Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

CHUYÊN ĐỀ TÌM HIỂU ĐỊA LÍ HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 52 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT ………..

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
TÌM HIỂU ĐỊA LÍ HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ

Tác giả chuyên đề
Chức vụ
Đơn vị
Bộ môn
Kiến thức
Đối tượng học
sinh
Dự kiến số tiết dạy

: ……………………
: Tổ Phó chuyên môn
: Trường THPT ………………..
: Địa lí
: Bài 6 - Hợp chúng quốc Hoa Kỳ
: lớp 11
: 3 tiết

1


Vĩnh Phúc, tháng 12 năm 2018
A. MỞ ĐẦU
Dưới tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, nhân
loại đang có những bước chuyển mình vĩ đại trong thế kỷ XXI. Quá trình toàn cầu hóa đã
đặt ra những yêu cầu mới đối với giáo dục nước nhà trong việc đào tạo đội ngũ lao động.


Giáo dục phải đào tạo được nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng được nhu cầu phát triển
kinh tế - xã hội giai đoạn hiện tại cũng như tương lai. Đây là chìa khóa để thực hiện thành
công quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tham gia hội nhập quốc tế của đất nước.
Thực hiện được điều đó, đổi mới giáo dục trung học phổ thông đồng bộ và toàn diện đóng
vai trò rất quan trọng.
Giáo dục phổ thông trong những năm qua đã khẳng định được vị trí và vai trò của
mình về trang bị cho học sinh hệ thống kiến thức và kỹ năng của các lĩnh vực khoa học cơ
bản. Tuy nhiên hình thức, phương pháp tổ chức dạy học chưa phát huy được tính tích cực,
chủ động, sáng tạo của người học trong bối cảnh xã hội mới. Do đó đẩy mạnh đổi mới
phương pháp dạy học để phát huy được tính tích cực chủ động,sáng tạo của học sinh cần
được chú trọng hơn nữa.
Xuất phát từ ý nghĩa to lớn trên nên tôi quyết định viết chuyên đề chuyên môn với chủ
đề: “Tìm hiểu địa lí Hợp chúng quốc Hoa Kì” trên cơ sở sử dụng các phương pháp và kĩ
thuật dạy học tích cực vào trong các tiết dạy do mình thực hiện.
B. NỘI DUNG
I. LÍ DO CHỌN CHỦ ĐỀ
- Đảm bảo tính thống nhất và hệ thống của nội dung kiến thức.
- Thể hiện mối quan hệ chặt chẽ, có tính nhân - quả giữa điều kiện tự nhiên, dân cư đối
với sự phát triển kinh tế.
- Tinh giản được nội dung kiến thức.
- Tạo điều kiện thuận lợi để vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực.
- Đáp ứng kiến thức cho kì thi THPT Quốc Gia.
II. Hệ thông kiến thức sử dụng
- Tiết 1: Tự nhiên và dân cư:
+ Vị trí địa lí, lãnh thổ và tác động của vị trí, lãnh thổ.
+ Điều kiện tự nhiên (phía đông, phía tây, trung tâm).
2


+ Dân cư và xã hội (dân số, thành phần dân cư, phân bố dân cư).

- Tiết 2: Kinh tế
+ Quy mô nền kinh tế
+ Các ngành kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ).
+ Tìm hiểu mối quan hệ Hoa Kỳ – Việt Nam trong bối cảnh quốc tế hiện nay.
- Tiết 3: Thực hành: Tìm hiểu sự phân hoá lãnh thổ trong sản xuất nông nghiệp và công
nghiệp của Hoa Kì
III. Mục tiêu
1. Về kiến thức
- Biết được các đặc điểm về vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của Hoa Kì.
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên từng vùng. Ảnh hưởng
của điều kiện tự nhiên đối với phát triển kinh tế Hoa Kì.
- Trình bày được đặc điểm dân cư Hoa Kì và ảnh hưởng của chúng đối với sự phát
triển kinh tế.
- Trình bày được quy mô nền kinh tế Hoa Kì và đặc điểm các ngành kinh tế: dịch vụ,
công nghiệp và nông nghiệp.
- Phân tích được các xu hướng thay đổi cơ cấu ngành, cơ cấu lãnh thổ và nguyên
nhân của sự thay đổi đó.
- Xác định được sự phân hoá lãnh thổ trong sản xuất nông nghiệp và công nghiệp của
Hoa Kì và giải thích được nguyên nhân dẫn tới sự phân hoá đó.
- Hiểu được quan hệ đa dạng giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.
2. Về kĩ năng
- Rèn luyện được kĩ năng phân tích bản đồ, lược đồ để thấy được đặc điểm địa hình,
sự phân bố khoáng sản, dân cư của Hoa Kì.
- Rèn luyện được kĩ năng phân tích bảng số liệu, tư liệu về tự nhiên, dân cư Hoa Kì.
- Sử dụng bản đồ kinh tế chung của Hoa Kì để phân tích được đặc điểm các ngành
kinh tế của Hoa Kì.
- Phân tích được số liệu thống kê để so sánh giữa Hoa Kì với các châu lục, quốc gia.
- HS có thái độ và ý thức học tập hơn, đặc biệt là ý thức được việc cần thiết phải sử
dụng bản đồ trong học tập.
- Rèn luyện được kĩ năng khai thác thông tin trên mạng internet, sách báo, kĩ năng cơ

bản về powerpoint, word, webquest, sử dụng một số phần mềm làm video, ...
3. Về thái độ - hành vi
- Có nhận thức đúng đắn về các vấn đề tự nhiên của Hoa Kì.
3


