mức độ tác động của các yếu tố di cư đối với thu nhập hộ gia đình nông thôn. Chính
vì vậy, bài viết này tập trung phân tích đánh giá và định lượng hóa tác động của di
cư, các yếu tố di cư đối với thu nhập hộ gia đình, phân tích chi tiết về đặc điểm các
nguồn hình thành thu nhập, cơ cấu tỷ lệ thu nhập hộ gia đình nông thôn ngày nay, tỷ
lệ đóng góp từ các nguồn thu nhập đối với thu nhập hộ gia đình có di cư và không
có di cư, qua phương pháp định lượng mô hình hồi quy và phương pháp thống kê
mô tả.


1.9 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mục lục, tài liệu tham khảo, các bảng biểu, nội dung đề tài bao
gồm 06 chương như sau:
Chương 1. Giới thiệu: Trình bày tóm lược vấn đề nghiên cứu, mục tiêu
nghiên cứu, phạm vi, giới hạn nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phương pháp
nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu và kết cấu của luận văn.
HV thực hiện: Nguyễn Như Tiên

Trang 7


Luận văn Kinh tế học

GVHD: TS. Lê Thị Thanh Loan

Chương 2. Cơ sở lý thuyết: Trình bày tổng quan các lý thuyết về di cư và
thu nhập, tác động của di cư, các nguồn hình thành thu nhập, phương pháp xác định
thu nhập, các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài, nghiên cứu các yếu tố di cư
tác động đến thu nhập hộ gia đình.
Chương 3. Tổng quan địa bàn nghiên cứu và Phương pháp nghiên cứu:
Trình bày tổng quát vị trí địa lý, tình hình kinh tế, văn hóa xã hội của huyện Cái Bè,
tỉnh Tiền Giang. Tổng quan về tình trạng di cư và kinh tế hộ gia đình nước ta những
năm gần đây. phương pháp nghiên cứu, qui trình nghiên cứu, mô hình nghiên cứu
và nguồn dữ liệu xây dựng mô hình nghiên cứu.
Chương 4. Kết quả nghiên cứu: Mô tả phân tích thống kê dữ liệu nghiên
cứu, phân tích kết quả hồi quy của mô hình nghiên cứu và ý nghĩa của các kết quả
thu được.
Chương 5. Kết luận và khuyến nghị: Tóm lược các kết quả nghiên cứu. Ý
nghĩa rút ra, những hạn chế của nghiên cứu, trên cơ sở đó đề xuất những khuyến

nghị chính sách có liên quan.

Tóm tắt chương 1
Các vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và
phạm vi nghiên cứu được trình bày cụ thể, là cơ sở tiền đề trong công tác nghiên cứu
tác động của di cư đối với thu nhập bình quân người/hộ gia đình. Phương pháp nghiên
cứu và ý nghĩa thực tiễn của đề tài sẽ được trình bày tiếp theo. Sự khác biệt so các
nghiên cứu trước và kết cấu luận văn cũng được trình bày ở phần cuối của chương này.
Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu sẽ được trình bày tiếp theo ở chương 2.

HV thực hiện: Nguyễn Như Tiên

Trang 8


Luận văn Kinh tế học

GVHD: TS. Lê Thị Thanh Loan

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương 2 sẽ trình bày lý thuyết về di cư, thu nhập, hộ gia đình và thu nhập hộ
gia đình. Phân tích đặc điểm di cư, tác động di cư và các nguồn hình thành thu nhập
hộ gia đình nông thôn, từ đó phân tích mối quan hệ giữa thu nhập và di cư. Chương
này cũng trình bày tổng quan các nghiên cứu trước có liên quan đến tác động của di
cư và thu nhập của gia đình. Trên cơ sở đó sẽ xác định được các yếu tố di cư tác động
đến thu nhập hộ gia đình nông thôn.

2.1 Các khái niệm
2.1.1 Khái niệm và đặc điểm của di cư
Hiện nay, vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau, chưa thống nhất