- Thấy được sự đa dạng và phát triển vượt bậc của kinh tế Hoa Kỳ để có những học
hỏi cho nền kinh tế nước nhà và có ý thức học tập góp phần xây dựng đất nước.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực sáng tạo, làm việc nhóm.
- Năng lực năng lực sử dụng bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh địa lí.
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
IV. Hoạt động thực hiện chủ đề
1. Hoạt động 1: Giới thiệu chủ đề - Giao nhiệm vụ - Xây dựng kế hoạch làm việc
- Chủ đề được thực hiện trong 3 tiết, cụ thể:
+ Tiết 1: Tự nhiên-dân cư của Hoa Kỳ
+ Tiết 2: Kinh tế Hoa Kỳ
+ Tiết 3: Thực hành tìm hiểu sự phân hóa lãnh thổ sản xuất của Hoa Kỳ.
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ:
* Tiết 1: Tự nhiên-dân cư của Hoa Kỳ chia nhóm như sau:
- Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên của Hoa Kỳ chia làm 4 nhóm:
+ Nhóm 1: Tìm hiểu vùng phía Tây của Hoa Kỳ
+ Nhóm 2: Tìm hiểu vùng phía Đông của Hoa Kỳ
+ Nhóm 3: Tìm hiểu vùng trung tâm của Hoa Kỳ.
+ Nhóm 4: Tìm hiểu bán đảo Alaxca và quần đảo Haoai.
- Tìm hiểu đặc điểm dân cư của Hoa Kỳ chia làm 4 nhóm và sử dụng kỹ thuật khăn
trải bàn.
* Tiết 2: Kinh tế Hoa Kỳ chia 4 nhóm như sau
+ Nhóm 1: Tìm hiểu qui mô kinh tế Hoa Kỳ.
+ Nhóm 2: Tìm hiểu ngành dịch vụ.

+ Nhóm 3: Tìm hiểu ngành công nghiệp
+ Nhóm 4: Tìm hiểu ngành nông nghiệp.
+ Nhóm 5: Tìm hiểu mối quan hệ Việt – Mỹ.
* Tiết 3: Thực hành: Tìm hiểu sự phân hóa lãnh thổ sản xuất của Hoa Kỳ
+ Nhóm 1: Tìm hiểu sự phân hóa lãnh thổ sản xuất nông nghiệp.
+ Nhóm 2: Tìm hiểu sự phân hóa lãnh thổ sản xuất công nghiệp.
- Xây dựng kế hoạch làm việc:
+ Các nhóm dựa vào SGK, kiến thức trên mạng internet, sách tham khảo hoàn
thành nhiệm vụ của mình bằng cách thể hiện nội dung kiến thức trên khổ giấy A0 hoặc
Powpoint.
4


+ Học sinh sẽ đóng vai là hướng dẫn viên du lịch hay là 1 chuyên gia nghiên
cứu tự nhiên hoặc kinh tế của Hoa Kỳ để làm rõ nội dung hoạt động của nhóm mình.
+ Yêu cầu về hình thức trình bày của mỗi nhóm phải gọn gàng, khoa học, hấp
dẫn. Thời gian trình bày của mỗi nhóm không quá 3-4 phút.
+ Đánh giá cho điểm: Sản phẩm hoạt động nhóm được cho điểm theo các
mức: Tốt (4 điểm), khá (3 điểm), trung bình (2 điểm), không đạt (1 điểm); phần thuyết trình
của nhóm cho điểm theo các mức: Tốt (6 điểm), Khá (5 điểm), trung bình (4 điểm), không
đạt (0 điểm).
2. Hoạt động 2: Thực hiện chủ đề
Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo
viên
- Thu thập tìm kiếm và xử - Thường xuyên theo
lý thông tin qua: tư liệu, dõi và hỗ trợ các
số liệu điều tra...
nhóm trong quá trình
- Trao đổi thảo luận, sàng thực hiện dự án.
lọc thông tin để viết báo - Cung cấp thông tin

cáo.
cần thiết để các
- Chuẩn bị báo cáo kết nhóm tìm kiếm thông
quả thực hiện dự án.
tin thuận lợi.

Kết quả/sản phẩm dự Thời
kiến
gian
- Các thông tin (bảng biểu,
tài liệu).
- Sơ đồ tư duy trên giấy A4.
- Bài thuyết trình
powerpoint, hình ảnh.

1 tuần
ở nhà

3. Hoạt động 3: Báo cáo kết quả thực hiện và tổng kết, đánh giá mức độ hoàn thành
nhiệm vụ trong chủ đề.
Hoạt động của học sinh

Hỗ trợ của giáo viên

- Học sinh tích cực, chủ
động trong việc báo cáo kết
quả của nhóm mình bằng
các sản phẩm cụ thể của
từng nhóm.


- Tổ chức cho các nhóm báo
cáo kết quả làm việc của
mình; quan sát các nhóm trình
bày và thảo luận để tự đánh
giá, đánh giá chéo giữa các
nhóm.
- Hỗ trợ học sinh thực hiện
nếu cần.
- Giáo viên tổng kết kiến thức
trong chuyên đề.
- Giáo viên tổng kết các công
việc đã thực hiện được, các
công việc chưa hoàn thành
của từng nhóm;
- Giải đáp thắc mắc của học
sinh nếu có.

- Học sinh trả lời các câu hỏi
theo yêu cầu của giáo viên.
- Thực hiện việc tự đánh giá
và đánh giá chéo.
- Chia sẻ các kinh nghiệm
làm việc
- Nêu những câu hỏi còn
chưa rõ trong quá trình thực
hiện chủ đề.

5

sản phẩm

dự kiến
Sản
phẩm cuối
cùng của
học sinh:
Các bản
báo cáo ở
dạng A0,
slide
powerpoin
t.

Thời
gian

3 tiết
trên
lớp.


V. Hình thức, phương pháp, kĩ thuật dạy học
- Hình thức: dạy học trên lớp.
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
+ Đàm thoại.
+ Làm việc nhóm.
+ Đóng vai.
+ Thuyết trình.
VI. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Máy tính có kết nối mạng internet, máy chiếu, máy ảnh, máy in.

- Tranh ảnh liên quan đến bài học.
- Phấn, bảng bút, giáo án word.
- Một số thông tin bổ trợ cho chuyên đề.
- Bảng kế hoạch phân công, tổ chức nhiệm vụ cho học sinh.
- Các tài liệu, thông tin cần thiết để giới thiệu cho học sinh.
- Giấy A0, phiếu học tập...
- Một số địa chỉ trang web đáng tin cậy về Hoa Kỳ để cung cấp cho học sinh.
2. Chuẩn bị của học sinh.
- Máy tính.
- Giấy A4, A0, thước kẻ, compa, bút, giấy màu, băng dính, bút màu...
- Sưu tầm tài liệu các vấn đề có liên quan đến bài học: tranh ảnh, sơ đồ minh họa...
VII. Thiết kế các hoạt động dạy học
Tiết 1: Tự nhiên và dân cư
* Hoạt động 1: Đặt vấn đề (1 phút)
a) GV cho học sinh quan sát một số hình ảnh (hoặc 1 đoạn video ngắn) và yêu cầu học sinh
trả lời câu hỏi:
- Các hình ảnh trên giúp các em liên tưởng đến quốc gia nào trên thế giới. Nêu ý nghĩa các
hình ảnh mà các em quan sát được.
- HS trả lời. GV dẫn dắt vào bài học.

6


Cô – lôm – bô (1942, phát kiến ra Châu Mỹ).

- Diện tích: 9.629 nghìn km2.
- Dân số: 296,5 triệu người (2005).
- Thủ đô: Oa sinh tơn.
- Gồm 50 bang.


George Oasinhton
(1776, thành lập Hợp chúng quốc Hoa Kì)
* Hoạt động 2: Tìm hiểu lãnh thổ và vị trí địa lí (7 phút)
1. Mục tiêu
- Biết được các đặc điểm về vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của Hoa Kì.
- Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế Hoa Kì.
7


- Kĩ năng: Rèn luyện được các kĩ năng nhận xét, phân tích bản đồ, lược đồ.
2. Phương thức
- Phương pháp thảo luận, sử dụng lược đồ, bản đồ.
- Hoạt động theo cặp đôi.
3. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên
và học sinh

Nội dung chính

Thời
gian

I. Lãnh thổ và vị trí địa lí
1. Lãnh thổ
a) GV giao nhiệm vụ cho
học sinh
- Yêu cầu HS đọc SGK,
quan sát lược đồ và trả lời
câu hỏi:
- Đặc điểm và ý nghĩa của vị

trí địa lí và lãnh thổ của Hoa
Kỳ?
b) HS thực hiện theo cặp
và chuẩn bị báo cáo GV.
Trong quá trình thực hiện
GV quan sát và điều chỉnh
nhiệm vụ học tập cho phù
hợp với đối tượng HS.

2
phút.

c) Gv tổ chức cho HS báo
cáo kết quả và thảo luận
chung cả lớp.
- Gọi HS báo cáo kết quả
thực hiện nhiệm vụ, các HS
khác lắng nghe và bổ sung
thảo luận thêm.
d) GV chốt kiến thức, nhận * Lãnh thổ gồm 3 bộ phận:
xét đánh giá kết quả thực - Trung tâm lục địa Bắc Mĩ.
hiện của HS
- Bán đảo A-la-xca.
- Quần đảo Ha-oai giữa Thái Bình Dương.
* Phần trung tâm:
- Diện tích rộng lớn, thiên nhiên phân hoá
đa dạng theo chiều Bắc-Nam,Đông -Tây.
- Hình dạng khá cân đối.
2. Vị trí địa lí
a. Đặc điểm

- Nằm ở bán cầu Tây, kéo dài từ: 25 oB44oB.
- Giữa hai đại dương lớn.
- Tiếp giáp với Ca-na-đa và Mĩ La tinh.
b. Thuận lợi
8

2
phút.

3
phút.