chung một định nghĩa về di cư. Một số định nghĩa phổ biến được đưa ra như sau:
Di cư là một hiện tượng đa diện nói chung liên quan đến việc di chuyển từ
nơi này sang nơi khác, một sự thay đổi nơi cư trú vĩnh viễn hoặc tạm thời. Di cư có
thể được xác định theo ranh giới không gian là di cư trong nước và di cư quốc tế
(Beneberu và cộng sự, 2012).
Theo IOM (2005), di cư là sự dịch chuyển dân số, bao gồm bất kỳ sự dịch
chuyển nào của một người hay một nhóm người kể cả qua biên giới quốc gia hay
trong một quốc gia. Di cư là một sự di chuyển của con người, bất kể độ dài, thành
phần hay nguyên nhân, bao gồm di cư của người tị nạn, người di cư kinh tế và
người di chuyển vì mục đích khác (trong đó có đoàn tụ gia đình).
Di cư là một hình thức di chuyển của con người từ đơn vị địa lý hành chính
này đến đơn vị địa lý hành chính khác, kèm theo sự thay đổi chổ ở thường xuyên
trong khoảng thời gian xác định. Định nghĩa này đã loại bỏ những trường hợp người
sống lang thang, không nhà cửa, di dân mang tính mùa vụ rồi lại về (Huỳnh Ngọc
Xuân, 2014).

HV thực hiện: Nguyễn Như Tiên

Trang 9


Luận văn Kinh tế học

GVHD: TS. Lê Thị Thanh Loan

Theo lý thuyết cổ điển của kinh tế học, di cư là kết quả của sự vận hành
những quy luật của thị trường lao động. Người lao động ở nơi thừa lao động sẽ di
chuyển đến nơi thiếu lao động (Phạm Như Hồ và Nguyễn Bảo Thanh, 2014).
Đối với Việt Nam, di cư là một thuật ngữ mô tả quá trình di chuyển dân số
hoặc là quá trình con người rời bỏ hoặc hội nhập vào một đơn vị hành chính - địa lý

nhất định. Di cư là sự di chuyển của con người từ nơi này đến nơi khác, đó là
chuyển đến một huyện khác, thành phố khác, một tỉnh khác hay một nước khác
trong khoảng thời gian nhất định (Tổng cục Thống kê, 2011).
Đối với các nhà nghiên cứu, khái niệm di cư thường được định nghĩa không
giống nhau. Mangalam và Morgan (1968) cho rằng, di cư là sự di chuyển vĩnh viễn
tương đối của người di cư ra khỏi cộng đồng đang sống đến một đơn vị địa lý khác.
Timalsina (2007) xác định di cư là sự thay đổi vĩnh viễn hoặc tạm thời của một cá
nhân hoặc một nhóm người, là sự chuyển động vật lý của những người từ nơi này
đến nơi khác nhằm cải thiện cuộc sống.
Đặng Nguyên Anh (2006) thì cho rằng, di cư thực tế là sự dịch chuyển của
dân số đến nơi “đất lành chim đậu” thông qua khối lượng tiền hàng mà người lao
động di cư mang, chuyển, gửi về cho gia đình.
Di cư là một chiến lược sống của các hộ gia đình để đối phó với những rủi
ro cũng như để tận dụng những cơ hội thu nhập bằng cách phân phối lao động gia
đình ở nhiều không gian khác nhau, nhằm đa dạng hóa các nguồn thu nhập gia đình
và giảm thiểu những rủi ro. Do vậy, tiền hay hàng hóa gửi về nhà cần được nhìn
nhận như một phần không thể tách rời trong chiến lược sinh kế của hộ gia đình (Lê
Bạch Dương và Nguyễn Thanh Liêm, 2011).
Theo cách tiếp cận sinh kế, di cư có thể được giải thích như là một chiến
lược gia đình để cải thiện và đa dạng hóa sinh kế của họ và để giảm sự tổn thương
trước những cú sốc và căng thẳng (Ellis, 2003). Cũng theo quan điểm lý thuyết này,
di cư lao động là một chiến lược kinh tế thực hiện bởi các hộ gia đình để phân bổ
nguồn nhân lực hợp lý, để tăng dòng chảy của thu nhập và giảm phạm vi rủi ro kinh
tế (Kanaiaupuni, 1999).

HV thực hiện: Nguyễn Như Tiên

Trang 10



Luận văn Kinh tế học

GVHD: TS. Lê Thị Thanh Loan

Theo lý thuyết di cư dựa trên những ý tưởng kinh tế kép của Lee (1966), di
cư là kết quả của một sự kết hợp của các yếu tố thúc đẩy và kéo, dựa trên các quyết
định hợp lý cá nhân của người di cư.
Tuy nhiên, Stark & Bloom (1985) và Hoddinoot (1994) lại cho rằng di cư
không phải là kết quả ra quyết định bởi một cá nhân riêng lẽ, mà quyết định di cư là
hành động tập thể được thực hiện bởi những người di cư và gia đình của họ, nơi mà
người đứng đầu gia đình có một sự chỉ dẫn trong quá trình ra quyết định di cư.
Trọng tâm của nghiên cứu này không phân biệt riêng lẻ loại di cư nào, di cư
vĩnh viễn hay tạm thời, mà chủ yếu nghiên cứu tác động của việc di cư đối với gia
đình của họ. Một hộ gia đình được gọi là một gia đình di cư khi có ít nhất một thành
viên trong gia đình của mình di chuyển đến huyện khác, tỉnh khác, nước khác trong
một thời gian nhất định nên khái niệm di cư của Tổng cục Thống kê (2011) sẽ được
sử dụng trong nghiên cứu này.