- Có thị trường tiêu thu rộng lớn.
- Trong hai cuộc chiến tranh thế giới đất
nước không bị tàn phá mà giàu lên nhờ
chiến tranh.
- Giao lưu kinh tế, mở rộng thị trường,
phát triển kinh tế biển.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu điều kiện tự nhiên (15 phút)
1. Mục tiêu
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên từng vùng.
- Phân tích được ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế Hoa
Kì.
- Kĩ năng: Rèn luyện được các kĩ năng nhận xét, so sánh.
2. Phương thức
- Phương pháp đóng vai, nêu vấn đề; sử dụng lược đồ, bản đồ.
- Hoạt động nhóm.
3. Tổ chức hoạt động.
Hoạt động của giáo viên và học

sinh
a) GV giao nhiệm vụ cho học sinh
Yêu cầu học sinh hoàn thành phiếu
học tập
Miền
Tây Trung
tâm
Đặc điểm địa hình
Đặc điểm khí hậu
Tài nguyên CN
Tài nguyên NN

Nội dung chính

Thời
gian

3
phút

b) HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực
hiện theo nhóm và chuẩn bị báo cáo
GV, trao đổi với cả lớp về kết quả đạt
được.
Trong quá trình thực hiện GV quan
sát và điều chỉnh nhiệm vụ học tập
cho phù hợp với đối tượng HS.
c) Gv tổ chức cho HS báo cáo kết
quả và thảo luận chung cả lớp:
- Gọi đại diện nhóm báo cáo đặc

điểm miền Tây Hoa Kỳ. Các HS khác
lắng nghe và bổ sung thảo luận
thêm.

2
phút

9


d) GV chốt kiến thức, nhận xét - Đặc điểm địa hình: Còn gọi là
đánh giá kết quả thực hiện của HS.
vùng núi Cooc-đi-e, gồm các dãy
núi cao trung bình trên 2000m
chạy song song theo hướng bắc –
nam, xen giữa là các bồn địa và
cao nguyên.
- Đặc điểm khí hậu: Khí hậu phân
hoá phức tạp: hoang mạc, bán
hoang mạc. Ven Thái Bình Dương
khí hậu cận nhiệt và ôn đới.
- Tài nguyên phát triển công
nghiệp: nhiều kim loại màu: Vàng,
đồng, chì, bôxít. Tài nguyên năng
lượng phong phú.
- Tài nguyên phát triển nông
nghiệp: Ven Thái Bình Dương có
các đồng bằng ven biển nhỏ, đất
tốt. Diện tích rừng tương đối lớn.
e) - Gọi đại diện nhóm báo cáo đặc

điểm miền Đông Hoa Kỳ. Các HS
khác lắng nghe và bổ sung thảo luận
thêm.
f) GV chốt kiến thức, nhận xét đánh - Đặc điểm địa hình: Dãy núi cổ
giá kết quả thực hiện của HS.
Apalát cao 1000-1500m. Các đồng
bằng ven Đai Tây Dương.
- Đặc điểm khí hậu: Ôn đới và cận
nhiệt.
- Tài nguyên phát triển công
nghiệp: chủ yếu là than đá, quặng
sắt. Thuỷ năng phong phú.
- Tài nguyên phát triển nông
nghiệp: Đồng bằng phù sa ven
biển diện tích khá lớn, phát triển
cây trồng ôn đới.
g) - Gọi đại diện nhóm báo cáo đặc
điểm vùng trung tâm Hoa Kỳ. Các
HS khác lắng nghe và bổ sung thảo
luận thêm.
g) GV chốt kiến thức, nhận xét đánh -Đặc điểm địa hình: Nằm giữa
giá kết quả thực hiện của HS.
Apalat và dãy Rốc-ky. Phía bắc và
tây là đồi gò thấp. Phía nam: Đồng
bằng phù sa sông Mi-xi-xi-pi.
- Đặc điểm khí hậu: Ôn đới lục địa
ở phía Bắc. Cận nhiệt đới ở phía
Nam.
- Tài nguyên phát triển công
nghiệp: Than đá, quặng sắt ở phía

Bắc; dầu mỏ, khí đốt ở phía Nam.
10

2
phút

2
phút

2
phút

2
phút

2
phút


- Tài nguyên phát triển nông
nghiệp: Đồng bằng phù sa màu
mở => thuận lợi phát triển nông
nghiệp.
* Hoạt động 4: Tìm hiểu A-lat-ca và Ha-oai (5 phút)
1. Mục tiêu
- Trình bày được đặc điểm A-lat-ca và Ha-oai.
- Kĩ năng: Rèn luyện được kĩ năng nhận xét, phân tích bảng số liệu, bản đồ, lược đồ.
2. Phương thức
- Phương pháp đóng vai, nêu vấn đề; sử dụng lược đồ, bản đồ, bảng số liệu.
- Hoạt động cá nhân.

3. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học
sinh

Nội dung chính

Thời
gian

2. A-lat-ca và Ha-oai
a) GV giao nhiệm vụ cho học
sinh
- Yêu cầu HS đọc SGK và cho biết
đặc điểm Alaxca và Haoai.
b) HS thực hiện nhiệm vụ: HS
thực hiện theo nhóm và chuẩn bị
báo cáo GV, trao đổi với cả lớp về
kết quả đạt được.
Trong quá trình thực hiện GV
quan sát và điều chỉnh nhiệm vụ
học tập cho phù hợp với đối
tượng HS.
c) Gv tổ chức cho HS báo cáo kết
quả và thảo luận chung cả lớp.
Gọi các nhóm báo cáo kết quả
thực hiện nhiệm vụ, các HS khác
lắng nghe và bổ sung thảo luận
thêm.

1 phút


1 phút

2
phút

d) GV chốt kiến thức, nhận xét * A-la-xca:
đánh giá kết quả thực hiện của - Bán đảo rộng lớn, nằm ở Tây Bắc
HS
của Bắc Mĩ, chủ yếu là đồi núi.
- Trữ lượng dầu mỏ và khí thiên
nhiên lớn thứ 2 của Hoa Kì.
* Ha-oai:
- Quần đảo nằm giữa Thái Bình
Dương.
- Tiềm năng lớn về hải sản và du
11

1 phút


lịch.
Hoạt động 5: Tìm hiểu dân cư (12 phút)
1. Mục tiêu
- Trình bày được đặc điểm dân cư Hoa Kì và ảnh hưởng của chúng đối với sự phát
triển kinh tế.
- Phân tích được ảnh hưởng đặc điểm dân cư đối với sự phát triển kinh tế Hoa Kì.
- Kĩ năng: Rèn luyện được kĩ năng nhận xét, phân tích bảng số liệu, bản đồ, lược đồ.
2. Phương thức
- Phương pháp đóng vai, nêu vấn đề; sử dụng lược đồ, bản đồ, bảng số liệu.

- Hoạt động cá nhân.
3. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và
học sinh

Nội dung chính

Thời
gian

III. Dân cư Hoa Kì
1. Dân số
a) GV giao nhiệm vụ cho học
sinh
- Chia cả lớp thành 4 nhóm.
Mỗi nhóm 5 học sinh.
- Yêu cầu HS đọc SGK và ghi
tất cả những hiểu biết của
mình về đặc điểm dân cư của
Hoa Kỳ vào góc của mỗi tờ
giấy A0. Sau đó thống nhất
những nội dung chính của
mình vào phần giữa tờ giấy
A0.
b) HS thực hiện nhiệm vụ: HS
thực hiện theo nhóm và chuẩn
bị báo cáo GV, trao đổi với cả
lớp về kết quả đạt được.
Trong quá trình thực hiện GV
quan sát và điều chỉnh nhiệm

vụ học tập cho phù hợp với
đối tượng HS.

1 phút

2 phút

c) Gv tổ chức cho HS báo cáo
kết quả và thảo luận chung cả
lớp. Gọi các nhóm báo cáo kết
quả thực hiện nhiệm vụ, các
HS khác lắng nghe và bổ sung
thảo luận thêm.

5 phút

12


d) GV chốt kiến thức, nhận xét
đánh giá kết quả thực hiện của
HS

4
phút
1. Đặc điểm dân số
- Đứng thứ 3 thế giới sau Trung Quốc
và Ấn độ.
- Tăng nhanh chủ yếu do nhập cư ->
Nguồn lao động dồi dào,trình độ khoa

học kĩ thuật cao…
- Có xu hướng già hoá.
2. Thành phần dân cư
Đa dạng, phức tạp:
-Gốc Âu: 83%.
- Châu Á,Mĩ La tinh:6%
- Châu Phi: >10%. - Người bản địa:1%
+Tạo nên nền văn hoá phong phú
thuận lợi phát triển du lịch, tính năng
động của dân cư.
+Sự bất bình đẳng giữa các nhóm dân
cư ->Khó khăn cho sự phát triển kinh
tế.
3. Phân bố dân cư
- Phân bố không đồng đều:
+ Tập trung đông đúc ven bờ Đại Tây
Dương, Thái Bình Dương.
+ Vùng núi phía Tây, vùng trung tâm
dân cư thưa thớt.
- Dân cư thành thị chiếm: 79% (2004).
- 91,8% dân tập trung ở các thành phố
vừa vHoạt động 4: Tìm hiểu à nhỏ ->
hạn chế những mặt tiêu cực của đô thị.
*Nguyên nhân
- Do tác động của nhiều nhân tố, chủ
yếu là khí hậu, khoáng sản, lịch sử khai
phá và trình độ phát triển kinh tế.

* Hoạt động 6: Luyện tập (2 phút)
1. Mục tiêu

- Nhằm củng cố lại kiến thức đã học; rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành.
2. Phương thức: Hoạt động cá nhân.
3. Tổ chức hoạt động.
a. GV giao nhiệm vụ cho HS:
- Phân tích thuận lợi của vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế Hoa kì.
- Giải thích nguyên nhân và phân tích ảnh hưởng của sự gia tăng dân số đối với sự

13


phát triển kinh tế Hoa Kì.
b. HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.
* Hoạt động 7: Vận dụng (3 phút)
1. Mục tiêu:
- Giúp HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức đã học vào một vấn đề cụ thể thực tiễn.
2. Nội dung:
GV hướng dẫn HS đặt vấn đề để liên hệ và vận dung.
- Tại sao vùng Đông Bắc Hoa Kì có mật độ dân số cao?
- Vì sao hiên nay dân cư Hoa Kì có xu hướng di chuyển từ các bang vùng Đông Bắc
đến các bang phía nam và ven Thái Bình Dương?
3. Đánh giá: GV khuyến khích HS làm bài và nhận xét sản phẩm của HS.