2.1.2 Các hình thức di cư
Theo Nguyễn Thị Thiềng và Lưu Bích Ngọc (2011) di cư có nhiều dạng và
hình thức khác nhau như: Di cư theo độ dài thời gian cư trú, di cư theo khoảng cách
di dân, di cư theo tính pháp lý, …Ngoài ra, còn có các hình thức di cư khác như: Di
cư cá nhân hay hộ gia đình, di cư thành thị và nông thôn, di cư nông thôn và thành
thị, di cư nông thôn và nông thôn…

2.1.3 Tác động của di cư
Các tác động cụ thể của di cư, cho dù là tác động tích cực hay tiêu cực, sẽ
phụ thuộc môi trường chính trị, KTXH, cũng như thái độ và nguồn lực của người di
cư và gia đình họ. Do đó, di cư vừa là động lực thúc đẩy lại vừa là kết quả của sự
phát triển KTXH của một địa phương, một quốc gia nên phải thật sự cần lưu ý, đặc

biệt là trong quá trình phát triển kinh tế (IOM, 2005).

2.1.3.1 Tác động tích cực
Dòng người di cư giúp giải quyết được tình trạng thiếu lao động của các khu
công nghiệp, đô thị hay giúp các nhà tuyển dụng tiếp cận nguồn lao động một cách
có hiệu quả và thuận tiện hơn, nhờ vậy người di cư có việc làm góp phần tăng thu
nhập cho bản thân và gia đình (Bùi Quang Bình, 2010).
HV thực hiện: Nguyễn Như Tiên

Trang 11


Luận văn Kinh tế học

GVHD: TS. Lê Thị Thanh Loan

Người di cư có thể học hỏi tiếp thu thêm những kiến thức mới, nghề mới,
những kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh từ thành thị, không chỉ vận dụng cho
bản thân mà còn có thể truyền tải về cho các thành viên hộ gia đình để mở rộng sản
xuất kinh doanh nhằm tăng thu nhập hộ gia đình (Nguyễn Đình Long và Nguyễn
Thị Minh Phượng, 2013).
Di cư giúp điều tiết phân bổ lao động nông thôn, giảm bớt lao động dư thừa,
giảm bớt sức ép về diện tích ruộng đất, đồng thời phát triển và hình thành các nguồn
thu nhập đa dạng cho hộ gia đình (Bùi Quang Bình, 2010).
Di cư cũng là một chiến lược cho các hộ gia đình để đa dạng hóa nguồn thu
nhập, không những có được nguồn vốn đầu tư cho đồng ruộng, chăn nuôi, trồng trọt
để tăng thu nhập, mà còn cung cấp bảo hiểm chống rủi ro trong sản xuất, mua
nguyên vật liệu đầu vào, giúp tiếp thu công nghệ sản xuất mới và đẩy mạnh hơn
việc tiêu thụ các sản phẩm sản xuất (Rosenzweig, 1986). Sâu xa hơn, có thể mở ra
phương thức để chuyển đổi từ hệ thống sản xuất gia đình sang thương mại (De

Brauw và cộng sự, 2001).
Di cư giúp tiếp thu kiến thức mới và tích lũy vốn tạo sự tăng trưởng kinh tế
nói chung và sự phát triển của các ngành công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn
(Ercolani và Wei, 2010). Tiền gửi từ người di cư có thể tạo ra hiệu ứng số nhân ở
các cộng đồng địa phương người di cư thông qua đầu tư. Thu nhập bổ sung được tạo
ra bởi chi phí tiêu dùng của hộ gia đình đối với hàng hóa và dịch vụ được sản xuất
tại địa phương, do đó thúc đẩy thu nhập của những người khác trong làng (Rozelle
và cộng sự, 1999; De Brauw và cộng sự, 2001). Di cư đang góp phần đáng kể vào
việc cải thiện thu nhập, nâng cao mức sống, tạo vốn kiến thiết cho sự phát triển kinh
tế hộ gia đình nông thôn hiện nay (Đặng Nguyên Anh, 1997).