14


Tiết 2. KINH TẾ
Hoạt động 1: Đặt vấn đề (3 phút)
a) Giáo viên cho học sinh quan sát một số hình ảnh về kinh tế Hoa Kỳ như sau:

15



Qua các hình ảnh trên em hãy cho biết nền kinh tế siêu cường hàng đầu thế giới của
Hoa Kì được biểu hiện qua các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ như thế nào?
- GV sử dụng nội dung học sinh trả lời để tạo ra tình huống có vấn đề và dẫn dắt vào
nội dung bài học.
Hoạt động 2: Tìm hiểu quy mô nền kinh tế (7 phút)
1. Mục tiêu
- Trình bày được quy mô nền kinh tế Hoa Kì.
- Kĩ năng: Phân tích được số liệu thống kê để so sánh giữa Hoa Kì với các châu lục,
quốc gia.
2. Phương thức
- Phương pháp đóng vai, nêu vấn đề, sử dụng bảng số liệu.
- Hoạt động cá nhân.
3. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung chính

Thời
gian

I. Quy mô nền kinh tế
a) GV giao nhiệm vụ cho HS
GV yêu cầu HS dựa vào SGK nêu
nhận xét về qui mô kinh tế của Hoa Kỳ
và giải thích nguyên nhân.
b) HS thực hiện nhiệm vụ
HS thực hiện và chuẩn bị báo cáo GV,
trao đổi với cả lớp về kết quả thực

hiện.
Trong quá trình thực hiện, GV quan sát
và điều chỉnh nhiệm vụ học tập cho
phù hợp với đối tượng HS.
c) GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả
Gọi 01 HS báo cáo kết quả thực hiện
nhiệm vụ; các HS khác lắng nghe, bổ

1 phút

2 phút

2 phút

16


sung và thảo luận thêm.
d) GV chốt kiến thức, nhận xét và đánh
giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của
HS.
Giáo viên phát vấn gợi mở đối với
học sinh
Dựa vào kiến thức đã học hãy giải
thích nguyên nhân khiến cho Hoa Kì
có quy mô nền kinh tế lớn nhất thế
giới.

2 phút


- Có quy mô nền kinh tế lớn nhất
thế giới.
- Tổng GDP chiếm ¼ của thế giới
(lớn hơn GDP của châu Á, gấp 14
lần GDP của châu Phi).
- GDP/ người rất cao: 39739 USD
(2004).
* Nguyên nhân:
+ Vị trí thuận lợi, tài nguyên giàu có.
+ Lao động đông, trình độ cao
+ Không bị chiến tranh tàn phá.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu các ngành kinh tế ( 26 phút)
1. Mục tiêu
- Trình bày được đặc điểm các ngành kinh tế: dịch vụ, công nghiệp và nông nghiệp.
- Phân tích được các xu hướng thay đổi cơ cấu ngành, cơ cấu lãnh thổ và nguyên
nhân của sự thay đổi đó.
- Kĩ năng: Rèn luyện được kĩ năng sử dụng bản đồ kinh tế chung của Hoa Kì để phân
tích đặc điểm các ngành kinh tế của Hoa Kì.
2. Phương thức
- Phương pháp đóng vai, nêu vấn đề, sử dụng bản đồ.
- Hoạt động nhóm.
3. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học
sinh

Nội dung chính

Thời
gian


II. Các ngành kinh tế
a) GV giao nhiệm vụ cho HS
GV yêu cầu HS dựa vào SGK trình
bày đặc điểm ngành dịch vụ, công
nghiệp và nông nghiệp của Hoa Kỳ?
b) HS thực hiện nhiệm vụ
HS thực hiện cá nhân, sau đó trao
đổi nhóm và chuẩn bị báo cáo GV,
trao đổi với cả lớp về kết quả thực

1 phút

4 phút

17


hiện.
Trong quá trình thực hiện, GV quan
sát và điều chỉnh nhiệm vụ học tập
cho phù hợp với đối tượng HS.
c) Gọi 1 nhóm đại diện báo cáo kết
quả ngành dịch vụ của Hoa Kỳ. Các
HS khác lắng nghe, bổ sung và thảo
luận thêm.
d) GV nhận xét và chuẩn hóa kiến 1. Dịch vụ
thức phần dịch vụ.
- Phát triển mạnh với tỉ trọng
GDP cao (79,4% năm 2004)
- Các hoạt động dịch vụ đa dạng,

phạm vi hoạt động trên toàn thế
giới.
a) Ngoại thương
- Chiếm 12% giá trị ngoại thương
thế giới.
- Giá trị nhập siêu ngày càng lớn.
b) Giao thông vận tải
- Hiện đại và hoàn thiện bậc nhất
thế giới.
c) Tài chính, thông tin liên lạc, du
lịch
- Ngành ngân hàng và tài chính
hoạt động khắp thế giới.
- TTLL rất hiện đại.
- Du lịch phát triển mạnh.
e) Gọi 1 nhóm đại diện báo cáo kết
quả tìm hiểu ngành công nghiệp của
Hoa Kỳ. Các HS khác lắng nghe, bổ
sung và thảo luận thêm
f)) GV nhận xét và chuẩn hóa kiến
thức phần công nghiệp
2. Công nghiệp
- Tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ
yếu, nhiều sản phẩm đứng hàng
đầu thế giới.
- Tỉ trọng trong GDP giảm dần.
- Gồm 3 nhóm ngành: chế biến,
điện lực, khai khoáng; trong đó
công nghiệp chế biến phát triển
mạnh nhất.

- Cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh
thổ có sự thay đổi.
g) Gọi 1 nhóm đại diện báo cáo kết
quả tìm hiểu ngành nông nghiệp của
Hoa Kỳ. Các HS khác lắng nghe, bổ
sung và thảo luận thêm
18

4 phút

3 phút

4 phút

3 phút

4
phút


f)) GV nhận xét và chuẩn hóa kiến 3. Nông nghiệp
thức phần nông nghiệp.
- Có nền nông nghiệp đứng hàng 3 phút
đầu thế giới.
- Cơ cấu nông nghiệp thay đổi:
giảm tỉ trọng thuần nông, tăng tỉ
trọng dịch vụ nông nghiệp.
- Phân bố sản xuất nông nghiệp
thay đổi theo hướng đa dạng hóa
nông sản trên cùng một lãnh thổ.