2.1.3.2 Tác động tiêu cực
Hầu hết những người di cư là nguồn lực tinh tú (người lao động trẻ, khỏe,
có trình độ văn hóa, tay nghề …) để lại nông thôn những người già, trẻ em dẫn đến
thiếu lao động, tạo nên sự mất cân đối cục bộ, làm ảnh hưởng đến sản xuất nông
nghiệp và những hoạt động nông thôn (Nguyễn Đình Long và Nguyễn Thị Minh
Phượng, 2013).
HV thực hiện: Nguyễn Như Tiên

Trang 12


Luận văn Kinh tế học

GVHD: TS. Lê Thị Thanh Loan

Di cư gây thiếu hụt lao động nông nghiệp, kéo theo giá trị lao động tăng lên,
chi phí sản xuất tăng gây thiệt hại đến năng suất và thu nhập nông nghiệp của hộ gia
đình nông thôn (Kirsten và cộng sự, 2002).
Di cư gây ra sự căng thẳng tới các vai trò trong gia đình, vì hầu hết người di

cư là những người đàn ông, người chồng, người cha, là trụ cột của gia đình nên
những người phụ nữ phải chịu những áp lực vô cùng to lớn do phải vừa chăm sóc và
vừa nuôi dưỡng con cái. Chính sự thiếu hụt trong vai trò làm mẹ, làm cha này sẽ tác
động lâu dài đến sự phát triển của trẻ em và của các mối quan hệ giữa các thế hệ
trong gia đình (Nguyễn Thị Thanh Tâm và cộng sự, 2010).
Việc di cư đã nảy sinh những bất cập trong cấu trúc xã hội như: giáo dục
cho con cái hạn chế, làm tăng tỷ lệ dân số già và trẻ em trong nông thôn, ít quan
tâm, chăm sóc cho người già hơn, nhiều hoạt động mang tính xã hội và truyền thống
trong nông thôn sẽ hạn chế, hao mòn và chất lượng lao động kỹ thuật trong nông
nghiệp sẽ giảm (Nguyễn Đình Long và Nguyễn Thị Minh Phượng, 2013).

2.1.4 Khái niệm thu nhập
Theo tự điển Webster (2014), “thu nhập” là một khoản tiền kiếm được từ công
việc, đầu tư, kinh doanh… Còn đối với Samuelson và Nordhells (1997), thu nhập là
nguồn tiền lương, trả lãi, cổ tức và các nguồn thu khác mà một cá nhân, một tổ chức
hay một quốc gia nhận được trong một khoản thời gian nhất định (thường là một năm).
Tại Việt Nam, thu nhập là khoản tiền công dưới dạng tiền mặt hoặc hiện
vật, tổng số tiền mà một người hay một gia đình kiếm được trong một ngày, một
tuần, một tháng, một năm hay nói cụ thể hơn là tất cả những gì mà người ta thu
được khi bỏ sức lao động một cách chính đáng được gọi là thu nhập (Tổng cục
Thống kê, 2014). Đây là khái niệm sử dụng trong nghiên cứu này.

2.1.5 Khái niệm hộ gia đình nông thôn
Theo Luật Lao động, hộ gia đình là một hoặc một nhóm người ăn chung, ở
chung trong một nhà từ 6 tháng trở lên trong 12 tháng qua và có chung quỹ thu chi
(Chính phủ, 2012).
Hộ gia đình nông thôn là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp, các thành
viên có tài sản chung, cùng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất
HV thực hiện: Nguyễn Như Tiên


Trang 13


Luận văn Kinh tế học

GVHD: TS. Lê Thị Thanh Loan

nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh (Phạm Văn Dương,
2010).
Theo Viên Ngọc Long (2012) và Phan Anh Ngọc (2008), hộ gia đình nông
thôn là những hộ cùng sinh sống và phát triển kinh tế ở nông thôn, họ sống nhờ vào
sức lao động trong nông nghiệp và phi nông nghiệp với nền sản xuất chủ yếu tự
cung tự cấp.
Còn đối với Trần Xuân Long (2009), hộ gia đình nông thôn là những hộ chủ
yếu hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp ở nông thôn. Là những hộ gia đình
không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp
hành chính cơ sở là UBND xã (Chính phủ, 2009).
Theo Luật Lao động (2012), hộ gia đình gồm có: Chủ hộ và thành viên hộ.
Người được xác định là chủ hộ luôn được coi là thành viên của hộ, ngay cả
khi người đó không ăn, ở trong hộ dân cư hơn 6 tháng. Trẻ em sinh ra chưa đầy 6
tháng vẫn được coi là thành viên của hộ.
Những người tuy mới ở trong hộ chưa đủ 6 tháng nhưng tương lai sẽ ở lâu
dài trong hộ, kể cả có/chưa có giấy chứng nhận (giấy đăng ký kết hôn, giấy chuyển
đến, giấy xuất ngũ về với gia đình...). Những người này bao gồm: con dâu về nhà
chồng, con rể về nhà vợ, người đi làm việc, học tập, lao động ở nước ngoài, hoặc
các cơ quan xí nghiệp trong nước trở về hộ, người từ lực lượng vũ trang trở về, về
nghỉ hưu, nghỉ mất sức v.v... vẫn được coi là thành viên của hộ.
Học sinh, sinh viên, cán bộ đi học ở nơi khác trong nước và những người đi
chữa bệnh trong/ngoài nước trên 6 tháng nhưng hộ phải nuôi thì vẫn được coi là
thành viên của hộ.

Khách, họ hàng đến chơi đã ở trong hộ 6 tháng trở lên và hộ phải nuôi toàn
bộ thì được coi là thành viên của hộ.
Những người giúp việc có gia đình riêng sống ở nơi khác thì mặc dù ở
chung trong một mái nhà và ăn chung với hộ nhưng không được tính là thành viên
của hộ (vì họ có quỹ thu chi riêng).

HV thực hiện: Nguyễn Như Tiên

Trang 14


Luận văn Kinh tế học

GVHD: TS. Lê Thị Thanh Loan

Những người chuyển khỏi hộ có tính chất lâu dài và người chết trong 12
tháng qua không tính là thành viên của hộ, mặc dầu họ đã sống trong hộ hơn 6
tháng.
Khái niệm hộ gia đình theo Luật Lao động (2012) trình bày cụ thể, chi tiết và
phù hợp với nội dung nghiên cứu đề tài nên được sử dụng nghiên cứu tác động di cư
đối với thu nhập hộ gia đình.

2.1.8 Khái niệm thu nhập của hộ gia đình
Thu nhập hộ gia đình là tổng thu nhập trước thuế trừ các khoản trợ cấp của
các thành viên từ 6 tuổi trở lên thuộc gia đình đó (Bùi Thế Huy và cộng sự, 2010).
Theo Võ Thành Nhân (2011), thu nhập hộ gia đình là toàn bộ số tiền và giá
trị hiện vật mà hộ và các thành viên của hộ nhận được trong một thời gian nhất định
(thường là một năm), bao gồm: Thu từ tiền công, tiền lương; Thu từ sản xuất nông,
lâm nghiệp, thuỷ sản; Thu từ sản xuất ngành nghề phi nông nghiệp; Thu khác được
tính vào thu nhập.

Theo Đinh Phi Hổ và Trương Châu (2014), thu nhập hộ gia đình là bao gồm
thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi (sau khi đã trừ chi phí); từ sản xuất ngành nghề phi
nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản (sau khi đã trừ chi phí); từ tiền công, tiền lương;
các khoản thu trợ cấp lương hưu ….
Nghiên cứu của Nguyễn Hải (1995) cho rằng, thu nhập hộ gia đình gồm các
khoản thu từ tiền công, tiền lương, thù lao lao động, thu nhập bằng tiền và hiện vật
trong kinh tế hộ gia đình. Các khoản thu nhập nhận được ngoài lao động bao gồm
phụ cấp hưu trí, thương tật ốm đau, thai sản, an dưỡng, học bổng, trúng số, lãi tiết
kiệm ….
Thu nhập của hộ gia đình là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật quy thành tiền
sau khi đã trừ chi phí sản xuất mà hộ và các thành viên của hộ nhận được trong một
thời gian nhất định, thường là 1 năm (Tổng cục Thống kê, 2014). Đây là khái niệm
được sử dụng trong nghiên cứu.

2.2 Các nguồn hình thành thu nhập hộ gia đình
Thu nhập của hộ gia đình được tính dựa trên toàn bộ thu nhập mà các thành
viên trong gia đình đó đóng góp. Ở nông thôn thu nhập hộ gia đình chủ yếu từ hoạt
HV thực hiện: Nguyễn Như Tiên

Trang 15


×