- Hình thức tổ chức sản xuất chủ
yếu là các trang trại.
- Nền nông nghiệp hàng hóa
được hình thành sớm và phát
triển mạnh.
- Là nước xuất khẩu nông sản
lớn nhất thế giới.
* Hoạt động 4: Luyện tập ( 3 phút)
1. Mục tiêu
- Nhằm củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học.
2. Phương thức
- Hoạt động cá nhân.
3. Tổ chức hoạt động
a) GV giao nhiệm vụ cho HS
- Dựa vào bảng 6.3, vẽ biểu đồ so sánh GDP của Hoa Kì với thế giới và một số châu
lục.
b) GV hướng dẫn HS học ở nhà. Điều chỉnh kịp thời những vướng mắc của HS.
* Hoạt động 5: Vận dụng ( 6 phút)
1. Mục tiêu
Giúp HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức đã học vào một vấn đề cụ thể của thực tiễn.
2. Nội dung
- Trình bày hiểu biết của em về mối quan hệ Việt - Mỹ.
3. Đánh giá
- GV khuyến khích, động viên các HS làm bài và nhận xét sản phẩm của HS.

19


Tiết 3. THỰC HÀNH: TÌM HIỂU SỰ PHÂN HOÁ LÃNH THỔ SẢN XUẤT CỦA
HOA KÌ

Hoạt động 1: Đặt vấn đề (5 phút)
a) Giáo viên yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã học trả lời câu hỏi: Trình bày
đặc điểm phân bố lãnh thổ sản xuất công nghiệp và nông nghiệp của Hoa Kì.
b) Học sinh thực hiện và ghi ra giấy nháp, chuẩn bị báo cáo trước lớp.
c) GV gọi 01 học sinh báo cáo, các HS khác trao đổi và bổ sung thêm.
d) GV sử dụng nội dung học sinh trả lời để tạo ra tình huống có vấn đề và dẫn dắt
vào nội dung bài học.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp (18 phút)
1. Mục tiêu
- Xác định được sự phân hoá lãnh thổ trong sản xuất nông nghiệp của Hoa Kì.
- Giải thích được nguyên nhân dẫn tới sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp của Hoa Kì.
- Kĩ năng: Rèn luyện được cho HS kĩ năng phân tích bản đồ phân bố sản xuất nông
nghiệp, phân tích các mối liên hệ giữa điều kiện phát triển với sự phân bố của các ngành
nông nghiệp.
2. Phương thức
- Phương pháp nêu vấn đề, sử dụng bản đồ.
- Thảo luận nhóm.
3. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của
Nội dung chính
giáo viên và
học sinh

Th
ời
gi
an

1. Sự phân hoá lãnh thổ
nông nghiệp

a)
GV
giao
nhiệm vụ cho
HS
Quan sát hình
6.6 và bản đồ tự
nhiên Hoa Kì, trả
lời các câu hỏi
sau:
- Xác định các
khu vực trong
bảng mẫu sách
giáo khoa trang
45.
- Điền vào bảng

2
ph
út

20


mẫu sự phân bố
một số nông sản
chính của từng
khu vực: Phía
Đông, Trung tâm
và Phía Tây.

b) HS thực hiện
nhiệm vụ
- HS thực hiện
cá nhân, sau đó
trao đổi nhóm và
chuẩn bị báo cáo
GV, trao đổi với
cả lớp về kết quả
thực hiện.
- Trong quá trình
thực hiện, GV
quan sát và điều
chỉnh nhiệm vụ
học tập cho phù
hợp
với
đối
tượng HS.
c) GV tổ chức
cho HS báo cáo
kết quả và thảo
luận chung cả
lớp
Gọi 1 nhóm đại
diện báo cáo kết
quả thực hiện
nhiệm vụ; các
HS khác lắng
nghe, bổ sung và
thảo luận thêm

d) GV chốt kiến
thức, nhận xét
và đánh giá kết
quả thực hiện
nhiệm vụ của
HS.
.

8
ph
út

5
ph
út

Nông sản
chính

3
ph
út

Cây lương thực
Cây công nghiệp và cây
ăn quả
Gia súc
PHÍA ĐÔNG
Lúa mì, lúa gạo, ngô
Đỗ tương, bôn

, thuốc lá, rau xanh, cây
21


ăn quả cận nhiệt và ôn
đới.
Bò thịt, bò sữa
TRUNG TÂM
Các bang phía Bắc
Lúa mạch, ngô
Củ cải đường, rau xanh,
cây ăn quả ôn đới.
Bò,
lợn
Các bang ở giữa
Lúa mì và ngô
Đỗ tương, bông, thuốc
l

Các bang phía Nam
Lúa gạo, ngô
Cây ăn quả nhiệt đới
Bò, lợn
PHÍA TÂY
Lúa gạo
Cây ăn quả nhiệt đới
Bò, lợn
* Nguyên nhân:
- Sự phân hoá lãnh thổ
nông nghiệp Hoa Kì chịu

tác động của các nhân tố:
địa hình, đất đai, nguồn
nước, khí hậu, thị trường
tiêu thụ…
- Tuỳ theo từng khu vực
mà các nhân tố trên có vai
trò và ảnh hưởng khác
nhau, dẫn tới sự phân hóa
lãnh thổ trong sản xuất
nông nghiệp.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp (16 phút)
1. Mục tiêu

22


- Xác định được sự phân hoá lãnh thổ trong sản xuất công nghiệp của Hoa Kì.
- Giải thích được nguyên nhân dẫn tới sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp của Hoa Kì.
- Kĩ năng: Rèn luyện được cho HS kĩ năng phân tích bản đồ phân bố sản xuất công nghiệp,
phân tích các mối liên hệ giữa điều kiện phát triển với sự phân bố của các ngành công
nghiệp.
2. Phương thức
- Phương pháp nêu vấn đề, sử dụng bản đồ.
- Hình thức cá nhân.
3. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Thời

gian

a) GV giao nhiệm vụ cho HS

2. Sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp

Quan sát hình 6.3 và bản đồ tự

2

nhiên Hoa Kì, trả lời các câu hỏi

phút

sau:
- Xác định các vùng công nghiệp
trong bảng mẫu sách giáo khoa
trang 46.
- Điền vào bảng mẫu các ngành
công nghiệp truyền thống và các
ngành công nghiệp hiện đại của
từng vùng: Vùng Đông Bắc, vùng
phía Nam và vùng phía Tây.
Học sinh thực hiện cá nhân.
b) HS thực hiện nhiệm vụ
HS thực hiện và chuẩn bị báo cáo

6

GV, trao đổi với cả lớp về kết quả


phút

thực hiện.
GV gọi 02 HS lên bảng ghi kết quả
thực hiện trên bảng, các HS khác
làm vào vở ghi bài.
c) GV tổ chức cho HS báo cáo kết
quả bằng cách cho các HS nhận

5

xét và bổ sung kết quả của 02 HS

phút
23


ghi trên bảng.
d) GV nhận xét và chuẩn hóa kiến
thức.

Vùng

Giáo viên phát vấn gợi mở đối với Các
học sinh

phút

ngành


- Giải thích nguyên nhân dẫn tới sự CN chính
phân hóa lãnh thổ sản xuất công Vùng Đông Bắc
nghiệp của Hoa Kì.

3

Vùng trung
tâm
Vùng phía Tây
Các ngành CN truyền thống
Hoá chất, thực phẩm, luyện kim, đóng tàu,
dệt, cơ khí.
Đóng tàu, thực phẩm, dệt, cơ khí
Đóng tàu, luyện kim màu, cơ k
í
Các ngành CN hiện đại
Điện tử viễn thông, s
n xuất ô tô.
Chế tạo máy bay, tên lửa vũ trụ, hoá dầu,
điện tử viễn thông, sản
xuất ô tô.
Điện tử, viễn thông, chế tạo máy bay, sản
uất ô tô
* Nguyên nhân: Sự phân hoá lãnh thổ công
nghiệp Hoa Kì là kết quả tác động đồng thời
của các yếu tố:
- Lịch sử khai thác lãnh thổ.
- Vị trí địa lí của vùng.
- Nguồn tài nguyên khoáng sản.

- Dân cư và lao động.
24


- Mối quan hệ với thị trường thế giới.
* Hoạt động 4: Luyện tập (4 phút)
1. Mục tiêu
- Nhằm củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học.
2. Phương thức
- Hoạt động cá nhân.
3. Tổ chức hoạt động
3.1 GV giao nhiệm vụ cho HS
- Dựa vào kiến thức đã học, hãy hoàn thành một số câu trắc nghiệm sau:
Câu 1: Câu nào sau đây không chính xác về nông nghiệp Hoa Kì?
a. Có nền nông nghiệp lớn và hiện đại nhất thế giới.
b. Giá trị và tỉ trọng NN nhỏ nhất trong 3 ngành KT.
c. Số lượng và diện tích bình quân mỗi trang trại giảm.
d. Gồm các vùng chuyên canh và đa canh.
Câu 2: Vùng chăn nuôi bò tập trung ở
a. Đồi núi A-pa-lat.

b. Phía nam Ngũ hồ và đồng bằng ven biển.

c. Đồng bằng trung tâm.

d. Núi Cóoc-đi-e.

Câu 3: Nơi tập trung các trung tâm công nghiệp dày đặc nhất Hoa Kì là
a. Đông Bắc.


b. Ven biển Thái Bình Dương.

c. Ven vịnh Mexico.

d. Đông Nam.

Câu 4: Các ngành CN chính của vùng Đông Bắc là:
a. Luyện kim, chế tạo tên lửa vũ trụ, hóa chất, xe hơi.
b. Luyện kim, hóa chất, cơ khí.
c. Luyện kim, chế tạo máy bay, cơ khí, xe hơi.
d. Luyện kim, hóa chất, cơ khí, xe hơi.
Câu 5: Các ngành công nghiệp chính của vùng Tây Nam là:
a. Dệt may, chế tạo máy bay, cơ khí, xe hơi.
b. Dệt may, chế tạo máy bay, cơ khí, chế biến thực phẩm, đóng tàu.
c. Chế tạo máy bay, xe hơi, điện tử - viễn thông, đóng tàu.
d. Xe hơi, điện tử - viễn thông, hóa chất, cơ khí.
3.2 HS thực hiện nhiệm vụ tại lớp.
3.3 GV kiểm tra kết quả thực hiện của HS
Điều chỉnh kịp thời những vướng mắc của HS trong quá trình thực hiện.
* Hoạt động 5: Vận dụng (2 phút).
25


×